You are on page 1of 2

Tố Hữu là đỉnh cao của thơ ca cách mạng Việt Nam.

Sự nghiệp thơ ca của ông gắn


liền với sự nghiệp cách mạng, gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường
Cách mạng đầy gian khổ hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc.Thơ
ông là lời kêu gọi, thơ chiến đấu, thơ hành động, thơ “mang cánh lửa”, “Đốt cháy trái
tim con người vào ngọn lửa thần của Đại Nghĩa” (Xuân Diệu).Trong sự nghiệp sáng
tác của mình, Tố Hữu đã để lại cho văn đàn Việt Nam rất nhiều những áng thơ hay,
một trong số đó không thể không nhắc tới đó là bài thơ “Tây Tiến”nằm trong phần
“Máu lửa” của tập “Từ ấy” (1937- 1946). tác phẩm chính là niềm vui lớn và tâm
nguyện thiết tha của nhà thơ khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản, tự nguyện gắn bó
với nhân dân lao khổ, tự nguyện hy sinh phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng và giai
cấp cần lao.
Nhận thức luôn song hành cùng tình cảm, lý trí luôn song hành cùng tâm hồn. Vậy
nên nếu ở 2 khổ thơ trước, nhà thơ đã nhận thấy sự chuyển biến trong nhận thức của
mình thì ở đây, nhà thơ lại nhận thấy sự chuyển biến thật mạnh mẽ trong tình cảm
của mình.
“Tôi là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ”
Tấm lòng kiên trung của người chiến sĩ trẻ muốn mang đến cho những lớp người kia
có được áo cơm, có được sự bình an, no ấm, bớt đi nỗi cực nhọc. Chính vì vậy, ở khổ
thơ cuối này, ông đã khẳng định vị thế của mình, khẳng định trách nhiệm cũng như
mong muốn được chở che, bao bọc, gắn bó với mọi người.
Ông tự nhận mình là “con”, là “em”, là “anh”, của “vạn nhà, vạn kiếp, vạn đầu em
nhỏ”. Ông coi những người ở tầng lớp vô sản kia là ruột thịt của mình, đặt lên vai
mình trách nhiệm nặng nề, ông muốn được gắn bó với họ, cùng nhau gánh vác, cùng
nhau chia sẻ chứ không muốn trở thành một kẻ bề trên mà ban ơn cho họ.
Động từ “đã là” cho thấy được tình cảm gắn bó sâu sắc của ông dành cho mọi người
và thứ tình cảm ấy dường như đã có từ rất lâu. Tố Hữu vốn là một tiểu tư sản, vốn là
từng lớp đề cao lối sống cá nhân, vị kỉ vậy mà ở vậy, ông lại san sẻ tất cả tình cảm
của mình mà không hề tính toán, so đo. Có lẽ chính cái lí tưởng Cách mạng ấy đã soi
đường, đã chiếu rọi biến đổi nhận thức cũng như tình cảm của Tố Hữu. Tấm lòng
kiên trung của người chiến sĩ trẻ muốn mang đến cho những lớp người kia có được áo
cơm, có được sự bình an, no ấm, bớt đi nỗi cực nhọc. Chính vì vậy, ở khổ thơ cuối
này, ông đã khẳng định vị thế của mình, khẳng định trách nhiệm cũng như mong ước
được chở che, bao bọc, gắn bó với mọi người.
Ba từ “là” xuất hiện liên tiếp trong đoạn thơ như lời khẳng định chắc nịch, rắn rỏi,
dứt khoát cho sự hoà nhập tuyệt đối ấy. Người chiến sĩ đã ở giữa đời và mọi người rất
khiêm tốn mà không làm mất đi vẻ tự nhiên mà vốn có, là con của gia đình,là em của
kiếp đời phôi pha,là anh của các em thơ nghèo khổ,đói cơm rách áo.Khối đời to lớn ở
đây được tạo bởi từng số phận với những cảnh ngộ riêng là em Phước trong bài “Đi
đi em” sớm chịu cảnh nô lệ,cả người vú em để con mình đói khát phải đi chăm con
người và biết bao người khác nữa.
Nhà thơ bắt gặp cuộc đời mình trong những mảnh đời cơ cực ấy,số từ được sử dụng
tăng dần từ “một”, “mọi”, “trăm”, “khối” , “vạn” như mở rộng khối đời đồng thời kết
nối tình cảm yêu thương gắn bó từ giữa họ,ở đó không còn là sự cảm thông mà cao
hơn nhà thơ tự thấy mình là thành viên của gia đình rộng lớn phải truyền cho họ tình
yêu và trách nhiệm trước số phận của mình. Phải chiến đấu để đem lại cuộc sống tốt
hơn cho gia đình,cho mọi người và dìu dắt,bảo ban những em thơ.
Đến đây phẩm chất của người cách mạng được soi sáng. Tâm hồn ,nhận thức,quan hệ
đều được soi chiếu nhờ ánh lý tưởng của Đảng. Không có sự tri nghiệm, người cộng
sản-nhà thơ không thể có những thay đổi lớn lao như vậy.Từ ấy là bản đàn dạo khúc
vui đầu tiên của người cộng sản khi gặp lí tưởng của Đảng.Đó là lúc tâm hồn được
hồi sinh,trí tuệ bừng sáng,nhận thức trách nhiệm lớn lao với cuộc đời.
Bằng thể thơ bảy chữ, kết hợp với giọng điệu vừa tự hào vừa tha thiết, sục sôi, tác giả
đã cho thấy tâm nguyện của một thanh niên yêu nước được giác ngộ và say mê, tin
yêu vào lý tưởng cách mạng. “Từ ấy” đã trở thành một bài thơ bất hủ, nhắc nhở mỗi
chúng ta về ý thức và trách nhiệm với cuộc đời mình, với đất nước, nhân dân.

You might also like