You are on page 1of 2

Phân tích khổ 3 ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Hàn Mặc Tử - một hiện tượng kì lạ của phong trào thơ mới. Một đời thơ
không dài nhưng ông đã để lại một lượng tác phẩm đáng khâm phục được
ví như “ngôi sao băng có ánh sáng khác lạ vụt qua bầu trời văn học” làm
người ta nhớ mãi không quên. Giọng thơ độc đáo mới lạ cùng với những
vần thơ điên, thơ say, thơ trữ tĩnh ngọt ngào mà đằm thắm. Một trong
những tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Hàn Mặc Tử là bài thơ “Đây thôn
Vĩ Dạ” in trong tập thơ Điên (1938). Bài thơ chính là thanh âm trong trẻo
được cất lên từ bản nhạc đau thương của cuộc đời tác giả khi nằm trên
giường bệnh. Sâu trong nỗi nhớ và niềm nhớ thương về người con gái xứ
Huế, bài thơ còn vẽ lên bức tranh thật đẹp nơi thôn Vĩ, từ đó bộc lộ sâu sắc
nỗi cô đơn chất chứa trong tim tác giả.
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà”
Cuối bài thơ mọi kí ức trở nên mơ hồ, trở nên mờ ảo, dòng kí ức tâm
tưởng chờn vờn như một giấc mơ dần đi vào siêu thực. Do đó những hình
ảnh xuất hiện chập chờn, không rõ nét, ảo mờ trong làn sương khói. Điều
được kể trong đoạn thơ là tác giả mơ tưởng thấy ông được gặp lại con
người thôn Vĩ. Cụm từ “khách đường xa” khẳng định rằng một trong hai
người đã vượt khoảng cách xa xôi để đến thăm người kia. “Khách đường
xa” có thể hiểu theo hai cách: một chính là người con gái thôn Vĩ, hai
chính là tác giả. Chúng ta hiểu theo cách nào cũng được, vấn đề căn cốt là
trong giấc mơ hai người đã gặp nhau và xoá bỏ khoảng cách xa xôi. Câu
thơ mang nhịp điệu 1/3/3 kết hợp cùng phép điệp đã cho người đọc cảm
nhận rõ niềm vui sướng của nhà thơ khi được gặp lại người xưa. Hình ảnh
người em Vĩ Dạ xuất hiện trong giấc mộng với tà áo trắng mà tác giả gọi là
trắng quá gợi lên vẻ đẹp tinh khôi, thuần khiết của nữ sinh trường Đồng
Khánh nơi mà người thương của Hàn Mặc Tử đã từng theo học. Và có lẽ
trong ấn tượng của thi sĩ, màu áo trắng ấy đã trở về trong miền kí ức chập
chờn trên nền không gian mờ ảo, khói sương.
Nhung niềm vui sướng, sự hạnh phúc ấy lại không trọn vẹn, niềm vui mới
được nhen nhóm thổi bừng lên thì nối tiếp sau đó là nỗi buồn và sự tiếc
nuối bởi: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Kết quả của giấc mơ là dù họ
gặp nhau nhưng không nhìn rõ mặt “nhìn không ra” và không hiểu rõ lòng
nhau “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Câu hỏi ấy đặt ra điều đó đồng nghĩa
với việc họ sẽ không thể đến được với nhau. Vì giữa họ bị ngăn cách bởi
rào cản rất mong manh là sương khói nhưng họ không thể vượt qua được.
Phải chăng hinh ảnh “sương khói” chính là sự ẩn dụ cho khoảng cách về
địa vị xă hội, khác biệt tôn giáo và hoàn cảnh mang căn bệnh hiểm nghèo.
Bài thơ kết thúc với câu hỏi về tinh người thôn Vĩ dành cho minh có đậm
đà hay không? Việc tác giả sử dụng đại từ phiếm chỉ “ai” làm cho câu hỏi
trở nên mơ hồ, xa xôi hơn để người hỏi có thể nói được long minh mà
người nghe không thấy khó xử khi cái tinh cảnh cho nhau không con đậm
đà. Trong bài thơ “Hoa cỏ mây” – Xuân Quỳnh cũng có những vần thơ
mang hơi hướng như vậy:
“Lời yêu mỏng manh như màu khói
Ai biết tinh anh có đổi thay?”
Có thể nói rằng điều cuối cùng đọng lại trong tâm hồn của tác giả chỉ đơn
giản là khát vọng được yêu thương, thấu hiểu sau kết thúc buồn của giấc
mơ gặp lại người thôn Vĩ.
Với hình ảnh độc đáo giàu sức gợi, giàu giá trị thẩm mĩ, ngôn ngữ giản dị,
hàm súc kết hợp với các biện pháp tu từ một cách khéo léo, “Đây thôn Vĩ
Dạ” thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với xứ Huế - nơi nhà thơ đã
từng có những kỉ niệm ngọt ngào, đồng thơi thể hiện khát khao được sống,
được yêu của một con người. Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh phong cảnh
thật đẹp về thiên nhiên xứ Huế, từ đó thể hiện tình yêu và khát vọng sống
mãnh liệt.

You might also like