You are on page 1of 3

Mở bài

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ nôm, là nữ thi sĩ tài ba bậc
nhất của văn học Trung Đại Việt Nam. Tình duyên của bà khá lận đận, hai đời
chồng nhưng vẫn làm lẽ. Bà nổi tiếng là xinh đẹp, thông minh, sắc sảo, phóng
túng, cá tính và tài ba. Bà đi rất nhiều nơi, giao thiệp rộng và gặp gỡ nhiều
người nổi tiếng như Nguyễn Du. Bà sáng tác cả chữ nôm và chữ hán và đều có
giá trị nội dung cao. Trong nền văn học Việt Nam thời bấy giờ, bà là hiện tượng
rất độc đáo khi viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất văn học dân
gian. Nổi bất trong các tác phẩm thơ của bà đều là tiếng nói thương cảm cho
thân phận người phụ nữ, khẳng định đề cao cái đẹp và khát vọng hạnh phúc
của họ. Một trong những bài thơ đặc sắc của bà phải kể đến Tự Tình I nằm
trong chùm thơ Tự Tình của Bà. Bài thơ viết theo thể thơ Đường Luật và là nỗi
thương mình trong sự cô đơn khi phải chịu cảnh làm lẽ, qua đó cũng thể hiện
khát khao sống hạnh phúc, vượt lên hoàn cảnh

Thân bài
Phân tích tự tình 1 – Ngay mở đầu bài thơ là thời điểm canh khuya, thời gian
về đêm con người thường sẽ rất cô đơn, nhìn ra được chính tình cảnh của
mình, đối diện với chính mình Hồ Xuân Hương mới thấy mình thật đáng
thương:
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Không gian hiện lên là đêm khuya tĩnh lặng với tiếng gà gáy văng vẳng từ trên
bom thuyền vang khắp xóm. Đêm càng tĩnh, tiếng gà càng vang nghe rất nhức
nhối. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy tiêng gà tả màn đêm
tĩnh mịch, u buồn. Canh khuya, khi mọi người chìm trong giấc ngủ say nồng thì
nữ thi sĩ vẫn còn thức, vẫn còn đang nghĩ về cuộc đời mình. Trong đêm vắng,
nỗi oán hận dường như bủa vây con người, tâm trí và cả không gian xung
uanh. Nỗi oán hận khiến nàng không thể ngủ được và thao thức suốt canh
trường.
Trong lòng thì ôm nỗi oán hận nỗi thương cảm cho cuộc đời làm lẽ của mình,
trông ra ngoài thì màn đêm mù mịt tĩnh lặng cô đơn u buồn chỉ nghe tiếng gà
gáy văng vẳng eo óc, gai góc khiến nỗi cô đơn càng cô đơn hơn.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Nỗi cô đơn u uất càng ngày càng lớn hơn khi sang câu 3,4 tác giả sử dụng
hình ảnh Mõ – chuông; cốc – om. Đây là hai hình ảnh đối xứng với nhau khiến
cho nỗi cô đơn buồn tủi càng kéo dài hơn. Mõ không khuya mà cũng có tiếng
kêu, chuông không đánh mà cũng vẫn om. Có khác gì cuộc đời nàng, cô đơn lẻ
loi với thân phận làm lẽ, tưởng được hạnh phúc ai ngờ lại “kẻ đắp chăn chung,
kẻ lạnh lùng”. Nỗi oán hận, đau đớn như kéo dài khắp mọi chòm, khắp không
gian, tê tái xót xa lại nghe văng vẳng tiếng chuông sầu, tiếng mõ om dù không
ai khuya, ai đánh nhưng trong lòng của nàng lại luôn nghe thấy. Trong câu thơ,
tác giả sử dụng nghệ thuật vì tình sinh cảnh, vì tình trong lòng mình mà sinh ra
cảnh bên ngoài. Cảnh không có mà lòng vẫn có. Lòng buồn khiến cho cảnh
cũng u uất buồn theo.
Câu hỏi tu từ trong câu thơ “Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?” làm cho
giọng thơ thảm thiết, xoáy sâu vào lòng người như một lời than “cớ sao?” , một
tiếng thở dài ngao ngán.
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Nếu tìm hiểu kĩ về Hồ Xuân Hương hẳn bạn sẽ biết Hồ Xuân Hương là phụ nữ
đẹp, thông minh, sắc sảo. Cuộc đời một người phụ nữ thông minh như bà lẽ ra
phải hạnh phúc, tìm được duyên như ý. Nhưng không tình duyên bà lận đận,
cuộc đời làm lẽ, hồng nhan bạc mệnh. Trong một số bài thơ bà viết , đã từng
có những bài thơ miêu tả gián tiếp chân dung bà như: “Thân em vừa trắng lại
vừa tròn – Bánh trôi nước” hay “ Hai hàng chân ngọc duỗi song song – Đánh
Đu”. Qua một số ý thơ bạn đọc hẳn hiểu được rằng bà đã từng rất đẹp, là một
người phụ nữ khiến cho nhiều người mê mẩn. Vậy mà giờ đây, thân phận lẽ
khiến cuộc đời bà chỉ còn nỗi u sầu, bà làm lẽ tới 2 lần thì còn gì sầu hơn?
Bài thơ tự tình chính là tự sự về nỗi buồn của bà, về duyên phận hẩm hiu.
Trước đây vẫn nghe những tiếng rẫu rì, rì rầm? Đó là tiếng gì? Đó phải chẳng là
những lời nhận xét không hay về cuộc đời bà, đó là miệng lưỡi thế gian? Hay
đó là tiếng lòng rầu rĩ của bà là tiếng chuông sầu, tiếng mõ om , tiếng gà văng
vẳng eo óc trong đêm khuya? Để rồi sau lại giận vì duyên để mõm mòm. Bà
buồn, ba giận vì tình duyên lỡ làng, bà đã qua cái tuổi xuân thì, tình duyên đã
quá chính, đã quá nẫu.
Hai câu thơ chính là tiếng thở dài ngao ngán, buồn tủi về cuộc đời của bà, về
con đường tình duyên trắc trở. Bà khao khát hạnh phúc, nhưng dường như
hạnh phúc không đến với bà. Bà tự biết mình đã qua tuổi xuân thì phơi phới,
duyên đã quá nẫu. Một tiếng thở dài, than thân trách phận.
Câu thơ cũng là tự mình thức tỉnh, tự mình thương lấy thân phận mình, thương
lấy những người đàn bà cùng luống tuổi, cùng cảnh ngộ, thì ra mình cũng đã
toan về già, vẫn còn cô đơn lẻ bóng “Giật mình mình lại thương mình xót xa”
(Truyện Kiều).
Những câu thơ trên là tự trách, là buồn tủi, là thương xót cho thân phận hẩm
hiu, tình duyên bẽ bàng. Nhưng hai câu kết dường như lại đảo ngược lại với
tâm trạng trên, nó là sự thách thức trước bi kịch cuộc đời:
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
Phân tích tự tình 1 – Đúng với tính cách của Hồ Xuân Hương, một người phụ
nữ bướng bỉnh, cá tính, mạnh mẽ. Bà không chịu đầu hàng số phận, bà muốn
vượt lên trên nghịch cảnh vẫn đi tìm cho mình một nam nhân trong đám tài tử
văn nhân. Bà vẫn khao khát hạnh phúc và không chịu khuất phục trước sự sắp
xếp của số phận. Đặc biệt câu thơ: “Thân này đầu đã chịu già tom” càng khẳng
định sự bướng bỉnh trong thơ và tính cách của Hồ Xuân Hương.
Nếu câu thơ Sau giận vì duyên để mõm mòm cho thấy được sự tỉnh thức của
bà về tuổi xuân, về tình duyên đã quá lứa lỡ thì mà cô đơn, thì sang câu Thân
này đâu đã chịu già tom cho thấy sự biến chuyển về suy nghĩ, vượt lên nghịch
cảnh, sự bướng bỉnh trong tín cách. Hay nói đúng hơn đây là bản lĩnh cứng cỏi
của Hồ Xuân Hương trước cuộc đời, một người phụ nữ tuy tình duyên lận đận
nhưng chưa bao giờ ngưng khát vọng, ngưng tìm hạnh phúc.

Kết bài
Với nghệ thuật gieo vần om vô cùng tài tình hiểm hóc: “bom-chòm-om-mòm-
tom” cùng với tâm trạng oán, cái hận, giận, cái ngang bướng đã tạo nên nhạc
điệu, âm điệu như thắt, như nén của một tâm hồn ca tính, bướng bỉnh nhưng
cũng rất trữ tình. Bà chính là một hiện tượng cá tính, độc đáo trong thơ ca thời
trung đại, dám nói lên nỗi lòng mình, dám khao khát tìm hạnh phúc. Dù các
nhà thơ như Nguyễn Du hay Đặng Trần Côn cũng có tiếng nói bênh vực phụ nữ
nhưng nó chưa đủ mạnh đủ khát khao như Hồ Xuân Hương. Tiếng nói của bà
chính là tiếng lòng phụ nữ, bà là phụ nữ bà hiểu khao khát nó mãnh liệt thế
nào và toàn tâm toàn ý cho hạnh phúc của người phụ nữ.

You might also like