You are on page 1of 32

CHUYÊN ĐỀ

NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN HOẶC ĐOẠN TRÍCH

PHẦN I. HỆ THỐNG CÁC KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN CÁC TÁC
PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9
1. Các tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) được học trong chương trình Ngữ
văn 9.
1.1 Truyện trung đại
1.1.1. Các tác phẩm tiêu biểu
a. Chuyện người con gái Nam Xương trích trong Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ
b. Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô Gia Văn Phái.
1.1.2. Kiến thức cơ bản trong các tác phẩm
1.1.2.1. Chuyện người con gái Nam Xương.
a. Tác giả: Nguyễn Dữ
- Chưa rõ năm sinh năm mất, Quê: Trường Tân nay thuộc Hải Dương.
- Là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sống ở thế kỉ XVI, là
thời kì mà triều đình nhà Lê bắt đầu cuộc khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc,
Trịnh tranh giành quyền lực, nội chiến kéo dài.
- Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi về ở ẩn, nuôi mẹ già viết
sách.
b. Tác phẩm Truyền kì mạn lục
- Hoàn cảnh ra đời: vào thế kỉ XVI, lúc triều đình nhà Lê bắt đầu cuộc khủng
hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra các cuộc nội
chiến kéo dài, cuộc sống của nhân dân đặc biệt là người phụ nữ bị xô đẩy vào những cảnh
ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh.
- Ý nghĩa nhan đề: Truyền kì mạn lục: ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được
lưu truyền.
- Thể loại: Truyền kì: là loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc
thịnh hành từ đời Đường. Đây là thể loại dung yếu tố kì ảo để phản ánh cuộc sống.

1
- Cấu tạo:
+ Gồm 20 truyện viết bằng chữ Hán.
+ Cốt truyện: thường triển khai những câu chuyện cổ dân gian, những truyện cổ
tích, thần kì, các truyện truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam để thành truyện mới.
+ Nhân vật: thường là những người phụ nữ xinh đẹp nhưng bất hạnh, những người
trí thức có tâm huyết nhưng bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh
lợi.
- Giá trị nội dung:
+ Phản ánh hiện thực cuộc sống bất công và cuộc đời bất hạnh.
+ Thể hiện khát vọng phá bỏ bất công ngang trái để vươm lên hạnh phúc.
+ Phê phán cường quyền những thế lực đen tối trong xã hội.
+ Thấy được thái độ của tác giả: đồng cảm xót thương trân trọng.
- Giá trị nghệ thuật: Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo để làm phương thức biểu đạt chính
phản ánh hiện thực cuộc sống.
=>Truyền kì mạn lục xứng đáng là một áng Thiên cổ kì bút đánh dấu bước trưởng
thành của loại hình truyện ngắn Việt Nam thời kì trung đại.
c. Nội dung và nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương
- Nội dung: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, tác
phẩm đã thể hiện niềm cảm thương với số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ
phong kiến đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Nghệ thuật: dựng truyện, tạo tình huống, miêu tả nhân vật kết hợp hài hòa giữa tự
sự và trữ tình.
d. Ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương
- Về nghệ thuật: tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ hấp dẫn.
+ Cái bóng là biểu hiện tình thương, lòng chung thủy và trở thành nguyên nhân
trực tiếp của nỗi đau oan khuất dẫn đến cái chết bi thảm của nhân vật (thắt nút).
+ Cái bóng làm nên sự hối hận của chàng Trương và giải oan cho Vũ Nương (mở
nút).
- Về nội dung:

2
+ Chi tiết cái bóng làm cho cái chết của Vũ Nương them oan ức và có giá trị tố cáo
xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với phụ nữ thêm sâu sắc.
+ Qua chi tiết cái bóng, tác giả ngầm muốn nói trong xã hội phong kiến thân phận
người phụ nữ mong manh rẻ rủng chẳng khác nào cái bóng trên tường.
e. Yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương.
- Một số yếu tố kì ảo:
+ Vũ Nương được Linh Phi cứu sống và gặp Phan Lang ở dưới thủy cung.
+ Vũ Nương hiện về trên bến Hoàng Giang nói lời từ tạ với Trương Sinh…
- Ý nghĩa:
+ Yếu tố kì ảo này trước hết làm hoàn thiện nét đẹp vốn có của Vũ Nương. Dù
nàng ở một thế giới khác nhưng vẫn nặng tình với chồng, quan tâm đến chồng con, phần
mộ tổ tiên và vẫn khát khao được phục hồi danh dự.
+ Làm lên một cái kết có hậu cho câu chuyện. Nó như một bản nhạc ngân lên
những mơ ước ngàn đời của nhân dân ta về một xã hội công bằng và công lý. Người tốt
dù trải qua bao oan khuất nhưng cuối cùng vẫn được minh oan. Nhờ chi tiết này tác phẩm
cũng vơi đi phần nào âm hưởng bi thương đau đớn để đánh thức trong lòng người đọc
những niềm tin và những mong muốn tươi sáng lạc quan.
+ Bày tỏ sự xót thương đồng cảm của tác giả với thân phận bất hạnh của Vũ
Nương. Đồng thời thể hiện thái độ trân trọng người phụ nữ. Đây là cảm hứng thấm đẫm
nhân văn của tác phẩm.
1.1.2.2. Hoàng Lê nhất thống chí.
a. Tác giả
- Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, quê ở làng Thanh
Oai (Nay thuộc Hà Nội). Trong đó hai tác giả viết chính là Ngô Thì Chí (1735 – 1788),
làm quan dưới triều Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772 – 1840), làm quan dưới triều
Nguyễn.
- Nhóm tác giả sống trong thời kì xã hội phong kiến VN thối nát cuối thế kỉ XVIII
đầu thế kỉ XIX – khi các tập đoàn phong kiến tranh chấp quyền lực, khởi nghĩa nông dân
nổi dậy khắp nơi.

3
- Khi viết Hoàng Lê nhất thống chí, các tác giả đã thể hiện thái độ khách quan,
trung thực, tôn trọng sự thật lịch sử và tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc.
b. Tác phẩm
* Hoàn cảnh sáng tác: - cuối tk XVIII và mấy năm đầu TK XIX (Đây là quãng
thời gian mà các tập đoàn pk tranh chấp quyền lực, khởi nghĩa nông dân nổi dậy khắp nơi)
* Ý nghĩa nhan đề: Hoàng Lê nhất thống chí: ghi chép về sự thống nhất của
vương
triều nhà Lê.
* Thể loại: Có thể coi Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết chương
hồi lịch sử, chữ Hán .
* Cấu tạo: Tác phẩm gồm 17 hồi. Tác phẩm không chỉ dừng ở sự thống nhất của
vương triều nhà Lê mà còn tập trung tái hiện bối cảnh lịch sử đầy biến động của xã hội
phong kiến VN trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX (Đây
là quãng thời gian mà các tập đoàn phong kiến tranh chấp quyền lực, khởi nghĩa nông dân
nổi dậy khắp nơi).
* Hồi 14 – Hoàng Lê nhất thống chí
- Nội dung: Hồi 14 đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn
Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh
và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
- Nghệ thuật:
+ Ghi chép lịch sử 1 cách khách quan trung thực, sắc sảo.
+ Lối kể chuyện xen lẫn miêu tả 1 cách cụ thể sinh động gây ấn tượng.
+ Khắc học nhân vật rõ nét điển hình.
+ Giong điệu trần thuật thể hiện ró thái độ của tác giả.
c. Nguồn cảm hứng đã chi phối ngòi bút của tác giả khi xây dựng hình tượng
Quang Trung.
+ Các tác giả có ý thức tôn trọng sự thật lịch sử. Họ đã phản ánh một cách khách
quan nhân vật, sự kiện lịch sử.

4
+ Sự thật lúc bấy giờ vua Lê hèn yếu, “cõng rắn cắn gà nhà”. Trong khi đó, chiến
công lừng lẫy của vua Quang Trung là niềm tự hào của dân tộc. Do đó, họ không thể phủ
nhận. Điều đó chứng tỏ các tác giả có cái nhìn tiến bộ, vượt qua định kiến giai cấp.
+ Họ có lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
1.2. Truyện thơ trung đại
1.2.1. Các tác phẩm tiêu biểu
a. Truyện Kiều – Nguyễn Du
b. Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu
1.2.2. Kiến thức cơ bản trong các tác phẩm
1.2.2.1. Truyện Kiều
a. Tác giả:
- Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên
- Quê: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
- Thời đại: Ông sống vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử
đầy biến động. Chế độ xhpk VN khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn pk tranh giành
quyền lực, các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra khắp nơi tiêu biểu là khởi nghĩa Tây
Sơn.
- Thân thế: Ông sinh ra trong 1 gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có
truyền thống về văn học.
+ Ông phiêu bạt nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều cảnh đời cảnh người cho nên ông có
1 vốn sống vô cùng phong phú.
+ Ông đã từng làm quan cho triều Nguyễn rồi đi sứ sang Trung Quốc. Cho nên ông
rất am hiểu văn hóa phương Đông dặc biệt là văn hóa Trung Hoa.
+ Ông có 1 trái tim nhân hậu biết yêu thương những cuộc đời nghèo khổ bất hạnh.
- Sự nghiệp văn học đồ sộ viết cả chữ Hán, chữ Nôm.
+ Chữ Hán: có 3 tập thơ gồm 243 bài: Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục,
Nam trung tạp ngâm.
+ Chữ Nôm: tiêu biểu là Đoạn trường tân thanh hay còn gọi là Truyện Kiều
b. Tác phẩm Truyện Kiều

5
* Nguồn gốc: dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân
(Trung Quốc).
* Thể loại: Truyện thơ nôm lục bát.
* Cấu tạo: gồm 3254 câu thơ lục bát.
Chia làm 3 phần: + Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
+ Phần 2: Gia biến và lưu lạc
+ Phần 3: Đoàn tụ
* Giá trị nội dung:
+ Giá trị hiện thực: Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn
bạo của tầng lớp thống trị và số phận của những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là
thân phận bi kịch của những người phụ nữ.
+ Giá trị nhân đạo: Niềm cảm thương sâu sắc trước những đau khổ của con người,
lên án những thế lực xấu xa, trân trọng đề cao tài năng nhân phẩm và đồng tình với những
khát vọng chân chính táo bạo của con người về tình yêu và hạnh phúc.
* Giá trị nghệ thuật:
+ TK là kết tinh những thành tựu nghệ thuật vĩ đại của nền văn học dân tộc đặc biệt
trên các phương diện nghệ thuật như xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, thể loại.
+ Nhân vật: đa dạng vói tính cách nhân vật chân thực sinh động mang đậm bản sắc
tâm hồn Việt. Ông các thể hóa ngoại hình, ngôn ngữ. Khám phá và thể hiện thành công
thế giới nội tâm phong phú, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
+ Ngôn ngữ đat tới đỉnh cao của nghệ thuật, nó ko chỉ có chức năng biểu đạt mà
còn giàu tình cảm, giá trị thẩm mĩ. Ông còn kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ bình dân và
ngôn ngữ bác học để làm giàu tiếng mẹ đẻ.
+ Thể loại truyện thơ đã có sự phát triển vượt bậc với chức năng tự sự.
* Các đoạn trích:
- Chị em Thúy Kiều
+ Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần 1 Gặp gỡ và đính ước của tác phẩm
Truyện Kiều (từ câu 15 đến câu 38).
+ Bố cục: 4 phần:
-> 4 câu đầu: giới thiệu vẻ đẹp chung của 2 chị em Thúy Kiều.

6
-> 4 câu tiếp: gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân.
-> 12 câu tiếp: gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều.
-> 4 câu cuối: nhận xét về cuộc sống của 2 chị em
+ Nội dung: đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp
người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.
+ Nghệ thuật: sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng (lấy vẻ đẹp của thiên
nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người).
- Kiều ở lầu Ngưng Bích
+ Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần II Gia biến và lưu lạc của tác phẩm Truyện Kiều
(từ câu 1033 đến câu 1054 ).
+ Bố cục: 3 phần
-> Phần 1: 6 câu thơ đầu - Cảnh lầu Ngưng Bích và nỗi cô đơn buồn tủi của Thúy
Kiều.
-> Phần 2: 8 câu thơ tiếp - Nỗi nhớ người thân của Thúy Kiều.
-> Phần 3: 6 câu thơ cuối - Tâm trạng buồn sầu âu lo của Thúy Kiều khi ở lầu
Ngưng Bích.
+ Nội dung: Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung
hiếu thảo của Thúy Kiều.
+ Nghệ thuật: Bút pháp tả cảnh ngụ tình, nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
1.2.2.2. Truyện Lục Vân Tiên
a. Tác giả
- Nguyễn Đình Chiểu (1822- 1888), tục gọi Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân
Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh), quê cha ở Bồ Điền, huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Ông đỗ tú tài năm 21 tuổi nhưng 6 năm sau ông bị mù, rồi lỡ thi, bị phụ ước.
- Là người giàu nghị lực sống và cống hiến cho đời. Ông sống bằng nghề dạy học
và bốc thuốc cho nhân dân.
- Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, ông tích cực tham gia kháng chiến, sáng
tác thơ văn nhằm khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân.

7
- Là nhà thơ lớn của dân tộc, để lại cho đời nhiều tác phẩm văn chương có giá trị
nhằm truyền bá đạo lí và cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước.
- Tác phẩm: Truyện Lục Vân Tiên, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc…
b. Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên
* Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, gồm
2082 câu thơ lục bát.
* Thể loại: truyện thơ nôm lục bát
* Giá trị nội dung:
- Truyền dạy đạo lí làm người.
- Đề cao tư tưởng nhân nghĩa, tinh thần nghĩa hiệp.
- Thể hiện khát vọng về một xã hội công bằng, tốt đẹp.
- Lên án, phê phán những kẻ bất nhân, phi nghĩa.
* Nghệ thuật:
- Là truyện thơ nôm mang tính chất để kể nhiều hơn để đọc, ngôn ngữ mộc mạc,
giản dị.
- Chú trọng miêu tả hành động của nhân vật, qua đó bộc lộ tính cách.
* Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Vị trí: nằm ở phần đầu của Truyện Lục Vân Tiên.
- Bố cục: 2 phần
+ 14 câu đầu: Lục Vân Tiên ra tay trừng trị bọn cướp.
+ Còn lại: Lục Vân Tiên hỏi han nói chuyện với Kiều Nguyệt Nga.
- Chủ đề: Đoạn trich thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời cuả tác giả và khắc họa
những phẩm chất đẹp đẽ của 2 nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba, dung cảm trọng nghĩa khinh
tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu nết na ân tình.
1.3. Truyện hiện đại
1.3.1. Các tác phẩm tiêu biểu
a. Làng – Kim Lân
b. Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long
c. Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng

8
d. Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê
1.3.2. Kiến thức cơ bản trong tác phẩm
1.3.2.1. Làng
a. Tác giả:
- Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn văn Tài.
- Quê: Từ Sơn, Bắc Ninh.
- Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và được xếp vào hang những cây bút
truyện ngắn xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Hầu hết các tác phẩm của ông đều xoay quanh đề tài nông thôn như sinh hoạt
làng quê, cảnh ngộ người nông dân. Viết về người nông dân Kim Lân luôn khám phá thể
hiện những vẻ đẹp bình dị mà cao quý tiềm ẩn trong tâm hồn họ.
- Các tác phẩm chính của ông: Làng (1948), Vợ nhặt (1962), Nên vợ nên chồng
(1955)
b. Tác phẩm:
* Hoàn cảnh ra đời: được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
(1948)
* Ý nghĩa nhan đề: - Qua nhan đề ta thấy tác giả đề cập tới 1 vấn đề không chỉ nằm
trong phạm vi nhỏ hẹp của 1 làng cụ thể mà tác giả đã khai thác 1 tình cảm bao trùm phổ
biến trong con người thời kì kháng chiến chống Pháp đó là tình yêu làng tình yêu quê
hương đất nước.
- Làng ở đây chính là làng chợ Dầu nơi mà ông Hai yêu như 1 phần cơ thể không
thể thiếu được trong cuộc đời mình. Nơi ấy chính là tình yêu niềm tự hào vô bờ bến là
nguồn năng lượng đột ngột không bao giờ vơi cạn, là quê hương đất nước thu nhỏ.
=> Nhan đề gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn Việt Nam. Đây là 1 mảng
sáng tác thành công nhất của Kim Lân.
* Tình huống truyện: Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào 2 tình huống gay cấn:
- Ông Hai rất yêu làng lúc nào cũng tự hào và khoe khoang về ngôi làng của mình
với sự giàu có và tinh thần kháng chiến nhưng đột nhiên ông nhận đc tin sét đánh từ
những người tản cư là làng ông theo tây. Ông vô cùng đau đớn tủi hổ nhục nhã.

9
- Sau đó khi nghe tin làng ông theo tây được cải chính ông vô cùng sung sướng dù
làng mình bị đốt nhà mình bị cháy.
=>Làm nổi bật lòng yêu làng gắn liền với lòng yêu nước tinh thần kháng chiến của
người nông dân Việt Nam thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
* Giá trị nội dung nghệ thuật:
- Nội dung: Truyện ngắn đã thể hiện tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần
kháng chiến của ng nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực và sâu sắc
ở nhân vật ông Hai.
- Nghệ thuật:
+ Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện độc đáo có khả
năng bộc lộ tính cách tâm trạng nhân vật.
+ Cốt truyện ko nặng về các sự kiên biến cố mà chú trọng vào các tình huống nội
tâm. Miêu tả thế giới nội tâm bằng các chi tiết ngôn ngữ hành động… Ngôn ngữ nhân vật
sinh động giàu tính khẩu ngữ..Nhân vật vừa có nét riêng vừa mang những nét đẹp chung.
+ Lối trần thuật tự nhiên linh hoạt. nhiều chi tiết đời thường đan xen với mạch tâm
trạng khiến cho truyện sinh động hơn.
1.3.2.2. Lặng lẽ Sa Pa
a. Tác giả : - Nguyễn Thành Long (1925 – 1991), quê: Quảng Nam, viết văn từ thời
kháng chiến chống Pháp.
- Là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí.
- Truyện của ông giàu chất thơ, nhẹ nhàng mà sâu sắc.
b. Tác phẩm :
* Hoàn cảnh ra đời : Được sáng tác năm 1970 sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của
tác giả. Đây là thời kì miền Bắc đang xây dựng Xã hội chủ nghĩa, còn miền Nam đang
trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ.
* Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề Lặng lẽ Sa Pa đã thể hiện rất rõ tư tưởng, chủ đề của
tác phẩm :
- Với nhan đề trên, nhà văn nhằm chỉ cái lặng lẽ bên ngoài của một nơi mà ít người
biết đến nhưng thực chất nó lại không lặng lẽ chút nào. Bởi đằng sau cái lặng lẽ ấy là cuộc

10
sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm với công việc, với đất nước, mà tiêu
biểu là anh thanh niên.
- Trong cái không gian lặng im, yên tĩnh, thơ mộng của Sa Pa, nơi mà người ta chỉ
nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài,
để từ đó nhà văn đã ca ngợi vẻ đẹp và ý nghĩa của các công việc thầm lặng của những nhà
khoa học ở Sa Pa.
* Tình huống truyện
- Tình huống truyện rất đơn giản, tự nhiên, chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ
của mấy người khách trên chuyến xe (bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư) với anh thanh niên
làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn ở Sa Pa. Cuộc gặp gỡ này đã để lại trong
lòng mỗi nhân vật lí tưởng và mục đích sống cao đẹp.
- Tạo ra tình huống ấy, tác giả giới thiệu nhân vật một cách thuận lợi, khách quan
qua cái nhìn của nhân vật khác. Và nhất là để làm nổi bật vẻ đẹp của những con người lao
động lặng lẽ, âm thầm, đầy trách nhiệm để cống hiến cho đất nước trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
* Ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm
- Ngôi kể thứ ba làm cho câu chuyện chân thực và cũng thể hiện cách đánh giá
khách quan của người kể đối với nhân vật và nhất là với anh thanh niên.
- Điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm là qua cái nhìn của ông họa sĩ nhằm :
+ Bộc lộ những suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên để qua đó nhà văn có dịp nói
hộ ông họa sĩ những tình cảm trân trọng với nghệ thuật của mình.
+ Cuộc gặp gỡ bất ngờ khiến anh thanh niên hiện ra một cách khách quan và đáng
mến hơn.
* Chất thơ, chất trữ tình trong tác phẩm
- Trong tác phẩm, ta thấy có bức tranh thiên nhiên thơ mộng ở Sa Pa.
- Chất trữ tình còn được thể hiện trong cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng
lẽ của anh thanh niên.
- Chất trữ tình còn được toát lên từ nội dung câu chuyện. Đó là cuộc gặp gỡ tình cờ
nhưng đầy dư vị trong lòng mỗi người. Đó là nét đẹp giản dị về anh thanh niên, từ câu

11
chuyện của những người như anh ở Sa Pa, từ cảm xúc, tình cảm mới được nảy nở ở cô kĩ
sư và ông họa sĩ.
- Ngoài ra, chất trữ tình còn được thể hiện qua ngôn ngữ giàu chất hội họa.
* Nội dung và nghệ thuật
- Nội dung : Truyên đã khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình
thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi
cao. Qua đó truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa những công việc
thầm lặng.
- Nghệ thuật :+ Tác phẩm xây dựng 1 tình huống truyện đơn giản nhưng tạo điều
kiện cho nhà văn khắc họa tính cách nhân vật chính qua điểm nhìn của nhiều nhân vật
khác.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật xuất sắc.
+ Chi tiết chân thực, có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố tữ tình bình luận với tự
sự.
1.3.2.3. Chiếc lược ngà
a. Tác giả
- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở An Giang.
- Ông viết rất nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim.
- Đề tài: viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng
như trong hòa bình.
- Năm 2000, ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật.
b. Tác phẩm
* Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ.
- Bài thơ được viết năm 1966, khi tác giả đang hoạt động tại chiến trường Nam Bộ,
thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.
- Tác phẩm nằm trong tập truyện cùng tên. Văn bản trong SGK nằm trong phần
giữa của truyện.
* Ý nghĩa nhan đề

12
- Chiếc lược ngà là một hình tượng nghệ thuật rất độc đáo, chứa đựng tình cảm cha
con sâu nặng, thiêng liêng.
+ Đối với bé Thu, chiếc lược ngà là kỉ vật đầu tiên và cũng là cuối cùng của người
cha tặng cho cô con gái bé bỏng. Nó là tất cả tình yêu thương của ba dành cho Thu. Nói
khác đi, chiếc lược ngà ấy chính là hình ảnh người cha (trong tâm khảm).
+ Đối với ông Sáu, chiếc lược ngà là một vật quý báu, bởi nó đã thể hiện tình yêu,
nỗi nhớ thương của ông Sáu đối với con gái; làm dịu đi và gỡ rối sự day dứt, ân hận của
ông khi ông trót đánh con.
- Ngoài ra, nhan đề còn góp phần tố cáo, lên án chiến tranh với những tội ác đã gây
ra cho các gia đình Việt Nam.
* Tình huống truyện
- Tác phẩm đã xây dựng được tình huống truyện éo le:
+ Hai cha con ông Sáu gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ true là bé
Thu không nhận ông Sáu là cha. Đến lúc chia tay, bé Thu nhận ra ông Sáu là ba của mình
và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản
của truyện, bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với ba.
+ Ở khu căn cứ, ông Sáu dành tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con
vào việc làm cây lược ngà để tặng con nhưng ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp trao món
quà ấy cho con gái. Với tình huống này, tác giả đã thể hiện tình yêu thương sâu sắc của
ông Sáu với bé Thu.
* Ngôi kể, điểm nhìn
- Truyện kể ở ngôi thứ nhất, người kể chuyện là bác Ba, xưng “tôi”. Với ngôi kể
này, câu chuyện trở nên đáng tin cậy hơn, đồng thời thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia giữa
các nhân vật.
- Ngoài ra, với ngôi kể này, người kể sẽ chủ động kể theo mạch cảm xúc của mình
xen lẫn những ý nghĩ, bình luận để làm cho câu chuyện mang tính khách quan hơn. Bác
Ba cũng trực tiếp tham gia một số sự việc trong truyện, góp phần tạo ra yếu tố bất ngờ và
có ý nghĩa. Qua đây, nhà văn Nguyễn Quang Sáng muốn ca ngợi tình đồng đội thắm thiết
của ông Sáu và bác Ba nói riêng, của những người lính nói chung.
* Nội dung, nghệ thuật

13
- Nội dung: đoạn trích đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp
trong cảnh ngộ éo lê của chiến tranh.
- Nghệ thuật:
+ Xây dựng tình huống truyện đặc sắc, cốt truyện chặt chẽ, có nhiều yếu tố bất ngờ
nhưng tự nhiên hợp lí.
+ Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp: người kể chuyện không chỉ chứng kiến
mà còn tham dự vào câu chuyện nên có sự đồng cảm chia sẻ với nhân vật và xen những ý
kiến bình luận khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy thêm sức thuyết phục.
+ Miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật nhất là nhân vật trẻ con rất chân thực sâu sắc
và tinh tế.
1.3.2.4. Những ngôi sao xa xôi
a. Tác giả:
- Lê Minh Khuê sinh năm 1949, Quê: Thanh Hóa
- Là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn.
- Trước năm 1975, hầu hết các tác phẩm của bà tập trung khám phá ngợi ca vẻ đẹp
của thế hệ trẻ Việt Nam trên tuyến đường Trường Sơn. Sau năm 1975, tác phẩm của nhà
văn lại bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi
mới.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Nhiệt đới gió mùa (tập truyện,2012), Những ngôi sao xa
xôi.
b. Tác phẩm
* Hoàn cảnh sáng tác: Truyện Những ngôi sao xa xôi viết năm 1971, lúc cuộc
kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt. Văn bản đưa vào sách giáo khoa
có lược bớt một số đoạn. Truyện ngắn được đưa vào tuyển tập “Nghệ thuật truyện ngắn
thế giới” xuất bản ở Mĩ.
* Ngôi kể: Truyện kể theo ngôi thứ nhất.
– Tác dụng: + Tạo một điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốcliệt của
chiến tranh. Khắc họa thế giới tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật một cách chân
thực giàu sức thuyết phục.
+ Làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh.

14
* Ý nghĩa nhan đề
- Với cách nói ẩn dụ, tác giả đã so sánh ngầm 3 nữ thanh niên xung phong với
những ngôi sao trên bầu trời.
- Tạo ra 1 hình ảnh đẹp anh hùng đồng thời biểu đạt những nét đẹp trong tâm hồn
và phẩm chất của các cô gái Nho, Thao, Phương Định trẻ trung nhạy cảm mơ mộng lãng
mạn và có sức tỏa sáng diệu kì. Ánh sáng ấy không phô trương mà phải chịu khó tìm hiểu
chúng ta mới cảm nhận được vẻ đẹp diệu kì. Các chị xứng đáng là nhũng ngôi sao xa xôi
trên đỉnh Trường Sơn dẫn đường cho mọi thế hệ, cho dân tộc VN đi đến thắng lợi.
- Nhan đề còn giàu chất thơ, chất lãng mạn rất đặc trưng của văn học thời kì chống
Mĩ.
*. Tình huống truyện: đối lập
- Ba nữ thanh niên xung phong trẻ tuổi lãng mạn nhạy cảm nhưng lại làm ông việc
rất khó khan vất vả và luôn phải đối mặt với cái chết đó là theo dõi máy bay địch ném
bom, đo đếm khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, san lấp mặt đường, phá bom nổ
chậm trên tuyến đường Trường Sơn.
-> Nhà văn muốn thể hiện tâm hồn hồn nhiên trong sáng đầy mơ mộng và lòng
dũng cảm tinh thần đoàn kết và tình đồng đội đồng chí của những người lính của cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
* Giá trị nội dung, nghệ thuật
- Nội dung: Truyện đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng mơ mộng, tinh thần dung
cảm cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hi sinh nhưng rất hồn nhiên lạc quan của những cô
gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp tiêu
biểu cho thế hệ trẻ VN trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Nghệ thuật: + Ngôi trần thuật là ngôi thứ nhất đồng thời cúng là nhân vật chính
vừa giúp tác giả tập trung thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật vừa tạo điểm nhìn phù
hợp với yêu cầu miêu tả hiện thực gian khổ, ác liệt nơi chiến trường.
+ Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật tự nhiên phong phú linh hoạt.
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực tinh tế và sinh động.
2. Những vấn đề chung về bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
2.1. Khái niệm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

15
Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét,
đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
Những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện,
tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và
khái quát.
2.2. Yêu cầu của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2.2.1. Về nội dung:
+ Phải nêu được các nhận xét, ý kiến (luận điểm) xác đáng, rõ ràng về tác phẩm
truyện (hoặc đoạn trích); phải có các luận cứ tiêu biểu xác thực làm cơ sở cho luận điểm.
+ cần sử dụng phối hợp các thao tác, kĩ năng (phân tích, chứng minh, giải thích…);
nên có những suy nghĩ, những cách trình bày bài mang sắc thái riêng.
2.2.2. Về hình thức:
+ Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, rõ
ràng.
+ Lời văn trong sáng, gợi cảm và chuẩn xác.
2.3. Dàn bài chung cho bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích)
Dàn bài chung cho bài văn nghị luận về tác phẩm truyện theo một trình tự như sau:
- Mở bài : Giới thiệu tác phẩm truyện hay một đoạn trích ( tuỳ theo yêu cầu cụ thể
của đề bài )và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình .
- Thân bài : Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có
phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
- Kết bài : Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích)
PHẦN II: CÁC DẠNG BÀI THƯỜNG GẶP TRONG VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC
PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
Trong cấu trúc đề thi Ngữ văn vào lớp 10 các em sẽ luôn gặp phải dạng đề nghị
luận về tác phẩm văn học trong đó có dạng đề nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích). Đây là dạng đề luôn chiếm khoảng 50% tổng số điểm của đề bài. Cho nên để đạt
kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đối với môn Ngữ văn thì các em phải làm

16
tốt dạng đề này. Tức là các em học sinh phải nắm chắc cách làm dạng đề về tác phẩm
truyện (hoặc đoạn trích). Mà bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) thì
chia ra thành các dạng đề thường gặp như sau:
1. Dạng 1: Phân tích hoặc nêu cảm nghĩ về nhân vật trong tác phẩm truyện
1.1. Cách làm:
Đây là kiểu bài phổ biến nhất trong dạng đề nghị luận về tác phẩm truyện, do vậy
học sinh cần đặc biệt lưu ý trong quá trình ôn thi. Với kiểu bài này học sinh nên triển khai
theo ba bước cụ thể sau đây:
a. Phần mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nhân vật cần nghị luận.
b. Phần thân bài: Học sinh cần làm nổi bật các vấn đề trọng tâm thông qua các
bước sau:
- Bước 1: Xác định các yếu tố khắc họa lên một nhân vật: Hoàn cảnh xuất thân,
phẩm chất, tính cách, công việc.
- Bước 2: Phân tích các lời nói, hành động của nhân vật thông qua các tình huống
để khái quát lên phẩm chất của nhân vật.
- Bước 3: Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật và vẻ đẹp sức sống của nhân
vật.
c. Phần kết bài: Khái quát ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm thể hiện qua nhân vật.
1.2. Ví dụ:
Cảm nhận về hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ
qua đoạn trích Hồi thứ mười bốn (Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí) - Đề
thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tỉnh Bắc Ninh năm học 2016 – 2017:
Gợi ý:
a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái và
Quang Trung là nhân vật trung tâm của tác phẩm.
b. Thân bài: Làm nổi bật nhân vật Quang Trung thông qua các bước cụ thể sau:
- Bước 1: Giới thiệu nhân vật Quang Trung - nhân vật chính trong hồi thứ 14 của
Hoàng Lê nhất thống chí là người tính cách quả cảm, mạnh mẽ, có trí tuệ sáng suốt, có
tài dụng binh như thần, người có tổ chức và là linh hồn của những chiến công vĩ đại.

17
- Bước 2: Nhân vật Quang Trung được đặt trong tình huống là qua chiến công thần
tốc quét sạch 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta, các nét tính cách và phẩm chất
của nhân vật này được bộc lộ rõ:
+ Nguyễn Huệ là người có hành động mạnh mẽ quyết đoán .
+ Nguyễn Huệ còn là 1 vị vua có trí tuệ sáng suốt nhạy bén trước thời cuộc.
+ Nguyễn Huệ là 1 người có ý chí quyết chiến quyết thắng và tầm nhìn xa trông
rộng.
+ Nguyễn Huệ có tài dùng binh như thần.
+ Hình ảnh Quang Trung Nguyễn Huệ oai phong lẫm liệt cưỡi voi ra trận.
Ở phần này học sinh cần phải có các dẫn chứng lấy từ trong tác phẩm để đưa vào
trong bài viết của mình.
Bước 3: Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật Quang Trung; các chi tiết, hình
ảnh, biện pháp nghệ thuật đặc sắc.
c. Kết bài: Khái quát những phẩm chất, tính cách của Quang Trung, ý nghĩa tư
tưởng của tác phẩm thể hiện qua nhân vật.
2. Dạng 2: Phân tích tình huống truyện
2.1. Cách làm:
Với dạng này điều quan trọng nhất là học sinh phải xác định được tình huống
truyện, sau đó cần phân tích tác dụng của tình huống truyện trong việc khắc họa nhân vật
và chủ đề tác phẩm. Bên cạnh đó học sinh cần lưu ý để tránh mắc phải những lỗi sai như
phân tích vụn vặt, sa vào kể chuyện dài dòng, lan man mà không đúng trọng tâm đề bài.
Với kiểu bài này học sinh nên triển khai theo ba bước cụ thể sau đây:
a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và tình huống cần nghị luận.
b. Thân bài: Học sinh cần giải thích thuật ngữ tình huống truyện. Sau đó học sinh
cần làm nổi bật các vấn đề trọng tâm thông qua các bước sau:
- Bước 1: Xác định được tình huống trong truyện.
- Bước 2: Phân tích tác dụng của tình huống truyện trong việc khắc họa nhân vật và
chủ đề của tác phẩm.
- Bước 3: Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện.

18
c. Phần kết bài: Khái quát ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm thể hiện qua tình huống
truyện.
2.2. Ví dụ:
Phân tích tình huống độc đáo trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn
Quang Sáng.
a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm Chiếc lược ngà và tình huống trong truyện là xoay
quanh hai nhân vật là ông Sáu và bé Thu.
b. Thân bài:
- HS cần giải thích thuật ngữ tình huống truyện: Tình huống truyện hay còn gọi
tình thế câu chuyện là ngữ cảnh, tình tiết mang tính xung đột, mâu thuẫn dẫn đến việc
phát triển cốt truyện và qua đó giúp các nhân vật trong truyện dễ dàng bộc lộ tính cách
của mình. Cũng thông qua cách giải quyết mâu thuẫn/ xung đột trong tình huống truyện,
ta sẽ hiểu hơn về nội dung tư tưởng tác phẩm cũng như dụng ý nghệ thuật của nhà văn
trong việc xây dựng các tình huống truyện như vậy.
- Bước 1: Xác định được tình huống trong truyện: 2 tình huống
+ Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau 8 năm xa cách (chỉ biết nhau qua tấm
hình, trong lúc người cha mong mỏi được nghe tiếng con gọi ba thì người con lại không
nhận cha, đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thì người cha phải ra đi.
+ Ở khu căn cứ, người cha dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm cây lược ngà
tặng con, nhưng con chưa kịp nhận thị người cha đã hi sinh.
- Bước 2: Phân tích tác dụng của tình huống truyện trong việc khắc họa tình cảm
của hai cha con dành cho nhau và chủ đề của tác phẩm.
+ Tình huống thứ nhất: Tình cảm sâu nặng, cao đẹp của ông Sáu dàng cho bé Thu.
Đầu tiên tình yêu đó được thể hiện khi ông Sáu mới về thăm nhà. Còn bé Thu dành cho
cha tình yêu thật đặc biệt. Đầu tiên tình yêu đó được thể hiện trước khi bé Thu nhận ra cha
rối sau khi em nhận ra ông Sáu là ba. Đây là tình huống cơ bản của truyện, khẳng định
tình cảm cha con thắm thiết.
+ Tình huống thứ hai: Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé
Thu với cha thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với đứa con.
Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc

19
lược ngà để tăng con. Nhưng thật không may, ông Sáu đã hy sinh trong một trận càn ác
liệt địch khi chưa kịp trao món quà ý nghĩa ấy cho con gái. Bác Ba, người đồng đội thân
thiết của ông Sáu hứa sẽ tận tay trao lại cho bé Thu. Tình huống thứ hai khẳng định tình
cảm cha con thiên liêng, bất diệt trong chiến tranh. Chiến tranh có thể ngăn cách họ nhưng
không thể nào giết chết được tình yêu thương trong họ.
Ở phần này học sinh cần phải có các dẫn chứng lấy từ trong tác phẩm để đưa vào
trong bài viết của mình.
- Bước 3: Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo hấp dẫn.
c. Kết bài: Khái quát ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm là tình cảm cha con sâu nặng
được thể hiện qua tình huống truyện.
3. Dạng 3: Phân tích một giá trị nội dung trong tác phẩm truyện
3.1. Cách làm
Đây là dạng bài thường gặp trong đề thi vào 10 môn Ngữ văn, để giải quyết dạng bài này
học sinh cần thực hiện theo các bước dưới đây:
a. Phần mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nội dung của tác phẩm
b. Phần thân bài: Học sinh cần làm nổi bật các vấn đề trọng tâm thông qua các
bước sau:
Bước 1: Xác định giá trị nội dung của tác phẩm truyện.
Bước 2: Triển khai giá trị nội dung thành các luận điểm trong bài để phân tích rõ
ràng, cụ thể từng khía cạnh.
Bước 3: Tìm dẫn chứng, chi tiết trong tác phẩm để minh chứng cho các luận điểm
trên.
c. Phần kết bài: Khái quát ý nghĩa tư tưởng nội dung của tác phẩm
3.2. Ví dụ:
Từ những hiểu biết của em về truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê
Minh Khuê, em hãy viết một bài văn làm nổi vẻ đẹp tâm hồn trong sáng mơ mộng,
tinh thần dũng cảm, lạc quan của những nữ thanh niên xung phong trên tuyến
đường Trường Sơn.
Gợi ý:

20
a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi và nội dung của tác phẩm là
vẻ đẹp của những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
b. Thân bài: Để giải quyết yêu cầu của đề bài trên, học sinh sẽ triển khai thông qua
các luận điểm chính như sau. Cụ thể:
* Xác định giá trị nội dung của tác phẩm : truyện đã làm nổi bật tâm hồn trong
sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất
hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường
Sơn mà tiêu biểu là Nho, Thao, Phương Định. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế
hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
* Triển khai nội dung thành những luận điểm:
- Trước tiên 3 nữ thanh niên xung phong hiện lên với những vẻ đẹp chung của
những người anh hùng TS.
+ Mở đầu câu chuyện tác giả cho thấy các cô gái cùng chung hoàn cảnh sống và
chiến đấu
+ Các cô gái đều có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, dũng cảm, gan dạ
không sợ gian khổ hi sinh.
+ Ở họ còn có tình đồng đội gắn bó, thân thiết.
+ Cuộc sống chiến đấu ở chiến trường gian khổ, hiểm nguy nhưng họ luôn lạc
quan, yêu đời và tâm hồn trong sáng, hồn nhiên.
- Bên cạnh những nét chung các cô còn có những nét riêng.
+ Nho là một cô gái trẻ, xinh xắnvới làn da trắng dễ thương. Cô lại mang cái hồn
nhiên trẻ thơ: “vừa tắm dưới suối lên, cứ quần áo ướt, Nho ngồi, đòi ăn kẹo”. Khi bị
thương nằm trong hang vẫn nhổm dậy, xòe tay xin mấy viên mưa đá. Nhưng trong chiến
đấu thì dũng cảm, hành động nhanh gọn và tự nhận nhiệm vụ “ 2 quả dưới lòng đường”.
Và trong một lần phá bom, hầm của cô bị sập, đất phủ kín lên người. Mặc dù bị thương rất
đau nhưng cô không rên la, không muốn cho đồng đội phải lo lắng.
+ Chị Thao, tổ trưởng, bản lĩnh, nhiều kinh nghiệm. Trong công việc, ai cũng gờm
chị về tính cương quyết, táo bạo. Đặc biệt là sự “bình tĩnh đến phát bực” khi máy bay
địch đến chị vẫn “móc bánh quy trong túi, thong thả nhai”. Có ai ngờ con người dày dạn
nơi chiến trường như vậy mà trong cuộc sống lại sợ máu, vắt. Chị thích làm đẹp. Chị tỉa

21
đôi lông mày nhỏ như cái tăm. Và ko ai có thể quên được chị hát : nhạc sai bét, giọng
chua, chị chăm chép bài hát dù chẳng hát trôi chảy được bài nào nhưng chị lại có ba
quyển sổ dày chép bài hát và rỗi là chị ngồi chép bài hát.
+ Còn Phương Định là một cô gái Hà Nội, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng
và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thơ, gia đình và quê hương. Sau trận mưa cả một
dòng thác kỉ niệm ùa về và xoáy mạnh trong tâm trí cô. Cuộc sống chiến trường gian khổ
nhưng cô vẫn giữ được phong cách riêng của người Hà Nội rất trữ tình và đáng yêu.
Học sinh cần tìm dẫn chứng, chi tiết trong tác phẩm để minh chứng cho các luận
điểm trên.
c. Kết bài: Khái quát ý nghĩa tư tưởng nội dung của tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp của
những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
4. Dạng 4: Phân tích một giá trị nghệ thuật trong tác phẩm truyện
4.1. Cách làm:
Giá trị nghệ thuật trong tác phẩm truyện gồm giọng điệu, nghệ thuật xây dựng nhân
vật, nghệ thuật kể chuyện... Để giải quyết dạng bài này học sinh cần triển khai thành ba
bước những ý sau đây:
a. Phần mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nghệ thuật của tác phẩm
b. Phần thân bài: Học sinh cần làm nổi bật các vấn đề trọng tâm thông qua các
bước sau:
Bước 1: Xác định giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Bước 2: Triển khai giá trị nghệ thuật thành các luận điểm.
Bước 3: Tìm dẫn chứng trong tác phẩm để minh chứng cho các luận điểm trên.
c. Phần kết bài: Khái quát ý nghĩa tư tưởng nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Đây là kiểu bài được đánh giá là tương đối khó trong các dạng bài nghị luận về tác
phẩm truyện, do vậy trong quá trình ôn tập học sinh cần nắm vững kiến thức của tác
phẩm, đặc biệt là các kiến thức liên quan đến giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó.
4.2. Ví dụ:
Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai trong truyện Làng của
Kim Lân.

22
a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai trong
tác phẩm.
b. Thân bài:
* Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai được thể hiện vô cùng sinh động từ
chỗ ông nghe tin làng mình theo giặc cho đến kết thúc truyện khi tin ấy được cải chính.
Để quá trình miêu tả tâm lí ấy được chân thực, nhà văn đã sử dụng rất nhiều thủ pháp
nghệ thuật. Khi thì thông qua hành vi, biểu hiện biên ngoài để diễn tả tâm lí; có khi nhà
văn lại kết hợp khéo léo giữa hành động với ngôn ngữ thoại; cũng có lúc Kim Lân lại để
cho nhân vật tự bộc lộ một cách trực tiếp với những độc thoại nội tâm.
* Triển khai giá trị nghệ thuật thành các luận điểm và lấy dẫn chứng:
- Khi ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
+ Sử dụng cách miêu tả hành vi, biểu hiện bên ngoài. Sau khi hỏi đi hỏi lại cho
chắc, đúng là làng chợ Dầu theo Tây, "ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng",
ông "cúi gằm mặt xuống mà đi", "về đến nhà ông nằm vật ra giường… nước mắt ông lão
cứ giàn ra… Ông nắm chặt hai tay mà rít lên...". Những cử chỉ, hành động ấy cho thấy tin
làng chợ Dầu theo giặc đã khiến ông tủi hổ, đau đớn, căm giận biết bao.
+ Sử dụng việc kết hợp giữa hành động và ngôn ngữ thoại để miêu tả tâm lí. Đoạn
ông Hai nói chuyện với đứa con út là một ví dụ. Sau cả một ngày đêm suy nghĩ, dằn vặt
để đi đến quyết định "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù", ông
Hai thấy cần phải chia sẻ những suy nghĩ ấy cho một ai đó mong được nhẹ lòng hơn.
Nhưng ông còn biết nói với ai ngoài thằng con lão ra. Ông ôm thằng bé vào lòng, vỗ nhè
nhẹ vào lưng nó, mà khẽ hỏi
+ Tâm lí nhân vật được bộc lộ một cách trực tiếp với những độc thoại nội tâm. Bên
cạnh lời kể của tác giả có chen lẫn với lời của nhân vật. Đây là tâm trạng của ông Hai lúc
ở nơi tản cư: "Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc
với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông
phèn, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lại thấy náo nức hẳn lên.
Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, khuân đá… Chao
ôi! ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá !". Ngôn ngữ độc thoại nội tâm đã để cho nhân vật
tự bộc lộ nỗi lòng mình.

23
+ Đặc sắc nhất của nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bằng độc thoại nội tâm là
đoạn văn diễn tả cuộc đấu tranh đang diễn ra trong đầu ông Hai khi ông nghe tin làng theo
Tây: "Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái
bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn
là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với
giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!… Nhưng sao lại nảy ra cái tin như
vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm
sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục
chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai
người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù
hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một
phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?". Có thể nói, đoạn văn này, bằng
ngôn ngữ độc thoại nội tâm, Kim Lân đã miêu tả được những đấu tranh, giằng xé trong
con người của nhân vật. Ông Hai như phân ra làm hai người, vừa tự hỏi, vừa tự trả lời, lại
vừa bênh vực, vừa phản bác.
- Khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo tây được cải chính
+ Sử dụng cách miêu tả hành vi, biểu hiện bên ngoài. Khi biết được sự thực về làng
của ông không hề theo Tây, ông vô cùng vui sướng, tự hào. Sự đau khổ của ông Hai trong
những ngày qua nhiều bao nhiêu thì niềm phấn khởi và hạnh phúc của ông lúc này càng
lớn bấy nhiêu. - Nét mặt buồn thiu bỗng vui tươi, rạng rỡ. Ông mua bánh rán chia cho các
con.
+ Sử dụng việc kết hợp giữa hành động và ngôn ngữ thoại để miêu tả tâm lí. Ông “
lật đật, bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà ông bị cháy. Tin
cải chính như liều thuốc hồi sinh biến ông Hai từ một người sức tàn, lực kiệt trở lại con
người hay nói, cười. Ông phấn khích tới nỗi ko làm chủ được lời ăn tiếng nói của mình
c. Kết bài: Khái quát ý nghĩa tư tưởng nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: nghệ
thuật miêu tả tâm lí đặc sắc làm nổi bật tình yêu làng, lòng yêu nước của nhân vật ông
Hai.
5. Dạng 5: Nghị luận về một ý kiến, nhận định trong tác phẩm truyện
5.1. Cách làm

24
a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và ý kiến, nhận định.
b. Thân bài
- Ý 1: Giải thích ý kiến, nhận định sau đó khẳng định, đánh giá sơ bộ. Giải thích
nghĩa của những từ ngữ quan trọng trong nhận định, cấu trúc của nhận định rồi từ đó khái
quát nhận định. Tuy nhiên, đề bài mà nhận định đã mang nghĩa tường minh thì không cần
giải thích.
- Ý 2: Chứng minh qua tác phẩm (Trên cơ sở giải thích nhận định GV hướng dẫn
HS xác định luận điểm, xác định phương thức lập luận: Kết hợp các thao tác giải thích,
chứng minh, phân tích, bình luận…) Sau đó trình bày hệ thống các luận điểm đã xác lập.
c. Kết bài: Khẳng định lại nhận định, ý kiến, liên hệ.
5.2. Ví dụ:
Nhận xét về Chuyện người con gái Nam Xương trích trong Truyền kì mạn lục
của Nguyễn Dữ. Nhà phê bình Đồng Thị Sáo cho rằng: Hạnh phúc trong cuộc đời
Vũ Thị Thiết là một thứ hạnh phúc vô cùng mong manh, ngắn ngủi. Mong manh
như sương như khói và ngắn ngủi như kiếp sống của đoá phù dung sớm nở, tối tàn.
Em hãy phân tích Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ để làm sáng tỏ
nhận xét trên.
Gợi ý:
a. Mở bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm Chuyện người con gái Nam
Xương và ý kiến của nhà phê bình Đồng Thị Sáo về số phận cuộc đời của Vũ Nương.
b. Thân bài
* Giải thích ý kiến, nhận định sau đó khẳng định, đánh giá sơ bộ.
- Nhận xét về số phận của nhân vật Vũ Nương, nhà phê bình Đồng Thị Sáo cho
rằng "hạnh phúc trong cuộc đời Vũ Thị Thiết là một thứ hạnh phúc vô cùng mong manh,
ngắn ngủi. Mong manh như sương như khói và ngắn ngủi như kiếp sống của đoá phù
dung sớm nở, tối tàn". Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Bởi nó phấn ánh rất
chính xác về cuộc đời và số phân của Vũ Nương – nhan sắc, đức hạnh nhưng cuộc đời của
nàng lại không được hưởng niềm hạnh phúc lâu dài, bền vững.
* Chứng minh qua tác phẩm:
- Hạnh phúc ngắn ngủi:

25
+ Đầu tiên, người đọc có thể thấy được hạnh phúc tưởng chừng hạnh phúc nhưng
vô cùng ngắn ngủi của nhân vật. Vũ Nương là người con gái nết na nhưng có xuất thân
nghèo khó, nhưng lại được sống tương đối sung túc với người chồng Trương Sinh là con
nhà hào phú.
+ Cuộc sống của nàng với chồng vẫn tương đối êm đềm trôi qua khi Trương Sinh
bị bắt đi lính. Khi chồng đi lính rồi, nàng vẫn một mình chăm sóc cho gia đình, chăm sóc
cho mẹ chồng và tự mình sinh con rồi nuôi con khôn lớn.
+ Khi có con, nàng được hưởng hạnh phúc làm mẹ, được chăm sóc và nuôi dạy
con khôn lớn. Và rồi, khi Trương Sinh trở về từ nơi chiến trận một cách bình an, dẫu
tưởng cuộc sống gia đình sẽ được đoàn tụ, yên bình nhưng hạnh phúc của nàng có lẽ đến
đây là chấm dứt trước khi biến cố ập đến.
+ Kết thúc tác phẩm, dù được minh ona trong tán cờ võng lọng rực rỡ nhưng đó chỉ
là ảo ảnh, là hạnh phúc an ủi cuối cùng cho số phận bạc mệnh của nàng. Hạnh phúc của
nàng không tìm được ở nơi trần thế mà chỉ có ra đi vĩnh viễn rồi mới được yên thân. Trên
thực tế, Trương Sinh vẫn mất vợ, bé Đản vẫn mất mẹ, còn nàng thì mãi mãi chẳng thể trở
về nhân gian này.
- Số phận bất hạnh: Đồng thời, ở nhân vật Vũ Nương, người đọc cũng thấy được
số phận bất hạnh thay vì được hưởng hạnh phúc.
+ Nàng được nương tựa gia đình hào phú nhà chồng nhưng lại phải sống cùng
người chồng đa nghi, hay ghen và ít học. Chẳng những thế, nàng còn phải chịu cảnh cô
đơn lẻ bóng khi chồng đi lính.
+ Dù được hưởng hạnh phúc làm mẹ, nhưng đè nặng lên vai nàng là nỗi vất vả
nhọc nhằn khi vừa làm cha, vừa làm mẹ để dành hết tình yêu thương cho con.
+ Và khi chồng về là toàn bộ biến cố sóng gió ập đến với nàng. Nàng bị chồng
nghi cho là thất tiết, không chung thủy, bị mang nỗi oan mà chỉ có ông trời và dòng nước
mới hiểu và giải oan được cho nàng mà thôi
+ Nàng gieo mình xuống sông tự vẫn, tự kết thúc nhân duyên của mình ở nhân
gian. Hạnh phúc của nàng mãi mãi chẳng thể tìm được ở nhân gian vì những lễ giáo
phong kiến đè nặng lên vai người phụ nữ, vì người chồng đa nghi và vì nỗi oan khuất của
nàng.

26
c. Kết bài: Khẳng định lại ý kiến: Ý kiến trên đã phẩn ánh thật rõ nét cuộc đời đầy
bi kịch, cay đắng của người con gái nhan sắc đức hạnh là Vũ Nương. Sau đó liên hệ.
6. Dạng 6: Phân tích một đoạn văn trong tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
6.1. Cách làm
Đây là một dạng đề văn mới ra về nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
để thi vào lớp 10 trong những năm gần đây cho nên nhiều em học sinh còn cảm thấy lạ
lẫm và không biết làm dạng đề này như thế nào mới đúng, trúng, đủ và đạt điểm cao. Đối
với dạng đề này chúng ta cần phải làm theo các bước sau:
a. Mở bài: Mở bài kiểu này thường dẫn tác giả/tác phẩm và dẫn vào đoạn trích.
b. Thân bài
- Bước 1. Khái quát tác phẩm trước đoạn trích đó (phân tích qua khoảng 7-8 dòng).
Nếu là đoạn đầu thì bỏ qua. Sau đó chúng ta nêu vị trí đoạn trích cũng như nêu nội dung
đoạn văn ta sắp cảm nhận (nêu khái quát nhất khoảng 3-4 dòng)
- Bước 2. Cảm nhận vào đoạn chính.
+ Xác lập luận điểm dựa trên nhóm câu có cùng chung nội dung. Chú ý các câu
văn, hình ảnh có sử dụng nghệ thuật. Nhất là kiểu câu sử dụng các động từ, tính từ. Kiểu
câu phức, câu ghép, câu đặc biệt…Đoạn văn này được đặt trong chỉnh thể của tác phẩm
nên khi cảm nhận thì phải có sự liên kết với nội dung chung và giá trị chung của tác phẩm
đó. Nghĩa là phải mở rộng ra toàn tác phẩm (dù đoạn văn đó là chính nhất)
+ Sau khi cảm nhận hết đoạn trích thì cảm nhận đoạn sau đó một cách sơ lược (7-8
dòng); nếu như là đoạn kết tác phẩm thì thôi.
- Bước 3. Đánh giá đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích: tình huống truyện, trần thuật,
giọng văn, tu từ….
c. Kết bài: Đánh giá lại vấn đề.
6.2. Ví dụ:
Cảm nhận của anh ( chị ) về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:
“ Anh hạ giọng nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, những kĩ mới thấy một ngôi
sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu
không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một

27
mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới
kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn
người thì ai mà chả “thèm” hở bác ? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà
làm việc? Đấy, cháu tự nói với mình thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu nhớ dừng lại
một lát, không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự
hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì
xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe,
mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Âý thế là một hôm, bác lái xe phải thân hành
lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.
Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô
đung đưa khe khẽ, nói:
- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò truyện. Nghĩa là có sách ấy
mà. Mỗi người viết một vẻ.” ( Trích Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) - Đề thi vào
lớp 10 tỉnh Bắc Ninh năm 2020.
Gợi ý:
a. Mở bài: giới thiệu về tác giả Nguyễn Thành Long, tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và
dẫn vào đoạn trích.
b. Thân bài:
* Khái quát tác phẩm trước đoạn trích ấy. Sau đó nêu vị trí đoạn trích cũng như
nêu nội dung đoạn văn ta sắp cảm nhận: Đoạn trích nằm ở cuối tác phẩm, thể hiện vẻ đẹp
của nhân vật anh thanh niên trong công việc và trong cuộc sống.
* Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích:
- Là người yêu mến công việc: Mặc dù làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn
trong khung cảnh vắng vẻ nhưng anh không cảm thấy lẻ loi vì công việc mang cho anh
niềm vui và nhận thức về ý nghĩa của công việc: Và, khi ta làm việc, ta với công việc là
đôi, sao gọi là một mình được?
- Có lòng yêu mến con người: Sống đơn độc nên anh rất khao khát được gặp gỡ và
trò chuyện với mọi người. Anh đã khẳng định với bác tài xế: Còn người thì ai mà chả
“thèm” hở bác?

28
- Ham học hỏi có đời sống nội tâm phong phú: Sống một mình trên đỉnh núi anh ko
thấy cô đơn vì lúc nào bên cạnh anh cũng có sách. Ngoài giờ làm việc anh còn dành thời
gian để đọc sách: Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò truyện. Nghĩa là có
sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.
- Sống có lí tưởng và trách nhiệm: anh có ý thức 1 cách rõ ràng rằng: Mình sinh ra
là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?
Anh còn trẻ nhưng không hời hợt nông cạn, anh sống 1 mình nhưng không cô đơn vì anh
có mục đích sống cao đẹp.
=>Hình ảnh anh thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói
chung trong giai đoạn đất nước xây dựng xã hội chủ nghĩa.
* Đánh giá đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích: Xâ dựng tình huống truyện hợp lí,
nghệ thuật xây dựng nhân vật, lới kể chuyện tự nhiên kết hợp tự sự trữ tình.
c. Kết bài: Đánh giá lại vấn đề, liên hệ: anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu cho thế
hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh cũng như trong giai đoạn hiện nay.

III. NHỮNG LỖI HỌC SINH THƯỜNG MẮC KHI LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
1. Một là, diễn đạt tràn lan, bài văn thiếu luận điểm, luận điểm chưa phù hợp. Có
học sinh trong cả phần thân bài chỉ viết có một đoạn và không tìm thấy một luận điểm
nào.
2. Hai là các em chưa biết trình bày nhận xét, đánh giá, hầu như sa vào kể lại
truyện, hoặc tóm tắt các sự việc chính. Một số em đã biết chọn lọc và phân tích dẫn
chứng, lập tức lại chuyển sang phân tích một luận điểm khác mà không biết tổng hợp,
khái quát sau mỗi luận điểm ( Thao tác tổng hợp ).
3. Ba là, học sinh chưa biết nhận xét đánh giá về yếu tố nghệ thuật, viết bài văn
nghị luận chưa hoàn chỉnh.
4. Bốn là, việc diễn đạt của phần lớn học sinh còn yếu. Ngôn ngữ quá nôm na, đưa
cả ngôn ngữ nói vào ngôn ngữ viết. Lối diễn đạt lan man, luẩn quẩn làm cho giáo viên
chấm bài khá vất vả không biết cho điểm thành phần như thế nào cho phù hợp.

29
5. Năm là khi các em viết thường khô cứng, sáo rỗng, lúng túng và máy móc. Các
em thường dựa vào văn mẫu hoặc dựa vào các ý trong đề cương hay trong dàn ý thầy cô
cho sẵn mà viết lại nên rất hạn chế về mạch cảm xúc (không chân thật, còn gượng ép …).
Rất ít học sinh chịu khó tìm tòi, khám phá ra các ý mới, ý riêng, ý sâu sắc, ý hay do chính
bản thân các em cảm nhận, thật sự rung động với tác phẩm.
6. Mặt khác, đa số các em học sinh thường không tìm hiểu kĩ đề bài và tìm ý trước
khi bắt tay vào làm bài viết của mình nên thường lệch lạc kiểu bài, nhầm lẫn các dạng đề.
Đề bài Nghị luận về tác phẩm truyện thường có các dạng đề mệnh lệnh và “ mở”. Các
mệnh lệnh thường gặp là “suy nghĩ”(về nhân vật , tác phẩm….) , “cảm nhận của em” ( về
nhân vật, tác phẩm……). Đối tượng nghị luận có thể là tác phẩm, nhân vật, tư tưởng hay
những đổi thay trong số phận nhân vật …….) theo phạm vi vấn đề trong các bài đọc hiểu
tác phẩm truyện ở SGK ) đòi hỏi các em phải có tư duy kiến thức , tích hợp , tổng hợp và
phân tích mới đảm bảo được yêu cầu của từng đề bài văn cụ thể.
7. Cuối cùng, đối với dạng đề nghị luận về một đoạn văn trong tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích) mới ra trong những năm gần đây thì các em thường hay mắc những lỗi
sau:
- Không xác định được ý chính của đoạn văn cần phân tích, thậm chí còn không
biết đoạn văn đó nằm trong luận điểm nào do khi học bài hời hợt, qua loa mà không hiểu.
- Một số học sinh thì lạc đề làm phân tích cả tác phẩm truyện mà không tập trung
phân tích vào đoạn văn mà đề bài yêu cầu.
- Một số học sinh khác thì có biết cách làm phân tích đoạn văn theo đề yêu cầu
nhưng làm sơ sài, thiếu ý.

IV. CÁC ĐỀ ÔN TẬP


Đề 1: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam
Xương. (Dạng đề phân tích giá trị nội dung của tác phẩm)
Đề 2: Phân tích hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ ở hồi 14 trong tác phẩm
Hoàng Lê nhất thống chí. (Dạng đề phân tích nhân vật trong tác phẩm)
Đề 3: Cảm nhận về vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều qua 8 câu thơ sau:
“Vân xem trang trọng khác vời,

30
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sác sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh.”
(trích Chị em Thúy Kiều - Truyện Kiều – Nguyễn Du)
(Dạng đề phân tích một đoạn trong tác phẩm)
Đề 4: Phân tích nghệ thuật miêu tả nội tâm của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn
trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
(Dạng đề phân tích 1 giá trị nghệ thuật trong tác phẩm)
Đề 5: Phân tích hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân
Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga – Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu.
(Dạng đề phân tích nhân vật trong tác phẩm)
Đề 6: Cảm nhận về tình yêu làng lòng yêu nước của nhân vật ông Hai trong tác
phẩm Làng của Kim Lân. (Dạng đề phân tích giá trị nội dung của tác phẩm)
Đề 7: Về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long có ý kiến
cho rằng: “Truyện ngắn đã khắc hoạ thành công hình ảnh những con người lao động
bình thường mà cao đẹp”.
Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích “Lặng lẽ Sa Pa” (Ngữ văn
9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr180) để làm sáng tỏ ý kiến trên.
(Dạng đề phân tích một ý kiến nhận định về tác phẩm)
Đề 8: Cảm nhận của em về tình cha con trong đoạn trích sau:
Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới
đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ
chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi
mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
Thôi ! Ba đi nghe con !– Anh Sáu khe khẽ nói.

31
Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ
lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ
đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba…a…a… ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót
xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung
ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và
dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con! Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng
khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, Tập 1)
(Dạng đề phân tích một đoạn văn trong tác phẩm truyện)
Đề 9: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong Những ngôi
sao xa xôi – Lê Minh Khuê (SGK Ngữ Văn 9, tập hai - NXBGD Việt Nam).
(Dạng đề phân tích nhân vật trong tác phẩm)
Có thể nói, hướng dẫn HS cách làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện tức
là đi tìm và khám phá ra cái hay, cái đẹp trong văn chương nghệ thuật. Từ khâu phân tích
đề, tìm ý, lập dàn ý , viết đoạn và liên kết đoạn là cả một quá trình lao động nghệ thuật
sáng tạo . Giúp các em hiểu ra chân lí ấy sẽ là con đường ngắn nhất hướng các em yêu
thích văn chương và có hứng thú khi làm bài tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác phẩm
văn học nói chung và tác phẩm truyện nói riêng.

32

You might also like