You are on page 1of 20

Các yếu tố này bao gồm cả biến số và hằng số, chính vì vậy tính cách dân tộc

và tâm lí dân tộc có biến chuyển. Vì thế, khi tìm hiểu tâm lí dân tộc hay tính
cách dân tộc (cả mặt tích cực và tiêu cực), phải xem xét vai trò tác động, sự
chi phối của cả ba yếu tố tự nhiên, xã hội và lịch sử. Có như vậy, ta mới có
thể lí giải một cách cặn kẽ, khoa học, lí tình những yếu tố trội trong tính cách,
tâm lí, bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa của người Việt Nam trong lịch sử và cả
giai đoạn hiện nay. Trong công trình nghiên cứu “Các giá trị truyền thống và
con người Việt Nam hiện nay” thuộc đề tài KX–07, các tác giả đều thống nhất
trong những nhìn nhận về giá trị tinh thần, tính cách dân tộc Việt Nam mà điển
hình là tinh thần yêu nước kiên cường gắn bó với quê hướng xứ sở, cụ thể là với
làng và nước, với nhà, làm tế bào chung; ý thức sâu sắc và vững bền về bản ngã;
tinh thần cố kết cộng đồng; cần cù, chịu thương, chịu khó, giỏi chịu đựng gian
khổ, tình nghĩa; ứng xử linh hoạt mềm dẻo; dễ thích nghi, hội nhập… Mặt khác,
do những điều kiện môi trường tự nhiên khắc nghiệt, thất thường, điều kiện xã
hội lắm chiến tranh cùng với những hạn chế của một nền sản xuất nông nghiệp
(tiểu nông) truyền thống chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nên căn tính nông dân
với những mặt tiêu cực của nó như tâm lí bình quân– cào bằng; tác phong tùy
tiện; “ăn xổi”; tâm lí cầu an, cầu may; thủ cựu; gia trưởng,... đã và đang ảnh
hưởng không ít tới công cuộc xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến mang đậm đà bản sắc dân tộc.

GS. Trần Ngọc Thêm: “Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo ra trong thực tiễn, trong sự tương tác của con người
với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội”.
Văn hóa dân gian là cội nguồn của mọi nền văn hóa trên thế giới, là cơ sở rất
quan trọng của văn hóa dân tộc, chi phối đời sống con người mọi phương diện
do vậy không thể hiểu được bản sắc của một dân tộc nếu như không hiểu văn
hóa dân gian của dân tộc đó.
Thuật ngữ dân gian có thể hiểu như sau:
Chữ “dân” là người dân, nhân dân, hội đồng nhân dân, công dân, quần chúng,
dân trị,... Dân xuấ hiện ở những thời điểm khác nhau ( xưa, nay, mai sau…)
trong những xã hội khác nhau.
“dân” trong dân gian được hiểu là quầ chúng nhân dân lao động đa dạng về
ngành nghề, vị thế xã hội, trình độ nhận thức, tư duy, các sản phẩm sáng tạo.
Chữ “gian” có nhiều nghĩa khác nhau: gian tà, gian tham, gian nan, dân gian,
trung gian…
Gian trong “dân gian” là khoảng, khu vực lớn, vùng (không gian).
Dân gian có nghĩa là ”trong dân”: trong khu vực, trong địa hạt của dân, trong
đời sống của dân – đời sống hàng ngày, là thực tiễn, những gì diễn ra xung
quanh cuộc sống của người dân.
VHDG là bộ phận văn hóa phi văn bản, phi chính thống do quần chúng nhân
dân lao động sáng tạo, lưu giữ và sử dung. Lực lượng sáng tác chính là dân, các
tác phẩm phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Các sản phẩm văn hóa
dân gian chi phối đời sống của người dân.

Đặc trưng văn hóa dân gian


2.1. Tính nguyên hợp
Tính nguyên hợp là đặc trưng đầu tiên, cơ bản nhất của các hiện tượng văn hóa
dân gian văn hóa dân gian.
Khi làm công việc sáng tạo, dân gian không phân biệt rạch ròi các hình thức như
văn, nhạc, múa, diễn… mà họ kết hợp sử dụng tất cả các hình thức đó. Họ có
sẵn những phương tiện ngôn từ như hình ảnh, âm thanh, động tác,… và sử dụng
tất cả các hình thức đó một tổng hóa, tỉ lệ có thể cao thấp khác nhau, nhưng
không chuyên hẳn một phưng tiện hay biện pháp nào.
Buổi khởi đầu đó con người vừa là nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ,… tất cả
những khả năng thể hiện, cảm thông, phản ánh đó cùng một lúc hòa với nhau
(hợp) trong giây phút khởi đầu ( nguyên). Vì thế người ta gọi là nguyên hợp.
Công thức để minh họa sự tổng hợp này là:
- Môi trường ( viết tắt là C) : diễn ra ở đâu
- Lịch sử (viết tắt là H) : có quan hệ gì với thời điểm lịch sử nào
- Hành động (viết tắt là A) : có những công việc gì
- Màu sắc( viết tắt là P) : có màu cờ quạt, quần áo, cảnh trí
- Sự phân vai( vi t tắt là R) : có các vai diễn trong kịch, trong trò, trong diễn
xướng
- Những tình tiết (viết tắt là I): có nhiều chi tiết về sự việc hoặc tính cách
- Sự hóa trang ( viết tắt là M) : có sự tô điểm, dùng mặt nạ, khí giới
Gộp cả 9 yếu tố lại, ta có chữ CHAPRIMOL. Cái tổng hòa chaprimol này phản
ánh rất đầy đủ tính nguyên hợp của căn hóa dân gian.
2.2. Tính dị bản
VHDG có tính đa tác giả nên dẫn đến tính dị bản cao. Ai cũng cho lời ca, hát, kể
của mình là đúng và khó xác định tính chân xác của tác phẩm dân gian đó do
yếu tố lan truyền văn hóa qua 3 cấp độ:
- Dị bản cấu trúc: cốt truyện, tích trò, kết cấu xây dựng khác nhau dù cùng nội
dung.
- Dị bản địa phương: địa phương hóa theo phong tục tập quán riêng.
- Dị bản nghệ nhân: tài hoa của từng nghệ nhân khác nhau
2.3. Tính diễn xướng
Diễn xướng phô diễn vẻ đẹp dân gian qua cả nghệ thuật ngôn từ, âm nhạc và vũ
đạo trong môi trường – không gian diễn xướng.
Diễn xướng là một đặc trưng quan trọng góp phần định hình toàn vẹn tác phẩm
dân gian. Diễn xướng trả văn hóa dân gian về với môi trường nảy sinh, về với
hình hài khởi đầu và về với cái duyên của nó. Lời nói, khác với chữ viết, có một
bộ phận ý nghĩa được tạo sinh bằng ngữ điệu. Diễn xướng phô diễn vẻ đẹp dân
gian qua cả nghệ thuật ngôn từ, âm nhạc và vũ đạo trong môi trường – không
gian diễn xướng
Thuật ngữ “diễn xướng” thể hiện được đặc trưng của văn họá dân gian ở chỗ
cộng gộp được mối liên hệ giữa người diễn xướng với môi trường và các cá
nhân tham gia vào không gian diễn xướng.
Diễn xướng đồng thời là sự thể hiện đặc trưng nguyên hợp. Diễn xướng phô
diễn vẻ đẹp dân gian qua cả nghệ thuật ngôn từ, âm nhạc và vũ đạo trong môi
trường – không gian diễn xướng. Tính diễn xướng của văn học dân gian thể hiện
khác nhau ở từng thể loại. Tùy vào thể loại mà phương thức diễn xướng tập
trung vào lời nói, trình bày sáng tác dân gian bằng động tác, lời lẽ, âm
thanh,nhịp điệu.
Còn nghệ thuật diễn xướng do người Việt sáng tạo nên, phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh, môi trường sống. Các trò diễn dân gian, cách thức tổ chức hội làng,
đồng dao trẻ em… xuất phát từ quan niệm cộng sinh, cộng cảm, nhằm thỏa mãn
nhu cầu tinh thần. Diễn xướng là sự liên kết, gắn bó tất cả mọi người tham gia,
hình thành nên cộng đồng bền vững với ý thức cùng chung sống. Như vậy, diễn
xướng mang tính nguyên hợp không phân tách, gồm hai thành tố cơ bản đặc hữu
cùng tham gia theo dẫn giải:
- Diễn: Hành động xảy ra
- Xướng: Hát lên, ca lên.
Với nội hàm trên, khái niệm diễn xướng có nghĩa sau:
Diễn xướng là tổng thể các phương thức nghệ thuật, cùng thể hiện đồng nhất
giữa ca hát và hành động của con người theo chiều thẩm mỹ
Ví dụ về tính diễn xướng qua không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên:
người biểu diễn là thường là nam giới. Cách thức diễn xướng là: dùng cườm
tay hoặc nắm tay rồi đánh vào núm của cồng, chiêng. Hoặc trình diễn kết hợp
với múa theo vòng tròn.
Dàn chiêng thường có 13 đến 15 chiêc, mỗi người phụ trách một âm trong một
dàn nhạc. Cồng chiêng được biểu diễn trong nhiều dịp: như chiêng trong nhà
mồ: u buồn, ảm đạm; chiêng mùa gặt: rộn ràng, tươi vui. Không gian diễn
xướng cồng chiêng thường ở nhà sàn, nhà rông, nơi sinh hoạt văn hóa cộng
đồng,…
2.4. Tính nghệ thuật
Văn hóa dân gian sử dụng phương pháp nghệ thuật: văn hóa dân gian phản ánh
cuộc sống nhưng không qua sao chép mà thông qua các biểu tượng (lời ru, điệu
hát, giao duyên)
Ví dụ về tính nghệ thuật qua nghệ thuật tạo hình là:
- Chất liệu để thể hiện tính nghệ thuật:chủ yếu lấy từ thực vật(tranh , tre, gỗ,
sành sứ)
Đã có rất nhiều nhận xét (theo tình cảm, theo lí trí) từ các quan điểm
truyền thống, hiện đại, từ các góc độ nhận thức dân tộc thế giới,… về con
người Việt Nam từ xưa tới nay. Song cho tới nay nhận thức về con người Việt
Nam thực sự chưa đầy đủ. Từ góc độ là chủ thể của văn hóa, con người Việt
Nam một mặt là con người cá nhân, mặt khác mang tải trong mình tính dân tộc
truyền thống. “Con người phải có tính dân tộc cũng như phải có mũi, có tai. Và
tính dân tộc được trao cho con người từ lúc sinh ra và còn lại một cách bất biến
suốt cuộc đời người ấy. Nó cũng tồn tại chắc chắn trong ta chẳng hạn như là giới
tính”.

GS. Đào Duy Anh đã chú ý các đặc điểm khí chất của người Việt Nam
khi ông viết cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, tuy nhiên theo ông, những tính
chất ấy không phải là bất di bất dịch. Ông cho rằng: “Về tính chất tinh thần thì
người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít người có trí tuệ lỗi
lạc phi thường. Sức kí ức thì phát đạt lắm mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa
học, giàu trực giác hơn luận lí. Phần nhiều người có tính ham học. Song thích
văn chương phù hoa hơn thực học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng
hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hòa hoãn bớt, nên dân tộc
Việt Nam ít người mộng tưởng mà phán đoán thường có vẻ thiết thực lắm. Sức
làm việc khó nhọc, nhất là người ở miền Bắc thì ít dân tộc bì kịp, cảm giác hơi
chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn cực khổ và hay nhẫn nhục. Tính khí cũng hơi
nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài;
ưa hư danh và thích chơi cờ bạc. Thường thì nhút nhát và chuộng hòa bình, song
ngộ sự thì cũng biết hi sinh vì đại nghĩa.
Não sáng tác thì ít, nhưng mà bắt chước thích ứng và dung hóa thì rất tài.
Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo song cũng có não tinh vặt, hay bài bác
chế nhạo”. PGS. Phan Ngọc trong công trình Văn hóa Việt Nan và cách tiếp
cận mới, khẳng định: “Văn hóa là một quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế
giới biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa
chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá
nhân khác”. Trên nền ấy, ông cho rằng: “Bản sắc văn hóa, do đó, không phải –
là một vật mà là một kiểu quan hệ. Kiểu quan hệ kết hợp, chẳng nói từ
nhiều góc rất khác nhau, nhưng tạo nên một thể thống nhất hữu cơ kì diệu.
Tôi tạm dùng chữ bricolage… người Việt Nam là bậc thầy về nghệ thuật
bricolage”. Thực ra ý này đầu tiên là của nhà sử học – nhà báo
Jean Lacouture
GS. Hà Văn Tấn khi viết về sự hình thành bản sắc dân tộc Việt Nam
cũng khẳng định sự tồn tại của tính cách dân tộc và tâm lí dân tộc. “Tâm lí
dân tộc biểu hiện trong phong cách tư duy, lối ứng xử (hay hành vi), đồng thời
biểu hiện ra trong tình cảm dân tộc. Nó bị chế ước bởi các điều kiện tự nhiên mà
trong đó cộng đồng đang tồn tại, điều kiện xã hội và điều kiện lịch sử”
Tóm lại, ở Việt Nam từ xa xưa có con người cá nhân trên nền tảng tiểu
nông, tuy nhiên do tư tưởng công xã phương Đông bao trùm nên vai trò cá
nhân không được phát huy. Luôn luôn cá nhân được đặt trong và dưới cộng
đồng. Hằng số văn hóa Việt Nam cổ truyền về mặt chủ thể là người nông dân
Việt Nam với tất cả những tính chất tích cực và hạn chế của nó. Trên nền cơ
bản là nông dân, song người nông dân đó lại tuỳ thuộc vào từng vùng (xứ,
miền) văn hóa khác nhau mà lại mang những nét trội, riêng trong tính cách.
Vượt lên cả về không/thời gian là đặc điểm duy tình, duy nghĩa, duy cảm của
con người Việt Nam trong mối quan hệ người–người, người – tự nhiên; người –
tâm linh; thần linh và nhất là thái độ trách nhiệm với những thế hệ sau thể hiện
qua khái niệm phúc đức.
Đất nước ta vốn nổi tiếng với nền văn hóa phong phú, đa dạng, lâu đời, gắn
liền với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc. Trong quá trình phát triển
đó, nền kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp trồng lúa nước đã góp phần rất quan
trọng trong việc hình thành bản sắc văn hóa Việt. Người dân Việt Nam ta đã
sống bằng nghề trồng lúa nước từ ngàn đời nay. Người Việt Nam đã gắn bó với
cây lúa từ thuở sơ khai khi dân ta còn sử dụng những lưỡi cày bằng đồng để
trồng trọt cho đến thế kỉ XXI hiện đại khi chúng ta đã bắt đầu áp dụng công
nghệ hiện đại vào nghề trồng lúa nước. Chính vì vậy, nghề trồng lúa nước đã đi
vào cuộc sống người dân ta, trở thành một phần trong cuộc sống của người Việt,
đặc biệt là yếu tố trong văn hóa như tín ngưỡng, ngôn ngữ, tục lệ,... Dựa vào tri
thức của bộ môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam và các kiến thức thực tế, chúng ta sẽ
cùng làm rõ các đặc điểm văn hóa của lối sống bằng nghề trồng lúa nước truyền
thống.
Trước khi đi vào phân tích,để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề, chúng ta cần
phải biết văn hóa là gì. Văn hóa được hiểu theo nhiều hướng nghĩa, chính vì vậy
nó có rất nhiều định nghĩa. Tùy từng lĩnh vực như xã hội học, nhân học, giáo
dục học, triết học…mà văn hóa có thể hiểu hiểu theo một định nghĩa khác nhau.
Định nghĩa văn hóa của UNESCO là: “Văn hóa là tổng thể nói chung các giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát
triển”. Hay chính Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đưa ra định nghĩa về văn hóa rằng:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ,chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ các sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Chính vì
vậy, ta có thể thấy rằng, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa, trong đó có
nền nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng lúa nước. Nghề trồng lúa đã ảnh hưởng
tới nhiều khía cạnh khác nhau của nền văn hóa. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu
những đặc điểm về văn hóa của lối sống bằng nghề trồng lúa nước.
Đầu tiên, chúng ta có thể thấy nghề trồng lúa nước có ảnh hưởng rất rõ tới
tín ngưỡng và các tục lệ thờ cúng của người dân ta. Một trong những biểu trưng
rõ ràng nhất là tín ngưỡng phồn thực. Con người cần sinh sôi, mùa màng cần
tươi tốt để duy trì và phát triển sự sống, nên đã nảy sinh tín ngưỡng phồn thực.
Ở Việt Nam, tín ngưỡng đó tồn tại lâu dài, dưới hai dạng biểu hiện: thờ sinh
thực khí nam và nữ (khác với ấn Độ chỉ thờ sinh thực khí nam) và thờ cả hành vi
giao phối (người và thú, ngay ở Đông Nam Á cũng ít có dân tộc thờ việc này).
Các nghi lễ thờ cúng thần nông nghiệp, các ma thuật phục vụ mùa màng, các
hình thức khác nhau của tục hèm, kiêng cấm trong trồng trọt, những dị đoan về
mối liên hệ tình dục con người với sự mắn đẻ sinh sôi của vật nuôi và cây trồng
đều gắn liền với tín ngưỡng phồn thực. Nói đến tín ngưỡng phồn thực, chúng ta
đều hiểu rằng đó là nói
đến tiếng vang nào đó của tín ngưỡng nông nghiệp thời cổ về mối liên hệ siêu
nhiên giữa con người và đất đai, cây trồng với vật nuôi. Không những thế, nghề
lúa nước cũng rất trọng phụ nữ. Một cuốn sách nghiên cứu (xuất bản năm 1984)
đã liệt kê được 75 nữ thần, chủ yếu là các bà mẹ, các Mẫu (không những có Ông
Trời,mà còn có Bà Trời tức Mẫu Cửu Trùng, ngoài ra là Mẫu Thượng Ngàn, Bà
chúa Sông v.v...). Trong đó, bà Trời, bà Đất, bà Nước là những nữ thần cai quản
các hiện tượng tự nhiên, quan trọng nhất, thân thiết nhất với cuộc sống của
người nông dân trồng lúa nước. Ba vị này tồn tại dưới dạng tín ngưỡng Tam
Phủ. Tiếp theo trời, đất và nước là những nữ thần Mây – Mưa – Sấm – Chớp –
các hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng tới cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa
nước. Đến khi Đạo Phật du nhập vào Việt Nam, nhóm nữ thần này trở thành hệ
thống Tứ Pháp: Pháp Vân
(thần Mây) thờ ở chùa Bà Dâu, Pháp Vũ (thần Mưa) thờ ở chùa Bà Đậu, Pháp
Lôi (thần Sấm) thờ ở chùa Bà Tướng và Pháp Điện (thần Chớp) thờ ở chùa Bà
Dàn.
Bên cạnh đó, trong quá trình lao động, con người và tự nhiên tác động qua lại
lẫn nhau. Tự nhiên cung cấp cho ta môi trường, các thành phần để trồng trọt
như: nắng, nước, đất,... và chúng ta khai thác thế mạnh của thiên nhiên, đồng
thời cũng chống lại các thiên tai của tự nhiên. Nông nghiệp trồng lúa nước phụ
thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên đã đưa đến tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Đây là
tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời của người Việt, biến chuyển
thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Trong tín ngưỡng này có việc thờ thực vật
và động vật. Về thực vật được tôn sùng nhất là Cây lúa. Ở mọi miền đất nước,
dù là người Việt hay các vùng dân tộc thiểu số, đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa,
Hồn Lúa, Mẹ Lúa, … Tục thờ hạt lúa thần, gọi vía lúa, rước lúa, cầu mưa, rước
nước, tịch điền, hạ điền,... là sự biểu hiện lòng tôn kính “Thần Lúa” của người
nông dân.
Về động vật, thiên về thờ thú hiền như hươu, nai, cóc, đặc biệt là thờ các loài vật
phổ biến ở vùng sông nước như chim nước, rắn, cá sấu. Người Việt có câu:
“Nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng”. Thiên tướng nghệ thuật của loại hình
văn hóa nông nghiệp còn đẩy các con vật này lên mức biểu trưng: Tiên, Rồng.
Theo như truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc “họ Hồng Bàng” và là
“giống Rồng Tiên”. Như vậy, ta có thể thấy rằng, nghề trồng lúa ảnh hưởng rất
nhiều tới tập tục thờ cúng và tín ngưỡng của nhân dân ta.
Lĩnh vực thứ hai chúng ta cần xem xét chính là lễ hội. Lễ hội đóng một vai
trò rất quan trọng trong việc tạo nên nét riêng của bản sắc văn hóa Việt Nam, và
đất nước ta có rất nhiều lễ hội với những mục đích, hoạt động khác nhau. Đặc
biệt, những lễ hội về nông nghiệp, nhất là về nghề trồng lúa rất đa dạng và
phong phú.
Các hoạt động văn hóa xoay quanh nghề trồng lúa trải dài từ Bắc chí Nam, có ở
trong cả cộng đồng người Việt tới buôn làng của những người dân tộc thiểu số.
Một trong những lễ hội tiêu biểu về lúa nước là Lễ hạ điền. Đây là lễ hội bộc lộ
rõ nhất những nghi thức, lễ nghi nông nghiệp và tập trung vào một người là “Mẹ
lúa”.Ở làng Cổ tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, lễ hạ điền
được tổ chức vào ngày 25 tháng 5 theo lịch Âm. Lễ vật gồm ván xôi gà cà ba bó
mạ. Ông chúa đồng là người được người dân trong làng chọn cử ra, chít khăn
đỏ, mặc áo đỏ xuống đồng cấy lúa. Khi ông chúa đồng cấy xong, dân làng lấy
bùn nhão tung vào chúa đồng làm cho chúa đồng ướt hết với ý nghĩa cầu mong
mưa thuận gió hòa.
Bên cạnh đó, Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa ở phường Minh Nông, thành
phố Việt Trì đề cập đến truyền thuyết về Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Lễ hội này
được tổ chức nhằm tri ân công lao của các Vua Hùng đã có công khai sáng nghề
nông trong những buổi đầu dựng nước. Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa gồm
hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ có rất nhiều nghi thức trang nghiêm: tất
cả các bậc chức sắc trong làng cùng các quan viên, bô lão, dân làng tề tựu làm lễ
tế thành hoàng làng và cáo yết Thần Nông ở các ngôi đền Thượng, Trung và Hạ,
cầu cho mùa màng tươi tốt, rồi sau đó kéo nhau ra khu ruộng Tịch điền để thực
hiện một nghi lễ đặc trưng tiêu biểu là tái diễn “Vua Hùng dạy dân cấy lúa”.
Theo tục lệ, dân làng chọn
cử một cụ cao niên làm lễ tế Thần Nông tại đàn xây trên khu ruộng Tịch điền.
Lễ vật gồm có xôi gà, trầu cau, vài bó mạ và cây nêu cao. Sau khi tế lễ xong thì
sẽ làm lễ xuống đồng. Ông chủ tế kiêm chủ điền lúc này sẽ vào vai Vua Hùng
cùng các quan viên, hội đồng kỳ mục và đông đảo bà con dân làng ra ruộng cấy
lúa. Ông chủ tế xắn quần, áo tế rồi cầm mạ lội xuống ruộng, cấy xong bó mạ thì
lên bờ. Tiếp theo đó, dân làng sẽ xuống cấy trong không khí náo nhiệt tươi vui
với mong muốn mùa màng bội thu và nhà nhà no đủ. Cũng trong cùng tỉnh Phú
Thọ, tại huyện Lâm Thao cũng có lễ hội Trò Trám có tục rước lúa thần. “Lúa
thần” là một khóm lúa bông dài, hạt mẩy chủ tế chọn từ mùa vụ năm trước, đến
Tết thêm một cây mía đủ ngọn.
Cả khóm lúa và cây mía tượng trưng cho cây lúa thần. Đám trước đi quanh
làng, về miếu Trám, khóm “lúa thần” được đặt lên bàn thờ và phường Trám sẽ
diễn trò trình nghề. Các lễ hội về lúa nước còn xuất hiện trong những vùng dân
tộc ít người. Chẳng hạn như người H’rê ở làng Vi Ô Lắc, xã Pờ Ê, huyện Kon
Plong, tỉnh Kontum thường tổ chức nhiều lễ hội liên quan đến cây lúa do họ có
truyền thống trồng lúa nước. Hàng năm, đồng bào H’rê vẫn duy trì việc tổ chức
nhiều nghi lễ đến trồng cấy, thu hoạch lúa như: lễ đón bầu nước thiêng, gieo mạ,
cấy lúa, thu hoạch lúa, đón lúa về kho… Trước khi bắt tay vào việc gieo giống,
dân làng tổ chức một nghi lễ khá long trọng là lễ đón bầu nước thiêng đánh dấu
cho sự mở đầu của một năm trồng cấy. Sau nghi lễ này, vào tháng Ba, già làng
uy tín nhất trong Hội đồng già làng sẽ chọn ngày để mở cửa kho thóc và chuẩn
bị cho lễ gieo mạ. Đến tháng Tám, khi lúa bắt đầu chín, Hội đồng già làng sẽ
họp bàn để chọn ra một ngày thực hiện lễ đón lúa từ ruộng về kho thóc. Đây mới
chỉ là những lễ hội
tiêu biểu nhất, ngoài ra còn có vô vàn những lễ hội lớn nhỏ khác nhau về cây lúa
trên mọi vùng miền đất nước ta. Ta có thể nhận thấy rằng, người dân ta rất tôn
sùngcây lúa và nghề trồng lúa. Chính vì vậy, cây lúa xuất hiện ở hầu hết các lễ
hội, không chỉ ở phương diện là chủ thể hướng tới của buổi lễ, mà còn xuất hiện
trong lễ vật thờ cúng. Nghề trồng lúa nước đã đi sâu vào văn hóa người Việt, tạo
nên những nét riêng độc đáo.
Không chỉ dừng lại ở tín ngưỡng và lễ hội, nghề trồng lúa nước còn ảnh
hưởng tới ngôn ngữ của người dân ta.Vì nghề trồng lúa nước gắn bó với thiên
nhiên, nên từ cách nói trong việc đồng áng, ngôn ngữ dần dần hình thành với
vốn từ ngữ phong phú để miêu tả sự vật, hiện tượng và cả cảm xúc lẫn tâm tư
của con người. Chẳng hạn như từ “Đất nước” – từ vựng chỉ Tổ quốc, quốc gia –
được cấu thành từ hai từ “đất” và “nước”, cũng là hai yếu tố quan trọng trong
trồng lúa.
Với cư dân làm nông nghiệp lúa nước, lúc cần thiết, người Việt lại lấy yếu tố
quan trọng đầu tiên trong bốn yếu tố chính của sản xuất nông nghiệp là “Nhất
nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” để gọi Quốc gia: “Nước Việt Nam”. Khi nhìn
từng nhúm thóc được gieo trên đồng ruộng, con người ta đã nghĩ ra một cách nói
để miêu tả vốn hiểu biết của mình là “Một nhúm kiến thức còm cõi”. Rồi đến
những mùa vụ thu hoạch lúa, người nông dân thường dùng cái ang để đong đo,
từ đó, danh từ “ang” không chỉ dùng để nói đến một đơn vị đo lường số cân lúa
mà mà còn được dùng theo một cách nói khác rất dễ thương: “Ngủ được một
ang rồi”. Từ những chuyển động, biến chuyển của cây lúa hay những hoạt động
gieo trồng lúa nước mà có những từ mang đậm chất nhà nông đã được chuyển
nghĩa trong quá trình giao tiếp của con người. Lấy ví dụ như thao tác ươm hạt
giống đã được đưa vào
ngôn ngữ giao tiếp trong những cụm từ như “Ươm mầm ước mơ” để chỉ việc
con người nuôi dưỡng những ước mơ khát vọng của mình.
Hay với hiện tượng hạt giống ngoi lên khỏi mặt đất để bắt đầu quá trình sinh
trưởng, người Việt ta hay gọi là “mọc”. Tuy nhiên động từ này không chỉ dùng
cho mỗi cây lúa mà còn dùng cho những hoạt động khác như khi Mặt trời xuất
hiện ở phía Đông, ta sẽ nói là “Mặt trời mọc”. Khi muốn nói đến những ngôi
nhà mới thay phiên nhau được xây dựng liên tục trên một vùng đất ta có thể nói
là “Những ngôi nhà mọc lên trên vùng đất mới”. Nghề trồng lúa nước không chỉ
ảnh hưởng đến lời ăn tiếng nói hàng ngày mà còn có đi sâu vào ca dao, tục ngữ,
thơ ca và cả các tác phẩm văn chương. Về ca dao, tục ngữ, chúng ta dễ dàng bắt
gặp những câu có liên quan đến
nghề trồng lúa như: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giầm,
sàng” hay là dùng hình ảnh cây lúa để ví von so sánh với con người như câu:
“Thân em như lúa nếp tơ/Xanh cây tốt rễ, phởn phơ phơi màu”. Trong thơ ca,
những yếu tố của nghề trồng lúa nước như đồng ruộng, cây lúa, đất, nước,…
cũng xuất hiện không ít. Trong bài thơ “Bụi Phấn” của Đoàn Vị Thượng có
dùng hình ảnh cánh đồng và hạt lúa để nói đến việc học: “Các em mở ra những
trang sách ruộng đồng/Tôi cúi xuống gieo vào hạt chữ”. Trong những vần thơ
của Nguyễn Đình Thi, cánh đồng lúa cũng hiện lên đầy chất thơ mộng: “Mênh
mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/Cánh cò bay lả rập rờn”. Cả những người nông
dân cũng đi vào những trang văn trong những tác phẩm văn học nổi bật như:
“Làng” và “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân, “Dân quê” của tác giả Phi Vân, và
vô vàn những áng văn xuôi khác. Nghề trồng lúa nước đã ghi dấu ấn vào câu
chữ và lời ăn tiếng nói của người Việt ta, mở rộng và đa dạng hóa kho từ ngữ
của dân tộc không chỉ trong quá trình giao tiếp bình thường mà còn cả trong
những vần thơ và câu văn đầy ý nghĩa.
Bên cạnh đó, nghề trồng lúa nước truyền thống cũng ảnh hưởng đến sinh
hoạt của người dân ta, cụ thể ở đây là trang phục và ẩm thực. Xét về trang phục,
cái hay trong trong cách ăn mặc của người Việt trước nhất là cái chất nông
nghiệp trong chất liệu may mặc – đó là những chất liệu có nguồn gốc từ cây cối,
thực vật,thường nhẹ thoáng, mặc mỏng, dễ thấm mồ hôi do tính chất làm việc
dưới trời nắng trên đồng ruộng của người nông dân. Trang phục thường là các
màu âm tính như đen, nâu, chàm, gụ, tím, … để tránh bị dơ khi làm việc đồng
áng. Phụ nữ thường hay mặc váy khi lao động. Nam giới thường mặc khố ngoài,
đi đất. Nhìn chung, cách ăn mặc của người Việt đơn giản, gọn gàng, thuận tiện
cho việc đi lại và lao động trên đồng ruộng nhiều bùn đất. Ngoài ra, người Việt
còn có chiếc nón lá để tránh nắng nóng và che mưa khi làm việc. Cây lúa cũng
là nguồn sáng tạo cho các bộ sưu tập thời trang của các nhà thiết kế hiện nay, ví
dụ như bộ sưu tập No.9 mang tên “Lúa” của nhà thiết kế Công Trí. Ta có thể
thấy rằng nghề trồng lúa
nước có ảnh hưởng đến cách ăn mặc của người dân ta, nhất là trong lao động.
Để phù hợp với đặc điểm công việc đồng án mà trang phục của chúng ta thường
rất đơn giản và mang dấu ấn thiên nhiên. Không chỉ vậy mà nghề lúa nước còn
truyền cảm hứng cho thời trang Việt Nam hiện đại. Tiếp đến, xét về đặc điểm
ẩm thực, ta có thể dễ dàng thấy rằng trên mọi mâm cơm ở mọi gia đình ở Việt
Nam đều không thể thiếu những chén cơm nóng hổi.
Có rất nhiều loại cơm khác nhau từ giản di đến kì công như: cơm nắm, cơm lam,
cơm cháy, cơm hến, cơm gà, … Lúa gạo không chỉ để nấu cơm mà còn có thể
chế biến ra hàng ngàn món ăn khác. Đại diện tiêu biểu chính là món phở. Gạo
được nghiền nhỏ rồi chế biến thành bánh phở, sợi phở đã trở thành món ăn phổ
biến khắp nước ta, thậm chí nổi tiếng trên thế giới.
Chúng ta cũng có rất nhiều món bún khác nhau ở mỗi vùng miền như: Huế có
bún bò Huế, bún Thang và bún Chả ở Hà Nội, bún Cá Hải Phòng, … Cũng có
rất nhiềumón bánh được chế biến từ lúa gạo như bánh tẻ, bánh đúc, bánh cuốn.
Chỉ từ một nguyên liệu là hạt gạo mà người dân ta đã làm cho nền ẩm thực nước
nhà phong phú và đa dạng vô cùng. Từ những ví dụ thực tiễn trên, ta hoàn toàn
có thể khẳng định nghề trồng lúa nước đi sâu vào đời sống sinh hoạt hàng ngày
của người dân ta, kể cả cái ăn cái mặc.
Tóm lại, từ việc áp dụng tri thức cơ sở văn hóa Việt Nam, chúng ta đi đến
kết luận rằng nghề trồng lúa nước truyền thống để lại rất nhiều ảnh hưởng tới
đời sống của người nông dân nói riêng và toàn bộ dân tộc Việt Nam nói chung.
Đặc trưng của nghề trồng lúa nước là một trong những yếu tố quan trọng góp
phần hình thành bản sắc văn hóa đặc sắc, rất riêng của người Việt. Xét trên khía
cạnh văn hóa, nghề trồng lúa nước ghi dấu trên rất nhiều yếu tố, tiêu biểu là tín
ngưỡng, lễ hội, ngôn ngữ, trang phục, ẩm thực và vô vàn lĩnh vực khác. Ta có
thể thấy rằng trồng lúa nước truyền thống đã trở thành một phần không thể thiếu
khi đề cập tới Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta cần gìn giữ và phát huy những
nét văn hóa tốt đẹp và đáng trân trọng đó, để bảo tồn nghề trồng lúa nước truyền
thống và cả nền văn hóa dân tộc Việt.
Phan Kế Bính nhận xét: “Nhà làm ruộng rất là cần khổ. Thoạt tiên cày vỡ, bừa
cỏ, rồi đến gieo mạ cấy lúa. Cày hôm cuốc sớm, vất vả quanh năm, nào khi làm
cỏ, nào khi tát nước; giời nắng chang chang, sém cả da cháy cả thịt cũng phải
lọm cọm ở giữa cánh đồng, qua sang đông thì giời rét như cắt ruột, xẻo da mà
cũng phải dầm chân xuống nước. Nói rút lại thì nghề nghiệp nước ta, không
nghề gì khó nhọc bằng nghề làm ruộng” [9, tr.205]. Sự vất vả, cơ cực quanh
năm đó của nông gia đã được thể hiện rất đầy đủ trong ca dao, tục ngữ vậy.
Nếu có thể thống kê cho đầy đủ thì số lượng tục ngữ, ca dao, dân ca, cổ tích, vè,
đồng dao, câu đố,… nói về cây lúa và những thứ liên quan chắc chắn sẽ là một
số lượng rất lớn. Bản thân những từ dùng để chỉ các bộ phận và sản phẩm của
cây lúa như đã được nêu sơ bộ trên đây cũng là một số lượng khá lớn. Tất cả đã
tập hợp thành một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau mà
qua đó, mối liên hệ mật thiết giữa tộc người Việt và nền văn minh lúa nước phần
nào được bộc lộ.
Về cơ bản, có thể phân nhóm các câu ca dao tục ngữ liên quan cây lúa thành ba
nhóm chính. Nhóm thứ nhất nói về kinh nghiệm của nông gia và công việc sản
xuất cấy cày. Nhóm thứ hai có nội dung mượn những hình ảnh ruộng đồng, cấy
lúa, giã gạo để bày tỏ tâm tư, tình cảm như tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa.
Nhóm thứ ba là nhóm nói về đạo đức, luân lý ở đời thông qua các hình tượng
của lúa. Như vậy, có thể nói lúa đã hiện diện trong rất nhiều mặt đời sống của
người Việt và đi vào văn học dân gian một cách hết sức nhuần nhuyễn. Tất
nhiên, độ phong phú của từ vựng về lúa cũng như sự hiện diện dày đặc
của lúa trong văn học dân gian chỉ là một mặt của vấn đề. Để hiểu sâu sắc hơn
về lúa và nền văn minh lúa nước đối với người Việt còn cần phải đi sâu vào nội
dung ngữ nghĩa của các từ, các câu ca dao, tục ngữ đó và rộng hơn là những thể
loại khác của văn học dân gian nữa.

Theo quan điểm của nhóm tác giả do Trần Quốc Vượng cấu trúc của văn hóa
gồm có
+ Văn hóa sản xuất: nhìn từ góc độ lao động sản xuất- nền tảng sự sống của
cộng đồng, sự hiện ở Việt Nam tiêu biểu cho nền văn minh nông nghiệp xóm
làng với không gian định hình sinh tòn và phastt riển của nó là đồng bằng sông
nước tựa núi và tiếp biển.
Không gian sinh tồn cụ thể và độc đáo này đã đảo luyện nên tâm lí hóa thân vào
đồng đất và mở rộng bờ cõi với hướng chạy dọc theo các đồng bằng.
Tiêu biểu là việc trồng lúa, với những hiểu biết về địa hình và thời tiết nơi trồng,
người Việt Nam đưa cây lúa lên cao, vào bãi, lên nương và nhờ mưa để có đủ độ
ẩm cho cây sinh trưởng, bên cạnh đó cũng được trồng nơi đất trũng để về mùa
khô, ủng ngập giảm đi,nó vẫn sống được. Một loạt những chứng tính khảo cổ
học như quy mô của những ngôi nhà, kích cỡ của các đồ dùng sinh hoạt bằng
gốm, phong tục mai táng đã almf nổi bật lên
Vị trí của gia đình nhỏ như một đơn vị sản xuất cơ bản. Mối quan hệ về quyền
sử dụng của cá nhân à quyền sở hữu của làng xã đối với ruộng đất, mối uan hệ
tự nhiên giữa các gia đình làng xóm dối với đối tượng và phương thức sống
chính là đất đai- là động lực phát triển sản xuất suốt chiều dài lịch sử đất nước.

ĐẤT NƯỚC
Việt Nam là một đất nước không rộng, nhưng nằm ở vị trí địa lý rất đặc thù và
có tầm quan trọng đặc biệt. 2.1.1. Xét về mặt địa hình - khí hậu Việt Nam nằm ở
vùng Đông Nam Á, phía dưới triền chân núi Hymalaya, nơi đây bắt nguồn của
các dòng sông lớn của khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Và lẽ dĩ nhiên, lưu vực
của các dòng sông ấy là những vùng đồng bằng lớn nhỏ khác nhau nhưng rất phì
nhiêu. Dải đất Việt Nam hẹp nên có đặc điểm rất quan trọng về mặt địa hình -
khí hậu - đó là sự chênh lệch tương đối lớn giữa núi rừng với bình nguyên (núi
cao hiểm trở kề ngay bình nguyên), đồng thời có sự chênh lệch không đáng kể
giữa bình nguyên với biển (mà biểu hiện là sự lấn biển của đồng bằng, hay đồng
bằng với sự xâm thực của biển liên tục ở vùng ven biển nước ta như hiện nay).
Các đặc điểm nêu trên cùng với khí hậu nóng, ẩm, mưa, gió mùa là cơ sở nội tại
để phát sinh và phát triển nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Nói cách khác,
nền văn minh nông nghiệp lúa nước Việt Nam có hằng số tự nhiên của văn hóa
Việt Nam (gọi tắt là hằng số văn hóa) - đó là điều kiện nóng, ẩm, mưa và gió
mùa. 24 2.1.2. Xét về mặt hệ sinh thái và môi trường sống Nói đến hệ sinh thái
là đề cập một phức hệ động các quần xã thực vật, động vật và vi sinh vật cũng
như môi trường vô sinh của các quần xã đó tác động với nhau như một đơn vị
chức năng. Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú, thậm chí phồn tạp (chữ
dùng của GS.Trần Quốc Vượng). Sự phồn tạp vừa thể hiện sự phong phú, vừa
phức tạp, đa dạng giữa các giống, loài và cá thể thực vật cũng như động vật.
Việt Nam đứng thứ 16 trong số 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh vật cao của
thế giới. Thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam gồm 10.386 loài, trong đó 733
loài di thực vào Việt Nam. Chúng thuộc 2.257 chi, 505 họ, chiếm khoảng 4%
tổng số loài, 15% tổng số chi, 57% tổng số họ thực vật trên thế giới. Thực vật
bậc cao có khoảng 12.000 loài, trong đó khoảng 3.400 loài được dùng làm thuốc
(so sánh với 20.000 loài cây dùng làm thuốc trên thế giới thì ở Việt Nam chiếm
17%). Đó là chưa kể những cây thuốc gia truyền của đồng bào các dân tộc thiểu
số trên dải đất Việt Nam (Theo Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam bao giờ sẽ
hết? của TS.Trần Công Khánh, Báo Nhân dân hằng tháng, số 54, 10-2001, tr.
14. Có thể xem thêm số liệu ở bài Những phát hiện mới ở Vân Long, Báo Nhân
dân cuối tuần, 02-12-2001, tr. 6, trong đó một lần nữa khẳng định tính phồn tạp
và đa dạng sinh học của hệ sinh thái Việt Nam, đặc biệt là 40 cá thể voọc quần
đùi trắng - một quần thể lớn nhất của loài này trên thế giới có tại Việt Nam).
Một điều rất thú vị là ở Việt Nam hệ thực vật phát triển hơn so với hệ động vật.
Cho nên trong thời sơ khai, việc hái lượm cây quả, lá, rễ,... vượt trội hơn so với
săn bắt thú rừng và hải sản; trồng trọt vượt trội hơn chăn nuôi trong thời kỳ ổn
định nông nghiệp; trồng trọt đa canh, quảng canh vượt trội hơn so với trồng trọt
theo lối độc canh, thâm canh, tức là việc trồng trọt thực hiện cho nhiều chủng
loại cây trồng cùng một lúc nên mang tính tự nhiên rất rõ nét. Rõ ràng đặc điểm
trên chi phối rất cụ thể đời sống hằng ngày của người Việt Nam. Trong cuộc
sống tâm linh, người Việt Nam có tục thờ các loài cây (thờ lúa, đỗ, thờ hốc cây),
đồng thời trong văn hóa ẩm thực thì thường dùng gạo, rau, quả hơn so với thịt,
sữa và các sản phẩm chế biến từ đó (đói ăn rau, đau uống thuốc), nghệ thuật chế
biến thức ăn từ gạo, rau, quả đạt trình độ cao (gạo, nếp làm ra bún, bánh ướt,
bánh đa, bánh chưng, 25 bánh dầy, v.v..; các loại đỗ, củ, cây làm ra các loại
bánh kẹo như bánh đậu xanh, gai, kẹo lạc, mè xững, v.v..). Đặc điểm cuối cùng
là hệ sinh thái tạo ra các vùng sinh thái phù hợp với điều kiện, đặc điểm địa hình
- khí hậu như đã trình bày ở trên. Do đó, trong văn hóa học nói chung, người ta
đưa ra khái niệm về vùng sinh thái, vùng văn hóa. Vì đây cũng là những yếu tố
quan trọng cho việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của văn hóa
Việt Nam. 2.1.3. Xét về mặt vị trí trong khu vực Việt Nam có đường biên giới
khá dài với Trung Hoa, Lào và Cămpuchia, đồng thời có bờ biển dài 3.200 km,
tạo ra một vị trí đặc biệt trong khu vực. Việt Nam là giao điểm của các luồng
văn hóa, các luồng di dân, các luồng giao thông, là “ngã tư đường của các cư
dân và các nền văn minh” (Olov Janse, trích theo Trần Quốc Vượng, tr. 19).
Chính vị trí này đã khiến cho Việt Nam trở thành địa bàn trung tâm, nơi hình
thành các nhóm loại hình nhân chủng Indonésien (Cổ Mã Lai) và
Austroasiatique (Nam Á), trở thành trung tâm chú ý của các cường quốc trong
các thời đại khác nhau. Xét gần nhất, Việt Nam là cái rốn của vùng bán đảo
Đông Dương mà phương Tây gọi rất rõ là bán đảo Trung-Ấn (Indochine), thành
cái dấu ngang nối giữa hai quốc gia khổng lồ này. Trong thời kỳ biển thoái cách
nay trên một vạn năm, Việt Nam đã trở thành cái cầu di cư các nguồn sinh vật
cổ từ phía Nam lên, cũng như từ phía Bắc xuống (Văn hóa Việt Nam 1989 -
1995 Memento, tr.135 -136). 2.1.4. Xét về mặt sử dụng và cải tạo địa hình - khí
hậu Việt Nam có hai vùng đồng bằng lớn là đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng
sông Cửu Long. Tuy nhiên, núi rừng vẫn chiếm 3/4 diện tích cả nước. Điều này
có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước - không
thuần túy lúa nước mà việc làm nương, rẫy, thu hái lâm thổ sản, hải sản cũng đã
trở thành tập tục, thói quen lâu đời của người Việt Nam. Việc bảo vệ và phát
triển rừng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của nhân dân Việt Nam. Các khu
rừng đặc dụng đã và đang được hình thành, với diện tích trên 1,5 triệu ha, bao
gồm 30 vườn quốc gia (12/10/2007), 26 53 khu bảo tồn thiên nhiên, 33 khu bảo
tồn văn hóa-lịch sử và môi trường, 65 khu bảo tồn đất ngập nước; đang chuẩn bị
lập 15 khu bảo tồn biển. Riêng vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập vào
năm 1962, là khu rừng đặc dụng rộng 22.200 ha. Vườn quốc gia Cư Yang Sin đã
được Thủ tướng ký quyết định thành lập. Đây là một trong những nơi có đa
dạng sinh học đặc biệt nhất Việt Nam. Vườn có 876 loài thực vật bậc cao, trong
đó có 143 loài đặc hữu và 54 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Cư Yang Sin
được Tổ chức đời sống chim thế giới (Birds Life) xếp hạng với 212 loài chim,
trong đó có 5 loài đặc hữu và là nơi duy nhất trên thế giới có loài mi Núi Bà
(Theo Báo Tuổi trẻ, ngày 01-8-2002, tr.10). Khu rừng quốc gia Đoan Hùng (Phú
Thọ) được hình thành và phát triển theo dự án thực hiện từ năm 2003 đến 2007.
Đây là khu rừng lịch sử - văn hóa - môi trường nằm trong hệ thống các khu rừng
đặc dụng, rộng 538 ha. Năm 2010 đã nâng tổng diện tích rừng đặc dụng lên đến
2 triệu ha (Theo Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam bao giờ sẽ hết? của TS Trần
Công Khánh, Báo Nhân dân hằng tháng, số 54, 10- 2001, tr. 14). Ngày 09-7-
2003 Thủ tướng đã có quyết định số 134/2003/QĐTTg chuyển khu bảo tồn thiên
nhiên Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) thành Vườn quốc gia Núi Chúa, với tổng
diện tích tự nhiên là 29.865 ha thuộc địa phận huyện Ninh Hải. Vườn quốc gia
Núi Chúa có một hệ sinh thái rừng, biển đa dạng, đặc biệt là hệ sinh tái rừng khô
tiêu biểu và độc đáo của Nam Trung Bộ (Theo Báo Lao động, 10-7-2003, tr.1).
Ngoài ra, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, người dân Việt Nam đã quen với
cuộc sống sông nước như làm thủy lợi, đánh cá,... Những quan niệm về đất và
nước, phong tục chôn cất người chết, v.v.. dần dần được định hình và phát triển
(1). Như vậy, núi rừng, sông ngòi, đồng bằng là ba yếu tố chi phối toàn bộ đời
sống vật chất và tinh thần của người Việt, tạo nền tảng cho một nền văn minh
lúa nước, một nền văn hóa trên cơ sở thuyết âm dương - ngũ hành. Địa hình và
khí hậu Việt Nam gây ra những thiên tai lớn như lũ lụt, hạn hán, nạn cháy rừng,
đồng thời việc lấn biển trong tiến trình phát triển lịch sử Việt Nam cũng góp
phần không nhỏ vào việc nghiên cứu đặc điểm dân cư. Khí hậu nhiệt đới gió
mùa là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và chăn nuôi. Nhưng
nó cũng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu mà trong tiến trình lịch sử văn minh của
mình, người Việt Nam đã phải dày công nghiên cứu và biên soạn lịch pháp để
đáp ứng việc duy trì và phát triển văn minh nông nghiệp lúa nước. Thống kê cho
biết trung bình mỗi năm có 6 -7 cơn bão lớn (có năm lên tới 11 cơn bão) với sức
gió cấp 12 và cao hơn. Bão kèm theo lũ lụt. Do vậy, cư dân Việt Nam luôn luôn
phải đương đầu với thiên tai và địch họa (thủy, hỏa, đạo, tặc).

LỊCH SỬ DỰNG NƯỚC, GIỮ NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN NỘI TẠI CỦA XÃ
HỘI VIỆT NAM.
Lịch sử dựng nước và giữ nước Việt Nam có lịch sử dựng nước và giữ nước trên
cơ sở chính trị với một nền văn hóa có bề dày, có chiều sâu phong phú và đặc
sắc. Dân tộc Việt Nam 29 trong tiến trình lịch sử của mình đã tạo dựng nên
những kỷ nguyên văn minh rực rỡ như Văn Lang - Âu Lạc, Đại Việt, văn minh
thời đại Hồ Chí Minh. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam rất hào
hùng và oanh liệt. Thời gian chống ngoại xâm tổng cộng lại trên 12 thế kỷ. Kẻ
thù là những đế chế, đế quốc to lớn. Từ hơn ngàn năm đô hộ của phong kiến
phương Bắc (Triệu Đà thống trị Âu Lạc từ năm 178 trước CN đến năm 111
trước CN; khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 39 sau CN, chiến thắng của Ngô
Quyền trên sông Bạch Đằng đánh bại quân Nam Hán năm 938 sau CN) cho đến
các cuộc chống giặc Tống (đời nhà Lý, giữa thế kỷ XI), ba lần đánh thắng quân
Mông - Nguyên (đời nhà Trần, thế kỷ XIII), cuộc kháng chiến của Lê Lợi chống
giặc Minh vào thế kỷ XV; anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh vào
thế kỷ thứ XVIII; và cuối cùng là chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí
Minh giải phóng miền nam Việt Nam, kết thúc một thế kỷ rưỡi thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ xâm lược nước ta. Kẻ thù của Việt Nam thường dựa vào đội quân
đông, vũ khí mạnh và tối tân, hòng thôn tính và đồng hóa dân tộc Việt Nam.
Nhưng với ý chí quật cường và lòng quả cảm, tinh thần yêu nước thương nòi và
đức độ khoan dung, trên nền nhân bản “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí
nhân thay cường bạo” cùng chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, dân
tộc Việt Nam đã để lại một dấu ấn lịch sử và văn hóa sâu sắc trong cộng đồng
quốc tế. Yêu cầu thực tiễn của lịch sử dựng nước và giữ nước, bảo tồn và phát
triển nền văn hóa dân tộc đã chi phối triệt để toàn bộ sự nghiệp dựng xây tổ
quốc của nhân dân Việt Nam. Một trong những đặc trưng nổi bật của lịch sử
Việt Nam làm nên tính cách của con người Việt Nam, - đó là lòng nhân ái, vị
tha, bao dung, độ lượng. Từ trong sâu thẳm cội nguồn dân tộc, đức tính này đã
được hun đúc qua các thế hệ, tục ngữ, ca dao, truyện thần thoại, cổ tích, sử thi
chính là sự kết tinh từ các đức tính (Bầu ơi thương lấy bí cùng; Nhiễu điều phủ
lấy giá gương; Lá lành đùm lá rách; Chị ngã em nâng; Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ
bú dì; Lọt sàng xuống nia), cùng biết bao câu nói, câu chuyện và hành động
nhân ái khác. Nguyễn Trãi, nhà văn hóa lớn của dân tộc, đã từng xin tha tội chết
cho các tên tử tù, lại còn tâu lên vua rằng cái gốc của nhạc là làm sao cho nơi
thôn cùng, xóm vắng không còn tiếng hờn giận, oán sầu. Cũng chính 30 Nguyễn
Trãi, trước đó, đã từng khuyên vua Lê Thái Tổ không chỉ tha chết mà còn cấp
cho kẻ bại trận 500 chiếc thuyền, 2.000 cỗ ngựa làm phương tiện lui binh nhằm
giữ tình hòa hiếu giữa hai dân tộc. Danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh cũng đã tỏ
rõ lòng nhân ái Việt Nam khi Người cởi áo ấm của mình khoác cho một tù binh
Âu Phi trong chiến dịch Biên Giới mùa đông năm 1950 đầy giá rét. Trong lịch
sử xã hội Việt Nam đã từng có một số người đi ngược lại lòng nhân ái, bao dung
của dân tộc. Những hành động này đã làm tổn thất lòng nhân ái truyền thống
ngàn đời của người Việt Nam, bị lịch sử lên án và nguyền rủa. Tuy nhiên, đây
chỉ là những hành động đơn lẻ, không mang tính đại diện, nên không làm mất đi
tính phổ biến của lòng nhân ái Việt Nam - một đức tính góp phần quan trọng
trong việc giữ vững nền tảng văn hóa Việt Nam.

*Chứng minh văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp
trồng trọt điển hình:
Do Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, với điều kiện
vị trí địa lí, tự nhiên thuận lợi, nằm ở góc tận cùng phía Đông – Nam
Châu Á, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có nhiều con sông lớn như sông
Hồng, sông Mekong… nhiều vùng đồng bằng phù sa màu mỡ là điều kiện
thuận lợi để phát triển nông nghiệp lúa nước nên văn hóa Việt Nam thuộc
loại hình văn hóa nông nghiệp điển hình.
Người Việt thích cuộc sống định cư, ổn định, không thích sự di chuyển,
thay đổi, tình cảm gắn bó với quê hương xứ sở, với làng, nước… nên
hình thành lối sống tự trị, kép kín, hướng nội.
Do cư dân Việt Nam sống bằng nghề nông nghiệp nên rất sùng bái tự
nhiên, luôn mong muốn mưa thuận gió hòa để có cuộc sống no đủ “Lạy
trời, ơn trời…”, có nhiều tín ngưỡng, lễ hội sùng bái tự nhiên vì vậy phổ
biến ở các tộc người trên khắp mọi miền đất nước.
Cuộc sống định cư tạo cho người Việt có tiinh1 gắn kết cộng đồng cao,
xem nhẹ vai trò cá nhân: “Bán anh em xa mua láng giềng gần, Một con
ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
Lối sống trọng tình nghĩa, các quan hệ ứng xử thường đặt tình cao hơn lí,
ứng xử nhiều hóa, nhân ái, không thích sức mạnh, bạo lực.

Cuộc sống định cư ổn định của nghề nông nghiệp trồng trọt cần đến vai
trò chăm lo thú vén của người phụ nữ, vai trò của người phụ nự được tôn
trọng và đề cao.
Lối tư duy tổng hợp – biện chứng, nặng về kinh nghiệm chủ quan cảm
tính cũng thể hiện rõ trong văn hóa nhận thức, ứng xử của người Việt, coi
trọng kinh nghiệm chủ quan hơn là cơ sở khách quan và tri thức khoa
học. Kiểu tư duy thiên về chủ quan, cảm tính kêt hợp lối sống trọng tình
đã tạo nên thói quen tư duy, ứng xử tùy tiện.
Lối tư duy tổng hợp – biện chứng cũng là nguyên nhân dẫn đến lối ứng
xử mềm dẻo, linh hoạt.
Như vậy, loại hình văn hóa Việt Nam được xem là loại hình văn hóa gốc
nông nghiệp trồng trọt điển hình, đều được thể hiện rõ nét trong cách tổ
chức đời sống phương thức tư duy, lối ứng xử của người Việt và được
xem là nét đặc trưng trong văn hóa Việt Nam.

Việt Nam mang đặc trưng của loại hình văn hoá nông nghiệp

Do vị trí địa lý nằm ở góc tận cùng phía Đông


-
Nam Châu Á nên Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nôngnghiệp trồng trọt
điển hình. Tất cả những đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng
trọt đều đượcthể hiện rất rõ nét trong đặc trưng văn hóa Việt Nam.

Cư dân Việt Nam chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, trong cách ứng xử với tự nhiên, do
nghề trồng trọt buộcngười dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, đơm hoa,
kết trái và thu

hoạch, từ đó ưa thích lối sống ổnđịnh, cho rằng” An cư lạc nghiệp” . Do sống
phụ thuộc vào thiên nhiên nên cư dân nông nghiệp có ý thức tôntrọng và ước vọng
sống hòa hợp với thiên nhiên. Người Việt Nam mở miệng ra là nói “ nhờ trời”, “lạy trời”…
Các tín
ngưỡng và lễ hội sung bái tự nhiên rất phổ biến ở các tộc người trên khắp mọi vùng đât
nước.

Vì nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc vào nhiều yếu tố
thiên nhiên như :thời tiết, nước, khí hậu,... “ trông trời, trông đất, trông mây; trông mưa, trông
gió, trông ngày, trông đêm…”nên về mặt nhận thức, hình thành nên lối tư duy tổng hợp
-
biện chứng, nặng về kinh nghiệm chủ quan cảmtính: sống lâu lên lão làng, trăm
hay không bằng tay quen… Người làm nông quan tâm không phải là từng yếutố
riêng lẻ mà là những mối quan hệ giữa chúng. Người Việt tích lũy được một kho
kinh nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này: Quạ tắm thì ráo,
sáo tắm thì mưa; Được mùa lúa thì úa mùa cau, được mùa cau thìđau mùa lúa;
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm…

Về mặt tổ chức cộng đồng, người Việt có lỗi sống cố định lâu dài nên tạo ra những mối
quan hệ tình cảm thânthiết, gắn bó, hình thành nên lối sống Trọng tình.. Nhưng
cũng từ đây hình thành lối sống tự trị, khé
p kín,
hướng nội. Lỗi sống trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn,
trọng phụ nữ. Trong ngôi nhàcủa người Việt rất coi trọng gian bếp, thể hiện sự
coi trọng phụ nữ. Người Việt

coi: Nhất vợ nhì trời; Lệnh ôngkhông bằng cồng bà… Người phụ nữ cũng được
xem là người có vai trò quyết định trong việc giáo dục concái: Phúc đức tại mẫu;
Con dại cái mang… Sự gắn bó cộng đồng tạo nên lối sống trọng tình nghĩa: Lá
lànhđùm lá rách; Bầu ơi thương lấy bí cùng…; các quan hệ ứng xử thường đặt lý
cao hơn tình: Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình…

Lối tư duy tổng hợp –

biện chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp cộng với nguyên
tắc trọngtình đã dẫn đên lối sống linh hoạt, luôn thay đổi để thích hợp với từng
hoàn cảnh: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài;Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo
giấy; … Mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện biểu hiện ở tật cogiãn giờ giấc, sự thiếu tôn
trọng pháp luật, tệ đi “ cửa sau” để giải quyết công việc( Nhất quen, nhì thân, tamthần, tứ
thế).

Vì sống theo tình cảm nên mọi người phải biết tôn trọng và cư xử bình đẳng,
dân chủ với nhau. Lối sống trọngtình và cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm lý coi
trọng cộng đồng, coi trọng tập thể. Người nông nghiệp làm gìcũng phải tính đến
tập thể, luôn có tập thể sau lưng.

Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp vfa phong cách linh hoạt còn quy
định thái độ dunghợp trong tiếp nhận: ở Việt Nam không những không có chiến tranh tôn
giáo mà mọi tôn giáo đều được tiếpnhận. Đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược người
Việt Nam luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa.

Như vậy, hầu như tất cả những đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
trồng trọt đều được thể hiệnrõ nét trong cách tố chức đời sống, phương thức tư duy, lối
ứng xử của người Việt truyền thống.

Việt Nam quốc gia nằm bán đảo Đông Dương, khu vực Đơng Nam Á, ven biển Thái Bình
Dương Là nơi di cư nhiều sắc tộc Có thể nói người Việt ta mang sắc Châu Á, lại có nhiều điểm
riêng biệt so với quốc gia khu vực nơi Đất nước ta biết đến quốc gia đông dân đa ngôn ngữ,
dân số đứng thứ 15 giới, nơi hội tụ 54 sắc tộc anh em khoảng 90 ngôn ngữ khác
Mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số có tiếng mẹ đẻ chữ viết riêng Hiện bước vào thời kì đại hóa –
cơng nghiệp hóa, hội nhập kinh tế giới nhu cầu tri thức người ngày mở rộng nâng cao hơn,
kiến thức ngày nhiều người không cần biết mà phải biết mười Bởi phải nổ lực học hỏi, việc
học giúp ta chọn lọc thông tin Ngày xưa cần biết viết, biết đọc Còn thời chưa đủ, mà phải biết
vận dụng thông tin vào sống, giao tiếp với người, phát triển ngơn ngữ Các dân tộc chung
sống với lãnh thổ cần tôn trọng phong tục tập quán, ngôn ngữ Hết thảy dân tộc anh em khắp
miền tổ quốc thể sắc văn hóa người Việt Nam ta ln coi trọng giao tiếp thích giao tiếp với Cái
đẹp văn hóa ứng xử hình thành ta giao tiếp, cha ông ta lưu truyền từ bao đời Ngày xã hội có
nhiều thay đổi định giao tiếp giữ vững tầm quan trọng để hàn gắng người vào
Văn hóa giao tiếp người Việt Nam vừa thích giao tiếp vừa rụt rè Văn hóa giao tiếp ln lấy tình
cảm làm nguyên tắc ứng xử Giúp cho người thấy rõ tầm quan trọng “Đặc trưng giao tiếp” Là
lời nói để giúp người nghe hiểu dự định để trì mối quan hệ tốt đẹp với Truyền tải đuộc câu
chuyện, thông điệp mà muốn nói đến.
Đặc điểm giao tiếp người Việt Nam  Văn hóa giao tiếp người Việt Nam ln đặc tình cảm lên
hàng đầu: Đất nước ta nước có nơng nghiệp lúa nước từ bao đời thể tính làng xã sớm, người
coi trọng mối quan hệ với thành viên cộng đồng Người Á Đơng nói chung hay Việt Nam nói
riêng coi trọng chữ tình giúp đỡ lần ghi nhớ để trả ơn, đặc biệt quan trọng tình nghĩa  Văn
hóa giao tiếp người Việt Nam vừa thích giao tiếp vừa rụt rè: Thái độ giao tiếp vừa thích giao
tiếp vừa rụt rè hai tính cách trái ngược nhau, khơng mâu thuẫn Điều thể tính linh hoạt giao
tiếp dân ta Ơng bà ta có câu: “Lời chào cao mâm cỗ” lời chào hỏi quan trọng Người Việt thích
giao tiếp rộng rãi, thích gặp gỡ, sống có lý có tình Khi tiếp khách người Việt ta ân cần chu đáo,
xởi lởi, “Khách đến nhà khơng gà gỏi, lẽ đói năm khơng đói bữa” ln dành ngon nhất, thịnh
soạn để biếu đãi khách, phải cho khách hài lòng, gia cảnh lúc có khó khăn đến đâu Tính hiếu
khách thể rõ làng quê, nơi hẻo lánh xa xôi đất Việt Không quan tâm đến khách, mà người
Việt cịn quan tâm đến gia đình mối quan hệ xung quanh khách Nhìn chung khách ưu tiên
Bên cạnh thích giao tiếp người Việt Nam rụt rè, e ngại Khi cộng đồng nói nhiều, tự nhiên
Nhưng khỏi ranh giới thấy thật khác biệt, cần phải có thời gian để làm quen tìm hiểu  Trong
giao tiếp người Việt ưa tế nhị, ý tứ, thích hịa thuận: “Miếng trầu làm đầu câu chuyện” tử tế
giao tiếp Người Việt Nam tệ nhị, ý tứ lối sống trọng tình, lối tư mối quan hệ, tôn trọng lẫn
“Uốn lưỡi bảy lần trước nói” điều cho thấy trước nói câu nói ta cần phải suy nghĩ thử xem câu
nói mà ta chẩn bị phát có khiến người khác buồn lịng hay khơng, có phù hợp hay khơng, phải
ăn nói cho văn minh khơng làm mắc lòng người khác Khi giao tiếp với người xung quanh
người từ tốn Lối giao tiếp người Việt ta khác biệt không nước phương Tây thẳng vào vấn đề
cần nói, mà có thói “Vịng vo tam quốc” vịng vo tạo nên đắn đo cân nhắc khiến cho người Việt
ta thiếu đoán Ở góc cạnh khác người Việt Nam ln có tinh thần đồn kết dân tộc, ln phát huy
giao lưu học hỏi, khơng có xung đột, lịch sử nước ta chưa có chiến tranh xung đột sắc tộc,
điều đáng tự hào Ở phương diện rộng Việt Nam có quan hệ hịa bình hữu nghị với nhiều
nước giới Qua ta thấy người Việt ta yêu chuộng hòa thuận, hòa bình Đó đức tính đáng ngợi
khen  Trong giao tiếp người Việt Nam có đặc điểm coi trọng danh dự: Danh dự gắn liền với
lực giao tiếp, lời nói quan trọng tạo nên tiếng tăm, truyền từ người đến người Chính coi trọng
danh dự mà đơi lại mắc bệnh sĩ diện Ở vùng nông thôn coi trọng sĩ diện thể rõ ràng 2.2.2
Ngôn ngữ Tiếng Việt giao tiếp:  Nguồn gốc ngôn ngữ tầm quan trọng Tiếng Việt: Ngôn ngữ
dân tộc nảy sinh nhu cầu giao tiếp cộng đồng Tiếng Việt ngơn ngữ có nguồn gốc địa, xuất
thân từ văn minh nông nghiệp Ở quốc gia đa sắc tộc, ln song hành nhiều tiếng nói khác
nhau, tiếng Việt ngơn ngữ thức đất nước ta Đây tiếng mẹ đẻ khoảng 85% dân số triệu Kiều
bào khắp giới Là ngôn ngữ thứ hai đồng bào anh em ngôn ngữ dân tộc thiểu số Cộng hòa
Séc Tiếng Việt thể rõ rệt thái độ, tính cách giao tiếp cộng đồng  Hiện tượng ngôn ngữ tuổi
“Teen”: Hiện thời đại công nghệ phát triển, công nghệ thông tin ngày đại tân tiến Giới trẻ
ngày có xu “bóp méo” Tiếng Việt cách phũ phàng Nhiều bạn trẻ độ tuổi đôi mươi thường sử
dụng ngôn ngữ “lạ” nhắn tin điện thoại phát âm thành tiếng, làm vẻ đẹp sáng Tiếng Việt 2.3
Là công dân Việt Nam giao tiếp anh (chị) cần làm để giữ gìn sắc văn hóa Việt Nam? 2.3.1
Những thay đổi ngày nay:  Xét mặt lịch sử đặc trưng văn hóa, văn hóa đất nước ta khơng xa
lạ với giao lưu, tiếp nhận, tác động lẫn văn hóa nước Ngay lúc tồn cầu hóa hội nhập quốc tế
diễn ngày nhanh mạnh mẽ Sâu sắc không dừng lại lĩnh vực kinh tế mà lan tỏa, xâm nhập
thêm qua lĩnh vực khác đời sống, xã hội, môi trường đến giáo dục, văn hóa Bởi q trình hội
nhập mà khiến cho sắc văn hóa nước nhà ngày thay đổi nhiều Khơng người thường nhấn
mạnh yêu cầu bảo tồn, giữ gìn sắc văn hóa dân tộc, xin lưu ý không đơn vấn đề bảo vệ mà
cịn phải sức phát huy sắc văn hóa dân tộc trình trình giao lưu, hợp tác văn hóa, phát triển
thân hơn, phong phú hơn, ngày đại Để chủ động trình giao tiếp tiếp nhận  Về mặt địa lí:
Lãnh thổ đất nước ta có nhiều đặc điểm thuận lợi nằm vùng đất có giao thoa, thâm nhập lẫn
nhiều văn hóa nước bạn Từ đặc điểm mà tồn q trình phát triển mình, văn hóa Việt tạo nên
nhiều nét độc đáo trưởng thành nhiều, giá trị đặc biệt Tính thống tính đa dạng trở thành đặc
trưng văn hóa Việt Nam, dân tộc Việt Nam bao gồm 54 dân tộc chung sống 2.3.2 Là học sinh
từ ngồi ghế nhà trường em cần phải làm sau để giữ gìn sắc văn hóa Việt Nam: Bản sắc văn
hóa có vai trị vơ quan trọng quốc gia Bản sắc văn hóa hồn cốt Một đất nước có giữ gìn văn
hóa giữ đất nước Có thể thấy suốt bốn nghìn năm Bắc thuộc, người phương Bắc ln muốn
đồng hóa dân Đất Việt để biến nước ta thành tay sai chúng Những danh lam thắng cảnh, ẩm
thực đậm đà hương vị dân tộc đem đến lòng tự hào Cuối hàng trăm quốc gia giới sắc văn
hóa riêng biệt khơng thể hịa lẫn với quốc gia khác
Văn hóa vật thể: Có thể nói đến nhạc cụ, tranh ảnh, kiến trúc, nghệ thuật kết hoạt động sinh
hoạt, thiết kế sáng tạo sản phẩm mang giá trị vật chất  Văn hóa phi vật thể: Trái ngược hồn
tồn với văn hóa vật thể, giá trị văn hóa mang tính tinh thần, thứ mà khơng thể chạm vào
được, cầm nắm mà cảm nhận tuồng, chèo, ngâm, ca hát, câu chuyện thần thoại, điệu nghệ
thuật, ca dao tục ngữ, hình thức diễn xướng

You might also like