You are on page 1of 4

HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

Lời dẫn: Xin chào cô và các bạn. Đất nước Việt Nam chúng ta là 1 đất nước kiên cường với
chiều dài hơn 4000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước. Trong kho tàng văn
học nước nhà có nhiều tác phẩm có ý nghĩa như là những chứng nhân lịch sử, đồng hành cùng
từng thăng trầm của đất nước. Có thể kể đến như: Đại Việt sử kí toàn thứ hay Bình Ngô Đại Cáo.
Ngoài ra còn có 1 tác phẩm nữa đó là Hoàng Lê nhất thống chí. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm
hiểu về tác giả và khái quát lại tác phẩm này.

Về nội dung chúng ta có 2 phần:


I/ giới thiệu tác giả
II/ giới thiệu tác phẩm

Và đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các tác giả - những người làm nên một Hoàng Lê
nhất thống chí vô cùng chất lượng

I/ Giới thiệu tác giả


1/ Ngô Văn gia phái
- Là một nhóm các nhà văn thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh
Oai, trấn Sơn Nam ( Nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội )
- Ngô Văn gia phái gồm có 20 tác giả thuộc 9 thế hệ
- Các tác phẩm đều viết bằng chữ Hán bao gồm đủ thể loại, nhiều nhất là thơ, rồi đến phú,
truyện ký, tự, khải, biểu, tấu, sớ, …

XEM ẢNH CÁC THỨ

Sơ đồ: Trên màn hình lúc này là sơ đồ các thế hệ tác giả tiêu biểu của Ngô Văn gia phái

Theo đó:
Người lập ra là Ngô Chi Thất và Ngô Trân

Ngô Trân có con là Ngô Thì Ức ( Tác giả đầu tiên có tên trong Ngô Văn gia phái )

Ngô Thì Sĩ và Ngô Thì Đạo là 2 người con của Ngô Thì Ức

Ngô Thì Sĩ gồm có 5 người con, trong đó có Ngô Thì Chí ( 1 tác giả nổi bật của HLNTC )

Ngô Thì Đạo có con trai là Ngô Thì Du ( cũng là 1 tác giả của HLNTC )

2/ Ngô Thì Chí


Sinh năm 1753
Tên chữ là Học Tốn, hiệu là Uyên Mật

Là nhà văn Việt Nam thế kỉ 18, thời Lê Trung Hưng

Ông là con trai thứ của Ngô Thì Sĩ, là em ruột của Ngô Thì Nhậm

Vào kì thi Hương, ông đỗ Á Nguyên và được làm đến chức Thiêm thư bình chương tỉnh quốc

Khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà lần thứ hai (1788), Ngô Thì Chí chạy theo vua Lê Chiêu
Thống. Lúc bấy giờ ông có dâng lên nhà vua bản Hưng trung sách (Sách lược trung hưng), bàn
kế khôi phục nhà Lê.
Sau đó, nhà vua bèn phái ông lên Lạng Sơn (nơi cha ông làm Đốc trấn trước đây) chiêu mộ quân
để chống lại quân Tây Sơn, nhưng ông đi tới huyện Phượng Nhỡn thì ốm nặng và mất ở
huyện Gia Bình (Bắc Ninh) năm 1788. Khi ấy, ông mới 35 tuổi.
Ông để lại nhiều tác phẩm như: Học Phi thi tập, Học Phi văn tập, Quốc sử tiệp lục, Hào thiên
khoa sớ, Hoàng Lê nhất thống chí ( 7 hồi đầu )
Thơ văn của ông trong sáng, giản dị, chân thành. Văn xuôi càng trôi chảy, tự nhiên, mạch lạc

3/ Ngô Thì Du
Sinh năm 1772 tại Nghệ An

Tên chữ là Trưng Phủ, hiệu là Văn Bác

Là nhà văn và làm quan nhà Nguyễn

Ông là con trai của Ngô Thì Đạo với người vợ thứ

Mặc dù siêng năng và học giỏi, nhưng ông không đỗ đạt ( Học tài thi phận )

Năm 1788, khi Nguyễn Huệ tiến binh ra Bắc lần thứ hai, ông theo cha lưu lạc nhiều nơi . Mãi
đến 8 năm sau, ông mới trở lại quê (làng Tả Thanh Oai) dựng nhà làm ruộng.
Năm 1802, sau khi cha mất và Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long, ông rời làng chạy về
bên nhà thông gia.
Khi ông đã ngoài 40 tuổi, gặp lúc triều đình nhà Nguyễn ban chiếu cầu người tài ra giúp nước,
.Sau khi được bạn bè khuyên bảo, ông liền đồng ý làm quan. Ông được bổ làm Đốc học Hải
Dương. Nhưng chẳng bao lâu thì ông buồn nản, nhớ quê nên thường đau ốm luôn.
Sau nhiều lí do thì ông buồn chán nên đã làm đơn xin thôi việc vào năm 1821. Mãi đến 1827 đời
vua Minh Mạng, nguyện vọng của ông mới được chấp nhận. Từ đó ông sống ở quê cho đến khi
mất năm 1840, thọ 68 tuổi
Các tác phẩm: Trưng Phủ công thi văn, Ngô gia thế phả tông thống truyền văn ký, Tâm đàn tâm
kín, Hoàng Lê nhất thống chí ( hồi 8 – hồi 14 ).
Thơ, văn sáng sủa, chân chất, nhiều khi cảm động, thiết tha. Ông ưa dung các thể loại văn xuôi,
phú, thơ cổ thể trường thiên để tả thực hoàn cảnh sống mà ông từng nếm trải.
II/ Giới thiệu tác phẩm
1/ Giới thiệu chung
Hoàng Lê nhất thống chí
+ Sáng tác năm 1804
+ Thể loại : Chí ( Thể văn vừa có tính tự sự vừa có tính lịch sử )
+ Viết bằng chữ Hán
+ Tác phẩm có kết cấu là 17 hồi. Hiện nay khi ta ra nhà sách thì ta sẽ thấy các bản dịch
của HLNTC. Trong đó có bản dịch của Ngô Tất Tố với kết cấu chia ra làm 21 chương
+ Có sự xuất hiện của 15 nhân vật, có thể kể đến như: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Lê
Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị, Ngô Thì Nhậm, …

* Ý nghĩa nhan đề:

- Là cuốn tiểu thuyết ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn
diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.

- Một sự mâu thuẫn: Nhan đề mang ý nghĩa ca ngợi nhà Lê,nhưng nội dung tác phẩm lại vạch rõ
sự thối nát, mục ruỗng của triều đình nhà Lê, và ca ngợi người anh hùng áo vải Tây Sơn
Nguyễn Huệ.

2/ Bối cảnh lịch sử và nội dung chính của toàn bộ tác phẩm:
Tác phẩm chủ yếu phản ánh cuộc tranh chấp quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến thời Lê
mạt và phong trào Tây Sơn.
Tác phẩm miêu tả khoảng hơn 30 năm cuối thế kỷ 18, từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1767) rồi
đến Quang Trung (Nguyễn Huệ) xưng đế và đại phá quân Thanh đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi
vua (1802). Đây chính là giai đoạn rất nhiều biến động trong lịch sử Việt Nam, cả cơ cấu xã
hội phong kiến cùng những hình thái ý thức, tư tưởng, đạo đức... hầu như bị đảo lộn và lay
chuyển tận gốc.
3/ Tóm tắt nội dung hồi 14 ( Phần văn bản trong SGK )
Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long( Do Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà”, Bắc
Bình Vương ( Nguyễn Huệ ) rất giận, liền họp các tướng sĩ rồi tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế,
lấy hiệu là Quang Trung hạ lệnh xuất quân ra Bắc, thân hành cầm quân, vừa đi vừa tuyển quân
lính. Ngày ba mươi tháng chạp, đến núi Tam Điệp, vua mở tiệc khao quân, hẹn mùng bảy năm
mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo
quân của Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc thua chạy tán loạn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật,
ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chuồn thẳng về biên giới phía Bắc,
khiến tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy tháo thân.

4/ Giá trị mang lại


a/ Của toàn bộ tác phẩm HLNTC
Văn học Sử học

- Có những đặc điểm được các nhà nghiên cứu - Là bức tranh sinh động mô tả những biến
đánh giá là đậm sắc thái Việt Nam động của xã hội phong kiến vào cuối thế kỉ 18
- Ngôn ngữ động, mang phong cách lối nói dân - Phản ánh cuộc sống nhân dân thời Lê mạt:
gian giàu hình tượng, lời văn đôi khi hài hước, không trật tự, không an toàn, không ấm no
không bị gò bó theo khuôn của Hán học - Phản ánh khá đậm nét về phong trào Tây Sơn,
- Xây dựng được những nhân vật điển hình đa đặc biệt là anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ
dạng, vừa khái quát vừa sâu sắc

b/ Của hồi 14

Nội dung Nghệ thuật


- Văn bản tái hiện lại khá sinh động những diễn - Một tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ
biến quan trọng trong cuộc đại phá quân Thanh Hán
của vua đồng thời là hình ảnh của vị anh hùng - Cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự kiện
dân tộc Nguyễn Huệ - Khắc họa nhân vật chủ yếu qua hành động,
- Sự thảm bại của quân Thanh xâm lược cùng lời nói, kể chuyện xen miêu tả sinh động và cụ
với số phận bi đát của đám vua tôi nhà Lê phản thể, gây ấn tượng mạnh
dân, hại nước.

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CÁC THỨ

Kết: Tác phẩm HLNTC có nhắc 1 vị anh hùng dân tộc đó là Nguyễn Huệ. Xưa thì nhờ tinh thần
đoàn kết mà nhân dân ta cùng vua Quang Trung đã chiến thắng được quân Thanh xâm lược. Nay
chúng ta cũng 1 lòng quyết tâm chiến thắng đại dịch. Và để kết thúc bài thuyết trình của chúng
em, xin được mời cô và các bạn hãy cùng lắng nghe bài hát Việt Nam tử tế để cùng nhau khơi
dậy niềm tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết để cùng nhau vượt qua đại dịch

You might also like