You are on page 1of 51

VĂN HỌC DÂN GIAN

Folklore

Thuật ngữ folklore (folk = dân chúng, nhân dân; lore = tri thức, trí
khôn) lần đầu được nhà khoa học người Anh William J.Thoms sử dụng
trong một bài báo nhỏ trên tạp chí “The Atheneum” xuất bản ở London
vào năm 1846.
“folk” có thể dùng để chỉ bất cứ nhóm người nào chia sẻ với nhau ít nhất một
điểm chung. Không quan trọng điểm chung mang tính kết nối này là gì - nó có
thể là nghề nghiệp, ngôn ngữ hay tôn giáo chung - mà điều quan trọng là một
nhóm hình thành từ bất cứ nguyên do gì cũng có một số truyền thống mà nó tự
nhận là thuộc về mình. Về mặt lý thuyết, một nhóm có thể bao gồm ít nhất hai
thành viên, nhưng thường thì các nhóm sẽ có nhiều người. Một thành viên trong
nhóm có thể không cần biết hết những người còn lại, nhưng anh ta phải biết
điểm căn cốt chung của truyền thống thuộc về nhóm, những truyền thống giúp
cho nhóm có một ý thức về bản sắc nhóm” (Richard Bauman)
Folklore

“Folklore dùng để chỉ những di tích của nền văn hoá vật chất và chủ yếu là
những di tích của nền văn hoá tinh thần của nhân dân có liên quan với
nền văn hoá vật chất như phong tục, đạo đức, việc cúng tế, dị đoan, ca dao,
cách ngôn của các thời trước" (W.J.Thoms)
Folklore

“Khi nào một bài hát ru được hát để ru con, khi nào một câu hát, một câu đố, một câu
trẹo lưỡi, một câu đếm mà trẻ con dùng chơi trong nhà trẻ hay ở trường;
Khi nào người ta kể những câu tục ngữ, cách ngôn, ngụ ngôn, truyện người khờ,
truyện dân gian, chuyện hài bên lò sưởi;
Khi nào theo tập quán hay ý thích dân chúng say sưa với ca hát, nhảy múa, những trò
chơi cổ, hội hè để đánh dấu năm mới hoặc những lễ hội thường lệ;
Khi nào người mẹ dạy con gái khâu vá, đan lát, xe chỉ, dệt vải, thêu thùa, làm khăn
trải giường, viền khăn quàng, nướng một chiếc bánh làm theo kiểu cổ truyền;
[…]
Khi nào trong nhiều nghề nghiệp mà hiểu biết kinh nghiệm, trí tuệ, kĩ xảo, những tập
quán và thực hành của quá khứ được truyền lại từ thế hệ cũ đến thế hệ mới bằng cách
làm mẫu hay bằng lời nói mà không phải dùng đến sách vở, ấn phẩm và thầy giáo ở
trường;"
Folklore

"Thì khi đó chúng ta có folklore trong lĩnh vực lâu đời của chính mình, vẫn diễn ra
như xưa nay sống động và di chuyển luôn luôn, có thể thâu nhận và tiêu hoá những
yếu tố mới trên đường đi của nó. Nó là cái đã cũ kĩ rồi, có lẽ đầu đã hoa râm hoặc
bạc trắng đang nhanh chóng rời bỏ thành trì xưa kia của nó do tác động của tiến bộ
hiện đại và công nghiệp, nó là kẻ thù bẩm sinh của con số từng chuỗi, sản phẩm
hàng loạt và tiêu chuẩn."
(M.Barbeau)
Folklore

"Folklore là sáng tác dân gian, hoạt động nghệ thuật của nhân dân lao
động. Đó là thơ ca, âm nhạc, sân khấu, múa dân tộc, kiến trúc, nghệ thuật
trang trí thực hành, hội họa được nhân dân sáng tạo ra và sống trong
nhân dân. Trong sáng tác nghệ thuật tập thể, nhân dân đã phản ánh cuộc
sống lao động, sinh hoạt xã hội, kiến thức về cuộc sống, thiên nhiên, tín
ngưỡng và nghi lễ. Sáng tác dân gian vốn được hình thành trong lòng xã
hội, trong thực tế lao động, đã phản ánh quan niệm, tư tưởng, khát vọng
của nhân dân, phản ánh sức tưởng tượng nghệ thuật, thế giới phong phú
của tư duy, tình cảm và những suy tư dần vặt, phản đối ách thống trị và
bóc lột, phản ánh ước mơ về công bằng và hạnh phúc."
(Tổng bách khoa toàn thư Xô viết, 1974)
Folklore

Folklore chỉ tổng thể sáng tạo, thành tựu văn hoá dân gian cả về mặt
vật chất lẫn tinh thần của một cộng đồng người dưới góc độ thẩm mỹ.
Có thể là một ngôi đình, cái đền, một mẩu huyền thoại, một câu chuyện
thần kỳ, một phong tục ngày Tết, một lễ hội,...

Sở hữu folklore, mỗi cá nhân trong một nhóm/cộng đồng người nhận diện, tri
nhận được mình là ai, mình thuộc về cộng đồng đa/thiểu số nào. Folklore là thứ
xác lập nên căn cước/bản sắc (identity) của một dân tộc, là cội nguồn của văn
hóa dân tộc, là văn hóa gốc, văn hóa mẹ. Điều đó hàm nghĩa văn hóa dân gian
gắn với lịch sử lâu đời của dân tộc, là nguồn sản sinh và tiếp tục nuôi dưỡng văn
hóa dân tộc.
Folklore

“Văn hóa, đó là cái còn lại khi người ta đã quên hết cả, đó là cái vẫn thiếu
khi người ta đã học đủ cả”
(La culture, c'est qui reste quand con a tuot oublie, c'est ce qui manque quand
on a toun appris)
(Edouard Herriot)
Truyền thống

Hiện nay vẫn còn nhiều ngộ nhận về văn hóa dân gian. Văn hóa dân gian thường
được gắn với những gì xưa cũ, thuộc về quá khứ, không còn tính tiếp diễn và liên
tục, thuộc thế hệ ông bà, tổ tiên hay gắn với tầng lớp nông dân ít học. Tuy nhiên,
ngành nghiên cứu văn hóa dân gian trên thế giới thế kỷ XX đã chỉ ra rằng: đặc
tính của văn hóa dân gian là truyền thống chứ không phải cổ truyền, và dân
gian cũng không đồng nghĩa với bình dân.

Khái niệm “truyền thống” không chỉ được nhìn theo chiều kích lịch đại
(chronological: cái nhìn theo chiều dọc, mang tính lịch sử) và theo thời
gian mà truyền thống còn có cả chiều kích đồng đại (synchronical: cái
nhìn theo chiều ngang) và trong không gian.
Truyền thống
Từ năm 1893, nhà folklore học người Anh là Joseph Jacobs trong công trình
The Folk (Dân gian) đã chỉ ra rằng :
[1] folklore liên tục được cập nhật (update) và sáng tạo ra (invent), và vì vậy
mà folklore bao hàm sự đổi mới (innovation), và hệ quả là nó bao hàm cả
sự chủ động và mang tính cá nhân;
[2] “folk” không phải là một cấp bậc (level) của xã hội, mà là một nhóm
người chia sẻ với nhau một truyền thống, và họ có thể thuộc về bất kỳ tầng
lớp nào;
[3] truyền thống không phải là tri thức thuộc về những người không biết
chữ/ thất học (illiterate), mà là một quá trình mà các thành viên trong đó
hiểu các quy tắc ứng xử bằng cách làm theo những khuôn mẫu có tính
không gian và tâm lý.
Truyền thống

Truyền thống, bên cạnh liên quan đến chiều kích lịch sử của hiện tượng thì nó
còn là cách thức con người tác động vào việc kiến tạo truyền thống cho chính
mình. Hoạt động kiến tạo nên cái gọi là “truyền thống" gắn liền và xuất phát từ
một nhu cầu tâm lý chung của nhân loại - tìm kiếm ý nghĩa cho đời sống hiện
tại.

“Con người bị kết án phải có ý nghĩa”


(Merleau-Ponty)
Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Nhân dân xưa gọi những sáng tác dân gian bằng những tên gọi nôm na theo
cách mà họ diễn xướng một tác phẩm dân gian: chuyện đời xưa, câu hát, câu
hò, hát phường vải, hát giặm, hát quan họ, hò khoan, hát ru, hát ghẹo, vè,
câu đố… nhưng để xác định được một tên chung để gọi nó thì chưa có.

Ở Việt Nam, thuật ngữ “văn học dân gian” xuất hiện vào giữa những năm 1950 với
một số xu hướng nghiên cứu khác nhau, và các nhà nghiên cứu tìm cách định dạng
dòng văn học này bằng những tên gọi khác nhau để phân biệt nó với văn học viết.

+ Trên phương diện sáng tác và lưu truyền: văn học truyền miệng (truyền khẩu) #
văn học viết
+ Trên phương diện chủ thể sáng tạo: văn chương bình dân # văn chương bác học.
Khái quát văn học dân gian Việt Nam

“Văn học dân gian còn gọi là văn chương bình dân hoặc văn chương truyền
miệng. Khái niệm chỉ những sáng tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân lao
động, phát sinh từ thời kỳ công xã nguyên thủy và phát triển mạnh mẽ trong các
xã hội có giai cấp cho đến thời hiện đại. Trong lịch sử sáng tạo nghệ thuật của
nhân loại nói chung và mỗi dân tộc nói riêng, văn học dân gian tồn tại song song
với văn học thành văn.” (Từ điển văn học, Đỗ Đức Hiểu)

“Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động, ra
đời từ thời công xã nguyên thủy, trải qua các thời kì phát triển lâu dài trong
các chế độ xã hội có giai cấp” (Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang
Nhơn)
Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Văn học dân gian là sự khái quát trực tiếp kinh nghiệm lịch sử, xã hội của
người lao động, là sự biểu hiện trực tiếp thế giới quan, đạo đức, thị hiếu thẩm
mỹ của nhân dân mỗi dân tộc. Do đó nhìn toàn bộ thì văn học dân gian là
một biểu hiện quan trọng của đời sống tâm lý dân tộc.

Văn học dân gian gắn liền với những hoạt động lao động và sinh hoạt gia
đình, sinh hoạt xã hội của nhân dân. Vì thế, nội dung của văn học dân gian
chủ yếu đề cập đến phong tục xã hội, tập quán lao động, lễ hội, tôn giáo, tín
ngưỡng,… Nó không chỉ là sự phản ánh tinh thần của đời sống thực tiễn mà
còn là những sự kiện trong chính đời sống thực tiễn ấy.
Khái quát văn học dân gian Việt Nam

"Không hiểu tính chất folklorique làm sao mà hiểu nổi dân tộc tính Việt Nam.
Cái nói lên bản sắc dân tộc là văn hóa dân gian. Và người Việt Nam, trên đường
đi tìm căn cước (identité) của chính mình thì bắt buộc trở về với dân gian, phải
“tắm nhân dân” (Bain du peuple).

Bảng giá trị dân tộc về căn bản là bảng giá trị dân gian. Yêu nước gắn liền với
thương dân là một hằng số, một nét vượt trội của đạo đức Việt Nam. Bao giờ còn
Dân thì bấy giờ còn folklore, “Dân vạn đại” thì folklore cũng “vạn đại”
(Trần Quốc Vượng)
Tiến trình văn học dân gian Việt Nam

Khoảng sáu, bảy thế kỉ trước Công


nguyên đến đầu Công nguyên

Thiên niên kỉ đầu Công nguyên

Thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX

Cuối thế kỉ XIX đến nay


Tiến trình văn học dân gian Việt Nam
"Nếu anh ác gian đem dạ phụ phàng
Cho con kiến hôi bò dưới đất
"Lỗi lầm vì cá trích ve
Con kiến vàng bò trên nhánh cây
Vì rau muống luộc, vì mè trộn măng"
Nếu anh mê đó bỏ đây
Cho con cá lội dưới nước, con chim bay trên trời."

“Thôn ca sơ học ma tang ngữ


Dã khốc thời văn chiến phạt thanh”
(Tiếng hát nơi thôn xóm giúp ta học những câu về trồng dâu, trồng gai
Tiếng khóc nơi đồng nội như nhắc lại những lúc còn chinh chiến)

(Thanh ca ngẫu hứng, Nguyễn Du)


Tiến trình văn học dân gian Việt Nam

“Ai đi muôn dặm non sông “Sầu đong càng lắc càng đầy
Để ai chứa chất sầu đong vơi đầy” Ba thu dồn lại một ngày dài ghê"
(Ca dao) (Truyện Kiều)

“Vầng trăng ai sẻ làm đôi “Vầng trăng ai sẻ làm đôi


Đường trần ai vẽ ngược, xuôi hỡi chàng?” Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”
(Ca dao) (Truyện Kiều)

“Chén ngà sánh giọng quỳnh tương “Chén hà sảnh giọng quỳnh tương
Mời chàng nho sĩ văn chương bước vào" Dải là hương lộn, bình gương bóng lồng”
(Hát phường vải) (Truyện Kiều)
Motif

Motif là đơn vị tham gia cấu tạo cốt truyện, được hình thành ổn định, bền
vững, xuất hiện lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm như một ấn tượng nghệ
thuật, nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó

Motif chỉ những nét khác biệt, hoặc là những nét nổi bật. Nó chỉ một phần nhỏ ở
trong chuyện, một thành tố tạo nên mẫu chuyện. Thông thường người ta xem
motif là những phần nhỏ nào, thành tố nào có thể tách rời được, có thể lắp ghép
được, hay lặp đi lặp lại, và phải ít nhiều khác lạ, bất thường, đặc biệt. Motif có thể
là sản phẩm của trí tưởng tượng non trẻ thơ ngây của loài người ở trước thời kỳ
của tư duy khoa học: những con vật biết nói (cá bống trong Tấm Cám, đại bàng
trong Cây khế), người chết biến thành cây (Tấm biến thành cây thị, cây xoan đào
trong Tấm Cám), cái thảm biết bay (truyền thuyết vua Solomon),...
Motif "tái sinh"
Ba loại dạng thức chính của motif tái sinh:
+ Nhân vật sống lại thành người chỉ qua một lần tái sinh.
+ Nhân vật sống lại thành người sau khi đã hóa thân thành nhiều hình dạng
khác nhau.
+ Nhân vật sống lại thành vật

Về tín ngưỡng tôn giáo, motif này còn gắn với quan niệm về tâm linh của người
dân Việt, đó là sự hóa kiếp, luân hồi theo tư tưởng Phật giáo.
Về mặt tín ngưỡng dân gian, môtíp tái sinh trong truyện kể dân gian phần nào có
nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ Cây, thờ Nước. Đây là những tín ngưỡng quan trọng
và đặc trưng của các cư dân nông nghiệp.
Motif "tái sinh"
"Ngày nào bà lão cũng đi chợ vắng. Từ trong quả thị chui ra một cô gái thân
hình bé nhỏ như ngón tay nhưng chỉ trong chớp mắt đã biến thành Tấm"

(Tấm Cám, theo Nguyễn Đổng Chi)

"Ðến đấy, một người một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi
cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời."

(Thánh Gióng, Ngữ Văn 6)


Motif "tái sinh"

Truyền thuyết Cổ tích


Nghịch lý trong quan niệm về người Nhân vật tái sinh do chết oan, xuất
anh hùng: một mặt họ nhìn thấy được phát từ nguyên nhân tự tử vì bị ép
tính chu kỳ trong thời gian đời người, duyên hoặc do người khác hãm hại mà
mặt khác họ không muốn tin người chết một cách tức tưởi (Mẹ Cám chặt
anh hùng phải chết => motif tái sinh để cây cau, Cám đốt khung cửi,...). Motif
chỉ sự bất tử của người anh hùng tái sinh nhằm biểu hiện sự đấu tranh
Những vị anh hùng ra đời từ thế giới xã hội giành lại công bằng cho nhân
siêu nhiên, khi chết đi cũng trở về với vật của các tác giả dân gian.
thế giới siêu nhiên và tiếp tục tồn tại
bất tử trong quan niệm tâm linh của
quần chúng nhân dân.
Motif "tái sinh"

Truyền thuyết Cổ tích


“Chết tức là mở ra một đời sống mới ở Ý nghĩa đấu tranh xã hội của motif tái
mức độ tinh thần cao hơn, người anh sinh trong truyện cổ tích còn thể hiện
hùng được xây dựng để vượt qua sự ở nhóm truyện nhân vật tái sinh
hữu hạn của một cá nhân trở thành bất thành người sau khi đã hóa thân
tử” (Tổng tập văn học dân gian người thành nhiều hình dạng khác nhau từ
Việt; Tập 4) động vật, cho đến thực vật và đồ vật.
Sự tái sinh của các vị anh hùng truyền
Các nhân vật được tái sinh lại trở
thuyết dưới dạng hóa thân hay đầu
thành những tấm gương soi biểu hiện
thai còn có ý nghĩa là gieo sự sống và
ý nghĩa đạo đức và luân lý.
truyền thống anh hùng ở các thế hệ
con cháu mai sau.
Motif "tái sinh"

“Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện


Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm cô Tấm rất hiền”

(Nếu nhắm mắt, Vũ Quần Phương)


Cổ mẫu
Thuật ngữ cổ mẫu xuất phát từ ngành phân tâm học, cụ thể hơn là ngành tâm lý
học phân tích do C.Jung – nhà tâm lý học người Thụy Sĩ khởi xướng. Theo
C.Jung, cổ mẫu hiện diện trong tất cả những truyện thần thoại, cổ tích và những
sản phẩm tưởng tượng của con người. Nguyên mẫu của các tập thể biểu tượng ăn
sâu vào trong vô thức của loài người, là “nơi tàng trữ cô đọng lại những kinh
nghiệm của cả loài người”.
Cổ mẫu (archetype) là những biểu tượng lớn có cội nguồn từ xa xưa, thoát thai từ
vô thức (chứ không phải ý thức) và là vô thức tập thể (chứ không phải vô thức cá
nhân). Nói khác đi, cổ mẫu là hình tượng có giá trị bền vững và phổ quát, thoát
thai từ vô thức tập thể.
(Phê bình cổ mẫu và cổ mẫu nước trong văn chương Việt Nam, Nguyễn Thị Thanh
Xuân)
Cổ mẫu "nước"
Nước vừa là nguồn sống, vừa là phương tiện thanh tẩy, là trung tâm tái sinh vạn vật

“Nước là khối vật chất chưa phân hóa, là hình tượng của số lượng vô cùng lớn
những khả năng diễn biến, chứa đựng toàn bộ cái tiềm tàng, cái phi hình, cái mầm
mống của mọi mầm mống, tất cả mọi hứa hẹn về sự phát triển, nhưng cũng chứa
đựng mọi mối đe dọa bị tiêu tan. Đầm mình trong nước để rồi lại đi ra mà không tự
hòa tan hết vào trong đó, trừ khi do một cái chết tượng trưng, đó là trở về cội
nguồn, tự tiếp nguồn cho mình trong một kho dự trữ tiềm năng rộng mênh mông
và lấy ở đó một sức mạnh mới: là một bước thoái lui và tan rã nhất thời, tạo tiền đề
cho một bước tiến lên để tái thống hợp và tái sinh”
(Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới)
Cổ mẫu "nước"
Nước trở thành nguồn cảm hứng cho kho tàng văn học dân gian: thủy tổ của
người Việt chính là Lạc Long Quân, vốn là vị thần sống dưới thủy cung (Con rồng
cháu tiên), nước vừa là người bạn hiền hòa, sâu nặng nghĩa tình đối đãi với Thạch
Sanh (Thạch Sanh); nước gieo rắc nhiều thiên tai, dịch họa (Sơn Tinh, Thủy
Tinh); nước là khởi thuỷ của cơn đại nạn trong sự tích hồ Ba Bể, nước là nơi
chứng kiến những cuộc se duyên, nảy nở ý tình của đôi nam nữ trong ca dao,...
Nước tồn tại dưới nhiều dạng thức: lụt, mưa, sương, biển, sông, suối, ngòi, hồ,
đầm, giếng, khe… Những hệ hình cổ mẫu nước này vừa bao hàm nét chung của cổ
mẫu Nước, song, liên tục hình thành những nét riêng thông qua một quá trình
biến hoá linh hoạt, tuỳ vào ghi nhận trực quan của con người.
Cổ mẫu "nước"

“Tình anh như nước dâng cao


Tình em như dải lụa đào tẩm hương”
(Ca dao)

“Nước sao nước chảy tràn đồng


Tơ duyên còn đó tơ hồng chưa xe”
(Ca dao)

“Thân em như hạt mưa sa,


Hạt rơi xuống giếng, hạt ra ngoài vườn”
(Ca dao)
Cổ mẫu "nước"
.Từ một thu không lặng gió. Tôi tái sinh trong nước một tia nhìn.
.sao còn bày biện mãi trời lam?

(Những sổ bụi 1979, Trần Dần)

"Mưa ngâu tình nguyện khóc


Phố khoả thân mưa
Long tong võng mạc nước
Trong veo từng nét dọc"

(Mưa thành phố, Trần Dần)


Cổ mẫu "nước"
"Này nhé: này là dòng sông Con thuồng luồng nín hơi bơi đi
Định mệnh cứ cuồn cuộn chảy Tránh những bến quen ê chề
Bồi và lở Này bọn cá mương, cá ngao
Được và mất Mày có bao giờ mơ về đại dương?"
Con thuồng luồng nào nín hơi dưới đáy
Ngẫm nghĩ về mẻ lưới người (Thiên văn, Nguyễn Huy Thiệp)
Anh đã mắc vào lưới tình
Thật chua xót ngu ngốc
Anh đã mắc vào đôi mắt
Chịu án lưu đầy.
Cổ mẫu "nước"
"Ôi một người con gái
Là đúng một bầu trời
Là sinh con đẻ cái
Đẹp bằng hột mưa rơi”

(Ôi một người con gái, Bùi Giáng)

"Hai tay vốc nước suối ngàn


Rắc lên cành dại giọt ngần như sương"

(Mưa nguồn, Bùi Giáng)


Văn học dân gian và văn học viết

Nếu văn học dân gian là sáng tác của tập thể (sự hợp thành của nhiều cá nhân
nhưng không lưu lại danh tính cụ thể), được tập thể lưu giữ thông qua con đường
truyền miệng thì văn học viết là tác phẩm của cá nhân (hay nhóm cá nhân có danh
tính cụ thể), được lưu giữ bằng văn bản

Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết: Văn học dân gian trở thành
nguồn chất liệu dồi dào, phong phú cho các tác giả sau này. Những tác phẩm văn
học viết giàu tính dân tộc nhất thường tiếp thu có sáng tạo nhiều chất liệu từ văn
học dân gian.
Văn học dân gian và văn học viết

"Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng


Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có như không
Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn mướn không công
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong"

(Làm lẽ, Hồ Xuân Hương)


Văn học dân gian và văn học viết

"Hỡi chàng ôi hỡi chàng ôi,


“Con có cha như nhà có nóc,
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
con không cha như nòng nọc đứt đuôi”
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
(Ca dao)
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi"

(Khóc Tổng Cóc, Hồ Xuân Hương)

Theo truyện cổ tích dân gian, Ngọc Hoàng mở khoa thi, các loài
cá đua nhau đến. Cóc cũng đến nhưng vì không có vây, không có
đuôi như loài cá nên quan chánh chủ khảo không cho dự thi.
Cóc cãi rằng vốn trước cũng có đuôi (lúc còn là nòng nọc) nhưng
sau rụng mất. Quan chánh chủ khảo nổi giận, cho là cóc cãi
bướng, bèn sai lính nọc ra đánh bẹt đầu, bôi vôi vào rồi đuổi về.
Văn học dân gian và văn học viết

"Ðược yêu như các cụ xưa


cũng trăng gió cũng mây mưa ào ào
được yêu như thể ca dao
đủ phờ phạc đất đủ lao đao trời

Tây Tàu cũng thế thì thôi


y chang cay đắng ngọt bùi khổ đau
không trầu mà cũng chẳng cau
làm sao cho thắm môi nhau thì làm"

(Đươc yêu như thể ca dao, Nguyễn Duy)


Văn học dân gian và văn học viết

"Nhìn về quê mẹ xa xăm


lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa
ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương..." Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương."
(Ca dao)
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy)
Văn học dân gian và văn học viết

"Tồ tồ trả rượu vô chai


Buồn thân phận luễnh loãng vài bọt tăm"

(Chùm "Mộng du", Nguyễn Duy)

"Ta đi trọn kiếp con người


Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru"

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy)


Văn học dân gian và văn học viết

"Bao nhiêu là giọt mưa rào


để cho một giọt rớt vào mắt em
Bao nhiêu người ướt kề bên
để cho mình thấy bình yên quanh mình"

(Đám mây dừng lại trên trời, Nguyễn Duy)


Văn học dân gian và văn học viết
Trong một thời gian, ở trong thành phố lưu truyền một bài đồng dao mà rất
ít người hiểu được xuất xứ:
Xổ số đặc biệt
Giải bảy trăm nghìn
Món quà phẩm hạnh
Lộc của thần linh
Số trời may mắn
Đâu đến chú mình
Đỏ đen nhân thế
Hữu sự hữu tình...

(Huyền thoại phố phường, Nguyễn Huy Thiệp)


có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi có cả đất trời mà không nhà ở
có con người sống mà như qua đời có vui nho nhỏ có buồn mênh mông

có câu trả lời biến thành câu hỏi mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ
có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió

có cha có mẹ có trẻ mồ côi có thương có nhớ có khóc có cười


có ông trăng tròn nào phải mâm xôi có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi.

(Đồng dao cho người lớn, Nguyễn Trọng Tạo)


Em ngồi giặt áo lặng thinh Tóc mai rũ bóng hiên nhà
Vò cho sạch những vết tình còn vương Chuyện xưa dù nhắc vẫn là chuyện xưa
Giũ cho rơi bớt giọt buồn Em ngồi giặt áo giữa trưa
Phơi cho khô hết nhớ thương xa vời ... Rát bàn tay vẫn vò chưa sạch lòng

Đàn Kiều được mấy khúc vui


Thơ Kiều có vận vào đời em chăng ?
Tình so chưa đủ ngũ âm
Áo chồng con đã nặng oằn dây phơi
Áo ca dao, gió cuốn rồi
Cầu ca dao trả cho người khác qua...

(Lỗi hẹn cùng ca dao, Thanh Nguyên)


Nhại cổ tích - Nguyễn Huy Thiệp
Nhại là một khuynh hướng văn học hậu hiện đại thế giới thế kỉ XX. Nhại trong
văn xuôi xuất hiện ở nhiều cấp độ: kết cấu, hình tượng nhân vật, chi tiết, ngôn từ.
Ở Việt Nam, sau 1975, khuynh hướng nhại cũng xuất hiện trong văn xuôi và tiêu
biểu nhất là trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.

"Trong văn học, nhại là hình thức phê bình châm biếm hoặc là hình thức chế
giễu khôi hài bằng cách bắt chước phong cách (style) và bút pháp (manner) của
một nhà văn hoặc một nhóm các nhà văn đặc biệt để nhấn mạnh đến sự non yếu
của nhà văn ấy hoặc những quy luật bị lạm dụng bởi trường phái ấy” (Lê Huy Bắc)
Nhại cổ tích - Nguyễn Huy Thiệp
"Ngày xưa có anh Trương Chi
người thì thậm xấu hát thì thậm hay"
(Truyện cổ)
Trương Chi đứng ở đầu mũi thuyền. Chàng trật quần đái vọt xuống dòng
sông. Phía xa kia là chân trời rực hồng ráng đỏ. Nhà nàng ở phía ấy. Sương
xuống lạnh. Một nỗi buồn da diết choán ngợp lòng chàng. Chàng gác chèo và
mặc kệ dòng sông cuốn con thuyền đi.
Chàng hát:
"Nỗi buồn của ta ơi
Như cục đá đè nặng tim ta [...]"

(Trương Chi, Nguyễn Huy Thiệp)


Nhại cổ tích - Nguyễn Huy Thiệp

Trong truyện cổ, người ta kể rằng khi hát xong câu hát cuối cùng:
“Kiếp này đã dở dang nhau
Thì xin kiếp khác duyên sau lại lành"
Trương Chi đã nhảy xuống sông tự trầm. Hồn chàng nhập vào thân cây bạch
đàn. Người ta lấy gỗ bạch đàn tiện thành bộ chén tiến vua. Mỵ Nương rót
nước, nhìn thấy hình ảnh Trương Chi trong chén. Giọt nước mắt nàng lăn
xuống, cái chén bạch đàn vỡ tan.

(Trương Chi, Nguyễn Huy Thiệp)


Nhại cổ tích - Nguyễn Huy Thiệp

Tôi - người viết truyện ngắn này - căm ghét sâu sắc cái kết thúc
truyền thống ấy. Quả thực, cái kết thúc ấy là tuyệt diệu và cảm động,
trí tuệ dân gian đã nhọc lòng làm hết sức mình. Còn tôi, tôi có cách
kết thúc khác. Đấy là bí mật của riêng tôi. Tôi biết giây phút rốt đời
Trương Chi cũng sẽ văng tục. Nhưng đấy không phải là lỗi ở chàng.
Mỵ Nương sống suốt đời sung sướng và hạnh phúc.
Điều ấy vừa tàn nhẫn, vừa phi lý.
Lẽ đời là thế.

(Trương Chi, Nguyễn Huy Thiệp)


Phản/Giải huyền thoại - Hoà Vang

Nếu "huyền thoại hóa" (mystification) hướng đến việc "biến những hình
tượng ngẫu nhiên mang tính lịch sử trong một nền văn hóa thành những câu
chuyện, những điều thiêng liêng thần thánh" thì "giải huyền thoại"
(demystification) là quá trình ngược lại. Theo Roland Barthes, "giải huyền
thoại" là một "kỹ thuật, một phương pháp tạo ra sự thức tỉnh về mặt xã hội và
chính trị". Ngoài ra, ông đã đề xuất cách giải trừ huyền thoại là phải ngược
dòng thời gian, truy nguyên lý lịch ban đầu của sự vật, từ đó "xóa đi tính
thiêng liêng thần bí giả tạo bao quanh những sự vật đó."

Một số tác phẩm: Sự tích những ngày đẹp trời, Áo độc, Bụt mệt, Nhân
sứ (Hoà vang); Phiên chợ giát (Nguyễn Minh Châu); Con gái thuỷ
thần, Chảy đi sông ơi, Huyền thoại phố phường (Nguyễn Huy Thiệp),
Đường tăng (Trương Quốc Dũng), Biển mới, Mất tích (Nhật Chiêu)
Phản/Giải huyền thoại - Hoà Vang

"Tôi đã bước lên, nói ngay điều có từ hơn mười năm trước. Tiếng tôi là
tiếng sóng cồn lên, va đập:
- Tôi đến đây để bộc bạch với Người tình yêu của tôi với Mỵ Nương,
con gái Người."

(Sự tích những ngày đẹp trời, Hoà Vang)


Phản/Giải huyền thoại - Hoà Vang

"Chợt tiếng hát ngừng bặt, Mỵ Nương thốt rùng mình. Nàng hoàn
toàn cảm thấy, không thể nhầm lẫn, dòng suối đang ôm xiết vuốt ve
lấy thân thể nàng là một đôi tay cường tráng mà đắm đuối, dịu dàng
của một da thịt, một con người... Mỵ Nương thoáng nghe thấy, lọc qua
tiếng nước rì rào, róc rách, có tiếng đập gấp gáp rộn ràng, như dưới
đáy suối có một trái tim bồi hồi. Tự nhiên, Mỵ Nương giang rộng đôi
tay ôm nước, như đón nhận... rồi đột ngột quẫy mình, quay ngoắt vào
bờ, với lấy váy áo"

(Sự tích những ngày đẹp trời, Hoà Vang)


Phản/Giải huyền thoại - Hoà Vang

"Suối cuộn sóng, một bồng nước dâng, đưa Mỵ Nương giạt lên bờ, ở
chỗ lúc nãy nàng ngồi. Những đọt nắng sớm xuất hiện, tãi ấm trên
xiêm y, thân thể nàng. Những giọt nước óng ánh trên tóc Mỵ Nương,
như châu ngọc li ti.
- Thế là được rồi. Tôi đã được nghe tiếng em gọi tôi thật lòng... Sau
bao năm...
Tiếng Thủy Tinh vang lên, trầm ấm. Và Mỵ Nương thấy chàng lại
sừng sững đứng đó, giữa tim suối. Thật đẹp và thật buồn."

(Sự tích những ngày đẹp trời, Hoà Vang)


Phản/Giải huyền thoại - Hoà Vang

"Tôi hiểu em là gái đã có chồng, em sống tuyệt vời hạnh phúc và mẫu
mực. Còn tôi: một kẻ bị muôn đời gớm ghiếc, nguyền rủa và cô đơn. Nỗi
cô đơn mênh mông, cồn cào, như cả xứ sở đầy sóng gió, biển cả và đại
dương của tôi. Nhưng tôi yêu... Tôi đã yêu em, từ lâu lắm rồi cho đến mãi
mãi. Từ khi em còn là một cô bé con... Ngày ấy, ngày em lần đầu tiên lên
tắm ở tận con suối đầu nguồn này, em còn bé và tôi còn trẻ lắm, tuy
cũng đã là Chúa Biển rồi... Ngày ấy, tôi đã biết em, đã tan hòa trong
những giọt nước, nô giỡn, cười vui thỏa thích cùng em. Vì ngày ấy, tôi đã
tự nhiên cứ muốn một lần được lang thang từ biển vào sông, muốn đi
ngược lên mãi và tôi đã đến tận đây, tận nguồn này, gặp đúng ngày đầu
tiên em được phép phụ vương nhào mình xuống suối."

(Sự tích những ngày đẹp trời, Hoà Vang)


THE END.

You might also like