You are on page 1of 2

Nguồn gốc.

Kiệt tác vĩ đại Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm theo thể loại truyện
thơ. Toàn bộ tác phẩm gồm 3254 câu thơ lục bát, thể thơ truyền thống của dân tộc.
Mặc dù được viết dựa theo cốt truyện cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều Truyện” của
Thanh Tâm Tài Nhân nhưng Nguyễn Du đã có sự sáng tạo để tạo nên một Đoạn
Trường Tân Thanh phù hợp với văn hoa của người Việt và thể hiện được những tinh
hoa trong ngôn ngữ của người Việt. Những va đập cuộc đời khiến thi sĩ đồng cảm sâu
xa với mọi kiếp người đày đọa, tạo nên chiều sâu tư tưởng tác phẩm “ Truyện Kiều”
sau này. Vốn hiểu biết uyên bác làm cơ sở để tuyệt tác ấy trở thành một viên ngọc
sáng trong văn học Việt Nam về giá trị nghệ thuật.
Cốt truyện xoay quanh cuộc đời của Thúy Kiều, một người con sinh ra trong gia đình
trung lưu lương thiện. Thúy Kiều vốn có cuộc sống êm đềm bên cha mẹ và hai người
em là Thúy Vân và Vương Quan cho đến trước khi sóng gió ập đến.
Cả thiên truyện được chia làm ba phần với phần một có tên là Gặp gỡ và đính ước.
Gia biến và lưu lạc; Đoàn tụ). Đề tài của truyện là viết về cuộc đời Kiều nhưng thông
qua đó tố cáo xã hội phong kiến lúc bấy giờ đã chà đạp, xô đẩy người phụ nữ vào
bước đường cùng; đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Thuý Kiều và của người phụ
nữ nói chung. Tác phẩm còn thể hiện rất rõ hiện thực cuộc sống đương thời với “con
mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ tới muôn đời” của nhà thơ.
Vị trí, đoạn trích học theo đề cương
Về nội dung truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội đầy bất công là tiếng nói
lên án tố cáo chế độ phong kiến xấu xa với ba thế lực bao gồm họ phát lại lũ lưu manh
và đồng tiền. Truyện đã dựa vào tình hình tượng Thúy Kiều để rồi từ đó Nguyễn Du cho
ta thấy được cái đen tối ngột ngạt của xã hội phong kiến Việt Nam trên con đường
khủng hoảng tan rã. Những hồ Tôn Hiến, Bạc Bà, Tú Bà và Sở Khanh là sự phản ánh
nghệ thuật của nhiều nhân vật lịch sử trong xã hội Việt Nam thế kỷ 18 và những con
người Việt Nam bị áp bức trong xã hội xưa kia đã nhìn thấy cuộc đời mình qua tấm
gương đời Kiều. Con người bị áp bức thấy ở đó tấm lòng uất hận đối với chế độ phong
kiến tàn bạo. Bên cạnh đó truyện kiều còn là tiếng nói khẳng định đề cao tài năng nhân
phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, tự
do, công lý tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Nguyễn Du còn bày tỏ niềm cảm thông sâu
sắc với những nỗi khổ đau của người phụ nữ nói riêng và người lao động nói chung khi
họ sống trong sự tàn bạo của xã hội phong kiến.
Về nghệ thuật, tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các
phương diện ngôn ngữ, thể loại qua việc sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng kết hợp
ẩn dụ, so sánh, Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát mà Nguyễn Du sử dụng
đã đạt tới mức uyên thâm. Ngôn ngữ gần gũi với cuộc sống nhưng lại không mất đi
được yếu tố bác học, thẩm mĩ của ngôn từ đã tạo cho Truyện Kiều một tầm cao khó
sánh. Là một thể loại truyện thơ, nghệ thuật tự sự của tác phẩm đã có bước phát triển
vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính
cách và miêu tả tâm lí con người.
Kết bàiXin được mượn những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu tri âm cùng Tố Như để thay
cho lời kết:
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”
Bằng một thế giới ngôn ngữ phong phú , tính tế , kỳ diệu , bằng một bút pháp
điêu luyện, bằng một thiên tài khám phá tuyệt vời kết hợp với lòng thương
yêu của con người , nhất là người phụ nữa, Nguyễn Du vẽ lên bức chân dung
vừa điển nhã , vừa có sức gợi cảm mãnh liệt của Thúy Vân và Thúy Kiều
trong trích đoạn chị em Thúy Kiều. Đằng sau bức chân dung chị em Thúy
Kiều là sự ngợi ca trân trọng giá trị con người tấm lòng nhân đạo của tác giả

You might also like