You are on page 1of 4

-Xuất hiện của thời gian: đêm khuya.

Thời gian cuối của 1 ngày dài, con người có


nhiều tâm sự cũng như những cảm xúc sâu lắng (Sự cô đơn lẻ loi).
-Âm thanh “văng vẳng” thể hiện được sự yên ắng của cảnh vật thiên nhiên. Không
gian rộng lớn, yên ắng, không 1 hoạt động sinh hoạt nào => nghe rõ được từng
tiếng trống canh => nhấn mạnh thêm sự lẻ loi, cô đơn của người phụ nữ. “Dồn” =>
tấn công vào tâm trạng chủ thể trữ tình, càng làm cho chủ thể trữ tình cảm nhận rõ
thêm về sự cô đơn và buồn tủi.
-“Trơ cái hồng nhan”: sự tự nhận thức được thân phận của mình, thân phận của
người phụ nữ trong xã hội cũ, không định đoạt được số phận bản thân, không ai
đồng cảm và hiểu được nổi lòng của mình. Sự bất lực trước cuộc đời khi không thể
thay đổi được định kiến xã hội.
-“Chén rượu”: sự giải trốn tránh thực tại, tìm đến những thứ mơ ảo để quên đi sự
cô đơn, buồn tủi. Nhưng không có tác dụng giải quyết được vấn đề, đến khi tỉnh lại
vẫn phải đối diện với nó. “Lại”: sự lặp lại nhiều lần việc trốn tránh thực tại, 1 sự vô
ích nhưng không còn cách nào khác tốt hơn thay thế => sự tuyệt vọng, không có
lối thoát được nổi buồn trong lòng.
-“Vầng trăng”: hình ảnh thơ phổ biến => ẩn dụ cho khát khao tình yêu của người
phụ nữ => chưa được trọn vẹn.
-“Xiên ngang”, “Đâm toạc”: sự vẫy vùng của chủ thể trữ tình, sự chống lại số
phận. 1 sự mạnh mẽ muốn vượt qua được bão lòng.
-“Xuân”: tuổi xuân của người con gái. “Mảnh tình”: sự ít ỏi của tình cảm, tình cảm
vốn là thứ không thể đếm, nhưng ở đây lại là “mảnh” => sự thiếu thốn tình cảm =>
khao khát có được hạnh phúc. “Con con”: nhấn mạnh sự thiếu thốn tình cảm.
Đối với nền văn học Việt Nam trong khoảng cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX,
ta có thể thấy được không ít các tác phẩm tiêu biểu nói về chủ nghĩa nhân đạo, đòi
quyền sống, đấu tranh giải phóng con người… Và trong số các tác phẩm đó, Tự
Tình của Hồ Xuân Hương lại là tác phẩm tiêu biểu đòi hạnh phúc cho người phụ
nữ trong xã hội xưa. Là 1 chủ đề táo bạo đối với tác giả và tác phẩm trong thời đại
ấy, thể hiện lên bức tranh tâm trạng của người phụ nữ nói chung và Hồ Xuân
Hương nói riêng.
Từ các tài liệu, Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ vô cùng cá tính trong thời đại ấy. Bà
có không ít các tác phẩm chữ Nôm và chữ Hán, cùng với đó là trên dưới 40 bài thơ
Nôm. Đồng thời, Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ tiêu biểu viết về phụ nữ, là tiếng
nói thương cảm của người phụ nữ xã hội xưa. Tự Tình thuộc thể thơ thất ngôn bát
cú, mang đậm chất thái độ của Hồ Xuân Hương về khát vọng hạnh phúc cũng như
sự phẫn uất trước số phận lúc bấy giờ. Đòi quyền hạnh phúc cho cá nhân bà cũng
như đối với người phụ nữ trong chế độ cũ.
Bài thơ mở ra với 2 câu đề, trong số chúng đã cho chúng ta thấy được bức tranh
thời gian khi vào đêm khuya với âm thanh văng vẳng của tiếng trống canh:
“…”
Như những tác phẩm khác:“Chinh phụ ngâm khúc”, ta sẽ thấy được bài thơ xuất
hiện trong thời điểm vào đêm, là lúc 1 ngày dài sắp sửa kết thúc. Cũng là lúc tâm
trạng con người có nhiều sự thay đổi, nhiều tâm trạng và suy tư hơn bao giờ. HXH
đã khéo léo cho chúng ta thấy được nổi buồn man mác của chủ thể trữ tình trong
bài thơ. Đó là 1 nổi buồn, 1 nổi cô đơn giữa sự tăm tối của trời khuya. Không
những vậy, với âm thanh “văng vẳng trống canh”, ta còn thấy được sự yên tĩnh khi
vào đêm, nó khiến cho không gian tăm tối trở nên rộng lớn, u sầu hơn. Như phóng
đại thêm nổi buồn trong lòng tác giả, nó khiến chúng ta phải trầm lắng cùng Hồ
Xuân Hương. Tiếng trống canh không chỉ văng vẳng mà nó còn dồn dập, phải
chăng đó là do tâm trạng của HXH mà tiếng trống như đánh nhanh hơn? Sự cảm
nhận ấy của HXH như muốn cho ta thấy được sự rối bời trong tâm trạng của tác
giả. Đó là nổi buồn trước sự cô đơn lẻ loi.
Không những thế, ta thấy được nhận thức về thân phận của tác giả qua câu thơ:
“…”
HXH biết được số phận trớ trêu của bản thân trong xã hội cũ. Điều đó cũng như
nói lên số phận của người phụ nữ nói chung và của HXH nói riêng, họ đẹp, họ giỏi
nhưng vẫn không thể tự định đoạt được duyên phận của mình. Họ chỉ biết bất lực
giao hết mọi thứ cho mọi thứ xung quanh. Cùng với đó là phép đảo ngữ, ta sẽ thấy
được sự đau đớn của HXH trước số phận hẫm hiu. Sự bất lực ấy là sự bất lực của
cá nhân nhỏ bé đứng trước xã hội to lớn, có muốn phản kháng cũng không được.
Đó là bức tranh về 1 người phụ nữ có số phận oái ăm.
Với 2 câu thực, ta sẽ cảm nhận được rõ hơn tâm trạng của tác giả:
“…”
Chi tiết “chén rượu hương” thể hiện lên sự trốn tránh thực tại tàn nhẫn của HXH.
Khi con người rơi vào bế tắc, họ sẽ tìm đến những thứ mơ ảo để có thể quên đi
thực tại, quên đi những nổi buồn của hiện thực. Thế nhưng nó chỉ là giải pháp tạm
thời, bởi hết say thì con người ta vẫn sẽ phải đối mặt tiếp với thực tại, không thể
trốn tránh được. HXH có lẽ biết là vậy nhưng bà vẫn chọn cách “say lại tỉnh”, việc
tìm đến hơi men đã không còn là 1 điều gì đó quá xa lạ đối với tác giả. Đó là sự
tuyệt vọng của của chủ thể trữ tình, cô đơn, buồn tủi nhưng chẳng thể làm gì được,
chỉ biết làm bạn với hơi men để quên đi hiện tại. Không những vậy, việc sử dụng
hình ảnh thơ khá phổ biến “vầng trăng khuyết” như ẩn dụ về thân phận của người
phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ. Khát khao hạnh phúc nhưng thực tại lại phũ
phàng, giễu cợt với họ.
Với 2 câu luận, ta thấy được sự phản kháng của HXH:
“…”
Từ cách sử dụng phép đảo ngữ, ta sẽ thấy được sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của
HXH cả trong thơ văn cũng như trong cuộc sống. Trong thơ văn, HXH phá cách
không ít lần để tạo nên các tác phẩm mang đậm chất HXH, 1 biểu tượng của riêng
bà. Còn đối với cuộc sống, HXH dù không thể thay đổi được nhiều nhưng bà vẫn
chống lại xã hội, vẫn khao khát và đòi quyền hạnh phúc của bản thân. Cùng với
cách sử dụng các động từ mạnh “…” trong miêu tả sức sống mãnh liệt của thiên
nhiên, ta sẽ thấy trong đó cũng có 1 sự mạnh mẽ của HXH trước cuộc sống khắc
nghiệt. HXH dám đứng lên chống lại, dám phản khảng lại xã hội để đòi quyền
hạnh phúc cho bản thân bà cũng như của người phụ nữ, đó là 1 điều hết sức táo bạo
có tư tưởng vượt thời đại.
Bài thơ kết thúc bằng 2 câu:
“…”
Tác giả sử dụng từ “xuân” không chỉ để chỉ vòng tuần hoàn của thời gian mà còn
là tuổi của người con gái, tuổi của chính tác giả, cùng với đó là “lại lại” cho thấy
sự lặp đi lặp lại của vòng tuần hoài, lần nào cũng như nhau, cũng thiếu hụt tình
cảm. Sự thiếu hụt ấy khiến tác giả “ngán”, HXH không muốn lúc nào cũng phải
như vậy, không muốn lúc nào người phụ nữ cũng là người phải chịu đựng sự thiếu
thốn tình cảm ấy. Bà khao khát có 1 tình cảm trọn vẹn. Tình cảm theo thường lệ sẽ
không thể đếm được, nhưng ở đây HXH sử dụng “mảnh”, như muốn nhấn mạnh
thêm về sự ít ỏi trong tình cảm, nó không chỉ dừng lại ở đó, mà nó còn “san sẻ tí
con con”. Đã ít lại còn ít hơn! Càng cho ta thấy được bi kịch cô đơn của chủ thể trữ
tình. Với phép nghệ thuật tăng tiến giảm dần đó, HXH đã không chỉ thể hiện được
khát vọng về tình cảm của bản thân, mà còn như 1 lời than vãn trước số phận oái
ăm.
Tóm lại, qua “Tự Tình”, ta không chỉ thấy được 1 bức tranh tâm trạng buồn tủi của
HXH nói riêng mà còn là của người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung, họ cô đơn
và luôn khao khát về 1 tình yêu trọn vẹn. Đồng thời, ta cũng thấy được nét cá tính
của HXH khi dám phản kháng lại xã hội, tuy không thay đổi được gì, nhưng đó
cũng là 1 sự táo bạo ở thời điểm bấy giờ. Việc bà làm mang tư tưởng vượt thời đại,
dám đòi quyền hạnh phúc, dám đấu tranh cho bản thân và cho người phụ nữ.
Không chỉ có tư tưởng hiện đại mà qua “Tự Tình”, ta cảm nhận được ở HXH là 1
nhà thơ có cách dùng từ sáng tạo, và khả năng Việt hóa thơ Đường, tạo ra 1 nét cá
tính đặc biệt.

You might also like