You are on page 1of 4

NỘI DUNG BÀI NÓI

Hân
Xin chào cô và các bạn , hôm nay nhóm của con gồm con Gia Hân và bạn Giáng My sẽ
trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử)

→ Đó chính là cuốn An Tư của tác giả Nguyễn Huy Tưởng

(hỏi: Có bạn nào nhớ tác giả Nguyễn Huy Tưởng còn là tác giả của văn bản nào mà
chúng ta vừa học ở bài 1 không ạ?

<cụ thể hơn> ->VB1: Đoạn trích Lá cờ thêu sáu chữ vàng (thuộc phần 3 của
tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng)

Vậy thì hãy để mình nói rõ hơn về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng:

->Nguyễn Huy Tưởng..

và còn rất nhiều tác phẩm khác nữa

Và tác phẩm An Tư mà nhóm mình muốn nhắc đến thuộc:

Thể loại : Tiểu thuyết lịch sử


Hoàn cảnh sáng tác : Viết năm 1943, thời kì Cách mạng tháng Tám.
Số trang : 152 trang
Nhân vật chính: An Tư công chúa (1267-1285)

Nội dung chính :

Bức tranh lịch sử về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông của quân dân
nhà Trần trong thế kỉ XIII. Bên cạnh đó, tác giả cũng không quên tái hiện toàn cảnh những
bi thương và thảm cảnh do chiến tranh mang lại cho người dân Đại Việt ở thời điểm đầy
thách thức nhưng cũng rất đỗi hào hùng của dân tộc

My
vậy.. hãy cùng nhóm tớ vào phần 1.tìm hiểu nhân vật An Tư trong tác phẩm truyện
này:

An Tư là một công chúa đời Trần, còn gọi là Thiên Tư công chúa, là con gái út của vua Trần
Thái Tông (1218-1277), là em gái của vua Trần Thánh Tông . Tương truyền, công chúa An Tư
là người có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Gặp buổi giặc Nguyên - Mông sang xâm
lược, trước sức mạnh hung hãn của kẻ thù, triều đình đã quyết định cống nạp An Tư cho
tướng giặc Thoát Hoan để làm dãn loạn nước,...

. Ở Đầu truyện, công chúa An Tư được nhà văn viết lại rằng “không đeo một mảy trang sức, son
phấn cũng không. Không phải như bà phu nhân nước Hoắc (một nước chư hầu bên lãnh thổ Trung
Quốc)” vì “nàng sợ điểm to làm giảm giá khuynh thành”. Nàng không khinh trang điểm, nhưng vì
quốc gia gặp nạn, các binh lính ngoài kia gian lao, khổ sở, tai ương reo rắc trên khắp mảnh đất Đại
Việt, nàng đã tự xét mình không có quyền nhởn nhơ thoải mái trong cảnh ấm no, ích kỷ ở cung
cấm. Chính vì thế, An Tư đã bỏ được thói xa hoa lười biếng, thậm chí còn theo gương quốc mẫu và
hoàng hậu-bán hết những tư trang quý báu, lấy tiền mua vải và tự thân may áo cho những khách
sa trường.

Nhan sắc của công chúa được miêu tả lại “...dung nhan nàng có phần xinh đẹp hơn như vàng trăng,
không bị vẩn mây mờ. Đôi mắt đen, to là một trời huyền ảo, và đôi mối khao khát là một bến đợi
chờ....” Thậm chí, ngày nay hình tượng An Tư công chúa luôn được thể hiện rất xinh đẹp và cao cả.
“Toàn thể” nàng “là một sắc đẹp say sưa quyến rũ, âm ỉ nguồn nhựa sống dồi dào và mãnh liệt của
những vua tướng anh hùng, đầy bão phụ và dục vọng, đã dựng lên cơ nghiệp họ Đông A”...
*** Nàng có người yêu là Chiêu Thành Vương Trần Thông, con cả của Thái úy Khâm Thiên Đại Vương
Trần Nhật Hiệu. Và sau khi "người chồng" là Thoát Hoan trốn chạy, "nàng xuống ngựa thắp hương, rồi
dập đầu trên nấm đất (ngôi mộ của Trần Thông) mà khóc rũ dượi...". Rồi dưới "ánh trăng bàng bạc,
nàng mê man những ngày ruổi ngựa cùng chàng vào Thanh. Nàng đã đến bên bờ sông Cái, và không
ngần ngại văng mình xuống nước...". Hầu như người hiện đại hình dung kết cục của An Tư công chúa
rất "tang thương" đúng như Chí lược, Toàn thư và Tiêu án ghi lại:「"An Tư qua trại Thoát Hoan và
không rõ kết cục ra sao"」

2.Nhận xét nghệ thuật của tác giả

-Nhà nghiên cứu văn học Nguyên An từng nhận xét: “Nếu không có Nguyễn Huy Tưởng, thì văn đàn
hiện đại Việt Nam, nhất là ở mảng lịch sử-truyền thống chắc là vơi đi sự bề thế, vẻ kì vĩ, tráng lệ và
chất bi thương hào hùng, mặc dù cạnh ông đã có Tô Hoài, và sau ông, cũng đã có các tác giả đáng nể
như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Mộng Giác, Bút Ngữ, Hà Ân,
Nguyễn Quang Thân vv…Vị trí mở đầu đôi khi như là một ngẫu nhiên, lại như là một tất nhiên của lịch
sử, nhưng với Nguyễn Huy Tưởng, thì có điều chắc chắn là: Ông đã gánh việc mở đầu một cách đích
đáng cho dòng văn chương viết về truyền thống, về lịch sử trung đại Việt Nam trong nền văn chương
hiện đại Việt Nam.”

Quả đúng vậy, trong tiểu thuyết... An Tư tượng trưng cho cái đẹp biết dấn thân, mang một ý nghĩa
lớn lao có thể lay chuyển hàng binh thế trận... Nguyễn Huy Tưởng bằng tình cảm và lòng ngưỡng
mộ của mình đã ghi nhận và tôn vinh sự hi sinh thầm lặng nhưng quyết liệt của An Tư, một nữ
trung hào kiệt trong tiểu thuyết như một chiến công sánh ngang với Trần Quốc Toản, Trần Bình
Trọng và trường hợp của nàng đáng được lưu danh như tên tuổi các bậc tiền nhân nhà Trần.

3.Suy nghĩ của em về cuốn truyện

Nhân vật An Tư đã để lại cho em nhiều suy nghĩ, sự hinh sinh của nàng, chấp nhận bị gả cho Nguyên-
Mông để cứu nước.( Nàng không can tâm đứng trân nhìn tình thế hỗn loạn, phí đi công lao của binh
lính và Trần Thông ). Nàng muốn giống như nàng Mộc Lan xưa, “lúc quốc gia gặp nạn, có kể gì đàn bà,
đàn ông, đều phận sự chung cả”. Một người phụ nữ không màng danh phận, không chùn bước, cố gắng
đóng góp cống hiến hết mình cho đất nước. Để rồi nhận lại kết cục thương tâm bi thảm mà vốn dĩ
không xứng đáng với thành quả mà nàng đã làm được.

Đọc tác phẩm và chúng ta sẽ được gặp lại Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với tài thao
lược quân binh, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản tuổi trẻ tài cao với lá cơ thêu sáu chữ vàng
“Phá cường địch, Báo hoàng ân” đã trở thành huyền thoại, ngoài đó còn kể lại chi tiết về tình
thế chiến tranh nước ta với quân Mông-Nguyên. Bằng sức tưởng tượng và sáng tạo trong một cốt
truyện phong phú giàu các chi tiết đặc sắc, Nguyễn Huy Tưởng đã làm sống dậy cuộc chiến hào hùng
đẫm máu và nước mắt để đổi về nền độc lập cho dân tộc Việt Nam. Hình ảnh nàng công chúa An Tư
vốn không được nhắc đến cực nhiều trong tư liệu sử nay lại được hiện lên một cách chân thật đến khó
tin. Cho thấy ông là “một cây bút có tầm vóc lớn của văn học hiện đại Việt Nam, là nhà văn giàu tâm
huyết với nhân dân, đất nước, với nền văn hóa của dân tộc” đúng như lời của GS Trần Đăng Suyền nói

You might also like