You are on page 1of 2

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT VÀ NỘI DUNG CỦA TÁC

PHẨM TRUYỆN KIỀU


1.MB
VD1:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Xuyên suốt chiều dài của triền đê mang tên văn học, ta bắt gặp hình ảnh người phụ
nữ dẫu có “quốc sắc thiên hương” đến đâu, có phẩm hạnh hoàn mĩ và tài năng hơn
người đi chăng nữa thì số kiếp của họ vẫn bị vùi dập bởi những định kiến của xã hội
mục rỗng, những tục lệ cổ hủ, “trọng nam khinh nữ”. Với ngòi bút mang cái hồn
riêng, Nguyễn Du đã khiến trái tim người đọc muôn đời xót thương, đồng cảm với
thân phận người phụ nữ xã hội xưa trong “truyện Kiều”. Qua đoạn trích….làm nổi
bật…qua đặc sắc nội dung và nghệ thuật.
VD2:
Sainte Beuve đã nói đại ý: nếu chọn nhà văn tiêu biểu cho từng nước thì nước Anh,
ông sẽ không ngần ngại chọn Sếch-xpia, nước Pháp: Mô-li-e và nước Đức: Gớt. Còn
tôi, nếu có quyền được chọn, tôi sẽ không đắn đo khi nêu tên Nguyễn Du cùng kiệt
tác Đoạn trường tân thanh. Đó là tác phẩm mà nhân dân nước Việt quen gọi Truyện
Kiều – một trong những đỉnh cao chói ngời của nền văn học Việt Nam, nền văn học
thế giới. Với ngòi bút mang cái hồn riêng, Nguyễn Du đã khiến trái tim người đọc
muôn đời xót thương, đồng cảm với thân phận người phụ nữ xã hội xưa qua đoạn
trích….làm nổi bật…qua đặc sắc nội dung và nghệ thuật.
2.TB
a) Gioi thiệu khái quát: Tác giả, tác phẩm, đoạn trích
Nguyễn Du (1765-1820), tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền,
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong một gia đình quyền quý, có nhiều
người đỗ đạt cao và đạt nhiều thành tựu về sáng tác văn chương. Truyện Kiều là một
kiệt tác của đại thi hào và của nền văn học Việt Nam. Tác phẩm có vị trí đặc biệt
trong đời sống tinh thần của người Việt. Tác phẩm gồm 3254 câu, dựa trên cuốn tiểu
thuyết chương hồi Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân. Truyện Kiều được viết
theo mô hình cơ bản của truyện thơ Nôm với ba phần gặp gỡ, đính ước-gia biến, lưu
lạc, đoàn tụ.
Đoạn trích… đã khắc họa….
b) Phân tích, đánh giá
+) LĐ1: …..
-
3.Đánh giá
+) Gía trị tư tưởng
Qua đoạn trích, người đời sau còn “trông thấy” bức tranh hiện thức của xã hội,
thời đại của Nguyễn Du- thời phong kiến suy tàn. Trong xã hội ấy, đồng tiền lên
ngôi, cái ác tự do hoành hành, tác giả đã phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến mục nát
bất công, tàn bạo đồng thời phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là
người phụ nữ trong xã hội Việt Nam. Lời xót thương, bi phẫn cho thân phận bạc
mệnh của Thúy Kiều đã trở thành “lời chung” có ý nghĩa tố cáo, lên án xã hội mạnh
mẽ, sâu sắc các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người. Truyện đề cao
tình yêu tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp và tài năng của con người.
Về giá trị nghệ thuật, Nguyễn Du đã kết hợp tài tình tinh hoa của ngôn ngữ bác học
với tinh hoa của ngôn ngữ bình dân. Nghệ thuật tự sự trong đoạn trích cũng đã có
bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên
nhiên, khắc họa tính cách nhân vật và miêu tả tâm lí con người. Sử dụng thủ pháp
nghệ thuật: …Đánh giá về Truyện Kiều, Giáo sư Đào Duy Anh viết: “Trong lịch sử
ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam, nếu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là
người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều
lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta…’’
4. KB
Trong thiên “tiểu thuyết bằng thơ” về cuộc đời một thiếu nữ tài hoa bạc mệnh,
từng chặng đường, từng cảnh ngộ, từng nỗi đau của nhân vật đều được viết với sức
cảm thông của Đại thi hào có “con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả
nghìn đời”. Nhận xét về Nguyễn Du, Nguyễn Đình Thi đã viết: “Nguyễn Du viết
Kiều đất nước hóa thành văn”. Quả đúng như vậy, từng câu từng chữ trong truyện
Kiều đẹp như tranh vẽ, mỗi câu đều toát lên một thần sắc riêng, như có máu chảy và
nước mắt thiên thu của nhà thơ gởi gắm vào đó. Qua đoạn trích..thể hiện.. Không chỉ
Mộng Liên Đường chủ nhân cỏ thể nhìn thấy và thấu tỏ được nỗi lòng đau đáu, thiên
tuế trường ưu ấy của đại thi hào dân tộc mà những ai thật sự yêu thích văn chương
đều có thể tỏ. Truyện Kiều chính là một danh tác, một vẻ đẹp của hồn Việt: “Đi
đường dài em giữ truyện Kiều theo.”

You might also like