You are on page 1of 4

“Trăm năm bia đá cũng mòn

Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ!”


Trong những áng văn viết về trận thủy chiến Bạch Đằng, bài phú của Trương Hán Siêu
ra đời sớm hơn tất cả và cũng là áng văn “không tiền khoáng hậu”. Bạch Đằng giang
phú là tác phẩm mà tính chất trữ tình và màu sắc anh hùng ca được hòa quyện nhuần
nhuyễn và tinh tế.

Quả đúng như đánh giá của Bùi Quang Nguyên “Bạch Đằng giang phú” đã khắc họa
một cảnh trí mỹ lệ của Tổ quốc với cả hình bóng chiến công oanh liệt của quân dân ta
thời trước. là một bài phú mẫu mực chẳng những thể hiện đậm nét hào khí Đông A của
văn học thời Trần mà còn có giá trị to lớn trong lịch sử văn học nước nhà.”

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Trãi (1380-1942), hiệu là Ức Trai, là một nhà chính trị, quân sự tài ba và lỗi lạc,
ông tham gia tích cực và đóng góp nhiều nhiều công lao to lớn trong cuộc kháng chiến
chống quân Minh của Lê Lợi với vai trò là một quân sư. Ngoài là một nhà chính trị,
quân sự tài ba, Nguyễn Trãi còn được biết đến là một nhà văn chính luận kiệt xuất, với
số lượng tác phẩm tuy ít nhưng bài nào cũng để lại tiếng vang đến muôn đời có thể kể
đến hai tác phẩm tiêu biểu là Quân trung từ mệnh tập và Bình ngô đại cáo. Có thể thấy,
tư tưởng của Nguyễn Trãi gồm có ba điểm chính thứ nhất là tư tưởng nhân nghĩa, thứ
hai là tư tưởng phụng mệnh trời và cuối cùng là tư tưởng nhân dân, tiến bộ hẳn so với
các danh nhân, nghĩa sĩ cùng thời. Và hệ thống tư tưởng này ta có thể nhận thấy rõ
trong tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Bình ngô đại cáo, tác phẩm được xem là bản
tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc sau Nam quốc sơn hà.

Bình Ngô đại cáo đã tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn, tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập, tuyên bố về nên độc lập của dân
tộc là áng thiên cổ hùng văn còn mãi giá trị nghìn đời sau của đất nước ta. Về nghệ
thuật, đó là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận, thể hiện ở kết cấu lý luận chặt
chẽ, lập luận sắc bén, lời văn đanh thép, hùng hồn, và chất văn chương nghệ thuật thể
hiện ở lời văn rất giàu cảm xúc, câu văn giàu hình tượng.
Trong văn học trung đại, để lên án sự suy tàn của xã hội phong kiến cũng như ngợi ca
những khát khao niềm hạnh phúc của con người, nhiều thi nhân đã gửi gắm tâm sự,
nỗi bất bình của mình vào các bài thơ, khúc ngâm. Thời Đường ở Trung Quốc, Vương
Xương Linh oán ghét cuộc chiến tranh phi nghĩa, mà viết Khuê oán. Thời Lê ở nước ta,
Đặng Trần Côn cảm thông thâm thúy trước số phận những người dân phụ nữ có chồng
đi lính mà làm ra tuyệt tác Chinh phụ ngâm. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh
phụ thuộc tác phẩm trên đã chạm đến trái tim người đọc khi viết về tình cảnh và tâm
trạng người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi
đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày quay trở về.

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trích Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn đã để
lại trong tâm người đọc nhiều dư âm thâm thúy về nỗi buồn đau, thương nhớ da diết,
tình cảnh cô độc, lẻ loi của người phụ nữ có chồng đi lính. Thông qua đó, người đọc
hiểu những tâm tư tình cảm và suy nghĩ của tác giả về con người, xã hội đương thời.
Ông lên án cơ chế phong kiến mục nát với những trận đấu tranh phi nghĩa kéo dãn dài
và ngợi ca tình yêu cao đẹp, khát khao yêu thương đôi lứa.

Đại thi hào Nguyễn Du là một trong những cây bút sáng chói đóng góp cho dòng chảy
văn học nước nhà những bước chuyển mình vàng son. Trong thời kì văn học trung đại,
Nguyễn Du cùng với những tác giả khác như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi, Nguyễn
Bỉnh Khiêm,... tạo thành những tượng đài thơ ca của văn học Việt Nam. Tác phẩm làm
nên tên tuổi của Nguyễn Du là tập truyện viết bằng chữ Nôm "Đoạn trường tân thanh"
hay còn gọi ngắn gọn bằng cái tên "Truyện Kiều". Đoạn trích "Trao duyên" là một trong
những đoạn tiêu biểu trong tập truyện, thể hiện sự dằn vặt, nỗi lòng đau đớn của nàng
Kiều khi buộc phải bán mình chuộc cha, đành nhờ cô em Thúy Vân trả nghĩa cho chàng
Kim Trọng.
Truyện Kiều là một tác phẩm được coi như kiệt tác văn chương của nhân loại, được
viết dưới dạng truyện kể bằng thơ, lấy cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân người
Trung Quốc. Tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân không hề được biết đến cho tới khi
Nguyễn Du khai thác cốt truyện bình thường ấy thành tiếng kêu ai oán đến xé lòng, một
bản sầu ca não nề của người con gái hồng nhan bạc phận. Đoạn trích "Trao duyên" từ
câu 723 đến câu 756 trong phần "Gia biến và lưu lạc", tái hiện lại cuộc trò chuyện của
chị em Thúy Vân Thúy Kiều. Gia đình gặp hoạn nạn, Thúy Kiều đành bán mình chuộc
cha, trong tình cảnh đó, biết mình không thể giữ trọn lời thề thủy chung với Kim Trọng,
nàng Kiều đành phải trao lại tấm chân tình cho Thúy Vân, nhờ em làm tròn bổn phận,
giữ trọn lời hứa của mình với người yêu.

Đoạn trích "Trao duyên" đã khái quát một cách sâu sắc nhất những cung bậc cảm xúc
của Thúy Kiều khi buộc phải rời xa người yêu, đành trao duyên lại nhờ cậy em gái tiếp
tục lời hứa với Kim Trọng. Một người phụ nữ yêu hết mình, thủy chung da diết, lại khéo
léo, sắc sảo nhưng bạc mệnh, long đong. Bằng bút pháp nghệ thuật khai thác tâm lý
nhân vật, để nhân vật tự bộc lộ cảm xúc qua hành động, cử chỉ, tác giả đã truyền đạt
tới người đọc niềm thương xót cho bi kịch tình yêu tan vỡ của nàng Kiều. Tâm trạng
nhân vật được đặc tả qua những chi tiết đắt giá, thể thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại
cùng những từ ngữ mạnh, gợi sự xót xa đã làm rung động trái tim bạn đọc với những
nỗi niềm của nhân vật.
Qua "Trao duyên", Nguyễn Du cũng gửi gắm sự tôn trọng, nâng niu những con người
đẹp, biết trọng chữ hiếu, vẹn chữ tình, đồng thời lên án xã hội bất công, bạc bẽo đã đẩy
con người vào cửa ải chia lìa, chia cắt hạnh phúc lứa đôi của những người xứng đáng
được hưởng hạnh phúc.

Nguyễn Du là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, ông được mệnh danh là
đại thi hào, suốt cuộc đời sáng tác của mình, Nguyễn Du đã để lại rất nhiều tác phẩm
hay và có giá trị, nổi bật trong số đó có thể kể đến kiệt tác Truyện Kiều. Đoạn trích Chí
khí anh hùng là một trong những đoạn trích khá tiêu biểu, Nguyễn Du đã miêu tả chân
dung cũng như khát vọng làm nên sự nghiệp lớn của người anh hùng Từ Hải.

Với nghệ thuật sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng; lời thoại bộc lộ tính cách,
hình ảnh ẩn dụ Nguyễn Du đã xây dựng nên hình tượng một người anh hùng có khí
phách hiên ngang, phi thường. Một con người khí chất hơn người, hoài bão lớn lao và
niềm tin sắt đá vào tài năng của mình. Nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du xây dựng
bằng bút pháp ước lệ tượng trưng cùng với ngôn ngữ hàm súc, mang tính biểu đạt cao.
Đây cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong nghệ thuật khắc họa nhân
vật của tác giả. Từ Hải xứng đáng là bậc nam nhi "vẫy vùng trong bốn bể", không vì
"hương lửa đương nồng" mà chùn chân, nhụt chí.

You might also like