You are on page 1of 1

Với bốn khổ thơ ngắn gọn, "Đi trong hương tràm" dễ dàng đi sâu vào tâm trí

nhiều độc giả. Đọc bài thơ,


ta cảm nhận được cái dư vị sâu lắng của một tình yêu dang dở, của một mối tình không trọn vẹn. Mong
rằng, những vần thơ da diết trong tác phẩm sẽ luôn tỏa sáng rực rỡ theo dòng chảy thời gian. Bài thơ
kết thúc bằng một điệp khúc khẳng định Anh vẫn... giống như tiếng vọng của một lời thề giao hòa giữa
hai cõi âm-dương... Lời thề ấy vừa rất hiện thực, lại vừa vô cùng bí ẩn, mơ hồ... Phải chăng đó mới
chính là nỗi ám ảnh không chỉ vì mất một người yêu cụ thể, tan vỡ một mối tình cụ thể; mà cao hơn, đó
là lẽ sống hướng về cái tận thiện tận mĩ của những con người có trái tim vô cùng nhạy cảm trước thiên
nhiên và cuộc sống?!

Hoài Vũ đã gửi gắm tình yêu vào bài thơ một cách mãnh liệt nhưng cũng thật buồn, buồn cho tình yêu bị
chia cắt với chúng ta và buồn cho một cuộc tình mãi mãi đã mất đi

Bằng hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc; ngôn ngữ trong sáng, mộc mạc, nhà thơ Hoài Vũ đã dựng lên
một bức tranh thiên nhiên có hương tràm là hình ảnh trung tâm. Thông qua đó, khéo léo bộc lộ tình cảm
nhớ thương sâu sắc của nhân vật trữ tình. Ngoài ra, việc sử dụng thành công biện pháp điệp ngữ "dù",
"anh vẫn" cũng góp phần diễn tả cảm xúc, tâm trạng ở người "anh".

Bài thơ nói về cảm xúc của nhân vật trữ tình - người con trai với nỗi nhớ "em" da diết. Mỗi lần "đi trong
hương tràm" là mỗi lần hình bóng "em" lại ùa về trong nỗi nhớ của "anh". Nỗi nhớ, tình yêu đã gắn kết
những tâm hồn xa cách. Hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm.. chính là nhịp cầu nối những yêu
thương.

You might also like