You are on page 1of 7

Trong văn học trung đại, để lên án sự suy tàn của xã hội phong kiến cũng như ngợi

ca những khát khao niềm hạnh phúc của con người, nhiều thi nhân đã gửi gắm tâm
sự, nỗi bất bình của mình vào các bài thơ, khúc ngâm. ở nước ta, Đặng Trần Côn
cảm thông thâm thúy trước số phận những người dân phụ nữ có chồng đi lính mà
làm ra tuyệt tác Chinh phụ ngâm. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
thuộc tác phẩm trên đã chạm đến trái tim người đọc khi tái hiện hoàn cảnh cô độc,
nỗi nhớ thương da diết của người phụ nữ ước mơ niềm hạnh phúc đoàn tụ.

Trong khúc ngâm viết bằng chữ Hán. Khi Đoàn Thị Điểm dịch sang chữ Nôm đã
chuyển tác phẩm về thể thơ song thất lục bát, dùng âm điệu buồn bã, thiết tha của
thể thơ dân tộc bản địa góp phần thể hiện tình cảnh và tâm trạng của người phụ nữ
có chồng đi lính. Sở dĩ Hồng Hà nữ sĩ trung thành với chủ với nguyên tác và có
nhiều sáng tạo trong quá trình dịch bởi dịch giả đã ở cùng một hoàn cảnh với nhân
vật trữ tình: sau lúc cưới không lâu, chồng bà phải đi sứ Trung Quốc, chính vì thế,
bà thấu hiểu cảnh sống cô đơn, tẻ nhạt với những buồn lo, nhung nhớ của người
chinh phụ.

Góp phần truyền tải nội dung và giá trị nhân đạo của Chinh phụ ngâm là tài năng
nghệ thuật và thẩm mỹ và sáng tạo tài tình của tác giả và dịch giả. Xuyên thấu
mười tám câu thơ trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là các biện
pháp nghệ thuật và thẩm mỹ như điệp ngữ, thắc mắc tu từ, ẩn dụ,… và các văn
pháp ước lệ tượng trưng, tả cảnh ngụ tình.

Khi phân tích Chinh phụ ngâm cũng như đoạn trích sẽ thấy tác giả có sự chọn lọc
tinh tế các từ ngữ gợi hình, gợi cảm để miêu tả rõ ràng và cụ thể và chân thực, cảm
động từng cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình. Thêm vào đó, thể thơ song thất
lục bát cũng góp phần quan trọng thể hiện nội tâm người chinh phụ. Sát gần đó,
Đoàn Thị Điểm rất trung thành với chủ với nguyên tắc khi dịch nên nhiều ý thơ
giàu cảm xúc được truyền tải đến người đọc một cách trọn vẹn.

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trích Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn đã
để lại trong tâm người đọc nhiều dư âm thâm thúy về nỗi buồn đau, thương nhớ da
diết, tình cảnh cô độc, lẻ loi của người phụ nữ có chồng đi lính. Thông qua đó,
người đọc hiểu những tâm tư tình cảm và suy nghĩ của tác giả về con người, xã hội
đương thời. Ông lên án cơ chế phong kiến mục nát với những trận đấu tranh phi
nghĩa kéo dãn dài và ngợi ca tình yêu cao đẹp, khát khao yêu thương đôi lứa.
II. Thân bài

1. 16 câu đầu: Tình cảm cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.

a. Hành động lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, vô vị.

- “Thầm reo từng bước”: Bước chân lặng lẽ dạo trên hiên vắng.

- “Rủ thác đòi phen”: Vào trong phòng cuốn rèm, buông rèm

→ Hành động lặp lại đi lặp lại một cách vô thức, thể hiện sự bần thần, bất định của
người chinh phụ

- Chữ “vắng, thưa”: Không chỉ gợi sự vắng lặng của không gian mà còn cho thấy
nỗi trống vắng trong lòng người người chinh phụ

b. Thao thức ngóng trông tin chồng

- Ban ngày:Người chinh phụ gửi niềm hi vọng vào tiếng chim thước – loài chim
khách báo tin lành.

Nhưng thực tế “thước chẳng mách tin”: Tin tức chồng vẫn bặt vô âm tín.

- Ban đêm:Người chinh phụ thao thức cùng ngọn đèn hi vọng đèn biết tin tức về
chồng, san xẻ nỗi lòng cùng nàng.

Thực tế: “Đèn chẳng biết” “lòng thiếp riêng bi thiết” Câu thơ có hình thức đặc biệt
khẳng định rồi lại phủ định, ngọn đèn có biết cũng như không vì nó chỉ là vật vô tri
không thể san sẻ nỗi lòng cùng người chinh phụ.

So sánh với bài ca dao “khăn thương nhớ ai”, bài ca dao cũng có xuất hiện hình
ảnh ngọn đèn. Nếu “đèn” trong bài ca dao là tri âm tri kỉ với người phụ nữ thì ở
đây ngọn “đèn” lay lắt lại cứa sâu thêm nỗi đau trong lòng người

- Hình ảnh so sánh “hoa đèn” và “bóng người”.

“Hoa đèn” đầu bấc ngọn đèn, thực tế là than. Cũng giống như ngọn đèn cháy hết
mình để rồi chỉ con hoa đèn tàn lụi, người phụ nữ đau đáu hết lòng chờ chồng
nhưng cuối cùng nhận lại sự cô đơn, trống trải.

Liên hệ với nỗi cô đơn của Thúy Kiều sau khi từ biệt Thúc Sinh trở về với chiếc
bóng năm canh:
“Người về chiếc bóng năm canh/Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”

c. Cảm nhận khác thường của người chinh phụ về ngoại cảnh.

“Gà gáy”, “sương”, “hòe”: Là những hình ảnh gắn với cuộc sống thôn quê bình dị,
yên ả

Từ láy “eo óc, phất phơ”: Cực tả vẻ hoang vu, ớn lạnh đến ghê rợn của cảnh vật.

→ Dưới con mắt trống trải cô đơn cả người chinh phụ, những cảnh vật vốn gắn với
cuộc sống yên bình, êm ả nay trở nên khác thường, hoang vu, ớn lạnh. Đó là cách
nói tả cảnh để ngụ tình.

d. Cảm nhận khác thường của người chinh phụ về thời gian.

“Khắc giờ đằng đẵng”, “mối sầu dằng dặc”: Thể hiện sự dàn trải của nỗi nhớ miên
man không dứt.

Biện pháp so sánh kết hợp với các từ láy giàu giá trị gợi hình gợi cảm “dằng dặc,
đằng đẵng” cho thấy sự cảm nhận khác thường về thời gian, mỗi phút mỗi giờ ngắn
ngủi trôi qua mà nặng nề như một năm dài, thời gian càng dài mối sầu càng nặng
nề hơn.

→ Câu thơ cực tả nỗi cô đơn tột cùng tột độ trong lòng người chinh phụ

e. Hoạt động gắng gượng duy trì nếp sống hằng ngày.

- Điệp từ “gượng”: nhấn mạnh sự cố gắng gò ép mình của người chinh phụ

- Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm:

Đốt hương tìm sự thanh thản nhưng tình cảm lại mê man theo những suy nghĩ viển
vông, khắc khoải, những dự cảm chẳng lành

Soi gương nhưng chỉ thấy hiện lên đó gương mặt đau khổ đầm đìa nước mắt.

Gượng gảy đàn sắt đàn cầm để ôn lại kỉ niệm vợ chồng nhưng lại lo lắng có điềm
gở. Sự lo lắng không chỉ cho thấy nỗi cô đơn mà còn cho thấy niềm khát khao
hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ⇒ Tiểu kết:
- Nội dung: Khắc họa tâm trạng cô đơn, lẻ loi, trống vắng của người phụ nữ, ẩn sau
đó thái độ cảm thông, chia sẻ của tác giả đối với nỗi đau khổ của con người.

- Nghệ thuật:

Giọng thơ trầm buồn, khắc khoải, da diết, trầm lắng

Khắc họa nội tâm nhân vật tài tình, tinh tế thông qua hành động nhân vật, yếu tố
ngoại cảnh, độc thoại nội tâm

Các biện pháp tu từ: So sánh, điệp từ, từ láy.

2. Nỗi nhớ nhung của người chinh phụ.

a. Ước muốn của người chinh phụ.

“Gió đông”: Gió mùa xuân mang theo hơi ấm và sự sống

“Non Yên”: Điển tích chỉ nơi biên ải xa xôi

“Nghìn vàng”: Hình ảnh ẩn dụ cho tấm lòng của người chinh phụ (buồn tủi, cô
đơn, lo lắng, trống vắng, hi vọng rồi lại thất vọng)

→ Với các hình ảnh ẩn dụ và điển tích đã cho thấy ước muốn của người chinh phụ
gửi gắm niềm hi vọng, thương nhớ vào ngọn gió xuân mang đến nơi chiến trường
xa xôi để người chinh phu thấu hiểu và trở về cùng nàng.

b. Nỗi nhớ của người chinh phụ

- Thủ pháp điệp liên hoàn “Non yên – non yên, trời – trời”: Nhấn mạnh khoảng
cách xa xôi, trắc trở không gì có thể khỏa lấp, đồng thời cực tả nỗi nhớ vời vợi ,
đau đáu trong lòng người chinh phụ

- Từ láy “thăm thẳm, đau đáu”: Cực tả cung bậc của nỗi nhớ, thẳm thẳm là nỗi nhớ
sâu, dai dẳng, triền miên, đáu đáu là nỗi nhớ gắn với nỗi đau, nỗi sầu.

→ Câu thơ ghi lại một cách tinh tế, cảm động sắc thái nỗi nhớ, nỗi nhớ mỗi lúc
một tăng tiến, dồn nén trở thành nỗi đau xót xa.

→ Sự tinh tế, nhạy cảm, đồng điệu của tác giả.

c. Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh.


“Cảnh buồn”, “người thiết tha lòng”: Cảnh và người đều gặp nhau ở nỗi buồn và
niềm đau

- Cảnh vốn là vật vô tri nhưng tâm trạng của con người đã nhuốm sầu cảnh vật.

→ Thủ pháp tả cảnh ngụ tình, người chinh phụ đã hướng nỗi buồn ra ngoài cảnh
vật khiến nó cũng trở nên não nề.⇒ Tiểu kết.

- Nội dung: Khắc họa nỗi buồn, nỗi đau, nỗi nhớ của người chinh phụ, ẩn sau đó là
sự đồng cảm, trân trọng của tác giả đối với số phận và phẩm hạnh người phụ nữ

Nghệ thuật:

Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp liên hoàn, từ láy.Thủ pháp tả cảnh ngụ tình

Giọng điệu da diết, buồn thương

Đại thi hào Nguyễn Du là một trong những cây bút sáng chói đóng góp cho dòng
chảy văn học nước nhà những bước chuyển mình vàng son. Trong thời kì văn học
trung đại, Nguyễn Du cùng với những tác giả khác như Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... tạo thành những tượng đài thơ ca của văn học Việt
Nam. Tác phẩm làm nên tên tuổi của Nguyễn Du là tập truyện viết bằng chữ Nôm
"Đoạn trường tân thanh" hay còn gọi ngắn gọn bằng cái tên "Truyện Kiều". Đoạn
trích "Trao duyên" là một trong những đoạn tiêu biểu trong tập truyện, thể hiện sự
dằn vặt, nỗi lòng đau đớn của nàng Kiều khi buộc phải bán mình chuộc cha, đành
nhờ cô em Thúy Vân trả nghĩa cho chàng Kim Trọng.

Đoạn trích "Trao duyên" từ câu 723 đến câu 756 trong phần "Gia biến và lưu lạc",
tái hiện lại cuộc trò chuyện của chị em Thúy Vân Thúy Kiều. Gia đình gặp hoạn
nạn, Thúy Kiều đành bán mình chuộc cha, trong tình cảnh đó, biết mình không thể
giữ trọn lời thề thủy chung với Kim Trọng, nàng Kiều đành phải trao lại tấm chân
tình cho Thúy Vân, nhờ em làm tròn bổn phận, giữ trọn lời hứa của mình với
người yêu.

Đoạn trích đã bộc lộ nỗi đau tình yêu và số phận bi kịch của nàng Kiều, qua nghệ
thuật miêu tả nội tâm tài tình của Nguyễn Du, nỗi đau và cả vẻ đẹp tâm hồn của
Kiều, một người con gái tài sắc hiếu nghĩa vẹn toàn đã được thể hiện một cách tinh
tế và tỏa sáng lấp lánh.
Qua "Trao duyên", Nguyễn Du cũng gửi gắm sự tôn trọng, nâng niu những con
người đẹp, biết trọng chữ hiếu, vẹn chữ tình, đồng thời lên án xã hội bất công, bạc
bẽo đã đẩy con người vào cửa ải chia lìa, chia cắt hạnh phúc lứa đôi của những
người xứng đáng được hưởng hạnh phúc.

2. Thân bài

* Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải:

- Sống với Kiều được nửa năm thì Từ Hải đã nghĩ đến nghiệp lớn

- “Động lòng bốn phương” công việc và chí lớn của người nam nhi

-“ trượng phu” là để chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm hàm
nghĩa khâm phục, ca ngợi.

- “thoắt”sự mau chóng trong việc thay đổi tâm trạng, dáng vẻ của Từ Hải.

-> Từ Hải đã thoát khỏi tình cảm cá nhân nhanh chóng đi làm việc lớn của cuộc
đời.

- “Mênh mang” càng lộ ra độ rộng và cao của trời đất càng bật lên tư thế của chàng
giữa vũ trụ rộng lớn.

-“trông vời” cái nhìn rộng lớn, sáng suốt.

-Từ Hải một mình cưỡi ngựa lên đường thẳng rong, cho thấy ý chí quyết tâm và
bản lĩnh của người anh hùng.

- Từ Hải ra đi không lưu luyến, bịn rịn tình cảm. Chàng coi Kiều như tâm phúc của
mình nhưng không thể để tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến nghiệp lớn.

* Lời hứa của Từ Hải với Kiều:Chàng hứa Kiều khi nào “bao giờ mười vạn tinh
binh”, “ tiếng chuông ngập đất bóng tinh rợp đường”, “ Làm cho rõ mặt phi
thường” sự nghiệp ổn định sẽ cưới nàng cho nàng cuộc sống hạnh phúc ấm no.

Sự tự tin và khẳng định của Từ Hải: một năm sau sẽ mang vinh quang về, chàng
rất tự tin và chắc chắn về chiến thắng của mình.

* Sự dứt khoát của Từ Hải:Chim bằng là loài chim của sự dũng mãnh, ý chí tác giả
ví với Từ Hải, đã đến lúc chàng tung bay đôi cánh để tìm khát vọng của bản thân.
“ Dứt”, “quyết” khẳng định ý chí quyết tâm của Từ Hải.

* Nghệ thuật:

- Tính chất ước lệ tượng trưng theo lối văn học cổ trung đại, lời thơ sâu sắc.

3. Kết bài:Đoạn trích Chí khí anh hùng là đoạn trích hay và ý nghĩa. Ca ngợi chí
làm trai, chí khí của bậc đại trượng phu, lí tưởng về người anh hùng mang lại ánh
sáng tươi đẹp cho đời và tình cảm sâu sắc của Từ Hải và Kiều, những ước vọng
đẹp cho tương lai.

Nguyễn Du là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, ông được mệnh
danh là đại thi hào, suốt cuộc đời sáng tác của mình, Nguyễn Du đã để lại rất nhiều
tác phẩm hay và có giá trị, nổi bật trong số đó có thể kể đến kiệt tác Truyện Kiều.
Đoạn trích Chí khí anh hùng là một trong những đoạn trích khá tiêu biểu, Nguyễn
Du đã miêu tả chân dung cũng như khát vọng làm nên sự nghiệp lớn của người anh
hùng Từ Hải.

Đoạn trích Chí khí anh hùng từ câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều của đại
thi hào Nguyễn Du, nói về Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước
mơ lãng mạn về một người anh hùng có những phẩm chất, phi thường.

Nguyễn Du đã thành công trong việc chọn lựa từ ngữ, hình ảnh và biện pháp miêu
tả có khuynh hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng phi thường
với những nét tính cách đẹp đẽ, sinh động. Đoạn trích tuy ngắn nhưng ý nghĩa lại
rất lớn. Nó góp phần tô đậm tính cách của người anh hùng Từ Hải - nhân vật lí
tưởng, mẫu người đẹp nhất trong kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

Sự quyết tâm của Từ Hải đã được đẩy lên cao nhất và không có gì có thể ngăn cản
được. Qua đó ta thấy được anh hùng Từ Hải được Nguyễn Du miêu tả rất sâu sắc
và sáng tạo. Từ Hải là nhân vật để Nguyễn Du gửi gắm tâm tư, tình cảm, ước mơ
công lí trong hoàn cảnh xã hội đương còn tù túng. Đoạn trích góp phần tô đậm
hình ảnh, tính cách của nhân vật, một nhân vật lí tưởng, mẫu người cao đẹp trong
kiệt tác Truyện Kiều.

You might also like