You are on page 1of 8

CHIA SẺ TÀI LIỆU - LUYỆN THI THPT QUỐC GIA

LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2022-TEAM EMPIRE

EMPIRE TEAM
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIỆT
NAM

A. KHÁI QUÁT
VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM:
1. Đặc trưng cơ bản:
a) Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng):
- Truyền miệng là phương thức lưu hành và tồn tại của văn học dân gian, tạo nên điểm khác biệt
cơ bản của bộ phận văn học này với văn học viết.
- Đặc trưng của quá trình sáng tác và lưu truyền từ người này sang người khác không bằng chữ
viết mà bằng lời nói, thông qua sự ghi nhớ qua nhiều thế hệ và các địa phương khác nhau.
- Nói truyền miệng là nói đến quá trình diễn xướng dân gian với các hình thức như : nói, kể, hát,
diễn, … các tác phẩm văn học dân gian hoặc và kết hợp nội dung lời thơ, văn với các làn điệu để
tạo nên tác phẩm trình diễn chèo, tuồng, cải lương, …
b) Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể):

CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC 1

CHIA SẺ TÀI LIỆU - LUYỆN THI THPT QUỐC GIA


CHIA SẺ TÀI LIỆU - LUYỆN THI THPT QUỐC GIA
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2022-TEAM EMPIRE
- Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: ban đầu, tác phẩm do một cá nhân khởi xướng; sau
đó, những người khác tiếp tục lưu truyền, sửa chữa, thêm bớt, hoàn thiện và làm phong phú cả
về nội dung lẫn hình thức cho tác phẩm.
- Kể cả khi đã được ghi chép lại, các tác phẩm văn học dân giân vẫn tiếp tục được truyền miệng,
chỉnh sửa và hoàn thiện.
- Mỗi tác phẩm dân gian sau khi ra đời đều là tài sản chung của tập thể, mỗi người đều có quyền
sử dụng, sửa chữa, bổ sung để thêm hoàn thiện, hấp dẫn.
⇒Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá
trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của
văn học dân gian với những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
2. Hệ thống các thể loại:
- Thần thoại: Hình thức văn xuôi tự sự nhằm kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên
và văn hóa, phản ánh nhận thức của con người thời cổ đại về nguồn gốc của thế giới và đời sống
con người. (Ví dụ: Lạc Long Quân và Âu Cơ)
- Sử thi: Hình thức văn xuôi tự sự (có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, kiểu văn xuôi,
văn vần hoặc kết hợp cả hai) nhằm xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào
hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân
thời cổ đại; qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh của nhân dân đối với những người có công
với cộng đồng. (Ví dụ: Ví dụ: Sử thi Đẻ đất đẻ nước của người Mường, Sử thi Đăm Săn của dân
tộc Êđê)
- Truyền thuyết: Hình thức văn xuôi tự sự kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan
đến lịch sử) cụ thể theo xu hướng lí tưởng hóa; qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh người
có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư của một vùng. Bên cạnh đó, truyền thuyết
cũng vừa đề cao, vừa phê phán các nhân vật lịch sử. (Ví dụ: truyền thuyết Hùng Vương; An
Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy; Bánh chưng bánh dày....)
- Cổ tích: Hình thức văn xuôi tự sự với cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ đích, kể về
số phận của những con người bình thường trong xã hội có phân chia đẳng cấp, thể hiện tinh
thần nhân đạo và lạc quan cảu nhân dân lao động. (Ví dụ: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế...)
- Truyện cười: Hình thức văn xuôi tự sự (dung lượng ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ)
kể về những sự việc, hiện tượng xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống làm bật lên tiếng cười, nhằm
mục đích giải trí hoặc phê phán xã hội. (Ví dụ: Lợn cưới áo mới, Tam đại con gà)
- Truyện ngụ ngôn: Hình thức văn xuôi tự sự (rất ngắn gọn, kết cấu rất chặt chẽ), thông qua các
ẩn dụ để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó rút ra những kinh nghiệm và triết
lí sâu sắc. (Ví dụ: Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng)
- Tục ngữ: Câu/lời nói có tính nghệ thuật (ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp)
nhằm đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng

2 CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC


CHIA SẺ TÀI LIỆU - LUYỆN THI THPT QUỐC GIA
CHIA SẺ TÀI LIỆU - LUYỆN THI THPT QUỐC GIA
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2022-TEAM EMPIRE

ngày của nhân dân. (Ví dụ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Gần mực thì đen gần đèn thì sáng, Nuôi lợn
ăn cơm nằm/Nuôi tằm ăn cơm đứng,...)
- Câu đố: Bài thơ hoặc câu nói có tính có vần nhằm mô tả vật bằng những hình ảnh, hình tượng
khác lạ để người nghe tìm lời giải thích nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp
những tri thức về cuộc sống. (Ví dụ: “Không miệng mà lại biết kêu /Không tội mà lại bị treo lên
xà”. Đáp án: cái chuông)
- Ca dao: Thơ trữ tình (thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng) thể hiện thế giới nội tâm
con người. (Ví dụ: “Anh đi anh nhớ quê nhà/Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương/Nhớ ai
dãi nắng dầm sương/Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”.)
- Vè: Văn vần có lời thơ mộc mạc, phần lớn nói về những sự kiện, sự việc của làng, nước mang
tính thời sự, nhằm thông báo và bình luận. (Ví dụ: ‘‘Vè thách cưới’’, ‘‘Vè bão năm Tỵ’’, ‘‘Vè sai
đạo’’, ‘‘Vè thầy Thông Chánh’’...)
- Truyện thơ: Thơ, văn vần phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi
và sự công bằng trong xã hội. (Ví dụ : Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn
Đình Chiểu), …)
- Chèo/Tuồng/Cải lương/Múa rối/…: Kịch hát dân gian kết hợp với yếu tố trữ tình và trào lộng
ca ngợi những tấm gương đạo đức phê phán đả kích mặt trái của xã hội. (Ví dụ: Chèo Quan Âm
Thị Kính, Suý Vân giả dại, …)
3. Giá trị:
- Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. Vốn tri thức này
thuộc đủ mọi lĩnh vực trong đời sống : tự nhiên, xã hội và con người và phần lớn là các kinh
nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết từ thực tế, mang lại bài học cho thế hện sau.
- Văn học dân gian có giá trị sâu sắc về đạo lí làm người. Những giá trị quan trọng nhất được
biểu hiện ở văn học dân gian là tinh thần nhân đạo và lạc quan, góp phần hình thành những
phẩm chất tốt đẹp, tâm hồn, nhân cách cho con người Việt Nam.
- Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền
văn học dân tộc. Đó là những bài học, kinh nghiệm quý giá được chắt lọc, mài giũa qua không
gian và thời gian, trở thành những mẫu mực xứng đáng để học tập, giúp thế hệ sau hiểu biết
thêm về đời sống tinh thần phong phú của cha ông.
B. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM:
Văn học viết Việt Nam được chia làm hai giao đoạn chính:
- Văn học trung đại, được phát triển từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Giai đoạn này được chia làm hai
thể loại, đó là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
- Văn học hiện đại, trải quá quá trình kháng chiến nên các tác phẩm đậm chất tinh thần yêu nước.
1. Văn học trung đại (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX):

CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC 3

CHIA SẺ TÀI LIỆU - LUYỆN THI THPT QUỐC GIA


CHIA SẺ TÀI LIỆU - LUYỆN THI THPT QUỐC GIA
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2022-TEAM EMPIRE
* Chủ đề chung:
- Chủ nghĩa yêu nước: Là nội dung lớn xuyên suốt, gắn với tư tưởng “trung quân ái quốc”, ý thức
độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc, xót xa bi tráng lúc nước mất nhà tan,
tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù, biết ơn ca ngợi những người hi sinh vì nước, trách
nhiệm khi xây dựng đất trong thời bình và tình yêu thiên nhiên (Nam quốc sơn hà, Hịch tướng
sĩ, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
- Chủ nghĩa nhân đạo: Bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo, từ VHDG, tư tưởng Phật giáo, Nho
giáo, Đạo giáo và được biểu hiện qua lối sống “ Thương người như thể thương thân”, lên án tố
cáo những thế lực chà đạp con người, khẳng định đề cao phẩm chất tài năng, những khát vọng
chân chính của con người, cảm thông chia sẻ với số phận bất hạnh của con người (Truyện Kiều,
Chinh phụ ngâm)
- Cảm hứng thế sự: Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về cuộc sống con người, về việc đời, hướng tới hiện
thực cuộc sống, xã hội đương thời để ghi lại “những điều trông thấy”.
* Hình thức:
- Văn học chữ Hán: Xuất hiện sớm, tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn
học trung đại, bao gồm cả thơ và văn xuôi. Thể loại phong phú gồm chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện
truyền kì, kí sự, tiểu thuyết, chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật...Ở loại hình nào,
văn học chữ Hán cũng có những thành tựu nghệ thuật to lớn.
- Văn học chữ Nôm: Bao gồm các sáng tác bằng chữ Nôm, ra đời muộn hơn văn học chữ Hán
(khoảng cuối thế kỉ XIII), tồn tại, phát triển đến hết thời kì văn học trung đại. Chủ yếu là thơ, rất
ít văn xuôi. Trong văn học chữ Nôm, chỉ một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc như phú, văn tế,
thơ Đường luật, còn phần lớn là thể loại văn học dân tộc như ngâm khúc (viết theo thể song thất
lục bát), truyện thơ (lục bát), hát nói (viết theo thể thơ tự do kết hợp với âm nhạc), hoặc thể loại
văn học Trung Quốc đã được Việt hóa như thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn. Văn học chữ
Nôm có những thành tựu lớn ở tất cả các thể loại kể trên.
- Ở văn học trung đại, hai thành phần văn học chữ Hán và chữ Nôm cùng phát triển, bổ sung cho
nhau trong quá trình phát triển của văn học dân tộc.
* Các giai đoạn phát triển:
a) Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV:
- Hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: Dân tộc ta giành được quyền độc lập tự chủ vào cuối thế kỉ X.
- Có những bước ngoặt lớn: văn học viết ra đời (thế kỉ X) và sự xuất hiện của văn học chữ Nôm
(cuối thế kỉ XIII). Nội dung văn học thời kỳ này là tinh thần yêu nước với âm hưởng hào hùng.
- Các tác phẩm như Vận nước (Quốc tộ) của Pháp Thuận, Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) của Lí
Công Uẩn, bài thơ Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước.
Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) của Trần Quốc Tuấn, Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn

4 CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC


CHIA SẺ TÀI LIỆU - LUYỆN THI THPT QUỐC GIA
CHIA SẺ TÀI LIỆU - LUYỆN THI THPT QUỐC GIA
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2022-TEAM EMPIRE

kinh sư) của Trần Quang Khải, Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Phú sông Bạch Đằng
(Bạch Đằng giang phú) của Trương Hán Siêu... tiêu biểu cho nội dung yêu nước.
- Văn học chữ Hán với các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc có những thành tựu lớn như văn chính
luận (Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ), văn xuôi viết về lịch sử, văn hóa (Đại Việt sử kí của Lê Văn
Hưu, Việt điện u linh tập của Lí Tế Xuyên...), thơ phú (các sáng tác của Pháp Thuận, Trần Quang
Khải, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn...). Văn học chữ Nôm đặt nền móng
phát triển cho văn học viết bằng ngôn ngữ dân tộc với một số bài thơ, bài phú Nôm.
b) Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII:
- Có bước phát triển mới, nổi bật là những thành tựu nghệ thuật của văn học chữ Nôm. Văn học
viết chính thức xuất hiện hai thành phần: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
- Văn học thế kỉ XV - thế kỉ XVII đi từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca đến nội dung
phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến.
+ Văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn với các sáng tác của Nguyễn Trãi như Quân trung từ
mệnh tập, Đại cáo bình Ngô... là sự kết tinh thành tựu văn học yêu nước của năm thế kỉ
trước. Thiên Nam ngữ lục (thế kỉ XVII) là tác phẩm diễn ca lịch sử viết bằng chữ Nôm, mang cảm
hứng hào hùng, tràn đầy niềm tự hào dân tộc.
+ Các sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ đã đánh dấu
sự chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê
phán những tệ lậu xã hội, những suy thoái về đạo đức.
- Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại phong phú, đặc biệt là thành tựu của văn chính
luận (Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi) và bước trưởng thành vượt
bậc của văn xuôi tự sự (Thánh Tông di thảo tương truyền của Lê Thánh Tông, Truyền kì mạn
lục của Nguyễn Dữ).
- Văn học chữ Nôm có sự Việt hóa thể loại tiếp thu từ Trung Quốc đồng thời sáng tạo:
+ Thơ Nôm viết theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn (Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của các tác giả thời Lê Thánh Tông, Bạch Vân quốc ngữ
thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm...).
+ Khúc ngâm, khúc vịnh theo thể song thất lục bát (Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải).
+ Diễn ca lịch sử viết theo thể lục bát (Thiên Nam ngữ lục - khuyết danh) và song thất lục
bát (Thiên Nam minh giám - khuyết danh).
3. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX:
- Hoàn cảnh đất nước biến động bởi nội chiến và phong trào nông dân khởi nghĩa. Chế độ phong
kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái.

CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC 5

CHIA SẺ TÀI LIỆU - LUYỆN THI THPT QUỐC GIA


CHIA SẺ TÀI LIỆU - LUYỆN THI THPT QUỐC GIA
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2022-TEAM EMPIRE
- Văn học phát triển vượt bậc, đây là giai đoạn rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam, được
mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển, chứng kiến sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ
nghĩa.
+ Nổi bật là tiếng nói đòi quyền sống, đòi hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người,
nhất là người phụ nữ.
+ Những tác phẩm tiêu biểu là Chinh phụ ngâm (nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần
Côn), Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện Thanh
Quan, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái...
+ Nguyễn Du với các tập thơ chữ Hán và đặc biệt là kiệt tác Truyện Kiều là đỉnh cao nhất
của văn học trung đại Việt Nam.
+ Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát... vẫn tiếp tục tinh thần nhân đạo truyền thống
nhưng đồng thời hướng nhiều vào thế giới tình cảm riêng tư và ý thức cá nhân của con người.
- Văn học phát triển mạnh cả về văn xuôi và văn vần, cả văn học chữ Hán và chữ Nôm. Địa vị văn
học chữ Nôm và những thể loại văn học dân tộc như thơ Nôm viết theo thể Đưòng luật, ngâm
khúc viết theo thể song thất lục bát, truyện thơ viết theo thể lục bát... được khẳng định và đạt
tới đỉnh cao.
- Văn xuôi tự sự chữ Hán cũng đạt được những thành tựu nghệ thuật lớn, tiểu thuyết chương
hồi với Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái); thể kí với Thượng kinh kí sự (Lê Hữu
Trác), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ)...
4. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX:
- Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, xã hội Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến
sang thực dân nửa phong kiến. Văn hóa phương Tây bắt đầu ảnh hưởng tới đời sống xã hội.
- Văn học yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX phát triển rất phong phú và mang âm hưởng bi tráng.
+ Nguyễn Đình Chiểu với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp... được xem
là tác giả văn học yêu nước lớn nhất của giai đoạn này.
+ Tư tưởng canh tân đất nước được thể hiện trong các bản điều trần của Nguyễn Trường
Tộ. Thơ ca trữ tình - trào phúng đạt được những thành tựu xuất sắc với những sáng tác của
Nguyễn Khuyến, Tú Xương.

2. Văn học hiện đại:


* Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954:
- Chủ đề bao trùm là ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng. Với những tác phẩm tiêu biểu:
Dân khí miền Trung (Hoài Thanh), Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt (Tố Hữu), Ngọn quốc kì, Hội
nghị non sông (Xuân Diệu), Tình sông núi (Trần Mai Ninh)…

6 CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC


CHIA SẺ TÀI LIỆU - LUYỆN THI THPT QUỐC GIA
CHIA SẺ TÀI LIỆU - LUYỆN THI THPT QUỐC GIA
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2022-TEAM EMPIRE

- Sau năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: gắn bó sâu
sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần
chúng nhân dân, thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng.
- Các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch, lí luận, nghiên cứu và phê bình văn học đều đạt
được những thành tựu mới. Một số tác phẩm tiêu biểu: Đôi mắt (Nam Cao), Làng (Kim Lân),
Vùng mỏ (Võ Huy Tâm), Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Tập
truyện Truyện Tây Bắc (Tô Hoài), tập thơ Việt Bắc (Tố Hữu), các bài thơ kháng chiến của Hồ Chí
Minh: Cảnh khuya, Nguyên tiêu,… Tây tiến (Quang Dũng), Đồng chí (Chính Hữu),
* Giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1964:
- Vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa đấu tranh thống nhất đất nước ở
miền Nam. Văn học tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi những đổi thay của đất
nước và con người mới trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời thể hiện tình cảm
sâu nặng với miền Nam ruột thịt, nói lên nỗi đau chia cắt và thể hiện ý chí thống nhất đất nước.
- Văn học đạt được nhiều thành tụm trên cả ba thể loại:
+ Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát khá nhiều vấn đề, nhiều phạm vi hiện thực đời sống.
+ Thơ phát triển mạnh mẽ với nhiều cảm hứng lớn từ đất nước, dàn tộc trong sự hài hoà
giữa cái riêng và cái chung và đã có một mùa gặt bội thu.
+ Kịch đã có những tác phẩm được dư luận chú ý như Một đảng viên (Học Phi), Ngọn lửa
(Nguyễn Vũ), Quẫn (Lộng Chương), Chị Nhàn, Nổi gió (Đào Hồng Cẩm)…
* Giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1975:
Toàn bộ nền văn học cả hai miền Nam, Bắc tập trung vào cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước với
chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Miền Nam với những tác phẩm viết trong máu lửa của chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và
kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng. Mùa văn học nở rộ thành công với
những tác phẩm truyện của Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Quang Sáng, với thơ của
Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Giang Nam, Thanh Hải…
- Miền Bắc với những tác phẩm truyện kí của Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên,
Nguyên Khải, Nguyễn Minh Cháu, Hữu Mai, Chu Văn… và nhiều tập thơ của Tố Hữu, Chế Lan
Viên, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Chính
Hữu… Các tác phẩm của các nhà thơ đã phản ánh chân thực, sinh động đời sống chiến trường,
cái ác liệt, những hi sinh, tổn thất… trong chiến tranh. Đặc biệt họ đã dựng nên bức chân dung
tinh thần của cả một thế hệ trẻ chống Mĩ.
- Kịch chống Mĩ cũng có những thành tựu với nhiều tác phẩm đáng ghi nhận: Quê hương Việt
Nam, Thời tiết ngày mai (Xuân Trình); Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng Cẩm); Đôi mắt (Vũ
Dũng Minh)… đã tạo được tiếng vang lúc bấy giờ.

CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC 7

CHIA SẺ TÀI LIỆU - LUYỆN THI THPT QUỐC GIA


CHIA SẺ TÀI LIỆU - LUYỆN THI THPT QUỐC GIA
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2022-TEAM EMPIRE
- Nhiều công trình nghiên cứu, lí luận phê bình xuất hiện và có giá trị. Tiêu biểu là những công
trình của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…

8 CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC


CHIA SẺ TÀI LIỆU - LUYỆN THI THPT QUỐC GIA

You might also like