You are on page 1of 49

ĐẠI CƯƠNG VĂN HOÁ VIỆT NAM

TS. Trần Huyền Trang


Khoa Du lịch & Khách sạn
Email: tranhuyentrang.neu@gmail.com
Tel: 0914.330.630
GIỚI THIỆU
— Tên môn học: ĐẠI CƯƠNG VĂN HOÁ VIỆT NAM
— Tên tiếng Anh: VIETNAMESE CULTURE
FOUNDATION
— Mã học phần:
— Số tín chỉ: 03 tín chỉ
— Thời lượng: 45 tiết (12 tuần)

2
MÔ TẢ HỌC PHẦN
— Học phần Đại cương Văn hoá Việt Nam cung cấp cho
người học những kiến thức cơ bản sau:
+ Những khái niệm cơ bản về văn hoá, văn minh, văn hiến
và văn vật.
+ Lịch sử hình thành văn hoá Việt Nam từ thời tiền sử, trải
qua các giai đoạn Bắc thuộc, thời Đại Việt và đến giai
đoạn hiện nay.
+ Quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá ở Việt Nam.
+ Các vùng văn hoá Việt Nam.
+ Văn hoá Việt Nam trong hội nhập kinh tế.
3
MÔ TẢ HỌC PHẦN
— Học phần Đại cương Văn hoá Việt Nam cung cấp cho
người học những kiến thức cơ bản sau:
+ Văn hoá nhận thức của người Việt Nam truyền thống.
+ Văn hoá tổ chức đời sống tập thể.
+ Văn hoá tổ chức đời sống cá nhân.
+ Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên.
+ Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội.

4
NỘI DUNG
Tên Nội dung chương
chương
Chương 1 Tổng quan về Văn hoá học và Văn hoá Việt Nam
Chương 2 Văn hoá nhận thức của người Việt truyền thống
Chương 3 Văn hoá tổ chức đời sống tập thể
Chương 4 Văn hoá tổ chức đời sống cá nhân
Chương 5 Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên
Chương 6 Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội
Chương 7 Không gian văn hoá Việt Nam
Chương 8 Văn hoá Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
5
MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN
— Học phần Đại cương Văn hoá Việt Nam được thiết kế với
mục tiêu giúp cho sinh viên:
- Hiểu và phân tích được khái niệm văn hoá và các khái niệm
liên quan.
- Hiểu và phân tích được mối quan hệ giữa văn hoá với môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội.
- Hiểu và phân tích được quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá
của Việt Nam.
- Hiểu và phân tích được các thành tố cơ bản của văn hoá Việt
Nam
- Hiểu và phân tích được đặc trưng văn hoá vùng miền ở Việt
Nam
- Có thái độ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam
trong
6 hội nhập kinh tế quốc tế.
TÀI LIỆU HỌC TẬP
— Trần Quốc Vượng (2007), Cơ sở Văn hoá Việt Nam,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
— Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở Văn hoá Việt Nam,
NXB Giáo dục, Hà Nội.

7
ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT HỌC PHẦN
Các điểm đánh giá Thời gian đánh giá Tiêu chí đánh giá

Chuyên cần Trong quá trình học 5%

Câu hỏi trắc nghiệm Sau khi kết thúc 5%


chương 4
Bài luận cá nhân Sau khi kết thúc 10%
chương 6
Bài tập nhóm Sau khi kết thức 20%
chương 5
Bài đánh giá kết thúc Theo lịch thi của 50%
học phần Viện ĐTQT
8
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ VĂN
HOÁ HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
NỘI DUNG
— 1.1 Một số khái niệm cơ bản về văn hoá, văn minh,
văn hiến, văn vật
— 1.2 Đặc trưng và chức năng của văn hoá
— 1.3 Cấu trúc của văn hoá
— 1.4 Chủ thể và sự phân chia hai loại hình văn hoá
— 1.5 Chủ thể của văn hoá Việt Nam
— 1.6 Định vị văn hoá Việt Nam
— 1.7 Diễn trình văn hoá Việt Nam

10
1.1. Một số định nghĩa

VĂN HOÁ
— Theo cách hiểu rộng nhất: Văn hoá là toàn bộ những
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra

11
THEO NGHĨA TỪ GỐC
— - Latinh Cultus (tiếng Anh, Pháp: Culture, tiếng Đức: Kultur)
có nghĩa là sự vun trồng, chăm bón, cải thiện HOẠT
ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI NHẰM CẢI TẠO TỰ NHIÊN
— - Culture: số ít, viết hoa chỉ toàn bộ những giá trị vật
chất và tinh thần được hình thành trong quá trình tồn tại và
phát triển của loài người
- cultures: số nhiều, viết thường chỉ các nền, dạng, kiểu
văn hoá của một cộng đồng người cụ thể
— - Hán Việt: văn (cái tốt, cái đẹp); hoá (cảm hoá, giáo hoá)
Văn hoá: cảm hoá, giáo dục con người bằng cái tốt, cái đẹp
và hiện thực hoá cái tốt đẹp đó trong cuộc sống.
12
MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VĂN HOÁ

Federico Mayor (Tổng thư ký UNESCO – 1988):


“Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát,
sinh động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và
các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như
đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã
cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống,
thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự
khẳng định bản sắc riêng của mình”.

13
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“ Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản
sinh ra nhằm thích ứng với những yêu cầu đời sống và
đòi hỏi của sự sinh tồn”.

14
Theo GS. TS Trần Ngọc Thêm:
“ Văn hoá là là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình
hoạt động, trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội của mình”.

15
KHÁI NIỆM VĂN MINH

VM Ai Cập VM T. Quốc VM L.nước

VĂN MINH là gì?


là hoạt động
khai phá
Trong tiếng Pháp là civilisation nhằm thoát
khỏi trạng
thái nguyên
Trong tiếng Anh là civilization
thủy

Trong tiếng Hán văn là người, minh là sáng. văn


minh chỉ một dân tộc, một nhân loại đã khai sáng, đã
bước vào đời sống trí tuệ hiền minh.

Trong tiếng Việt chữ văn minh chỉ giai đoạn có trình
độ phát triển đạt đến một mức nhất định của xã hội
loài người, sau thời đại dã man kể từ khi có thuật
luyện kim và chữ viết với những đặc trưng riêng của
nền văn hoá vật chất và tinh thần.
KHÁI NIỆM VĂN MINH

Văn minh là trạng thái tiến bộ cả về


hai mặt vật chất và tinh thần của xã
hội loài người, tức là trạng thái phát
triển cao của nền văn hóa. Trái với
văn minh là dã man.
CUỘC SỐNG LOÀI NGƯỜI THỜI NGUYÊN THUỶ
Việc tìm ra lửa đánh
dấu một bước tiến
nhảy vọt trong lịch
sử loài người
HÁI LƯỢM TRỒNG TRỌT
SĂN BẮT CHĂN NUÔI
KHÁI NIỆM VĂN HIẾN, VĂN VẬT

Trong bài Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi


viết: “Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng
nền văn hiến đã lâu”

Thăng Long - Hà Nội


ngàn năm văn vật

23
KHÁI NIỆM VĂN HIẾN, VĂN VẬT

Ø Văn hiến: dùng để chỉ những giá trị tinh thần do những
người có tài có đức chuyển tải sáng tạo.

Ø Văn vật: là truyền thống văn hoá tốt đẹp được thể hiện
thông qua một đội ngũ hiền tài và hiện vật hay di tích trong
lịch sử.

24
So sánh Văn hoá Văn hiến Văn vật Văn minh
Điểm giống Đều nói về những giá trị do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử

Điểm Khái Giá trị vật chất và Thiên về giá trị Thiên về giá trị Trạng thái phát
khác niệm tinh thần tinh thần (TT) vật chất (VC) triển của các giá
trị VC và TT
Phạm vi - Có bề dày lịch sử, từ khi con người xuất hiện đến - Có tính ảnh
nay hưởng lan truyền
- Phạm vi toàn cầu nhưng mang tính quốc gia, dân tộc đến các nền VM
rõ nét khác
- Mang tính giai
đoạn cao của XH
- Mang tính QT
sâu rộng
Đặc Gắn nhiều với phương Đông nông nghiệp Gắn nhiều với
trưng phương Tây công
nghiệp
Tiêu Chuẩn mực đạo Giáo dục, thẩm Đền, đài, di tích Sự xuất hiện của
chuẩn giá đức, tập tục truyền mỹ, giao tiếp lịch sử, văn hoá Nhà nước
25
trị thống cách mạng
1.2 ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HOÁ

ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HOÁ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HOÁ

Tính nhân sinh Chức năng giao tiếp


Tính giá trị Chức năng giáo dục, định
hướng cộng đồng
Tính hệ thống Chức năng tổ chức xã hội
Tính lịch sử Chức năng định hướng các
chuẩn mực xã hội

26
1.3. CẤU TRÚC CỦA VĂN HOÁ
Phong
Nghệ tục tập Tôn giáo
thuật quán Tín
Âm ngưỡng
thanh
Nghệ
Lễ hội thuật tạo
hình
Nghề
thủ Lối
công sống

VĂN HOÁ
Ngôn Ẩm
ngữ thực

Nhiếp
Kiến ảnh điện
trúc
ảnh
Thông
tin tín Văn
Nghệ chương
hiệu thuật
Media Trình
diễn
27
Theo GS.TS Trần Ngọc Thêm
THEO GS.TS TRẦN NGỌC THÊM

HỆ THỐNG
VĂN HOÁ

VĂN HOÁ ỨNG XỬ VĂN HOÁ ỨNG


VĂN HOÁ VĂN HOÁ TỔ CHỨC XỬ VỚI MÔI
NHẬN THỨC VỚI MÔI TRƯỜNG
ĐỜI SỐNG TỰ NHIÊN TRƯỜNG XÃ HỘI

VỀ VŨ VỀ CON TẬP CÁ TẬN ỨNG TẬN ỨNG


TRỤ NGƯỜI THỂ NHÂN DỤNG PHÓ DỤNG PHÓ

28
VĂN HOÁ NHẬN THỨC

VỀ VŨ TRỤ VỀ CON NGƯỜI

- Thể hiện thông qua các - Nhận thức về con


triết lý, quan điểm, lý người tự nhiên
giải của cộng đồng về vũ - Nhận thức về con
trụ, về tự nhiên người xã hội

29
VĂN HOÁ TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG

TẬP THỂ
- Nhà nước
- Thành thị
- Nông thôn
CÁ NHÂN
- Giao tiếp ứng xử
- Phong tục tập quán
- Tôn giáo, tín ngưỡng
- Nghệ thuật
30
1.4. CHỦ THỂ VÀ SỰ PHÂN CHIA HAI LOẠI HÌNH
VĂN HOÁ
1.4.1. Nguyên lý phân định loại hình văn hoá

Căn cứ vào sự hình thành và phân bổ của các chủng


người trên Trái đất

31
ÚC – Á PHI - ÂU
TRUNG TÂM HÌNH THÀNH
TRUNG TÂM HÌNH THÀNH
CHỦNG NGƯỜI Ở PHÍA
CHỦNG NGƯỜI Ở PHÍA TÂY
ĐÔNG

AUSTRALOID MONGOLOID NEGROID EUROPOID

SỐNG Ở VÙNG ĐÔNG – NAM SỐNG Ở VÙNG TÂY – BẮC


CÓ KHÍ HẬU NÓNG ẨM, MƯA CÓ KHÍ HẬU LẠNH, KHÔ,
NHIỀU, NHIỀU SÔNG NGÒI ÍT MƯA, NÊN NHIỀU ĐỒI
NÊN ĐỒNG BẰNG MÀU MỠ VÀ ĐỒNG CỎ

KINH TẾ TRỒNG TRỌT KINH TẾ CHĂN NUÔI


32 NÔNG NGHIỆP DU MỤC
1.4.2. Những khác biệt cơ bản của hai loại hình văn hoá
TIÊU CHÍ VH TRỌNG TĨNH VH TRỌNG ĐỘNG
(gốc nông nghiệp) (gốc du mục)
Đặc Khí hậu, Nóng, ẩm, mưa nhiều Lạnh, khô, ít mưa, thảo
trưng Địa hình Sông nước, đồng bằng nguyên, đồi
gốc Nghề chính Trồng trọt Chăn nuôi
Cách sống Định cư Du cư
Ứng xử với môi Tôn trọng, sống hoà hợp với Coi thường, tham vọng chế
trường tự nhiên thiên nhiên ngự thiên nhiên
Lối nhận thức, tư Thiên về tổng hợp và biện Thiên về phân tích và siêu
duy chứng (trọng quan hệ); chủ hình (trọng yếu tố); khách
quan, cảm tính và kinh nghiệm quan, lý tính và thực nghiệm
Tổ Nguyên tắc Trọng tình, trọng văn, trọng Trọng lý, trọng võ, trọng sức
chức đức, trọng nữ mạnh, trọng nam
cộng Cách thức Linh hoạt và dân chủ, trọng Nguyên tắc và quân chủ,
đồng cộng đồng trọng cá nhân
Ứng xử với môi Dung hợp trong tiếp nhận; Độc tôn trong tiếp nhận;
trường xã hội mềm dẻo, hiếu hoà trong đối cứng rắn, hiếu thắng trong
33 phó đối phó
1.5. CHỦ THỂ CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM

² 54 Dân tộc
² Dân số hơn 90 triệu người
² 8 nhóm dân tộc (cùng ngôn ngữ hệ)
Vì vậy, Văn hoá thống nhất trong đa dạng

34
² Thời đồ đá giữa (cách nay khoảng 10.000 năm) hình thành
chủng người Indonésien ở Đông Nam Á cổ đại.
+ MONGOLOID: từ Tây Tạng thiên di xuống Đông Nam, tới
Đông Dương thì dừng lại.
+ MONGOLOID+MELANÉSIEN (thuộc đại chủng
Australoid) = INDONÉSIEN (cổ Mãi Lai)
DA NGĂM ĐEN, TÓC QUĂN GỢN SÓNG, TẦM VÓC
THẤP
² Người Indonésien lan toả cư trú trên toàn bộ địa bàn Đông
Nam Á cổ đại (phía Bắc tới sông Dương Tử, Tây tới
Assam, phía Đông tới vùng quần đảo Philippines và
Indonesia.
35
² Cuối thời đá mới, đầu đồ đồng (cách nay khoảng 5.000
năm) hình thành chủng người Austroasistic
INDONÉSIEN + MÔNGLOID (BẮC) = AUSTROASIATIC
+ Nét Mongoloid nổi trội hơn: Da vàng, tóc thẳng, mắt đen,
tầm vóc thấp (còn gọi là Mongoloid phương Nam)
+ Cư trú từ Nam sông Dương Tử đến Bắc Trung Bộ

INDONÉSIEN tiếp tục cư trú dọc dãy Trường Sơn đến đồng
bằng sông Cửu Long.

36
Tiếp theo cho đến cuối thời Bắc thuộc

INDONÉSIEN
– CỔ MÃ LAI

AUSTRONÉSI AUSTROASIATIC
EN (NAM - NAM Á - BÁCH
ĐẢO) VIỆT

NAM MÔN - VIỆT - TÀY MÔNG


ĐẢO KHMER MƯỜNG THÁI DAO

Chăm, Mnông, Tày, Thái,


Ragiai, Chu Việt, Mường, Hmông,
Khmer, K'ho, Nùng, Cao Dao, Pà
ru, Êđê... Stiêng... Thổ, Chứt...
Lan... thẻn...

37
Chủ thể
Văn hoá
Việt Nam
54 dân tộc

VIỆT TÀY MÔN HMÔNG NAM KA HÁN TẠNG


MƯỜNG THÁI KHMER DAO ĐẢO ĐAI

38
1.6. ĐỊNH VỊ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Hoàn cảnh địa


lý khí hậu

Nóng ẩm mưa Nhiều sông hồ Giao điểm của


nhiều đồng bằng châu các lụa địa, đại
thổ dương

39
1.7. DIỄN TRÌNH VĂN HOÁ
² 3 LỚP CHỒNG NHAU VÀ GỒM 6 GIAI ĐOẠN
1.7.1. Lớp Văn hoá bản địa
v Giai đoạn tiền sử (- đến TNK III TCN)
+ Trồng lúa nước, cau trầu, bầu bí, khoai sọ
+ Thuần dưỡng gia súc, gia cầm
+ Bắt đầu biết làm nhà ở
+ Biết dùng cây thuốc để chữa bệnh

40
v Giai đoạn Văn Lang – Âu Lạc (TNK III TCN – 179 TCN)
+ Nhà nước sơ khai
+ Luyện kim đồng, đúc đồng, điêu khắc đồng, hợp kim đồng
+ Có thể đã tạo ra chữ viết (Theo GS Hà Văn Tấn)

41
1.7.2. Lớp văn hoá giao lưu với Trung Hoa và Ấn Độ
v Giai đoạn văn hoá Bắc thuộc và chống Bắc thuộc (từ
179TCN – 983 SCN)
+ Xu hướng chính là Hán hoá, chống Hán hoá và Việt Nam hoá
các ảnh hưởng của Trung Hoa, nên mở đầu quá trình giao lưu –
tiếp nhận nên văn hoá có ảnh hưởng rất lớn tới văn hoá Việt
Nam.
+ Sự suy tàn của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc
+ Tiếp thu văn hoá Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ và gián tiếp
qua Trung Hoa

42
1.7.2. Lớp văn hoá giao lưu với Trung Hoa và Ấn Độ
v Giai đoạn Văn hoá Đại Việt (Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý –
Trần – Hồ - Hậu Lê): Xu hướng chủ đạo của giai đoạn văn
hoá này là phục hưng văn hoá Việt Nam và chính thức tiếp
nhận những ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa
LÝ – TRẦN – HỒ
+ Phật giáo hưng thịnh
+ Nhà nước trung ương tập quyền
+ Chính thức tiếp nhận Nho giáo
+ Tam giáo đồng nguyên
+ Văn hoá phát triển mạnh mẽ trên mọi phương diện
43
HẬU LÊ
+ Nho giáo và tiếp nhận văn hoá Trung Hoa là xu hướng chủ
đạo
+ Dùng chữ Hán làm văn tự
+ Củng cố Nhà nước Trung ương tập quyền, chính sách cai trị
cứng rắn, độc tôn

44
1.7.3. Lớp văn hoá giao lưu với Phương Tây

v Giai đoạn văn hoá Đại Nam


+ Thống nhất lãnh thổ Việt Nam từ Đồng Văn đến Cà Mau
+ Nho giáo dần suy tàn
+ Khởi đầu quá trình thâm nhập của văn hoá phương Tây
+ Văn hoá Việt Nam hội nhập vào nền văn hoá nhân loại

45
1.7.3. Lớp văn hoá giao lưu với Phương Tây

v Giai đoạn văn hoá hiện đại


+ Chữ quốc ngữ
+ Tư tưởng triết học Mac – Lênin
+ Đang định hình
+ Khởi đầu quá trình thâm nhập của văn hoá phương Tây
+ Văn hoá Việt Nam hội nhập vào nền văn hoá nhân loại

46
LỚP VH LỚP VH GIAO LƯU LỚP VH GIAO
BẢN ĐỊA VỚI TRUNG HOA LƯU VỚI
VÀ KHU VỰC PHƯƠNG TÂY

1. Giai đoạn 3. Giai đoạn VH Bắc 5. Giai đoạn VH


VH tiền sử thuộc và chống Bắc Đại Nam
GIAI thuộc
ĐOẠN
VĂN 2. Giai đoạn 4. Giai đoạn VH Đại 6. Giai đoạn VH
HOÁ VH Văn Lang Việt hiện đại
- Âu Lạc

VĂN TỰ A. VĂN TỰ B. CHỮ HÁN - C. CHỮ QUỐC


CỔ NÔM NGỮ

47
ÔN TẬP CHƯƠNG

1. Hãy nêu và phân tích những định nghĩa văn hoá, văn minh,
văn hiến và văn vật.
2. Hãy nêu và phân tích cấu trúc của hệ thống văn hoá.
3. Hãy nêu và phân tích những đặc trưng và chức năng của văn
hoá.
4. Những đặc trưng của hai loại hình văn hoá gốc nông nghiệp
và văn hoá gốc du mục. Việt Nam thuộc loại hình văn hoá gốc
nào? Tại sao?
5. Trình bày về chủ thể của văn hoá Việt Nam.
6. Trình bày về tiến trình của văn hoá Việt Nam.
48
THANK YOU FOR LISTENING

49

You might also like