You are on page 1of 6

Học Văn cùng cô Vân - 0909689136

LUYỆN ĐỀ TUẦN 1 THÁNG 4/ 2023 - LỚP 11 TIN

I.ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Thằng bé mới chục tuổi đầu


Đã lâu không khóc
đã lâu không cười
thằng bé ấy mới lên mười
người ta đã gọi: kiếp người
vậy ư?

thằng bé ngoan
thằng bé hư?
chẳng ai biết nữa
hình như
là buồn

Hình như thằng bé ấy luôn


tìm trong đau khổ
những nguồn thương yêu
Đôi khi trốn khỏi buổi chiều
trầm ngâm ngồi nghĩ
những điều
hồn nhiên

(Nguồn: tiểu thuyết Chuyện của thiên tài, NXB. Hội Nhà Văn

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt và thể thơ của văn bản

-Các phương thức biểu đạt: biểu cảm, nghị luận

-Thể thơ: tự do

Câu 2. Theo văn bản, cái tôi trữ tình luôn tìm và nghĩ đến điều gì?

-Theo văn bản, nhân vật trữ tình luôn tìm những nguồn thương yêu và nghĩ những điều hồn nhiên

Câu 3. Phân tích tác dụng của phép điệp được sử dụng trong khổ đầu của bài thơ. (Câu hỏi dạng này phải
tách riêng thành 2 ý, không viết gộp: 1 gọi tên phép tu từ đó: chỉ rõ những từ, hình ảnh chứa phép tu từ đó. 2.
Nêu tác dụng: hình thức và nội dung.)

-Phép điệp được sử dụng trong khổ đầu là: “đã lâu không”

-Tác dụng: nhấn mạnh cảm xúc trống vắng, cô đơn trong một khoảng thời gian dài; tạo nhịp điệu cho đoạn thơ.

1
Câu 4. Nhận xét cái nhìn về cuộc sống của tác giả được thể hiện trong bài thơ.

(Câu hỏi dạng này phải tách riêng thành 2 ý, không viết gộp: 1/ tác giả có cái nhìn như thế nào?2/ Nhậ
xét của em – Hs về cái nhìn đó của tác giả)

- Cái nhìn về cuộc sống của tác giả được thể hiện trong bài thơ: “Hình như thằng bé ấy luôn/tìm trong đau khổ
/những nguồn thương yêu”

- Nhận xét cái nhìn về cuộc sống của tác giả: đó là một cái nhìn thấu được sự tiêu cực, nhưng trong tâm hồn của
tác giả, ông luôn hướng mình vào thế giới tích cực, cuộc sống ý nghĩa, tràn đầy gam màu rực rỡ với một trái tim
yêu thương.

Câu 5. Thông điệp ý nghĩa nhất em rút ra từ văn bản trên? Lí giải? (Câu hỏi dạng này phải tách riêng
thành 2 ý, không viết gộp: 1/ Gọi tên thông điệp một cách ngắn gọn,2/Lí giải của em về ý nghĩa của thông
điệp đó)

- Thông điệp: hãy sống lạc quan, hướng tới những điều tích cực.
- Ý nghĩa: Trong chặng đường chông gai, chúng ta vấp ngã, chúng ta bị bỏ lại phía sau nhưng lối sống lạc
quan, hướng tới những điều tích cực là một chìa khóa quan trọng để chúng ta cảm nhận và không bị mất
đi chính bản thân mình trên quá trình ấy. Giusp cho cuộc sống của mỗi người thêm gam màu tươi mới,
tràn đầy những niềm hạnh phúc.

II. LÀM VĂN:

Câu 1. (2,0 điểm). Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ về sự cần thiết của việc kiếm tìm những nguồn yêu thương từ trong khổ đau.

-Đảm bảo đúng nội dung, ở yêu cầu đề: sự cần thiết của việc tìm kiếm những nguồn yêu thương từ khổ đau,
đảm bảo cấu trúc và đủ lập luận, dẫn chứng)

- (Viết vào một tờ giấy A4 - nếu viết tay: không quá 01 trang, nếu đánh máy, cờ chữ 12 - 14, từ ½ đến 2/3 trang giấy A4)

BÀI LÀM

“Nếu là con chim chiếc lá/Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh/Lẽ nào vay mà không
có trả/Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu). Trong cuộc sống, biết cho đi yêu
thương, sống tận tâm, quan tâm những người xung quanh, có trách nhiệm với chính mình và
người khác, có lẽ chính là lý tưởng sống cao đẹp nhất. Tình yêu, mở rộng ra là tình thương
người, chính là tình cảm tồn tại cao quý nhất, con người ta không thể sống một mình, cũng như
không thể sống mà thiếu đi tình yêu thương được tìm kiếm từ những lần khổ đau. Mỗi khi vấp
ngã, những cảm xúc lo sợ, muốn dừng sự nỗ lực của bản thân luôn làm chúng ta thất vọng, bỏ
cuộc giữa chừng. Ngay lúc ấy, tình yêu thương chính là nguồn động lực lớn nhất để ta đứng
dậy, lạc quan; chứa đựng trong mỗi trái tim yếu ớt luôn có người bạn niềm tin đồng hành giúp
mỗi bản thân tự tin, bình tĩnh, vững chân bước tiếp đến chặng đường phía trước. Đau khổ là
điều không thể nào tránh khỏi, song song với điều đó rất cần yêu thương chở che cho chúng ta

2
vượt lên nghịch cảnh chùn bước chúng ta. Tồn tại trong nguồn yêu thương luôn chất chứa thái
độ sống tích cực: lạc quan, chia sẻ, sức mạnh to lớn lấn át nỗi sợ hãi tồn tại trong mỗi người.
Đến đây, tôi vô tình liên nghĩ đến mùa dịch COVID-19 đã thể hiện rất rõ nguồn yêu thương
quan trọng đến nhường nào. Đó là khoảnh khắc tình người giữa người với nhau gắn kết hơn để
cùng vượt qua đại dịch. Là hình ảnh những đứa trẻ góp tiền lì xì của mình, tặng khẩu trang cho
những người cần có. Là hình ảnh chia sẻ cho nhau từng suất cơm, dù không nhiều đồ ăn nhưng
một bữa cơm chưa đựng tình yêu thương cũng giúp mọi người yêu đời. Từ đó cùng nhau chiến
thắng được đại dịch. Những điều ấy vô cùng quan trọng trong cuộc sống chúng ta, Vì vậy, mỗi
người chúng ta hãy chủ động tìm nguồn động lực yêu thương trong những lần vấp ngã.
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận về Bức tranh Vĩ Dạ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử vào hai thời điểm lúc
bình minh và đêm trăng

-Yêu cầu:

+Hình thức: đảm bảo viết thành một bài văn hoàn chỉnh, đủ bố cục, ngắt ý rõ ràng. Khoảng 2 – 2,5 trang A4 nếu
đánh máy, và 4 trang giấy thi nếu làm trên giấy thi

+Kỹ năng: biết dẫn dắt, liên hệ so sánh, chốt bằng lí luận văn học

+Nội dung: đảm bảo trọng tâm bức tranh Vĩ Dạ lúc bình minh và đêm trăng, những tâm sự của thi nhân

BÀI LÀM

“Thơ là người thư kí chân thành của trái tim” (Duybrelay). Rung lên từ tâm hồn người nghệ
sĩ, thơ tựa như một bản hòa ca với những giai điệu trầm bổng khác nhau. Giữa những cung bậc
rộn ràng của phong trào “thơ mới”, ta bắt gặp hồn thơ phong phú, sáng tạo và đầy bí ẩn, một
tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế của Hàn Mặc Tử với thi phẩm “Đây thôn Vĩ
Dạ” - một trong những sáng tác nổi tiếng của ông. Đặc biệt, với ba khổ thơ đầu:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Ai biết tình ai có đậm đà?”

đã cất lên tiếng nói trăn trở của mối tình thầm kín, là lời yêu thương với một miền quê, là niềm
khao khát được sống trong niềm sẻ chia, đồng cảm được trở về với cuộc đời của thi nhân.
Hàn Mặc Tử là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới. Ông là một nhà thơ tài hoa
nhưng lại mang trong mình căn bệnh phong hiểm nghèo, chính vì vậy, thơ của ông luôn có hai
thế giới, một là tươi mới trong trẻo, một là ma quái, kinh dị. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ
nổi tiếng trong tập Thơ Điên của ông, được viết vào năm 1938. Bài thơ là bức tranh thôn quê Vĩ
Dạ vừa yên bình vừa tươi đẹp, lồng ghép vào đó là một tình yêu tha thiết và niềm khao khát
được giao cảm với cuộc đời của Hàn Mặc Tử.

Bức ảnh đó đã làm sống dậy những kỉ niệm của Hàn Mặc Tử về Vĩ Dạ - một xóm nhỏ
ven sông Hương, nơi lưu giữ tuổi học trò của thi nhân cũng là nơi có bóng hình người con gái
3
ông thương nhớ. Và hơn thế, nó đã làm sống dậy khao khát được giao cảm với cuộc đời của
ông, bởi khi đó, ông đang ở Phú Yên và đang bị bệnh tật dày vò.

Mở đầu bài thơ là một câu hỏi, mà cũng như đã là một câu trả lời, hay một lời trách móc ý
nhị, mà có chăng cũng là một lời mời đầy bất lực để tiếp đó dẫn người đọc vào bức tranh thiên
nhiên thôn Vĩ tươi đẹp, giàu sức sống:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ


Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Câu hỏi mở đầu như đã phân tích ở trên, thực chất không phải là câu hỏi đề trả lời, nó cứ buông
ra thế để thành dòng độc thoại bộc lộ tâm tình của một cái tôi cô độc, cô đơn đang khao khát
được đồng cảm, gắn kết. Ba câu thơ tiếp theo mở ra một không gian thôn Vĩ tươi đẹp biết bao.
Nắng hàng cau mới lên, gợi lên vẻ đẹp thanh khiết, tươi mới, trong trẻo. Câu thơ hay là một câu
thơ giàu sức gợi, chỉ với vài từ ngữ giản dị, nhưng lại mở ra cho ta hiểu hơn rất nhiều về hồn
thơ này, rằng Hàn Mặc Tử luôn khát vọng về một vẻ đẹp tinh khiết, trong ngần, tươi mới, đó
không chỉ là ngưỡng vọng của một hồn thơ, mà còn là khát khao của một tín đồ. Tiếp cái nắng
trong trẻo, tươi xanh là hình ảnh “xanh như ngọc”, vừa gợi sự sang trọng, quý giá, vừa gợi sức
sống, nhựa sống căng tràn trên từng dòng thơ. Mướt gợi lên vẻ đẹp óng ả mà đầy xuân sắc,
mảnh vườn bình dị bỗng chốc hiện lên đầy vẻ thanh tú cao sang mà cũng kiều diễm biết chừng
nào. Câu thơ cuối hình ảnh lá trúc che ngang mặt chữ điền, gợi sự hòa hợp giữa con người với
thiên nhiên, đồng thời cũng gợi nên vẻ đẹp cân đối hài hòa đầy hoàn hảo.

Nhưng cái dị, cái bất thường cái lạ để làm nên một hồn thơ điên chính là trong khổ thơ thứ
hai, khác với hình ảnh tươi mới, tràn đầy sự gắn kết, sự sống ở khổ đầu thì khổ thơ thứ hai lại
mang màu sắc ảm đạm ngược lại:

“Gió theo lối gió, mây đường mây


Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Hình ảnh gió mây trong cuộc sống vốn là hai thứ không thể tách rời, mà luôn song hành với
nhau, sự chia cắt trong thơ Hàn Mặc Tử của hai hình ảnh này vì thế gợi lên nhiều niềm ám ảnh
cũng như đầy sức gợi. Đúng vậy, đây không còn là hình ảnh của thị giác, mà là hình ảnh của
mặc cảm. Mặc cảm chia lìa đã chia lìa cả những thứ tưởng như không thể chia lìa, không gian
không thể tự buồn mà bởi thi nhân đã bỏ buồn vào dòng sông “dòng nước buồn thiu hoa bắp
lay”. Dòng nước lững lờ, ngưng đọng, hay chính dòng đời mệt mỏi, cay đắng chảy vào lòng nhà
thơ khiến thi sĩ miên man trong những nỗi buồn xa xăm.
4
Tất cả cảnh vật, sự vật trong hai câu thơ đầu đều nhuốm mình trong mặc cảm chia lìa đau
thương của Hàn Mặc Tử, đến hai câu thơ cuối, phải chăng là sự níu giữ trong tuyệt vọng của
hồn thơ đầy đau thương. Từ kịp gợi sự chấp chới, chơi vơi, vô định đồng thời cũng như khắc
khoải đâu đây nỗi bất lực vô định. “Có chở trăng về kịp tối nay?” Trăng dường như đã là một
nơi nương tựa duy nhất, một tri âm, một cứu tinh, một cứu chuộc. Chỉ trong hai câu thơ thôi mà
dường như ta thấy được bao nhiêu dồn nén chất chứa của một hồn thơ điên, nhà thơ khát khao
được sống dẫu biết lưỡi hái của thần chết đang đến gần, nên vội vàng chới với trong từng phút
giây để được sống, và khao khát kiếm tìm sự đồng điệu để sẻ chia.

Tác giả đã lướt bút viết nên những câu thơ nhẹ nhàng, sâu kín nhưng hàm chứa cả tình yêu bao
la, nồng cháy đến vô cùng. Hàn Mặc Tử rất yêu trăng nhưng vầng trăng ở các bài thơ khác
không giống thế này. Một ánh trăng gắt gao, kì quái, một ánh trăng khêu gợi, lả lơi:
“Gió tít tầng cao trăng ngã ngửa
Vờ tan thành vũng đọng vàng kho.
Trăng nằm sõng soài trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi.”
Trăng trở thành một khí quyển bao quanh mọi cảm giác, mọi suy nghĩ của Hàn Mặc Tử, hơn
nữa nó còn lẫn vào thân xác ông. Vầng trăng ở đây phải chăng là vầng trăng hạnh phúc và con
thuyền không kịp trở về cho người trên bến đợi? Câu hỏi biểu lộ niềm lo lắng của một số phận
không có tương lai. Hàn Mặc Tử hiểu căn bệnh của mình nên ông mặc cảm về thời gian cuộc
đời ngắn ngủi, vầng trăng không về kịp và Hàn Mặc Tử cũng không đợi vầng trăng hạnh phúc.

Nhưng hiện tại, con người đang sống và đang tiếp tục giấc mơ:

“Mơ khách đường xa khách đường xa


Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Cả “em”, cả thôn Vĩ tươi đẹp ấy đều đã vượt xa khỏi tầm với, đều là thế giới “ngoài kia” trong
trẻo, tươi đẹp, tinh khôi. Đối lập hoàn toàn với thế giới tối tăm, đơn độc, lạnh lẽo trong này. Tất
cả chỉ còn là mờ nhân ảnh, tiếng lòng của hồn đau không ngừng hướng ra ngoại giới để kiếm
tìm sự đồng vọng, nhưng càng khao khát thì hiện thực phũ phàng lại càng đánh bật lại những
đòn giáng trớ trêu. Câu hỏi cuối vang lên đầy khắc khoải, bởi đó vừa như tiếng thở dài, hay
cũng là lời cầu mong của một kẻ tha thiết gắn bó đến cháy lòng.

Bài thơ là bức tranh thôn Vĩ Dạ với con người và thiên nhiên mang những nét đẹp đặc
trưng của xứ Huế. Dù được vẽ lên chỉ bằng những hồi ức và tâm tưởng của nhà thơ, những bức

5
tranh ấy thấm đượm linh hồn của miền quê Vĩ Dạ trong tình yêu tha thiết của nhà thơ. Sau bức
tranh ấy là tâm trạng của thi nhân trong nỗi nhớ nhung da diết, niềm khao khát được về Vĩ Dạ,
khao khát được giao cảm với cuộc đời và cũng chứa một nỗi buồn, cô đơn sâu thẳm khi ông bị
ngăn trở bởi bệnh tật. Dù vậy, chúng ta vẫn cảm nhận được một hồn thơ rất đỗi tài hoa, một tình
yêu đời da diết, một nguồn cảm hứng và đam mê cái đẹp bất tận của nhà thơ Hàn Mặc Tử.

Một tác phẩm hay không chỉ ý nghĩa về mặt nội dung, mà còn chứa đựng những giá trị
nghệ thuật sâu sắc. Xuyên suốt những áng thơ hay là mạch thơ đứt nối không theo tính liên tục
của thời gian và duy nhất của không gian nhưng lại diễn tả mạch vận động nhất quán của dòng
tâm tư. Tác giả đã sử dụng hình ảnh độc đáo giàu sức gợi, ngôn ngữ cực tả trong sáng, súc
tích khiến cho trường liên tưởng được mở rộng, khung cảnh thiên nhiên trở nên đẫy đà, giàu sức
sống để nhấn mạnh hơn khao khát sống của người nghệ sĩ. Hàng lọat câu hỏi tu từ kết hợp cùng
giọng điệu da diết khắc khoải khiến cho bài thơ đọng lại trong lòng người đọc là một nỗi băn
khoăn, day dứt về cuộc đời.

“Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Từ đã khắc họa đẹp về cảnh và người xứ Huế qua đó cho
thấy được tình yêu thiết tha, đằm thắm của tác giả đối với quê hương đất nước, với con người
xứ Huế đoan trang, dịu dàng. Đồng thời, tác phẩm còn thể hiện tiếng lòng riêng tư của Hàn Mặc
Tử - một con người tài hoa bạc mệnh. Dù tác giả đang phải đối mặt với cái chết cận kề nhưng
vẫn khao khát sự sống. Chính vì vậy mà tác phẩm lại có được sự cộng hưởng rộng rãi và lâu
bền trong tâm hồn thế hệ bạn đọc.

You might also like