You are on page 1of 7

ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ VÙNG NAM BỘ

B. Văn hoá tinh thần


4. Văn học, nghệ thuật:
 (Văn học, nghệ thuật Nam Bộ là một phần quan trọng trong kho tàng văn hóa dân
tộc. Với những đặc trưng riêng biệt, văn học nghệ thuật Nam Bộ đã góp phần làm
phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của người Việt Nam.)
a. Đặc điểm chung:
- (Do đặc điểm địa lý, văn hoá Nam Bộ chịu ảnh hưởng giao thoa của nhiều dân tộc
Kinh, Hoa, Khmer, Chăm, nên văn học nghệ thuật nơi đây) mang tính phóng khoáng,
cởi mở, không gò bó trong khuôn khổ.
+ Sự bình dị, mộc mạc “nghĩ sao nói vậy” trong văn chương Nam Bộ ngoài việc được
báo chí chắp cánh vì tính đại chúng thì nó còn là sự tiếp nối từ “đặc sản” lâu đời của
văn học dân gian xứ chín rồng. Ngôn ngữ đời thường thô mộc, đậm màu sắc khẩu ngữ,
phương ngữ gây ấn tượng mạnh trong ca dao như “Con ếch ngồi dựa gốc bưng/ Nó kêu
cái quệt, biểu ưng cho rồi” được thế hệ nhà văn, nhà thơ sau này sử dụng nhuần nhuyễn,
chuyển tải được cái tình và tinh thần Nam Bộ.
+ Ngôn ngữ (sử dụng) mộc mạc, giản dị, gần gũi với đời sống thể hiện qua cách dùng
từ trong các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Ngọc Tư như: nhảy cà tưng, tỉnh bơ ba
khía, héo queo héo quắt, cà xing cà xàng, búa lua xua, lửng ta lửng tửng, tí ta tí tởn, chết
ngoẻo cù nèo, mắc dịch, sướng thấy mồ, hổng dè,… Đó là lời ăn tiếng nói hàng ngày
của con người Nam Bộ đi trực tiếp vào văn chương.
+ Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, so sánh, ví von sinh động: “Ông cái tánh rộng như
đồng khơi, như trời cao” (miêu tả nhân vật Hai trong “Cái nhìn Khắc khoải” - Nguyễn
Ngọc Tư).
Link tham khảo: https://cand.com.vn/dien-dan-van-nghe-cong-an/Van-hoc-Nam-Bo-va-
nhung-buoc-tien-phong-i410579/
- (Vùng đất Nam Bộ gắn liền với quá trình khai phá, mở cõi, nên văn học nghệ thuật
nơi đây cũng) mang đậm tính hào hùng, lãng mạn. Điển hình là Đồng Nai - Bình Dương
gắn liền với Chiến khu Đ, hiện lên hình ảnh hào hùng và lãng mạn của thi tướng Huỳnh
Văn Nghệ, tác giả 2 câu thơ bất hủ “Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương
nhớ đất Thăng Long” và nhiều bài thơ vang vọng rừng xanh.
+ (Các tác phẩm thường) ca ngợi tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường của con người
(trong quá trình khai phá, chống giặc ngoại xâm.) Truyện ngắn 'Rừng xà nu' (1965) và
'Những đứa con trong gia đình' (1966) phản ánh mạnh mẽ ý chí quyết tâm đánh bại kẻ
thù ngoại xâm của dân tộc ta; lòng căm thù giặc và phẩm chất anh hùng của người chiến
sĩ trong cuộc đấu tranh để bảo vệ đất nước.
+ Sử dụng nhiều hình ảnh hùng tráng, bi tráng (để tô đậm tinh thần của con người.)
Tác phẩm "Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu sử dụng hình ảnh thiên nhiên hùng
vĩ, dữ dội để tô đậm khí phách anh hùng của Lục Vân Tiên. Ví dụ: cảnh Lục Vân Tiên
đánh cọp cứu Kiều Nguyệt Nga, cảnh Lục Vân Tiên chiến đấu với quân cướp. Tiểu
thuyết "Gia Long tẩu quốc" của Trương Vĩnh Ký tái hiện cuộc chiến tranh chống quân
Tây Sơn qua hình ảnh những trận đánh oanh liệt, những vị anh hùng dũng cảm.
+ Ngôn ngữ sử dụng mạnh mẽ, hào hùng, (thể hiện khí phách của người dân Nam Bộ.)
Sử dụng nhiều câu văn ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu dồn dập, tạo cảm giác hối thúc,
thúc đẩy hành động. Ví dụ: "Tiến lên! Xông pha! Đánh tan quân thù!", "Quyết chiến!
Quyết thắng!",…
Link tham khảo: https://baodongnai.com.vn/van-hoa/202309/van-hoc-dong-nam-bo-di-
san-phong-phu-hien-dai-giau-tiem-nang-29b348b/
- (Do tính cách vui vẻ, lạc quan của người dân Nam Bộ, nên văn học nghệ thuật nơi
đây cũng thường) mang tính hài hước, trào phúng.
+ Sử dụng các yếu tố hài hước, châm biếm để phê phán những thói hư tật xấu trong xã
hội, góp phần giáo dục đạo đức như “Chuyện Trạng Quỳnh” - tác phẩm kể về những
câu chuyện hài hước, dí dỏm của Trạng Quỳnh, một nhân vật thông minh, dí dỏm, có tài
châm biếm, mỉa mai những thói hư tật xấu trong xã hội.
+ Ngôn ngữ dí dỏm, hóm hỉnh, tạo tiếng cười cho người đọc, người xem, giúp người
đọc giải trí, thư giãn sau những giờ lao động căng thẳng. Bên cạnh đó còn thể hiện tinh
thần lạc quan, yêu đời của người dân Nam Bộ.

(Đây là một số thể loại tiêu biểu cho văn học, nghệ thuật vùng Nam Bộ)
b. Một số thể loại tiêu biểu:
- Đờn ca tài tử là loại hình âm nhạc dân gian độc đáo của Nam Bộ, được UNESCO
công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2013. Đờn ca tài
tử được kết hợp giữa ca hát và các nhạc cụ truyền thống như đàn kìm, đàn tranh, đàn cò,
đàn bầu.

Hình ảnh Đờn ca tài tử Nam Bộ

- Cải lương là loại hình sân khấu tổng hợp, kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật như âm
nhạc, tuồng, hát bội, có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam. Cải lương xuất hiện vào
khoảng đầu thế kỷ 20. Ban đầu, cải lương chỉ được biểu diễn trong các gánh hát nhỏ,
nhưng sau đó dần phát triển và trở thành một loại hình nghệ thuật phổ biến và có nhiều
đóng góp cho nền nghệ thuật Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực sân khấu. Một số vở
cải lương nổi tiếng như: “Tiếng trống Mê Linh”, “Lục Vân Tiên”, “Đời cô Lựu”, “Bên
cầu dệt lụa”,…
- Ca dao, hò vè là những thể loại trữ tình dân gian, phản ánh đời sống sinh hoạt và tâm
tư tình cảm của người dân Nam Bộ. Ca dao, hò vè thể hiện đa dạng ở nhiều mặt như hò
về cấy lúa, về lễ hội, về tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình và cả lòng yêu nước,…
- Múa Apsara - mang đậm dấu ấn văn hoá Khmer, là một điệu múa cổ điển của
Campuchia, được lấy cảm hứng từ hình ảnh các tiên nữ Apsara trong văn hóa Hindu.
Múa Apsara có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo, du nhập vào Campuchia vào khoảng thế kỷ
thứ I, ban đầu được biểu diễn trong các nghi lễ tôn giáo, sau đó dần trở thành một loại
hình nghệ thuật giải trí.
Video giới thiệu về Múa Apsara: https://www.youtube.com/watch?v=XFk56kyIJxU
Hình ảnh múa Apsara
- Múa dân gian là một loại hình nghệ thuật múa được lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn
liền với đời sống văn hóa và tinh thần của người dân vùng Nam Bộ. Múa dân gian Nam
Bộ thể hiện qua nhiều điệu múa như: Múa bông sen, múa nón lá,…
- (Bên cạnh đó nghệ thuật điêu khắc cũng mang dấu ấn đặc trưng của nghệ thuật Nam
Bộ): chạm khắc gỗ, tượng đất,…
c. Một số tác giả tiêu biểu:
- Nguyễn Đình Chiểu: "Thơ văn yêu nước", "Lục Vân Tiên".
- Trần Tế Xương: "Chém cha cái kiếp", "Vịnh khoa thi".
- Bùi Giáng: "Mùa thu Hà Nội", "Thơ Bùi Giáng".
Link tham khảo: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/loai-hinh-nghe-thuat-dac-
trung-cua-nam-bo-a17264.html
5. Văn hoá bác học:
- Văn hoá bác học, hay còn gọi là văn hoá thượng lưu, văn hoá quý tộc, văn hoá của
giới trí thức, bao gồm những thành tựu văn hoá mang tính hàn lâm, tinh hoa, được sáng
tạo bởi tầng lớp trí thức, học giả, và được lưu truyền qua hệ thống giáo dục chính quy.
- Từ giữa thế kỷ XVII, Gia Định đã có những trường học nổi tiếng như trường Hòa
Hưng của nhà giáo ưu tú Võ Trường Toản. Người thầy giáo lớn của Nam Bộ đã đào tạo
được nhiều người tài danh như Ngô Tòng Châu, Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô
Nhân Tịnh. Năm Gia Long thứ 12 (1813), khoa thi hương đầu tiên được tổ chức ở Gia
Định, năm 1862, khoa thi Hương cuối cùng được tổ chức ở An Giang. Như vậy, trong
49 năm đã tổ chức được 22 khoa thi, tuyển chọn được 296 cử nhân, trong đó có những
người ra kinh thi tiến sĩ và được lấy đỗ 5 người.
- Đội ngũ tri thức Nho học xuất hiện, trở thành nhân tố quan trọng trong tiến trình văn
hoá của vùng và góp phần đáng kể vào văn hoá Việt Nam.
- Các văn đàn, thi xã xuất hiện: Tao đàn Chiêu Anh Các, Bình Dương thi xã, Bạch Mai
thi xã…
- Nửa sau thế kỉ XIX các tác giả Nam Bộ đóng góp một phần quan trọng vào cuộc
kháng chiến chống Pháp của dân tộc như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị…
Nguyễn Đình Chiểu

Phan Văn Trị


- Sau khi chiếm đóng Nam Kì, người Pháp bãi bỏ chế độ giáo dục bằng chữ Hán, mở
các trường học Pháp Việt ở Sài Gòn và các tỉnh khác. Chữ Quốc ngữ dần thay thế chữ
Nôm, chữ Hán: Dùng chữ quốc ngữ để làm báo, sưu tầm, nghiên cứu…
- Cuối thế kỉ XX, các trường trung cấp kĩ thuật, trường dạy nghề được mở…Thành lập
các sở nghiên cứu khoa học và văn hoá.
Link tham khảo: https://vndoc.com/vung-van-hoa-nam-bo-
230909#mcetoc_1f463ubd51
6. Sự tiếp biến văn hoá:
- Tiếp biến văn hóa là quá trình tiếp nhận, giao lưu và dung hợp những giá trị văn hóa
từ bên ngoài vào nền văn hóa bản địa, tạo nên những giá trị văn hóa mới.
- (Trong thời cận đại và hiện đại, trong suốt một thời gian dài vùng đất này chịu ảnh
hưởng của văn hoá Pháp rồi tiếp đó là văn hoá Mỹ. Và từ năm 1975, nơi đây cũng trở
thành một địa bàn biến động mạnh mẽ về thành phần tộc người không kém Tây Nguyên.
Vì vậy,) Nam Bộ cũng là một vùng đất mà giao lưu,tiếp biến văn hoá đã và đang diễn ra
với tốc độ rất nhanh.
- (Trong quá trình giao thoa văn hoá,) cư dân Việt nơi đây không tự đánh mất mình mà
chỉ tái tạo các giá trị văn hoá và thu nạp theo hướng làm cho nó thích ứng với văn hoá
Việt, với nhu cầu của người Việt trên vùng đất mới. (Có thể nói, sự tái tạo các giá trị
văn hoá đó cũng là một bản sắc văn hoá nơi đây)
- (Bên cạnh sự tiếp biến văn hoá,) văn hoá Nam Bộ còn mang đặc trưng đồng bằng
sông nước. Hai đặc trưng văn hoá chủ đạo này đã buộc tất cả các nền văn hoá sinh tụ
nơi đây đều phải tự cấu trúc lại, lược bỏ những giá trị không còn phù hợp với môi
trường mới(, phát triển hoặc sáng tạo những giá trị mới.)
- Biểu hiện:
+ Văn hóa vật thể: nhà sàn, hủ tiếu Nam Vang, áo bà ba, khăn rằn,…
+ Văn hóa phi vật thể: lễ Tết Khmer Chol Chnam Thmay, đờn ca tài tử, cải lương, tín
ngưỡng Bà Chúa Xứ,…

Lễ Tết Khmer Chol Chnam Thmay


Link tham khảo: https://nucuoimekong.com/cac-le-hoi-o-mien-nam
- Nguyên nhân: (của sự tiếp biến văn hóa vùng Nam Bộ)
+ Vị trí địa lý: Nam Bộ là khu vực có vị trí địa lý đặc biệt, thuận lợi cho giao lưu văn
hóa với các nước trong khu vực.
+ Lịch sử: Quá trình khai phá và mở cõi Nam Bộ thu hút nhiều người dân từ các vùng
miền khác đến sinh sống, tạo nên sự đa dạng văn hóa.
+ Tính cởi mở: Người dân Nam Bộ có tính cách cởi mở, hòa đồng, dễ tiếp thu những
giá trị văn hóa mới.

(Đi kèm với sự phát triển xã hội như hiện nay sự tiếp biến văn hóa cũng để lại nhiều
hậu quả về mặt tích cực lẫn tiêu cực)
- Hậu quả:
+ Tích cực:
* Làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ.
* Góp phần tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của Nam Bộ.
* Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
+ Tiêu cực:
* Một số giá trị văn hóa truyền thống bị mai một.
* Nạn du nhập văn hóa thiếu chọn lọc.
(Sự tiếp biến văn hóa là một quá trình tất yếu, góp phần làm phong phú thêm đời sống
văn hóa và tạo nên bản sắc riêng cho mỗi vùng miền. Tuy nhiên, cần có những giải
pháp để bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống và hạn chế những tác động tiêu cực
của quá trình tiếp biến văn hóa.)
- Giải pháp:
+ Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
+ Tiếp thu những giá trị văn hóa mới một cách chọn lọc.
+ Nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của văn hóa.

 Văn hóa Nam Bộ là sự kết hợp giữa truyền thống văn hóa trong tiềm thức, trong
dòng máu và điều kiện tự nhiên, lịch sử của vùng đất mới, nó phát triển trong điều
kiện cách xa vùng đất cội nguồn cả về không gian và thời gian. Vì vậy, uyển
chuyển, linh động, phóng khoáng, bao dung dần đã trở thành bản sắc của văn hóa
Việt ở Nam Bộ và văn hóa Nam Bộ nói chung.
Note: Phần chữ in nghiêng, gạch chân trong dấu (…) là phần để
thuyết trình và đưa vào tiểu luận, không đưa vào slide.
IV. Khai thác văn hóa trong du lịch:
- Khi nói văn hóa là nguồn nguyên liệu để hình thành nên hoạt động du lịch, tức là nói
đến vật hút, đối tượng hưởng thụ của du khách. Theo quan niệm của ngành du lịch,
người ta xếp các thành tố văn hóa vào tài nguyên du lịch văn hoá, cụ thể là: các di tích
lịch sử - văn hóa, ẩm thực, lễ hội, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, văn học -
nghệ thuật. Cùng với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa là một trong những điều
kiện đặc trưng cho việc phát triển du lịch của một địa phương, vùng, quốc gia. Trong
những năm qua, các tỉnh thành ở Nam Bộ đã thu được những thành tựu đáng kể về việc
tiến hành khai thác những giá trị văn hóa đặc trưng của vùng trong phát triển du lịch.
- Đối với khai thác những giá trị văn hóa lịch sử: Nam Bộ là vùng địa linh nhân kiệt, về
các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nên đã để lại rất nhiều tài nguyên di tích lịch sử,
văn hóa cách mạng, Trong đó nhiều di tích lịch sử được công nhận cấp quốc gia đặc
biệt gồm: Khu di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh), di tích Dinh Độc
Lập (TP.Hồ Chí Minh), di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), di tích lịch
sử đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (huyện Lộc Ninh, Bù Gia Mập - Bình
Phước),…
- Phong tục của người Nam Bộ có nguồn gốc từ đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ,
nhưng có tiếp biến thêm nhiều yếu tố từ phong tục của người Khơ me, người Hoa. Lễ
hội của người Nam Bộ cũng rất đa dạng, bao gồm cả bốn loại hình lễ hội chủ yếu ở Việt
Nam: lễ hội nông nghiệp - ngư nghiệp; lễ hội tưởng niệm danh nhân - anh hùng dân tộc;
lễ hội tín ngưỡng - tôn giáo; và hỗn hợp. Nổi bật là một số lễ hội như: Lễ hội đền Bà
Chúa Xứ Núi Sam (An Giang) - lễ hội thu hút đông đảo du khách thập phương đến
tham quan, cầu an; Lễ hội hoa sen Đồng Tháp - nổi bật với các hoạt động trưng bày, thi
hoa sen, tạo hình nghệ thuật từ hoa sen; Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Bà Đen (Tây
Ninh) thu hút đông đảo du khách đến cầu tài, cầu lộc; Lễ hội đua bò Bảy Núi (An
Giang) - nét văn hóa độc đáo thu hút du khách bởi sự sôi động và kịch tính.
- Ngoài ra, việc giao thương của vùng cũng mang đặc thù sông nước. Từ xưa, các trung
tâm giao thương lớn của Nam Bộ đều được hình thành ven bờ sông rạch, thuận lợi cho
việc vận chuyển hàng hoá. Đặc biệt, miền Tây Nam Bộ còn có các chợ nổi mà toàn bộ
hoạt động đều diễn ra trên sông nước như: Chợ nổi Long Xuyên (An Giang), chợ nổi
Cái Răng (Cần Thơ): chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang),...
Đây cũng là nơi thu hút khách du lịch khi đến tham quan vùng này, là nét văn hóa đặc
trưng của miền sông nước, du khách được trải nghiệm mua bán trên sông và thưởng
thức các món ăn dân dã. Bên cạnh đó, du khách cũng có thể hòa mình với thiên nhiên
khi trải nghiệm văn hóa miệt vườn nơi đây, khách du lịch sẽ được tham quan vườn trái
cây, thưởng thức trái cây tươi ngon và trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương.
- Văn hóa ẩm thực là một trong những phản ánh rõ nhất lối sống của con người Nam
Bộ.
Nam Bộ là vùng đất nhiều sình lầy, kênh rạch, rừng rậm nên nguồn thức ăn vô cùng
phong phú và đa dạng. Chỉ cần đến đây, các du khách sẽ không cần lo lắng về việc
không có món ngon để thưởng thức. Nguồn thực phẩm đa dạng như vậy, với người dân
Nam Bộ thường có nhiều cách chế biến mang đặc trưng của từng địa phương khác
nhau. Họ thường kết hợp nhiều trái cây trong các món ăn, như: dừa, dứa, xoài,… hoặc
cháo le le, lươn xào sả ớt, cá lóc nướng trui, bông súng mắm kho, canh chua cá lóc,…
và nhiều đặc sản khác.
 Khai thác văn hóa trong phát triển du lịch ở Nam Bộ là một hướng đi đúng đắn, góp
phần thu hút du khách và phát triển kinh tế địa phương. Vì thế, cần chú trọng bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống một cách bền vững.
Link tham khảo: https://vjol.info.vn/index.php/otn/article/download/62311/52403/

You might also like