You are on page 1of 6

Văn học bật ra từ những cảm xúc và hoài niệm của người

nghệ sĩ, từ cõi lòng tinh tế đến nhạy cảm mong manh, để rồi nhìn
thấu nỗi đau thực tại, để rồi một đời trăn trở, một đời băn khoăn.
Thật vậy, thi ca muôn đời là nơi bộc lộ những trở trăn, những
nghĩ suy thổn thức của người nghệ sĩ trước cuộc đời, cũng như
nỗi niềm muôn thuở với văn thơ kéo dài qua thời gian. Nói đến
đây làm ta nghĩ đến Huy Cận. Nhắc đến Huy Cận là nhớ đến nhà
thơ lớn trong phong trào "Thơ mới" trước năm 1945 với chất thơ
giàu triết lí và thấm thía bao nỗi buồn. Nhưng sau Cách mạng,
thơ của ông dào dạt niềm vui, nhất là khi ông nói về cuộc sống
mới, con người mới. Cả cuộc đời cầm bút của mình, nhà thơ đã
để lại cho đời nhiều kiệt tác làm say đắm lòng người, tiêu biểu là
‘’Nhớ mẹ năm lụt’’. Đến với tác phẩm, chúng ta sẽ cảm nhận được
nỗi nhớ của tác giả gắn liền với những ngày tháng lũ lụt năm
xưa . Qua đó, người đọc sẽ cảm nhận hết thảy tình yêu thương
của tình mẫu tử. Đến nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử,
bao biến đổi của lòng người nhưng bạn đọc vẫn luôn khao khát
muốn tìm hiểu sâu hơn về tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ.
Đặc biệt là qua khổ thơ:

‘’……………………………………………

…………………………………….........…’’

Mỗi tác phẩm giống như một đứa con đã được tác giả hoài
công thai nghén. Do đó, người nghệ sĩ nào cũng muốn đặt cho
đứa con tinh thần của mình một cái tên hay nhất. Không phải
ngẫu nhiên mà Huy Cận lại đặt tên cho tác phẩm của mình là
‘’Nhớ mẹ năm lụt’’. Trước hết, đây là một cái tên súc tích, thân
thuộc mà giàu ý nghĩa. Nhan đề trong tác phẩm này phản ánh
khía cạnh nội dung sâu sắc về tình yêu thương của người con
trai đối với mẹ trong trận lụt kinh hoàng. Bằng cách bộc lộ cảm
xúc ngay từ nhan đề, tác giả đã khắc sâu vào trái tim người đọc
rằng tình yêu thương và sự quan tâm của mẹ là vô bờ bến và
không thể thay thế.
‘’ Năm ấy lụt to tận mái nhà

Mẹ con lên chạn – Bố đi xa’’

Nhan đề của tác phẩm đã khắc hoạ rõ nét về một nỗi nhớ,
một hồi ức vẫn cứ luôn hiện hữu trong tiềm thức. “Năm ấy” trong
câu thơ: “Năm ấy lụt to tận mái nhà”, một mốc thời gian không
xác định chỉ nhớ đó là khoảng thời gian kinh hoàng của tuổi thơ
- mùa nước lũ về, chỉ có hai mẹ con nương tựa. Vào cái năm hãi
hùng ấy, khi nước dâng lũ cao lên đến tận mái nhà, khi người
đàn ông – điểm tựa vững chắc của gia đình vắng mặt, thì lúc này
đây, mẹ trở thành điểm tựa duy nhất, là đốm lửa hồng sưởi ấm
cho đứa con trong đêm mưa lạnh giá. Trước tình thế nguy cấp là
nước lũ ngày một dâng cao, mẹ đã chạy cật lực tìm nơi trú ẩn,
nhưng chẳng còn chỗ nào tránh được trừ “chạn” chật hẹp, lỏng
lẻo. Trong cơn lụt toàn bộ khung cảnh xung quanh bị nhấn chìm
vào trong nước, chỉ còn thấy một màu trắng xóa, độc giả càng
cảm nhận rõ hơn thứ âm thanh dữ tợn của con lũ thông qua biện
pháp tu từ nhân hóa được Huy Cận sử dụng một cách tinh tế:

“Bốn bề nước réo, nghe ghê lạnh”

Nước lũ tựa như một sinh thể có linh hồn, nó cảm nhận
được nỗi sợ hãi, lắng nghe được tiếng gào thét của muôn loài
trong vô vọng nên nó càng hung dữ, tàn bạo hơn bao giờ hết.
Khi đối diện với hiểm nguy, với sự sống mỏng manh thì trong đầu
mẹ lúc đó chỉ có con, mong sao con mình vẫn được bình an.
Chính vì thế mà ‘’tay mẹ’’ vẫn ‘’trùm con’’, tựa như mẹ gà vừa
che chở, vừa là nơi an toàn cho đứa con bé nhỏ, vừa để cho con
không phải chứng kiến cảnh tượng đau thương. Bức tranh về
tình yêu thương và sự hy sinh cao cả của người mẹ đối với con
được vẽ nên một cách sâu sắc, hình ảnh chú gà con chui rúc
vào lòng mẹ làm cho người đọc hiểu được sự liên kết mạnh mẽ
giữa mẹ và con, qua đó thấu hiểu được tình yêu thương sâu
nặng và sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ. Trong bất kì hoàn
cảnh nào, dẫu có sợ hãi nhưng khi bên cạnh con, nỗi sợ hãi ấy
dường như không đánh gục được mẹ, hành động ‘’cắn bầm môi’’
của mẹ lại càng cho thấy sự kiên cường, không để con biết rằng
mình cũng cảm thấy sợ hãi.

“Thương con lúc ấy biết gì hơn?”

Mẹ thương con nhưng không biết làm thế nào, đời mẹ đã cơ


cực, đến đời con vẫn chưa hết khổ. Nhìn bốn bề là nước lũ ngày
càng dâng cao, mẹ lo sợ đến tột độ: “Nếu chết trời ơi! Ôm lấy
con”. Những câu thơ giống như tiếng kêu thảm thiết của mẹ vì
thương con, vì lo cho con. Nhà thơ như đang sống lại với những
ký ức đau thương ấy, người đọc cũng đồng cảm, xót xa với hoàn
cảnh của hai mẹ con. Trước cơn lụt dữ, nếu nước càng cao
không còn “bè thúng”, mẹ sợ rằng con sẽ bị cuốn trôi, và nỗi lo
sợ đó ảnh hưởng đến từng giấc ngủ của mẹ. Vì thế mẹ gọi hàng
xóm, lời mẹ dặn “Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!”, trong khi âm
thanh vang vọng từ xa đáp lại chỉ là một tiếng ‘’ời’’.

‘’ Nước, nước... lạnh tê như số phận

Lắt lay còn ngọn mấy hàng cau’’

Câu thơ đã tạo ra một bức tranh đầy ám ảnh về tình hình
khắc nghiệt của cuộc sống trong cơn lụt lội. Phép điệp từ "nước"
được lặp lại hai lần trên một dòng thơ, tượng trưng cho sự đe
dọa và nỗi ám ảnh khôn cùng khi nước lụt đã phủ kín mọi thứ,
nhấn chìm tất cả sinh linh. Ngoài ra, hình ảnh những "ngọn" cây
cau "lắt lay" trong dòng nước mênh mông còn biểu hiện sự mất
mát và khó khăn của cuộc sống dưới tác động của thiên tai. Tuy
nhiên, đồng thời cũng là biểu tượng cho sự kiên nhẫn và hy
vọng, khi những cây cau xanh mướt, cao vút ngày nào giờ đang
tìm cách vượt qua mọi khó khăn để giữ lấy sự sống. Cơn lũ hung
bạo và tàn ác cũng không thể nào nhấn chìm được tình yêu
thương của mẹ dành cho con, ôm con trong lòng, bảo vệ con,
canh cho con ngủ. Dù buồn ngủ nhưng mẹ vẫn thức ngồi canh
chạn suốt đêm, mắt mẹ ‘’trừng sâu’’ hơn cả ‘’nước sâu’’, đôi mắt
ấy đang tập trung cao độ dõi theo mực nước dưới chân “chạn”.

‘’Vậy đó mẹ ơi, đời của mẹ

Đường trơn bấu đất mẹ kiên gan

Nuôi con lớn giữa bao cay cực

Nước lụt đời lên mẹ cắn răng.’’

Quay về với thực tại, khi suy ngẫm về cuộc đời cơ cực của
mẹ, tác giả không thể không cảm thông và thấu hiểu những gì
mẹ đã trải qua. Trong khổ thơ này, nhà thơ đã tận dụng từ ngôn
từ đơn giản nhưng rất sâu sắc để diễn đạt tình cảm của mình đối
với người mẹ. Tâm trạng của ông rõ ràng hiện lên từ dòng đầu
tiên với lời gọi tình cảm "Vậy đó mẹ ơi", điều này đã giúp Huy
Cận bày tỏ được lòng kính trọng và nhớ thương sâu sắc đối với
người mẹ thân thương của mình. Tiếp đó, hình ảnh "đường trơn
bấu đất" được dùng để mô tả cuộc đời gian khổ và khó khăn của
mẹ, nhưng đồng thời cũng tôn vinh sự kiên gan và mạnh mẽ của
mẹ khi đối mặt với vô vàn những khó khăn. Điều đáng chú ý nữa
là sự hy sinh vô điều kiện của mẹ, cụ thể thông qua việc "nuôi
con lớn giữa bao cay cực" đã được tác giả đề cao và tôn trọng.
Cuối cùng, hình ảnh "nước lụt đời lên mẹ cắn răng" tượng trưng
cho những gánh nặng và khó khăn mà mẹ phải đối mặt, nhưng
đồng thời cũng thể hiện sự kiên trì và quyết tâm của mẹ khi đối
diện với mọi thử thách.

‘’Năm ấy vườn cau long mấy gốc

Rầy đi một dạo, trái cau còi

Trên đầu tóc mẹ thêm chùm bạc

Lụt xuống, còn vương mảnh nước soi.’’

Bằng nhãn quan tinh tường khi đứng trước những biến
chuyển tế vi của vạn vật, thi sĩ đã khéo léo họa nên bức tranh về
sự biến đổi của cuộc sống và thời gian. Ban đầu, vườn cau được
mô tả là "long mấy gốc", tượng trưng cho thời kỳ hạnh phúc và
ổn định của quá khứ. Tuy nhiên, hình ảnh "rầy đi một dạo, trái
cau còi" lại cho thấy sự suy tàn và mất mát khi cuộc sống bị ảnh
hưởng bởi sự hủy hoại của thời gian. Mặc dù vậy nhưng tác giả
không chỉ dừng lại ở việc miêu tả sự suy thoái, mà còn tập trung
vào hình ảnh của mẹ, người phụ nữ già nua với "chùm bạc trên
đầu tóc". Hình ảnh này được ẩn dụ để biểu tượng cho sự trôi
chảy của thời gian và sự đổi mới không ngừng của cuộc sống.
Mỗi sợi tóc bạc trên đầu mẹ là một dấu hiệu rõ ràng của tuổi già
đến, làm nhấn mạnh về quy luật của tạo hóa rằng con người
không thể tránh khỏi sự thay đổi, phải chấp nhận những quy luật
tự nhiên của sự phát triển và tuổi già. ‘’ Lụt xuống, còn vương
mảnh nước soi’’, một khi cuộc sống trôi qua như dòng nước lụt,
những mảnh nước soi vương còn lại là biểu tượng cho ký ức và
nỗi đau trong quá khứ, nhưng cũng là sự kiên trì và hy vọng về
tương lai. Tất thảy những hình ảnh này kết hợp lại với nhau đã
tạo nên một bức tranh sâu sắc và vô cùng cảm động về sự thay
đổi của cuộc sống, cũng như về tình mẫu tử không điều kiện -
bức tranh của sự thương cảm, xót xa và trân quý của người con
đối với mẹ.

Trong bài thơ "Nhớ mẹ năm lụt" của Huy Cận, ngôn từ văn
chương được tác giả sử dụng một cách tinh tế và sâu sắc, góp
phần gửi gắm những cảm xúc chân thành và sâu lắng của ông
đối với người đọc. Giọng điệu của bài thơ toát lên sự xót xa và
thương cảm, hình ảnh bình dị của cuộc sống đời thường được tái
hiện một cách sống động và đầy chân thực. Ngoài ra, bài thơ
còn sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh và câu
hỏi tu từ để làm nổi bật những cảm xúc, suy tư của thi sĩ về tình
yêu thương và hy sinh của người mẹ trong hoàn cảnh khó khăn.

Bằng nghệ thuật xây dựng hình ảnh nhiều cảm xúc, sử dụng
thể thơ bảy chữ và các biện pháp tu từ tăng tính gợi hình, gợi
cảm, Huy Cận đã thể hiện thành công nỗi nhớ khắc khoải của
người con về quá khứ đầy cơ cực khi ở bên mẹ mùa lũ. Đọc bài
thơ "Nhớ Mẹ" của Huy Cận, tôi không chỉ nhớ về mẹ mình mà
còn nhận ra giá trị to lớn của tình mẫu tử và sự hy sinh vô điều
kiện của người mẹ. Ngoài ra bài thơ còn thôi thúc tôi thêm trân
trọng những gì đang có và đã có được khi ở bên mẹ. Tôi nhận ra
rằng, trong những lúc gian khổ và khó khăn, mẹ đã luôn là người
ở bên, che chở và động viên tôi vượt qua mọi thử thách. Chính
điều đó mà tôi cảm thấy biết ơn và trân trọng hơn về tình yêu và
sự hi sinh của mẹ, cũng như thêm cảm thông và thấu hiểu cho
những mảnh đời không được mẹ ở bên chăm sóc và vỗ về. Bài
thơ còn nâng cao nhận thức của tôi về sự tàn khốc của thiên
nhiên và hiện thực cuộc sống của con người trước những biến
động bất thường của thời tiết. Tôi nhận ra rằng, để tồn tại và tiếp
tục sống, con người cần phải đề phòng và có bản lĩnh để đối mặt
với những thách thức mà thiên nhiên đặt ra. ‘’Nhớ mẹ năm lụt’’
quả là một giọt nước trong biển cả, một nét đơn sơ nhỏ bé giữa
những thành tựu văn học. Nhưng dẫu hòa tan trong đại dương
mênh mông, tác phẩm vẫn mặn mà nồng thắm, âm vang nhịp
đập và sống mãi trong lòng bạn đọc…

You might also like