You are on page 1of 2

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi”

Trước hết, đến với câu khai, ta được nghe một đoạn giới thiệu nhỏ nhẹ mà
khiêm nhường. Hai yếu tố trong món ăn được gắn với sự “nho nhỏ” và “hôi”. Trên
thực tế, cau sẽ được xắt ra thành nhiều phần nhỏ giúp việc ăn dễ dàng, còn lá trầu
thì được phết một lớp vôi tôi giúp tăng phần đậm đà. “Nho nhỏ” chính là sự thanh
nhã, nhỏ nhắn. Còn “hôi” thì không hẳn là một mùi khó chịu mà tượng trưng cho
sự quê mùa, chất phác. Những đặc điểm này lại hoàn toàn tương đồng với thân
phận nhỏ bé nhưng lại gặp không ít chua chát, đắng cay của những người phụ nữ
trong xã hội cũ. Qua đây, tác giả đã nhắc tới tục ăn trầu cùng nhiều đặc trưng của
chúng.
Tiếp theo, đến với câu thừa, tác giả đã bộc lộ sự tự tin, mạnh mẽ thông qua
lời mời trực tiếp.
“Này của Xuân Hương mới quệt rồi”
Miếng trầu đã xuất hiện từ ngàn đời này, và người đang sở hữu nó lúc này lại chính
là nhà thơ. Trái ngược với vẻ nhã nhặn được thể hiện trong câu đầu, việc dùng từ
“Này” đã thực sự toát lên vẻ táo bạo, bộc trực của nữ thi sĩ. Tác giả không ngần
ngại bày tỏ nỗi tâm tư của bản thân một cách chân thật. Bản thân bà và nhiều
người phụ nữ cũng đã từng phải hứng chịu nhiều khổ đau, khó nhọc; đều không có
tiếng nói và không được coi trọng. Lời tự xưng kế tiếp của bà dường như đã hoàn
toàn phá bỏ thân thế không có chỗ đứng trong xã hội. Tiếp đến, việc bày tỏ cảm
xúc bằng động từ “quệt” là một phát minh ngôn ngữ vô cùng độc đáo. “Quệt” là
một động từ mạnh, không chỉ đơn thuần là phết vôi để thưởng thức, mà thông qua
đó còn nói lên tiếng lòng của những người phụ nữ. Miếng trầu sau khi được “quệt”
vẫn giữ cái màu tươi xanh, hương vị ngọt bùi; tương tự như vậy, những thân phận
như nữ thi sĩ vẫn luôn kiên cường, quyết liệt sau nhiều biến cố cuộc đời. Có thể
thấy, một lời mời thẳng thắn, bộc trực nhưng vẫn không kém phần khiêm nhường,
tinh tế đã kín đáo nói về số phận bất hạnh và cũng khẳng định giá trị bản thân của
những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Sang câu chuyển, nhà thơ đã không ngần ngại thể hiện niềm khao khát hạnh
phục lứa đôi mãnh liệt, mong cầu tình duyên tràn đầy.
“Có phải duyên nhau thì thắm lại”
Lá trầu với cau vừa là nhân tố cho hương vị đậm đà, lại vừa ẩn dụ cho sự xứng đôi,
vừa lứa, đã vẽ lên một bức tranh toàn cảnh về nguyện ước và hi vọng của Hồ Xuân
Hương trong tình yêu. Dựa trên lớp nghĩa tả thực, chỉ khi được kết hợp đồng nhất,
hỗn hợp trầu cau khi nhai trong miệng mới tạo ra một sắc đỏ thắm tuyệt đẹp. Cũng
như vậy, chỉ khi thực sự có cảm tình, hay duyên số, thì mới hạnh phúc cho đôi bên.
Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh, một tình yêu đẹp nên có “duyên phận” – một sợi
dây vô hình giúp gắn bó, hòa hợp; chứ đừng nên bị áp đặt, bắt ép – vốn là một điều
không còn quá xa lạ trong hôn nhân phong kiến.
“Đừng xanh như lá, bạc như vôi”
Đến cuối cùng, bằng câu hợp, nữ thi sĩ đã bày tỏ nỗi buồn sâu sắc, ưu tư,
tuyệt vọng tột cùng. “Đừng” được đứng đầu câu để ý nói phủ định , giúp nhấn
mạnh lời nhắn gửi của tác giả. Thật không hổ danh được tôn xưng là “Bà chúa thơ
Nôm”, Hồ Xuân Hương đã thể hiện được tài năng trong việc lồng ghép các chất
liệu dân gian trong chính những tác phẩm của mình. “Xanh như lá, bạc như vôi” là
một cụm thành ngữ để chỉ sự bạc bẽo, chia lìa. Màu xanh của lá không còn tươi vui
mà mang âm hưởng buồn bã, xanh xao lạ thường; còn màu bạc của vôi lại là màu
của sự vô tình, vô cảm. Câu thơ cuối này đã đưa độc giả về đúng thực tại phong
kiến. Người con gái ấy sợ phải nhận thêm nhiều nỗi đau về tinh thần lẫn thể xác, sợ
tình yêu của bản thân bị phai nhòa, mai một. Lúc này, đối với bà, thật không còn gì
tuyệt vời hơn nếu có một người có thể tâm sự, biết lắng nghe và đồng cảm. Như
vậy, câu hợp vừa là lời nhắc cho người đời đừng bạc bẽo, vô tình; đồng thời lại là
lời than thở, trách móc của một trái tim sắp vỡ vụn, sau nhiều lần nếm trải thói đời
bội tình, bạc nghĩa.
Bằng thể thơ tuyệt cú, cùng những chất liệu dân gian và nhiều ẩn ý, nhà thơ
Hồ Xuân Hương đã lên tiếng khẳng định, đề cao giá trị bản thân của người phụ nữ
trong xã hội cũ. Họ có thể chịu nhiều tủi nhục, buồn đau nhưng vẫn luôn giữ được
sự kiên cường, mạnh mẽ mà kém phần khiêm nhường, tinh tế. Đồng thời, tác giả
còn bày tỏ niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt, và còn nhắn gửi người đời
những triết lí sâu sắc. “Mời trầu” quả thật là một bức tranh ngôn từ đặc sắc, sáng
tạo và đặc biệt!

You might also like