You are on page 1of 4

TỰ TÌNH II

(Hồ Xuân Hương)


I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
- Quê: Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An, sống chủ yếu ở Thăng Long.
- Thông minh, tài hoa, cá tính mạnh mẽ ngang tàng, có ý tưởng muốn lật đổ luân lý xã hội cũ.
- Đi nhiều nơi, giao du rộng rãi với nhiều danh sĩ (nam giới) trong đó có Nguyễn Du ⭢ cuộc đời, tình duyên éo le, ngang
trái (hai lần làm lẽ).
- Sự nghiệp sáng tác: Lưu Hương Ký (24 bài chữ Hán, 26 bài chữ Nôm)
+ Cả chữ Hán - chữ Nôm ⭢ nổi tiếng sáng tác bằng chữ Nôm (còn khoảng 40 bài) ⭢ Mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.
+ Nội dung: Đặt ra một cách sâu sắc, thấm thía những vấn đề riêng tư, những bất công ngang trái mà người phụ nữ
trong xã hội phong kiến phải chịu đựng, đề cao người phụ nữ, bênh vực quyền sống bình đẳng, quyền hạnh phúc của
họ.
+ Nghệ thuật: Đa dạng, độc đáo tạo nên một vẻ “duyên dáng Xuân Hương”.
2. Tác phẩm:
- Nằm trong chùm 3 bài Tự tình của Hồ Xuân Hương.
- Bài thơ là nỗi thương mình trong cô đơn lẽ mọn và tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le, đồng
thời thấy được khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Hai câu đề: Nỗi buồn tủi trong cô đơn
• Câu 1:
- Thời gian: đêm khuya: Nỗi niềm buồn tủi của Hồ Xuân Hương được gợi lên giữa một đêm khuya.
+ Đêm khuya là thời gian thực, đó là khoảng thời gian tăm tối nhất, vắng lặng nhất trong ngày. Đó cũng là khoảng thời
gian người ta đã yên giấc, để ngơi nghỉ sau một ngày sống.
+ Nhưng đêm khuya cũng là thời gian tâm lí: Con người sống với chính mình.
- Không gian:
+ Không gian không được miêu tả trực tiếp mà xuất hiện gián tiếp qua cụm từ “văng vẳng trống canh dồn”. Trống canh
là phương tiện báo thời gian trong đêm, âm thanh thường rất lớn, rất vang: “Tiếng vượt thanh cao kinh tổ nhạn/ Âm
vang sông Nhị vọng ngư thuyền” (Thanh quá trùng thành kinh nhạn ổ/ Hưởng cùng Nhĩ thuỷ đối ngư chu – Đoàn Nguyễn
Tuấn). Thế mà khi đến được với Hồ Xuân Hương, nó chỉ còn là “văng vẳng” mà thôi. Nhà thơ đã dùng âm thanh để
khắc hoạ cái xa vắng, rộng lớn của không gian. Con người một mình như lọt thỏm vào không gian vắng lặng, nỗi cô
đơn càng được tô đậm, không dễ nguôi ngoai.
+ “văng vẳng” còn là bút pháp lấy động tả tĩnh.
+ Phép đảo ngữ đưa từ láy “văng vẳng…” lên trước, tách ra khỏi từ “dồn”, tạo nên một kết cấu gợi nhiều ý nghĩa. Từ
“dồn” ở đây có thể hiểu là dồn dập – bước đi của thời gian như dồn đuổi con người. Thời gian cứ lạnh lùng trôi, tuổi trẻ
cứ hờ hững qua đi khiến hạnh phúc càng trở về xa vời, vô vọng. Sự dồn dập của âm thanh gợi ra hình ảnh con người bị
cô lập trong nỗi cô đơn, bị bủa vây bởi đêm đen và tiếng trống. “Văng vẳng” nghĩa là xa lắm, nhưng “dồn” lại gợi lên
cảm giác gần bên. Câu thơ chỉ tả cảnh nhưng đã khắc hoạ được sự rối bời trong tâm trạng, đó là thực cảnh mà cũng là
tâm cảnh: vừa phảng phất nỗi cô đơn, lẻ loi, xa vắng lại vừa mạnh mẽ, dập dồn như muốn trào dâng.
• Câu 2:
- “Trơ” đặt đầu câu là phép đảo ngữ, mang 3 nét nghĩa:
+ “Trơ” là bày ra, phơi ra. Nghĩa này gợi sự tủi hổ, bẽ bàng, gợi sự liên tưởng đến câu thơ của Nguyễn Du: “Đuốc hoa
để đó mặc nàng nằm trơ”.
+ “Trơ” còn có nghĩa là trơ trọi, lẻ loi, không có ai và không còn ai bên cạnh.
+ “Trơ” còn có nghĩa là trơ trơ, gan lì, thách thức. Nó có cùng hàm nghĩa với chữ “trơ” trong thơ Bà Huyện Thanh
Quan: “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt” (Thăng Long thành hoài cổ). Con người đó, trong phút yếu đuối nhất của mình
vẫn giữ lại cốt cách, bản lĩnh mạnh mẽ thường ngày.
 Từ “trơ” như chiếc chìa khoá mở ra cánh cửa dẫn vào tâm trạng rối bời của nữ sĩ: vừa có cả niềm đắng cay vừa có
cả sự cứng cỏi.
- Từ “Hồng nhan” xưa nay vẫn dùng để chỉ người con gái đẹp một cách trân trọng. Nhưng trong văn học nước ta khoảng
thế kỉ XVII – XVIII, “hồng nhan” lại gắn với “bạc phận”, bởi “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” (Nguyễn Du),

1
hay chính là bởi xã hội phong kiến vốn đối xử bất công với người phụ nữ, nên khoảnh khắc họ ý thức được vẻ đẹp của
mình cũng là lúc nhận ra số kiếp bạc bẽo của bản thân.
+ “Hồng nhan” + “cái” ⭢ rẻ rúng, mỉa mai.
+ “Trơ cái hồng nhan” + “nước non” ⭢ sự cay đắng, bền gan, thách đố.
+ Từ “nước non” trong hệ thống thơ ca Xuân Hương còn mang nghĩa là sắc đẹp, là khát khao xuân tình. Con người
Xuân Hương là thế: cái xuân sắc có thể tàn phai song cái xuân tình vẫn còn rạo rực. Nhưng rạo rực xuân tình để làm gì
khi giờ đây, sau rốt, bà cũng cứ một mình trơ trọi.
+ Nhịp 1/3/3 + giọng điệu mỉa mai.
🢡 Nhấn mạnh sự bẽ bàng, nỗi đau bạc phận.
2. Hai câu thực: thực cảnh, thực tình của Hồ Xuân Hương
- Một mình cô độc trong đêm dễ dẫn người ta đến với “chén rượu”. “Hình ảnh nữ sĩ ngồi một mình lẻ loi, cô độc cùng
với chén rượu suông dưới bóng trăng như tạc vào bóng đêm một nỗi sầu nhân thế.”
+ Xưa nay chén rượu vẫn là tri âm của muôn đời thi sĩ, nhất là những người vốn đã chất chứa nỗi sầu muộn trong lòng.
+ “hương đưa”: Xuân Hương không nói đến rượu đắng, rượu cay, bà chỉ nói đến hương rượu. Men rượu như men tình,
hương rượu cũng như hương tình, lúc say nồng thắm thiết, khi lại đắng chát tủi hờn. Hương rượu làm người ta chao đảo,
ngả nghiêng, vừa có cái gì phóng túng lại vừa gợi cả nỗi bất lực chán chường.
+ Nhưng chén rượu đâu có làm vơi đi chén đắng cuộc đời – “Tuý tự tuý đảo sầu tự sầu” (Say tự say gục sầu tự sầu).
Uống rồi say nhưng sầu đâu có vơi. Thậm chí có khi chính nỗi sầu đã làm nhạt cả hương rượu: “Mượn hoa, mượn rượu
giải buồn/ Sầu làm rượu nhạt, buồn làm hoa ôi” (Chinh phụ ngâm). Say để quên, chứ thân phận vẫn còn nguyên đó,
chẳng có gì thay đổi cả.
- Cụm từ: “Say lại tỉnh” ⭢ gợi cái vòng quẩn quanh ⭢ nỗi đau thân phận: say quên đi tỉnh dậy lại nhớ đến thực tại phũ
phàng, càng nhớ càng đau, càng đau càng sầu.
- Hình tượng: “trăng bóng xế” ⭢ khuyết chưa tròn ⭢Thân phận nữ sĩ.
+ Câu thơ có thể là thực cảnh: trăng đã xế bóng, trời đã gần về sáng, thi sĩ vẫn còn thức suốt với nỗi muộn phiền của
mình. Hơi rượu cứ toả còn nỗi sầu cứ triền miên trong thời gian.
+ Câu thơ là ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất giữa trăng và người. “Vầng trăng bóng xế”: Trăng
xế bóng là trăng tờ mờ sáng mà cũng là trăng cuối tháng. Đó là trăng khuyết song là cái khuyết sau khi đã tròn.
➢ Trăng đã khuyết: dang dở, không trọn vẹn, đã phai tàn: Tuổi xuân đã qua; con người đã bước qua cái dốc bên
kia của đời;
➢ Trăng chưa tròn: theo lẽ thường, phải tròn rồi mới khuyết, phải đầy rồi mới vơi. Đó là quy luật của tự nhiên
mà cũng là lẽ thường của một đời con người. Thế nhưng với Hồ Xuân Hương, đó lại là điều xa xỉ. Bởi cuộc đời
bà là một “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Khuyết thì đã khuyết mà tròn thì chưa được. Tuổi xuân đã
qua đi mà hạnh phúc chưa một lần viên mãn.
+ Ở đây, Xuân Hương viết “chưa tròn” chứ không phải “không tròn”. Bi kịch đã chẳng thể vượt qua nhưng sâu thẳm
trong lòng nữ sĩ vẫn còn một niềm hi vọng: “chưa”, tức là vẫn mong đợi sẽ có, dẫu chỉ là một niềm hi vọng mơ hồ.
🢡 Bốn câu thơ đầu vẽ nên một khung cảnh nhuốm màu tâm trạng. Đó là những nỗi niềm rối bời trong lòng con người.
Điều đó được bộc lộ thông qua hệ thống hình ảnh đối nhau: phía này là không gian, thời gian, là nước non rộng lớn còn
phía kia là phận hồng nhan, là sự bé nhỏ nhưng cứng cỏi của con người; hương rượu đưa khiến người say rồi tỉnh; vầng
trăng đã xế bóng cũng như tuổi trẻ của con người đã qua… Tất cả đã bộc lộ nỗi chán chường, niềm cô đơn và bi kịch
thân phận của người phụ nữ.
🢡 Bi kịch: khát vọng hạnh phúc tuổi xuân >< sự thật phũ phàng.
3. Hai câu luận: nỗi niềm phẫn uất
- Phép đối + Nghệ thuật đảo ngữ đưa hai động từ mạnh “xiên”, “đâm” lên trước khắc hoạ sự phẫn uất của tâm trạng.
Nhất là khi hai từ ấy đều chỉ những hành động có tính đả phá, tiêu diệt. Cách dùng đảo ngữ táo bạo thể hiện cá tính
mạnh mẽ, không dễ chấp nhận, buông xuôi trước hoàn cảnh. Hồ Xuân Hương muốn phá đi tất cả những lề thói và ràng
buộc đó, muốn đập tan cái vòng kim cô đã trói buộc chính bà và bao nhiêu người phụ nữ khác. Cái tư thế bị động ở câu
thơ thứ hai (“Trơ cái hồng nhan với nước non”) đến đây là trở thành chủ động.
⭢ Sự phẫn uất của tâm trạng.
- Động từ (xiên, đâm) + bổ ngữ (ngang, toạc) ⭢ rất độc đáo ⭢ sự bướng bỉnh, ngang ngạnh ⭢ rất Xuân Hương.
⭢ Vạch đất, vạch trời mà hờn oán.
- Rêu vốn là loại thực vật sống nhờ, sống tạm trên mặt đất, đá, vốn nhỏ bé, yếu ớt đến mong manh nhưng trong thơ Hồ
Xuân Hương, nó như cựa quậy, sống dậy trong một sinh khí mới: cứng cáp, mạnh mẽ. Nó phải mọc xiên, lại còn “xiên
ngang mặt đất” một cách ngang tàng, ngạo nghễ. Đá bình thường im lặng, vô tri, bất động và rắn chắc nay đá bỗng như

2
nhổm dậy, thay hình đổi dạng, trở nên dữ dội, nhọn hoắt, lại càng phải rắn chắc hơn để “đâm toạc chân mây”, xé toạt
bầu trời của những lề thói, nếp nghĩ cũ kĩ đã trói buộc con người.
🢡 Đó là sức mạnh và cũng là sức sống ẩn chứa trong những tạo vật nhỏ bé. Không chỉ phẫn uất mà còn phản kháng,
không cam chịu - một sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thương - một phong cách rất Xuân Hương.
🢡 Từ khung cảnh thật, tác giả hướng đến tâm trạng của chính mình: Muốn vùng thoát khỏi những ràng buộc của cuộc
sống đời thường, của kiếp đàn bà trong xã hội phong kiến. Nhưng ẩn chứa trong đó không chỉ có khát khao tự do, khát
khao tự chủ, khát khao hạnh phúc mà còn có cả sự bất lực tột cùng.
4. Hai câu kết: tâm trạng chán chường, buồn tủi
Chán ngán
- Ngán:
Ngán ngẩm
Mùa xuân
- Xuân:
Tuổi xuân
- “Xuân đi, xuân lại (1) lại (2)”
+ Lại (1): thêm lần nữa
+ Lại (2): trở lại
⭢ Sự trở lại của mùa xuân = sự ra đi của tuổi xuân.
⭢ Trong câu thơ, tác giả đã nhấn mạnh vòng lặp của thời gian xuân đi, xuân lại trở lại, thời gian theo chu kì cứ đi vĩnh
viễn, đi mãi mãi. Năm tháng qua đi, mọi thứ chóng tàn mà tình duyên và hạnh phúc nào đâu đã suông sẻ, vẹn nguyên?
- “Mảnh tình – san sẻ - tí – con con” ⭢ tăng tiến
+ “Mảnh tình” tức là tình cảm mà nữ sĩ nhận được chỉ bé bằng một “mảnh” mà thôi. Nó bé nhỏ và chẳng vẹn nguyên.
+ Mảnh tình đã bé lại còn “san sẻ” thành ra ít ỏi: Đó là số phận của những người phủ nữ mang kiếp chồng chung.
+ Chính vì phải san sẻ chút tình ít ỏi ấy mà điều Xuân Hương còn được có chỉ là một “tí con con”. Đã “tí” mà lại thêm
“con con”, tức là nhỏ đến mức không thể hình dung được.
🢡 Lời than thân trách phận thật xót xa, tội nghiệp ⭢ khái quát: nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa khi với họ
hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp.
🢡 Sự chán nản, ngao ngán của Hồ Xuân Hương trong tác phẩm này, xét đến cùng vẫn mang ý nghĩa tích cực. Xã hội
phong kiến ràng buộc con người bằng đủ thứ lễ giáo, nó yêu cầu người phụ nữ phải biết cam chịu, nhẫn nhục. Thế
nhưng, Hồ Xuân Hương, với cá tính đặc biệt của mình, đã sớm ý thức được sự bất công, nỗi tủi hổ mà mình phải chịu
đựng. Bà đã chán ngán kiếp sống không có niềm vui, không có hạnh phúc của mình. Nỗi chán chường ấy không khiến
con người trở nên bị luỵ, quy hàng số phận mà càng khiến bà bộc lộ một cách mãnh liệt niềm khát khao tình yêu, hạnh
phúc và khơi lên ý chí phản kháng số phận, mở ra khả năng đấu tranh cho hạnh phúc của mình. Có thể nói đây là tiếng
nói đấu tranh đặc trưng trong thơ ca Hồ Xuân Hương.
III. TỔNG KẾT
• Nội dung: Bi kịch và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của tác giả. Trong buồn tủi vẫn cố gắng vượt lên số
phận nhưng lại rơi vào bi kịch ⭢ Ý nghĩa nhân văn của bài thơ.
• Nghệ thuật: Từ ngữ giản dị mà đặc sắc; hình ảnh giàu sức gợi cảm; diễn tả các biểu hiện phong phú, tinh tế của
tâm trạng.
IV. TƯ LIỆU
Một số bài thơ của Hồ Xuân Hương:

Tự tình I Tự tình III


Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom, Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm. Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc, Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om. Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ, Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Sau giận vì duyên để mõm mòm. Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Tài tử văn nhân ai đó tá? Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Thân này đâu đã chịu già tom! Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.

Lấy chồng chung Khóc chồng làm thuốc

3
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng, Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung. Thương chồng nên nỗi khóc tỉ ti.
Năm thì mười họa chăng hay chớ, Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo,
Một tháng đôi lần có cũng không. Cay đắng chàng ơi vị quế chi.
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm, Thạch nhũ, trần bì sao để lại,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công. Quy thân, liên nhục tẩm mang đi.
Thân này ví biết dường này nhỉ, Dao cầu thiếp biết trao ai nhỉ,
Thà trước thôi đành ở vậy xong. Sinh kí chàng ơi tử tắc quy.
Nhận định về Hồ Xuân Hương:

1. “Trong tâm thức người Việt Nam, Hồ Xuân Hương là một nhà thơ vô cùng độc đáo. Độc đáo về nội dung. Độc
đáo về thủ pháp nghệ thuật. Xứng danh là “bà chúa” của thơ Nôm, từ đề tài đến hình ảnh, sắc màu…, thơ Hồ
Xuân Hương không bao giờ tĩnh lặng, bằng phẳng, đăng đối mà ngược lại, chúng luôn sống động, gai góc, gồ
ghề… xa lạ với chừng mực hài hòa của phong khí văn chương đương thời. Không đài các như Bà Huyện Thanh
Quan; không bác học, trữ tình như Nguyễn Du; cũng chẳng quý phái, vàng son, trang trọng tới từng câu từng
chữ mà gọt giũa đến độ tinh xảo như chạm, như khắc của Nguyễn Gia Thiều… thơ Nôm Hồ Xuân Hương chỉ
có thể sánh với lời ăn tiếng nói của dân gian.” (Thơ Hồ Xuân Hương từ cội nguồn vào thế tục, Đào Thái Tôn)
2. “Hồ Xuân Hương có mấy bài thơ than thân thành một bộ ba song song nhau, bài nào cũng tiêu tao, cũng nói
ra tự đáy lòng của một người phụ nữ. Đây là tình trạng phân vân, chiếc thuyền duyên phận không biết sẽ ra
sao, nửa như yêu thương dào dạt, nửa như hiểm nguy đe dọa […] Đây là cảnh đêm khuya, người đàn bà một
mình không ngủ, não nuột cái thân lẻ chiếc, thiếu thốn yêu đương, xuân đi rồi xuân trở về, mà tình yêu thì mình
chỉ được chia sẻ có một tí; “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”, tiếng trống thì dồn lên như vậy, mà mình
thì chỉ “Trơ cái hồng nhan với nước non”, trơ là trơ trọi, chơ vơ và cũng có thể là nông nổi dơ dáng dáng hình;
nhạc điệu bài thơ rất êm ái mà tiêu tao.” (Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm, Xuân Diệu)
3. Hồ Xuân hương “học rộng mà thuần thục, dùng chữ ít mà đầy đủ, từ mới lạ mà đẹp đẽ, thơ đúng phép mà văn
hoa, thực là một bậc tài nữ” (Trích Hồ Xuân Hương – Tiểu sử, văn bản, tiến trình huyền thoại dân gian hóa)
4. “Xuân Hương lại là một nhà thơ, một nhà văn có trình độ cao và tư tưởng rộng. Bộ óc phóng khoáng, khoát
đạt của bà quyết không chịu bó buộc uốn theo khuôn khổ chật hẹp tầm thường và tầm mắt sáng suốt trông xa
của bà tất phải buông rộng ra ngoài tập tục cổ truyền và đường lối hạn định.” (Hồ Xuân Hương – nhà thơ cách
mạng, Hoa Bằng)
5. “Tưởng như tiếng nói van lơn đằm thắm của một tâm hồn nhi nữ luôn luôn tha thiết với tình ái mà ước vọng
chỉ vấp phải toàn những trắc trở đau lòng. Cho nên nàng đã phản ứng lại bằng một thái độ tự cường, tự kiêu,
ngạo đời, mạ đời… Sự lẫn lộn của bi với hài, van lơn mềm mỏng với mai mỉa chanh chua, để kết cục lại bằng
ngao ngán hay thách thức, tất cả chỉ là những biểu diễn quá tự nhiên của một tâm lí phụ nữ trong hoàn cảnh
như Xuân Hương.” (Đặc sắc thơ Hồ Xuân Hương, Phạm Thế Ngũ).

You might also like