You are on page 1of 2

Có thể nói, trong bầu trời thi ca Việt Nam, Hàn Mặc Tử giống như một ngôi sao

chổi bỗng chốc


vụt qua và để lại những vầng sáng chói lòa. Cuộc đời của ông tuy ngắn ngủi nhưng những áng
thơ của sẽ vẫn còn mãi với thời gian. Mặc dù đã ra đời khá lâu nhưng Đây thôn Vĩ Dạ vẫn để
trong lòng người đọc nhiều câu hỏi tự vấn. Đây là một bài thơ thi vị về phong cảnh trữ tình nơi
xứ Huế hay là tiếng lòng tương tư của tác giả?
Hàn Mặc Tử là một trong những gương mặt nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào thơ mới với
sức sáng tạo dồi dào cùng phong cách sáng tác ấn tượng. “Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ đặc sắc
bậc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử, bài thơ là bức tranh hài hòa giữa khung
cảnh thiên nhiên trong trẻo với tâm hồn suy tư, xót xa của cái tôi trữ tình.
Nếu như khổ thơ đầu tác giả Hàn Mặc Tử đã kỳ công vẽ ra bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ trong
trẻo, đắm say lòng người trong ánh nắng của ngày mới, khổ thơ thứ hai là khung cảnh sông
nước, mây trời tuyệt đẹp nhưng thấm đượm nỗi đau đớn, xót xa của con người da diết yêu đời
nhưng sắp phải lìa xa cuộc đời ấy thì đến khổ thơ cuối của bài, tác giả đã đắm chìm trong thế
giới hư ảo với ánh trăng ảo mộng cùng khát khao mãnh liệt đối với cuộc đời.

"Mơ khách đường xa khách đường xa


Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà"
Không tìm thấy sự hòa hợp với cõi thực, thi nhân tìm niềm an ủi trong cõi mộng, nhưng mộng
đẹp cũng chỉ là hư ảo, dù vậy thi nhân vẫn không thôi khao khát, kiếm tìm. Mở đầu là hai câu
thơ nói về hình ảnh con người trong cõi mộng: " Mơ khách đường xa khách đường xa/ Áo em
trắng quá nhìn không ra". Điệp từ "Khách đường xa" lặp lại hai lần khiến câu thơ trở nên gấp
gáp, giục giã như một lời gọi với theo. Hình ảnh con người xác định hơn bao giờ hết, là "em"
nhưng rất xa xôi. Em trong trang phục áo trắng gợi lên vẻ đẹp tinh khôi, trinh nguyên- vẻ đẹp
mà Hàn Mặc Tử vẫn luôn tôn thờ, nhưng sắc trắng ấy thật lạnh lẽo, cái lạnh đến từ thế giới hư
ảo, mông lung. Sắc áo trắng của em lẫn vào sương khói xứ Huế nên càng mờ mịt, hư ảo, "nhìn
không ra". Thi nhân đang sống trong ảo giác, không phải nhìn bằng mắt thường mà bằng đôi
mắt tâm tư, đôi mắt tâm hồn của thi sĩ. Hình ảnh trong câu thơ của tác giả vẫn gợi ra vẻ đẹp rất
riêng của xứ Huế mộng mơ, một mảnh đất nhiều sương khói mơ màng, những tà áo trắng của
nữ sinh Đồng Khánh duyên dáng một thời. Cảnh tượng như hư ảo dần đi, như mơ hồ mãi.
Dường như với Hàn Mặc Tử, bóng người con gái ấy cứ hút mãi, xa mãi và cuối cùng chỉ là
bóng dáng khát khao, mơ ước của thi nhân. Và bóng dáng ấy chỉ còn là ấn tượng về một tà áo
trắng, thanh khiết. Những câu thơ cuối lộ rõ cái tôi trữ tình đau thương và khao khát tình đời,
tình người. Trước sau vẫn là biểu hiện của một tâm hồn yêu đời đến đau thương và tuyệt vọng.

Càng về cuối bài thơ thì tâm trạng tuyệt vọng của nhà thơ được đẩy lên cao, nó được thể hiện
qua hai câu cuối: " Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có đậm đà". Tâm trạng của
Hàn Mặc Tử giờ đây chỉ là buồn tủi và tuyệt vọng. Nhà thơ nói "ở đây" là nói về mình và thế
giới của mình, chính cái thế giới phủ đầy sương khói mờ ảo ấy. Ông sử dụng đại từ phiếm chỉ
"ai" lặp lại cộng hưởng với những lần xuất hiện trước đã cho thấy con người mà tác giả muốn
nhắc đến là con người xa vắng trong hoài niệm bâng khuâng. Dù là ai đi nữa thì băn khoăn, âu
lo, tuyệt vọng cũng xuất phát từ một tâm hồn khao khát sống, khao khát tình yêu, khao khát tình
đời, tình người. Đến đây nhà thơ cay đắng nhận ra khoảng cách giữa người con trai và người
con gái mà anh thiết tha yêu không phải là khoảng cách của dặm đường từ Quy Nhơn đến Huế
mà là hố sâu ngăn cách hai thế giới: giữa bóng tối và ánh sáng, giữa "sương khói" và "trắng
trong" khiến anh không thể nhận ra tình cảm của em. Có thể nhận ra một điều tất yếu rằng giữa
hai người lúc này đây sương khói của không gian, thời gian và tình yêu. Và người con trai đang
đớn đau vì bệnh tật, đầy mặc cảm với thân phận mình đã không thể tin, không dám tin vào sự
đậm đà, thắm thiết của một người. Người ấy sao mà xa cách mình đến thế, mà cứ ở một thế giới
nào đó khác mình đến thế? Dường như nhà thơ đang lảng tránh một chữ tình của người con gái
xứ Huế. Không gian chìm vào cõi mộng ảo, tâm trạng nhà thơ nửa mê nửa tỉnh trong niềm khao
khát được yêu, được sống. Nhà thơ luôn cảm thấy mình hụt hẫng, chới với trước một mối tình
đơn phương mộng ảo. Một chút hi vọng mong manh mà thiết tha như đang nhạt nhòa và mờ đi
cùng sương khói.

Với những hình ảnh thơ độc đáo, đẹp, gợi cảm, ngôn ngữ giàu tâm trạng, âm điệu, nhịp thơ
trong sáng, thiết tha kết hợp với nhân hóa, so sánh, những câu hỏi tu từ xuyên suốt bài thơ, Hàn
Mặc Tử đã phác họa ra bức tranh thiên nhiên và con người xứ Huế đầy sức sống, một bức tranh
toàn bích hòa quyện giữa thực và ảo, giữa tâm tưởng và ước mong. Qua đó, tác giả muốn bộc lộ
tình cảm mãnh liệt của mình với thiên nhiên, với con người cùng niềm ham sống, khao khát
sống của mình. Sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh cái chết cận kề. Song, cái ta bắt gặp vẫn là tình
yêu, niềm thiết tha gắn bó với thiên nhiên, con người và sự sống.

Khổ thơ chứa đựng niềm khao khát được hoài niệm, được mơ, được trở về thăm người xưa
chốn cũ của Hàn Mặc Tử đã làm cho bao trái tim yêu văn chương phải thổn thức cùng. Đây
cũng là nỗi lòng hướng về xứ Huế sau bao nhiêu năm xa cách trong sự mờ nhạt giữa hiện thực
và mộng ảo của nhân vật trữ tình. Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ hiệu quả làm toát
lên được những cung bậc, tâm trạng của chính mình.

You might also like