You are on page 1of 6

Tác giả Hồ Xuân Hương

1. Tác giả
* Quan điểm truyền thống:
- Thân phụ HXH là Hồ Phi Diễn, người xã quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
- Đến nay chưa rõ năm sinh, năm mất của HXH.
- Họ Hồ là họ lớn, từng có nhiều người thi đỗ làm quan. Bà xuất thân trong một gia đình
nhà nho phong kiến song hoàn cảnh cuộc sống đã giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với
quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp xúc với những người phụ nữ bị áp bức trong
xã hội.
- Bà là một người phụ nữ thông minh, có học, bà giao du rộng rãi với bạn bè, nhất là với
những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà nho. Nữ sĩ còn là người từng đi du lãm nhiều danh
lam thắng cảnh của đất nước.
- HXH là một người phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại gặp nhiều bất
hạnh. HXH lấy chồng muộn mà đến hai lần lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, nhưng cả hai
đều ngăn ngủi và không có hạnh phúc.
* Quan điểm khác: Thân Phụ của HXH là Hồ Sĩ Danh, người làng Quỳnh Đôi, huyện
Quỳnh Lưu, Nghệ An.
=> Thân phụ HXH là người xứ Nghệ, lấy cô gái xứ Bắc, họ Hà làm vợ lẽ.
1.2. Tác Phẩm
* Thơ chữ Nôm với tập “Xuân Hương thi tập”
* Năm 1964, tập Lưu hương ký được phát hiện (tập thơ gồm 24 bài thơ chữ Hán và 26 bài
thơ chữ Nôm).
* Thơ Nôm HXH hiện có khoảng trên 40 bài. Bà còn được mệnh danh là “Bà chúa thơ
Nôm”.
2. Giá trị thơ Nôm Hồ Xuân Hương – thành tựu văn học hai lần độc đáo.
2.1. HXH – Nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ.
* HXH viết về nhưng người phụ nữ bình thường, phụ nữ lao động trong xã hội.
- HXH là nhà thơ phụ nữ, và nhà thơ của phụ nữ, bằng kinh nghiệm của cuộc đời chung,
và kinh nghiệm của chính cuộc đời riêng của mình, nhà thơ đưng về phía những người
phụ nữ nhỏ bé, bình thường.
- Người phụ nữ của HXH mang vè đẹp cả về hình thể và tâm hồn, lẽ ra, họ phải nhận được
hạnh phúc xứng đáng. Vậy mà “Hồng nhan bạc phận”, trong xã hội đó. Họ lại luôn phải
chịu đựng những điều bất hạnh. Đồng cảm với họ, thơ HXH còn là tiếng nói cảm thương
chân thành. HXH không quan tâm đến những người phụ nữ gặp may mắn trên đường đời,
cũng không quan tâm đến những người phụ nữ nơi lầu son gác tía – đề tài quen thuộc
trong thơ văn trung đại mà chỉ quan tâm đến những người phụ nữ lao động bình thường
chịu nhiều thua thiệt trong cuộc đời.
- Viết về hình ảnh và thân phận người phụ nữ một cách sâu sắc và đầy bản lĩnh, HXH
không chỉ nói về thân phận của mình mà còn là tiếng nói cảm thông với số phận bất hạnh
của những người phụ nữ ý thức được vẻ đẹp hình thể và tâm hồn mình nhưng phải chịu
đựng biết bao bất công trong xã hội.
* Có 3 tiếng nói người phụ nữ trong thơ HXH.
a. Tiếng nói cảm thương
- Tiếng nói cảm thương của HXH hướng về những đau khổ riêng của giới nữ.
- Đối tượng cảm thương của HXH là những người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh:
Người phụ nữ làm lẽ, chồng chết sớm, không chồng mà chửa,…
- HXH đồng cảm, thương xót người phụ nữ với cả nỗi đau vật chất, tinh thần nhưng sâu
sắc hơn là nỗi đau tinh thần.
 Đồng cảm với nỗi đau khổ của người phụ nữ lấy chồng chung:
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung,
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng.
Năm thì mười hoạ hay chăng chớ,
Một tháng đôi lần có cũng không.
Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
Thân này ví biết dương này nhỉ,
Thà trước thôi đành ở vậy xong.”
- HXH không ngần ngại khi nói đến những chuyện tế nhị trong hạnh phúc vợ chồng. Bi
kịch của người phụ nữ được bà chú ý ở đây là anh phận là vợ nhưng thân phận lại như con
ở - một thứ con ở không công, vậy mà cũng chỉ biết oán thán, chịu đựng. Đau đớn hơn
nữa còn là sự thiếu thốn tình cảm vợ chồng, là cảm giác cô đơn lạnh lẽo ngay giữa chính
căn nhà mà mình ở.
- HXH đã từng làm lẽ hai lần. Hơn ai hết bà hiểu được nỗi bất hạnh của cảnh “ Kẻ đắp
chăn bông kẻ lạnh lùng”. Bà đứng trước đau khổ người khác, không phải để góp thêm
nước mắt mà để vỗ về, dìu họ ra khỏi đau thương.
 Đồng cảm với những người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
- Miêu tả về chiếc bánh trôi và các công đoạn làm bánh, HXH đã không ngần ngại liên
tưởng đến hình ảnh người phụ nữ để từ đó khẳng định vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu của họ.
- Bài thơ ẩn chứa những ngậm ngùi về thân phận éo le, ngang trái “ Bảy nổi ba chìm với
nước non”, “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” nhưng vượt lên trên tất cả vẫn là lời khẳng định
phẩm giá đầy kiêu hãnh: dù số phận có lênh đenh vất vả nhưng tấm lngf trinh bạch, son
sắt thì vân không bao giờ thay đổi.
 Đồng cảm với người phụ nữ không chồng mà chửa:
“ Cả nể cho nên hoá dở dang,
Nỗi niềm chàng có thấu chăng chàng.
Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc,
Phận liễu sao đà nảy nét ngang,
Chữ tình một khối thiếp xin mang.
Quản chi miệng thế lời chênh lệch,
Không có nhưng mà có mới ngoan.”
 Lên tiếng đòi lòng chung thuỷ, thái độ nghiêm túc trong tình yêu
“Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.”
Tiếng nói cá nhân nhưng lại có ý nghĩa đại diện sâu sắc cho số phận của biết bao
người phụ nữ trong xã hội thời nữ sĩ, những người ý thức được về mình nhưng lại
không được làm chủ cuộc đời và số phận của chính mình.
b. Tiếng nói khẳng định, ngợi ca.
 Ca ngợi vẻ đẹp hình thể:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn.”
(Bánh trôi nước)
“Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Đôi lứa như in tờ giấy trắng
Ngàn năm còn mãi cái xuân xanh”
(Đề tranh tố nữ)
Vẻ đẹp trong trắng, hồn nhiên như được chạm khắc vào thời gian một cách vĩnh cửu. Vẻ
đẹp phồn thực nhưng lại hết sức hồn nhiên tạo nên sức mê hoặc lòng người, vẻ đẹp ấy
không phải người phụ nữ nào trong xã hội đó cũng dám lên tiếng khẳng định. Không chỉ
khẳng định vẻ đẹp về hình thức, HXH còn rất chú trọng đến vẻ đẹp tâm hồn của người
phụ nữ.
 Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
( Bánh trôi nước )
“Thân em như quả mít trên cây
Vỏ nó xù xì, múi nó dày”
( Quả mít )
c. Tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh.
- “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi. ( Mời Trầu )
- “ Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dạy làm thơ” ( Mắng học trò dốt )
- Khẳng định vẻ đẹp, tài năng và bản lĩnh của mình, HXH cũng lên tiếng ca ngợi , khằng
định vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội. Tuy vẫn có một chút buồn tủi song trên hết
vẫn là sự thông minh, tự tin, bản lĩnh hiếm có và một nét riêng không thể trộn lẫn trong cá
tính HXH.
3. HXH – Nhà thơ trữ tình và trào phúng.
a. HXH – nhà thơ trữ tình.
- Tiếng nói trữ tình tha thiết của thơ HXH thể hiện qua những vần thơ tràn đầy cảm xúc
trước con người và thiên nhiên.
- Cảm xúc trữ tình được thể hiện đầy nồng nàn, da diết qua các bài thơ Tự tình của nữ sĩ.
 Tự tình 1: nỗi niềm buồn thảm của HXH trước duyên phận hẩm hiu, trước lẽ đời
đầy nghịch cảnh éo le, ngang trái, là sự vươn dậy cuae chính bản thân, thách đố lại
duyên phận, không chịu bó tay trước số phận.
 Tự tình 2: tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất, nhưng cuối cùng vẫn đọng lại nỗi
xót xa.
 Tự tình 3: thấm đẫm nỗi buồn trước số phận nổi nênh và lo lắng trước tương lai mờ
mịt.
 Tình yêu thiên nhiên: Cảnh thiên nhiên nhà thơ yêu mến là những cảnh bình thường
mà cao rộng, có hình khối, có cây, có gió, sắc màu,…nghĩa lad một thiên nhiên trữ
tình trong bài thơ dài của tạo hoá, thiên nhiên làm đẹp cuộc sống con người.
b. HXH – nhà thơ trào phúng.
- Bản chất HXH là người phụ nữ giàu lòng yêu thương, vì yêu thương mà căm giận. Nữ sĩ
đã chống lại cái xấu, cái ác bằng vũ khí trào phúng, đả kích và nhiều khi vũ khí ấy lại là
cái tục.
-Đối tượn trào phúng của HXH là những kẻ sông giả dối, phi nhân tính. Chúng thược tầng
lớp: vua chúa, quan lại, hiền nhân quân tử, học trò, sư,…Tất cả những gì trái với tự nhiên,
phi nhân tính đều nằm trong “tầm ngắm” của thơ HXH.
- HXH không những đứng trên lập trường đạo dức mà còn đứng trên lập trường nhân bản
để châm biếm đả kích.
4. Nghệ thuật thơ HXH.
1. Về ngôn ngữ
- Sử dụng sáng tạo ngôn ngữ dân gian : thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
- Sử dụng sáng tạo ngôn ngữ đời sống
+ Dùng ngôn ngữ thông tục
+ HXH có biệt tài sử dụng tiếng chửi trong thơ
+ Sử dụng các đại từ nhân xưng, các từ cảm thán.
2. Về hình tượng nghệ thuật
- Hình tượng nghệ thuật là những sáng tạo từ bản thân đời sống
- Hình tượng nghệ thuật được gợi ý từ vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ
- Hình tượng nghệ thuật có tính “đa hưởng”.

You might also like