You are on page 1of 18

TÀI LIỆU ÔN THI MÔN CÔ NHẤT, XÊÊÊÊ

1.Trình bày sự hiểu biết về những chủ đề cơ bản của văn học Việt
Nam thời kì trung đại .
Khuynh hướng YÊU NƯỚC :
- Là niềm tự hào, tự tôn dân tộc gắn với tư tưởng trung quân ái quốc
được thể hiện đậm nét qua những tác phẩm văn chương của các thi sĩ,
văn sĩ.
- Là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học
trung đại Việt Nam.
- Biểu hiện rất phong phú, đa dạng: là âm điệu hào hùng khi đất nước
chống giặc ngoại xâm, là âm hưởng bi tráng lúc nước mất nhà tan, là
giọng điệu thiết tha khi đất nước trong cảnh thái bình, thịnh trị.
Các tác phẩm, tác giả tiêu biểu :
- Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc ( Nam Quốc Sơn
Hà – Lý thường Kiệt ; Đại Cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi; … )
- Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù ( Hịch
Tướng sĩ – Trần Hưng Đạo; Chạy Tây – Nguyễn Đình Chiểu,…)
- Lòng tự hào trước chiến công thời đại ( Tụng giá hoàn kinh sư –
Trần Quang Khải, Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu;
Thiên Nam ngữ lục ,…)
- Biết ơn, ca ngợi những người đã hi sinh vì đất nước, vì dân tộc
( Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc )
- Tình yêu thiên nhiên, đất nước ( Dục thúy sơn – Nguyễn Trãi; Hà
Tiên thập vịnh – Mạc Thiên Tích; Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh –
Nguyễn Khuyến,... )
Khuynh hướng NGỢI CA, KHẲNG ĐỊNH THỂ CHẾ NHO GIÁO :
- Nghĩa là trong văn chương, tư tưởng về luân lí, chính trị, phong tục
của các thi sĩ, văn sĩ đối với cuộc sống của con người ảnh hưởng
đậm nét bởi học thuyết Nho giáo.
- Tư tưởng Nho giáo đạt tới mức độ sâu sắc, trở thành thước đo đánh
giá phẩm hạnh con người và ảnh hưởng đến nhân sinh quan cũng
như quan điểm sáng tác của các tác giả đương thời.
Các tác phẩm, tác giả tiêu biểu :
- Học thuyết Thiên mệnh ( Nam Quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt;
Đoạn Trường Tân Thanh – Nguyễn Du;… )
- Học thuyết nhân nghĩa ( Đại cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi; Đoạn
Trường Tân Thanh – Nguyễn Du; Cung oán ngâm khúc – Nguyễn
Gia Thiều,…)
- Tư tưởng trung quân ái quốc ( Nam quốc sơn hà – Lý Thường
Kiệt; Thuật Hoài – Phạm Ngũ Lão; Sông lấp – Tú Xương,…)
Khuynh hướng PHÊ PHÁN HIỆN THỰC XÃ HỘI :
- Nghĩa là thi sĩ, văn sĩ tiếp cận với những hiện thực đời sống 1 cách
chân thành, chính xác trong nhận thức tái hiện bản chất xã hội
thông qua sự phê phán, tố cáo để thể hiện quan điểm, tư tưởng của
mình về thời cuộc.
- Biểu hiện nổi bật thông qua các tác phẩm mang tính chất trào
phúng : lấy tiếng cười làm phương tiện để mỉa mai, châm biếm sâu
cay để phản ánh xã hội đương thời.
Các tác phẩm, tác giả tiêu biểu :
- Phản ánh hiện thực rối ren, bộ mặt xấu xa, vô nhân đạo của xã hội
của xã hội phong kiến ( Chuyện người con gái Nam Xương –
Nguyễn Dữ; Vũ trung tùy bút – Phạm Hổ; Lục Vân Tiên – Nguyễn
Đình Chiểu;… )
- Phản ánh số phận khổ đau, bị chà đạp của con người, đặc biệt là
người phụ nữ ( Đoạn trường Tân Thanh – Nguyễn Du; Tự Tình –
Hồ Xuân Hương;… )
- Phản ánh thực trạng khoa cử Nho học suy đồi của Tú Xương
( Than sự thi, Tiến sĩ giấy, Buồn thi hỏng; … )
Khuynh hướng NHÂN ĐẠO :
- Là toàn bộ những quan điểm tư tưởng, tình cảm quý trọng các giá
trị tốt đẹp của con người thông qua các tác phẩm văn chương.
- Là nội dung lớn, xuyên suốt văn học trung đại Việt Nam.
- Vừa bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt Nam, từ
cội nguồn văn học dân gian, vừa chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân
văn tích cực của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.
- Biểu hiện :
+ Cảm thông, thương xót cho số phận của con người.
+ Trân trọng, tôn vinh vẻ đẹp của con người.
+ Tố cáo, phê phán các thế lực chà đạp lên con người.
+ Thấu hiểu và nâng niu ước mơ của con người.
Các tác phẩm, tác giả tiêu biểu :
- Cảm hứng nhân đạo đặc biệt nổi bật ở các tác phẩm thuộc giai
đoạn văn học thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX như Chinh phụ ngâm,
Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương (Bánh trôi nước, Mời
trầu, chùm thơ Tự tình), Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân
Tiên của Nguyễn Đình Chiểu;...
Khuynh hướng ĐẠO LÍ, THẾ SỰ :
- Là khuynh hướng nền tảng, bao trùm tất cả khuynh hướng vì xã
hội trung đại là xã hội đạo lí và con người đạo đức.
- Là khuynh hướng lấy cuộc sống đời thường, những điều tai nghe
mắt thấy trong cuộc sống thường nhật để rồi bằng sự chiêm
nghiệm thực tiễn người nghệ sĩ sẽ viết nên những tác phẩm nghệ
thuật để thể hiện suy nghĩ, tình cảm đối với thời cuộc và con
người.
- Biểu hiện rõ nét từ văn học cuối thời Trần ( thế kỉ XIV ) và phát
triển rực rỡ trong hai thế kỉ XVIII và XIX; góp phần tạo tiền đề
cho sự ra đời của văn học hiện thực sau này.
Các tác phẩm và tác giả tiêu biểu :
- Lê Hữu Trác viết Thượng kinh kí sự, Phạm Đình Hổ viết Vũ trung
tùy bút.
- Bức tranh về đời sống nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến ( Chốn
quê, Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm,…); 1 xã hội thành thị trong thơ
của Tú Xương ( Năm mới chúc nhau, Đánh tổ tôm, Sông lấp,…).
2. Khảo sát và phân tích cơ sở xã hội và thành tựu của KHUYNH
HƯỚNG NHÂN ĐẠO.
Cơ sở xã hội : Thế kỉ 18, chế độ phong kiến khủng hoảng, nội chiến,
loạn lạc khắp nơi; các tập đoàn phong kiến sát phạt; đất nước chia cắt 2
miền; kinh tế kiệt quệ, đói kém, mất mát, quan lại tham nhũng bắt nạ
dân nghèo.
Cơ sở ý thức: biến động xã hội dẫn đến khủng hoảng ý thức hệ phong
kiến.
 Văn học quan tâm đến số phận con người.
* KHUYNH HƯỚNG NHÂN ĐẠO:
-Là toàn bộ những tư tưởng quan điểm, tình cảm quý trọng các giá trị tốt
đẹp của con người thông qua tác phẩm văn chương.
- Là nội dung lớn, xuyên suốt văn học trung đại Việt Nam.
- Vừa bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt Nam, từ cội
nguồn văn học dân gian, vừa chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực
của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.
- Biểu hiện:
+ Thông cảm, thương xót cho số phận của con người.
+ Trân trọng, tôn vinh vẻ đẹp con người.
+ Tố cáo, phê phán các thế lực chà đạp lên con người.
+ Thấu hiểu và nâng niu ước mơ của con người.
- Thành tựu: cảm hứng nhân đạo đặc biệt nổi bật ở các tác phẩm thuộc
giai đoạn văn học thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX như Chinh phụ ngâm,
Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương (Bánh trôi nước, Mời trầu,
chùm thơ Tự tình), Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của
Nguyễn Đình Chiểu…
3. Khảo sát và phân tích kiểu tác gia hoàng đế - quý tộc của
văn học Việt Nam trong giai đoạn TK X – TK XIV của tác giả
Trần Nhân Tông.
Tóm lược về tiểu sử của vua Trần Nhân Tông :
Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm , là vị vua thứ ba của vương triều
nhà Trần. Trong 15 năm ở ngôi, Nhân Tông là một vị minh quân luôn
chăm lo cho muôn dân, nhờ thế nhân dân được sống trong cảnh ấm no,
hạnh phúc của một đời sống phong phú và thoải mái dễ chịu, rộng mở và
dân chủ. Ngài còn là một nhà tư tưởng, một vị giáo chủ, một đức Phật
sống, một nhà văn hoá, nhà văn nhà thơ lớn đời Trần.
Khái niệm về kiểu tác gia HOÀNG ĐẾ - QUÝ TỘC :
-Tác gia hoàng đế là người đứng đầu một nước nhưng có những đóng
góp to lớn cho nền văn học dân tộc.
-Các hoàng đế lên ngôi từ hoàng tộc và truyền thống cha truyền con nối
của chế độ phong kiến. Nhưng cũng có một số các hoàng đế lên ngôi từ
các cuộc chiến tranh hay các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình đương
thời để giành lấy quyền lực.
-Kiểu tác gia hoàng đế - quý tộc có xuất thân từ các gia đình quý tộc
giàu có có mối quan hệ họ hàng với triều đình hay với chính nhà vua
tiên triều.
Phong cách sáng tác
Văn học chức năng.
Đây là loại hình văn học gắn liền với các hoàng đế phong kiến.
- Gồm nhiều thể loại: chiếu, biểu, sớ,… tuy nhiên, hiện tại số lượng
tác phẩm văn học chức năng mà các nhà nghiên cứu tìm được ở
thời vua Trần Nhân Tông
Văn học nghệ thuật.
-Các hoàng đế muốn đất nước thái bình, thịnh trị phải tự mình làm
gương trước dân, không ngừng trau dồi phẩm chất về đức. Xác định
được vai trò của đức trị và văn trị, chế độ quân chủ mà cụ thể là các
hoàng đế rất quan tâm đến chức năng giáo huấn trong sáng tác để tự
nhắc nhở, động viên bản thân không ngừng tôi rèn nhân cách.
+Thơ là một thể tài chủ yếu để Hoàng đế thể hiện những khát vọng trên
con đường trị vì. Sáng tác của các tác gia hoàng đế - quý tộc thể hiện
nhiều đề tài xoay quanh đời sống và các giáo huấn thường rất gần gũi.
Trần Nhân Tông có nhiều bài thơ đạt đến trình độ kiệt tác, mà Thiên
Trường vãn vọng và Nguyệt là minh chứng tiêu biểu.
Bài Thiên Trường vãn vọng (Buổi chiều ở Thiên Trường nhìn ra
xa):
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lý quy ngưu tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.
Bài thơ Thiên Trường vãn vọng với bút pháp vừa thực vừa hư,
vừa tĩnh vừa động đã giúp cho người đọc vừa hiểu được cái cụ thể, lại
vừa cảm nhận sâu xa hơn cái cụ thể. Trong khung cảnh trời chiều nơi
hành cung Thiên Trường, nhà vua - thiền sư nhìn ra xa thấy cảnh quê
hương với đồng ruộng, xóm thôn yên ả thanh bình.
+PHÚ: Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca. Đây là
hai trong số 09 tác phẩm văn học chữ Nôm đầu tiên hiếm hoi hiện còn
trong văn chương Việt Nam, góp phần cắm cái mốc cho sự hình thành
và phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc.
-Cư trần lạc đạo phú gồm 10 hội, có thể xem mỗi hội là một nấc thang
hướng dẫn cho người học đạo đi đến bến bờ giác ngộ. Tư tưởng chủ đạo
của bài phú là Phật tại tâm, là “Cư trần” mà vẫn “lạc đạo”, thể hiện tính
nhập thế tích cực của Phật giáo nhất tông đời Trần.
+ Nhiều bài kệ, bài thơ, câu thơ trực tiếp hoặc gián tiếp thể hiện tư
tưởng Thiền, đậm đặc Thiền vị như các bài: Đề Cổ Châu hương thôn tự,
Trúc nô minh, Tán Tuệ Trung Thượng Sĩ, Đăng Bảo Đài sơn, Đề Phổ
Minh tự thuỷ tạ, Vũ Lâm thu vãn, Sơn Phòng mạn hứng...
+ Về Truyện ký, Trần Nhân Tông có Thượng Sĩ hành trạng, viết về cuộc
đời hành trạng của Tuệ Trung theo lối truyện truyền đăng, truyện thực
lục, một truyền thống ghi chép thường gặp trong văn học Phật giáo ở
Đông Á.
Khuynh hướng sáng tác:
Mang đậm màu sắc tôn giáo.
Vào thế kỷ X-XIV trong xã hội chịu ảnh hưởng của Phật giáo, các hoàng
đế Lý triều chủ yếu dùng văn chương để truyền đạo, chú trọng tôn giáo,
đề cao thần quyền – như một cách phục vụ vương quyền.
Các hoàng đế cai trị trong chế độ phong kiến, nhất là thời kỳ hưng thịnh
của Nho giáo thích dùng Nho học làm kim chỉ nam cho mình và cả bá
tánh. Trong Nho gia, quan niệm “đạo người” là một quan niệm quen
thuộc được vận dụng khá nhiều trong việc gìn giữ tư tưởng phong kiến,
văn học cũng không ngoại lệ.
Bài Tán Tuệ Trung Thượng Sĩ (Ca ngợi Tuệ Trung Thượng Sĩ) mượn lại
ý mà Nhan Uyên đã phát biểu để ca ngợi cái ‘Đạo’ của Khổng Tử, rồi
thay đổi vài ba chữ, để ngợi ca và xác quyết Đạo Thiền của Tuệ Trung
thật uyển chuyển, linh hoạt, phóng khoáng, buông xả, cởi mở, phá chấp
tuyệt đối
Mang tinh thần yêu nước, yêu thiên nhiên.
- Tinh thần yêu nước:
Các tác gia mang trong mình một tư tưởng lớn, một trái tim chứa đựng
bát ngát núi sông và tràn đầy tự hào dân tộc.
Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng căm thù giặc ngoại xâm và
mong muốn thái bình trên mảnh đất của mình
Bài Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính (Tặng bánh ngày xuân cho
Trương Hiển Khanh): Ngày cuối xuân trong tiết hàn thực mùng ba
tháng Ba, sau khi thưởng thức các điệu múa cùng với sứ giả phương
Bắc, nhà vua tặng bánh trôi, bánh chay, bánh rau cho sứ giả và bảo rằng
đây là phong tục riêng của nước Nam. Lời thơ nói ít mà ý nhiều, thể hiện
bản lĩnh vị hoàng đế nước Nam, cùng bộc lộ niềm tự hào về bản sắc văn
hoá, văn hiến phương Nam trước sứ thần phương Bắc.
- Tinh thần yêu thiên nhiên:
trong 31 bài thơ hiện còn, được Lê Quý Đôn chép lại trong bộ hợp tuyển
Toàn Việt thi lục thì có đến 15 bài thơ trực tiếp hoặc gián tiếp thể hiện
cảm hứng về mùa xuân. Tất cả được tác giả viết bằng chữ Hán, với thể
thơ Đường luật tứ tuyệt hoặc bát cú mang phong cách trang nhã, tinh tế
và tài hoa, được chuyển tải bởi một ngôn ngữ hàm súc và diễm lệ, thể
hiện chiều sâu tư tưởng.
Bài thơ Thiên Trường vãn vọng với bút pháp vừa thực vừa hư, vừa tĩnh
vừa động đã giúp cho người đọc vừa hiểu được cái cụ thể, lại vừa cảm
nhận sâu xa hơn cái cụ thể. Trong khung cảnh trời chiều nơi hành cung
Thiên Trường, nhà vua - thiền sư nhìn ra xa thấy cảnh quê hương với
đồng ruộng, xóm thôn yên ả thanh bình.
Là các hoàng đế xuất thân quý tộc là bậc đế vương cai trị cả một nước.
Giọng văn của các ngài vừa hùng hồn nhưng cũng thật mượt mà, lôi
cuốn: hùng hồn trong những áng văn mang đậm tinh thần dân tộc và
mượt mà trong những dòng thơ mang lấy hình ảnh một nước Việt thật
tươi đẹp, thái bình. Có thể thấy, các tác gia hoàng đế - quý tộc đã sử
dụng thật tinh tế và tuyệt vời ngôn ngữ dân tộc mình để tạo nên những
kiệt tác văn chương để đời cho thế hệ mai sau.
=> Tóm lại, Trần Nhân Tông là một nhà văn hoá lớn, nhà tư tưởng uyên
thâm; đồng thời là vị anh hùng dân tộc có công lớn trong công cuộc
dựng nước và giữ nước; là một vị giáo chủ - một Đức Phật Hoàng và là
một nhà thơ có phong cách đặc sắc. Riêng về thơ, có thể thấy thơ văn
của Phật Hoàng có sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa tư duy Thiền
học và tư duy văn học; giữa mỹ học Thiền với văn chương; giữa cảm
quan tư tưởng triết học và cảm quan thế sự hiện thực, với lòng yêu nước
và lòng tự hào văn hoá dân tộc cùng tinh thần lạc quan, yêu đời, vị tha
của một nhân cách văn hoá lớn cùng sự rung động tinh tế, yêu tự do của
nhà nghệ sĩ phóng khoáng, với sự hoà quyện khéo léo của một ngòi bút
vừa cung đình, bác học lại vừa dân dã, bình dị trong một con người lịch
lãm, từng trải.
4. Khảo sát và phân tích kiểu tác gia nhà nho hành đạo – nhà
nho tài tử. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
*Khái niệm NHÀ NHO:
- Tác giả nhà nho là những tác giả văn học vốn xuất thân là
những người chịu ảnh hưởng chính từ hệ tư tưởng nho giáo
trong việc lựa chọn con đườngn nhập thế - hành đạo học có
sáng tác văn chương thể hiện tư tưởng của học thuyết này
trên các lĩnh vực chính trị, xã hội, nhân sinh. (Nguyễn Cống
Trứ, Nguyễn Đình Chiểu)

* Khái niệm Nhà Nho hành đạo :


- Là những người sẵn sàng thực hành những nguyên tắc đạo lý của Nho
gia.
- Suốt đời nguyện thực hiện lý tưởng “thượng trí quân, hạ trạch dân”.
- Đề cao đạo, vấn đề tu thân, nhân, lễ nghĩa, trí, tín.
- Con đường làm quan của nhà Nho hành đạo có 3 giai đoạn : ĐỖ ĐẠT
=> LÀM QUAN => CÁO QUAN.
- Hai điều kiện tiên quyết để trở thành 1 Nhà Nho hành đạo :
+ Được học tập và lĩnh hội những kiến thức trong môi trường Nho giáo.
+ Đi thi, đỗ đạt và ra làm quan
*Vai trò của Nho giáo trong việc hình thành kiểu nhà Nho hành đạo
- Nho giáo là lẽ sống và là lý tưởng của các nhà Nho hành đạo.
- Tư tưởng Nho giáo có ảnh hưởng đến loại hình tác gia nhà Nho hành
đạo trong việc tiếp thu tư tưởng “lập thân, lập chí”, lựa chọn con đường
hành đạo cũng như những cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác văn thơ
thời kì trung đại Việt Nam.
- Sự nghiệp văn chương của các nhà Nho hành đạo: đậm màu sắc đạo lí,
mang tính quy phạm cao.
- Quan niệm “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo” xuất hiện xuyên suốt
trong các sáng tác thơ ca của các nhà Nho hành đạo.
*Phong cách sáng tác của các nhà Nho hành đạo :
- Quan niệm sáng tác chính: “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo”.
- Mang đậm tính quy phạm, đạo lí.
- Các thể loại chính : Chiếu, biểu, hịch, cáo, tấu, sớ, thơ, phú, văn, sách
cùng với các thứ văn chép sử được xếp lên hàng các thể loại trang trọng
nhất.
*Khái niệm nhà Nho tài tử :
-KN: tài tử đầu tiên xuất phát từ TQ, dùng khá nhiều, nhất là từ đời
Đường, 2 nghĩa “tài năng” và “tài hoa”, Cầm kỳ thi tửu.
- Quan niệm “cầm kỳ thi tửu” là một quan niệm tài tử. Bằng danh từ
này người ta thường chỉ thị hạng nho sĩ lơ đãng với công việc kinh bang
tế thế (hành đạo) mà thiên trọng về văn học, về sự vui sống cầu kỳ (hành
lạc). Đỗ Phủ, Lý Bạch, Lưu Linh…là những nhà nho tài tử vậy. Họ
không sống cho Tổ quốc, không sống vì đạo lý.
-Ở VN, KN “tài tử” xuất hiện từ TK 18 gắn với loại tác giả thích cầm kỳ
thi họa sống ngoài vòng cương tọa, ngông nghênh. ( Nguyễn Công Trứ,
Nguyễn Du, HXH, Cao Bá Quát, Nguyễn Gia Thiều)
-Còn được gọi là nhà Nho phi chính thống, là những nhà nho đi khác với
con đường chính thông là học hành, đỗ đạt, làm quan.
-Trong thơ HXH đã bắt đầu có sự phân biệt rõ người tài tử và hiền nhân
quẩn tử HXH yêu người tài tử mà chế giễu mỉa mai quân tử: “Hiền
nhân quân tử ai mà chẳng/ Mỏi gói chôn chân vẫn muốn trèo” (Đèo Ba
Dội)
CÂU 4: Khảo sát và phân tích kiểu tác gia nhà nho hành đạo và nhà
nho tài tử. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu ( trình bày thành đoạn ).
Thời trung đại có ba kiểu tác gia tiêu biểu. Đó là kiểu tác gia nhà Nho
hành đạo, nhà Nho tài tử và nhà Nho ẩn dật. Trong số các kiểu tác gia
trên, có thể nói kiểu tác gia nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật là hai
kiểu tác gia phát triển song hành trong suốt thời kì văn học trung đại.
Sở dĩ vốn có sự tồn tại đó bởi vì xã hội phong kiến Việt Nam chỉ tồn tại
trong mười thế kỉ và mãi đến nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ
XIX khi xã hội phong kiến có dấu hiệu của sự thoái trào và chuẩn bị
cho sự ra đời của mô hình nhà nước cận đại thì kiểu tác gia nhà Nho
tài tử mới bắt đầu xuất hiện.
NỘI DUNG KHÁI NIỆM NHÀ NHO HÀNH ĐẠO :
Đối với kiểu tác giả nhà Nho hành đạo, đây là những tác giả chịu
ảnh hưởng hệ tư tưởng Nho giáo trong việc lựa chọn con đường hành
đạo- nhập thế suốt đời thực hiện lý tưởng “Thượng trí quân, hạ trạch
dân”, đề cao đạo, chí, chú trọng vấn đề tu thân. Họ lựa chọn và kiên
định con đường khoa cử với khát vọng kinh bang tế thế, mang tài năng
và tâm huyết cống hiến, phục vụ triều đình, đất nước. Nhà Nho hành đạo
xuất hiện trong “những tình thế khác nhau của xã hội nông thôn - cung
đình cố hữu”. Suốt đời họ lấy mục đích tu thân, lập chí, học hành khoa
cử để có cơ hội hành đạo với khát vọng “trí quân trạch dân, tiên ưu hậu
lạc”... Thông qua con đường khoa cử hoặc tiến cử mà nhiều người trong
số họ đã giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy quan liêu của chính
thể đương thời. Hầu hết Nho sĩ hành đạo lại là những người không
ngừng mơ ước đến một xã hội đạo đức theo mô hình “vua Nghiêu
Thuấn, dân Nghiêu Thuấn”. Về quan niệm văn chương thì hầu hết các
sáng tác của nhà Nho hành đạo đều chịu sự chi phối của những
nguyên tắc, quan niệm mỹ học nho gia: văn chương dùng để nói chí,
để chở đạo (“thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo”). Về cảm hứng sáng tác
thì nhà Nho hành đạo hướng vào các đề tài quân quốc, cảm hứng
lịch sử, thế sự, những hình ảnh lý tưởng. Họ luôn luôn thể hiện niềm
mong mỏi, khao khát được xả thân, cống hiến cho triều chính xã tắc, noi
gương tiền nhân để tu sửa ý nghĩ và hành động. Những vấn đề như niềm
tự hào về giang sơn xã tắc, tự hào về vua sáng tôi hiền, trời đất thái bình,
bờ cõi nơi nơi yên bóng thù, hay chủ đề trung hiếu, quân thần, giáo hóa,
răn dạy đạo lý, những ưu tư thế sự, nỗi khổ của nhân dân, những trăn
trở, day dứt của nhà Nho khi thế đạo suy vi... luôn trở đi trở lại tạo thành
dòng chủ lưu trong cảm hứng sáng tác của Nho sĩ hành đạo. Đây có thể
xem là kiểu tác gia đóng vai trò quan trọng trong văn học trung đại Việt
Nam. Các tác gia tiêu biểu thuộc kiểu nhà nho hành đạo có thể kể đến
như là: Phạm Sư Mạnh, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn
Trãi, Phùng Khắc Khoan, Phan Văn Trị,...
NỘI DUNG KHÁI NIỆM NHÀ NHO TÀI TỬ :
Về phía nhà Nho tài tử, tuy xuất hiện sau nhưng cũng tạo ra được nhiều
dấu ấn mới mẻ góp phần vào quá trình phát triển của văn học trung đại
Việt Nam. Khái niệm “tài tử” đầu tiên xuất phát từ Trung Quốc, được
dùng khá nhiều nhất là từ đời Đường. Tài tử ở đây có thể hiểu theo hai
nghĩa là “tài năng” và “tài hoa”. Ở Việt Nam, “Tài tử” thường gắn với
loại tác giả thích cầm kỳ thi họa, sống ngoài vòng cương tỏa, ngông
nghênh “khinh thế ngạo vật”. “Tài tử” ở Việt Nam trung đại không
bao gồm đức hạnh (theo chuẩn mực Nho giáo) mà chỉ có tài tình.
Còn yếu tố đức hạnh thì thuộc về nhà Nho chính thống (hành đạo
hoặc ẩn dật). Điều đặc biệt đối với kiểu tác gia này là không sống cho
Tổ quốc, không sống vì đạo lý. Họ sống cho họ, sống vì nghệ thuật,
sống vì đẹp. Suốt đời họ chỉ tìm cái đẹp. Cái ý vị của cuộc sống, theo
quan niệm tài tử, không phải ở chỗ phụng sự mà là ở chỗ hưởng thụ, ở
uống rượu, ở làm thơ, ở gẩy đàn, ở đánh cờ, ở trăng gió, ở sông núi.
Kiểu nhà nho tài tử với nhà nho hành đạo có sự đối lập một cách rõ
ràng, và rộng hơn là nhà nho chính thống. Nhà Nho tài tử nhấn
mạnh ở: Tài Tình (cái tôi cậy tài, đa tình) còn nhà Nho chính thống thì
nhấn mạnh ở Đức. Ở người tài tử hành lạc thì chơi là một cách tận
hưởng thú vui của cuộc đời. Trong khi chơi, người tài tử tự thân nhập
cuộc, chơi nghệ thuật - “cầm kỳ thi tửu”, cái chơi kết hợp với tài tình,
chơi cho đẹp - như những tuyên ngôn về chơi của Nguyễn Công Trứ :
- Trời đất cho ta một cái tài, Giắt lưng dành để tháng ngày chơi. (Cầm
kỳ thi tửu)
- Nhân sinh bất hành lạc, Thiên tuế diệc vi thường (Người đời không
hành lạc, Nghìn tuổi cũng chết non) (Đánh thức người đời)
- Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi đấy, Nếu không chơi thiệt đấy ai bù.
Nghề chơi cũng lắm công phu. (Chơi xuân kẻo hết xuân đi)
- Chơi cho đẹp mới là chơi, Chơi cho đài các cho người biết tay. (Cầm
kỳ thi tửu) Cái đẹp thì không phải là đặc quyền của người tài tử,
nhưng quả thực người tài tử rất ham thích cái đẹp, theo đuổi cái
đẹp: cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong nghệ thuật, cái đẹp của con
người. Người quân tử không thích cái lợi, dùng Nghĩa để đối lập với lợi.
Người tài tử cũng coi thường cái lợi, nhưng dùng cái Đẹp để đối lập với
lợi. Ta nghe Mộng Liên Đường Chủ nhân nói về người tài tình, cũng tức
là người tài tử trong bài tựa Truyện Kiều: “Nghĩa là bậc thánh mới quên
được tình, bậc ngu không hiểu tới tình, tình chung chú vào đâu, chính là
chung chú vào bọn chúng ta vậy. Cho nên phàm nhân đã ít tình, tất là
không có tài, chỉ nửa lòa nửa sáng, sống chết trong vòng áo mũ, trong
cuộc no say, dù có gặp cái cảnh thanh nhã như hoa thơm buổi sáng,
trăng tỏa ban đêm, cũng chỉ trơ trơ như cây cỏ, như cá chim vậy!”
Người tài tử thích cả hai cái đẹp: mỹ cảnh và mỹ nhân. Nhà nho chính
thống đối với mỹ nhân thì vừa thích lại vừa sợ. Họ cho mỹ nhân là vưu
vật - vật quý hiếm ở đời, nhưng họ cũng sợ mỹ nhân vì mỹ nhân hay
khiến người ta xa đạo. Nhà Nho hay đồn đại mỹ nhân là hồ ly tinh, ma
quỷ hiện thành người để hại người, thậm chí làm sụp đổ cả một triều đại.
Nhưng người tài tử thì lại yêu quý mỹ nhân, thương xót cho giai nhân,
coi tài tử và giai nhân là “cùng một lứa bên trời lận đận”, cuộc gặp gỡ tài
tử giai nhân là cuộc gặp hiếm có trên đời “Minh quân lương tướng tao
phùng dị/ Tài tử giai nhân tế ngộ nan” (Nguyễn Công Trứ).
TÌM HIỂU VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU :
Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng
Phủ, Hối Trai. Ông sinh ra ở quê mẹ-làng Tân Thới, huyện Bình
Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành Phố Hồ Chí Minh). Ông
xuất thân trong một gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước
chống giặc ngoại xâm . Năm 1843, ông đỗ đầu trường thi Gia Định.
Năm 1847, ông trở về Huế chuẩn bị thi Hương. Kỳ thi chưa kịp diễn
ra thì tai họa đã ập đến cuộc đời ông. Năm 1848, mẹ ông mất tại quê
nhà nên ông đành phải bỏ lỡ kỳ thi trở về Nam chịu tang mẹ mình,
trên đường trở về chịu tang mẹ, vì thời tiết thất thường, vất vả và
khóc thương nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt, lúc vừa tròn
26 tuổi. Không chịu khuất phục trước những đòn thử thách nặng nề của
số phận, ngay sau khi chịu tang của mẹ mình xong ông đã mở trường
dạy dọc, bốc thuốc chữa bệnh cho người nghèo đồng thời còn sáng tác
thơ văn. Năm 1859, giặc Pháp vào Gia Định, ông đã đứng vững trên
tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cùng với nhiều
vị lãnh tụ khác bàn mưu tính kế đánh giặc và sáng tác nên những vần thơ
cháy bỏng lòng căm hơn, sục sôi ý chí chiến đấu. Nguyễn Đình Chiểu là
một trong vài tác gia khai sáng cho văn học miền Nam. Ông là nhà thơ
tiêu biểu nhất cho văn học yêu nước chống Pháp không chỉ ở Nam Bộ
mà còn trên phạm vi toàn quốc. Lòng ái quốc và nhiệt huyết của ông
luôn là tấm gương sáng cho các trí thức Việt Nam đương thời. Nguyễn
Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng ông có quan điểm
văn chương riêng. Quan điểm "văn dĩ tải đạo" của ông khác với quan
niệm của nhà Nho, càng khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ.
Nhà Nho quan niệm Đạo là đạo của trời, còn Đồ Chiểu trên nguyên
tắc đạo trời được đề cao nhưng trong thực tế đạo làm người đáng
quý hơn nhiều. Đó là quan niệm bao trùm văn chương Đồ Chiểu. Tư
tưởng của ông đã chuyển từ nhân nghĩa thân dân sang nhân nghĩa yêu
nước bảo dân, vệ quốc. Với Nguyễn Đình Chiểu, yêu nước là đau đớn
cho thảm cảnh của người dân, đau xót trước tình cảnh đất nước, là khóc
thương cho sự hi sinh anh dũng của những người nghĩa sĩ nông dân, của
những lãnh tụ nghĩa quân dám chống lại lệnh vua,…đứng lên đấu tranh
bảo vệ đất nước. Quan điểm văn chương Đồ Chiểu tuy không được
tuyên ngôn nhưng đây là quan điểm tiến bộ và gần gũi với văn chương
dân tộc: Văn chương chiến đấu, vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và
tinh thần nhân ái. Nguyễn Đình Chiểu được xem là một nhà Nho
hành đạo tiêu biểu cho giai đoạn cuối của văn học trung đại VN.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa, tuy
mang tật mù lòa và gặp lúc biến loạn nhưng vẫn giữ được phẩm cách
thanh cao. Tuy là một nhà thơ mù nhưng lại có “đôi mắt sáng nhất thời
đại”. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy thuốc mẫu
mực mà còn là một nhà thơ yêu nước, đã để lại nhiều tác phẩm có
giá trị. Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ
trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự
nghiệp chính nghĩa. Vì vậy, mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chê
công bằng, rạch ròi, và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân yêu
nước của ông. Ông thường dùng chữ Nôm, và bằng ngôn ngữ nghệ
thuật bình dị, giàu sức gợi cảm khiến cho tác phẩm của ông có sức
thu hút mạnh mẽ người đọc. Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành
công hình ảnh những người nông dân trong văn học Việt, đắp tô
tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ tiên phong trong công
cuộc chống thực dân Pháp xâm lược. Văn chương của Nguyễn Đình
Chiểu lúc này đã trở thành vũ khí đấu tranh chống quân thù, chống tư
tưởng đầu hàng, phản động và đả kích bọn tay sai bán nước. Các tác
phẩm chính: chủ yếu bằng chữ Nôm - Truyện thơ dài: truyện Lục Vân
Tiên, Dương Tử - Hà Mậu được sáng tác trước khi thực dân Pháp xâm
lược. - Một số tác phẩm mang nội dung tư tưởng tình cảm, nghệ thuật:
Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp,... sáng
tác sau khi Pháp xâm lược.
Nội dung tác phẩm: Hầu hết các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
đều mang nặng lí tưởng đạo đức nhân nghĩa: Đạo lí làm người của ông
mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho nhưng lại đậm đà tính nhân dân
và truyền thống dân tộc. Những mẫu người lí tưởng trong sáng tác của
ông là những con người nhân hậu, ngay thẳng, thủy chung, dám đấu
tranh với các thế lực tàn bạo, cứu độ nhân thế. Không chỉ dừng lại ở đó,
văn chương của ông còn ẩn sâu bên trong đó là lòng yêu nước thương
dân: Thơ văn chống Pháp của ông ghi lại chân thực một thời đại đau
thương của đất nước, tố cáo tội ác kẻ thù: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ
trong trận vong Lục tỉnh,... Khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu
nước của nhân dân ta. Biểu dương các anh hùng, nghĩa sĩ đã chiến
đấu vì đất nước: Văn tế Trương Định, Kì Nhân Sư trong Ngư Tiều y
thuật vấn đáp. Bằng việc sử dụng bút pháp trữ tình nồng đậm hơi thở
cuộc sống, đậm đà sắc thái Nam Bộ kết hợp với lối thơ thiên về kể mang
màu sắc diễn xướng đã mang đến cho nên văn học Việt Nam những tác
phẩm đặc sắc chạm đến được trái tim của người đọc. Nguyễn Đình
Chiểu là một tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức. Tuy rằng
cuộc đời ông phải chịu nhiều bất hạnh nhưng ông đã sống một đời có
ích. Dù có đứng trên cương vị nào đi chăng nữa thì ông đã cống hiến hết
sức mình trong vai trò ấy. Là một nhà giáo “Đồ Chiểu” thì ông đã khai
sáng tri thức cho biết bao thế hệ học sinh, là một nhà thuốc thì ông đã
dùng tài năng của mình chữa bệnh cứu người, ngoài ra ông còn là một
nhà thơ, một người chiến sĩ, một vị lãnh tụ tài tình,... Vì vậy, có thể nói
rằng Nguyễn Đình Chiểu chính là người có vài trò quan trọng trong Lục
tỉnh Nam Kì lúc bấy giờ. Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với
đạo đức không có gì ngoài đạo đức đặc biệt là đạo đức của Nho gia. Văn
chương của ông ẩn dụ như là con thuyền chở đạo đến với mọi người.
Nói cách khác, từ cuộc đời đến văn chương của Nguyễn Đình Chiểu đều
hướng đến đạo đức.

LƯU Ý Khang Huỳnh dặn : “Nếu ai học cái này mà


thi môn cô Nhất được 10đ thì nhớ bao Khang đi ăn lẩu
và uống cà phê HIGHLAND là ok !”

You might also like