You are on page 1of 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, (2000), Nxb


Giáo dục, Hà Nội.

2. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam,


(2009), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Ngô Đức Thịnh, Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa
Việt Nam, (1993), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, (2005), Nxb Văn


học, Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 5. Lê Trung Vũ (chủ biên), Lễ hội cổ truyền VN,


(1992), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
 6. Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần nghiên cứu
văn hóa Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
 7. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp
cận mới, Nxb Văn hóa – Thông tin, HN.
 8. Nhiều tác giả (1994), Văn hóa Việt Nam – một chặng
đường, Nxb Văn hóa – Thông tin, HN.
 ….
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Các khái niệm liên quan


1.1.1. Văn hóa
 a/ E. B. Tay-lo: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về
tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ
thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và
thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một
thành viên của xã hội”.
 Văn hóa đồng nghĩa với văn minh và nó bao gồm tất cả
những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người
3
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Các khái niệm liên quan


1.1.1. Văn hóa
 b/ F. Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể
chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành
nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối
quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với
những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau”.

 mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc
hình thành văn hóa của con người

4
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Các khái niệm liên quan


1.1.1. Văn hóa
 c/ Định nghĩa của UNESCO:
 “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động
mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã
diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua
hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị,
truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự
khẳng định bản sắc riêng của mình".

5
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Các khái niệm liên quan

1.1.1. Văn hóa


d/ Định nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công
cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là
văn hóa”.
6
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Các khái niệm liên quan


1.1.1. Văn hóa
 Phạm Văn Đồng cho rằng: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô
cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là
thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại,
phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm
cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí
tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý
thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng
và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”.

7
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CHUNG
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Văn hóa
 Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối lập với thiên
nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức
tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc.

8
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Các khái niệm liên quan


1.1.1. Văn hóa
e/ Định nghĩa của GS Đào Duy Anh: “hai tiếng văn hóa chẳng
qua là chỉ chung cho tất cả các phương diện sinh hoạt của loài
người, cho nên ta có thể nói rằng: văn hóa tức là sinh hoạt”.

9
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Các khái niệm liên quan


1.1.1. Văn hóa
f/ GS Trần Quốc Vượng: “Văn hóa theo nghĩa rộng là cái tự nhiên
được biến đổi bởi con người, bao hàm cả kỹ thuật, kinh tế,… để
từ đó hình thành một lối sống, một thế ứng xử, một thái độ tổng
quát của con người về vũ trụ, với một hệ thống những chuẩn mực,
những giá trị, những biểu tượng, những quan niệm,… tạo nên
phong cách diễn tả tri thức và nghệ thuật của con người”.

10
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CHUNG

1.1. Các khái niệm liên quan


1.1.1. Văn hóa
g/ GS Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần,
tĩnh và động, vật thể và phi vật thể,…) do con
người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tương tác với môi
trường tự nhiên và xã hội của mình”.
11
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Các khái niệm liên quan


1.1.1. Văn hóa
 Khái niệm văn hóa có thể quy về hai cách hiểu chính:
◦ Nghĩa hẹp
◦ Nghĩa rộng

12
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Các khái niệm liên quan


1.1.1. Văn hóa
 Theo nghĩa hẹp: văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo
chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian…
 Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh
hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật…).
 Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá
trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh
doanh…).

13
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Các khái niệm liên quan


1.1.1. Văn hóa
 Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá
trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam
Bộ…).
 Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị
trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn…)

14
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Các khái niệm liên quan


1.1.1. Văn hóa
 Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả
những gì do con người sáng tạo ra.

15
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CHUNG
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Văn hóa
 Văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong qua trình lao
động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi
môi trường (môi tự nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của
từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so
với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung
quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có
những đặc trưng riêng.
  văn hóa là sản phẩm của con người
  văn hóa là nấc thang đưa con người phát triển

16
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

 1.1.2. Văn minh là gì?


 Văn minh là toàn bộ những phát minh của con người
dựa trên quá trình tìm tòi và khám phá ra các “quy luật
của tự nhiên”, để hình thành nên những hệ thống lý
thuyết “khoa học - kỹ thuật” cơ bản. Từ đó sáng chế ra
các “công nghệ - máy móc” (công cụ sản xuất vật chất)
và những“sản phẩm vật chất”(đồ dùng sinh hoạt) mang
tính thực dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất của con
người.
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

 Văn minh là gì?


 Văn minh là sự sáng tạo của văn hóa
 Văn minh là một trình độ phát triển nhất định của văn
hóa
 Văn minh chỉ một trình độ kĩ thuật
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

 Văn minh là gì?


 Văn minh phải được đặc trưng cho một không gian
văn hóa tương đối rộng lớn
 Văn minh phải đặc trưng cho một thời gian văn hóa
tương đối dài
 Tất cả phải được thể hiện trong nhà nước, đô thị,
trình độ kĩ thuật và chữ viết
 Như vậy, văn minh khác với văn hoá ở ba điểm:
 Thứ nhất, trong khi văn hoá có bề dày của quá khứ thì
văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại.
 Thứ hai, trong khi văn hoá bao gồm cả văn hoá vật
chất lẫn tinh thần thì văn minh chỉ thiên về khía cạnh
vật chất, kĩ thuật.
 Thứ ba, trong khi văn hoá mang tính dân tộc rõ rệt thì
văn minh thường mang tính siêu dân tộc- quốc tế.
20
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1.3. Văn hiến là gì?


 Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Văn hiến là truyền thống
văn hóa lâu đời, có nhiều nhân tài”.
 Văn hiến là truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp thể
hiện bản lĩnh của một dân tộc, quốc gia nào đó trong
cuộc đấu tranh sinh tồn và thể hiện bản sắc riêng cho dân
tộc, quốc gia đó.
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

 1.1.4. Văn vật là gì?


 Văn vật là khái niệm bộ phận của văn hóa, chỉ khác văn
hóa ở độ bao quát các giá trị.
 Văn vật là truyền thống văn hóa thiên về các giá trị văn
hóa vật chất ở một vùng đất biểu hiện ở việc có nhiều
nhân tài, nhiều di tích, công trình, hiện vật có giá trị nghệ
thuật và lịch sử.
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

 Bảng so sánh

Văn vật Văn hiến Văn hóa Văn minh

Thiên về giá trị Thiên về giá trị Chứa cả giá trị Thiên về giá trị vật
vật chất tinh thần vật chất lẫn tinh chất – kỹ thuật
thần
Có bề dày lịch sử Chỉ trình độ phát
triển
Có tính dân tộc Có tính quốc tế

Gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp Gắn bó nhiều hơn
với phương Tây đô
thị
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1.4. Một số khái niệm khác


 Di sản văn hóa vật thể: Là sản phẩm vật
chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao
gồm (Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1.4. Một số khái niệm khác


 Di sản văn hóa phi vật thể: Là sản phẩm tinh thần có giá
trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ
viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình
diễn và các hình thức lưu giữ khác, bao gồm tiếng nói, chữ
viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền
miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí
quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học
cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống
dân tộc và tri thức dân gian khác.
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1.4. Một số khái niệm khác


 Di tích lịch sử - văn hóa: Là công trình xây
dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá
trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1.4. Một số khái niệm khác


 Danh lam thắng cảnh: Là cảnh quan thiên
nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh
quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có
giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1.4. Một số khái niệm khác


 Di vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1.4. Một số khái niệm khác


 Cổ vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có
giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học,
có từ một trăm năm tuổi trở lên.
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1.4. Một số khái niệm khác


 Bảo vật quốc gia: Là hiện vật được lưu
truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu
biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa
học.
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.2. Các đặc trưng của văn hóa


1. Văn hóa có tính hệ thống
2. Văn hóa có tính giá trị.
3. Văn hóa có tính nhân sinh
4. Văn hóa có tính lịch sử

31
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

32
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.3. Các chức năng của văn hóa


Chức năng giáo dục
Chức năng điều chỉnh xã hội
Chức năng giao tiếp
Chức năng tổ chức xã hội
Chức năng nhận thức
Chức năng thẩm mỹ
33
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.4. Cấu trúc văn hóa

34
1.5. LOẠI HÌNH VĂN HÓA
Tiêu chí Văn hóa gốc nông nghiệp Văn hóa gốc du mục
(phương Đông) (phương Tây)
1. Khí hậu Nắng nóng lắm, mưa ẩm nhiều Lạnh, khô

2. Nghề nghiệp Trồng trọt Chăn nuôi


chính
3. Ứng xử với môi Sống định cư, thái độ tôn trọng, Sống du cư, coi thường tự
trường tự nhiên ước mong sống hòa hợp với nhiên, có tham vọng chinh
thiên nhiên phục tự nhiên
4. Lối nhận thức tư Tư duy thiên về tổng hợp, chủ Tư duy phân tích theo lối
duy quan, cảm tính và đúc rút kinh khách quan, lý tính và thực
nghiệm nghiệm
5. Tổ chức cộng Trọng tình, trọng đức, trọng văn, Trọng tài, trọng võ, coi trọng
đồng trọng tập thể vai trò cá nhân
6. Ứng xử với môi Dung hợp trong tiếp nhận, mềm Độc đoán trong tiếp nhận,
trường xã hội dẻo, hiếu hòa trong đối phó cứng rắn, hiếu thắng trong đối
phó 35
1.5. LOẠI HÌNH VĂN HÓA
 Văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc
nông nghiệp trồng trọt điển hình. Biểu hiện:
 1/ Người Việt thích cuộc sống định cư ổn định,
không thích sự di chuyển, đổi thay  gắn bó với
quê hương, xứ sở (An cư lạc nghiệp)
 Bảo thủ, tự trị, hướng nội: (Ta về ta tắm ao ta…)

36
1.5. LOẠI HÌNH VĂN HÓA
 2/ Cư dân nông nghiệp Việt Nam rất sùng bái tự
nhiên: Cầu mong mưa thuận gió hòa để có cuộc
sống no đủ (lạy Trời, ơn Trời…)  Có nhiều tín
ngưỡng, lễ hội sùng bái tự nhiên
 3/ Cuộc sống định cư tạo cho người Việt tính gắn
kết cộng đồng cao  xem nhẹ vai trò cá nhân: Một
cây làm chẳng nên non…; - Xấu ... hơn ... lỏi; -
Thà ... một đống còn hơn…
37
1.5. LOẠI HÌNH VĂN HÓA
 4/ Lối sống trọng tình nghĩa, ứng xử hiếu hòa, nhân ái,
không thích dùng sức mạnh, bạo lực (- Một... không bằng
một tí...; - Dĩ ... vi ...; - Một sự ... chín sự ...; - Lời nói
chẳng mất tiền mua…; - Yêu nhau chín bỏ làm mười…)
 5/ Tư duy tổng hợp - biện chứng  ứng xử mềm dẻo, linh
hoạt: - Tùy cơ ứng biến; - Liệu cơm gắp mắm;- Nhập gia
tùy tục;- Ở ... thì tròn, ở ... thì dài; - Đi với ... mặc áo ...,
đi với ... mặc áo ...

38
1.5. LOẠI HÌNH VĂN HÓA
 6/ Tư duy nông nghiệp nặng về kinh nghiệm, cảm
tính: Trăm hay không bằng tay quen - Sống lâu nên lão
làng
 ứng xử tùy tiện, chủ quan: - Trông mặt mà bắt hình
dong; - Yêu nhau cau ..., ghét nhau cau ...; - Thương
nhau thương cả lối đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ
hàng…
  Những đặc điểm nổi bật trên đây của văn hóa truyền
thống Việt Nam được thể hiện rõ nét trong tất cả các lĩnh
vực:- Văn hóa vật chất - Văn hóa tinh thần - Văn hóa tổ
chức xã hội.
39
1.5 Điều kiện hình thành và phát triển văn hóa Việt Nam

1. Điều kiện bên trong


a/ Điều kiện tự nhiên
@ Vị trí: Việt Nam nằm ở Đông Nam Á, phía Bắc
giáp Trung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp lào
và Campuchia, phía đông giáp biển với đường bờ
biển dài hơn 3000 km

40
1.5 Điều kiện hình thành và phát triển của văn hóa Việt
Nam

1. Điều kiện bên trong


a/ Điều kiện tự nhiên
 VN từ xa xưa đã là cầu nối giữa châu Á và Thái Bình
Dương; giữa ĐNA lục địa và ĐNA hải đảo
 Là giao điểm giữa các đường giao thông, các “kênh”
buôn bán, trao đổi hàng hóa từ tây sang đông, từ bắc
xuống nam
 là điểm nút giao thông của nhiều nền văn hóa, văn minh
trên thế giới
41
1.5 Điều kiện hình thành và phát triển của văn hóa Việt
Nam

1. Điều kiện bên trong


a/ Điều kiện tự nhiên
@ Địa hình: - ¾ là đồi núi thấp với hệ đất feralit đỏ vàng
là chủ yếu  thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác
nhau
- diện tích đất đồng bằng chỉ chiếm ¼
nhưng hầu hết đều là đồng bằng châu thổ do các sông
bồi đắp  đất đai màu mỡ  thuận lợi để canh tác nông
nghiệp lúa nước
42
1.5 Điều kiện hình thành và phát triển của văn hóa Việt
Nam

1. Điều kiện bên trong


a/ Điều kiện tự nhiên
@ Khí hậu: nằm trong vành đai nhiệt đới, chịu ảnh hưởng
của gió mùa châu Á  mang tính chất nóng, ẩm, phân
hóa theo mùa và theo độ cao  hệ sinh thái đa dạng,
cây cối xanh tốt quanh năm  phù hợp phát triển nông
nghiệp

43
1.5 Điều kiện hình thành và phát triển của văn hóa Việt
Nam

1. Điều kiện bên trong


a/ Điều kiện tự nhiên
@ Sông ngòi: có hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều con
sông lớn  bồi đắp phù sa  phát triển nông nghiệp
 môi trường sông nước 
sản sinh nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam

44
1.5 Điều kiện hình thành và phát triển của văn hóa Việt
Nam

1. Điều kiện bên trong


a/ Điều kiện tự nhiên
@ Hệ sinh thái và môi trường sống:
-VN được đặc trưng bởi một hệ sinh thái phong phú,
thậm chí là “phồn tạp”
-Hệ thực vật phát triển hơn so với động vật  tính thực
vật là hằng số tự nhiên của VHVN

45
1.6. Điều kiện hình thành và phát triển của văn hóa Việt
Nam

1. Điều kiện bên trong


a/ Điều kiện tự nhiên
@ Hệ sinh thái và môi trường sống:
-Hệ sinh thái tạo ra các vùng sinh thái phù hợp với điều
kiện, đặc điểm địa hình, khí hậu  sự đa dạng về vùng
sinh thái  sự đa dạng về vùng văn hóa

46
1.6. Điều kiện hình thành và phát triển của văn hóa Việt
Nam

1. Điều kiện bên trong


a/ Điều kiện tự nhiên
Bên cạnh những ưu đãi, thiên nhiên cũng đặt ra cho con
người Việt Nam, dân tộc Việt Nam với không ít những khó
khăn, thách thức bằng những thiên tai bất ngờ, khí hậu thất
thường, lũ lụt, bão tố, ẩm thấp gây vô vàn dịch bệnh cho người,
gia súc, mùa màng. Cuộc đấu tranh kiên cường, chống chọi
hàng ngàn năm với những thử thách này của thiên nhiên đã hun
đúc nên tính cách kiên cường, tinh thần cố kết cộng đồng của
người Việt.
47
1. Điều kiện bên trong

b/ Con người – chủ thể văn hóa Việt Nam


@ Mảnh đất con người xuất hiện sớm => Tính bản địa
được khẳng định
@ Cộng với quá trình thiên di các luồng dân cư
@ => Chủ thể là quốc gia đa dân tộc, thể hiện tính đa dạng
@ Tính cách: tinh thần yêu nước, tinh thần cố kết cộng
đồng, ý thức sâu sắc về bản ngã, giỏi chịu đựng gian khổ
=> duy tình, duy nghĩa, duy cảm

48
49
1. Điều kiện bên trong
 Như vậy chủ thể văn hóa Việt Nam: là những tộc người đã
và đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam - đó là một cấu trúc
đa tộc người, hiện nay gồm 54 tộc người. Cấu trúc đa tộc
người ở Việt Nam bao gồm:
 1. Các tộc người bản địa: Có mặt trên lãnh thổ Việt Nam từ
thời tiền sử, xuất phát từ nhiều nguồn gốc nhân chủng và ngôn
ngữ  Chủ thể văn hóa Việt Nam là một cấu trúc đa tộc
người  đa văn hóa.  Tộc người Việt (người Kinh) đóng vai
trò chủ thể;  văn hóa của người Việt giữ vai trò hạt nhân đối
với sự hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam.
 2. Các tộc người di cư từ bên ngoài
50
1. Điều kiện bên trong
c/ Lịch sử dựng nước và giữ nước
Việt Nam có lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời trên cơ sở một nền
văn hóa có bề dày và chiều sâu, một nền văn hóa phong phú và đặc
sắc.
@ Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc ( 2500 năm )
@ TK 1000 năm Bắc thuộc
@ TK 1000 năm giành và giữ chủ quyền
@ TK đô hộ thực dân ( 80 năm )
@ TK giải phóng dân tộc và kháng chiến chống ngoại xâm
@ TK xây dựng đất nước

51
2. Điều kiện bên ngoài

a/ Văn hóa bản địa

@ Không gian gốc của VH Việt Nam:

Nằm ở khu vực cư trú của Người Nam Á - Bách Việt

=> Nam sông Dương Tử -> Bắc Trung Bộ Việt Nam

=> Được định hình trên nền không gian văn hóa Đông Nam
Á

52
Văn hóa Đông Nam Á
 Nông nghiệp lúa nước
 Thuần hóa gia súc
 Kim khí, chủ yếu là đồng và sắt được dùng để chế tạo công cụ,
vũ khí, dụng cụ nghi lễ.
 Cư dân thành thạo trong nghề đi biển.
 Người phụ nữ có vai trò quyết định trong mọi hoạt động của
gia đình.
 Đời sống tinh thần của dân cư vẫn ở dạng bái vật giáo với việc
thờ các thần như thần đất, thần nước, thần lúa, thần mặt trời,…
 Quan niệm về tính chất lưỡng phân, lưỡng hợp về thế giới.

53
1. Điều kiện bên ngoài

b/ Giao lưu, tiếp biến với văn hóa Trung Hoa

Sự giao lưu, tiếp biến của văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa là sự
giao lưu, tiếp biến rất dài trong nhiều thời kì của lịch sử Việt Nam .

Quá trình giao lưu, tiếp biến ấy diễn ra cả hai trạng thái: giao lưu cưỡng
bức và giao lưu không cưỡng bức.

=> nhân tố cho sự vận động của văn hóa VN trong diễn trình lịch sử
 làm giàu cho văn hóa dân tộc và đạt được nhiều thành tựu

54
1. Điều kiện bên ngoài
 Về văn hóa vật thể:
- tiếp nhận kỹ thuật rèn đúc sắt, gang để chế tạo
công cụ sản xuất và công cụ sinh hoạt
- kỹ thuật dùng phân để tăng độ màu mỡ cho đất
- dùng đá để đắp đê
- cải tiến kỹ thuật làm gốm
 ...

55
1. Điều kiện bên ngoài
 Về văn hóa phi vật thể:
- tiếp nhận ngôn ngữ (từ vựng, chữ viết)
- tiếp thu hệ tư tưởng Trung Hoa cổ đại (Nho gia, Đạo
gia)
- tổ chức bộ máy nhà nước thời phong kiến
- chế độ giáo dục
- lễ hội, lễ tết
 ...

56
1. Điều kiện bên ngoài

c/ Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ


+ diễn ra bằng con đường hòa bình
+ ảnh hưởng khá toàn diện trên toàn lãnh thổ
+ vương quốc Chămpa
+ người Việt tiếp nhận văn hóa Ấn Độ trên tinh thần
cơ bản là hỗn dung tôn giáo khi vào Việt Nam

57
1. Điều kiện bên ngoài
d/ Giao lưu và tiếp biến với văn hóa phương Tây
- chữ Quốc ngữ
- Kitô giáo
- xuất hiện các phương tiện văn hóa như nhà in, máy
in,...
- báo chí, nhà xuất bản ra đời
- xuất hiện các loại hình văn nghệ mới như tiểu thuyết,
thơ mới, điện ảnh, hội họa,...
- Học thuyết Mác Lê Nin
58
1. Điều kiện bên ngoài
d/ Giao lưu và tiếp biến trong giai đoạn hiện nay
- “VN sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước
trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập
và phát triển” (Văn kiện ĐH Đảng XI)
- Về văn hóa Đảng ta chủ trương mở rộng giao lưu văn
hóa nước ngoài dưới nhiều hình thức, tuy nhiên “hòa
nhập chứ không hòa tan”
- chống nạn chảy máu văn hóa
- chống sự thâm nhạp những văn hóa phẩm độc hại
59
1. Điều kiện bên ngoài
d/ Giao lưu và tiếp biến trong giai đoạn hiện nay
Do những biến đổi của hoàn cảnh lịch sử  quá trình
giao lưu, tiếp biến văn hóa cũng thay đổi trên nhiều
phương diện:
- giao lưu, tiếp biến hôm nay là giao lưu tiếp biến trong
thời đại tin học
- công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước  giao lưu
và tiếp biến văn hóa trong tư thế chủ động, tự nguyện

60
1. Điều kiện bên ngoài
d/ Giao lưu và tiếp biến trong giai đoạn hiện nay
- tạo sự chuyển biến văn hóa trên nhiều lĩnh vực, đặc
biệt là khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo,...
- giao lưu văn hóa cũng đặt ra những thời cơ và thách
thức mới

61

You might also like