You are on page 1of 4

Bài thuyết trình Tự tình (Bài II)

1. Giới thiệu
Xin chào cô giáo dạy Văn và các bạn lớp 11A2 Tin. Và chúng tôi xin gửi
lời cảm ơn tới mọi người vì đã có mặt để tham dự buổi thuyết trình của nhóm 1.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu qua về các thành viên nhóm. Nhóm chúng tôi
gồm có 12 thành viên trong đó có 9 nam và 3 nữ, và nhóm trưởng là bạn…,
Tiếp theo hãy cùng đến với phần mục lục. Hôm nay chúng tôi xin trình bày về 3
phần chính dưới đây, và phần trọng tâm trong bài thuyết trình này chính là nội
dung 2.

2. Thuyết trình
a. Giới thiệu về tác phẩm Tự tình (Bài II)
Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của áng thơ
này. Trên đây chúng tôi có chiếu hình ảnh bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, nữ
thi sĩ tuy là người phụ nữ bản lĩnh nhưng luôn sống trong sự cô đơn, buồn tủi bởi
chuyện tình duyên đầy trắc trở, hai lần đều mang phận làm lẽ. Phải chăng, bài thơ
Tự tình II được sáng tác trong hoàn cảnh đó, để qua đây, bà gửi gắm nỗi lòng tâm
sự của bản thân và bày tỏ khát vọng hạnh phúc gia đình. Tác phẩm nằm trong
chùm thơ Tự tình gồm 3 bài của tác giả, bộc lộ cảnh ngộ éo le ngang trái cùng
những nỗi niềm buồn tủi cay đắng của thi sĩ. Bài thơ tự tình cũng giống bài qua
đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan được viết thể thơ thất ngôn bát cú độc đáo.
Về nội dung tác phẩm làm hiện lên một hình tượng phụ nữ trong xã hội phong kiến
vừa bi thương, phẫn uất lại vừa mạnh mẽ, cố chấp vừa bất hạnh trước tình duyên
hẩm hiu nhưng lại tràn đầy nỗi khao khát cháy bỏng hạnh phúc lứa đôi. Đồng hành
cùng nội dung đưa bài thơ trở thành áng thơ bất hủ chính là những giá trị nghệ
thuật đặc sắc. Ý nghĩa nhan đề là sự kết hợp giữa hai từ tư và tình. Tự là … còn
tình là … Hai từ đó đứng cạnh nhau tạo nên nhan đề tự tình có nghĩa là …. Trên
màn hình là đoạn trích bài thơ Tự tình. Như các bạn có thể thấy bài thơ gồm 8 câu,
mỗi câu thơ đều chan chứa tâm tự của người phụ nữ. Bài thơ tuân theo quy luật
nghiệm ngặt của lối thơ đường nên đc chia ra làm 4 phần: đề-thực-luận-kết. Tiếp
theo sau đây chúng tôi xin được phân tích chi tiết hai câu đề. Câu đầu còn được gọi
là câu phá đề và câu thứ hai được gọi là câu thừa đề dẫn dắt người đọc vào những í
tiếp theo.
b. Phân tich hai câu đề
Hai câu thơ đầu mở ra một không gian của đêm buông tĩnh mịch, và trước cái
đêm tĩnh lặng ấy cái tình của người phụ nữ mới bắt đầu chiếm lấy không gian ấy
để mà thổn thức một mình:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Thời gian đêm khuya thường là lúc mọi vật chìm vào giấc ngủ, không gian trở nên
yên tĩnh, vắng lặng. Tuy nhiên đây cũng là khoảng thời gian để cho con người ta
tâm sự chiêm nghiệm về cuộc đời. Và người phụ nữ cũng vậy đối vs họ đây là
khoảng thời không để họ tự giãi bầy, tâm sự nỗi chất chứa trong lòng bấy lâu nay.
Cái không gian ấy gợi về sự trống trải, cô đơn, người phụ nữ không biết tâm sự với
ai chỉ có thể tự mình bộc lộ. Hai chữ “văng vẳng” thể hiện tiếng động nơi xa xa
vọng lại, đó là tiếng trống cầm canh, tiếng trống ấy không làm cho không gian nơi
đây thêm phần huyên náo mà nó càng nhấn mạnh sự tịch mịch của đêm tối. Tiếng
trống ây báo hiệu những bước đi của thời gian, và khi kết hợp với từ “dồn”, nó còn
đánh dấu sự trôi nhanh của tuổi xuân. Có lẽ nhân vật trữ tình thao thức vì sự chờ
mong khắc khoải, mòn mỏi và đầy tuyệt vọng. Ở câu thơ phá đề, Hồ Xuân Hương
đã tài tình đặt từ láy tượng thanh “văng vẳng” lên trên để đặc tả sự dồn dập, thúc
giục của tiếng trống. Trong không gian yên vắng ấy, tiếng trống cứ vang mãi, vang
mãi gây bức xúc lòng người. Không chỉ vậy, cảm thức về thời gian và không gian
càng nổi bật hơn khi được song hành cùng bút pháp lấy động tả tĩnh. Giữa cái cảnh
đêm khuya hiu quạnh kia lại văng vẳng âm thanh tiếng trống dồn canh như xoáy
sâu vào long người. Càng nghe người phụ nữ càng cảm thấy trống trải, cô đơn và
buồn tủi. Bài thơ tự tình (Bài I) cũng được mở đầu bằng sự cảm thức thời gian và
không gian. Thế nhưng không phải tiếng trống dồn canh mà là tiếng gà gáy trên
bom thuyền trong không gian bao la, mịt mù, vô tận:
“Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom”
Nghe âm thanh âý mà người nữ sĩ với tâm trạng oán hận nhìn nhận mọi sự vật của
cuộc đời. Cách cảm nhận bước đi của thời gian qua tiếng trống điểm canh và tiếng
gà gáy là cách cảm nhận rất Á Đông. Lẻ loi trước thời gian đêm khuya và bẽ bàng
trước không gian non nước nên cái hồng nhan trơ ra. Hình ảnh người phụ nữ hiện
lên với từ “hồng nhan” thật nhỏ bé với thân phận mỏng manh. Hồng nhan là nhan
sắc của người phụ nữ đẹp nhưng lại gắn liền với nhiều song gió, giang truân vì thế
nên mới có câu “Hồng nhan bạc mệnh”. Câu thơ còn giúp ta liên tưởng tới số phận
cánh bèo, dôi trạt của nàng Kiều mang vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân tại lầu Ngưng
Bích. Cụm từ “cái hồng nhan” là một sự kết hợp độc đáo, từ cái mang cái gì đó của
thơ trào phúng (mang ý châm biến, tự chế giễu), gợi ra sự rẻ rung, coi thường giá
trị của người phụ nữ, thật xót xa, buồn tủi. Họ không có quyền được lựa chọn hạnh
phúc cho riêng mình, và cũng không có quyền được lên tiếng trong cái xã hội trọng
nam khinh nữ này. Mở đầu câu thừa đề, tác giả cố tình nhấm mạnh vào từ trơ mang
nhiều sắc thái ý nghĩa:
“Trơ cái hồng nhan với nước non”
Động từ “trơ” có nghĩa là phơi ra, bày ra gợi về cuộc đời trơ trọi, lạc long. Song
còn có nghĩa là trơ lì, thể hiện bản lĩnh kiên cường, ngẩng cao đầu thách thức. Cuối
cùng, bà nhấn mạnh khắc sâu hai vế đối lập "cái hồng nhan/nước non", là cá nhân
người phụ nữ với xã hội phong kiến rộng lớn. Từ đó, ta thấy rõ hơn cái bi kịch của
người phụ nữ trong xã hội xưa, nhỏ bé, yếu đuối thế mà phải đối mặt với cái xã hội
to lớn, đầy rẫy bất công. Nghệ thuật đối phần nào cho thấy được tính cách mạnh
mẽ của nữ thi sĩ, khao khát bứt phá khỏi cái lồng chật hẹp của xã hội phong kiến.
Đảo ngữ “trơ”, kết hợp với cách ngắt nhịp đầy tinh tế 1/3/3 đã gây ra ấn tượng
mạnh mẽ, và càng khoét sâu them tâm trạng bẽ bang, tủi nhục. Hồ Xuân Hương
đau khổ nhưng vẫn kiên cương, vững vàng bản lĩnh giữa nhân gian:
“Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”

3. Tổng kết
Sau đây hãy cùng nhóm 1 điểm lại một vài nét nổi bật của hai câu mở bài này. Về
phần nội dung hai câu đề đã đặc tả cảm thức về thời gian và không gian của nhân
vật trữ tình. Từ đó thấy được nỗi buồn tủi xót xa, và sự lẻ loi, cô đơn của người
phụ nữ trong xã hội xưa. Đồng thời làm tròn trách nhiệm của mình khi đảm đương
hai câu thơ mở đề, làm nổi bật lên cái hồn của cả bài thơ, và là cầu nối cho những
câu thơ kế tiếp. Đồng hành cùng nội dụng thì không thể nào không nhắc tới các
biện pháp nghệ thuật đỉnh cao. Bút pháp lấy động tả tình mang trong mình nét tiêu
biểu của thơ cổ Trung Đông đã miêu tả tài tình cảnh đêm khuya vắng lặng, và nỗi
cô đơn, buồn tủi của nhân vật trữ tình. Bằng cách kết hợp các biện pháp tu từ đảo
ngữ, các từ láy tượng thanh, và luật bằng trắc độc đáo hai câu mở bài đã khắc họa
được phần nào thân phận lạc long, trơ trọi, cũng như bản lĩnh, ý chí kiên cường.
Đó là phần trình bày của nhóm chúng tôi, xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.
Cô và các bạn có câu hỏi nào dành cho nhóm chúng mình không?

You might also like