You are on page 1of 2

A: Thưa thầy và các bạn, hôm nay em và bạn ………….

sẽ thay mặt cho tổ 4, trình


bày bài giới thiệu về một cuốn sách lịch sử. Tổ của chúng em chọn cuốn sách vô
cùng ý nghĩa, chất chứa những giá trị lịch sử đầy đẹp đẽ của dân tộc. Đó là cuốn
“An Tư” của tác giả Nguyễn Huy Tưởng.

A: Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960). Ông là nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng của
Việt Nam. Trong những trang văn của Nguyễn Huy Tưởng luôn chất chứa đầy chất
thơ của cuộc sống cùng với đó là những bài ca về tình yêu thương con người, đồng
loại. Nguồn cảm hứng lớn nhất trong các tác phẩm của ông thiên về khai thác lịch
sử. Ông đã có những tác phẩm văn học thể hiện tinh thần yêu nước.

B: An Tư là tác phẩm tiểu thuyết lịch sử của tác giả Nguyễn Huy Tưởng, được
sáng tác vào năm 1943 và xuất bản bởi Nhà Xuất Bản Trẻ. Cuốn truyện gồm 223
trang kể về bi kịch của cô công chúa đời Trần, bị triều đình cống nạp cho quân
Mông Nguyên để làm kế hoãn binh. Với lối viết đầy lôi cuốn, Nguyễn Huy Tưởng
đã vẽ ra bức tranh lịch sử của ông cha ta thời kháng chiến mông Nguyên (thế kỉ
XIII). Bên cạnh đó lột tả được số phận thê thảm của cô công chúa ấy, đưa vấn đề
thời phong kiến tới gần với độc giả thời hiện đại.

A: Chi tiết về nhân vật chính, An Tư là em ruột Thượng hoàng Trần Thánh Tông
và là cô của vua Trần Nhân Tông. Tương truyền, công chúa An Tư là người có sắc
đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Vào buổi yến tiệc thì bị triều đình cống nạp trước
sức mạnh hung hãn của kẻ thù. Trong tiểu thuyết, tình lang của nàng là một nhân
vật hư cấu, tên là Chiêu Thành Vương Trần Thông, con cả của Thái úy Khâm
Thiên Đại vương Trần Nhật Hiệu. Sau khi "người chồng" là Thoát Hoan trốn chạy,
"nàng xuống ngựa thắp hương, rồi dập đầu trên nấm đất (ngôi mộ của Trần Thông)
mà khóc rũ dượi...". Rồi dưới "ánh trăng bàng bạc, nàng mê man những ngày ruổi
ngựa cùng chàng vào Thanh. Nàng đã đến bên bờ sông Cái, và không ngần ngại
văng mình xuống nước..." Nguyễn Huy Tưởng đã phần nào tái hiện được tấm lòng
trung trinh, ái quốc của nàng công chúa đang tuổi xuân xanh. Nàng thường hay
thức khuya, dệt hơn trăm thước vải, không kể còn khâu được bao nhiêu quần áo
cho quan quân.

A: Tác giả đã làm gì mà khiến cho cuốn truyện trở nên hay, lôi cuốn như vậy nhỉ?
B: Sự lôi cuốn đó nằm ở giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Tác giả đã rất khéo léo
trong việc sử dụng nghệ thuật khắc họa nhân vật. Từng lời nói của các nhân vật
trong câu chuyện đều được sử dụng ngôn ngữ hợp với thời đại. Nhân vật An Tư
được miêu tả vô cùng kĩ lưỡng “Vẻ đẹp của nàng được ví là “một sắc đẹp say sưa
quyến rũ, âm ỉ nguồn nhựa sống dồi dào và mãnh liệt của những vua tướng anh
hùng, đầy bão phụ và dục vọng, đã dựng lên cơ nghiệp họ Đông Á”. Tác giả cũng
lấy tên nàng đặt tiêu đề cho tác phẩm, như một sự tôn vinh về sự hi sinh, nỗi khổ
đau của của An Tư. Với những biến cố trong số phận của một cá nhân, tác giả đã
tái hiện hầu như trọn vẹn những sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống quân
Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai của vua tôi nhà Trần. Nguyễn Huy Tưởng
cũng đặc biệt chú trọng vào việc phân tích suy nghĩ, cảm xúc nhân vật, như muốn
nói lên nỗi lòng của người phụ nữ ấy.

B: Cuốn sách đã để lại những giá trị đầy sâu sắc cho những người đọc như chúng
em. Nó đã chứng tỏ được phần nào về lịch sử nước ta thời xưa và số phận của
những người phụ nữ thời phong kiến. An Tư - số phận một cá nhân nhưng cũng là
tiêu biểu cho những hi sinh mất mát của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Nguyên Mông. Tác phẩm vừa tái hiện lại bối cảnh lịch sử
kháng chiến thời Mông Nguyên. Bên cạnh đó cũng cho ta những khía cạnh khác về
vai trò của những người phụ nữ trong kháng chiến, không ra chiến trường nhưng
lại hi sinh thân mình, một thân chịu khổ chỉ vì lợi ích của nước, của dân.

You might also like