You are on page 1of 2

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non


Rắn nát mặt dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Nổi tiếng với những bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn, được người đời gọi tên
với biệt danh "bà chúa thơ nôm", thì Hồ Xuân Hương, nữ thi sĩ đại tài đã để lại nhiều
tác phẩm nghệ thuật thơ để đời như: " bánh trôi nước, vịnh cái quạt, thơ tự tình, vấn
nguyệt,…".Nhưng trong số đó, "bánh trôi nước" là bài thơ đã làm xiêu lòng nhiều
người khi tác giả đã khéo léo, lồng ghép hình ảnh bánh trôi nước vào hình ảnh người
phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bìa thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà
chứa biết bao nhiêu tình cảm.
"Thân em vừa trăng lại vừa tròn"
Tác giả đã sử dụng từ ngữ khéo léo để người nữ có thẻ hóa thân vào những chiếc
bánh trôi nước giản dị, đáng yêu. Ẩn sâu trong câu văn trên, tác giả muốn nhấn mạnh
vả đẹp lộng lẫy mà giản dị, trong trắng như những đóa hoa trong thời kì xã hộiphong
kiến .
"Bảy nổi ba chìm với nước non"
Câu văn trên đã được tác giả sử dụng thành ngữ "bảy nổi ba chìm" nhằm gợi tả số
phận của người phụ nữ thời kì xã hội phong kiến phải chịu đựng. Cùng là phụ nữ
trong thời kì phong kiến của đất nước thì tác giả đã bày tỏ nỗi niềm thương tiếc cho
những đóa hoa đẹp đẽ nhưng phải chịu cảnh lênh đênh, chìm nổi, không rõ cuộc đời
sẽ đi về đâu
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
Tác giả muốn nói lên nỗi lòng của người phụ nữ luôn phải chịu sự phụ thuộc, phải
chịu cuộc sống lệ thuộc không có được sự tự do mà mình mong muốn."Tại gia tòng
phụ, suất giá tòng phu, phu tử tòng tử".Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì
làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng, cũng
chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của
mình người phụ nữ phải chịu nhiều sự bất công chỉ vì những quan niệm vô lí của
người đời trong thời kì phong kiến. Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng
tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ
đao lí như thế.
" Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Mặc dù trải qua nhiều biến cố, trắc trở, bất công trong cuộc sống nhưng vẫn giữ " tấm
lòng son". Tác giả muốn thể hiện niềm tự hào về một đức tính tính tốt đẹp của một
người phụ nữ trong thời kì phong kiến: "dù có chuyện gì xảy ra thì họ vẫn cam chịu,
thủy chung, một lòng sắc son với người chồng của mình".Ta cũng có thể thấy nỗi
cảm thương cho người phụ nũ và sự căm phẫn với những người đàn ông trong thời kì
phong kiến.
Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một
món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài
thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ
Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào
bản sắc nền văn hóa Việt

You might also like