You are on page 1of 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ

_________________________

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: ĐIỂM MỚI MẺ, ĐỘC ĐÁO CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO
NGUYỄN DU TRONG “TRUYỆN KIỀU”

Thực hiện: Tạ Phương Linh

Lớp: 10 Văn

1
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do lựa chọn đề tài ...............................................................................3
II. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................4

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


I. Khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Đoạn trường tân
thanh”
1) Tác giả Nguyễn Du .......................................................................................5
2) Tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” (“Truyện Kiều”)................................7

II. Những điểm mới mẻ, độc đáo của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du
trong “Truyện Kiều” - Chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du so với tư
tưởng đạo đức Nho giáo và các sáng tác đương thời
1) Tư tưởng đạo đức Nho giáo thời phong kiến...............................................9
2) Chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du – những điểm giống và nét mới mẻ, độc
đáo.................................................................................................................10

C. LỜI KẾT......................................................................................................20

2
A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lí do lựa chọn đề tài

Nguyễn Du - Nhà thơ hiện thực sâu sắc, nhà nhân đạo lỗi lạc với tấm lòng yêu
thương con người bao la, rộng lớn, sự am hiểu bao mối bận tâm của cuộc nhân sinh

3
cùng ngòi bút tình tế, sắc sảo, linh hoạt. Ông viết về hầu hết số phận của nhiều loại
người trong xã hội, đồng cảm sâu sắc với mọi nông nỗi của số phận con người, từ
bậc thượng lưu cho đến những kẻ dưới đáy xã hội. Nguyễn Du cũng là nhà thơ có
học vấn uyện bác đạt nhiêu thành tựu kiệt xuất về văn chương, ở thể loại nào ông
cũng đạt được sự hoàn thiên ở trình độ cổ điển. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng
chữ Nôm của ông mà đỉnh cao là “Truyện Kiều” với giá trị nhân văn sâu sắc. Đọc
những tác phẩm của Nguyễn Du, ta đâu chỉ thán phục trưởc tài năng tuyệt vời của
ông. Thậm chí, ta còn cảm thấy như có gì đó còn ám ảnh, đau đầu trong tâm trí,
như có gì đó đau nhói ở trong lòng.

Mộng Liên Đường Chủ Nhân, một người bạn đương thời của Nguyễn Du nhận
định: “Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết,
nếu không phải có con mất trông thấu cả sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn
đời thì tài nào có cái bút lực ấy”. Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du hòa vào trang
viết mạnh mẽ đến nỗi nó đã hình thành nên một chủ nghĩa nhân đạo mang cái tên
của riêng ông – chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du, mang những nét rất riêng, rất mới
mẻ, rất độc đáo vượt xa cả tư tưởng phong kiến đương thời. Được ví như chính tâm
hồn của Nguyễn Du, “Đoạn trường tân thanh” – “Truyện Kiều” là biểu hiện rõ
ràng nhất cho điều này.

Với mục đích tiếp cận kiến thức về chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du một cách sâu
sắc, toàn diện hơn, em quyết định chọn đề tài “Điểm mới mẻ, độc đáo của chủ
nghĩa nhân đạo Nguyễn Du trong Truyện Kiều” để hiểu thêm về tư tưởng của
một vĩ nhân kiệt xuất vẫn in dấu trong lòng mỗi người dân đất Việt cho đến tận
ngày nay dù đã qua hàng mấy thế kỷ.

II. Đối tượng nghiên cứu

4
Đối tượng nghiên cứu trong bài tiểu luận là tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” trên
phương diện những điểm mới mẻ, độc đáo của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du
được thể hiện trong đó.

5
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I. Khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”


1) Tác giả Nguyễn Du

a, Cuộc đời

Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh
Hiên. Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà
Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh). Cha
Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm và mẹ là Trần Thị Tần, quê Bắc Ninh. Vợ Nguyễn
Du là con gái Đoàn Nguyễn Thục, quê ở Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam (nay thuộc
Thái Bình). Nguyễn Du may mắn được tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều
vùng quê khác nhau. Đó là một tiền đề thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của
nhà đại thi hào dân tộc.

Về thời đại, Nguyễn Du sống vào giai đoạn lịch sử xã hội Việt Nam có nhiều biến
động dữ dội nhất. Ông đã có dịp chứng kiến những biến cổ lịch sử trọng đại nhất:
Sự sụp đồ thảm hại của tập đoàn phong kiến thống trị Lê –Trịnh, vận mệnh ngắn
ngủi nhưng rạng rỡ của phong trào Tây Sơn và triều đại Quang Trung, công cuộc
trùng hưng của nhà Nguyễn. Ông đã sống trong một thời đại mà truyền thống nhân
văn và tinh thần dân tộc được kết tinh một cách rực rỡ. Những biển cố xã hội,
truyền thống nhân văn và tinh thần dân tộc của thời đại đã để lại những âm hưởng,
những màu sắc trong nhân cách cũng như sáng tác của nhà thơ.

Về gia đình và cuộc đời, Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có
truyền thống làm quan. Năm 10 tuổi, ông mồ côi cha, năm 13 tuổi lại mất mẹ, ông
sống với anh trai là Nguyễn Khản. Thuở nhỏ, Nguyễn Du cũng dùi mài kinh sử,
ôm giấc mộng văn chương, hiểu biết về đời sống quý tộc phong kiến – để lại dấu

6
ấn và tạo tiền đề cho sáng tác của ông sau này. Cuộc đời yên ả không kéo dài được
bao lâu, do nhiều biến cố lịch sử, Nguyễn Du phải thay tên đổi họ sống cuộc sống
mai danh ẩn tích đầy khó khăn, gian khổ. Những trải nghiệm ở môi trường quý tộc
và cuộc sống phong trần đã đem lại cho ông một vốn sống thực tế phong phú, đã
thôi thúc ông suy ngẫm về xã hội, về thân phận con người, là yếu tố quan trọng
góp phần tạo nên tài năng và bản lĩnh sáng tạo văn chương sau này.

b, Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Du đã đóng góp một sự nghiệp sáng tác đồ sộ và có
giá trị vào kho tàng văn học nước nhà.

- Sáng tác chữ Hán: “Thanh Hiên thi tập”, “Nam trung tạp ngâm”, “Bắc hành
tạp lục”,...
- Sáng tác chữ Nôm: “Đoạn trường tân thanh”, “Văn tế thập loại chúng
sinh”,...

2) Tác phẩm “Đoạn trường tân thanh”

a, Nội dung

*, Tóm tắt:

Thúy Kiều là cô gái có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, sinh ra và lớn lên
trong một gia đình viên quan ngoại có ba chị em. Một lần, trong dịp du xuân, nàng
đã gặp một tài tử hào hoa phong nhã là Kim Trọng. Hai người đem lòng yêu nhau,
đính ước với nhau sẽ ở bên nhau trọn đời trọn kiếp. Tình yêu của hai người vô
cùng tốt đẹp cho đến khi gia đình Kiều gặp nạn. Cha và em bị bắt, không còn cách
nào khác, Kiều buộc phải bán mình chuộc cha và trao lại mối nhân duyên này cho
cô em gái Thúy Vân. Kiều bị Tú Bà và Mã Giám Sinh bán vào lầu xanh, ở đây,
bọn chúng hành hạ, dày xéo, có lần Kiều định bỏ trốn thì bị Sở Khanh bắt lại, sau

7
những trận đòn roi, Kiều buộc phải tiếp khách. Kiều được Thúc Sinh chuộc về làm
vợ lẽ nhưng bị Hoạn Thư - vợ cả của Thúc Sinh vì ghen tuông mà bày mưu hãm
hại nàng. Kiều bỏ trốn thì bị rơi vào một lầu xanh khác, tại đây Kiều gặp Từ Hải,
hai người nên duyên với nhau. Từ Hải giúp Thúy Kiều báo ân báo oán, nhưng sau
một thời gian ngắn mặn nồng, người anh hùng này tiếp tục ra đi vì chí lớn nhưng
lại bị chết đứng. Thúy Kiều sau đó bị làm nhục và ép gả cho một viên thổ quan.
Đau đớn, tủi nhục, nàng tìm đến cái chết thì được nhà sư Giác Duyên cứu mạng.
Gia đình sau nhiều năm vất vả đi tìm thì cuối cùng cũng tìm thấy nàng. Kiều đoàn
tụ với gia đình nhưng lại từ chối nối lại tình xưa nghĩa cũ với Kim Trọng, hai
người quyết định làm bạn bè để giữ vững tình cảm tốt đẹp.

*, Giá trị nội dung:

- Giá trị hiện thực: “Truyện Kiều” là bức tranh hiện thực về một xã hội bắt công,
tàn bạo, và coi trọng đồng tiền. Đặc biệt, tác phẩm còn khắc họa số phận của người
phụ nữ trong xã hội phong kiến - dù có tài năng nhưng không được làm chủ cuộc
đời của mình, phải chịu nhiều đắng cay, khổ cực.

- Giá trị nhân đạo:

+, Tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người.

+, Tiếng nói khẳng định, để cao tài năng, nhân phẩm và khát vọng chân chính của
con người: khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc,...

+, Bài ca về tình yêu tự do, thủy chung cũng như ước mơ về một xã hội công bằng.

b, Nghệ thuật

- Về ngôn ngữ:

8
+, Đỉnh cao của ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát.

+, Sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

+, Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại giúp bộc lộ tính cách, tâm trạng nhân vật.

- Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc.


- Nghệ thuật dẫn chuyện đến miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu
tả tâm lí con người” tả cảnh ngụ tình, tượng trưng ước lệ,...

9
II. Những điểm mới mẻ, độc đáo của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du trong
“Truyện Kiều” - Chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du so với tư tưởng đạo đức
Nho giáo và các sáng tác đương thời

1) Tư tưởng đạo đức Nho giáo thời phong kiến

Theo lịch sử, Nho giáo du nhập vào nước ta vào đầu công nguyên cuối thế kỷ thứ
hai, tương đối phổ biến đến thế kỷ thứ VII - VIII thì thịnh hành, thậm chí có thời
điểm trở thành quốc giáo (đời Lê Thái Tôn – thế kỷ XV). Các trường học, khoa cử
đều lấy Nho giáo làm gốc rễ chính để giáo dục sĩ tử. Nho giáo dường như ăn sâu
vào đời sống mỗi người dân Việt Nam, trở thành tư tưởng đạo lí Triết học để mọi
người noi theo, nổi bật trong đó có thể kể đến những tư tưởng sau:

a, Thuyết Thiên mệnh:

Khổng giáo cho rằng mỗi cá nhân con người đều có số mệnh định sẵn. Con người
không thể cưỡng lại với số mệnh được. Một người tốt theo quan niệm của Khổng
giáo là tuân thủ theo số phận. Khổng giáo đề cao "an phận thủ thường". Đã tin có
mệnh, biết mệnh thì phải sợ mệnh và thuận mệnh.

"Từ sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên" (Sống chết có số phận, giàu là do trời định)

"Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử dã" (không biết mệnh không thể là người quân tử
được)

b, Tam cương – Ngũ thường:

Tam cương (Vua - tôi, cha - con, chồng - vợ), trong đó người dưới phải tuyệt đối
phục tùng người trên (quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong, tử bất
vong bất hiếu).

Ngũ thường: Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín. Tam cương, Ngũ thường là chuẩn mực
đạo đức trong xã hội, là mô hình con người của thời Hán nói riêng, của xã hội
phong kiến nói chung và nó cũng đã ảnh hưởng đến đời sống xã hội, đời sống văn
hóa, tinh thần của người Việt Nam.

c, Tam tòng, tứ đức:

Đây là tư tưởng áp đặt lên người phụ nữ trong xã hội xưa, mà theo đó, người phụ
nữ không có cuộc sống riêng, phải phụ thuộc vào những người đàn ông trong suốt
10
cuộc đời, đồng thời phải đủ bốn đức Công Dung – Ngôn – Hạnh, suốt đời làm kẻ
thấp cổ bé họng, không có tiếng nói riêng để chống lại người đàn ông.

"Phụ nhân hữu tam tòng chi nghĩa, vô chuyên nhất chi đạo. Tại gia tòng phụ, xuất
giá tòng phu, phu tử tòng tử".

“Phải cho tứ đức vẹn tuyền

Công dung ngôn hạnh giữ gìn dám sai”

2) Chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du – những điểm giống và nét mới mẻ, độc
đáo:

Bị ảnh hưởng bởi thời đại và những tư tưởng phong kiến đã áp đặt lên tiềm thức
con người suốt hàng nghìn năm, ta vẫn thấy phảng phất đâu đó trong “Truyện
Kiều” Nguyễn Du vẫn có những lối suy nghĩ mang hơi hướng lễ giáo phong kiến
đương thời, mà điển hình là tư tưởng Thiên mệnh thể hiện qua những câu sau:

“Cũng liều nhắm mắt đưa chân


Để xem con tạo xoay vần đến đâu”
“Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”

Theo Nho giáo, người ta có cái phẩm giá tôn quý là cũng nhờ có cái Tâm, bỏ nó đi
thì con người khác chi vật vô tri, vô giác. Bởi thế người quân tử bao giờ cũng phải
giữ cái Tâm cho mình minh mẫn để đạt thiên lý, cảm thức thiên mệnh. Mà trong
“Truyện Kiều”, chữ Tâm cũng rất được Nguyễn Du coi trọng:

“Thiện căn ở tại lòng ta,


Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài“

Không chỉ vậy, xuyên suốt “Truyện Kiều”, tư tưởng “lấy Hiếu làm trinh” cũng
được đề cao:
“Để lời thệ hải minh sơn
Làm con trước phải đền ơn sinh thành.
Quyết tình nàng mới hạ tình
Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha.”

11
“Vẻ chi một mảnh hồng nhan,
Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành.”
“Hổ sinh ra phận má đào,
Công cha nghĩa mẹ kiếp nào trả xong.”
“Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc Tử đã vừa người ôm.”
“Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
Một ngày một ngã bóng dâu tà tà.
Dặm ngàn nước thẳm non xa,
Nghĩ đâu thân phận con ra thế này!
Sân hòe đôi chút thơ ngây,
Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình?”
Bên cạnh đó, ta còn có thể thấy được nàng Kiều tuân theo Tam tòng chi đạo và coi
trọng trinh tiết trong câu thơ sau đây:
“Đã cho vào bậc bố kinh,
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.
Gieo thoi, trước chằng giữu giàng,
Để sau nên thẹn cùng chàng bởi ai?”
Tóm lại, không thể phủ nhận vẫn có những tư tưởng Nho giáo hiện hữu trong tác
phẩm của Nguyễn Du. Tuy nhiên, đại thi hào dân tộc không phải là kẻ mù quáng
chạy theo lối suy nghĩ cổ hủ áp đặt, mà ông là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy.
Bởi thế, nếu biết đào sâu, biết tìm tòi, ta sẽ thấy trong “Đoạn trường tân thanh” có
rất nhiều tư tưởng tiến bộ đi ngược hoàn toàn với Triết học Nho giáo phong kiến
thể hiện được tư tưởng vị nhân sinh của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du.

a, Nguyễn Du là một nhà nho tài tử với quan niệm thị tài – lụy tình:
Theo quan niệm đạo đức phong kiến xưa, con người được chia ra làm hai phần:
Con – phần Thân (thể xác, bản năng) và Người – phần Tâm (tinh thần, văn hóa).
Trong đó, phần Tâm lại được chia thành Đức và Tình. Đức là những đạo đức lễ
giáo xưa tuân theo Nho giáo: phụ nữ phải tam tòng tứ đức, đàn ông phải có tam
cương ngũ thường, ôm mộng kinh bang tế thế,... Ta đã thấy một Phạm Ngũ Lão
mang bên mình nợ nước với giấc mộng to lớn đóng góp cho non sông, dù có làm
bao nhiêu vẫn cảm thấy mình thật nhỏ bé trong thi phẩm “Thuật hoài”:
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”

12
Không riêng gì Phạm Ngũ Lão, biết bao nhà văn, nhà thơ thời ấy cũng bày tỏ lòng
mình trong những áng văn thơ mang hơi thở hào hùng, chí khí lớn lao. Song, đến
thế kỷ XVIII – XIX, Nho giáo dần sụp đổ bởi sự loạn lạc giữa các thế lực phong
kiến triều đình. Một số nhà Nho đương thời nhận ra những sai lệch của tư tưởng cũ
và quyết định đi con đường riêng, đạp đổ thứ quy luật đã kìm hãm nhân dân suốt
mấy nghìn năm, tiêu biểu có Nguyễn Công Trứ (“Ông Hy Văn tài bộ đã vào
lồng”), Cao Bá Quát (“Thiên hạ có ba bồ chữ, ta hai bồ, anh trai ta nửa bồ, nửa bồ
còn lại thiên hạ chia nhau”),... Vứt bỏ hết thảy những lễ giáo khiêm nhường, lấy
đức làm trọng, họ tự tin cất cao tiếng nói đề cao tài năng của con người. Họ, được
gọi là những nhà Nho tài tử với quan niệm thị tài – lụy tình và Nguyễn Du cũng là
một trong số đó.
Trong “Đoạn trường tân thanh”, quan niệm thị tài này của ông được thể hiện sâu
sắc qua nhân vật Từ Hải – “sự hình tượng hóa bằng xương bằng thịt cái giấc mộng
anh hùng mà Nguyễn Du đã không thực hiện được trong đời”. Thực chất, Từ Hải
vẫn có những nét tương đồng với hình tượng anh hùng trong văn học truyền thống:
có chí khí lớn lao, hoài bão kì vĩ, sẵn sàng xả thân cho giấc mộng anh hùng. Nhưng
khác với những hình tượng anh hùng chính thống như Kinh Kha trong văn học
Trung Quốc, người tráng sĩ trong “Thuật hoài”,... đều là những người ôm mộng
kinh bang tế thế, giúp đời giúp nước, Từ Hải lại là một anh hùng phi chính thống
đối địch với triều đình. Đây là một điều hết sức lạ lẫm, bởi nó đi ngược hoàn toàn
với quan niệm trung quân ái quốc mà người đời bấy lâu nay theo đuổi. Đối địch
với vua, cũng chính là mắc tội phản nghịch, nếu đặt mình vào suy nghĩ của người
đời khi ấy, Từ Hải chỉ là một giặc cỏ, một kẻ nổi loạn, ấy thế mà, trong mắt
Nguyễn Du, Từ lại là đấng anh hùng, xứng đáng được ngợi ca bằng những ngôn từ
trân trọng nhất:
“Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.”
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”
“Đại vương tên Hải họ Từ,
Đánh quen trăm trận, sức dư muôn người.”
Ta có thể nhận ra, những hình tượng anh hùng chính thống hầu hết chỉ được xây
dựng từ góc độ đạo đức, còn Từ Hải, xét từ phương diện đạo đức có thể coi là một

13
kẻ vô đạo. Tuy vậy, không thể phủ nhận Từ là một đấng tài hoa – tài võ trị - và là
một tấm lòng trong thiên hạ. Ở chàng, có một điều mà chưa từng thấy trong hình
tượng các anh hùng xưa, ấy là cái Tình. Chàng không phải là nam tử hán đại
trượng phu coi “sắc là giặc”, mà chàng cũng biết yêu, cũng biết trân trọng, lãng
mạn với người yêu mà ở đây là Thúy Kiều:
“Thiếp danh đưa đến lầu hồng,
Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa.”
Vốn là nơi lầu xanh nhơ nhớp, thế nhưng, Từ Hải lại gọi nó bằng cái tên thân
thương “lầu hồng” chỉ nơi ở của các tiểu thư đài các. Chàng không hề coi Kiều là
một kĩ nữ, trong mắt chàng, Kiều chỉ là một cô gái, cô gái mà chàng yêu. Chàng
thậm chí còn không mong Thúy Kiều theo thói “nữ nhi thường tình” phải phục
tùng đàn ông mà thực tâm yêu thương nàng, trân trọng nàng, đến nỗi sau đó có thể
chết vì nàng. Hình tượng Từ Hải là một bước tiến trong chủ nghĩa nhân đạo của
Nguyễn Du, vượt qua giá trị đạo đức phong kiến thông thường: yêu thương, trân
trọng, ngợi ca con người từ chính cái tài và cái tâm của họ chứ không vì bất cứ quy
luật lễ giáo nào khác.
Thị tài là một phần, Nguyễn Du còn là kẻ lụy tình. Khác với hầu hết những tác
phẩm trong lịch sử văn học đương thời coi tình trường là thứ tầm thường viển
vông, sẽ làm lỡ con đường sự nghiệp giúp đời giúp nước của một bậc quân tử, thì
với Nguyễn Du, đã là người, không thể thiếu đi chữ Tình. Mà cái lụy tình ấy, tôi
xin để phân tích trong phần sau – cái Tâm thế tục trong “Truyện Kiều”.
b, Tâm trong “Truyện Kiều” là một cái Tâm thế tục
Tâm – tức tấm lòng, lương tâm, lương tri của con người – từ lâu đã không còn xa
lạ với các nghiên cứu về văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung. Tâm được chia
ra làm hai loại: cái Tâm siêu thế - cái tâm thoát li khỏi cái trần tục, thói thường,
hướng đến vị tha, hy sinh – và cái Tâm thế tục – những vận động trần tục ở cõi thế,
thường nói đến những cảm xúc rất thực tế của con người mà ta sẽ coi đó là sự ích
kỉ. Thế nhưng, trong xã hội phong kiến xưa, cụ thể là khoảng thế kỷ XIX trở về
trước, rất ít nhà nho đề cập đến cái Tâm thế tục, mà hầu hết đều nghiêng về cái
Tâm siêu thế với mong muốn giải thoát khỏi cái tầm thường để sống một cuộc
sống thanh cao. Điều này cũng dễ hiểu, bởi theo quan niệm Nho giáo xưa, người
quân tử là người biết biết vứt bỏ cái tôi để hướng đến những giá trị lớn lao, không
bao giờ quan tâm đến những thứ vặt vãnh tầm thường, không bao giờ để những thứ
nhỏ nhặt làm ngáng chân. Không lạ gì khi thời ấy có biết bao nhà nho lựa chọn
cuộc sống ẩn dật, tìm đến thiên nhiên thanh cao để tránh xa bụi trần, đó chẳng phải
biểu hiện của sự hướng đến cái Tâm siêu thế đó sao? Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là
14
một trong số ấy, ông nguyện về nơi thiên nhiên vắng vẻ để được thơ thẩn cùng cây
có hoa lá, để xa rời những lạc thú tầm thường nơi quan trường hiểm độc:
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao”
Không chỉ Nguyễn Bỉnh Khiêm, mà trong lịch sử dân tộc, đã có biết bao nghệ sĩ
khao khát một cuộc sống thanh cao không tình ái, chỉ làm bạn với cỏ cây, quên đi
những lề thói trần tục để hồn lắng lại, thanh đạm như các vị tiên sư trong truyền
thuyết. Tình ái là gì, cái tôi là gì, tất cả đều không đáng bận tâm.
Tuy nhiên, Nguyễn Du lại không đi theo hướng suy nghĩ như vậy. Nhà thơ không
say sưa kể chuyện thần tiên mà trực tiếp nói chuyện con người và khi kể chuyện
con người, điều khiến ông trăn trở nhất chính là cuộc đời, số phận của họ. “Đoạn
trường tân thanh” của ông chẳng có bất cứ sự siêu thế nào cả, tất cả đều thực tế,
phũ phàng như chính hiện thực cuộc sống. Nhưng biết bao những cái trần tục của
con người qua ngòi bút Nguyễn Du lại đẹp lên hết thảy, những cái trần tục không
của riêng ai, những cái trần tục rất chung, rất con người. Ông yêu thương con
người ngay từ những điều nhỏ bé tầm thường của họ, không cần họ phải thanh cao,
không cần phải lớn lao kì vĩ. Có người từng nói: “Kiều là người có tài, mà không
hiển hách vì tài giống như các tiểu thuyết tài tử giai nhân khác, nhân vật nhờ tài
mà chiến thắng nghịch cảnh [...] trong truyện sống chỉ bằng tâm, tự nâng mình lên
bằng chữ tâm, cho “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. “Truyện Kiều” là truyện
kể về một cái tâm thế tục”. Điều khiến chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du đặc biệt
hơn cả chính là ở chỗ ông đã dụng công, khổ công để thể hiện cái tâm thế tục này.
Con người trong trang viết Nguyễn Du hiện lên hết sức sống động, chân thực với
những suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc rất đỗi con người. “Truyện Kiều” vì thế rất
giàu giá trị nhân bản.
Vậy cái Tâm thế tục biểu hiện ở đâu trong 3254 câu thơ của “Truyện Kiều”? Trước
hết, nó biểu hiện ở khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt. Đây cũng là lí
do tôi xếp “lụy tình” vào cái tâm thế tục, bởi chỉ riêng tình ái thôi, nó đã là một nhu
cầu vô cùng thực tế và trần tục của con người. Nguyễn Du đã hé lộ, mô tả sống
động, chân thực cái khát khao tình yêu và hạnh phúc đời thường của con người. Tỉ
như nỗi lo lắng của Thúy Kiều khi trái tim lần đầu nếm trải tình yêu:
“Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao”

15
Nguyễn Du quả là bậc kì tài trong việc thấu hiểu và miêu tả nội tâm con người. Cái
nỗi lo ấy, đâu phải chỉ Thúy Kiều mới có. Đó là nỗi lo của mọi thiếu nữ khi yêu, lo
lắng sẽ mất đi thứ hạnh phúc tuyệt đẹp mà mình đang có. Chẳng phải nỗi lo lớn lao
khi lo cho dân tộc, cho đất nước, nỗi lo sợ ấy chỉ là một cảm xúc nhỏ bé, đời
thường nhưng lại gần gũi vô cùng, bởi nó như tiếng lòng chung của mọi người
thiếu nữ. Trần tục đấy, nhưng nó chính là khát khao mà phàm là con người trải qua
hỉ nộ ái ố ai ai cũng mang trong lòng: khát khao tình yêu. Cái khát khao ấy còn
được thể hiện ở chỗ: các nhân vật trong truyện đều chủ động kiếm tìm tình yêu và
hạnh phúc. Đặc biệt là Kiều, nàng là người đã vượt lên trên những lễ giáo kìm hãm
người con gái để tự mình dấn thân, kiếm tìm tình yêu, như cách mà nàng tự mình
tìm cách để được gặp chàng Kim:
“Nàng rằng: khoảng vắng đêm trường
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”
hay:
“Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.”
Những bước chân nhanh nhẹn, đầy can đảm và chủ động ấy như đang từng bước
đạp đổ xiềng xích của lễ giáo phong kiến trói buộc người phụ nữ bấy lâu nay. Quả
thật trong xã hội phong kiến xưa, hủ tục trói buộc con người, nó dường như tạo nên
một bức tường ngăn cách tự do, ngăn cách tình yêu đôi lứa, nhưng Kiều một cô gái
có trái tim bồng bột ngây thơ, với sự táo bạo, chủ động trong tình yêu, đã tự mình
ước hẹn, thề nguyền mà không cần sự cho phép của cha mẹ. Điều đó cho thấy
trong Kiều luôn hiện hữu khao khát về một tình yêu tự do, nàng đang tự tìm kiếm
hạnh phúc cho riêng mình.
Khát khao tình yêu hiện hữu xuyên suốt thiên truyện, nó chi phối mỗi hành động,
tâm trạng, việc làm của từng nhân vật. Như Kiều, dù đã trao duyên cho em, nhưng
vẫn không ngăn được sự lưu luyến, tiếc nuối, đau khổ muốn níu giữ tình yêu:
“Duyên này thì giữ vật này của chung”
hay:
“Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
Kiều từ bỏ tình yêu, nhưng sâu thẳm trong nàng, nàng vẫn ích kỉ muốn níu giữ nó,
dù chỉ một chút thôi, bởi nàng cũng chỉ là một cô gái bình thường, cũng không thể
có được sự cao thượng trong tình yêu, nhất là khi trao người nàng yêu cho người
khác. Sự ích kỉ ấy là một biểu hiện rõ nét của cái tâm thế tục mà Nguyễn Du muốn
gửi gắm trong “Truyện Kiều”. Thậm chí, Kiều còn không giữ đúng lời thề của
mình với Kim Trọng: “Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai” mà trái tim nàng
vẫn rung động trước Từ Hải và Thúc Sinh đó thôi! Nó không đúng với đạo đức
phong kiến, nhưng nó rất đúng với tình cảm con người.

16
Như Kim Trọng, kẻ đã gạt lí trí sang một bên, từ bỏ cả gia đình, từ bỏ cả danh lợi,
từ bỏ hết cuộc sống an nhàn để mù quáng đi tìm một người nhỏ bé giữa trời bể
mênh mang:
“Rắp mong treo ấn từ quan
Mấy sông cũng lội mấy đàng cũng qua”
Như Thúc Sinh, người đã vượt qua nỗi e sợ vợ cả và người cha để gìn giữ tình yêu
với Thúy Kiều, như Từ Hải, vị trượng phu đã sẵn lòng từ bỏ biết bao cố gắng trước
kia để nghe lời Thúy Kiều đầu hàng triều đình rồi nhận lấy kết cục là cái chết. Tất
cả họ đều không hoàn hảo, tình yêu trong họ đều cháy bỏng thiêu đốt cả lí trí,
khiến họ vứt bỏ đi những lề thói thông thường. Cái khao khát rất đỗi trần tục là
khao khát tình yêu, hạnh phúc đời thường ấy với họ vẫn luôn là thứ xa vời mà họ
không thể có. Nguyễn Du đã đề cao một cách mạnh mẽ quyền hạnh phúc một cách
tự nhiên, trần thế của con người, trân trọng những giá trị tinh thần của con người,
điều mà rất hiếm tác giả đương thời nào có thể làm được, hoặc có làm nhưng vẫn
mang hơi hướng mỉa mai. Ngòi bút của ông như rỏ máu, ông viết bằng cả trái tim
thấu hiểu tâm tình người ta chứ không lấy lễ giáo viết một cách áp đặt, bởi thế,
những gì ông viết ra đều thực tế và gần gũi vô cùng.
Cái tâm thế tục trong “Truyện Kiều” còn thể hiện ở niềm tự thương – do khát khao
hạnh phúc, tình yêu nhưng không đạt được nên sinh ai oán, bi phẫn, khổ tâm, vì thế
toàn bộ thiên tiểu thuyết trở thành khúc ca ai oán của một người con gái đầy ý thức
về bản ngã cá nhân, cũng đầy ý thức về bi kịch cá nhân:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân”
“Thân lươn bao quản lấm đầu,
Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”
Không có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau khi con người trọng danh dự, luôn có ý thức
về nhân phẩm mà cuối cùng phải nói những lời từ chối tiết hạnh. Đó là bi kịch của
bi kịch, mất danh dự là mất hết. Có thể nói, đến thời đại của Nguyễn Du, ông là
nhà thơ, nhà văn, nhà nhân đạo đã đề cập đến vấn đề của con người một cách trực
diện, cấp bách và thống thiết như vậy trong Truyện Kiều. Số phận của con người
hiện thực khổ đau, con người của vận mệnh bi kịch đã được Nguyễn Du khắc hoạ
rất đời, rất thực thể hiện sự hiểu biết và thông cảm sâu sắc của ông đối với con
người trong đời sống. Thông qua hình tượng nhân vật Thuý Kiều nhà thơ đã ẩn dụ
nói về, viết về tất cả những thân phận của hàng vạn, hàng nghìn nàng Thuý Kiều

17
trong cuộc sống ngày nay. Đó là những con người đại diện cho cái đẹp, chân,
thiện, mĩ nhưng lại chịu thân phận hẩm hiu, bất công. Dư âm của những con người
như Thuý Kiều vẫn còn vang vọng đến tận ngày nay:

“Đã cho lấy chữ hồng nhan

Làm cho cho hại cho tàn cho thân

Đã đày vào kiếp phong trần

Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi”

c, Nguyễn Du đã nói về bi kịch của những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh

Thực chất, đề tài người phụ nữ đã tồn tại từ rất lâu đời, từ khi văn học viết còn
chưa xuất hiện thì người phụ nữ đã hiện hữu trong ca dao truyền miệng của những
người dân lao động Việt Nam. Tuy nhiên, xuyên suốt lịch sử văn học, rất hiếm tác
phẩm nhắc đến người phụ nữ trên phương diện cái tài của họ, từ văn học dân gian
đến văn học trung đại như “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ) hay
“Chinh phụ ngâm” (Đặng Trần Côn),... người phụ nữ luôn xuất hiện với vẻ đẹp
mềm mỏng, nhẹ nhàng nhưng cũng chỉ đóng vai trò hậu thuẫn cho người đàn ông.
Rất ít khi người ta đào sâu vào khía cạnh tài năng của người phụ nữ mà hầu hết chỉ
đánh giá phụ nữ ở nhan sắc và đối nhân xử thế. Cho đến khi, “Truyện Kiều” xuất
hiện như một làn gió mới cất cao lên lời khẳng định, trân trọng những giá trị tinh
thần của người phụ nữ, đề cao tài năng của họ qua hình tượng Thúy Kiều và Đạm
Tiên, nhưng cũng từ đó rút ra một quy luật đầy oan trái:

“Lạ gì bỉ sắc tư phong”

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”

Qua lời giới thiệu của Nguyễn Du, Thúy Kiều hiện lên không chỉ với vẻ đẹp “hoa
ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” mà nàng còn:

“Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”

Nàng hiểu biết cầm, kì, thi, họa, nhưng giỏi nhất vẫn là tài đàn đến độ người ta coi
nó là “nghề riêng” của nàng:
18
“Cung thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”

Bản nhạc Bạc mệnh của nàng đau đớn đến nỗi, xót xa đến nỗi len vào lòng người
ta một nỗi sầu não không tên. Xuyên suốt thiên truyện, tiếng đàn của Kiều cất lên
tổng cộng bốn lần được gợi tả sâu sắc, rõ nét và bốn lần khác trong những hoàn
cảnh khác nhau nhưng khá nhạt nhòa và không đáng kể. Phải tài đến độ nào mới có
thể chỉ bằng âm thanh da diết, nàng đem nỗi sầu trong tim mình len lỏi vào trái tim
người khác, khiến người người đồng cảm, người người khóc than một cách tài tình
đến vậy?

“Bốn dây như khóc như than

Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng”

Tiếng đàn bật lên từ trái tim nóng chảy của cô thiếu nữ đương tuổi xuân thì, nó bật
ra từ máu và nước mắt, làm cho tiếng kêu thêm đau đớn thống thiết. Thế nhưng
như người đời đã nói, nàng là con người của hiện thực khổ đau, của vận mệnh bi
kịch, vậy nên, dẫu có tài sắc đến mấy, nàng vẫn chẳng thể thoát khỏi quy luật trục
xoay và bánh đẩy của cuộc sống:

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Cũng là một số phận tài hoa bạc mệnh, sự xuất hiện của Đạm Tiên chính là lời dự
báo cho tương lai của Thúy Kiều, cũng là một nạn nhân điển hình của quy luật
“chữ tài liền với chữ tai một vần”:

“Nổi danh tài sắc một thì,

Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh.

Kiếp hồng nhan có mong manh,

Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.”

19
Người phụ nữ trong “Truyện Kiều” đã được Nguyễn Du đề cao cả về tài năng,
nhan sắc và tâm hồn đa sầu đa cảm. Họ cũng có cái tôi, có sự tự ý thức về bản ngã
cá nhân cũng như vận mệnh bi kịch, họ cũng được cất lên tiếng nói, được trân
trọng hơn hết thảy. Nguyễn Du đã gửi gắm trong đó tấm lòng yêu thương con
người không kể giới tính, giai cấp, thương cảm trước bi kịch, đồng cảm trước khát
vọng của con người. ông còn ca ngợi, đề cao tài năng, phẩm chất tốt đẹp của con
người; khẳng định con người cá nhân, đề cao bản lĩnh cá nhân. Điều đáng lưu ý là
văn học không xuất phát từ những tiêu chuẩn của đạo lý phong kiến, mà từ sự phát
hiện những phẩm chất và vẻ đẹp có tính chất trần thế, trần tục của con người, nhiều
khi đối lập hẳn với quan điểm đạo đức phong kiến. Trong đó, biểu hiện cao nhất
của chủ nghĩa nhân đạo là khẳng định quyền sống, quyền hạnh phúc của con
người, đặc biệt là người phụ nữ. Nguyễn Du đã tiếp nối truyền thống nhân đạo của
văn học Việt Nam, đồng thời làm mới truyền thống này nhờ những phát hiện, thể
nghiệm riêng của mình. Ấy chính là chủ nghĩa nhân đạo mang tên ông – chủ nghĩa
nhân đạo Nguyễn Du.

20
C. LỜI KẾT
Trên đây là những nghiên cứu mà tôi đúc kết được thông qua việc sưu tầm, tra
cứu từ các tài liệu khác nhau. Ba thế kỷ đã trôi qua, “Truyện Kiều” vẫn giữ
vững được vị trí của mình giữa dòng chảy văn học không ngừng thay đổi. Để
làm được điều ấy, hơn cả những sáng tạo về hình thức, giá trị nội dung là quan
trọng hơn bao giờ hết mà chìa khóa của nó chính là chủ nghĩa nhân đạo của
Nguyễn Du. Chủ nghĩa nhân đạo mang tên ông là sự kết hợp từ những tiếp nối
truyền thống dân tộc cùng những chiêm nghiệm riêng mang đậm nét mới mẻ,
độc đáo. Dưới ngòi bút hiện thực và nghệ thuật tài tình đạt đến độ bậc thầy của
đại thi hào, “Đoạn trường tân thanh” không chỉ vượt qua sự băng hoại của tháng
năm mà còn bước ra khỏi trang sách, hòa mình vào cuộc sống nhân dân, trở
thành món ăn tinh thần độc đáo của người dân đất Việt và là niềm tự hào cho
thơ ca của mảnh đất “con Rồng cháu Tiên” mãi về sau như một cách “vượt ra
khỏi sự hữu hạn của đời người” để phủ nhận cái chết.

21

You might also like