You are on page 1of 5

Những giọt lệ

I.Mở bài:
-Trực tiêp
Bài thơ "Những Giọt Lệ" của Hàn Mạc Tử là một tác phẩm quý giá trong kho tàng thơ ca Bài thơ
không chỉ thê hiện trái tim đây cảm xúc của Hàn Mạc Tử và bài thơ đã và đang tiêp tục gây ân
tượng mạnh mẽ và đê lại dâu ân sâu sắc trong lòng độc giả. Không chỉ vậy, nổi bật trong bài thơ
là nội dung và nghệ thuật đặc sắc
- Gián tiếp
Khi nhắc đến những nhà thơ lớn của Việt Nam ta không thể không nhắc đến
Hàn Mạc Tử- một, ông đã cùng tài hoa, ông đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng thơ ca phong
phú và đầy sự sâu sắc trong suốt cuộc đời thi ca ngắn ngủi của mình. Trong đó, ta không thể
không nhắc đến bài thơ "Những Giọt Lệ" là một tác phẩm đặc biệt, thể hiện sự tận tụy và đau
đớn của tình yêu qua lời kể của chính tác giả. Bài thơ không chỉ mô tả nỗi đau riêng của Hàn
Mạc Tử mà còn cho ta thấy sự tuyệt vọng và khát khao của con người trước những khó khăn
trong cuộc sống. Tất cả đều được phản ánh qua những giọt lệ của Hàn Mạc Tử
II.Thân bài
1.Khái quát chung
Sinh thời, nhà thơ Chế Lan Viên từng nhận định: “Trước không có ai, sau
không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói
lòa rực rỡ của mình”. Quả không sai bởi Hàn Mặc Tử là thi sĩ sinh năm 1912 có cách viết thơ vô
cùng phong phú, sáng tạo và là người tiên phong của dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam.
Trong số những tác phẩm kinh điển của ông không thể không nhắc đến “Những giọt lệ” là bài
thơ đầu tiên ở trong phần “Mật đắng” của tập “ Thơ điên”.
2.Đắc sắc về nội dung.
*Đề tài:
Tình yêu ( Tưởng chừng như đẹp đẽ song cũng có lúc chia ly đau khổ)
*Chủ đề
“ Cuộc đời này, ngắn thì ngắn mà tình cảm lại quá dài, tình yêu khiến cho vạn vật tươi đẹp, diễm
lệ, mà cũng khiến cho sự biệt ly đau đớn hơn hết thảy mọi thứ trên đời.”
Có lẽ chính vì sự đau đớn không chừng ấy của sự chia ly mà nó đã trở thành nguồn cảm hứng dạt
dào, bất tận trong từng áng văn thơ, bài hát,… Có lẽ trong vô vàn sự chia xa, thì sự chia xa trong
tình yêu chính là điều đau đớn và dằn vặt hơn tất thảy, đau đớn hơn cả mối tình ấy còn rất mặn
nồng. Bài Thơ được Hàn Mặc Tử Viết cho Mộng Cầm.
Bài thơ chính là lời đau đớn của Hàn Mặc Tử khi không thể ở bên người con gái mình yêu. Chủ
đề của bài chính là “ Sự tuyệt vọng trong tình yêu”. Đây không phải là chủ đề quá mới mẻ trong
thơ ca VN, nhưng với bút pháp tinh tế và tình cảm mãnh liệt Hàn Mặc Tử đã khiến góp phần
biến chủ đề của bài trở nên sâu sắc, chân thành hơn đến nhường nào, vang động đến trái tim
người đọc. Có lẽ, lời thơ được bật ra khi tâm hồn thi sĩ đang vô cùng yếu ớt, run rẩy trong cơn
tuyệt vọng. Tâm hồn thi sĩ đang chìm trong nỗi day dứt cùng cực bởi có lẽ là mình không thể
sống trọn vẹn với một tâm hồn chan chứa tình yêu sôi nổi chân thành. Hẳn phải là Hàn Mặc Tử,
một Hàn Mặc Tử trong lúc thống khổ dâng tràn diễn đạt thì mới viết ra được những vần thơ như
thế.Dường như khi người ta đã cận kề cái chết thì khao khát sống càng mãnh liệt, và khao khát
tình yêu cũng càng thêm mãnh liệt.
*Cảm hứng chủ đạo
M gorki “ cảm hứng chủ đạo chính là yếu tố không thể thiếu trong một tác phẩm thực thụ”
Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi?
Bao giờ tôi hết được yêu vì,
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa
=> Cảm xúc toàn bài: Sự đau đớn, tuyệt vọng khi Sự mất mát và nỗi đau trong tim đã khiến tác
giả viết nên những câu thơ rớm máu, quằn quại nỗi tê tái, đớn đau.Trong bệnh tật đớn đau và
nghiệt ngã, trong tình cảnh phải cách li với cuộc đời và con người trong khi bản thân mang một
lòng thiết tha với đời và với người một cách mãnh liệt. Chính sự tiếc nuối và tình cảm mãnh liệt
ấy đã tạo nên cảm hứng chủ đạo cua bài thơ. Ngay cả trong cùng cực, đau đớn và tuyệt vọng,
Hàn Mặc Tử vẫn cho ta thấy cái chất người, chất tình thắm đượm trong ông.
* ý nghĩa
Nhà thơ Xuân Diệu từng nói “làm sao sống được mà không yêu không nhớ, không thương một
kẻ nào” Tác phẩm đã đem lại không ít những ý nghĩa trong đó có những cảm xúc vô cùng mạnh
liệt và đẹp đẽ luôn tuôn trào không ngừng trong trái tim của mỗi con người đó là những góc nhìn
khác về tình yêu. Bằng những dòng văn cảm động và sâu lắng trong tác phẩm đã để lại dấu ấn
mạnh mẽ trong lòng người đọc.
*Thông điệp
Hãy sống giữ cho mình khát vọng sống đẹp đẽ và hết mình trong tình yêu, tác phẩm “những giọt
lệ” của nhà thơ hàn mặc tử đã làm cho con người ta thấm thía hơn về giá trị của tình yêu dù có
những đau đớn nhưng nó vẫn là một cảm xúc không thể thiếu với mỗi người
3.Đặc sắc nghệ thuật
*Từ ngữ hình ảnh
Trời hỡi bao giờ tôi chết đi?
Bao giờ tôi hết được yêu vì
Bao giờ mặt nhật tan thành máu
Và khối lòng tôi cứng tơ si

Hàn Mặc Tử viết về máu thường là để nói đến nỗi đau tứa máu của mình; còn về trăng thường là
để nói về người yêu, tình yêu. Cái mâu thuẫn chính, oái oăm khắc nghiệt, không cách nào giải
quyết nổi của cuộc đời Hàn Mặc Tử kể từ khi anh mắc bệnh hủi (một trong bốn chứng bệnh nan
y thời bấy giờ) là cái mâu thuẫn giữa hai cái chất liệu máu và trăng ấy. Đó là cái mâu thuẫn giữa
cái yêu hết mình, cái đẹp đẽ ở tình yêu (trăng) và sự bất lực của cơ thể đang đau, đang càng ngày
càng hao mòn rơi rụng (máu).
HMT đã thốt lên ngay từ câu đầu tiên: “Trời hỡi bao giờ tôi chết đi,” Câu thơ thể hiện sự tuyệt
vọng khôn cùng. Không phải là những câu hỏi, một dòng tự sự trào tuôn từ tâm hồn tác giả. Sự
mất mát và nỗi đau trong tim đã khiến tác giả viết nên những câu thơ rớm máu.
Dường như khi người ta đã cận kề cái chết thì khao khát sống càng mãnh liệt, và khao khát tình
yêu cũng càng thêm mãnh liệt. Phép điệp "Bao giờ" mở đầu cho hai câu thơ liên tiếp đã minh
chứng cho điều đó. Tuy nhiên trong khao khát cũng đã ẩn chứa nỗi lo âu phấp phỏng, đau đớn và
dự cảm không lành về một kiếp người ngắn ngủi của ông
Hình ảnh trong thơ Hàn vẫn luôn thật độc đáo và ấn tượng, ta như được chiêm ngưỡng lớp ngôn
từ được gọt giũa công phu: "Mặt nhật tan thành máu". Hãy để ý một hình ảnh rất gợi trong khổ
thơ: "Mặt nhật tan thành máu" tại sao không phải sự ví von nào khác mà lại muốn mặt trời tan
thành máu? Máu, hồn, trăng.. những hình ảnh ấy ta bắt gặp với tần suất rất cao trong thơ của Hàn
Mặc Tử. Phải chăng chỉ có hình ảnh của máu mới diễn tả hết nỗi đau của thi nhân? Nếu hai câu
trên là những dòng trần thuật phảng phất tiếc nuối, hoài niệm thì hai câu còn lại là sự thú nhận
của tác giả với chính mình về sự mất mát ấy, sự mất mát đã làm cho thi nhân yếu đuối, dại khờ,
tràn lệ và ước sao cõi lòng có thể "cứng tợ si".
SI có thể hiểu là độ cứng của chất liệu si. có thể ám chỉ sự dòn , mềm dẻo của tâm hồn, nhưng
cũng có thể là sự dễ vỡ, yếu đuối. TỢ là một từ địa phương, có nghĩa tương tự như tựa (như,
giống như) Tóm lại, cứng tợ si trong bài thơ của Hàn Mặc Tử thể hiện sự tương phản giữa sự
mềm mại, đẹp đẽ và sự bất lực, đau đớn. Nhìn thì có vẻ cứng cáp, nhưng chỉ cần chạm nhẹ thì lại
vỡ vụn
Họ đã đi rồi, khôn níu lại
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa
Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ
"Họ" ở đây chính là người yêu của thi nhân, hai người đã chia tay và "họ" đã ra đi. Thế nhưng
thi nhân không mong như thế, không thể an lòng mà cam chịu, Hàn vẫn muốn níu lại tình yêu.
"Khôn" có ý nghĩa níu kéo, tiếc nuối (khôn nguôi), biểu cảm của một tâm tư xao động khác xa so
với từ "không" vô cảm, hững hờ. “Họ” cũng là những người thân thiết của thi nhân Yến Lan
trong một bài hồi ký có cho biết là bài Những giọt lệ Hàn Mặc Tử đã viết sau buổi Chế Lan Viên
và Yến Lan ghé thăm anh tại một cái lều nhỏ, nằm cô độc một mình (trên một cái động cát, có
trồng phi lao) vì không ai dám đến gần người bị hủi... Có lẽ sau cái vui ngắn ngủi được trò
chuyện với hai người bạn thơ, khi họ ra về mà khôn níu lại được, mà lòng thương chưa đã, mến
chưa bưa (chưa vừa). Thì Hàn Mặc Tử lại cảm thấy vô cùng cô đơn, và chợt nghĩ đến những
phút chia tay với người mình yêu và cảm thấy “một nửa hồn bị mất, một nửa hồn bị dại khờ (như
vậy có thể xem như là mất hết). Bằng tất cả sự tài năng vốn có, Hàn Mặc Tử đã diễn tả nỗi lòng
của mình bằng tất thảy những câu từ đặc sắc nhất: "Thương chưa đã, mến chưa bưa . " Phép điệp
từ "chưa" được nhắc lại hai lần như muốn nói lên tất thảy những khắc khoải, mong chờ, tiếc nuối
đến bơ vơ. Câu thơ vừa trần trụi, thực tế vừa hoài niệm khôn cùng, vừa thật thà, vừa tinh tế.
Tác giả hai lần nhắc đến từ "một nửa" như muốn thể hiện sức ảnh hưởng mạnh bạo đến đời sống
tâm hồn của sự mất mát, cuộc chia phôi. Đến đây, ta như tin chắc về khẳng định, những nỗi buồn
cũng rất đẹp đẽ và đầy thi vị. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Hàn Mặc Tử đã có trong tay
và cũng đã chia xa nhiều mối tình, nhưng Mộng Cầm có lẽ là nàng thơ khiến thi nhân đau đáu
nhất. Nhà thơ đã dành hẳn những tập thơ ưng ý nhất của mình để tặng cho mối tình ấy. Tình yêu
còn day dứt, ám ảnh hơn khi cuộc đời Hàn Mặc Tử hình thành hai không gian với phân định
nghiệt ngã: Ở đây và ngoài kia. Nó là sự cách nhau của hai cõi, mà khoảng cách bằng cả một tầm
tuyệt vọng

Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?


Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?
Cả khổ thơ là những câu hỏi nối tiếp nhau, không lời đáp, là tiếng lòng tha thiết thoát ra từ trái
tim đau khổ. Thi nhân rơi vào trạng thái tuyệt vọng, không nhận biết được chính mình. Một trạng
thái tâm lý thường gặp trong thơ mới khi các tác giả muốn tìm hiểu bản ngã của mình, hướng tới
cái Tôi đích thực. (Chế Lan Viên – Ai bảo giùm ta có có ta không? – Điêu tàn).
Toàn bộ hồn vía của câu thơ thứ hai thu vào trong từ “bỏ”, nó thể hiện rõ nhất tâm trạng của tác
giả. Trong tâm trạng ấy, màu hoa phượng rất đỗi thân thuộc của tuổi thơ đã trở nên màu huyết,
và những đốm lửa đỏ tươi màu máu ấy như những giọt lệ nhỏ trong lòng thi nhân. Hoa phượng
đã trở nên người bạn tri giao.
Tác giả đặt câu hỏi nhưng thực ra là tự trả lời đấy thôi. Và ở đây, nước mắt lại chảy vào lòng.
“Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?” Nó không còn là những giọt lệ thông thường nữa, nước
mắt đã trở thành những hạt ngọc. Thi nhân quý trong những giọt nước mắt của mình, những giọt
lệ cho mối tình giang dở mà người tôn thờ. Thật đáng quý biết bao những giọt lệ như thế.
*Vần và nhịp
Vân chân: Đi/vì/si, đâu/sâu/châu.
Vần lưng: bưa/ nửa.
 Chủ yếu là vần chân, tạo ra sự kết thúc ở cuối cấu, khiến cho bài thơ trở nên có sâu thẳm,
tạo ra sự đọng lại trong lòng người đọc. đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối
liên kết giữa các dòng thơ. Khiến dòng thơ trở nên mượt mà và tha thiết hơn.
 Chủ yêu là thanh bằng khiên cho bài thơ trở nên nhẹ nhàng trầm lắng, song vẫn da diết vô
cùng.
Nhịp: 2/5, 4/3, ¾,6/1
 Nhịp thơ chậm rãi, dàn trải đều, khiến cho ngừi đọc cảm nhận được sự bi thương trong
lòng tác giả, khi mà cái chết đã cận kề vẫn không thể quên đi người con gái mình yêu.
Cảm xúc như trải đều khiến ta hòa mình vào không gian nặng trĩu và bi thương của bài.
 Vần và nhịp khiến cho bài thơ không chỉ dễ nghe, dễ thuộc, mà còn góp phần thể hiện rõ
chủ đề của bài, cho ta thấy cảm xúc cũng như sự nuối tiếc khi chia xa tình yêu của tác
giả.
4.Mở rộng liên hệ
-Bài thơ "Những Giọt Lệ" của Hàn Mạc Tử và bài thơ "Yêu" của Xuân Diệu đều nói về tình
yêu, nhưng tcách thể hiện lại khác nhau.
-"Những Giọt Lệ" của Hàn Mạc Tử là một bài thơ bi thảm, thể hiện sự đau đớn của tình yêu
qua lời kể của chính tác giả. Bài thơ không chỉ mô tả nỗi đau riêng của Hàn Mạc Tử mà còn
phản ánh sự tuyệt vọng và khát khao của con người trước những khó khăn trong cuộc sống.
-Trong khi đó, bài thơ "Yêu" của Xuân Diệu lại mang một thông điệp mạnh mẽ và sâu sắc về
tình yêu. Xuân Diệu viết : " Yêu là chết ở trong lòng một ít, Vì mấy khi yêu mà chắc được
yêu". Bài thơ này thể hiện sự chân thật, đau đớn nhưng cũng rất mạnh mẽ và kiên trì trong
tình yêu.
- Cả hai bài thơ đều thể hiện sự mạnh mẽ và kiên trì của tình yêu, nhưng
"Những Giọt Lệ" tập trung vào sự tuyệt vọng và đau đớn, trong khi
"Yêu" lại nhấn mạnh sự hy vọng và kiên trì. Cả hai đều là những tác phâm xuất sắc, thê hiện
sự phong phú và đa dạng của thơ ca Việt Nam về tình yêu.
III.Kết bài.
Bài thơ "Những giọt lệ" của Hàn Mặc Tử không chỉ là sự thể hiện của nỗi đau, sự tuyệt vọng
mà còn là minh chứng cho khả năng sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật độc đảo của tác giả. Bài
thơ không chỉ đưa người đọc đên gần hơn với tâm hồn của tác giả mà còn mở ra một không
gian tư duy mới về cuộc sống và con người. Dù đau đớn, tuyệt vọng nhưng qua đó, Hàn Mặc
Tử cũng đã để lại cho độc giả những bài học quý giá về tình yêu, cuộc sống và con người.

You might also like