You are on page 1of 2

Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng mang chút

cung đình buồn thương man mác thì Hồ Xuân Hương lại có phong cách hoàn toàn
khác. Với giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường, dân dã, ý thơ sâu sắc, thâm
thúy mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất, phản kháng xã hội đương thời. “Bánh trôi
nước” là một bài thơ như vậy!

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn


Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bài thơ mang hai nét nghĩa. Trước hết là nét nghĩa tả thực - miêu tả hình ảnh bánh trôi
nước. Tác giả đã miêu tả hình dáng bên ngoài: màu sắc (vừa trắng), hình dáng (vừa
tròn). Cùng với đó là cách thức làm bánh luộc bánh trong nước, khi nào bánh nổi lên
mặt nước có nghĩa là đã chín. Bên trong nhân bánh thường được làm bằng đường
phên. Viên bánh rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nắn có khéo léo. Hình ảnh tả
thực chiếc bánh trôi từ hình thức đến cách thức.

Nhưng thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương còn muốn nói đến
vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Bài thơ mở đầu bằng cụm từ “
Thân em”làm ta liên tưởng đến những bài ca dao có nội dung tương tự:

“Thân em như trái bần trôi


Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Hay như:

“Thân em như ớt chín cây


Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng”

“Bánh trôi nước” hay các bài ca dao, dân ca đều xuất phát từ niềm thương cảm, xót xa
cho số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ . Họ là những con người nhỏ bé trong xã
hội. Cuộc đời trôi nổi, bấp bênh và không được tự quyết định cuộc sống của bản thân,
chịu sự chi phối của người khác. Hiểu như thế ta có thể thấy qua hình ảnh tròn trắng,
của những chiếc bánh trôi diễn tả vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp hình thể của những người
phụ nữ. Đó chính là một vẻ đẹp tươi mới, tròn trịa, đầy sức sống:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

nhưng đối nghịch với vẻ đẹp đầy sức sống đó lại là một số phận tương lai đầy mịt mờ
tăm tối.

Bảy nổi ba chìm với nước non


Nhưng đây cũng chỉ là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Bởi nó gợi ra số phận,
cuộc đời đầy thăng trầm, biến đổi của những người phụ nữ. Như đã nói, trong xã hội
xưa, sinh ra trong thân phận của người phụ nữ vốn đã là một thiệt thòi, bất công.

Bởi từ khi sinh ra đến lúc dựng vợ gả chồng thì họ hoàn toàn không được quyết định
bất cứ vấn đề gì, kể cả tình yêu, đối tượng kết hôn, hạnh phúc của cả cuộc đời mình, vì
trong xã hội xưa có quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", hay "xuất giá tòng
phu", nghĩa là một khi đã lấy chồng thì mọi việc đều phải theo chồng. Vì vậy mà số
phận thăng hay trầm đều hoàn toàn dựa vào người chồng của mình:

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn


Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Đến câu thơ này thì ý niệm của hai câu thơ đầu được thể hiện, triển khai một cách rõ
nét, cụ thể hơn. Nếu như những chiếc bánh trôi tròn, méo, rắn, nát đều phụ thuộc vào
tay người nặn, nếu như được họ cẩn trọng, nâng niu thì khi hoàn thành chiếc bánh sẽ
có hình tròn mà màu trắng trong. Ngược lại, nếu người nghệ nhân vô tâm, hời hợt thì
chiếc bánh sẽ bị méo mó, và khi luộc trong nước sẽ bị vỡ. Đối với người con gái trong
xã hội xưa cũng vậy, nếu may mắn gặp được người cũng biết yêu thương, trân trọng
thì cuộc sống của học sẽ hạnh phúc, vui vẻ; còn khi lấy phải người chồng độc đoán, vũ
phu thì họ sẽ có cuộc sống đau khổ, bất hạnh. Nhưng dẫu cuộc sống có bất biến, phù
du thì những người con gái ấy vẫn giữ được vẻ đẹp trong trắng thủy chung trong tâm
hồn. Đến đây thì hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa được hoàn thiện,
không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà vẻ đẹp tâm hồn của họ rất đáng được trân trọng.

You might also like