You are on page 1of 3

Phân tích bánh trôi nước

Giáo sư Lê Ngọc Trà đã từng nói: “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của
tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư”, thật vậy, những tác phẩm
văn học luôn là nơi mà các nhà văn, nhà thơ nói lên tiếng lòng của mình. Tác phẩm
bánh trôi nước của “bà chúa thơ nom” Hồ Xuân Hương chính là một trong những
tác phẩm như vậy. Thi phẩm là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của bà. Bằng
sự kết hợp ngôn ngữ thơ giản dị cùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, tác giả đã miêu tả
chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi hay cũng chính là tiếng ẩn dụ cho thân
phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Hồ Xuân Hương sống vào cuối thế kỉ XVIII, quê ở tỉnh Nghệ An nhưng bà
sinh sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Bà là con vợ lẽ trong một gia đình
nhà Nho nghèo với người cha làm nghề dạy học. Cuộc đời của Hồ Xuân Hương
lận đận và lắm nỗi éo le, bà là nữ sĩ tài giỏi nhương đường tình duyên lại vô cùng
trắc trở, bất hạnh. Bà để lại cho đời khoảng 50 bài thơ Nôm đặc sắc, bởi vậy mà bà
được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm. Trong đó, “Bánh Trôi Nước” của bà đã để
lại trong lòng độc giả nhiều ấn tượng khó phai. Với đề tài là số phận đau đớn của
người phụ nữ trong xã hội cũ được khéo ẩn sau hình ảnh bánh trôi nước, tác phẩm
đã nói lên tiếng lòng của Hồ Xuân Hương, đó là sự cảm thương, thương xót cho số
phận xót xa và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ.
Bài thơ đã miêu tả một cách chân thực hình ảnh những chiếc bánh trôi nước
hay chính là một món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Qua những câu thơ
của mình, Hồ Xuân Hương đã vẽ lên hình ảnh những chiếc bánh trôi nước với vẻ
ngoài tròn tròn và màu trắng một cách vô cùng tinh tế. Đồng thời, tác giả cũng đề
cập cách nấu bánh trôi nước, muốn nấu bánh, ta cần luộc chúng trong nước cho
đến khi “bảy nổi ba chìm” thì có nghĩa là bánh đã chin. Túy thuộc vào sự tỉ mỉ, chú
tâm của người nghệ nhân làm bánh mà những chiếc bánh sẽ rắn hoặc nát “rắn nát
mặc dầu tay kẻ nặn”. Ẩn sâu bên trong lớp vỏ ấy là lớp nhân mà đỏ son sắc, làm
tăng thêm độ ngon miệng lẫn ngon mắt của chiếc bánh. Vì vậy, ta có thể thấy tác
giả miêu tả chiếc bánh trôi nước một cách cặn kẽ, chi tiết, cụ thể từ hình dáng bên
ngoài đến cách thức làm bánh hay phần nhân bên trong bánh. Đồng thời, qua hình
ảnh bánh trôi nước chính là số phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ.
Ẩn sau hình ảnh những chiếc bánh trôi tròn, trắng chính là hình ảnh về vẻ
đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Tác giả đã miêu tả những
người phụ nữ thời xưa với một vẻ đẹp có chút khác với những người phụ nữ trong
các tác phẩm cùng thời đại. Nếu trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã miêu tả một
cô chị Thúy Kiều với vẻ đẹp thanh mảnh, dịu dàng thì trong bài thơ “Bánh trôi
nước” người phụ nữ có vẻ bề ngoài tròn trịa, dầy đặn, phúc hậu và trắng hồng “
Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Người phụ nữ trong tác phẩm “Bánh trôi nước”
còn có một tấm lòng vô cùng đẹp, đó là tấm lòng son sắt, thủy chung dù cho số
phận có bấp bênh, khổ cực “ mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Từ đây ta có thẻ thấy
tác giả không coi trọng vẻ bề ngoài bằng tâm hồn bên trong giống như tiêu chí thời
đó là: Công-dung-ngôn-hạnh.
Hơn nữa, số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cúng
được tác giả thể hiện một cách rõ nét trong bài thơ. Cuộc đời của người phụ nữ
thời ấy luôn bấp bênh chìm nổi với nhiều biến động. “ Bảy chìm ba nôi” là thành
ngũ gợi tả lên sự vất vả, gian truân với nhiều thăng trầm, biến động trong cuộc đời
hay chính xác hơn là cuộc đời người phụ nữ lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, những
người thiếu nữ lúc bây giờ cũng chẳng thể tự quyết định hạnh phúc cuộc đời của
mình mà luôn là người khác quyết định, Cuộc đời đi đến đâu sẽ hạnh phúc hay đau
khổ thỉ chỉ dựa vào sự quyết định của người khác. “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Ở
đây ta lại thấy được sự cảm thông, xót thương mà Hồ Xuân Hương gửi gắm đén
những người phụ nữ cũng như sự lên án của bà về cái xã hội nặng tư tưởng “trọng
nam khinh nữ” và “ cha mẹ đặt đâu con ngồi ây” làm cho số phận người phụ nữ vô
cùng đau đớn, bi thảm.
Lê-ô-nít Lê-ô-nốp đã từng nói: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình
thức và khám phá mới về nội dung.” Bên cạnh nội dung đặc sắc thì hình thức nghệ
thuật ấn tượng cũng là một yếu tố then chốt trong sự thành công của tác phẩm
“bánh trôi nước”. Việc sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt để viết vô cùng đặc sắc
về hình thức nghệ thuật. Bài thơ có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ làm cho bài thơ
không quá ngắn cũng chẳng quá dài, kết hợp cũng những vần chân thơ 1,2,4 làm
cho bài thơ trở nên dễ nhớ dễ đi sâu vào trái tim người đọc. Mỗi câu thơ nói về
bánh trôi nươc lại là một hình ảnh ẩn dụ của hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ
làm cho bài thơ tăng sức gợi hình, gợi cảm và làm cho hình ảnh ấy trở nên gần gũi,
thân thuộc với độc giả.
Bên cạnh đó ngôn ngữ bình dị thân thuộc kết hợp với sụ xây dựng sự vật,
câu văn đặc sác dã làm tác phẩm mang lại những ấn tượng sâu sắc. Ngôn ngữ bình
dị, thân thuộc giúp cho câu văn tăng sức gợi hình, gợi cảm cũng như dễ dàng đi
vào tâm hồn người đọc. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc cũng không kém
phần độc đáo qua việc miêu tả số phận những người phụ nữ “công dụng ngôn
hạnh” với số phận bất hạnh, giúp cho tác phẩm biểu đạt được rõ nét bức thông điệp
mà tác giả gửi gắm.
Qua tác phẩm “bánh trôi nước”, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về vẻ đẹp
của người phụ nữ trong xã hội ấy, vẻ đẹp không chỉ ở bề ngoài mà còn ở tâm hồn
bên trong đó là sự son sắc, chung thủy của họ. Đồng thời, tác giả cũng phản ánh xa
hội cổ hủ đè nén lên người phụ nữ khiến số phận họ vô cùng bi thảm và đáng
thương, phải mặc cuộc đời bấp bênh mà không được lên tiếng để quyết định hạnh
phúc của mình. Đọc xong tác phẩm, em không khỏi cảm thấy xót xa cho số phận
người phụ nữ lúc bấy giờ và cảm phục tâm hồn cao đẹp của họ.
Tác phẩm “bánh trôi nước” chính là một trong những bài thơ đặc sắc nhất
của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. Thi phẩm không chỉ miêu tả chân thực, cặn kẽ
những chiếc bánh trôi nước gắn liền với văn hóa người Việt mà ẩn sâu trong đó
còn lài hình ảnh những người phụ nữ trong xã hội. Những người phụ nữ ấy có vẻ
đẹp ở cả vẻ bề ngoài lẫn tâm hồn bên trong. Cho dù xã hội có đè nén, làm cho số
phận họ đau đớn, bi thảm nhưng họ vẫn luôn giữ được “tấm lòng son”. Bên cạnh
đó, tác giả đã kết hợp thành công các hình thức nghệ thuật như thể thơ thất ngôn tứ
tuyệt, ngôn ngữ bình dị làm cho tác phâm vừa gợi hình, gợi cảm vừa lắng đọng, tạo
ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

You might also like