You are on page 1of 6

Ôn tập văn học trung đại

Câu 5 Những vấn đề cơ bản trong sáng tác từ giai đoạn X – XIV

Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV.

- Văn học giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: Dân tộc ta giành được quyền
độc lập tự chủ vào cuối thế kỉ X.

- Văn học giai đoạn này cớ những bước ngoặt lớn. Trước hết là văn học viết ra đời (thế kỉ X) và sự
xuất hiện của văn học chữ Nôm (cuối thế kỉ XIII). Nội dung của văn học thế kỉ X - thế kỉ XIV là
tinh thần yêu nước với âm hưởng hào hùng.

- Các tác phẩm như Vận nước (Quốc tộ) của Pháp Thuận, Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) của Lí
Công Uẩn, bài thơ Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước.
Những tác phẩm như Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) của Trần Quốc Tuấn, Phò giá về
kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải, Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Phú
sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) của Trương Hán Siêu... tiêu biểu cho nội dung yêu nước.

- Văn học chữ Hán với các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc có những thành tựu lớn như văn chính
luận (Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ), văn xuôi viết về lịch sử, văn hóa (Đại Việt sử kí của Lê Văn
Hưu, Việt điện u linh tập của Lí Tế Xuyên...), thơ phú (các sáng tác của Pháp Thuận, Trần Quang
Khải, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn...). Văn học chữ Nôm đặt nền móng
phát triển cho văn học viết bằng ngôn ngữ dân tộc với một số bài thơ, bài phú Nôm.

Câu 7 quan điểm sáng tác TK XV :

Văn học giai đoạn này có bước phát triển mới, nổi bật là những thành tựu nghệ thuật của văn học
chữ Nôm. Văn học viết chính thức xuất hiện hai thành phần: Văn học chữ Hán và văn học chữ
Nôm.

- Văn học thế kỉ XV - thế kỉ XVII đi từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca đến nội dung
phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến.

+ Văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn với các sáng tác của Nguyễn Trãi như Quân trung từ mệnh tập,
Đại cáo bình Ngô... là sự kết tinh thành tựu văn học yêu nước của năm thế kỉ trước. Thiên Nam ngữ
lục (thế kỉ XVII) là tác phẩm diễn ca lịch sử viết bằng chữ Nôm, mang cảm hứng hào hùng, tràn
đầy niềm tự hào dân tộc.

+ Các sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ đã đánh dấu sự chuyển
hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán những tệ
lậu xã hội, những suy thoái về đạo đức.

- Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại phong phú, đặc biệt là thành tựu của văn chính luận
(Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi) và bước trưởng thành vượt bậc của
văn xuôi tự sự (Thánh Tông di thảo tương truyền của Lê Thánh Tông, Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ).

- Văn học chữ Nôm cớ sự Việt hóa thể loại tiếp thu từ Trung Quốc đồng thời sáng tạo những thể
loại văn học dân tộc.
+ Thơ Nôm viết theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn (Quốc âm thi tập của Nguyễn
Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của các tác giả thời Lê Thánh Tông, Bạch Vân quốc ngữ thi của
Nguyễn Bỉnh Khiêm...).

+ Khúc ngâm, khúc vịnh viết theo thể song thất lục bát (Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải).

+ Diễn ca lịch sử viết theo thể lục bát (Thiên Nam ngữ lục - khuyết danh) và song thất lục bát
(Thiên Nam minh giám - khuyết danh).

Câu 8 : cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn trãi ?

- Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải
Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội)

- Gia đình: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và bên ngoại đều có hai truyền thống
lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp
xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo.

- Con người:

+ Nguyễn Trãi mồ côi mẹ từ lúc 5 tuổi.

+ Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ

+ Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần
to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

+ Cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh
Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước

+ Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn

+ Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước

+ Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội "tru di tam tộc".

+ 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.

- Thời đại: Nguyễn Trãi sống trong thời đại xã hội nhiều biến động, loạn lạc - mâu thuẫn nội bộ
trong triều đình phong kiến, đất nước có giặc ngoại xâm, đời sống nhân dân cơ cực và các cuộc
khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi… điều này đã hướng ngòi bút của ông hướng tới hiện thực
đời sống.

- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán
và chữ Nôm

+ Sáng tác viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí
Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.

+ Sáng tác viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc
Đường luật xen lục ngôn.
+ Ngoài sáng tác văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lí cổ nhất
Việt Nam.

- Phong cách sáng tác:

+ Văn chính luận: Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, những tác phẩm văn chính luận
của ông có luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ với giọng điệu linh hoạt

+ Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc.

Câu 9 : cuộc đời và quản điểm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ?

- Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học,
huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thông thái triết học, sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc, có học
vấn, cả thân mẫu và phụ mẫu đều là những người có danh tài học hạnh.

- Cuộc đời:

+ Từ nhỏ, ông theo thầy có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng.

+ Năm 1535, Nguyễn Bỉnh Khiêm đi thi ở tuổi 45. Ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều
đỗ đầu.

+ Ông làm quan, chức Tả thị lang dưới triều nhà Mạc

+ Khi làm quan, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần. Vua không nghe, ông
bèn xin cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ.

+ Khi về ở ẩn, ông vẫn mở trường dạy học, mong đào tạo cho đời những tài năng “kinh bang kế
thế”. Đồng thời, ông vẫn tham vấn cho triều đình nhà Mạc. Ông được phong tước Trình Tuyền hầu,
Trình quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình

- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại tập thơ chữ Hán
Bạch Vân am thi tập và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi.

- Phong cách sáng tác:

+ Mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn

+ Phê phán những điều xấu xa trong xã hội

+ Mang đậm tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân.

Câu 6 ‘HÀO KHÍ ĐÔNG A’ đã được thể hiện như thế nào trong văn học Việt Nam thời thịnh Trần:

LSVNO - Câu nói "Hào khí Đông A" có thể đã quen thuộc với chúng ta nhưng chắc rằng, không
mấy người thực sự hiểu được ý nghĩa đó!

LSVNO - Câu nói "Hào khí Đông A" có thể đã quen thuộc với chúng ta nhưng chắc rằng, không
mấy người thực sự hiểu được ý nghĩa đó!
Bối cảnh lịch sử

Trong những năm tháng cuối cùng của nhà Lý, Lý Huệ Tông do không có con trai nên lập Lý Chiêu
Hoàng lên làm thái tử, truyền ngôi hoàng đế. Nhưng chỉ ngồi trên ngai vàng được 2 năm rồi nhường
ngôi lại cho họ Trần.

Trần Cảnh, sau này là Trần Thái Tông, dưới sự sắp xếp của thái sư Trần Thủ Độ đã trở thành hoàng
đế đầu tiên của nhà Trần, mở ra 1 thời kỳ mới trong lịch sử Đại Việt. Có thể nói, đây là 1 trong
những triều đại lớn mạnh, phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Trong 175 năm trị vì, nhà Trần có rất nhiều thành công về văn hóa, tôn giáo cũng như quân sự
nhưng điểm sáng nhất chính là việc lãnh đạo nhân dân đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông đến 3
lần (năm 1258, 1285, 1288). Và cũng chính từ đây, câu nói "Hào khí Đông A" ra đời!

Hội nghị Diên Hồng.

Hào khí Đông A và ý nghĩa sâu xa

Trên thực tế, chúng ta có thể hiểu "Hào khí Đông A" chính là hào khí nhà Trần. Nhưng có câu nói
đó là xuất phát từ 2 lý do! Đầu tiên, theo lối chiết tự, chữ Trần được ghép từ chữ Đông và chữ A
nên có thể đọc là Đông A! Nhưng để hiểu được cụ thể, chúng ta phải kể đến lý do thứ 2!

Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu cũng như khách quan lịch sử, nhà Trần là triều đại phong
kiến đầu tiên của lịch sử Việt Nam có thể tạo được sự đồng tâm, nhất chí tối cao từ trên xuống dưới,
từ quân đến dân, từ già đến trẻ hay từ trai đến gái.

Lần đầu tiên, tất cả con dân Đại Việt đồng lòng vì nghĩa lớn, với tinh thần quyết tử để chống giặc
ngoại xâm! Lúc bấy giờ đứng trước kẻ địch cường mãnh nhất thế giới, nhưng Đại Việt vẫn thể hiện
được tinh thần tự lập tự cường, lòng yêu nước vô hạn.

Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn có viết:

"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể
xẻ thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này
gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng".

Câu nói đó cho ta thấy sự phẫn nộ, căm tức quân giặc cũng như ý chí quyết chiến quyết thắng
không gì lay chuyển. Hay như câu trả lời cứng rắn của ông khi được vua Trần Thánh Tông hỏi
trong cuộc kháng chiến lần 2: "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng".

Và tinh thần ấy cũng là biểu trưng rõ nhất cho hào khí Đông A, hào khí lịch sử giúp cho quân dân
nhà Trần có được 3 chiến thắng không tưởng trước quân Nguyên Mông. Không vậy mà trước khi
mất, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có để lại quốc sách giữ nước cho vua Trần Anh Tông rằng:

Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. (Nên) khoan thư sức dân để
làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy".

Đó là tinh thần trung quân ái quốc của Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo, vậy còn những người
khác thì sao?
Năm 1284, nước ta đối mặt với sức ép không tưởng từ hơn 50 vạn quân Nguyên Mông, chúng vẫn
muốn xâm lược nước ta 1 lần nữa. Đứng trước nguy cơ đó, Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu
họp các phụ lão trong cả nước về điện Diên Hồng để hỏi nên chủ hòa hay chủ chiến!

Kết quả thì mọi người có thể đã biết hết, theo Đại Việt Sử Ký toàn thư quyển 5, kỷ nhà Trần:
"Thượng hoàng triệu phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc.
Các phụ lão điều nói "ĐÁNH", muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng".

Các bô lão đó chính là những người được trọng vọng, kính nể ở khắp nơi trong nước và chính họ
cũng thể hiện ý kiến của nhân dân. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên từng viết:

"Giặc Hồ vào cướp nước là nạn lớn nhất của đất nước. Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp bàn há lại
không có kế sách gì chống giặc mà phải đợi đến ban yến hỏi kế ở các phụ lão hay sao? Là vì Thánh
Tông muốn làm thế để xét lòng thành ủng hộ của dân chúng, để dân chúng nghe theo lời dụ hỏi mà
cảm kích hăng hái lên thôi. Đó là giữ được cái nghĩa người xưa nuôi người già để xin lời hay vậy".

Tóm lại, hào khí Đông A không chỉ là nét chữ, lỗi chiết tự mà còn là tinh thần bất khuất, dũng cảm,
quyết chiến quyết thắng của trên dưới quân-thần-dân nhà Trần. Với họ, đầu có thể rơi, máu có thể
chảy nhưng quyết không thể làm người mất nước! Thậm chí có những người như Trần Quốc Tuấn,
vì ích nước mà sẵn sàng gạt thù nhà.

Câu 9 : những vấn đề cơ bản về nội dung và hình thức của Bình Ngô Đại cáo .

1. Hoàn cảnh ra đời

- Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc
phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo Bình Ngô.

- Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào thánh
Chạp, năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428)

2. Thể cáo

- Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để
trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.

- Cáo có thể viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần lớn được viết bằng văn biền ngẫu, có vần
hoặc không có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau.

- Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

3. Bố cục (4 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “chứng cớ còn ghi”): Luận đề chính nghĩa (Tiền đề lí luận)

- Phần 2 (tiếp đó đến “Ai bảo thần dân chịu được”): Bản cáo trạng hùng hồn, đẫm máu về tội ác của
kẻ thù. (Soi chiếu lí luận vào thực tiễn)

- Phần 3 (tiếp đó đến “Cũng là chưa thấy xưa nay”): Bản hùng ca về cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn

- Phần 4 (còn lại): Lời tuyên bố độc lập


4. Giá trị nội dung

Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, qua đó vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi
thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

5. Giá trị nghệ thuật

- Lí luận chặt chẽ, hợp lí lời lẽ hùng hồn

- Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: liệt kể, phóng đại, so sánh, đối lập…

Câu 10

1. Khái niệm thể loại :


- Truyện truyền kì là loại văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc, thịnh hành ở
đời nhà Đường ( VI - IX ). Truyện truyền kì thường được mô phỏng cốt truyện dân gian
hoặc dã sử vốn đã được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân ( có khi là cốt truyện của Trung
Quốc). - Ở Việt Nam, nổi tiếng có Thánh Tông di cảo, Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả
( Đoàn Thị Điểm )
2. Đặc điểm :
- Là tác phẩm văn xuôi tự sự viết bằng chữ Hán, cốt truyện có thể dựa vào truyện dân gian
nhưng tác giả đã gia công sáng tác khá nhiều về tư tưởng, cốt truyện, nhân vật, tình tiết, lời
văn biến ngẫu... đặc biệt là sự kết hợp giữa yếu tố hoang đường kì ảo từng lưu truyền trong
dân gian (truyền kì) với những chuyện thực trong xã hội với những cuộc đời, số phận của
con người Việt Nam thời trung đại.
3. Tính chất :
- Nửa văn học dân gian (có yếu tố hoang đường kì ảo) và nửa văn học viết ( lưu truyền bằng
văn bản).

II. Nhà văn Nguyễn Dữ * Thời đại:

- Ông sống ở thế kỉ XVI, lúc triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn Lê - Trịnh -
Mạc tranh giành quyền bính gây ra cuộc nội chiến kéo dài khiến nhân dân lầm than. * Gia
đình: Sinh trưởng trong gia đình có dòng dõi nho gia. Cha là tiến sĩ Nguyễn Tướng Phiên.

* Bản thân:

- - Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh
Miện ( Hải Dương) - Là học trò xuất sắc của nhà triết học, nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ông học rộng, tài cao, nhưng chỉ làm quan một năm rồi xin nghỉ, về quê ẩn dật, sống gần
gũi với người dân quê. * Sự nghiệp văn chương: Ông để lại sự nghiệp văn học khiêm tốn,
nhưng có giá trị to lớn trong nền văn học nước nhà, nổi bật nhất là Truyền kì mạn lục.

You might also like