You are on page 1of 165

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SÀI GÒN UNIVERSITY

TÀI LIỆU HỌC TẬP:

NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

TS. NGUYỄN ĐĂNG KHÁNH

(Tài liệu lưu hành nội bộ)

TP. Hồ Chí Minh, năm 2019


Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

2
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP


NỘI DUNG HỌC PHẦN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
1. Nhận diện yếu tố KHÔNG GIAN (tọa độ địa lí) và CHỦ THỂ (chủng tộc) của hai
khu vực văn minh lớn phương Đông và phương Tây.
2. Cơ sở hình thành và những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Ai Cập cổ đại
3. Cơ sở hình thành và những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại
4. Cơ sở hình thành và những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Hi Lạp cổ đại
5. Cơ sở hình thành và những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh La Mã cổ đại
6. Cơ sở hình thành và những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Ấn Độ
7. Cơ sở hình thành và những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Trung Hoa
8. Cơ sở hình thành và những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đông Nam Á
9. Các cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật trong lịch sử văn minh thế giới
10. Các tôn giáo lớn trong văn minh nhân loại: Phật giáo, Ki tô giáo và Hồi giáo
11. Ảnh hưởng qua lại về văn hóa-văn minh giữa phương Đông và phương Tây
TÀI LIỆU HỌC TẬP
Tài liệu chính
1. Nguyễn Đăng Khánh (2019), Bài giảng Lịch sử Văn minh thế giới, ĐHSG.
2. Nguyễn Đức Hòa (2011), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Trẻ.
Tài liệu khác
3. Lương Ninh (cb) (2009), Lịch sử văn hóa thế giới (cổ, trung đại), NXB Giaó
Dục
4. Lương Văn Kế (2010), Văn hóa châu Âu-Lịch sử, thành tựu, hệ giá trị, Nxb
Giáo dục Việt Nam.
5. Konrat (1997), Phương Tây và phương Đông, NXB Giáo Dục
6. Nguyễn Thanh Liêm-Trương Ngọc Quỳnh (2011), Văn hóa thế giới –Văn hóa
phương Đông, NXB Lao Động Xã hội.
7. Samuel Huntington (1995), Sự đụng độ giữa các nền văn minh, Nxb Khoa học
Xã hội.
8. Mai Ngọc Chừ (2009), Văn hóa và ngôn ngữ phương Đông, NXB Phương Đông
9. Phạm Tuấn Anh (2005), Một góc nhìn phương Đông-phương Tây & cục diện
thế giới, NXB Thanh Niên.
10. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: cái nhìn hệ thống
– loại hình, NXB TP Hồ Chí Minh,
12. Website: www.vanhoahoc.edu.vn

3
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ VĂN MINH THẾ GIỚI

Tiểu dẫn
Kể từ buổi bình minh của lịch sử cho tới thời đại công nghệ số hiện nay, trên
chuyến hành trình đi tới tương lai của mình, nhân loại đã để lại một gia tài hết sức đồ
sộ về các thành quả văn minh. Đối với người biên soạn sách, khó có tác giả nào, cuốn
sách nào đề cập hết tất thảy những thành quả văn minh vĩ đại đó. Do đó, trong tập bài
giảng này, ngoài khung lí luận cơ bản, chúng tôi xác định lựa chọn mỗi nền văn minh
của các quốc gia ở mỗi khu vực bằng các tiêu chí:
- Thành quả cống hiến và giá trị văn hóa văn minh trường tồn của mỗi sự kiện,
sự vật, nhân vật.
- Giá trị khai sáng và ý nghĩa mở đường theo thời gian và lịch sử cụ thể của sự
vật, sự kiện.
- Đại diện, biểu tượng cho mỗi quốc gia mỗi miền theo không gian địa lí.
Theo đó, các nội dung được trình bày lần lượt dưới đây.

1.1. Văn minh và văn hóa


Văn minh (civilization, civilisation), hiểu theo chiết tự, VĂN MINH (văn = vẻ
đẹp, minh = sáng) là khái niệm có nguồn gốc từ phương Tây đô thị chỉ ra trình độ phát
triển của con người về phương diện vật chất - kĩ thuật và mang tính quốc tế, nó cho
biết trình độ phát triển của văn hóa; từ “văn minh” có thể có nhiều cách định nghĩa
trong các từ điển khác nhau, song chúng thường có chung một nét nghĩa là nói đến
“trình độ phát triển”.
Văn minh luôn là đặc trưng của một thời đại: nếu như vào thế kỉ 19, chiếc đầu
máy hơi nước đã từng là biểu tượng của văn minh thì sang thế kỉ 20, nó trở thành biểu
tượng của sự lạc hậu, nhường chỗ cho tên lửa vũ trụ và máy vi tính. Một dân tộc mới
hình thành vẫn có thể có trình độ văn minh rất cao trong khi truyền thống văn hóa là
rất nghèo nàn; ngược lại, một dân tộc lạc hậu vẫn có thể có một nền văn hóa lâu đời
và phong phú.
Lâu nay, nhiều người vẫn sử dụng “văn minh” như một từ đồng nghĩa với “văn
hoá”, do vậy, cần phải phân biệt:
Văn hóa (culture), là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình họat động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trừơng xã hội.
Khái niệm văn hoá có hai cách hiểu chính: nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng,
theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là
những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật…). Giới hạn theo
chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao
tiếp, văn hoá kinh doanh…). Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ
những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá phương Đông, văn hoá phương Tây,…).
Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn
(văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn…)…

4
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con
người sáng tạo ra: a) là những kết quả (sản phẩm) nhất định: những giá trị, những
truyền thống, những nếp sống, những chuẩn mực, những tư tưởng, những thiết chế xã
hội, những biểu trưng, ký hiệu, những thông tin… mà một cộng đồng đã sáng tạo, kế
thừa, và tích luỹ. B) Là những quá trình: những hoạt động sáng tạo, những công
nghệ, những qui trình, những phương thức tồn tại, sinh sống và phát triển, cách thức
thích ứng với môi trường, phương thức ứng xử của con người…c) Những quan hệ,
những cấu trúc… giữa các giá trị, giữa con người với đồng loại và muôn loài.
Như vậy, văn minh và văn hóa, “là những khái niệm gần gũi, có liên quan mật
thiết với nhau, song không đồng nhất. Văn hoá giàu tính nhân bản, nó hướng tới
những giá trị muôn thuở; trong khi đó thì văn minh hướng tới “sự hợp lí, sắp đặt cuộc
sống sao cho tiện lợi” như viện sĩ D. Likhachov từng nhận xét. Nói đến văn minh,
người ta chủ yếu nghĩ đến các tiện nghi vật chất.
Như vậy, văn hóa và văn minh khác nhau trước hết là ở tính giá trị: trong khi
văn hóa là một khái niệm bao trùm, chứa cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần, thì văn
minh thiên về các giá trị vật chất - kĩ thuật mà thôi.
Văn minh và văn hóa khác nhau ở tính lịch sử: Trong khi văn hóa luôn luôn có
bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại. Văn hóa mang tính dân
tộc, bởi lẽ nó có giá trị tinh thần và tính lịch sử, mà cái tinh thần và tính lịch sử là của
riêng, không dễ gì mua bán hoặc thay đổi được; còn văn minh thì có tính quốc tế, nó
đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại, bởi lẽ nó chứa giá trị vật chất,
mà cái vật chất thì dễ phổ biến, lây lan.
Văn minh và văn hóa khác nhau về nguồn gốc: Văn hóa gắn bó nhiều hơn với
phương Đông nông nghiệp, còn văn minh gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị.
Các nền văn hóa cổ đại như văn hóa Lưỡng Hà (Tây Á), văn hóa sông Nil (Ai Cập),
văn hóa sông Ấn (Indus, nay thuộc Pakistan), văn hóa sông Hoàng Hà (Trung Hoa)
đều đã hình thành ở phương Đông từ 2-3 ngàn năm B.C. Trong khi đó thì nền văn hóa
phương Tây sớm nhất là văn hóa Hi Lạp - La Mã cũng chỉ mới hình thành từ tk 8 B.C
trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nền văn hóa phương Đông gần nó nhất là
Ai Cập và Lưỡng Hà.
Các nền văn hóa phương Đông đều hình thành ở vùng lưu vực các con sông lớn
là những nơi sản xuất nông nghiệp. Ở các ngôn ngữ phương Tây, từ “văn hóa” bắt
nguồn từ chữ cultura tiếng Latinh có nghĩa là “trồng trọt”. Từ trồng trọt phát triển ra
nghĩa chăm sóc (cây cối), từ chăm sóc (cây cối) dẫn đến nghĩa khái quát là “hoàn
thiện”. Trong một thời gian dài, cultura đi cùng với danh từ nào thì có nghĩa là sự
hoàn thiện đối tượng thể hiện bằng danh từ đó (ví dụ: cultura juris = hoàn thiện quy
tắc ứng xử, cultura linguage = hoàn thiện năng lực ngôn ngữ). Mãi cho đến tk 18,
cultura mới bắt đầu được dùng độc lập trong các ngôn ngữ châu Âu với nghĩa là chăm
sóc, giáo dục con người (= văn hóa). Trong khi đó thì từ “văn minh” trong các ngôn
ngữ phương Tây đều bắt nguồn từ chữ civitas tiếng Latinh có nghĩa là “thành phố”.
Nghĩa gốc này kéo theo mình hàng loạt từ và nghĩa phái sinh trong các ngôn ngữ châu
Âu: “thị dân”, “công dân” (civilis)…, từ đó đến civilisation là “làm cho trở thành đô
thị”, đầy đủ tiện nghi như đô thị (= văn minh).
Nói đến “văn minh” là nói đến khái niệm “giá trị, tính giá trị”. Văn minh chỉ
chứa cái có giá trị, chứa cái đẹp. Nó là thước đo trình độ sống của xã hội và con
người.

5
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Thực ra, “giá trị” là một khái niệm có ngoại diên khá rộng. Giá trị là kết quả
thẩm định dương tính đối tượng trên các thang độ “lợi-hại” (giá trị sử dụng), “tốt-xấu”
(giá trị đạo đức), “đẹp-xấu” (giá trị thẩm mĩ). Giá trị sử dụng có thể cụ thể hoá bằng
các thang độ như giàu-nghèo (phú), sang-hèn (quí), sống lâu - chết sớm (thọ), khôn-
dại (trí)… Giá trị đạo đức có thể cụ thể hóa bằng các phạm trù như trung, hiếu, thảo,
hiền, nhân, lễ, nghĩa… Giá trị thẩm mĩ có thể cụ thể hoá bằng các thang độ như đẹp-
xấu, hay-dở, thích-chê… Như thế, không chỉ các đồ vật, sách vở, tác phẩm nghệ thuật
mới là giá trị, mà cả truyền thống, nếp sống, chuẩn mực, tư tưởng, thiết chế xã hội,
biểu trưng, thông tin… đều là giá trị. Không chỉ các sản phẩm vật chất / tinh thần mới
là giá trị, mà cả các hoạt động, công nghệ, qui trình, phương thức, quan hệ… đều có
thể xác định như các giá trị.
Ví dụ: Từ thời cổ đại, trong lịch sử nhân loại đã xuất hiện ba trào lưu phát triển
hoá học: Thứ nhất là các học thuyết triết học tự nhiên giải thích cấu tạo và sự biến đổi
của vật chất theo những quan điểm duy vật và duy tâm khác nhau. Trong đó, 2 học
thuyết có ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển khoa học sau này là thuyết nguyên
tử của Democritos và thuyết nguyên tố - tính chất của Arisotte. Thứ hai là các nghề
sản xuất hoá học thủ công phục vụ cho những nhu cầu thiết thực của loài người (ăn
mặc, sinh hoạt, quân sự, vui chơi...). Trào lưu này có tác dụng trực tiếp nhất đến sự
phát triển của nền văn minh vật chất của loài người. Thứ ba là trào lưu nghệ thuật bí
mật thiêng liêng và nền giả kim thuật, mầm mống của những phòng thí nghiệm thô sơ
đầu tiên, góp phần tạo ra các thế hệ những nhà nghiên cứu thực nghiệm sau này. Tuy
nhiên trào lưu này dần dần thoát ly cuộc sổng và đi vào hướng bế tắc: chế tạo kim loại
quý nhân tạo, thuốc trường sinh, dung môi vạn năng... là những mục tiêu không thể
đạt tới được
1.2. Cơ sở hình thành các khu vực văn hóa-văn minh
1.2.1. Sự hình thành và phân bố các chủng người trên trái đất.
Kể từ khi xuất hiện cho tới khi hình thành và phát triển các nền văn minh, loài
người đã tạo ra những thành quả vĩ đại. Nhìn nhận dưới góc độ là chủ thể của các nền
văn minh, để thấy được giá trị của những thành quả đó, khoa học cũng như tôn giáo
đã đưa ra những kiến giải khác nhau.
Hình 1a. Kinh Thánh
đạo KiTô viết:“Thượng Đế
dùng 5 ngày sáng tạo ra
vạn vật trên trái đất. Ngày
thứ Sáu, Thượng Đế nặn
ra một người đàn ông
giống mình gọi là Ađam.
Sau đó bẻ một chiếc xương
sườn của Ađam để tạo ra
người đàn bà gọi là Eva.
Hai người này là thủy tổ
của nhân loại”.

6
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Hình 1b. Năm giai


đoạn tiến hóa đặt nền tảng
cho sự phát triển văn minh
loài người: 1. Loài vượn cổ
Australopithectus (5 – 6
triệu năm); 2. Homo
Habilis (2 triệu năm); 3.
Homo Erectuc (1,7 triệu
năm); 3. Nêanđéctan (1
triệu năm); 4. Homo
Sapien (4 - 5 vạn năm)

Theo khoa học, lâu nay trên thế giới phổ biến cách phân chia nhân loại thành ba
đại chủng: chủng Á (Mongoloid, trong cách nói dân gian thường gọi là chủng da
vàng), chủng Âu (Europeoid, dân gian thường gọi là chủng da trắng) và chủng Úc-Phi
(Australo-Negroid, dân gian thường gọi là chủng da đen). Song những nghiên cứu
mới hơn trong khoa nhân chủng học cho thấy rằng sự phân loại ấy mới chỉ dựa trên
các đặc điểm thích nghi (màu da, hình tóc, mũi, môi...).
Căn cứ vào những đặc điểm trung tính, không thay đổi trước biến động của môi
trường (như nhóm máu, đường vân tay, hình thái răng...) người ta đã chia nhân loại
thành hai khối quần cư lớn: Úc-Á và Phi-Âu. Đó cũng chính là hai trung tâm hình
thành chủng tộc cổ xưa nhất của loài người: trung tâm phía Tây (Phi-Âu) và trung tâm
phía Đông (Úc-Á).
Theo nhà nhân chủng học nổi tiếng người Nga N.N. Cheboksarov, "ngay từ sơ kỳ
đồ đá cũ, khoảng 50-30 vạn năm trước công nguyên (B.C) đã xuất hiện hai trung tâm
hình thành chủng tộc: sớm hơn là miền Đông-Bắc Phi và Tây-Nam Á, ít nhiều muộn
hơn là miền Đông-Nam Á. Những con người muộn hơn nữa thuộc loại hiện đại homo
sapiens dần dần phân bố rộng rãi khắp nơi trên trái đất... họ tuy còn giữ lại nhiều đặc
điểm trung tính nhưng đồng thời cũng tiếp tục thích nghi với những điều kiện tự nhiên
khác nhau để phân hóa dần thành các chủng tộc ngày nay"
Từ trung tâm phía Tây, con người nguyên thủy phân tán ra thành hai đại chủng: a)
Đại chủng Âu (Europeoid) bao gồm các chủng: Ban-tích, Trung Âu và Địa Trung Hải;
b) Đại chủng Phi (Negroid) bao gồm các chủng: Nam Ấn (Dravidien), Etiopi, Đông
Phi, Trung Phi, Nam Phi.
Từ trung tâm phía Đông, con người nguyên thủy cũng phân tán ra thành hai đại
chủng: a) Đại chủng Á (Mongoloid) bao gồm các chủng: Bắc Mongoloid, Đông
Mongoloid, Nam Mongoloid, Mỹ (Indien); b) Đại chủng Úc, hay phương Nam
(Australoid, t.La-tinh Austra = "phương Nam") bao gồm các chủng: Negrito,
Melanésien, Australien, Tasmanien, Polinésien, Ainu (xem hình 2.1).

7
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Hình 1.1: Sự hình thành và phân bố các chủng tộc trên trái đất:
1- chủng Âu; 2- chủng Phi; 3- chủng Á; 4- chủng Phương Nam;
5- thời đá cũ; 6- thời đá giữa và mới; 7- thời cuối đá mới và kim loại.

Hai trung tâm này xuất hiện không đồng thời: trung tâm phía Tây có trước. Không
loại trừ khả năng là từ đó, loài người nguyên thủy đã tiến dần sang phía Đông để rồi
phát triển thành trung tâm thứ hai ở đây. Bởi vậy mà trong khoa nhân chủng học, bên
cạnh thuyết khá phổ biến về hai trung tâm hình thành loài người, còn có thuyết một
trung tâm. Ngoài ra, cũng còn có cả loại ý kiến cho rằng con người ngày nay xuất phát
từ nhiều trung tâm tồn tại song song và độc lập với nhau.
1.2.2. Sự hình thành khu vực địa lí. Sự phân biệt hai trung tâm vừa xét thành
"Tây" và "Đông" là thuần túy dựa vào địa lý. Trong quá trình phát triển của lịch sử
nhân loại, hình thành sự phân biệt hai khái niệm "phương Tây" và "phương Đông" về
mặt văn hóa. Sự phân biệt này do người châu Âu đặt ra: "phương Tây" là khu vực
châu Âu nơi họ cư trú (vùng Tây-Bắc của cựu lục địa Á-Âu); vùng đất rộng lớn phía
Đông-Nam còn lại mà họ chưa biết tới, bao gồm toàn bộ châu Á và mở rộng tới châu
Phi, được gọi là "phương Đông". Các nhà khoa học nghiên cứu về vùng đất này được
gọi là các nhà "Đông phương học".
Nếu cần vẽ một đường ranh giới thì đó sẽ là một đường chéo chạy từ lưu vực sông
Nil tới dãy Ural; nói một cách chính xác hơn thì "đường" ranh giới đó là cả một vùng
đệm chạy chéo từ Tây-Nam là châu Phi qua Ai-cập, tới Đông-Bắc là vùng Xibêri của
nước Nga. Như vậy, nếu trừ đi vùng đệm đó thì "phương Đông" là khu vực Đông-
Nam còn lại từ Ấn Độ qua Trung Hoa tới Nhật Bản vòng xuống Đông Nam Á.
Hai khu vực này có sự khác biệt rất rõ rệt về mọi phương diện: Trong khi các ngôn
ngữ phương Tây biến hình thì các ngôn ngữ phương Đông chủ yếu là đơn lập; trong
khi người phương Tây coi trọng cá nhân thì người phương Đông coi trọng cộng đồng;

8
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

trong khi người phương Tây bắt (nắm) tay nhau lúc gặp nhau thì người phương Đông
tự nắm tay mình (chắp tay, khoanh tay)...
1.2.3. Các điều kiện tự nhiên (địa lý- khí hậu) và xã hội (lịch sử - kinh tế).
Môi trường sống của các cộng đồng cư dân ở phương Đông (chính xác hơn là
Đông Nam) là xứ nóng sinh ra mưa nhiều (ẩm), tạo nên những những con sông lớn
với các vùng đồng bằng trù phú. Còn phương Tây (chính xác hơn là Tây Bắc) lại là xứ
lạnh với khí hậu khô, không thích hợp cho thực vật sinh trưởng, có chăng chỉ là những
vùng đồng cỏ mênh mông.
Hai loại địa hình đồng bằng và đồng cỏ dẫn đến chỗ cư dân của hai khu vực phải
sinh sống bằng hai nghề chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Kinh tế trồng trọt bắt buộc
người dân phải sống định cư, vì trồng cái cây xuống thì phải chờ cho nó lớn lên, ra
hoa kết trái để còn thu hoạch. Ấy là chưa kể đến những loại cây lâu năm, phải trồng
công phu, phải chờ 5-10 năm mới có quả, rồi lại thu hoạch nhiều lần. Lối sống chăn
nuôi thì khác: tài sản của dân du mục là đàn gia súc. Gia súc ăn cỏ và không bị cố
định như cái cây, ăn hết cỏ không thể ngồi đợi cho cỏ mọc mà phải đi tìm bãi cỏ khác.
Cho nên sống bằng nghề du mục là lối sống du cư - vừa đi vừa ở, nay đây mai đó lang
thang.
Kết quả là hình thành một cách khá rõ ràng hai loại hình văn hóa ứng với hai loại
hình kinh tế: Văn hóa kiểu nông nghiệp thì lo tạo dựng một cuộc sống ổn định lâu dài,
không xáo trộn - chúng mang tính trọng tĩnh; còn văn hóa kiểu du mục thì lo tổ chức
làm sao để có thể thường xuyên di chuyển một cách gọn gàng, nhanh chóng, thuận
tiện - chúng mang tính chất trọng động. Các nền văn hóa hiện đại dù đang thuộc giai
đoạn văn minh nào (nông nghiệp, công nghiệp, hay thậm chí hậu công nghiệp) cũng
đều không thoát ra ngoài hai loại hình cơ bản là TRỌNG TĨNH và TRỌNG ĐỘNG
mà căn cứ theo nguồn gốc thì có thể gọi chúng là các loại hình văn hóa GỐC NÔNG
NGHIỆP và GỐC DU MỤC. Điển hình cho loại trọng tĩnh (gốc nông nghiệp) là các
nền văn hóa phương Đông; còn điển hình cho loại trọng động (gốc du mục) là các nền
văn hóa phương Tây.
1.2.4. Sự chuyển biến phương thức sản xuất kinh tế. Chính vì động cho nên các
nền văn hóa phương Tây đã chuyển biến rất nhanh. Trong khi phần lớn các nền văn
hóa phương Đông đến nay về cơ bản vẫn mang tính nông nghiệp thì các nền văn hóa
phương Tây đã chuyển sang công nghiệp từ lâu.
Con đường chuyển biến từ du mục đến công nghiệp đi qua giai đoạn thương
nghiệp: ban đầu là du mục, nhưng trong khi lang thang từ nơi này sang nơi khác,
người ta nhận ra sự khác biệt về giá cả, vì vậy họ đã chuyển sang mô hình kết hợp du
mục + buôn bán. Khi hàng hóa dồi dào và thấy buôn bán có lợi hơn chăn nuôi, người
du mục sẽ từ bỏ chăn nuôi mà chuyển hẳn sang thương nghiệp. Nhưng thương nghiệp
thì phải có kho bãi, phải có nơi gặp gỡ để trao đổi hàng hóa. Và thế là cuộc sống định
cư hình thành, dân số tăng lên; các khu định cư buôn bán, các kho bãi, chợ búa sẽ phát
triển thành đô thị. Để phục nhu cầu của đô thị và có hàng hóa mang trao đổi lấy hàng
nông nghiệp về nuôi sống đô thị, đồng thời với sự phát triển của khoa học - sản phẩm
của tư duy phân tích, một xã hội công nghiệp sẽ được hình thành.
1.3. Định vị các khu vực văn hóa-văn minh phương Đông-phương Tây
1.3.1. Khu vực phương Đông Xét về vùng lãnh thổ, phương Đông ngày nay được
hiểu là khu vực bao phủ toàn bộ Châu Á và phần Đông Bắc châu Phi, là nơi có điều
kiện tự nhiên phong phú và đa dạng. Vì vậy, ngay từ khi có xã hội loài người, nơi đây

9
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

đã từng là khu vực sinh tồn của bầy người nguyên thuỷ. Theo sự phát triển của lịch sử,
ở phương Đông dần dần xuất hiện công xã thị tộc và sau đó là nhà nước.
Ngày nay các nhà khoa học đã khẳng định một cách chắc chắn rằng phương Đông
là nơi xuất hiện những nhà nước chiếm hữu nô lệ tối cổ. Các nhà nước ấy chính là các
nền văn minh xét trên góc độ văn hóa. Người ta thường nói đến bốn nền văn hóa-văn
minh phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Và có một nét đặc
biệt là những nhà nước gắn liền với các nền văn hóa-văn minh phương Đông thường
xuất hiện trên lưu vực những dòng lớn từ bờ biển phía Đông Địa trung hải đến bờ biển
Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương: Lưu vực sông Nil ở Ai Cập; Lưu vực Lưỡng Hà
tạo bởi sông Tigrơ (Tigre) và Ơphơrat (Euphrate) cùng chảy ra vịnh Pecxich; lưu vực
đồng bằng Bắc Ấn Độ tạo bởi sông Ấn Hindus và sông Hằng (Gangga); và lưu vực
hai con sông lớn Hoàng Hà và Dương Tử (Trường Giang) tạo ra vùng đồng bằng Hoa
Bắc và Hoa Trung màu mỡ. Phân lập các lưu vực rộng lớn nói trên là những hệ thống
núi non trùng điệp và những sa mạc mênh mông: sa mạc Arập ở đông Ai Cập, dãy núi
Zagrốt ở phía đông Lưỡng Hà, dãy Himalaya và cao nguyên Pamir ở Bắc và Đông
Bắc Ấn Độ, rồi vùng sa mạc Nội Mông, Ngoại Mông ở Bắc và tây bắc Trung Hoa.
Địa thế hiểm trở cùng với những phương tiên giao thông hết sức hạn chế thời đó đã
làm cho các nền văn hóa-văn minh cổ đại phương Đông xuất hiện và phát triển một
cách tương đối độc lập, vì vậy mỗi nền văn hóa-văn minh có tính chất độc đáo và
mang dấu ấn dân tộc đậm đà.
Phương Đông chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, là nơi có những nền văn hóa-
văn minh nổi tiếng như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Arập, Trung Hoa, những tôn giáo
Nho giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Hinđu giáo và hàng loạt tín ngưỡng bản địa mang màu
sằc phương Đông, những đại ngữ hệ như Nam Á, Nam Đảo, Hán-Tạng, Thái-Kađai,
Antai, v.v…; hay những công trình văn hóa kì vĩ như Ăngco Vat, Vạn lí trường thành,
Borobudur, các kim tự tháp Ai Cập, v.v… Hiện tại, phương Đông còn làm cho thế
giới ngạc nhiên về “Sự thần kì nhật Nhật Bản”, về hàng loạt các con rồng Châu Á như
Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, v.v…Tóm lại, phương Đông là một khu
vực văn hóa có “bản sắc” riêng cả về phương diện truyền thống lẫn hiện đại, những
“chiếc nôi” văn hóa cổ đại phương Đông có sức lan tỏa mạnh mẽ ra các khu vực xung
quanh. Nhiều yếu tố văn hóa Ấn Độ được truyên bá sang Đông Nam Á, Tây Tạng,
Bắc Á, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới; văn hóa Trung Quốc, đặc biệt
là Nho giáo, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Nhật Bản, Korea, Việt Nam, và các nước
khác; Văn hóa Ai Cập-Lưỡng Hà mặc dù tồn tại không lâu song những thành tựu của
nó không chỉ có ảnh hưởng trong khu vực mà còn tỏa sáng trong các khu vực trên thế
giới, v.v…cùng với sự lan tỏa của các nền văn hóa cổ đại là sự xuất hiện của các nền
văn hóa mới như Arập, Nhật Bản, Korea v.v… Bức tranh văn hóa phương Đông, do
vậy càng phong phú đa dạng, nhiều sắc vẻ. Thêm nữa, vừa đấu tranh chống lại sự đô
hộ của chủ nghĩa tư bản phương Tây, các dân tộc phương Đông vừa tiếp thu những
yếu tố văn hóa mới, tiến bộ từ phương Tây để làm giàu hơn cho vườn hoa văn hóa của
dân tộc mình. Bức tranh văn hóa phương Đông từ đây càng ngày càng rực rỡ sắc màu.
1.3.2. Khu vực phương Tây
Phương Tây là khu vực Tây Bắc bao gồm toàn bộ Châu Âu đến dãy Uran.
Các nền văn hóa – văn minh phương Tây sớm nhất là Hi Lạp và La Mã. Môi trường
sống của cư dân phương Tây (= tây bắc) là xứ lạnh với khí hậu khô, không thích hợp
cho thực vật sinh trưởng, có chăng chỉ là những vùng đồng cỏ mênh mông.

10
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Ở các quốc gia cổ đại phương Tây nền kinh tế nông nghiệp không phát triển
như các quốc gia cổ đaị phương Đông. Cây trồng chính của họ không phải là cây lúa
nước họ chủ yếu trồng lúa mì và các cây công nghiệp lâu năm như nho, ô liu…Những
đồng cỏ mênh mông, rộng lớn với nghề chăn nuôi gia súc ở phương Tây phát triển
chủ yếu là bò, cừu, dê. Nghề chăn nuôi phổ biến đến nổi trong Kinh Thánh từ “cừu”
được nhắc đến trên 5000 lần. Dân cư có lối sống du mục.
Văn hóa phương Tây được hiểu là văn hóa có phần cơ bản xây dựng trên cơ sở văn
hóa Hy Lạp, Babylone và La Mã. Dưới góc độ lịch sử, nền văn hóa Châu Âu nói riêng
và phương Tây nói chung đều bắt nguồn từ nền văn minh cổ đại Trung Cận Đông, đạo
Thiên Chúa và các nhánh lớn của nền văn hóa châu Âu bản địa. Nhưng ở đây cần lưu
ý rằng, nền văn minh cổ đại phương Tây và Thiên chúa giáo đã bao trùm lên toàn bộ
thời Trung cổ với tính cách một thể thống nhất và nó giải thích cho chúng ta cái sức
mạnh sáng tạo của sự thống nhất đó.
Nền văn minh Hy Lạp cổ đại chính là nền tảng tinh thần đặt sắc của văn hóa
Châu Âu. Nền văn minh này được mọi người ca ngợi hơn tất thảy vì sự sáng tạo, thiên
tài nghệ thuật, sự táo bạo trong tư tưởng. Người Hi Lạp đã phát minh ra những hình
thức tư tưởng và hình thức thể hiện mang tính chất kinh điển: triết học, khoa học, sâu
khấu, văn chương, sử thi và sử học. Nó khẳng định vai trò chủ đạo của lí trí con người
của tranh luận và biện luận theo logic. Nó cũng tôn vinh chủ nghĩa anh hùng và tư
cách độc lập của cá nhân. Trong toàn bộ di sản vĩ đại đó nổi lên ba yếu tố truyền
thống và cũng là ba nét đặt đặc sắc của thế giới tinh thần Châu Âu nói riêng và
Phương Tây nói chung: cách tư duy triết học, cách tư duy khoa học và cách tư duy
văn học nghệ thuật.
Nghệ thuật tạo hình, kiến trúc và nghề thủ công mỹ thuật ở châu Âu cũng xuất
phát từ văn minh Hy Lạp cổ đại. Điện Pantheon ở Athen – Hy Lạp đang được phục
chế mãi mãi là biểu tượng cho quan niệm và niềm hứng khởi thẩm mỹ trong kiến trúc
đền đài của Châu Âu. Các bức tượng khỏa thân thần Apollon, nữ thần sắc đẹp
Venus… mãi mãi đem lại con người ta xúc cảm thẩm mỹ về cái đẹp kinh điển của cơ
thể con người trong sự thăng hoa hài hòa với thế giới tinh thần của nó.
Về mặt triết học và khoa học, ngay từ xa xưa người Hy Lạp đã đặt dấu hỏi về
các trật tự duy lý của thế giới tự nhiên. Họ muốn khám phá các mối quan hệ cũng như
cội nguồn của thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử trí tuệ nhân loại, Aristoteles đã đưa
ra các cặp phạm trù đối lập và song hành giữa vật chất và tồn tại, hiện thực và khả
năng.
Văn minh La Mã : Thời La Mã cổ đại, Roma là trung tâm văn hóa, chính trị của
Đế chế và trờ thành niềm kiêu hãnh bất hủ của một đế chế bành trướng tuy chậm chạp
nhưng càng vươn ra tầm thế giới. Do vậy mà không có một thành phố nào, một bộ tộc
nào hay một dân tộc nào có riêng được một sức mạnh lịch sử nữa, mà chúng đã phải
nhường chỗ cho hệ tư tưởng của toàn đế quốc, trong đó có các bộ tộc hay dân tộc
riêng lẻ bị xem thường và được hòa đồng vào toàn bộ đế quốc. Dưới ách thống trị tàn
bạo của Nhà nước Lã Mã, các hoạt động thương mại, kinh tế và kéo theo đó là sự giao
lưu văn hóa tinh thần được mở ra và được thúc đẩy mạnh mẽ, một địa vực mênh mông
trải khắp Âu – Á – Phi cho nền văn minh cổ đại được hình thành. Ngày nay, ta có thể
thấy, thành tựu văn hóa La Mã dựa trên sự củng cố trường cửu của đế chế mà tư tưởng
cơ bản của nó được bao gồm trong 4 chữ cái SPQ: Senatus Populusque Romanus.
Trong mọi cuộc tranh chấp quyền lực của lịch sử La Mã, người ta không được phép

11
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

quên rằng, những tư tưởng nói trên đã hình thành từ trong quá khứ và chính chúng ta
khiến cho văn hóa phát triểu không ngừng.
Thế giới tinh thần La Mã đã được nhào nặn lại bởi di sản tinh thần Hy Lạp cổ
đại. Trong thời đại văn minh Hi Lạp thì tiếng Hi Lạp đã lấn át tiếng LaTinh, thậm chí
trong suốt thời kỳ dài. Thế nhưng tiếng Latinh vẫn sản sinh ra những nhà thơ, nhà văn
và nhà sử học vĩ đại như Vergil, Cicero và Tacitus. Chính họ đã đem đến cho tiếng
Latinh một hình thức đầy tính nghệ thuật. Và ngày nay các tác phẩm của họ vẫn là cơ
sở và mục đích của môn học tiếng Latinh trong trường phổ thông ở Châu Âu.
Vai trò của di cư
Văn hóa không thể tách rời con người. Nghĩa là các nhân tố văn hóa với tư
cách là những quan hệ, những thuộc tính hay phẩm chất tinh thần, kể cả những vật
phẩm của nó, được truyền bá từ nơi này sang nơi khác là nhờ vào sự di cư. Khu vực
Châu Âu cũng như vậy. Các cuộc di cư và qua lại lẫn nhau giữa các dân tộc ở Trung
Đông, vùng lõi Châu Âu (đế chế La Mã cổ đại) và phía Đông sông Rhine (thuộc nước
Đức) đã tạo ra nền móng của văn minh Châu Âu nói riêng và phương Tây nói chung.
Di dân thời thượng cổ và cổ đại từ Trung Đông và ngoại vi Tây Âu đã đem đến lục địa
Châu Âu những thành tựu đầu tiên của nền văn minh. Thậm chí có tác giả như học giả
Anh B.T.Spalding coi văn minh Hy Lạp cổ đại là sự thừa kế không trọn vẹn thành tựu
của nền văn minh Ai Cập huy hoàng từng tồn tại cách đây 8.000 năm.
Các cuộc chinh phạt của các đế quốc cổ đại và trung đại cũng đóng vai trò quan
trọng trong quá trình hình thành văn minh Châu Âu. Các cuộc chinh phạt đó không
phải chỉ xuất phát từ một phía Châu Âu sang các khu vực khác ở phương Đông, mà
ngược lại, chúng đan xen lẫn nhau, khi thì từ phương Đông tràn sang phương Tây (ví
dụ cuộc xâm lăng của đế chế Ottoman/ Thổ Nhĩ Kỳ và đế chế Mogul), khi thì từ
phương tây tràn sang phương Đông (ví dụ các cuộc Thập tự chinh của Thiên Chúa
giáo La Mã), tạo ra các quá trình di cư lien văn hóa liên tục và vô cùng mạnh mẽ, sâu
sắc.
Xuyên suốt lịch sử văn minh phương Tây người ta thấy nổi lên vai trò của di
dân Do Thái. Tuy khởi đầu của người dan Do Thái là cực kỳ gian nan, nhưng họ đã
dần dần chiếm lĩnh được một vị trí cực kỳ quan trọng trong lịch sử tinh thần phương
Tây. Khởi đầu từ vùng Ur trên sa mạc Ả Rập và có liên hệ mật thiết với người Ả Rập,
giống dân du mục này đã chuyển đến các vùng đồi và vùng Nege vào thế kỷ XX B.C
(viết tắt của Before Christ : ‘trước Công nguyên’); một bộ phận chuyển đến Ai Cập
khi mà nền văn minh Ai Cập đã rất huy hoàng. Khi đó, họ vẫn là dân du mục, chưa có
thói quen của người thành thị, không có giai cấp quý tộc, nhưng họ đã có tôn giáo độc
thần (Monotheism). Rồi bộ tộc này dần chiếm lĩnh cả vùng Canaan, hòa nhập vào xã
hội đô thị, đa thần giáo và chạy theo của cải vật chất nơi đây. Vương quốc Do Thái
nhỏ bé đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ X trước CN dưới thời vua David và Solomon.
Cuộc nội chiến giữa miền Bắc (Israel) và miền nam (Juda) khiến họ suy yếu và cuối
cùng bị rơi vào tay đế quốc Babylone, rồi tiếp đó dưới tay người Ba Tư.
Sự phục hưng của người Do Thái diễn ra sau đó, trong thế kỷ thứ V đến thế kỷ
thứ I trước CN. Họ tái thiết lại Jerusalem, nhưng vẫn luôn bị các đế chế từ Ba Tư, Hy
Lạp đến La Mã chi phối như một nước phiên thuộc. Lịch sử sau đó với dân tộc này hết
sức đau thương. Họ tản mát khắp hoàn cầu. Tuy bị áp bức hàng ngàn năm và bị phân
tán thành hàng trăm bộ tộc khác nhau trên thế giới, nhất là ở Châu Âu, nhưng tất cả họ
vẫn mơ về một ngày phục quốc, về miền đất hứa và kỳ lạ nhất họ vẫn là một dân tộc

12
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

đồng nhất về phong tục tập quán và tôn giáo, tín ngưỡng. Họ nhận sứ mệnh sáng tạo
ra tôn giáo độc thần cho văn minh phương Tây, như ta sẽ phân tích dưới đây. Người ta
cho rằng, bí quyết của sự đồng nhất dân tộc đó chính là niềm tin trong thế giới tinh
thần mãnh liệt của họ.
1.4. Đặc trưng của hai khu vực văn hóa-văn minh
Mỗi loại hình văn hóa trọng động và trọng tĩnh (gốc du mục và gốc nông nghiệp)
là một chùm những đặc trưng khu biệt theo từng thành tố (tiểu hệ) do môi trường sống
và loại hình kinh tế quy định.
1.4.1. Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên hình thành hai thái độ đối
lập: Dân nông nghiệp sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, ở cố định một chỗ với cái
nhà, cái cây của mình nên có ý thức tôn trọng, không dám ganh đua với thiên nhiên.
Sống hòa hợp với thiên nhiên - đó là mong muốn của cư dân các nền văn hóa trọng
tĩnh phương Đông. Người Việt Nam mở miệng là nói "lạy trời", "nhờ trời", "ơn trời":
"Lạy trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống, Lấy ruộng tôi cày, Lấy đầy bát cơm, Lấy
rơm đun bếp"; "Ơn trời mưa nắng phải thì, Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu"... (ca
dao).
Còn dân du mục thì nếu thấy ở nơi này không thuận tiện, họ có thể dễ dàng bỏ đi
nơi khác, do vậy dẫn đến tâm lý coi thường thiên nhiên; bởi vậy mà các nền văn hóa
phương Tây trọng động luôn mang trong mình tham vọng chinh phục và chế ngự
thiên nhiên. V.C. Ferkiss đã nhận xét rằng tư tưởng phương Tây cổ truyền, từ triết
học Hy-La, qua Thiên chúa giáo, đến triết học duy lý Descartes luôn bộc lộ "khuynh
hướng khuyến khích một thái độ thù địch với thiên nhiên...: thiên nhiên phải được
chinh phục, vì nó là thù nghịch".
1.4.2. Về mặt nhận thức, hai loại hình văn hóa này tạo nên hai kiểu tư duy trái
ngược nhau: Nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, sống phụ thuộc vào thiên
nhiên. Đó chính là đầu mối của lối tư duy tổng hợp. Tổng hợp kéo theo biện chứng -
cái mà người nông nghiệp quan tâm không pải là tập hợp của các yếu tố riêng rẽ, mà
là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn
biện chứng là chú trọng đến mọi mối quan hệ giữa chúng - đó chính là đặc trưng tư
duy của văn hóa gốc nông nghiệp trọng tĩnh mà nông nghiệp lúa nước là điển hình.
Ngược lại, đối tượng quan tâm của nghề chăn nuôi không tản mạn mà tập trung vào
đàn gia súc, con vật. Xuất phát từ cái chỉnh thể, tư duy của con người tất yếu đi theo
lối phân tích để tách ra các yếu tố cấu thành; từ con vật hoàn chỉnh mổ xẻ chia ra các
bộ phận. Và đối tượng quan tâm ở đây tập trung vào chính các bộ phận riêng lẻ ấy (vì
mối liên hệ giữa chúng trong chỉnh thể đã là đương nhiên), cho nên phân tích kéo theo
siêu hình - chú ý tới các yế, trừu tượng hóa chúng khỏi các mối liên hệ. Phân tích và
siêu hình - đó chính là đặc trưng tư duy của văn hóa trọng động mà phương Tây là
điển hình.
Ở Châu Âu, các từ "biện chứng" (dialectics) và "siêu hình" (metaphisics) đều đã
có từ trước công nguyên, song chỉ có từ siêu hình (t. Hy Lạp meta phisika chỉ những
phần trong tác phẩm của Aristote, xếp sau phần nói về vật lý, bàn về những cái khởi
đầu bất biến, cao siêu) là được sử dụng với nghĩa gần giống ngày nay - chỉ cái bất
biến, biệt lập và tĩnh tại. Từ biện chứng (t. Hy Lạp dialektike) ban đầu chỉ nghệ thuật
tranh luận và phân chia khái niệm (= phân loại, tức là ở một khía cạnh nào đó, rất gần
nghĩa với "siêu hình"); nghĩa dùng ngày nay chỉ mới hình thành từ thời Phục Hưng.

13
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Tư duy phân tích và siêu hình là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của khoa
học theo nghĩa phương Tây của từ này. Khoa học hình thành theo con đường thực
nghiệm, khách quan, lý tính. Một tư tưởng sẽ được coi là khoa học khi nó: a) được
biện giải, lập luận một cách chặt chẽ, lý tính; và b) kiểm tra được bằng thực nghiệm.
Để đạt được hai tiêu chuẩn ấy, việc nghiên cứu khoa học bao giờ cũng phải giới hạn
đối tượng nghiên cứu, cô lập nó khỏi các đối tượng có liên quan (kể cả người nghiên
cứu), xem xét nó như bằng cặp mắt của người khác (khách quan). Tính chặt chẽ và
sức thuyết phục của khoa học từ đó mà ra. Tuy nhiên, do phương pháp khoa học bao
giờ cũng giới hạn đối tượng cho nên cái đúng của khoa học chỉ là đúng trong phạm vi
những giới hạn ấy (ví dụ, các định lý toán học được chứng minh rất chặt chẽ trong
phạm vi của một hệ thống tiên đề không được chứng minh), bởi vậy, khoa học chỉ là
những cố gắng "đi gần đến chân lý bằng cách tạo ra những trừu tượng, những khái
niệm, những quy luật". Tức là, khoa học có nhược điểm là bao giờ cũng có phần sai
lầm. Xuất hiện một nghịch lý: chính vì luôn chứa sai lầm cho nên khoa học phát triển
rất nhanh (tư tưởng trước sai nên mới có tư tưởng sau thay thế nó).
Ngược lại, ở lối tư duy tổng hợp và biện chứng, sự chú ý bị phân tán, không có
điều kiện cho việc hình thành những ngành khoa học chuyên sâu, nhưng bù vào đó, nó
lại là cơ sở cho việc hình thành một nền ĐẠO HỌC - đó là hệ thống những tri thức
thu được bằng con đường kinh nghiệm, chủ quan, cảm tính. Vì vậy, người ta cũng nói
rằng đạo học phương Đông có tính cách siêu hình. Trong trường hợp này, từ "siêu
hình" được dùng theo một nghĩa khác, không đối lập với khái niệm biện chứng: Nó
chỉ lĩnh vực tâm linh, không nhận thức trực tiếp được bằng các giác quan (= nằm trên
cái hữu hình).
1.4.3. Về mặt tổ chức cộng đồng, ta có thể xem xét trên hai phương diện: nguyên
tắc tổ chức cộng đồng và cách thức tổ chức cộng đồng.
a. Về nguyên tắc tổ chức cộng đồng, người nông nghiệp ưa tổ chức theo nguyên
tắc trọng tình. Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa
thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình (tục
ngữ). Lối sống trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ
nữ.
Không phải ngẫu nhiên mà vùng nông nghiệp tiêu biểu - khu vực Đông Nam Á
này được nhiều học giả phương Tây gọi là "xứ sở Mẫu hệ" (le Pays du Matrircat). Cho
đến tận bây giờ, ở các dân tộc ít chịu hoặc hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của văn
hóa Trung Hoa như Chăm và nhiều dân tộc Tây Nguyên (Êđê, Giarai...), vai trò của
phụ nữ vẫn rất lớn: phụ nữ chủ động trong hôn nhân, chồng về ở đằng nhà vợ, con cái
đặt tên theo họ mẹ...
Đến phương Tây thì nguyên tắc tổ chức cộng đồng của họ là trọng sức mạnh,
trọng tài, trọng võ, trọng nam giới. Vào thời La Mã cổ đại, phụ nữ không hề có tên
riêng: cho đến nay, nhiều nước châu Âu vẫn giữ tục lệ phụ nữ mang họ + tên chồng
trong cả các văn bản chính thức; ở một số dân tộc phương Tây, con cái mang họ cha
chưa đủ mà còn phải luôn kèm thêm cả tên cha bên cạnh. Truyền thuyết Thiên Chúa
giáo coi người đàn bà chỉ là cái xương sườn của người đàn ông mà thôi! Khi có mâu
thuẫn liên quan đến một người đàn bà, những người đàn ông phương Tây xưa giải
quyết bằng cách đấu gươm và sau này thì đấu súng với nhau mà không hề quan tâm
đến ý kiến của chị ta. Trong các ngôn ngữ phương Tây, nhiều danh từ chỉ nghề nghiệp
hoặc chức vụ quan trọng đều mang giống đực hoặc cấu tạo với từ căn mang nghĩa

14
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

"người đàn ông", chẳng hạn trong tiếng Anh: chairman (chủ tịch), hedman (thợ cả),
shopman (người bán hàng), tradesman (người buôn bán), newsman (người bán báo),
oilman (người bán dầu),...
b. Lối tư duy tổng hợp và biện chứng, luôn phải đắn đo cân nhắc của người làm
nông nghiệp cộng với lối sống trọng tình đã dẫn đến cách thức tổ chức cộng đồng theo
lối linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, dẫn đến triết lý
sống của người Việt Nam là: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với Bụt thì mặc áo cà
sa, đi với ma mặc áo giấy. Nguyên tắc sống trọng tình cảm và nhu cầu về một cuộc
sống hòa thuận càng làm cho lối sống linh hoạt trở nên đậm nét hơn và là cơ sở của
tâm lý hiếu hòa trong quan hệ xã hội:
Ngược lại, tư duy phân tích và siêu hình của văn hóa trọng động dẫn đến cách thức
tổ chức cộng đồng theo nguyên tắc. Cuộc sống du cư của tổ tiên khi xưa đòi hỏi con
người luôn phải sống có tổ chức, phải tuân thủ kỷ luật chặt chẽ, sớm dẫn đến sự hình
thành một nếp sống theo pháp luật, với tính tổ chức cao. Cách thức tổ chức theo
nguyên tắc liên quan đến lối sống trọng lý - đề cao lý trí (theo lối nói cực đoan
phương Tây là duy lý). Để duy trì được nguyên tắc, kỷ luật, văn hóa trọng động tạo ra
cách cư xử mà quyền lực tuyệt đối nằm trong tay người cai trị (quân chủ). Nền quân
chủ hà khắc phương Tây thống trị bằng sức mạnh và thanh kiếm kéo dài suốt thời
Trung cổ, khiến cho cuộc sống trở nên không thể chịu đựng được. Những cuộc cách
mạng tư sản nối tiếp nhau đã đưa châu Âu sang giai đoạn dân chủ tư sản, và với nền
dân chủ này, vai trò của phụ nữ mới bắt đầu được đề cao. Song ban đầu nó chỉ như
một thứ mốt, nó thiên về những biểu hiện hình thức ngoài đường hơn thực chất trong
nhà. Mãi đến năm 1920, phụ nữ Mỹ mới được quyền bỏ phiếu, đến năm 1928 phụ nữ
Anh mới được quyền bầu cử.
Tư duy phân tích, cách tổ chức cộng đồng theo nguyên tắc, v.v... dẫn đến một đặc
điểm quan trọng của văn hóa phương Tây là tâm lý trọng cá nhân. Thời trung cổ trở
về trước là coi trọng cá nhân người cai trị, thời dân chủ tư sản về sau là coi trọng tự do
cá nhân của mỗi con người.
Các quốc gia có văn hóa trọng động thường duy trì một đường lối cai trị hà khắc,
trong tôn giáo thì độc tôn và trong quan hệ với các quốc gia lân bang thì thường giải
quyết mâu thuẫn bằng chiến tranh. Lịch sử nhân loại cho thấy rằng tất cả những cuộc
chiến tranh xâm lược đều do những dân tộc thuộc loại hình văn hóa trọng động (hoặc
động hơn) gây ra cho những dân tộc thuộc loại hình văn hóa trọng tĩnh (hoặc tĩnh
hơn).
Các đặc trưng trên được trình bày trong bảng sau:
Phương diện Văn minh phương Đông Văn minh phương Tây
Đặc Địa hình Đồng bằng (ẩm, thấp) Đồng cỏ (khô, cao)
trưng Nghề chính Trồng trọt Chăn nuôi
gốc Cách sống Định cư Du cư
Ứng xử với
Tôn trọng, sống hòa hợp với Coi thường, tham vọng
môi trường tự
thiên nhiên chế ngự thiên nhiên
nhiên
Thiên về tổng hợp và biện chứng Thiên về phân tích và siêu hình
Lối nhận thức,
(trọng quan hệ); chủ quan, cảm (trọng yếu tố); khách quan, lý
tư duy
tính và kinh nghiệm tính và thực nghiệm

15
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Tổ Nguyên tắc Trọng tình, trọng đức, trọng văn, Trọng sức mạnh, trọng tài, trọng
chức tổ chức CĐ trọng nữ võ, trọng nam
cộng Cách thức Linh hoạt và dân chủ, Nguyên tắc và quân chủ,
đồng tổ chức CĐ trọng cộng đồng trọng cá nhân
Ứng xử với Dung hợp trong tiếp nhận; mềm Độc tôn trong tiếp nhận; cứng
môi trường xã hội dẻo, hiếu hòa trong đối phó rắn, hiếu thắng trong đối phó
Bảng 1.1: So sánh đặc trưng của hai khu vực văn minh phương Đông-phương Tây
Đây là hai loại hình văn hóa-văn minh cơ bản có tính cách bao trùm. Trong việc
hình thành các loại hình văn hóa/văn minh thì các điều kiện tự nhiên giữ vai trò chi
phối chủ đạo, còn ở những biểu hiện cụ thể của chúng trong thực tế thì cả các điều
kiện tự nhiên và xã hội đều đóng vai trò quan trọng khiến cho hai loại hình này mang
tính đan cài rất đa dạng. Sự đa dạng này có thể quy về ba quy luật.
1. Thứ nhất, trong thời gian, các đặc trưng của hai loại hình văn hóa được đa dạng
hóa bởi quy luật phát triển hình sin mang tính chu kỳ. Chu kỳ này thường có các
bước phát triển không đồng đều. Chính sự không đồng đều ấy là cơ sở cho phép xác
định loại hình cho từng nền văn hóa.
Thật vậy, về kinh tế, nhân loại nhìn chung phát triển qua các hình thái: hái lượm và
săn bắt, trồng trọt và chăn nuôi, công nghiệp và thương nghiệp, văn minh trí tuệ (tin
học)... Sơ đồ tiến hóa chung là như thế, nhưng việc một nền văn hóa trải qua những
giai đoạn nào, giai đoạn ấy diễn ra chớp nhoáng hay kéo dài thì còn tùy thuộc vào các
điều kiện tự nhiên và xã hội cụ thể.
Điều kiện tự nhiên miền Tây Bắc của thế giới (phương Tây) thuận lợi hơn cho việc
chăn nuôi, vì vậy chăn nuôi du mục ở đây phát triển, còn nông nghiệp trồng trọt giữ
một vai trò rất nhỏ bé; nền kinh tế này sớm chuyển sang thương mại và công nghiệp -
một sự chuyển biến được hỗ trợ bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật - sản phẩm
của tư duy phân tích (điều kiện xã hội). Mục súc và công thương nghiệp là hai giai
đoạn phát triển chủ yếu của kinh tế phương Tây. Do điều kiện xã hội, không phải tất
cả các cộng đồng du mục điều phát triển thành đô thị và công nghiệp. Du mục muốn
chuyển sang thương nghiệp thì hàng hóa phải dồi dào. Thương nghiệp muốn chuyển
thành đô thị thì phải sống định cư tại những vùng giao thông thuận tiện với số dân
tăng đến một mức nào đó. Muốn hình thành công nghiệp thì phải có khoa học kỹ thuật
phát triển. Người Mông Cổ không hội đủ những điều kiện đó nên đến nay vẫn còn du
mục; người Digan thì đã thôi du mục và sống phân tán thành từng nhóm nhỏ.
Trong khi đó, điều kiện tự nhiên chủ yếu của miền Đông Nam (phương Đông) là
đồng bằng sông nước và núi non, thuận lợi hơn cho việc trồng trọt. Chính vì vậy mà,
"trên cơ sở kinh tế hái lượm phát triển ở vùng rừng nhiệt đới, các bộ lạc Hòa Bình đã
thực hiện một bước nhảy có ý nghĩa lớn lao...: phát minh nông nghiệp". Nông nghiệp
trồng trọt ở đây phát triển mạnh trong một thời gian dài, gần đây mới bắt đầu công
nghiệp hóa, nhưng công nghiệp thuần túy rồi sẽ qua nhanh nhường chỗ cho văn minh
trí tuệ...
Về tổ chức xã hội, các nền văn hóa đều đi qua các hình thức: dân chủ1 (sơ khai),
quân chủ dân chủ2... Hình thức dân chủ sơ khai phù hợp với tổ chức xã hội nông
nghiệp nên ở các nền văn hóa nông nghiệp, giai đoạn dân chủ này tồn tại khá dài, nó
để lại dấu ấn rõ rệt ngay cả khi đã bước vào quân chủ phong kiến (ở Việt Nam, chỉ
đến triều Lê nó mới phai nhạt).

16
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Ngược lại, ở các nền văn hóa trọng động phương Tây thì giai đoạn dân chủ sơ khai
đã chết yểu nhường chỗ cho nền quân chủ bộ lạc, rồi quân chủ phong kiến kéo dài tới
khi có nền dân chủ tư sản thay thế. Ngay cả cái thể chế gọi là cộng hòa của Hy Lạp -
La Mã cũng đã mang đầy sự bất bình đẳng rồi: Trong sách République, Platon phân
biệt ba đẳng cấp: lớp quý tộc thống trị, lớp võ sĩ và lớp bị trị; Aristote cho rằng nô bộc
là hạng người trời sinh ra để làm công cụ cho lớp thống trị, cũng như phụ nữ là để sản
xuất và nuôi con.
Về tôn giáo, phương Tây từ tín ngưỡng đa thần sơ khai nhanh chóng chuyển sang
nhất thần giáo và tôn giáo độc tôn, còn ở các nền văn hóa gốc nông nghiệp trọng tĩnh
thì tín ngưỡng đa thần được kế tục bằng tình trạng đa tôn giáo.
2. Trong không gian, hai loại hình văn hóa được đa dạng hóa bởi quy luật phát
triển đan cài do giao lưu văn hóa, do sự khác biệt về các điều kiện tự nhiên và xã hội
trong nội bộ mỗi vùng, mỗi nền văn hóa. Do vậy mà không có nền văn hóa nào là
nông nghiệp hoàn toàn hoặc du mục hoàn toàn.
Căn cứ vào những đặc trưng đã nêu, ta luôn có thể nhận diện và xác định mức độ
trọng tĩnh (nông nghiệp) hay trọng động (du mục) của từng nền văn hóa. Theo đó có
thể thấy sự phân chia Đông-Tây truyền thống, chưa phải là hợp lý, bởi lẽ bên cạnh hai
vùng văn hóa gốc nông nghiệp và gốc du mục khá điển hình (cực Tây-Bắc và cực
Đông-Nam), có một vùng đệm khá lớn bao gồm từ châu Phi qua Ai Cập lên Đông
Xibiri sang tới Ấn Độ, Mông Cổ, Bắc Trung Hoa - vùng này mang những đặc trưng
của cả hai loại hình trên nhiều phương diện.
Mỗi giai đoạn phát triển của văn hóa (mỗi loại hình văn minh) cũng có thể được
xem xét trên phương diện mức độ trọng tĩnh hoặc trọng động. Chẳng hạn, công nghiệp
và đô thị là trọng động, đối lập với nông nghiệp và nông thôn trọng tĩnh.
3. Quan hệ giữa hai loại hình văn hóa về cơ bản tuân theo một quy luật chung là
chiến tranh thường đi từ vùng du mục hơn đến vùng nông nghiệp hơn, ngược lại văn
hóa lại thường đi từ vùng nông nghiệp hơn đến vùng du mục hơn.
Xét trên đại thể có thể nói rằng chiến tranh thường đi từ Tây-Bắc xuống Đông-
Nam: Người Aryens xâm lăng Ấn Độ và tổ tiên người Trung Hoa chiếm lĩnh vùng
sông Hoàng Hà đều từ miền Tây Bắc; người Trung Hoa từ đời Tần - Hán thì bành
trướng xuống vùng phía Nam sông Dương Tử; người Mông Cổ, Mãn Thanh thì xâm
lăng Trung Hoa; người Bắc Âu (Noócmăngđi, Giécmanh) xâm lăng Trung và Nam Âu
(vùng Địa Trung Hải); người vùng Địa Trung Hải (La Mã) thì xâm lăng Ai Cập và Ba
Tư... Còn văn hóa thì thường đi từ Đông Nam lên Tây Bắc; Ở phía Tây thì từ Ai Cập
và Lưỡng Hà lên Địa Trung Hải, từ Địa Trung Hải lên vùng Bắc Âu; ở phía Đông thì
từ vùng phía Nam sông Dương Tử lên vùng lưu vực sông Hoàng Hà, từ phía Đông
sông Hoàng Hà sang phía Tây sông Hoàng Hà, từ lưu vực sông Hoàng Hà lên vùng
Mông Cổ...
1.5. Sự khác biệt giữa văn hóa truyền thống phương Đông với văn hóa
phương Tây xét từ phương diện nhận thức và phương diện tư duy
Xã hội phương Đông truyền thống là xã hội nông nghiệp vì vậy văn hóa gốc
phương Đông là văn hóa gốc nông nghiệp và bản sắc văn hóa của nó trội nhất là tính
chất nông nghiệp – nông thôn. Xã hội phương Tây truyền thống là xã hội chăn nuôi du
mục vì vậy văn hóa gốc phương Tây là văn hóa gốc du mục.
1.5. 1. Khác biệt trên phương diện nhận thức

17
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Văn hóa gốc nông nghiệp – phương Đông chứa những đặc trưng âm tính là chủ
yếu. Ở thì muốn yên ổn một chỗ, với thiên nhiên thì muốn hòa hợp, với mọi người thì
nặng về tình cảm… Văn hóa gốc du mục – phương Tây thì chứa đựng những đặc
trưng dương tính là chủ yếu. Ở thì nay đây mai đó, với thiên nhiên thì muốn chinh
phục, với mọi người thì thiên về bạo lực… Xét theo góc độ triết lí âm dương, có thể
gọi văn hóa gốc nông nghiệp là loại văn hóa trọng âm, còn văn hóa gốc du mục là loại
văn hóa trọng dương.
Trong văn hóa gốc nông nghiệp trọng tĩnh thì phương Nam và phương Đông được
coi trọng động. Màu đỏ ở phương Nam được xem là màu của niềm vui và mọi sự tốt
lành. Đám cưới, ngày tết, việc vui mừng gì cũng dùng màu đỏ. Màu xanh của phương
Đông được xem là sự sống. Trong văn hóa gốc du mục trọng động thì phương Bắc và
phương Tây lại được coi trọng.
Phương Đông với đặc tính là chủ quan nên trong đời sống thường dùng những kích
cỡ của con người để đo đạc tự nhiên. Khi định vị các huyệt trên cơ thể để châm cứu
trong y học cổ truyền sử dụng thước đo là thốn – một đốt giữa ngón tay giữa của
người bệnh để xác định huyệt của từng người. Trong khi đó phương Tây đòi hỏi phải
khách quan, chính xác trẻ em thì có thuốc uống dành cho trẻ em, người lớn bệnh thì
có thuốc cho người lớn trẻ em không được uống.
Ở phương Đông truyền thống nói chung thiên về đức trị hơn là pháp trị. Phương
Tây truyền thống với tính chất nền chăn nuôi du mục nên đòi hỏi phải có kỉ cương,
pháp luật chặt chẽ, đã ban hành ra thì phải thực hiện không thực hiện thì bị xử lí theo
luật định, thiên về pháp trị.
Phương Tây, nói rằng “một người”. Đã gọi là người, thì người nào cũng vậy. Một
người đã tới tuổi thành nhân rồi thì không còn ở dưới quyền cha mẹ nữa chỉ ở dưới
quyền pháp luật. Pháp luật cho mọi người được tư tưởng tự do, ngôn luận tự do, cư trú
tự do,... những quyền tự do ấy, người khác, dầu là cha mẹ cũng không được can thiệp
đến.
Phương Đông, trừ ông vua ra, hầu như không có “người” nào hết. Bởi vì “xuất thổ
chi tân, mạc phi vương thần”, ai cũng là thần thiếp của vua, ai cũng là dân của vua.
Không những thuộc về vua mà ai còn có cha mẹ, thì phải kể cái thân mình là của cha
mẹ. “Cha mẹ đặt đâu ngồi đó, bảo chết hay chết, bảo sống hay sống”. Người trong
làng thì kể như con của làng, cho nên nói rằng “con làng nhờ làng”, không tự mình
làm chủ lấy mình được; song là thuộc về vua, về cha mẹ, về quan, về làng, về họ, nếu
là đàn bà thì còn thuộc về chồng nữa.
Pháp luật đối với mọi người thì tùy từng bậc mà khác: cùng phạm một tội mà dân
bị phạt trọng, quan được phạt khinh; cùng phạm một tội mà kẻ thứ ấu bị phạt trọng, kẻ
tôn trưởng được phạt khinh theo Đông phương thì như thế là có trật tự nhưng theo
phương Tây như vậy là bất công vì ai cũng có quyền bình đẳng như nhau.
Xã hội Tây phương thì như bầy chim sẻ, con nào cũng một lứa như con nào, và
con nào cũng tự kiếm ăn cho con nấy, song cũng hiệp nhau thành bầy. Xã hội Đông
phương thì như bầy kiến, có con lớn con nhỏ, con lớn giữ phần cai quản, con nhỏ lo
việc đi kiếm ăn, song cũng hiệp nhau thành bầy.
Phương Đông có Nho giáo với thuyết NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ, TÍN trong đó
TRÍ đứng thứ tư sau NHÂN LỄ NGHĨA thuộc phạm trù đạo đức. Với thuyết NHÂN,
TRÍ, DŨNG thì TRÍ vẫn là thứ hai sau NHÂN. Với thuyết “Tiên học lễ, hậu học văn”,
VĂN là sau LỄ. Với thuyết “tam lập” (tam bất hủ) thì trên hết là lập đức rồi đến lập

18
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

công. Còn lập ngôn đứng cuối. Rõ là đặt ĐỨC cao hơn TRÍ. Với chữ TÀI cũng vậy.
Phải sau TÂM (cũng là ĐỨC), đúng như Nguyễn Du nói: “Chữ Tâm kia mới bằng ba
chữ Tài”. Trong khi ở phương Tây, khuynh hướng chủ đạo là đặt TRÍ trên hết và từ đó
đã tạo ra những thành tựu vĩ đại về khoa học kỹ thuật.
Văn hóa phương Đông là nền văn minh tinh thần, chủ trương con người và vạn
vật đồng 1 thể, chỉ có đạo học, giới thiệu cách sống con người sống hài hòa với vũ
trụ thiên nhiên, với cộng đồng loài người, trọng lễ nhạc, vì đời không có lễ thì đời sẽ
loạn, đời không có nhạc thì đời sẽ khô khan, bỏ trừ cái “tôi”, kiềm hảm thị dục,
kiến trúc thì thấp ẩn trong lùm cây. Đại diện cho văn hóa phương đông là Ấn Độ và
Trung Quốc.
Văn hóa phương Tây là nền văn minh vật chất, chủ trương con người phải chinh
phục vũ trụ, bắt vũ trụ thiên nhiên phải phục vụ cho con người, đề cao tự do cá nhân,
đo văn minh bằng máy móc chế ra được, đo sức mạnh bằng vũ khí chế ra được và
chinh phục bao nhiêu nước làm nô lệ, chủ nghĩa bá quyền, đề cao cái “tôi”. Đại diện
cho nền văn hóa này Hy Lạp, La Mã.
1.5.2. Khác biệt trên phương diện tư duy
Phương Tây mang tính phân tích, lý tính. Phương Đông mang tính tổng hợp và
trực giác.
Phương Tây quan tâm tới làm chủ tự nhiên, phương Đông thì nhận thức và làm
chủ bản thân. Phương Tây dựa vào nỗ lực của người, Phương Đông suy tưởng.
Với phương Tây là kiểu tư duy thiên về tuyến tính, kèm theo là năng lực tư duy
phân tích, từ đó đi vào con đường phát triển khoa học, đặc biệt là khoa học thực
nghiệm, thực dụng, tạo ra một nền văn minh vật chất đồ sộ, phi thường, kèm theo là
một nền văn minh tinh thần kiểu phương Tây. Với phương Đông lại có kiểu tư duy
thiên về cầu tính mang tính chất tổng hợp giữa trực giác và lý tính, vô thức và hữu
thức, tiềm thức và ý thức, ít năng lực duy lý, phân tích, do đó không phát triển mạnh
về khoa học kỹ thuật, không xây dựng được đời sống văn minh vật chất bề thế như
phương Tây.
Người phương Tây, mọi sự vật trong thế gian bất kỳ lớn hay nhỏ, thấy được hay
không thấy được, hễ mình muốn biết thì phải biết cho đến nơi, cho đâu ra đó, chớ
không được mập mờ, không được lộn xộn. Bởi vậy họ phải làm ra cái cách để mà biết.
Đối với một sự vật gì, họ cứ nhặt lấy những cái kinh nghiệm mỗi khi một ít, những cái
tri thức mỗi nơi một chút, rồi quán thông lại, lập ra những cái nguyên tắc, công lệ, và
những cái thuyết có thống hệ, mà ai cũng không cãi được nữa, thì bấy giờ sự biết mới
đích xác và sự học về sự vật ấy mới thành, ấy gọi là khoa học.
Sự học phương Đông thì thật là mênh mông và mầu nhiệm. Kẻ học cứ sách mà đọc
tràn đi rồi hiểu được chừng nào thì hiểu. Những sự vật mà ta muốn biết, tán mạn ra
trong sách mỗi nơi một ít, không có xâu suốt lại thành từng món một, không có đặt ra
phương pháp gì để noi đó mà tìm tòi. Sách thì dạy trước bác mà sau ước. Kinh Thơ
nói vô số là chuyện, rồi ước lại một chữ Trung, Kinh Lễ nói vô số là chuyện rồi ước
lại một chữ Kính, bác thì cực kỳ là bác, mà ước thì cực kỳ là ước. Đến Kinh Dịch mới
là ảo diệu vô cùng: quẻ Kiền có nói đến “rồng bay” (long phi), mà kỳ thiệt không phải
là rồng bay; quẻ Khôn có nói đến “ngựa cái” (tẩu mã), mà kỳ thiệt không phải là ngựa
cái; chẳng qua nói bóng vậy thôi, không khác nào “con rồng có bảy đầu mười sừng”
và “con thú ở dưới đất lên” đã nói trong sách Khải huyền của kinh Tân Ước. Sách
Xuân thu cũng vậy, nói “Doãn thị chết” song không trọng tại Doãn thị chết mà trọng

19
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

tại cái ý chê Thế Khanh; nói “thiên vương đi săn”, song không phải đi săn mà là bị
chư hầu bắt hiếp. Càng những chỗ sâu hiểm éo le như vậy, thì lại càng tôn cho là vi
ngôn đại nghĩa. Cứ theo sách thì những âm dương, ngũ hành, cũng đều là những cái
giả tượng mà thôi, chớ không phải chỉ ngay về hiện trạng và thiệt tế mà ta ngó thấy
đâu. Vì vậy cho nên gọi là huyền học.
Nghề làm thuốc ở phương Đông: Bắt đầu dạy về ngũ tạng: tâm, can, tì, phế, thận,
thì dạy rằng nó hiệp với ngũ hành, phối với ngũ vị, ứng với ngũ phương và tứ thời.
Dạy về dược tánh thì: một vị bạch truật mà chủ cả công cả bổ, đã kiện tì cường vị, lại
trị thấp, bĩ, hư đàm; càn cương sao hắc thì nhập thận; hỏi tại làm sao thì bảo rằng vì
“thận thuộc thủy, kỳ sắc hắc”. Những điều ấy nếu bắt cứ theo phương pháp khoa học
mà giải nghĩa thì không tài nào giải ra được. Đến lúc trị bệnh, thầy thuốc nói là bệnh
phong, nhưng phong đó không phải là gió; nói là bệnh thấp, nhưng thấp đó không phải
là ẩm ướt; thậm chí nói bệnh tại phế, tại can, nhưng thiệt không phải là đau phổi hay
đau gan. Những chữ phong, thấp, phế, can đó chẳng qua là một thứ chữ trừu
tượng chớ không phải cụ thể. Còn đến cho thuốc thì cùng một bệnh mà mỗi thầy đi
một mặt: thầy thì hàn, thầy thì nhiệt, thầy thì bổ hỏa, thầy thì lợi thủy, thầy thì ít vị,
thầy thì nhiều vị, mỗi thầy đều kê phương dụng dược theo ý mình. Phương Tây thì
nặng về phân tích và chú ý đến các yếu tố, do vậy thường can thiệp trực tiếp vào cơ
quan bị suy yếu trong cơ thể, đau chỗ nào thì tiêm, cắt bỏ, chích chỗ ấy.
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên. Bởi vậy từ trong tâm khảm của
người dân, tự nhiên là đấng tối cao. Sản xuất nông nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả khi
thuận tự nhiên. Những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất được người dân đúc
kết qua nhiều thế hệ và dựa vào kinh nghiệm có được của mình mà áp dụng.
Dấu ấn nông nghiệp phương Đông cũng được thể hiện trong cái ăn. Hầu hết các
món ăn điều được pha chế tổng hợp, rau này với rau khác, rau quả với cá tôm…. Các
món xào, nấu, ninh… rất ít khi chỉ có thịt tiêu biểu với món cơm chiên dương châu
của Trung Quốc, lẩu hải sản của Thái Lan…. Còn người Việt Nam thì “nấu canh
suông ở truồng mà nấu”. Mâm cơm với nhiều món, mọi người gắp chung một đĩa, các
thành viên trong bữa ăn có liên quan mật thiết thể hiện tính tổng hợp và cộng đồng
khác với phương Tây nơi mọi người hoàn toàn độc lập với nhau mỗi người có một
phần riêng biệt.
Biện chứng và linh hoạt trong dụng cụ ăn đa phần người phương Đông dùng đũa
để tực hiện hàng loạt các chức năng như: gấp, và, xé, vét… một số nước khác thì dùng
tay còn ở phương Tây siêu hình và lí tính, thức ăn chủ yếu là thịt nên cần nhiều dụng
cụ hơn như dao, thìa, đĩa và mỗi thứ thực hiện một chức năng riêng.
Tư tưởng triết học phương Đông thường đi liền với các tôn giáo. Nhà triết học
phương Đông được suy tôn làm người hiền, hiền triết, minh triết. Trái lại triết học
phương Tây thường gắn liền với các thành tựu khoa học. Nhà triết học phương Tây
thường là nhà khoa học nhà bác học.
Triết học phương Đông thiên về trực giác, trong khi triết học phương Tây thiên về
tư duy, duy lí, phân tích, mổ xẻ. Lối tư duy duy lí, phân tích, mổ xẻ của phương Tây
làm cho khoa học kĩ thuật phát triển và kéo theo nó là sự phát triển của công nghệ, kĩ
thuật hiện đại. Lối nhận thức trực giác của phương Đông rất phù hợp với đối tượng
vận động, đặc biệt là khi triết học phương Đông lấy con người làm trung tâm. Trực
giác, linh cảm ban đầu có thể là một sự gợi một tia chớp lóe lên tức thì, giúp định
hướng cho các phát kiến về sau.

20
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Văn hóa phương Đông có những đặc điểm khác với văn hóa phương Tây là:
Khuynh hướng trội của phương Tây là hướng ngoại, chủ động, tư duy lí luận, hiếu
chiến, cá thể phân tích, tri thức suy luận, khoa học, cạnh tranh, bành tướng, tư duy cơ
giới, chú ý nhiều đến thực thể…
Khuynh hứơng nổi trội của phương Đông là hướng nội, bị động, huyền bí, hòa
hợp, quân bình, thống nhất, tâm lí, tâm linh, tập thể, tổng hợp, minh triết, trực giác,
tôn giáo, hợp tác, giữ gìn, tư duy hữu cơ, chú ý nhiều đến quan hệ…
1.5.3. Khác biệt trong tính cách của người phương Tây với người phương Đông
Văn hóa của một dân tộc hay cộng đồng văn hóa một khu vực đều thể hiện ở con
người. Mà phẩm chất người, ngoài một số đặc điểm sinh học ra, còn lại là kết quả của
giáo dục và tác động từ môi trường sống- môi trường tự nhiên và xã hội. cái thế giới
tinh thần ất được khoa học tâm lý và văn hóa gọi là tính cách hay khí chất (mantality)
để đối lập với thể chất (body). Tính cách là cái khuynh hướng của tâm lý con người,
tạo cho mỗi người môt bản sắc riêng. Triết học thì quan niệm’’ Khí chất là toàn bộ
những đặc điểm cá nhân của con người, tiêu biểu cho tính năng động của hoạt động
tiinh thần con người. Nó biểu hiện trong sức mạnh của các tình cảm, trong tình độ sâu
sắc hay hời hoẹt của chúng, trong sự diễn ra nhanh hay chậm của chúng, trong tính
vững chắc hay trong sự biến đổi nhanh chóng của chúng’’.
Tính cách con người thể hiện trong hành vi, ứng xử, quan niệm của họ trên mọi
lĩnh vực đời sống mà con người có quan hệ: quan hệ gia đình, quan hệ yêu đương nam
nữ, tình bạn, tinh cảm tôn giáo, quan niệm về hạnh phúc và khổ đau, vui và buồn,
niềm hi vọng và nỗi sợ hãi, thái độ với môi trường, thành công và thất bại..v.v. Đó đều
là những khía cạnh rất thú vị và quan trọng làm nổi bật bản sắc của văn hóa.
Nếu châu Á thiên về các mối quan hệ trong gia đình và tình cảm giữa cá nhân
đối với cộng đồng, thì người châu Âu lại coi trọng các mối quan hệ trong công việc vả
cuộc sống cá nhân. Không thể nói một cách chính xác được quan điểm nào tối ưu hay
tốt nhất có thể áp dụng cho tất cả, quan điểm nào cũng cái ưu và nhược điểm của nó,
nhưng nếu biết cách bổ sung, hoc tập lẫn nhau thì con người sẽ ngày càng tiến bộ.
Mỗi quốc gia đều có những nét riêng của quốc gia đó, ngay cả các nước trong
cùng một khối chung như Liên minh châu Âu đi chăng nữa cũng sẽ có những điểm mà
có thể dễ dàng nhận biết giữa các quốc gia. Đó có thể là việc bắt tay như: người Đức
thì bắt chặt tay, trong khi đó người Pháp thì có thói quen bắt tay nhanh và nhẹ…
Nhưng người châu Âu nói chung vẫn mang những nét khó lẫn trong phong thái làm
việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày: luôn đòi hỏi sự đúng giờ, khá sòng phẳng;
thận trọng trong giao tiếp, tránh đề cập liên quan đến chuyện riêng tư, dân tộc hay
chính trị…; coi trọng chủ nghĩa cá nhân; luôn muốn mọi việc phải được sắp xếp theo
kế hoạch;…Chính những điều đó làm nên tập tính của con người châu Âu.
Khác biệt trong quan niệm về tình yêu và hôn nhân
Tình yêu nam nữ là chủ đề muôn thưở của cuộc sống và nghệ thuật. Tình yêu
trong đời sống không hẳn giống như trong tác phẩm văn chương nghệ thuật. Tuy
nhiên, khi dịch lại các tác phẩm viết về tình yêu trong lịch sử, người ta vẫn tìm thấy
bóng dáng cái tinh thần yêu dương của con người trong đời thường thời đại ấy.Về vấn
đề này, căn cứ vào văn học nghệ thuật, chúng ta có cảm giác người châu Âu có quan
niềm lãng mạng trong tình yêu. Sự lãng mạng ở đây không chỉ hàm ý tinh thần thuần
túy, mà còn là tinh yêu thể xác, sự tôn thờ hạnh phúc của giao cảm tình dục. Đây là
điều khác biệt lớn với quan niệm phương Đông theo triết lý Nho giáo.

21
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Truyền thống coi trọng hạnh phúc trong tình yêu nhục dục vốn thành hình từ
những thế kỷ đầu thời Phục hưng. Đây là thời điểm bước ngoặc ở châu Âu. Trong văn
học thời trung cổ trước đó, người La Mã coi trọng tình yêu phong nhã, coi người yêu
như một mẫu hình lý tưởng, thuần khiết (chẳng hạn, hai tác giả người Ý những năm
1300, Dante Alighieri và Petrarch. Mỗi người nói về người phụ nữ mình yêu như một
nguồn cảm hứng và là biểu tượng củ sự hoàn hảo). Nhưng từ thời Phục hưng, thơ ca
của người châu Âu đã coi tình yêu như sự phát triển ở cấp độ vượt qua giới hạn cuộc
sống bình thường. Một số nhà thơ đã coi tình yêu nhục dục là một phần của tình yêu.
Họ nhìn nhận tình yêu như một con đường thiêng liêng, là nguồn vẻ đẹp của người
yêu. Soạn giả người Ý Baldasscar Castiglione đã bàn về tình yêu theo quan niệm Plato
ở phần thứ 4 trong The book of the courtier – “ Quyển sách của cận thần” (1528).
Trong nghệ thuật hội họa, việc lý tưởng hóa tình yêu xuất hiện trong những bức
họa đồng quê, tập trung vào mối tình của những người chăn cừu và những người con
gái đẹp. Các nhà thơ thể hiện miền quê như là nơi những khoái cảm đơn giản và chân
thật, khác xa những hoài bảo và lừa lọc của cuộc sống thành phố. Cũng có sự phản đối
những quan niệm xuất hiện trong các mẫu chuyển tục tĩu, tập trung và bản năng tình
dục thô bạo và các bài viết tấn công vào những người phụ nữ như thể là người đàn bà
khiêu gợi nguy hiểm, xấu xa khiến cho những người đàn ông lạc lối.
Tình yêu, hôn nhân trong sách vở là vậy;tình yêu hôn nhân trong thực tế khác
hẳn. Ở châu Âu thời Phục hưng, tình yêu không được coi trọng. Yêu rồi kết hôn là
một thứ gì đó thật ngớ ngẩn. Tiền bạc, quền lực và sự sinh tồn trong hôn nhân quan
trọng hơn nhiều. Nhifnchung, con người châu Âu xem tình yêu như một thứ xa rời
thực tế. Hôn nhân không phải vì tinh yêu mà vì các mục đích riêng khá phổ biến. Vấn
đề trinh tiết vào thời Phục hưng vẫn được coi trọng. Các linh mục nhất định phải bảo
tổn trinh tiết và độc thân. Đặc biệt, đối với những tín đồ đạo tin lành, người phụ nữ
phải giữ trinh tiết cho đến khi kết hôn.
Ngày nay, quan niệm của người châu Âu hiện đại với tình yêu và hôn
nhân đã có nhiều thay đổi. Con người châu Âu hiện đại tự do trong tình yêu,tự do
trong hôn nhân. Họ có lối sống phóng khoáng. Yêu nhau,có thể ôm hôn nhau nơi công
cộng. Hai người yêu nhau, có thể dọn về ở chung như vợ chồng mà không cần kết
hôn. Thậm chí, còn có sự khuyến khích mọi người sống với nhau và tìm hiểu thật kĩ
người bạn đời của mình trước hôn nhân. Ở Việt Nam, gần đây hiện tượng nay được
gọi là’’ sống thử’’. Cũng chính vì vậy, người châu Âu không coi trinh tiết là vấn đè
hàng đầu; tình dục trước hôn nhân rồi sinh con là chuyện bình thường. Nhiều người
lựa chọn việc sống chung trong thời gian dài mà không kết hôn. Họ cho rằng kết hôn
là bị ràng buộc hay rườm rà vì các thủ tục nếu phải ly hôn. Theo một cuộc điều tra
nâm 2014 của tờ times, đối với những người trẻ ở Anh hiện nay,hôn nhân chung thủy
mọt vợ một chông không còn là điều quan trọng nhất. Ngày nay, xu hướng kết hôn rồi
ly hôn để bắt đầu cuộc hôn nhân mới là rất phổ biến. Trong cuộc điều tra, có nhiều
người còn cho rằng, hôn nhân lâu dài là phi hiện thực thậm chí là không cần thiết.
Hiện nay, ở nhiểu nước châu Âu như Hungary, Phần Lan, Pháp, Đức, Đan
Mạch…xuất hiện khái niệm gọi là ‘’quan hệ bạn đời’’. Nhưng người yêu nhau không
kết hôn mà đăng kí ‘’quan hệ bạn đời’’ tạ phòng hộ tịch. Họ cũng được hưởng những
quyen lợi rất gần với hôn nhân truyền thống như sử dụng tài sản, nhà cửa, thừa kế,
nuôi con…’’Quan hệ bạn đời’’ này chỉ khác với hôn nhân là hai người không cần
tuyên thệ trước bất kì cơ quan chí chính quyền nào.

22
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Người châu Âu trong tình yêu và hôn nhân có sự bình đẳng nam nữ. Những
đôi yêu nhau, thậm vợ chồng rất sòng phẳng với nhau. Chẳng hạn khi đi ăn cùng
nhau, mỗi người sẽ tự trả cho phần ăn của mình. Người phụ nữ nếu được tặng một
món quà sẽ tim cách đáp trả bằng một món quà khác. Trong cuộc sống hôn nhân, dù
cùng góp phần chi tiêu, nuôi con nhưng hai người nam- nữ vẫn độc lập với nhau trong
vấn đề tài chính.
Trước đây, ở châu Âu cũng đã xuất hiện khái niệm đồng tính nhưng hầu như
chưa phổ biến, trong đó đồng tính nam được biết đến nhiều hơn. Ngày nay, nhiều
người châu Âu cũng thay đổi cái nhìn đối với tình yêu và hôn nhân đống tính. Những
người đồng tính nam hay nữ (gay hay lesbian) cũng có quền yêu nhau. Tháng 4 năm
2009, quốc hội Hungary đã sửa đổi luật liên quan đến cac đăng kí quan hệ bạn đời,
trong đó có người đồng giới. Họ cũng được hưởng những quyền tương tự như những
cặp vợ chồng trong hôn nhân truyền thống. Ở Anh, trong một cuộc điều tra như đã nói
trên, có đến 75% số người được hỏi cho rằng cần đối xử công bằng với người đồng
tính như những người khác và nên’’ bình thường hóa hôn nhân đồng tính.
Vậy là chúng ta nhận thấy những thay đổi mạnh mẽ của người châu Âu hiện
đại so với người châu Âu xưa đối với tình yêu và hôn nhân. Đó là sự tự do, bình đẳng,
phóng khoáng- những nét riêng độc đáo của văn hóa Phương Tây.
Khác biệt trong quan hệ gia đình
Gia đình là nền tảng của bất kì một xã hội nào. Muốn có một xã hội vững
mạnh, phồn vinh thì gia đình không thể tồn tại quá nhiều vấn đề không thể giải quyết
được. Trước đây, phần lớn các gia đình ở châu Âu có nhiều thế hệ chung sống với
nhau như ta đã phân tích trong chương trước. Người châu Âu luôn coi việc kết hôn
hay ly hôn là việc tự nguyện giữa hai bên. Họ không quan tâm đến đời sống hôn nhân
của người khác và cũng không can thiệp cho dù đó là bố mẹ đối với con cái. Người
châu Âu sòng phẳng, rạch ròi trong vấn đề tài sản và con cái, nhưng tăng mức án phí
cho việc giải quyết các vấn đề ly hôn là một nỗ lực của chính phủ các nước nhằm cải
thiện tình trạng ly hôn phổ biến này.
Sự biến đổi to lớn của xã hội châu Âu trong kinh tế, chính trị và văn hóa
khiến cho quan hệ gia đình cũng biến đổi mạnh mẽ theo. Đó là vì châu Âu đã đạt đến
một mức sống cao, nam cũng như nữ đều có khả năng sống tự lập tốt nhờ vào công
việc có thu nhập ổn định. Hạ tầng cơ sở của xã hội như nhà ở (căn hộ), điều kiện hành
nghề và đi lại giao lưu đều rất thuận lợi. Bên cạnh đó hệ thống chính trị cởi mở và nền
pháp luật bảo đảm tự do cá nhân, nhất là quyền bình đẳng giới dành cho phụ nữ, cũng
như nhưng điều kiện chăm sóc trẻ con đều có bước đột phá. Đặc biệt nổi bật là khát
vọng sống tự do, hưởng thụ hạnh phúc cá nhân trong một xã hội cởi mở không còn lệ
thuộc vào lễ giáo nhà thờ nữa vv..khiến cho cấu trúc truyền thống gia đình đỗ vỡ về
cơ bản, tình trạng không kết hôn và ly hôn bùng nổ. Bên cạnh đó là các hình thức biến
thể của gia đình, chẳng hạn như: nam nữ cùng sống chung với nhau mà không đăng
ký kết hôn (partnership), gia đình đơn thân chỉ có bố hoặc mẹ sống cùng con cái,
những cặp đồng giới chung sống với nhau. Và xu hướng giảm hôn nhân, giảm sinh và
tăng ly hôn, cơ cấu gia đình ở các nước EU cũng thay đổi: mỗi gia đình chỉ còn trung
bình 2-4 thành viên, nhiều khi thành viên duy nhất đó là 1 người cao tuổi. Tỉ lệ con
cái ngoài giá thủ cũng không ngừng tăng cao. Theo số liệu của viện nghiên cứu xã hội
học châu Âu, trong năm 2005, ở các nước thuộc liên minh châu Âu, cứ 10 đứa trẻ

23
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

chào đời thì 3 đứa trong giấy khai sinh chỉ có tên mẹ, trong đó Estonia và Thụy Điển
chiếm vị trí đầu bản trên 50%.
Quyền tự do cá nhân quá rộng rãi khiến cho lớp trẻ châu Âu muốn thám hiểm
những chân trời hạnh phúc mới, kể cả tìm đến hôn nhân đồng giới. Hôn nhân đồng
giới được coi là hợp pháp ở nhiều quốc gia châu Âu như: Hà Lan, Thụy Điển, Bỉ….
và hiện tượng này ngày một gia tăng, lan rộng ra các nước trên thế giới, đặc biệt ở các
nước châu Mỹ, châu Âu.
Xu hướng tỉ lệ hôn nhân đổ vỡ đang gia tăng trên khắp châu Âu. Xu hướng này
bắt đầu ở miền Bắc châu Âu, nhưng từ đó đã lan rộng khắp miền Tây và phần lớn
miền Nam châu Âu. Đa số các quôc gia đang cố giảm số lượng các cuộc li hôn. Người
ta thấy có sự khác biệt về tỉ lệ ly hôn trên toàn EU, mà nguyên nhân chủ yếu là do tôn
giáo, xã hội, văn hóa và pháp lý khác nhau. Ở các nước có truyền thống Kitô giáo như
ở Ireland, Italy và Hy Lạp có tỷ lệ ly hôn thấp, trong số 1000 dân chỉ có một cặp vợ
chồng ly hôn. Có thể giải thích cho việc con số này thấp như vậy là do sự nhìn nhận
về việc ly hôn trong tôn giáo khắt khe hơn. Ngược lại trong 2001, các quốc gia ở miền
Bắc và Tây châu Âu có tỷ lệ ly hôn cao nhất.
Tỷ lệ các cuộc ly hôn trong gia đình châu Âu ngày một tăng đã càng đánh mất
sự ti tưởng của con người ở sự thiêng liêng trong việc kết hôn, coi kết hôn là không
cần thiết. Do đó tỷ lệ kết hôn có xu hướng ngày một giảm. Trong năm 2005,tỷ lệ kết
hôn ở cộng hòa Cyprus cao nhất- cứ 1000 dân có 7 cặp, còn ở Hy Lạp, Đan Mạch,
Thụy Điển chỉ số này thấp nhất – chỉ có 3-4 cặp. Nhìn chung tỷ lệ kết hôn ở EU giảm
nghiêm trọng: năm 2006 chỉ có 732.752 đôi kết hôn, giảm 23,9% so với năm 1980.
Có thể thấy, những biến thể trong mô hình gia đình ngày nay ở châu Âu có thể
là sự mở rộng đến mức phá vỡ mọi quan niệm vốn có về gia đình, nhưng đó lạ là điều
khó tránh khỏi. Nguyên nhân chủ yếu là do những thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội
kéo theo sự biến đổi quan niệm về gia đình và hôn nhân.
Vị trí của con cái và quan hệ với cha mẹ trong gia đình cũng biến đổi mạnh mẽ
theo hướng tăng quyền lợi của trẻ, giảm can thiệp, đặc biệt là nghiêm cấm bạo hành
trẻ em. Con cái sau 18 tuổi bắt đầu có cuộc sống riêng của mình, tự nhận thức và
quyết định mọi chuyện, sống theo cách mình muốn. Không ai, kể cả bố mẹ, có quyền
can thiệp vào đởi sống của họ. Chính sự tự lập đã làm hình thành những tố chất ma
sau này khi ra ngoài xã hội rất cần đến và làm phát huy tính cá nhân trong mỗi con
người châu Âu sau này. Cách nuôi dạy con cái hoàn toàn khác với Việt Nam. Người
châu Âu luôn hướng dẫn để con cái có khả năng tự lập ngay từ nhỏ: bắt đầu từ những
việc nhỏ nhặt như cách cho ăn, giáo dục con cái trong các công việc trong gia đình.
Khác biệt trong lối ứng xử
Sự khác biệt về văn hóa giữa châu Âu và Châu Á thể hiện đặc biệt rõ trong cách
thức ứng xử của các cá nhân,. Vì thế có nhà nghiên cứu đã định nghĩa văn hóa là cách
mà người ta giải quyết vấn đề. Điều đó ngày nay thể hiện rõ ngay từ 1 vị khách lạ
bước xuống sân bay của 1 nước xa lạ.
Khi gặp gỡ, người châu Âu thường chào hỏi nhau một cách hồ hởi và nhanh
chóng. Phong cách chung là bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu. Họ luôn tỏ thái độ tự tin,
bình đẳng ít coi trọng cương vị xã hội.
Trong công việc, người châu Âu luôn tỏ rõ bản lĩnh và lòng nhiệt tình của
mình, đòng thời cũng đánh giá người khác qua công việc của họ. Cương vị xã hội,
trong quan niệm của họ, là đo mỗi người tự đặt lấy.Họ rất ngưỡng mộ nhưng người

24
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

bằng năng lực và lòng kiên trì đạt được thành công. Họ có sự kính trọng với truyền
thống gia đình, dòng họ
Người dân châu Âu luôn có ý thức và coi trọng quyền công dân của mọi người.
Họ luôn tin vào qui định của pháp luật để thực hiện công lý trong xã hội, luôn coi
trọng, bảo đảm cho quyền sở hữu cá nhân. Vì thế, những câu hỏi thể hiện sự ân cần
quá mức về cuộc sổng riêng tư không được ưa chuộng như với người châu Á. Tính
độc lập này còn thể hiện trong cả sinh hoạt gia đình (kể cả khi đi du lịch ).Họ thường
nuôi dạy con cái từ nhỏ theo tinh thần luôn có nguyện vọng, xu hướng và khả năng
sống tự lập. Trong đó, người châu Á thường ít tin vào pháp luật, mà coi đó như sự áp
đặt từ bên ngoài và cuộc sống và lợi ích của họ. Vì vậy, mức độ tôn trọng pháp luật
của họ phụ thuộc vào địa vị xã hội, hoc vấn, truyên thống và danh dự gia đình. Họ ít
coi trọng quan hệ láng giềng như người châu Âu. Khi rảnh rỗi, họ có thể vui thú với
bạn bè hoặc trong câu lạc bộ chứ không nhất thiết thăm hỏi những người chung
quanh.
Người châu Âu rất coi trọng tri thức khoa học và tư duy tuyến tính, nên muốn
mọi việc phải được sắp xếp theo kế hoạch và vận động theo một hướng. Với quan
điểm cuộc sống chỉ diễn ra có một lần, họ rất quí và coi trọng thời gian. Họ thường
sắp xếp công việc theo thời gian chính xác, hoạt động phải đúng giờ và thời gian phải
được sử dụng một cách hợp lý, các công việc được giải quyết càng nhanh càng tốt.

25
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Chương 2
CÁC NỀN VĂN MINH Ở KHU VỰC PHƯƠNG ĐÔNG
- CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ THÀNH TỰU TIÊU BIỂU
2.1. Văn minh Tây Á- Bắc Phi - Cơ sở hình thành và thành tựu tiêu biểu
Khu vực Tây Á- Bắc Phi (hay Trung Đông-Bắc Phi), như tên gọi của nó đã chỉ ra,
thuộc về hai châu lục nên điều kiện tự nhiên khá đa dạng cả về địa hình, khí hậu lẫn
môi trường sinh thái. Khu vực này bao hàm các quốc gia đảo Arập (Arập Xêut,
Yêmen, Oman…), lưu vực Lưỡng Hà, bờ Tây vịnh Pecxich (Iraq, Côoet, bán đảo
Arabi, Tây Iran), Tiền Á, (các nước ở phía đông Địa Trung Hải như Siri, Libăng,
Gioocđani, Ixraen), bán đảo Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ- nước nay thuộc Châu Âu nhưng
văn hóa truyền thống phương Đông), các nước thuộc Đông-Bắc Phi (Ai Cập, Xu
Đăng), và các nước thuộc khu vực phía Bắc sa mạc Sahara (Libi, Aigiêri, Tuynizi…).
Cũng có thể xếp vào khu vực này cả những nước như Armeni, Azerbaizan, v.v…
Đặc điểm nổi bật nhất về điều kiện tự nhiên của khu vực này là có nhiều sa
mạc rộng lớn: Sahara, Arập, Libi, Rub Alkhali, v.v…Diện tích sa mạc chiếm tới 70%,
có nơi lên đến 90% (Ai Cập) tổng diện tích tự nhiên khu vực. Địa hình khu vực Tây
Á-Bắc Phi có sự đối lập rõ rệt giữa núi cao và lòng chảo. Có những ngọn núi cao như
Saint Catherin (Cao tới 2637m) lại có các vùng sa mạc mênh mông như Libi, thậm chí
có nơi thấp hơn cả mặt nước biển như lòng chảo Kattara. Nhìn chung khí hậu khu vực
này nóng nực, khô khan, rất ít mưa. Lượng mưa ở nơi cao nhất cũng chỉ vào khoảng
200mm (đồng bằng Địa Trung Hải), nơi thấp nhất 25mm (Cairo). Tuy nhiên, “bù” lại,
khu vực này có 3 con sông lớn rất có giá trị mà nguồn nước có được chủ yếu do băng
tan, đó là sông Nil dài 6.500km ở Bắc Phi, sông Tigrơ (Tigre) và sông Ơphơrat
(Euphrate) ở Tây Á. Chính các con sông này, như đã nói ở trên, là mảnh đất tạo ra nền
văn hóa – văn minh cổ đại nổi tiếng ở Phương Đông: Ai Cập-Lưỡng Hà. Và những gì
mà các con sông này mang lại đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển nông
nghiệp và cây công nghiệp. Tuy nhiên, khi nước sông dâng cao thì lụt lội xảy ra là
điều khó tránh khỏi. Vùng này, khi “là đống cát bụi”, khi là “ một biển nước” và khi là
“ một vườn hoa” như người ta thường nói. Khí hậu khu vực Tây Á-Bắc Phi cũng rất
đối nghịch. Ở vùng Tây Á, nhiệt độ ban ngày và ban đêm rất chênh lệch: ban ngày rất
nóng, ban đêm rất lạnh (có nơi 46oC ban ngày nhưng ban đêm 6 oC). Nhiệt độ vùng sa
mạc có thể xuống dưới 0oC.
Những điều vừa trình bày trên đây về điều kiện tự nhiên của khu vực Tây Á-
Bắc Phi cho thấy sự phân bố rất không đồng đều về không gian sinh thái giữa các
vùng. Bởi vậy, đối với những vùng được hưởng các nguồn lợi của tự nhiên (như đồng
bằng các con sông lớn), cư dân quan niệm đó là sự ban phát của đấng tối cao, của trời
đất, do đó luôn mang trong mình sự ngưỡng mộ và lòng cảm tạ. Trái lại, đối với
những vùng khí hậu và địa lí khắc nghiệt hoặc với những khi xảy ra thiên tai khốc liệt
thì cư dân lại mang tâm lí sợ hãi và coi đó là sự trừng phạt của đấng tối cao. Nói khác
đi, trong tâm thức của cư dân khu vực này, mọi thứ đều do Trời định. Bổn phận của
người dân là tuân theo Trời.

26
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Xét về mặt vị trí, địa lí, Tây Á-Bắc Phi là đầu mối giao lưu quốc tế có nghĩa
chiến lược về nhiều mặt: Biển Arâp nối thông sang Ấn Độ Dương và toàn bộ Châu Á;
biển Kaspi giữ vai trò là cầu nối Đông Âu-Trung Á; Địa Trung Hải là cửa ngõ vào
Châu Âu; Hồng Hải (Biển Đỏ), vịnh Ađen không chỉ đơn thuần là đường giao lưu nội
bộ mà còn trở thành đường hàng hải quốc tế nhờ kênh đào Sue nối Địa Trung Hải với
Ấn Độ Dương, v.v… Vị trí địa lí như vậy đã tạo cho cư dân ở đây cuộc sống “tung
hoành bốn phương” từ rất sớm. Vì vậy, buôn bán là nghề truyền thống của họ. Công
việc này có tính chất “xuyên lục địa” và mang tầm quốc tế. Đặc biệt từ khi Hồi giáo ra
đời và phát triển thì việc phối hợp giữa mua bán và truyền bá đạo Hồi đã làm cho
“bước chân” của các nhà buôn-Muslim càng vươn xa hơn.
Khác với một số khu vực khác ở Châu Á, ở Tây Á – Bắc Phi, chế độ mẫu hệ
không tồn tại dai dẳng, bị xóa đi từ rất sớm. Từ xa xưa, người đàn ông đã nắm vững
vai trò chủ chốt trong gia đình và xã hội. Trước đàn ông, phụ nữ chỉ biết cúi đầu phục
tùng. Sau này, khi đạo Hồi phát triển thì địa vị đàn ông lại càng được đề cao hơn nữa.
Như đã phân tích ở phần trên, khi nông nghiệp phát triển, xã hội sớm phân hóa
thành giai cấp thì nhà nước sớm ra đời. Nhà nước Ai Cập-Lưỡng Hà cũng nẳm trong
xu thế chung ấy. Tuy nhiên, ở khu vực Tây Á-Bắc Phi, tình trạng thiếu đất canh tác,
thiếu nhân lực trở thành vấn đề nóng bỏng. Do vậy sự phát triển của các bộ lạc và các
tiểu vùng ở khu vực này, những cuộc chiến tranh giành đất đai và cướp bóc gia súc,
nô lệ xảy ra rất sớm và liên miên. Bởi thế, so với các khu vực khác ở phương Đông thì
xã hội chiếm hữu nô lệ ở khu vực này tương đối điển hình.
Những đặc điểm văn hóa chủ yếu của khu vực này là:
- Về sản xuất:
 Nông nghiệp phát triển ở lưu vực các con sông lớn.
 Chăn nuôi rộng khắp ở các vùng.
 Thương mại phát triển kéo theo sự ra đời sớm các đô thị.
- Văn hóa vật chất phục vụ đời sống:
 Bánh làm bằng bột mỳ, bột ngô rất phổ biến.
 Mặc kín: Trùm đầu và mặt (vừa do khí hậu khắc nghiệt vừa do những quy dịnh
ngặt nghèo của Đạo Hồi).
 Vận chuyển, đi lại bằng lạc đà là chính (phù hợp với địa hình sa mạc vì con vật
này có sức chịu đựng dẻo dai, có khả năng chịu đựng nóng bức và chịu được
khát). Một số nơi gần sông thì dủng thuyền.
- Về văn hóa ứng xử, đạo đức:
 Trọng nam, vợ bị coi là tài sản riêng của chồng.
 Bậc dưới tuyệt đối tuân thủ và phục tùng bậc trên.
 Đề cao sự trung thành (thậm chí đến mức mù quáng), thù ghét sự phản bội.
 Trung thực, căm ghét sự lừa dối.
- Văn hóa tâm linh:
 Sùng bái thần linh, nhất luật tin vào trời.
 Có niềm tin đến mức cuồng tín vào tôn giáo.
 Đây là nơi phát sinh các tôn giáo lớn của thế giới: Kito giáo ở Palextin, Hồi
giáo ở Mecca. Ngày nay nơi đây vẫn là nơi nóng bỏng nhất của Hồi Giáo.
Vùng Tây Á –Bắc Phi là nơi xuất hiện rất sớm nhiều quốc gia có nền văn minh nổi
tiếng như Lưỡng Hà, Babylonee, Assyrie, Phénicie, Palestine,... Văn minh Tây Á-
Bắc Phi cũng là sự tổng hợp, hội tụ của nhiều nền văn minh. Những nền văn minh

27
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

ấy vừa có sắc thái riêng, vừa có sự kế thừa và phát triển đồng thời tác động lẫn
nhau, có đóng góp những thành tựu của mình vào kho tàng văn hóa nhân loại, vừa
ảnh hưởng tới sự phát triển lịch sự của các quốc gia trong khu vực.

2.1.1 Văn minh Lưỡng Hà


Lưỡng Hà, Mesopotamia (tiếng Hy Lạp), là vùng đất nằm giữa hai con sông
Tigris và Euphrate. Sông Tigris chảy trên lãnh thổ nước Iraq ngày nay. Bắt nguồn từ
phía Bắc, sông Tigris xuôi theo phía Nam suốt 1.200 dặm rồi đổ vào vịnh Pecxich.
Sông Euphrate cũng thuộc lãnh thổ Iraq ngày nay, với chiểu dài 1750 dặm và cũng đổ
vào vịnh Pecxich. Phía Bắc Lưỡng Hà là núi đồi và đồng bằng. Mưa theo mùa hàng
năm và các sông suối chảy từ núi đã dần dần tích tụ một lớp đất màu mỡ. Phía Nam
Lưỡng Hà là những đồng bằng rộng, phẳng và những đầm lầy lớn. Những dòng sông
chạy qua miền Nam đã tạo điều kiện cho các thành thị sau này phát triển. Cho dù
Lưỡng Hà có khí hậu khô nóng và lũ lụt bất thường, những cư dân đầu tiên đã dần dần
học cách kiểm soát các đồng lũ và tận dụng đất đai phì nhiêu để trồng lúa mạch, lúa
mì, các loại rau và quả.
Ngày nay, vùng đồng bằng màu mỡ hình trăng lưỡi liềm này là một phần của nước
Iraq và Cô-oét. Lưỡng Hà ngày nay ở phía Bắc tiếp giáp Thổ Nhĩ Kỳ, phía Tây là
Syria và Jordan, phía Tây Nam là Arập Xê-út, phía Đông là lran. Trong khoảng hơn
năm nghìn năm, vùng đất cổ xưa này đã nuôi dưỡng ba nền văn minh lớn cho nhân
loại: nền văn minh của người Sumer, nền văn minh của người Babylone và nền văn
minh của người Assyrie. Khoảng năm 5000 B.C, những ngôi làng nhỏ ở Lưỡng Hà đã
dần biến mất. Những thành thị sầm uất nhanh chóng nổi lên thay thế cho các làng nhỏ.
Người Sumer là những cư dân đầu tiên của Lưỡng Hà khoảng đầu thiên niên kỷ
thứ IV B.C. Về nhân chủng, người Sumer có đầu tròn, cổ ngắn và theo các nhà khoa
học thì họ đã thiên di từ Trung Á. Người Sumer có công đặt nền móng cho nền văn
hoá Lưỡng Hà. Họ đã dựng nên nền văn mình đầu tiên của thế giới.
Người Sumer đã phát minh ra bánh xe, phát minh ra chữ viết gọi là chữ tiết hình.
Vào khoảng năm 3100 B.C gần như đồng thời với người Ai Cập, người Sumer đã phát
minh ra chữ viết đầu tiên cho Lưỡng Hà và tới năm 2500 B.C, người Lưỡng Hà đã có
những cuốn sách giáo khoa đầu tiên được dùng để giảng dạy ở trường học. Dưới thời
vua Hammurabi (1792 - 1750 B.C), người Babylone đã dùng chữ viết đó để soạn bộ
luật Hammurabi. Thứ chữ đó giống như các góc nhọn, những chiếc đinh hoặc các đỉnh
nhọn chắp nối với nhau nên được gọi là chữ "tiết hình” hay chữ "hình góc", chữ "hình
đinh" hay chữ "hình nêm”. Lúc đầu, chữ của người Sumer cũng là một kiểu chữ tượng

28
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

hình cổ của người phương Đông. Mỗi hình vẽ được dùng để chỉ những khái niêm gần
nhau. Ví dụ như hình vẽ "đôi mắt". Nó có nghĩa là "đôi mắt", “khuôn mặt", "phía
trước"... Hay như hình vẽ "ngôi sao” có nghĩa là "thiên đường” hoặc "thần". Hình
"ngọn núi” cố nghĩa là chữ "núi". Hoặc như chữ "đẻ", người Sumer kết hợp giữa hình
vẽ "chim" và "trứng". Chữ "nữ nô" là sự kết hợp giữa chữ “núi” (hình ngọn núi) và
chữ "đàn bà"(hình bộ phận sinh dục nữ) bởi vì người Sumer thường kiếm được các nữ
nô chủ yếu là ở các vùng núi. Người Sumer dùng một đoạn cây sậy, viết chữ lên các
bản đất sét mềm rồi đem phơi nắng hoặc nung lửa để giữ chữ được lâu. Người Sumer
phát minh ra hơn 600 ký hiệu tượng hình và những chữ tượng hình này chỉ có thể biểu
đạt được những từ hoặc những câu ngắn đơn giản nhất. Sau này, người Akkad, người
Babylone, người Hatti, người Asyri và người Ba Tư đã phát triển chữ viết của người
Sumer ở một trình độ cao hơn. Người Akkad và người Sumer sau này đã phát triển hệ
thống chữ tiết hình đó thành hệ thống ký hiệu chỉ âm. Hai nét vẽ thẳng, biến thể thành
hình dạng ba cái nêm, giống như ba mũi nhọn, một mãi to, hai mũi nhỏ, viết liền nhau,
đọc là “a”, có nghĩa là "nước" hoặc “con trai”. Dần dần, người lưỡng Hà đã biết sử
dụng kết hợp ký hiệu tượng hình và ký hiệu chỉ âm. Có những trường hợp, một ký
hiệu có hàng chục nghĩa khác nhau, gây không ít khó khăn trong việc viết và đọc,
giống như là người ta đang luận một bức tranh đố. Đến thế kỷ II B.C, các ký hiệu,
hình vẽ được đơn giản hoá thành các nét thẳng, rồi thành các hình nêm, hình đinh,
hình xiên. Ví dụ: ký hiệu mặt trời lúc đầu là hình tròn, sau biến thành ba hình nêm liền
nhau, trong đó có mội hình thẳng còn hai hình kia thì xiên lệch.

Người Phénicie có công phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C. Lúc đầu, họ dùng
chữ tượng hình của người Ai Cập và chữ tiết hình của người Sumer, nhưng về sau, họ
đã cải tiến chữ viết cho đơn giản hơn. Hệ thống chữ cái A, B, C ra đời vào khoảng thế
kỷ XIV B.C và đến thế kỷ IX B.C, đã phát
triển thành một hệ thống hoàn chỉnh gồm 22
chữ cái. Lúc đầu, những nhà buôn Phoenicia
cho rằng hệ thống chữ tiết hình cũ quá rắc rối
và để tiện cho việc ghi chép các giao dịch
thương mại, họ đã nghĩ ra phi các ký tự diễn
đạt các âm thanh.
Hệ thống chữ cái A, B, C ra đời do nhu
cầu phát triển thương mại của người Phénicie

29
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

và cũng nhờ con đường buôn bán mà nó được truyền bá đến Hy Lạp và châu Âu. Có
thể nói rằng hệ thống chữ cái A, B, C của người Phénicie là nguồn gốc của các loại
chữ Hy Lạp và Latin.
Tuy nhiên, khoảng năm 2000 B.C, đế chế Babylone bắt đầu hưng thịnh. Vị
vua nổi tiếng của vương triều Babylone là Hammurabi đã khuyến khích và phát triển
buôn bán, trao đổi thương mại. Trong 42 năm thống trị của mình, Hammurabi đã biến
thành phố Babylone nhỏ bé bên sông Euphrate trở thành một đô thị sâm uất, một trung
tâm văn hoá giáo dục và khoa học của thế giới. Các nhà khoa học Babylone đã phát
triển rực rỡ ngành Số học, Hình học và Đại số. Vị vua thứ sáu của người Babylone
này đã ban hành một bộ luật nổi tiếng Hammurabi, lần đầu tiên ra lệnh phải có quyền
công bằng cho tất cả mọi người. Hammurabi bắt đầu chinh phục các quốc gia láng
giềnp. Khoảng năm 1115 B.C, vua Tiplath Pileser đệ nhất đã dẫn dất tộc người
Assyrie lập nên một đế quốc thống lĩnh toàn bộ vùng Lưỡng Hà. Vương quốc Assyrie
đã chính phạt Ai Cập và mở rộng cương vực tới vùng đất Ai Cập. Từ Assyrie, các
tuyến đường thương mại toả đi khắp Địa Trung Hải. Người Asyria đã học kiểu chữ
viết tiết hình của người Sumer và học ngôn ngữ nói của người Babylone. Nhưng cũng
giống như các đế chế trước kia trên vùng đất Lưỡng Hà, có nở có tàn, Assyrie đã bị
vương quốc Tân Babylone thay thế năm 612 B.C. Dưới lá cờ của vua
Nebuchandrezzar đệ nhị, npười Chaldcan đã tấn công người Hebrew ở thành phố
Herusalem năm 587 B.C và xây khu Vườn treo Babylone với độ cao gần 25 mét, một
trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Tuy nhiên, tới năm 539 B.C, Tân Babylone bị
chính phục và trở thành một tỉnh của đế quốc Ba Tư. Sau đó, người Hecllen và La Mã
đến chiếm vùng đất màu mỡ Lưỡng Hà và thay nhau thống trị suốt từ năm 331 B.C
cho tới thế kỉ thứ nhất B.C.
Ngày nay, vùng đất lẫy lừng một thời Lưỡng Hà là lãnh thổ của hai nước Cộng
hoà Iraq và Cô-oét. Những cư dân xa xưa đã đến đây và ra đi, nhưng dấu ấn của họ để
lại trong nền văn hoá nhân loại không dễ gì phai mờ. Họ để lại một phong cách kiến
trúc độc nhất vô nhị, những khu đền thờ thần Ziggurat độc đáo, phương thức canh tác
mới, bánh xe, thuỷ lợi và một ngôn ngữ phát triển rực rỡ. Nhưng sau này, Lưỡng Hà
chẳng bao giờ lấy lại vẻ huy hoàng xưa kia. Trong thế chiến thứ nhất, vùng đất Lưỡng
Hà trở thành chiến trường chiến lược. Năm 1921, vương quốc lraq ra đời và năm I958,
Iraq trở thành mội nước cộng hoà và trở nên quan trọng trên thế giới với tư cách là
một nước xuất khẩu dầu mỏ lớn.
Năm 1990, Iraq xâm lược Cô-oét và tuyên bố Cô-oét là một tỉnh của Iraq. Sự kiện
này đã châm ngòi cho Chiến tranh vùng Vịnh. Nước Mỹ đã tuyên bố tình trạng khẩn
cấp và kêu gọi một liên minh gồm 25 nước tấn công Iraq và đẩy lraq khỏi Cô-oét.
Lưỡng Hà, vùng thung lũng giữa hai con sông Tigre và Euphrate (người Hy
Lạp Cổ đại gọi là Mésopotamie). Từ xa xưa, nó đã nổi tiếng là vùng đất phì nhiêu,
thuận lợi cho nền sản xuất nông nghiệp trồng nho, ôliu, đại mạch và nhiều loại hoa
quả khác.Vì vậy, cư dân có mặt từ rất sớm ở nơi đây và họ sinh sống bằng trồng trọt,
chăn nuôi, đánh cá. Vùng Lưỡng Hà có khí hậu nóng ẩm, thực vật phong phú, đa
dạng. Hàng năm, vào Tháng 5 nước lũ của hai sông tràn ngập và mang nặng phù sa
màu mỡ cho vùng đồng bằng vốn bằng phẳng. Đó cũng là một thuận lợi để cư dân
nhiều nơi hội tụ về đây. Do vậy sự phức tạp về dân cư cũng làm cho Lưỡng Hà khó
thống nhất được lãnh thổ.

30
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Chính nơi đây, người Sumer, từ thiên niên kỷ IV B.C đã di cư từ các vùng núi
phía Đông tới và sáng lập ra nền văn minh Cổ đại đầu tiên ở lưu vực Lưỡng Hà.
Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến sự phân hóa xã hội Sumer. Vào
đầu thiên niên III B.C, trên vùng đồng bằng Nam Lưỡng Hà đã xuất hiện các thành
thị. Những thành thị ấy kết hợp với các vùng đất đai phụ cận xung quanh, trở thành
những Quốc gia Thành bang độc lập vào buổi ban đầu. Chức vụ cao nhất trong Thành
bang là Patêsi. Hội đồng bô lão và Hội nghị nhân dân có quyền bầu các quan chức và
quyết định những vấn đề quan trọng. Thế kỷ XXV B.C, Thành bang Lagate thống
nhất được vùng Lưỡng Hà sau đó quyền bá chủ Sumer rơi vào tay Thành bang Uruk.
Nhưng sau đấy, trung tâm kinh tế và chính trị của Lưỡng Hà chuyển dần lên
phía Bắc, nơi lưu vực hai con sông gần nhau nhất. Các con đường buôn bán từ các
vùng Sumer, Iran, Tiểu Á, Capacse, Địa Trung Hải qua lại hai con sông đều hội tụ về
thành phố lớn ở đây là Akkad (gần Baghdad ngày nay). Người làm chủ ở đây đã
nhanh chóng phát triển quốc gia Sémites. Năm 2300 B.C, Akkad thống nhất Lưỡng
Hà và bắt đầu phát triển đất nước phồn vinh. Akkad hùng mạnh nhất thời Vua
Naramxine (2270-2254 B.C). Nhưng sau đó Lưỡng Hà lại bị chia cắt và sự thống nhất
Lưỡng Hà không thể thực hiện nổi.
Trong thời kỳ tồn tại của quốc gia Sumer và Akkad, nền kinh tế nông nghiệp
vẫn giữ vai trò chủ đạo. Các công trình thủy lợi được xây dựng công phu, các loại cây
lương thực phổ biến là lúa mì, lúa mạch, đậu, vừng... cùng với các loại cây ăn quả như
chà là, lê, táo rất phát triển ở vùng này. Người ta cũng chăn nuôi các loại gia súc, gia
cầm như cừu, bò, lừa, ngan, ngỗng, vịt và đánh cá.
Nghề thủ công cũng khá phát triển với việc chế tạo kim loại làm công cụ sản
xuất, vũ khí và đổ trang sức, cùng với các nghề mộc, dệt, da. Song kỹ thuật kiến trúc
còn sơ sài. Ở Lưỡng Hà, nền kinh tế tự nhiên vẫn giữ địa vị độc tôn.
Về xã hội, gia đình gia trưởng xuất hiện và ngày càng được củng cố, chế độ đa
thê được thừa nhận và tất cả các con đều có quyền thừa kế tài sản. Giai cấp chủ nô và
tăng lữ chiếm nhiều ruộng đất và tài sản xã hội, được sử dụng trong sản xuất, xây
dựng và phục vụ ở các gia đình quí tộc chủ nô. Nông dân công xã hay còn gọi là nông
dân tự do là bộ phận dân cư đông đúc nhất. Họ cũng bị bóc lột tuy thân phận có tự do
hơn nô lệ.
Đời sống văn hóa của thời kỳ này, tôn giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm
linh của người Sumer, Akkad và có nguồn gốc xa xưa. Rất nhiều thần được thờ phụng
và xung quanh các thần là vô số thần thoại. Quan niệm về cái chết cũng như mồ mả
của cư dân Lưỡng Hà thường đơn giản hơn nhiều so với người Ai Cập.
Thời kì này là bình minh của nền văn học nghệ thuật Lưỡng Hà. Đa số các tác phẩm
là truyền thuyết tôn giáo. Đó là những bài thơ, dân ca có liên quan tới sự phát minh
của văn minh, của đời sống. Điển hình nhất là hai tác phẩm Enuma Elit và Anh hùng
ca Gilgameste với nội dung nói về sự sáng tạo vũ trụ và giải đáp một số vấn đề quan
trọng: cái gì sẽ tồn tại mãi trên thế gian này.
Vào thời kì này, cung điện, đền miếu là loại hình nghệ thuật kiến trúc nổi bật của
Lưỡng Hà và được xây dựng từ vật liệu gạch, đá trên những bệ cao. Một công trình
khá đồ sộ là cung điện của Guđêa, Vua thành bang Lagate (Thế kỉ XXII B.C). Đài
Chiêm tinh cũng còn lại di tích ở nhiều nơi. Và thời kì này các loại lịch pháp (Âm
lịch, Dương lịch) đã ra đời.
Niên đại các sự kiện lịch sử Lưỡng Hà

31
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

40.000 B.C: Những tập đoàn người đầu tiền xuất hiện ở Lưỡng Hà
Cuối thiên niên kỷ IV B.C: Nhà nước chiếm hữu nô lệ ra đời ở Lưỡng Hà dưới hình
thức thành bang
Đầu thiên niên kỷ II: Vương quốc Sumer và Akkad được thành lập B.C
Thế kỷ XXIV B.C: Vua Sargon thống nhất cả lưu vực Lưỡng Hà
2228 B.C: Người Guti xâm nhập Lưỡng Hà, lật đổ Akkad
2150 B.C: Thành bang Lruk đánh đồ người Gut, giành lại độc lập cho Sumer
2118 - 2007 B.C: Đế quốc Ua thống trị cả Lưỡng Hà 2007B.C
Đầu thiên niên kỷ III B.C: Vương quốc Sumer và Akkad được thành lập
2150 B.C: Thành bang Uruk đánh đổ người Ruti, giành độc lập cho Sumer
2118 – 2000 B.C: Đế quốc Ua thống trị cả Lưỡng Hà
2007 B.C: Người Amorit và Elam xâm nhập Lưỡng Hà, lật đổ Ua
Đầu thiên niên kỉ II B.C: Quốc gia Asyri trị vì
1750 B.C: Vua Hammurabi băng hà
1600 B.C: Người Hittite tấn công Babylone
1595 – 1157 B.C: Người Kassite thống lĩnh Babylone
1200 B.C: Người Babylone tuyên bố chính thức quốc thần Marduk
1100 – 612: Người Assyrie lập đế quốc của mình
Đầu TK VII B.C: Assyrie chinh phục Palestine và Ai Cập
612 – 539 B.C: Vương triều Tân Babylone
331 B.C: Alexander đại đế chính phục Babylone và biến Babylone trở thành thủ đô
của Đế quốc Hellen phía Đông
1932 Lưỡng Hà trở thành một đất nước độc lập
1990 – 1991: Chiến tranh vùng Vịnh
2.1.2. Văn minh Cổ Babylonee
Cuối thiên niên kỉ III B.C, lợi dụng Lưỡng Hà suy sụp, người Elam và Amorites đã
xâm lược, tàn phá và cướp bóc. Người Amorites ở lại và xây dựng hai quốc gia Ixine
và Laxa ở Nam Lưỡng Hà. Hai quốc gia khác ở Bắc Lưỡng Hà là Esnunna và Marie.
Các quốc gia này gây chiến với nhau làm cho mỗi quốc gia đều kiệt quệ.
Vào đầu thế kỷ XIX B.C, quốc gia mới của người Amorites xuất hiện ở Bắc
Lưỡng Hà là Babylonee ( thường gọi là Cổ Babylonee để phân biệt với Tân
Babylonee sau này). Babylonee dần dần thống nhất Lưỡng Hà. Như trên đã nói, đây là
vùng đất gặp gỡ của các con đường buôn bán quan trọng từ Vịnh Ba Tư tới Tiểu Á và
ngoại Capcase, từ Syrie đến cao nguyên Iran; bởi vậy Babylonee thành trung tâm kinh
tế, chính trị, thương mại, văn hóa quan trọng nhất của Lưỡng Hà và khu vực cận
Đông.
Babylonee cường thịnh nhất dưới triều vua Hammourabi (1792-1750 B.C).
Ông đã chinh phục các quốc gia lân bang bằng nhiều thủ đoạn và xây dựng quốc gia
thống nhất, hùng mạnh. Song Babylonee sau Hammourabi đã suy sụp và nửa sau thiên
niên kỷ II B.C, người Catsites đã nổi dậy làm chủ hầu hết các vùng, Babylonee Cổ
gần như diệt vong.
Về kinh tế: Nền kinh tế của Babylonee có những sắc thái khá đặc biệt. Nông nghiệp
vẫn giữ vai trò quan trọng và phát triển rất mạnh nhờ có những công trình tưới nước
do Nhà nước tổ chức xây dựng và quản lý cùng công xã và gia đình nông dân. Sản
phẩm nông nghiệp còn đủ để cung cấp, trao đổi với các vùng lân cận. Một con sông

32
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

lớn được đào theo lệnh Hammourabi và mang tên Hammourabi- Sự giàu có, đã tưới
cho cả vùng Sumer (Akkad) thêm trù phú.
Về chính trị, từ thời Hammourabi, các Vua Babylonee không còn tự coi là đại diện
của thần thánh nữa mà là hiện thân của thần thánh. Chẳng hạn, Vua tự đồng hóa mình
với thần Samate và sau khi các thần trao quyền cho thần Marouk, thần này đã chỉ định
nhà Vua cho Babylonee. Vua này coi như con và người kế vị của thần. Do vậy ở
Babylonee, vương quyền và thần quyền gắn chặt với nhau. Bộ máy hành chính Nhà
nước ở đây khá tập trung trong chế độ độc quyền chuyên chế.
Về văn hóa, Cổ Babylonee đã phát huy và hóa hợp những yếu tố Sumer và Akkad.
Thành tựu nổi bật nhất về Luật học và Văn học là sự ra đời của Bộ luật Hammourabi,
bộ luật thành văn cổ nhất thế giới. Bộ luật đó được ghi bằng văn tự hình đinh xưa nhất
thế giới. Bộ luật này được khắc trên một tấm đá bazan cao 2.25m, đường kính đáy gần
2m. Mặt trước phía trên phiến đá khắc hình thần Mặt Trời ngồi trên ngai trao bộ luật
cho Vua Hammourabi đứng đón trong tư thế nghiêm trang. Phiến đá này được người
Pháp tìm thấy ở Sudơ, kinh đô của xứ Elam cổ vào năm 1902, hiện nay được lưu giữ
tại Bảo tàng Louvre (Pháp).
Bộ luật gồm 282 điều khoản: phần mở đầu và kết luận chủ yếu tán dương công trạng
của Hammourabi, phần nội dung gồm các khoản luật hình sự, thủ tục kiện cáo, xét xử,
qui định hình phạt, quyền lợi... Đây là công cụ pháp lí quan trọng ở Cổ Babylonee và
cũng là một tác phẩm mang tính văn hóa. Bộ luật này có ảnh hưởng đến pháp chế của
những dân tộc phương Đông cổ xưa.
Các tác phẩm văn học thời Sumer, Akkad trở nên gần gũi với dân chúng Babylonee
nhưng được sửa đổi cho phù hợp với địa vị bá chủ của Babylonee.
Thừa hưởng quan niệm tôn giáo Sumer, Akkad nên tôn giáo của Babylonee là đa thần
giáo. Mỗi đô thị có vị thần của mình. Sau đó, thần Mardouk trở thành vị thần quan
trọng nhất của Babylonee nên đường tiến tới nhất thần giáo.
Đền thờ cũng là nơi cư ngụ của thần mà tăng lữ là trung gian. Tôn giáo ở Babylonee
mang tính chất bi quan, sự sợ hãi thần linh, ma quỷ và nỗi thống khổ ở thế giới bên
kia.
Về nghệ thuật, người Babylonee không có những sáng tạo thật nổi bật mà chỉ tiếp tục
nghệ thuật thời Sumer, Akkad.
Về khoa học tự nhiên, đáng kể nhất là những thành tựu về thiên văn học. Buổi đầu,
người Babylonee đã xây dựng bức tranh Vũ trụ thơ mộng. Tới đầu thiên niên kỷ II
B.C, người Babylonee đã phân biệt 5 hành tinh của Mặt trời là Kim tinh, Thủy tinh,
Hỏa tinh, Thổ tinh và Hải Vương tinh; phân biệt 12 chòm sao trên đường tới Mặt trời.
Họ có những nghiên cứu về Sao chổi, Sao băng, động đất; tính trước được các hiện
tượng nguyệt thực, nhật thực. Hệ thống Âm lịch cũng được người Babylonee tạo ra.
Khoảng 5000 năm trước ở Babylonee Cổ thuộc lưu vực sông Tigre và Euphrate, do
nhu cầu của việc chăn nuôi gia súc, nhất là phải canh giữ đàn gia súc trên đồng cỏ về
đêm, người ta biết rất rõ tuần trăng và làm ra Âm lịch. Thế kỷ XVIII (B.C), Vua
Hammourabi đã thống nhất các thành bang thành một quốc gia rộng lớn và dùng Âm
lịch của Thành phố Ur làm lịch chung cho toàn xứ Babylonee. Lịch Babylonee, một
năm có 12 tháng, cứ một tháng đủ rồi đến một tháng thiếu. Cuối thế kỷ ấy, lịch này
được cải tiến thành Âm- Dương lịch. Thiên văn, khí tượng và tôn giáo đã dẫn đến sự
hình thành Chiêm tinh và bói toán.

33
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Những tri thức y học của Babylonee thời kỳ này cũng khá phong phú đặc biệt là
ngành giải phẫu. Tuy vậy, nhiều quan niệm về mê tín vẫn ngự trị trong y học. Vị thần
bảo hộ y học là Nilghidzida mà vật tượng trưng của thần là con rắn quấn quanh cái
gậy mà y học ngày nay dùng làm biểu tượng.
Toán học Babylonee cũng đã có nhiều thành tựu rực rỡ như hệ thống vị trí giữa các
con số, các phép tính (bình phương, khai căn...). Họ tính được số Pi bằng 3,1416, biết
sử dụng định lý tam giác vuông trước Pythagore nhiều thế kỷ.
Văn minh Cổ Babylonee được kế thừa ở các nền văn minh khác thuộc Tây Á.
2.1.3. Văn minh ASSYRIE và Tân BABYLONEE
Quốc gia Assyrie nằm ở lưu sông Tigre phía Bắc Lưỡng Hà Cổ đại (Đông Bắc
Iran ngày nay). Người Khourites là những cư dân đầu tiên có mặt ở đây. Sau đó
khoảng thiên niên kỷ III B.C, người Sémites đã xâm nhập vùng này và hòa hợp với
người bản địa. Rồi Assour trở thành trung tâm của quốc gia Assyrie cổ đại.
Từ thiên niên kỷ III B.C tới giữa Thiên niên kỷ I B.C, Assyrie trải qua lịch sử
thăng trầm để tồn tại và phát triển. Sau một thời gian dài bị phụ thuộc vào Babylonee.
Thế kỉ XVI B.C, Assyrie lại bị người Mitanie xâm lược. Từ thế kỉ VIII B.C, Assyrie
được độc lập và bắt đầu chinh phục ra nước ngoài. Nhưng nền độc lập ấy bị xóa bỏ
bởi các cuộc xâm lăng. Cho đến thế kỉ IX B.C, Assyrie mới giành lại độc lập. Từ đó,
Assyrie lần lượt đánh thắng các vua Damas và Israel trở nên rộng lớn và hùng mạnh,
đặc biệt dưới thời vua Assourbanibal (669-626 B.C). Đế quốc Assyrie trải rộng từ cao
nguyên Iran đến Etiopia.
Là một quốc gia nằm trên vùng núi, Assyrie luôn lo tổ chức một quân đội thiện
chiến. Đó là nét độc đáo của văn minh Assyrie. Quân đội được chia thành các binh
chủng: Bộ binh, Kỵ binh, Xa binh và Công binh. Quân đội Assyrie rất hung bạo, thiện
chiến và hiếu chiến. Nơi nào quân đội này tới đánh chiếm đều bị tàn phá ghê gớm.
Nhà cửa bị đốt phá, của cải bị lấy hết, tượng thần bị đập phá và mang đi. Ngoài ra,
quân Assyrie còn hành hạ dã man tù binh và dân cư bị xâm lược.
Nhưng trong thời gian tồn tại, Assyrie không phát triển kinh tế mạnh lắm vì điều kiện
tự nhiên. Khoảng cách hai sông Tigre và Euphrate ở đây xa nhau nên việc tưới tiêu
nước rất khó khăn, việc trồng trọt không được thuận lợi. Người ta phải phát triển chăn
nuôi, săn bắn, khai thác gỗ, đá, kim loại... để sống. Khi mở rộng lãnh thổ, nguồn của
cải thu được từ các vùng chiếm đóng đã giúp cho Assyrie tồn tại khá phồn thịnh một
thời gian.
Người Assyrie thờ thần Assour, thần nông nghiệp. Nhưng khi tiến hành xâm lược bên
ngoài, họ thờ thần chiến tranh một cách sùng kính. Sự bành trướng của Assyrie đã cho
họ tiếp xúc với các vị thần mới như thần Mardouk, Nabou của Babylonee. Các thần
đó được bổ sung vào tôn giáo của Assyrie. Ngoài ra còn hàng trăm thần khác cũng
được tôn thờ. Tôn giáo có ảnh hưởng đến các lĩnh vực văn hóa khác của Assyrie;
trong văn học, các tác phẩm văn học tôn giáo của Babylonee được tiếp thu nhiều nhất.
Bên cạnh đó, người Assyrie cũng sáng tạo các bản văn bia, thơ ca.
Nghệ thuật kiến trúc tập trung chủ yếu ở kiến trúc đền đài và chịu ảnh hưởng nhiều
của kiến trúc Lưỡng Hà. Ngoài các kiến trúc đô thị, đền đài, người Assyrie cũng chịu
ảnh hưởng của Lưỡng Hà trong việc xây dựng các Digurat, tức là những tháp có tầng,
được đoán định là các đài Chiêm Tinh.
Trên các lĩnh vực điêu khắc, Assyrie đạt khá nhiều thành tựu. Đối tượng điêu khắc
được chú ý nhất là tượng các dã thú, cùng với các thú vật quái dị...

34
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Sớm tiếp thu văn tự Lưỡng Hà, Assyrie từng có một thư viện lớn, với nửa triệu bản
văn có giá trị viết trên đất sét nung ở Ninive. Song thời gian đã hủy hoại công trình
văn hóa này.
Xây dựng trên sự tàn bạo, đế quốc Assyrie suy sụp dần. Người Sites từ châu Âu tới
tàn phá, người Babylonee liên kết với người Ba Tư xâm chiếm đế quốc này. Thành
phố Ninive thất thủ vào năm 612 B.C đến năm 605 B.C, Assyrie bị diệt vong.
Khi Assyrie bị diệt vong, Babylonee lại khôi phục được nền độc lập của mình, bắt
đầu một thời kì mới gọi là Tân Babylonee. Dù chỉ tồn tại ngắn ngủi (605-539 B.C)
nhưng Tân Babylonee đã tạo ra một nền văn minh rực rỡ ở Tây Á.
Về kinh tế, Tân Babylone phát triển nông nghiệp nhờ thúc đẩy công tác khai mương,
đào sông, đấp đê. Nông dân là lực lượng sản xuất nông nghiệp chính và đóng thuế cho
nhà nước. Thương nghiệp cũng có những thành tựu lớn. Thương nhân và người cho
vay nặng lãi giàu lên nhanh chóng. Có khi họ còn bao thầu cả kênh mương của nhà
nước che nông dân thuê lại để cày ruộng. Thủ công nghiệp phát triển với sức lao động
chủ yếu là của nô lệ. Chủ nô thường cho nó lệ học một nghề thủ công rồi cung cấp
nguyên liệu cho họ sản xuất. Mỗi năm, chủ nô thu của nô lệ một số tiền bằng 1/5 giá
cả một nô lệ. Có những nô lệ giàu lên và đủ tiền chuộc lại thân phận tự do cho họ.
Về văn hoá tinh thần, nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc dưới triều đại Tân Babylone
đã thăng hoa. Sự vinh quang của Tân Babylonee thể hiện ở chính bản thân thành phố
Babylonee cùng với sự sầm uất của nó được nhiều sử thi cổ đại Hy Lạp ca ngợi. Công
trình thành Babylone và vườn treo Babylone là hai kiệt tác của loài người. Khi sử gia
Hy lap Herodote đến thăm thành Babylone, ông đã ngợi khen đó là thành phố thịnh
vượng nhất thế giới. Thành Babylonee có chu vi 16km, tường thành bằng gạch cao
30m, dày 8.5m với ba lớp tường thành vững chắc, trên thành là các tháp canh, giữa
các vòng thành là hào nước sâu. Thành Babylone có 8 cổng, mỗi cổng mang tên một
thần. Cổng chính ở phía Bắc cao 12 mét, mang tên nữ thần Ishtar, xây bằng gạch men
xanh, được trang trí hình các con thú như là hổ và rồng. Cánh cổng đúc bằng đồng.
Một con đường rước lễ chạy từ cổng Ishtar về hướng nam. Sau cổng Ishtar ở phía bên
phải đường là các tường thành bao học cung điện nhà vua. Các khu phố, các chợ lớn
được thiết kế song song. Trong hàng loạt đền thờ lớn nhỏ ấy, lớn nhất là đền thờ thần
Mardouk, nằm trong khu vực dài 550m, rộng 450m, cạnh đó là tháp lớn Babel. Tháp
có chu vi đáy vuông là 91m, chiều cao khoảng 90m gồm tất cả 7 tầng chồng lên nhau.
Tầng trên cùng của tháp có một cái giường lộng lẫy và một cái bàn bằng vàng. Trong
tháp còn có pho tượng thần Mardouk nặng tới 24 tấn. Tổng thể kiến trúc Babylonee
kết hợp hài hòa với cảnh quan thiên nhiên làm tăng thêm vẻ thơ mộng.

35
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Trong thành phố này, một Kỳ quan Thế giới đã được xây dựng: Vườn treo Babylonee-
công trình kiến trúc độc đáo nhất của Lưỡng Hà, được coi là một trong bảy kỳ quan
của thế giới cổ đại. Theo lịch sử thì vua Nabuchodonosor II đã ra lệnh xây một vườn
hoa trên không trung bên cung điện để làm đẹp lòng người vợ của mình. Vườn treo
tựa như một cái tháp lớn 4 tầng cao 28 mét nằm trên những dãy cột đá. Mỗi tầng là
một vườn treo cách nhau 25m chiều cao. Tầng thấp nhất có hình chữ nhật, dài 42 mét,
rộng 34 mét. Các tầng được nổi với nhau bằng những cầu thang phiến đá rộng. Mỗi
tầng thực chất là một mặt sân, được ghép bảng những phiến đá to phẳng. Người ta rải
một lớp cói mỏng lên mặt đá rồi đồ một lớp vữa lên trên, sau đó là 2 lớp gạch ghép
bằng vữa thạch cao, trên gạch là một lớp chì. Trên cùng, người ta đổ đất và trồng hoa,
cây cảnh. Nhìn từ xa, vườn treo trông giống như một quả đồi xanh mướt đầy hoa lá.
Đáy mỗi tầng lát đá phiến khít nhau, đổ nhựa có hệ thống thoát và dẫn nước. Rất
nhiều cây quả và hoa được mang từ nhiều vùng đất về trồng ở vườn treo. Vườn treo
như lẵng hoa khổng lồ nhiều tầng đủ màu sắc và trở nên nổi tiếng, làm cho Tân
Babylonee chiếm được vinh quang tột đỉnh.

36
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Năm 331 B.C, Alexander Đại đế đã chọn Babylone làm thủ đô cho đế quốc của mình.
Năm 323, Alexander Đại đế qua đời. Từ đó trở đi, thành phố đi vào quên lãng. Lũ lụt
đã phá hỏng các hàng cột và móng vườn treo, khiến các tầng bị đổ sập và thế là một
trong những kỳ quan của nhân loại đã bị phá huỷ.
Về khoa học, Tân Babylone đã đóng góp cho khoa học thế giới những thành tựu của
ngành thiên văn học. Các nhà chiêm tỉnh học - thiên văn học của Tân Babylone đã
phát hiện ra rất nhiều quy luật thiên văn học. Những thành tựu thiên văn học của Tân
Babylone đã truyền bá sang cho người La Mã, người Hy Lạp.
Về số học, người BabyloneNgudi Babylonee cd nhCmg
thanh ti/u Idn vi so hqc. HQ dung 10 tien vi kiem 60 tien
vi, phdn hinh tron thanh 360°, 1 d$ thanh 60 phut, 1 phut
thanh 60 giay. HQ sang tqo ra khdi niqm ve trj tdc cung
mqt ky hiqu vS chd so. Trong quan h$ cua so, nd d vi tri
khde nhau thi se cd gld trj khde nhau. Nguyen tdc v4 trj
cua vi trf Id m$t cong hidn quan trQng trdn ITnh vi/c so
hQC.

Tân Babylonee phát triển hùng mạnh dưới thời Hoàng đế


Nabuchodonosor (605-562 B.C). Quân Babylonee đuổi
quân Ai Cập ra khỏi Syrie và chiếm đ1ong Syrie, Phenicie
và Palestine. Thành phố Babylonee trở lại vị trí trung tâm của Tây Á.

Hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ là điểm nổi bật ở Tân Babylonee và ở
Thành phố Babylonee. Babylonee có quan hệ buôn bán với các vùng ven biển qua

37
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

vịnh Ba Tư, với Iran và các vùng miền Đông xa xôi với cao nguyên Anatolie và với
vùng Điạ Trung Hải.
Tân Babylonee sau đó bị Ba Tư xâm lược, từ đó không còn cơ hội trỗi dậy nữa.
2.1.4. Văn minh PHÉNICIE và PALESTINE
Phénicie là một dải đất nhỏ hẹp nằm ở phía Đông Địa Trung Hải (thuộc Liban
ngày nay). Từ nửa đầu thiên niên kỉ III B.C, với sự ra đời của các thành thị và sự phân
hóa giai cấp, quốc gia Phénicie dần dần hình thành. Người Phénicie có mặt ở Duyên
Hải Địa Trung Hải từ thiên niên kỷ III B.C. Họ chuyên nghề đánh cá biển, trồng ngũ
cốc và chăn nuôi súc vật. Vùng đất Phénicie nằm giữa những khu vực văn minh như
Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy Lạp và có nhiều hải cảng tốt nên khá thuận lợi cho việc buôn
bán với phương Đông và cả phương Tây. Họ làm chủ trong nhiều thế kỷ. Vì vậy từ
thế kỉ X- thế kỉ VI B.C, thành thị Phénicie rất sầm uất. Họ cũng thành công trong việc
lập một số thuộc địa ở đảo Sicile và Bắc Phi. Phénicie nổi tiếng trong lịch sử còn có
tài đóng thuyền bán ra nước ngoài và hoạt động cướp biển. Họ đã thực hiện các cuộc
thám hiểm ở Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
Người Phénicie đóng vai trò chủ yếu là trung gian để truyền bá văn minh của khu vực
này tới khu vực khác. Văn minh Ai Cập và Tây Á được họ truyền bá đến Địa Trung
Hải. Họ cũng thành công trong một số lĩnh vực văn hóa. Chẳng hạn, nghệ thuật tạo
hình đạt trình độ khá cao với các pho tượng, bức bích học, đồ dùng bằng vàng, bạc,
gỗ... khá độc đáo dù ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến nghệ thuật Ai Cập.
Tôn giáo của Phénicie có mối liên hệ với tôn giáo Lưỡng Hà. Thần quan trọng nhất
của họ là thần Baan. Người Phénicie quan niệm rằng thần Baan rất hung ác và hay nổi
giận. Những lễ hiến sinh được tổ chức và trẻ em trở thành vật dâng lễ tế thần.
Thành tựu văn hóa quan trọng nhất của họ là sáng tạo ra hệ thống bảng chữ cái. Ban
đầu họ mượn chữ tượng hình của Ai Cập và chữ hình đinh của người Lưỡng Hà để ghi
chép. Sau đó họ cải tiến những chữ viết đó bằng cách đơn giản hóa các ghi chú thành
22 kí hiệu cũng là 22 chữ cái, biểu diễn các phụ âm hay nguyên âm. Công trình này
được phát minh vào khoảng thế kỉ XIV-XII B.C. Các loại chữ như Hy Lạp, Latinh,
Nga... hiện đại đều có nguồn gốc từ hệ thống chữ cái của người Phénicie: đó là một
đóng góp to lớn vào kho tàng văn hóa nhân loại và sự phát triển của xã hội loài người.
Vùng cao nguyên có nhiều núi hẹp và dài nằm giữa Syrie và Ai Cập là quốc gia Cổ
của người Do Thái, có tên gọi là Palestine và Caan. Người Canaan sinh sống từ thiên
niên kỉ III B.C. Từ những người du mục trong các sa mạc ở vùng Lưỡng Hà, Palestine
và Ai Cập: Ngưởi Do Thái trải qua ba thời kì chính là thời kì các tộc trưởng, sau
Abraham là tới Isac và người kế vị là Jacob (tộc trưởng Jacob là Israel).
Trong nền văn minh Palestine, đạo Do Thái được chú ý nhất, ra đời cuối thiên niên
kỷ II B.C và là một tôn giáo cổ xưa nhất thế giới. Trước khi Đạo này hình thành, thần
duy nhất của họ là Jehova. Những lời truyền giáo của các nhà tiên tri kết hợp với 10
điều răn làm thành bộ phận cơ bản của Kinh Cựu Ước (hình thành từ thế kỉ VIII- thế
kỉ II B.C) gồm Luật pháp, Các nhà tiên tri, Các văn sỹ thiêng liêng. Nội dung cơ bản
là nhắc nhở về điều ước, tức là những giao ước của thần Jehova và dân Do Thái.
Những giáo lý và nghi lễ của Đạo Do Thái được tập trung chủ yếu trong kinh và
trong nhiều ngày lễ của Đạo. Những lễ chính là: Pentecote, Thabernacle, Chapbas,
Paques (Phục sinh)... Trung tâm thờ cúng thờ cổ đại là thần miếu Jerusalem do vua
Salomon xây dựng. Thánh kinh đạo Do Thái tuyên bố đây là đạo riêng của người Do
Thái nên không được lan rộng thành tôn giáo thế giới. Song Đạo Do Thái có ảnh

38
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

hưởng quan trọng trong sự hình thành những biến động tôn giáo và hệ tư tưởng của
đạo Cơ đốc và Đạo Hồi sau này.
Văn minh Tây Á đã nảy nở và phát triển rực rỡ, nó để lại thành tựu có ảnh hưởng
nhiều mặt của sự phát triển nhân loại.
2.2. Văn minh ARẬP
2.2.1. Sự phân biệt khái niệm Arập và Trung Đông
Các khái niệm Arập, Trung Đông là những khái niệm không trùng nhau hoàn
toàn. Thế giới Arập bao trùm 22 nước, với tiếng Arập là mẫu số chung, ở hai lục địa
châu Phi và châu Á Về mặt địa bàn của người Arập, cộng đồng 22 nước Arập này bao

=
trùm một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Bắc Phi và Tây Nam Á trải dài trên 5000 dặm, với


tổng diện tích là 5.25 triệu dặm vuông (trong đó 80% diện tích là sa mạc). Còn Trung
Đông là khái niệm địa chính trị để chỉ những nước Arập và những nước không phải là
Arập như là Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel. Khái niệm Trung Đông hay Trung Cận Đông
xuất phát từ thời người Anh mở rộng vùng thuộc địa của mình. Trung Cận Đông nghĩa
là vùng đất phía Đông gần nhất của nước Anh gồm có Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Palestine,
Syria, Iran và Irắc. Hơn nữa, ở khu vực Trung Đông, có bốn ngôn ngữ chiếm ưu thế là
tiếng Arập, tiếng Hebrew, tiếng Ba Tư và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, còn có tiếng
của những nhóm thiểu số người khác như là người Kurd, Chaldean, Assyriean và
Berber. Chanldean là một nhóm người thiểu số ở Irắc và không phải là người Arập.
2.2.2. Cộng đồng người A Rập
Hiện nay, các nhà khoa học thống nhất rằng lịch sử của người Arập khởi phát từ
phía Bắc bán đảo Arập. Hàng nghìn năm trước khi Hồi giáo ra đời, người Arập cổ xưa
đã cư trú phía Bắc bán đảo Arập. Văn bản cổ nhất có nói đến người Arập là những bút
tích của vương quốc Assyriean về người Arập khoảng năm 850 B.C. Đầu Công
nguyên, người Arập ở bán đảo Arập đã làm chủ con đường, thương mại nối Đông Phi
và châu Á. Từ Yêmen, họ mang hàng hoá của châu Phí đến Ấn Độ. Họ là cây cầu nối
Đông Phi và Eiiopia với Ba Tư, Hy Lạp và La Mã. Họ cũng vạch ra những con đường
thương mại xuyên sa mạc, băng qua đỉnh Sinai ở Ai Cập và đến tận vùng châu thổ
sông Nil. Từ bán đảo Arập, họ đến cư trú ở Etopia, Somalia và dọc theo bờ biển Đông
Phi. Nhưng phải mãi đến thời kỳ trung cổ, người Arập mới được xác định như một
cộng đồng người, cùng với bước tiến của Hồi giáo. Người Arập từ mảnh đất tổ tiên
của mìnhở bán đảo Arập, lần lượt chinh phục các vùng đất khác nhau và ngày nay họ
sống ở khắp nơi trên thế giới.
Người Arập được chia làm hai nhánh chính: người Arập sống ở phía Nam bán đảo
Arập và người Arập ở phía Bắc. Nhưng người Arập sống đông đúc nhất ở bán đảo
Arập, Iraq, Cô oét, Jordan và Ai Cập. 69% người Arập cư trú ở các nước châu Phi.
Ngày nay, vùng đất Arập và Arập hoá bao phủ cả những vùng đồi núi xanh tốt ở
Yemen, sa mạc bao la ở Đông và Nam Biển Chết ở Jordan cùng các vùng đông bằng ở
Bắc và Đông Damascus, tức Syria.
Người Arập thuộc họ người Semit. Về ngôn ngữ và đặc trưng hình dáng cơ thể,
người Arập, người Phenicia, người Do Thái, người Lưỡng Hà có nhiều điểm chung.
Theo từ điền Encarta Encyclopedia định nghĩa thì người Arập là người nói tiếng Arập,
nhận mình là người Arập, răng người Arập là những cư dân từ xưa và ngày nay sống
trên bán đảo Arập và những dân tộc gần với họ về nguồn gốc tổ tiên, ngôn ngữ, tôn
giáo, và văn hóa. Hiện nay, hơn 200 triệu người Arập đang sống ở 22 nước Arập,
chiếm số đông trong dân số các nước này: Arập Xêút, Syria, Yemen, Jordan, Li băng,

39
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

lrắc, Ai Cập và các quốc gia ở Bắc Phi. Tiếng Arập là biểu tượng chính cho sự thống
nhật văn hóa của họ, nhưng đạo Hồilà mỗi ràng buộc chính của đa số người Arập.
Ngày nay, cộng đồng Arập chính thức công nhận 22 nước thành viên trong Liên
đoàn Arập như sau: Algeria, Bahrain, Djibouti, Ai Cập, Irắc, fordan, Cô-oét, Li-băng,
Iybia, Mauritania, Ma-rốc, Oman, Palestine, Qatar, Saudi Arabia, Somali, Sudan,
Syria, Tunusia, Các TiểTrụ Vương quốc Arập Thống nhất và Yemen. Các nước này
cùng có chung một ngôn ngữ chính thức và là ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Arập. Tiếng
Arập là mẫu số chung để phản biệt văn hoá Arập với các nền văn hoá khác.
Về khái niệm Cộng đồng Arập và cộng đồng Hồi giáo
Hồi giáo và Arập không phải là hai khái niệm thay thế cho nhau. Hồi giáo không
phải là Arập. Người Arập chia sẻ một nền văn hoá chung gọi là văn hoá Arập, trong
đó Hồi giáo chỉ là một thành tố cấu thành chứ không phải là mẫu số chung của văn
hoá Arập. Mặc dù đa số người Arập là tín đồ Hồi giáo, nhưng họ chỉ chiếm khoảng 10
-12% trong tổng số trên 1,2 tỉ tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới. Văn hoá Arập chính
là nền văn hoá của những người du mục sống trên sa mạc ở trên các vùng đất Arập.
Nền văn hoá đó đã để lại những dấu Ấn không thể phai mờ và ảnh hưởng đến cả tiến
trình phát triển của toàn thế giới: châu Âu, châu Á và châu Phí. Dẫu rằng nền văn hoá
đó trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau, nhưng những đóng góp và ảnh
hưởng của nó ngày càng sâu sắc và rộng rãi hơn.
2.2.3. Đặc điểm văn hóa-văn minh Arập
Văn hoá văn minh Arập dựa trên ba nền tảng như sau:
1. Nền tảng thứ nhất
- Những nguyên tắc đạo đức: Kinh Koran, Kinh Hadith là hai nền tảng đạo đức
của văn hoá Arập.
-Thẩm mĩ: Những gì Thượng đế Allah sáng tạo trên trần gian là cái đẹp và con
người là sáng tạo đẹp nhất của Thượng đế Allah. Bởi vì Thượng đế Allah là đấng sáng
tạo duy nhất nên không ai được quyển bắt chước người trong sáng tạo, vì thế sự thể
hiện con người và muông thú trong các bức tranh là cấm kị.
- Sự logic khoa học: Khoa học Arập phát triển ở đỉnh cao khi Hồi giáo ra đời,
khiến cho văn hoá Arập đạt lên trình độ cao nhất là văn minh Arập Hồi giáo thời đế
chế Omayyad, đế chế Abbasid và đế chế Andalusia. Đây là thời kì hoàng kim mà
người Arập đặt nền móng cho rất nhiều khoa học thế giới, trong đó có bốn khoa học
đạt được nhiều thành tựu nhất: y học, hoá học, toán họcvà thiên văn học.
- Kĩ thuật chế tác: Kĩ thuật chế tác của người Arập đã đưa họ vượt xa người Trung
Hoa và Ấn Độ trong các ngành: chế tác trang sức và các vật dụng đựng trang sức,
chếtác đồ thuỷ tính và đặc biệt là cách đồng những cuốn sách bìa da mạ vàng sang
trọng.
2 Nền tảng thứ hai: Văn hoá Arập là nên văn hoá của những nguyên tắc và sự
kiện đấu tranh, chứ không phải xung đội. Chỉ đến khi văn hoá Hy Lạp, La Mã và
Hellen ra đời và nở rộ, thì mới có khái niệm xung đột, được thể hiện qua những truyền
thuyết, thần thoại về những cuộc xung đột giữa các vị thần với nhau, giữa các vị thần
với con người, hay giữa các vị thần và con người với các vị thần và con người khác.
Một ví dụ điển hình là câu chuyện ba quả táo vàng dành cho nữ thần nào xinh đẹp.
Thế là nổ ra cuộc chiến giữa các vị thần trong huyền thoại Hy Lạp. Tuy nhiên, một tác
phẩm điển hình của người Arập là "Nghìn lẻ một đêm" lại kể vê những câu chuyên
tràn đầy tính đấu tranh, mềm dẻo, nhún nhường của nàng Scheherazad. Cũng là mô típ

40
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

tranh vương miện sắc đẹp, nhưng câu chuyện về ba cô gái: béo, gầy và mảnh dẻ lại
hoàn toàn khác. Mỗi người lần lượt ca ngợi vẻ đẹp của mình và rồi họ kết thúc cuộc
tranh cãi bằng kết luận là cả ba người đều xứng đáng là tuyệt thế giai nhân.
3. Nền tảng thứ ba: Sự thống nhất trong đa dạng
Văn hoá Arập bao quát một cộng đồng nhiều quốc gia nhất trên thế giới (21 nước),
nhiều khu vực nhất trên thế giới (châu Phi và châu Á), phủ lên một khu vực địa lí đặc
biệt nhất: giữa châu Âu và châu Á, giữa châu Á và châu Phi, giữa cộng đồng Do Thái
và Ba Tư, là nền văn hoá duy nhất có hai tôn giáo thế giới: Kito giáo và Hồi giáo.
Cộng đồng Arập là cộng đồng văn hoá khu vực duy nhất dùng một ngôn ngữ thống
nhất và duy nhất: tiếng Arập.
Lịch sử văn hoá Arập được chia thành các thời kì lớn: thời kì Tiền Hồi giáo từ thế
kỷ X B.C đến thế kỷ VII; thời kì văn minh Hồi giáo từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV; và
thời kì từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XX.
Người Arập nhận rằng chỉ sau khi Hồi giáo ra đời, họ mới có văn minh. Và họ bảo
rằng trước đó, họ sống trong thời kì Jahiliyyah (có nghĩa là mông muội, không hiểu
biết). Ngày nay, các nhà Arập học đều thống nhất: văn minh Arập không phải tắt đầu
khi Hồi giáo ra đời, mà chính trong thời kì Iahiliyyah, đã có một nên văn minh Arập
vô cùng rực rỡ, kéo dài từ thế kỷ X B.C đến thế kỷ VI, đặc biệt là trong những năm
500-622. Nền văn mình này được đặt tên là văn mình Arập Tiền Hồi giáo. Phạm vi
của văn hoá Arập thời kì này chủ yếu tập trung ở bán đảo Arập.
a. Bối cảnh lịch sử
Đặc điểm lớn nhất về mặt lịch sử trong thời kì này là sự phân tranh của các vương
quốc bộ tộc Arập, mạnh thì nồi lên, yếu thì bị thu phục, khi hưng thịnh thì thương mại
phát triển, bờ cõi đất nước được mở mang, khi suy vongthì bị đồng hoá. Đaylà lịch sử
của những toan tính xâm lược và chính phục, khiến cho một nhà nước Arập thống
nhất chưa thể hình thành.
Theo sự phân chía của Abdullah Altwaijri và Mohammad Sindi thì có tới 7 vương
quốc bộ tộc khác nhau làm cho bản đồ biên giới các vương quốc Arập thường xuyên
xê dịch, thay đổi. Từ thế kỉ X B.C, ở vùng rừng núi nhiều mưa phía Tây Nam bán đảo
Arập (tức lãnh thổ Yemen ngày nay), một bộ tộc Arập đã lập nên vương quốc Sheba.
Trong 17 thế kỉ tồn tại của mình, vương quốc Sheba đã liên tục mở rộng lãnh thổ và
đã có lúc, kiểm soát một số vùng trên bờ biển Đông Phi và lập nên vương quốc
Abyssinia, ngày nay thuộc lãnh thổ Erttrca.
Kinh đô của Sheba được gọi là Maiib, ngày nay là thủ đô của Yemen. Theo truyền
thuyết của người Arập thì con trai của nhà tiên tri Noah, Sam, đã lập nên kinh đô của
Sheba. Sau này, người Arập đã gọi những cư dân từ đây là Sami và phương Tây thì
gọi họ là Semitic, thực ra cả hai cách gọi đều xuất phát từ tên "Sam" mà ra.
Đến thế kỉ IX B.C, vương quốc Arập Tadmor mới bắt đầu hình thành ở vùng đất
Syria ngày nay. Trải qua quá trình dựng và giữ nước, đến thế kỉ HI B.C, Tadmor đã
làm chủ con đường huyết mạch thương mạinối Lưỡng Hà và Địa Trung Hải. Sau
Sheba và Tadmor, các vương quốc bộ tộc Arập khác lần lượt ra đời: vương quốc
Nabataen (VI B.C) phía Nam Biển Chết và dọc theo bờ đông của vịnh Agaba (là lãnh
thổ của Jordan và Arập Xê út ngày nay); vương quốc Himyar (II B.C) cũng nằm ở
phía Nam bán đảo Arập. Đến thế kỉ VI, các vương quốc Lakhmid kéo dài từ bờ Tày
Vịnh Ba Tư đến tận Irắc bên đồng Lưỡng Hà, Ghassan ở Damasecus, vương quốc
Kindah ở Arập Xê út ngày nay đã rất hùng mạnh.

41
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Sự kiện lịch sử thứ hai có ảnh hưởng lớn đối với văn hoá Arập thời kì này là giao
lưu Arập - La Mã và giao lưu Arập - Ba Tư thông qua chiến tranh và thương mại.
Năm 575, người Ba Tư thôn tính Himyar. Cùng thời gian đó, Lakhmid cũng trở thành
chư hầu của Ba Tư. Nước lân bang của Lakhmid lại là đồng minh của đế chế
Byzantine, trấn giữ con đường hương liệu từ phía Nam bán đảo Arập. Năm 195,
vương quốc Nabataen trở thành "tỉnh Arập" của đế chế La Mã. Thế mà, một người
Arập ở Nabataen sau này lại thành hoàng đế La Mã, cai trị cả đế chế La Mã từ năm
244 đến năm 249. Một số học giả cho rằng ông ta, với biệt danh là "Philip người
Arập", mới là hoàng đế người Kito đầu tiền của La Mã, còn Constantine trị vì sau
Philip 63 năm. Còn ở vùng đất Syria ngày nay, vương quốc Tadmor ngày càng giàu
có nhờ buôn bán với Ba Tư và Địa Trung Hải. Sau khi trợ giúp La Mã đánh Ba Tư,
dần dần Tadmor cũng bị hút vào đế chế La Mã, trở thành một tỉnh của nó.
b. Thành tựu văn minh Arập
Văn hóa vật chất và phục vụ đời sống
a) Ẩm thực
Ẩm thực Arập tiếp thu ảnh hưởng của truyền thống ẩm thực vùng địa Trung Hải,
ven sông Nil và Lưỡng Hà, của thiểu số cư dân du mục Arập, của người Hy Lạp, Thổ
Nhĩ Kỳ và Ba Tư. Món chính trong bữa ăn của họ là bánh mì, các món cơm, các món
chế từ đậu, các món mì và rau trộn. Ngoài ra cơm cũng là món chính thay thế cho
bánh mì. Các món đậu thường có trong các bữa sáng hoặc để ăn trong bữa phụ. Món
đậu thường gặp nhất là ful ful giống như bánh chè. Người Arập ăn rất nhiều rau, họ
thích ăn cà dái dê, các loại rau lá to, súp lơ, rau bina. Loại dầu ăn được ưa thích nhất
là dầu ôliu. Loại gia vị đơn giản có mặt hầu hết trong các món ăn là chanh và tỏi.
Người Arập ăn thịt gà, thịt bò và cá hằng ngày. Họ không có thói quen ăn thịt luộc, và
không bao giờ ăn xương hầm hay phủ tạng động vật. Món ngon là thịt cừu và dê nhất
là trong các bữa tiệc và các dịp lễ tết tôn giáo. Tráng miệng thì bằng loại bánh mỏng
rất ngọt kẹp quả hay các loại hạt, một thìa mật ong hay đường.
Họ rất thích mời khách uống cà phê. Do khí hậu khô nóng nhìn chung người Arập
chuộng uống trà. Trà có vị nhẹ nhàng thanh mát và có đặc điểm dễ dàng nhận thấy
trong tách trà của người Arập là một nhánh bạc hà. Ngoài trà và cà phê nước uống phổ
bie làm nữa là nước hoa quả. Trong các loại quả của người Arập chà là loại quả kỳ
diệu nhất và dễ kiếm nhất. Không rõ có xuất xứ từ đâu nhưng chà là loại cây chịu
nắng và khô hạn rất giỏi. Người Ai cập cổ đại coi chà là là biểu tượng của sự trường
sinh.
Cũng như người Đông Nam Á và người Trung Hoa mỗi món ăn dù là giản dị nhất
của người Arập cũng là một khúc biến tấu của các loại gia vị và hương liệu. Ta có thể
thấy nào là quế, rau mùi, bạch đậu khấu, nhục đậu khấu, tỏi, tiêu, ớt, nguyệt quế...
Ngày nay việc ăn bằng thìa đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới, ăn bằng dao
cũng đã được chấp nhận trong bữa ăn từ lâu nhưng người Arập vẫn chuộng nhất là ăn
bằng tay
Do Hồi giáo xuất hiện trong cộng đồng Arậptừ rất sớm (thể kỷ XII) nên các món
ăn truyền thống và hiện đại của người Arập đều chịu ảnh hưởng của các quy định Hồi
giáo.
Theo Hồi giáo có hai loại thức ăn thức uống: Halal (được phép), Haram (cấm)
Thức uống cấm số một của người hồi giáo là rượu và các chất cồn. Theo kinh
Koran rượu và các chất cồn khiến con người “ mất tỉnh táo và lầm lạc “. Theo các quy

42
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

định của Haram các tín đồ Hồi giáo không được ăn các loại chim thú ăn thịt như hổ,
báo ,diều hâu.... Cũng như Do Thái Hồi giáo không cho các tín đồ ăn thịt lợn
Quy định Haram đối với thực ăn không chị dừng lại ở các loại thịt không được
phép ăn mà còn quy định ở cách giết mổ không được phép như : bóp cổ, bóp mũi, cắt
tiết ở cách đập đầu, thui sống.. chỉ có một cách được dùng là dùng dao sắc nhọn nhanh
chóng đâm vào cổ con vật, khiến nó chết thật nhanh và đồng thời đọc một câu kinh để
cảm tạ thượng đế Allah.
Trong các trường hợp sinh ốm, bệnh tật hoặc vì không có một thực ăn nào khác thì
họ được phép ăn thức ăn Haram mà không sợ bị thượng đế Allah trừng phạt
Trái ngược với Haram là Halal, tức là các loại thức ăn đồ uống được phép là trà,
cà phê, thịt cừu, lạc đà, thịt gà, cá, trứng...
Một trong những nét đặc sắc văn hóa ẩm thực của người Arập là các bữa tiệc trong
tháng tết Hồi giáo Ramadan kéo dài một tháng trong mỗi năm.
Tháng Ramadan là tháng chay tịnh, ăn kiêng của các tín đồ đạo Hồi, mỗi tín đồ
đạo Hồi phải nhịn ăn nhịn uống từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn mỗi ngày
trong tháng Ramandan. Và đến tối thì hoan hỉ quây quần bên bàn tiệc đủ món.
Rồi cũng như Harem, quy định ăn chay này cũng không quá khắt khe, trẻ nhỏ, phụ
nữ có thai, đang nuôi con, người già đau ốm bệnh tật đều được miễn, tháng Ramadan
trùng vào tháng thi cử, dù ký túc xá không phục vụ các bữa ăn như bình thường thì
các nữ sinh vẫn ăn bình thường để giữ sức và tất nhiên để giữ tế nhị họ phải ăn trong
phòng kín.
Về văn hoá vật chất, người Arập đã xây dựng một nền nông nghiệp phát triển phù
hợp với điều kiện khí hậu và địa hình. Do địa hình là đổi núi và mưa nhiều nên nông
dân Sheba thường canh tác trên các thửa ruộng bậc thang, dẫn nước qua hệ thống
đường ống vắt trên núi. Năm 2000 B.C, cư dân Sheba đã xây dựng đập Marrib và nó
được coi là một trong những thành tựu lớn nhất của công nghệ thế giới cổ đại.
Thành tựu nổi bật của văn minh ARẬP thời kì Hồi giáo
Thế giới Ảrập là quê hương của các công trình kiến trúc, kiệt tác nghệ thuật
của loài người. Điện mái tròn trên đá, cung điện của vua Walid, điện Alhambra, các
thánh thất ở Mecca, Jerusalem... đều là những thành tựu kiến trúc của văn hóa Ảrập,
Phong cách kiến trúc Ả-ập có ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc thế giới. Các nét kiến
trúc nổi bật như: kiến trúc ẩn, kiến trúc mở rộng, kiến trúc lặp lại. Đặc điểm nổi bật
nhất của kiến trúc Ảrập là nội thất thường được trang hoàng rất rực rỡ, đặc biệt là đền
thờ Hồi giáo.
Sự nổi lên của ba đế chế ARẬP Hồi giáo đã kéo theo sự phái triển rực rỡ của
văn mình thành thị ở Damascus, Baghdad, Bassora, Kufa, Cordoba, Tolede, Seville,
Grenade. Những thành phố ốc đảo trên đường đi của các thương đoàn, những thành
phố trên bến cảng ở Địa Trung Hải và vịnh Ba Tư, rồi những thành phố dọc bờ sông
Lưỡng Hà của người Arập thời kỳ này là trung tâm văn minh của thế giới.
Damascus được người đương thời gọi là "Lạc viên ở cõi trần", bởi nó có năm
con sông chảy vào. Dân số Damascus khoảng 140.000 người, lại có cả trăm đài phun
nước công cộng và khoảng một trăm nhà tắm công công nữa, có đến 12 vạn khu vườn
tược xanh ngút mát.
Baghdad thời hưng thịnh là một đô thị lộng lẫy, nhờ có vịnh Ba Tư mà tiếp xúc
được với các hải cảng lớn trên thế giới. Nó có hệ thống ống dẫn nước và hệ thống
nước thải. Chính quyền Baghdad còn đào một con kênh lớn nối hai dòng sông Tigre

43
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

và Euphrate và đào kênh tháo nước các đầm lây. Trên sông Tipre, có ba cây cầu nổi
rộng rãi để qua sông và hàng trăm chiếc tàu dỡ hàng lên bến. Thế kỉ X, Baghdad là
một thị trấn lớn nhất thế giới, có khoảng một triệu rưỡi dân chỉ sau Constantinople.
Tương truyền rằng hồi ấy, Baghdad có 27.000 chỗ tắm công cộng.
Vào thế kỷ X, Cordoba, thủ đô của đế chế Hồi giáo Arập ở Tây Ban Nha, là
niềm tự hào của người Arập. Cordoba được gọi là “hòn ngọc của thế giới”, là một đô
thị hiện đại nhất, lớn nhất thời bấy giờ trong khi mỗi thành phố châu Âu khác chỉ có
khoảng 10.000 người. Văn mình thành thị ARẬP có được là nhờ nhà nước chăm lo
phát triển các công trình phục vụ đời sống. Baghdad có một bệnh viện công lớn nhất
thế giới thời đó, rất nhiều cửa hàng thuốc, thu hút hàng ngàn thầy thuốc. Các trường
học Hồi giáo và các viện nghiên cứu được mở ra, thư viện và cửa hàng sách phát triển.
Nhà nước phát triển hệ thống thư tín trên toàn đế chế.
- Về văn hoá vật chất, người ARẬP đã dạt dược những tiến bộ vượt bậc trong
nông nghiệp, sản xuất thủ công nghiệp và thương mại.
Đất đai Arập thường là khô cằn, nhưng họ nghĩ ra hệ thống tưới tiêu hiệu quả
để làm nông nghiệp. Và họ mang mô hình tưới tiêu này tới châu Âu. Chính quyền đầu
tư sửa sang các con kênh lớn. Người Arập trồng gạo, mía đường, bông, cam, cà dái
dê, nghệ tây, lựu, mơ, gạo, mía, atisô, đào, chà là, đâu, hạt dẻ và hoa. Cây cam từ Ấn
Độ qua bán đảo Arập từ trước thế kỷ X, rồi lan sang Syria, Tiểu Á, Palcstine, Ai Cập,
Andalusia rồi tới khắp Nam Âu. Người Arập học được của người Ấn Độ nghề trồng
mía và làm đường, sau rồi nghề đó cũng lan sang châu Âu. Người Ấn Độ mang nghề
trồng bông làm vải sang châu Âu. Xứ Andalusia trồng đủ thứ: lúa gạo, lúa mạch, mía,
lưu, anh đào, cam, chanh, mộc qua, bưởi, đào, Ở Grenade và Valence có nhiều vườn
trồng ô liu, vườn rau và vườn quả. Từ xưa, Arập nổi tiếng về các loại hương thơm và
nhựa cây mộc dược.
Nông nghiệp còn được hỗ trợ hởi các thành tựu khoa học. Nền nông nghiệp của
người Arập tiến bộ như vậy mà sản xuất thứ công nghiệp còn rạng rỡ hơn đến mức đôi
khi không còn ranh giới giữa sản xuất thủ công nghiệp và sáng tạo nghệ thuật. Xưởng
giấy đầu tiên của người Arập được mở năm 794 ở Baphdad, Người Trung Hoa có
công phát mình ra giấy viết, nhưng người Hồi giáo mới có công mang giấy viết ra thế
giới. Tới tận thế kỉ XII, châu Âu còn sử dụng những cuộn da dê để viết và chỉ sau khi
Thập tư chính nổ ra, châu Âu mới học được nghề làm giấy từ các loại sây của người
Arập. Baghdad nồi tiếng về đồ thủy tinh và đồ gốm, đồ sành, kim và lược, sản xuất
dầu ô liu và xà phòng, dầu thơm và thảm.
Vải của người Arập cực kì công phu và kĩ lưỡng. Thị trấn Mossoul ở lrắc có
một loại vải nổi tiếng, mà người ta vẫn gọi là Mouseline. Damascus lại có loại vải hoa
rất đẹp, gọi là damasee. Baphdad làm ra các tấm màn treo trên piường hoặc phủ lên
chỗ ngổi và các loại lúa có vân. Alen lại có hàng len tuyệt đẹp. Cordoba có tới mười
ba ngàn thợ dệt. Thợ đệt Arập có tài thêu các đồ lụa, sa tanh, gấm, nhung thêu kim
tuyến, làm màn, lều, đường thêu khéo léo.
Người Arập học được nghề sành của Ai Cập, Hy Lạp, Lưỡng Hà, Ba Tư và
Trung Hoa. Baghdad, Samarra, Ravy và nhiều thị trấn Hồi giáo khác có rất nhiều lò
nung đồ sành. Thợ đồ gốm của Samarra và Baghdad giỏi chế tạo một thứ đồ sành
bóng láng, lấp lánh như kim loại. Họ vẽ hình bằng một thứ oxyde lên lớp men phủ, rồi
đem món đồ sành đó nung nhỏ lửa lân thứ hai, thế là hình vẽ giống như làm bằng một
lớp kim loại mỏng và men thì lấp lánh ngũ sắc. Đồ sành của người Arập có một hoặc

44
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

nhiều màu: vàng, lục, nâu, đỏ. Chính những phiến ngói bằng sành rực rỡ đã tạo nên
một vẻ đẹp vô song cho cổng, tường và khán thờ của các thánh thất Hồi giáo. Người
Arập đã nâng nghề làm thuỷ tỉnh thành một nghệ thuật và đến thế kỉ XIII, nghệ thuật
ấy đã đạt đến trình độ tuyệt mĩ. Họ học được sự khéo léo của Ai Cập và Syria. Họ làm
chụp đèn bằng thuỷ tinh, vẽ hoa lá hoặc viết chữ lên, rồi sau họ nghĩ ra cách tráng
men lên đồ thủy tỉnh. Alep và Damascus làm được những đồ thủy tinh mỏng manh mà
rất đẹp, có tráng men.
Nhờ thủ công nghiệp phát triển, người Arập xuất khẩu được rất nhiều mặt hàng
ra Tây Âu và thế giới: hàng vải, giấy, lụa, ngói, cốc, đĩa, bình gốm tráng men (những
mặt hàng cạnh tranh với đổ gốm của Trung Hoa); đường vàng, bạc, đá đỏ, các đồ thủ
công bảng kim loại, đá hoa cương và các mặt hàng mĩ nghệ bằng da.
Về thương mại, phải kể dến các cơ sở kinh tế là ngân hàng tài chính. Các thành
thị Arập cũng là nơi phát triển hoạt động kinh tế. Baghdad là trung tâm tài chính của
thế giới. Nơi đây, những ngân hàng đầu tiên của thế giới đã ra đời và lần đầu tiên, các
thương nhân có khái niệm “kiểm tra tài khoản”. Những ngân hàng này vươn các chỉ
nhánh tới nhiều nơi trên thế giới, thạm chí là đến tận Trung Hoa. Thương mại phát
triển cả trên đường bộ và đường thuỷ. Các, thương nhân Arập làm ăn với người Kito
giáo, Do Thái giáo, người Ba Tư. Các thương đoàn từ Trung Hoa, Ân Độ tới Ba Tư,
Syria, Ái Cập. Tại các cảng quốc tế như Baghdad, Bassora, Aden, Cairo và
Alexandria, có nhiều tàu buôn đi biển. Các đoàn thuyền buôn Arập đi nườm nượp trên
Địa Trung Hải, đến Syria, Ai Cập, Tunisia, Sicily, Ma-rốc và Andalusia, tới Hy Lạp,
Italy. Họ qua biển Caspi tới Mông Cổ, theo sông Volga tới châu Âu. Vào thế kỉ X,
nền thương mại Arập đạt đến cực thịnh. Dấu vết ảnh hưởng của hoạt động thương mại
Arập trong nền kinh tế châu Âu còn lại trong từ vựng của nhiều ngôn ngữ châu Âu. Ví
dụ là các từ gốc Arập như là tarif (thuế quan), caravan (thương đoàn), bazaar (cửa
hàng tạp hoá).
- Về văn hoá tinh thần, người Arập đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong
các lĩnh vực giáo dục, khoa học và nghệ thuật.
Sở dĩ văn minh Arập hưng thịnh như vậy là nhờ họ có một nền giáo dục tiên
tiến bậc nhất thời bấy giờ. Nhà nước trợ cấp cho các trường học Hồi giáo, con em họ
học thuộc lòng Kinh Koran và Hadith. Người Arập Hồi giáo đã mở những trường đại
học cổ nhất thế giới. Đại học Qeirawan được thành lập ở Ma-rốc năm 859, trường Đại
học Al -Azhar được thành lập năm 970 ở Cairo. Baghdad có hai trường đại học lớn
nhất của đế chế Hồi giáo và cổ nhất của thế giới Nizamiyah và Mustansiriyah. Trường
đại học cổ nhất của châu Âu là Đại học Bologna ở lraly được thành lập năm 1088. Đại
học Cordoba rất nổi tiếng trong các thế kỷ X và XI. Tục mặc lễ phục áo chùng và mũ
cao trong các lễ tốt nghiệp của sinh viên trên toàn thế giới thời nay chính là bắt nguồn
từ Andalusia.
Nền khoa học Arập là sự kết tinh các gia tài trí thức Hy Lạp, La Mã, Ba Tư và
Arập. Khi châu Âu còn chìm trong đêm trường Trung Cổ thì các nhà khoa học Arập
Hồi giáo đã đẩy mạnh các hoạt động học hỏi, nghiên cứu gia tài khoa học và văn minh
của Hy Lạp, La Mã, xây dựng nền khoa học tiên tiến riêng cho cộng đồng Arập Hồi
giáo. Hoạt động dịch sách phát triển rằm rộ ở Cordoba và Granada, Seville và Toledo.
Đây cũng là những trung tâm tri thức lớn nhất của người Arập thời kì Andalusia.
Baghdad khi đó là trung tâm tư tưởng lớn nhất của đế chế Abbasid thời đó, là trung
tâm nghiên cứu khoa học và học tập, nó là nơi tổ chức các hoạt động dịch thuật các

45
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

công trình khoa học của Hy Lạp, là nơi các phát minh khoa học và các phát hiện nghệ
thuật. Với những thành tựu rực rỡ trong mọi lĩnh vực và đội ngũ các nhà khoa học
xuất chúng, nền khoa học Arập trong các thời kì văn minh đỉnh cao này là hiện tượng
độc nhất vô nhị trong lịch sử văn minh của loài người.
Các ngành khoa học đua nhau phát triển ở Cordoba: toán học, thiên văn học,
vật lí học, kiến trúc, quang học, khí tượng học, dược học, y học, sinh học, thực vật
học, giải phẫu học và triết học.
Các nhà toán học Arập Hồi giáo có công đặt nền móng cho nền toán học thế
giới, phát triển môn đại số hoàn chỉnh, môn lượng giác là đóng góp lớn nhất cho nền
toán học thế giới, tiếp thu và phát triển các thành tựu toán học thế giới. Với việc phát
minh ra bệnh viện, y học trở thành một nghề chuyên nghiệp, có ảnh hưởng lớn đối với
các nước phương Tây thể kỷ XVII mà còn đến ngày nay. Thiên văn học tiếp thu có
chọn lọc thành tựu của Hy Lạp- La Mã, đặt nền tảng tài liệu cơ bản cho nền thiên văn
học châu Âu. Hóa học có các nhà hóa học lỗi lạc nhất là Jabir Ibn Hayyan. Vật lý học
được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Aristotle, tìm ra được những
khái niệm mới về quán tính, thời gian, không gian. Địa lý có hai nhà địa lý nổi tiếng là
Abu Abdallah Muhammad al Idrisi và Abu Abdallah Yakut. Thực vật học đã hồi sinh
trong vườn hoa khoa học Hồi giáo. Ba trường phái khoa học nổi tiếng thời bấy giờ là:
Trường phái Peripatetic (tiêu dao) theo Aristote, Trường phái Aprioristic theo Platon,
và Trường phái toán học .
Người Arập có rất nhiều sáng chế khoa học. Đồng hồ là một trong những phát
minh tiêu biểu nhất. Đồng hồ nước, đồng hồ nến, hoặc đồng hồ thuỷ ngân là những
loại thường dùng và được coi là đỉnh cao sáng chế của người Arập Hồi giáo thời kì
này. Thế kỷ XI, thiên tài sáng chế người Arập Ibn ar-Razzaz al-Jazari đã phát minh ra
một liên hoàn các đồng hồ nước khổng lô gọi là Đài phun nước Con Công và Lâu đài
Đồng hồ nước.
Văn minh Arập với những thành tựu thời Trung cổ của mình là nguồn nuôi
dưỡng cho phong trào Phục hưng ở châu Âu. Khi Hồi giáo ra đời, nó đã góp phần tạo
đà phát triển cho khoa học. Theo lời dạy của tiên trí Muhammad thì các tín đồ Hồi
giáo "phải học hỏi từ khi còn trong nôi cho đến khi chết"; "luôn luôn học hỏi, thậm chí
nếu có phải đến tận Trung Hoa để học"; và "mực của người đi học còn thiêng liêng
hơn cả máu của tín đồ tử vì đạo". Sự mở rộng của đế chế Hồi giáo đến hết biên giới
Tây Ban Nha năm 1085 đã mở ra cho châu Âu một thế giới quan mới và những công
nghệ mới. Những nhà khoa học Hồi giáo ở Andalusia đã mang theo một kho kiến thức
khổng lồ về khoa học tự nhiên. Rất nhiều khái niệm khoa học, công nghệ và nghệ
thuật ở châu Âu có nguồn gốc từ tiếng Arập. Và đây chính là tiền đề cho châu Âu phát
triển phong trào Phục hưng của mình. Châu Âu đã học được từ nền văn minh Arập -
Hồi giáo những thành tựu của các ngành khoa học: toán học; thiên văn học; hoá học,
vật lí học, y học, được học, thảo dược, triết học và tâm lí học siêu hình, địa lí, xã hội
học và các loại hình nghệ thuật như là văn học, âm nhạc, kiến trúc.
Vào đầu thời kì Trung cổ, Giáo hội La Mã hoàn toàn làm chủ nền giáo dục của
phương Tây, tập trung chủ yếu vào việc đào tạo tầng lớp giáo sĩ Thiên Chúa, truyền
bá Kio giáo.
Về nghệ thuật tạo hình: Các công trình kiến trúc Hồi giáo sang trọng. Tại thủ
đô Cordoba, có tới 700 đền thờ Hồi giáo. Hai trong số đó được coi là những công

46
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

trình kiến trúc đẹp nhất của nghệ thuật tạo hình Hồi giáo thời đó: Đền thờ lớn ở
Cordoba và Cung đỏ ở Granada.
Đền thờ Hồi giáo Cordoba được hoàn
thành năm 976 chỉ đứng sau đền thờ ở thánh
địa Mecca về kích cỡ và nó được đánh giá là
đên thờ Hồi giáo sang trọng xa hoa nhất.
Ngày nay, nó được dùng làm nhà thờ Tin
Lành ở Tây Ban Nha. Ngày nay, các quận
Kalsa, Cala, Cassaro vẫn còn nguyên vẹn
những vết tích của nền kiến trúc pha trộn
giữa phong cách của người Arập và người
Norman.
Trước đây, khi thế giới Hồi giáo và
Arập còn hưng thịnh, châu Âu mua đủ thứ từ
người Arập: hương liệu, vải vóc, đồ thủ công, hàng nông nghiệp và để đổi lại, châu
Âu hầu như chẳng có gì ngoài nguồn nhân lực bán cho Arập. Các nô lệ Đông Âu
trước kia được mang qua Địa Trung Hải hoặc xứ Andalusia (Tay Ban Nha) và trở
thành hàng hoá ở các chợ nô lệ của Arập, (chữ người Slavơ vốn có từ Slav: “nô lệ” mà
ra). Nhưng với các phát kiến địa lí và sự bành trướng của chế độ thuộc địa, quan hệ
thương mại giữa châu Âu và thế giới Hồi giáo nói chung và Arập nói riêng đã có thay
đổi to lớn. Châu Âu bắt đầu xuất khẩu vũ khí sang thế giới Arập. Và thậm chí châu Âu
còn xuất khẩu những mặt hàng mà xưa kia họ còn phải mua của Arập. Cà phê, ban
đâu là cây trồng của Ethiopia và Yemen ở phía nam Biển Đỏ, đến thế kỉ XVI được
trồng khắp vùng Địa Trung Hải và sang thế kỉ XVII thành hàng xuất khẩu của khu
vực Trung Đông sang châu Âu. Nhưng sang thế kỉ XVII, người Anh, người Hà Lan
rồi người Pháp đem cà phê đến trồng ở Trung Mỹ và Đông Nam Á VÀ xuất khẩu
sang các nước Arập và Trung Đông. Không chỉ cà phê, mà đường và giấy, những mặt
hàng xuất khẩu chủ đạo của Arập sang châu Âu, nay cũng đi từ châu Âu sang Arập.
Tới thế ki XIX, niềm tự hào của nên kinh tế của Arập, vải lụa cũng biến mất. Thị
trường Arập và Trung Đông tràn ngập vải giá rẻ nhập của châu Âu và các thuộc địa
của châu Âu ở Nam và Đông Nam Á.
Vào thế kỉ XIX, các ngành công nghiệp phát triển ở châu Âu đã tìm thấy ở
phương Đông nói chung và các nước Arập nói riêng một thị trường xuất khẩu các sản
phẩm công nghiệp và nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu thô giá rẻ. Không chỉ
mua rẻ, bán đắt, công dân phương Tây còn lũng đoạn nền kinh tế của các nước Arập.
Tuy vậy, các nước Arập cũng đã bắt đầu xây dựng một nền kinh tế hiện đại cho đến
ngày nay.
2.3. Văn minh Aicập
Thượng lưu dòng sông Nil được chia làm ba nhánh sông: Sông Nil trắng, sông
Nil xanh và sông Atbara. Sông Nil trắng chảy từ hồ Victoria ở Tanzania, hồ Edward
và hồ George ở biên giới của Uganda và Zaire, sông Nil xanh thì chảy từ những rặng
núi ở Etiopia, sông Atbara chảy từ cao nguyên của Etiopia. Ba nhánh sông Nil này
gặp nhau ở phía Bắc thành phố Khartoum ở Suđan và trước khi đổ vào Địa Trung Hải,
sông Nil lại tách thành những nhánh nhỏ. Với chiều dài 6695 km và chảy qua 8 nước
châu Phi: Burundi, Ruganda, Tanzania, Kcnya, Uganda, Ethiopia, Sudan, Egypt, sông

47
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Nil trở thành nguồn sống của các nước mà nó chảy qua, đặc biệt là Ai Cập, nơi quanh
năm hầu như không có một giọt mưa, thì sông Nie đã trở thành huyết mạch của người
dân Ai Cập. Thực vậy nhờ có con sông này mà trong ba thiên niên kỷ, từ năm 3000
B.C đến cuộc chinh phục La Mã vào năm 30 B.C, Ai Cập là Nhà nước rộng lớn nhất
và phồn thịnh nhất miền Đông Địa Trung Hải. Dòng sông là con đường thủy dài nối
liền hai vùng Thượng Ai Cập (Trung Tâm Thèbes) với Hạ Ai Cập (Trung tâm
Memphis). Hai khu vực địa lý này thống nhất thành vương quốc Ai Cập. Tam giác
châu Sông Nil dài khoảng 700km. Hai bên bờ rông từ 20-50 km là một dải đồng bằng,
một vùng đầm lầy phì nhiêu mà hàng năm trước lũ dâng lên từ Tháng 6 đến Tháng 9,
khiến cho phù sa từ thượng nguồn tuôn xuống, gia tăng màu mỡ cho nó. Các loại thực
vật như đại mạnh, tiểu mạnh, sen, cây Papyrus làm giấy... sinh sôi nảy nở quanh năm.
Ai Cập có một quần thể động vật đồng bằng và sa mạc rất đa dạng: trâu bò, voi, hươu
cao cổ, tê giác, hà mã, cá sấu, hổ và các loài chim như chim ưng đã trở thành thần
linh. Các loài thủy sản cũng rất nhiều, cung cấp nghề đánh cá cổ xưa. Nông nghiệp,
thương nghiệp, thủ công nghiệp đều rất phát triển ngay từ thiên niên kỷ thứ III (B.C).
Các cảnh sinh hoạt sản xuất này được ghi lại tên tường đá, lăng mộ. Sản phẩm của họ
chính là di tích văn minh. Chính vì có một nền kinh tế phát triển toàn diện trên cơ sở
nguồn thực, động vật, khoáng sản, nhân lực phong phú mới hình thành nền văn minh
sông Nil.
Ai Cập đã giành lại được vị trí trung tâm trong thời Trung cổ, và bây giờ vẫn là
nước quan trọng nhất và đông dân nhất ở Trung Đông. Có một sự tiếp nối liên tục
thực sự trong suốt khoảng thời gian rất dài đó; bởi vì các đường biên giới của Ai Cập
qua các Thế kỷ đã không thay đổi bao nhiêu. Trong suốt thời Cổ đại, sự phồn vinh của
Ai Cập phụ thuộc vào của cải làm ra bằng nghề nông, tức là phụ thuộc vào Sông Nil.
Dẫu vậy, nền nông nghiệp đó không phải ra đời ngay một lúc mà đã tiến hóa dần ở
thời tiền sử. Không những chi phối ở tiềm năng vật chất của nước này, Sông Nil và
các đặc điểm địa lý khác của Ai Cập còn ảnh hưởng đến các sự kiện chính trị và đóng
một vai trò trong hệ tư tưởng của Ai Cập.
Cách đây khoảng 12000 năm, ở Ai Cập vẫn còn nằm trong miền Đông Sahara,
có những toán người săn bắn hái lượm du cư sinh sống. Khí hậu không khắc nghiệt
như bây giờ và một số vùng hiện nay khô cằn và hoang vu khi ấy còn có người ở. Lưu
vực và Châu thổ Sông Nil khi ấy chỉ là vùng đầm lầy mênh mông mà trữ lượng nước
của nó đã thu hút những toán người săn bắn và các con mồi và là nơi các loại cây cối
và cá đã được khai thác. Cũng vào khoảng thời gian đó, người dân trong vùng cũng
bắt đầu hái lượm những loài cây, hoa quả hoang dại, có lẽ là các loại mễ cốc mà việc
tiêu thụ cần được chế biến nhiều hơn các thứ khác. Từ đó có thể suy ra là, sức ép đối
với các nguồn lương thực ngày một tăng lên.
Trong các thiên niên kỷ kế tiếp, Sahara dần dần bị khô hạn và đến năm 2000
B.C thì hầu như khô cằn như ngày nay. Từ năm 1000 đến 5000 B.C, những người
cuối cùng của thời đại đồ đá sinh sống tập trung tại những điểm có nước. Họ khai thác
tài nguyên ráo riết hơn nữa, cả trên sa mạc lẫn trên bờ sông Nil. Lưu vực Sông Nil bắt
đầu có người đến sinh sống cùng với sự phát triển của công nghiệp. Vào khoảng năm
4000 năm B.C, ở Ai Cập chỉ có hai nền văn hóa lớn là văn hóa Merinda cổ ở vùng
Châu thổ và văn hóa Badarian ở chung quanh Asyut tại Thượng Ai Cập. Trước năm
3100 B.C, hai nền văn hóa ấy sát nhập làm một và sinh ra nhà nước Ai Cập- Nhà nước
dân tộc lớn đầu tiên trong lịch sử.

48
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Lịch sử Aicập thường được chia làm 3 thời đại chính: Cổ, Trung và Tân với 30 vương
triều kéo dài khoảng từ cuối thiên niên kỉ thứ IV B.C đến năm 331 B.C (năm
Alexandros Đại đế chiếm Aicập là năm 333 mở đầu thời đại mới).
2.3.1. Văn minh AI CẬP thời tiền sử và sơ sử
Những bằng chứng khảo cổ cho thấy cách đây 700.000 năm, trên vùng đất Ai Cập
ngày nay đã có người Homo Sapien đứng thẳng đến sinh sống. Họ chủ yếu sống
quanh hồ nước nguồn nước, hoặc những nơi dồi dào nguyên liệu để chế tạo công cụ.
Theo các nhà khảo cổ học thì khoảng 250.000 năm trước, Ai Cập là một vùng đồng cỏ
lớn, khác xa Ai Cập ngày nay. Cư dân ở đây chuyên nghề săn bắt. Nhưng cách đây
khoảng 25.000 năm, những thay đổi khí hậu trái đất đã biến Ai Cập thành một sa mạc.
Nhưng may nhờ có sông Nil làm chậm lại quá trình sa mạc hoá mà dân cư Ai Cập
được quần tụ ở miền Trung Ai Cập và đồng bằng châu thổ sông Nil. Họ đã biết theo
nghề nông và chăn nuôi. Họ trồng lúa mì, lanh, làm thêm nghề đan lát và chăn nuôi.
Họ biết làm các nghề thủ công. Họ chế tạo đồ gốm tỉnh xảo, chạm khắc các vật dụng
bằng ngà và đất sét. Thương mại khi đó cũng phát triển và Ai Cập đã nhập khẩu gỗ và
ngọc lam. Khoảng thiên niên kỷ thứ 3 B.C, người Ai Cập đã biết làm hệ thống thuỷ
lợi và xây dựng nơi chôn cất người chết. Khi đó, những vương quốc nhỏ của các bộ
tộc tập trung thành hai vương quốc lớn ở miền Nam và miền Bắc. Miền Bắc thì thờ
thân Scth và dùng vương miện trắng, miền Nam thì thờ Horus và dùng vương miện
đỏ. Hai vương quốc ở miền Nam và miền Bắc không ngừng phân tranh quyền lực và
cuối cùng dưới sự trị vì của vua Menes, vương quốc miền Nam đã thống nhất Ai Cập
năm 3100 B.C, bắt đầu thời kỳ các Pharaoh ở Ai Cập.
2.3.2. Văn minh AI CẬP thời PHARAOH (3100 - 322 B.C)
Sự kiện lịch sử đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh nhân dân Ai Cập là
sự thống nhất giữa Thượng và Hạ Ai Cập. Giữa thiên niên kỷ 1V B.C, ở miền Bắc Ai
Cập đã thống nhất thành vương quốc Hạ Ai Cập; còn ở miền Nam, các châu địa
phương đã tổ chức thành một vương quốc Thượng Ai Cập. Suốt nửa sau của thiên
niên kỷ IV TƠN, chiến tranh đã xảy ra liên miên giữa Thượng và Hạ Ai Cập bởi cả
hai vương quốc đều muốn đoạt quyền làm bá chủ lưu vực sông Nil màu mỡ.
Khoảng năm 3100 B.C, Menes, vua của Thượng Ai Cập ở miền Nam, đã hợp nhất
Thượng và Hạ Ai Cập thành một quốc gia thống nhất. Menes đã chọn Memphis (phía
Nam thủ đô Cairo ngày nay), nơi dòng sông Nil tách nhánh để tạo đồng bằng châu thổ
và làm kinh đô đầu tiên cho đất nước Ai Cập thống nhất. Từ Memphis, vương triều
thứ nhất của các triều đại Pharaoh đã mở rộng lãnh thổ Ai Cập tới Sinal.
Sự thống nhất của Ai Cập lần đầu tiên trong lịch sử đã tạo điều kiện chấm dứt tranh
giành quyền làm chú lưu vực sông Nil, mở đầu một thời kỳ quản lý thuỷ lợi thống
nhất trên toàn đất nước. Nhờ thế, vua Menes và các vua kế vị đã xây dựng những công
trình thuỷ lợi to lớn đầu tiên cho đất nước. Công tác đào sông ngòi, ao hồ, đắp và tu
bổ đê điều được thực hiện trên khắp đất nước. Ngoài ra, các nông quan cũng được bổ
dụng để trông coi công tác đê điều. Từ Memphis, Ai Cập đã mở rộng lãnh thổ tới tận
Sinai. Dưới thời các Trung Vương quốc (2050 -1786 B.C), các Pharaoh liên tục cầm
quân đi xâm lược Libya, Nubia và Sinai, nhằm mở mang đất nước. Đến thời kỳ Tân
Vương quốc, giấc mộng xưng bá của Ai Cập lại được thực hiện khi các cuộc chính
phục Palestine, Nubia, Cạn Đông và Tiểu Á đều thắng lợi.

49
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Nhờ thế, Ai Cập đã chiếm được vùng mỏ đồng ở Sinai, tạo đà cho kinh tế đất nước
phát triển nhờ chế được nhiều công cụ lao động và vũ khí bằng đồng. Bên cạnh cuốc
bằng đá hoặc bằng gỗ, lưỡi liêm bằng đá, còn có cuốc đồng.
Nhờ có hệ thống thủy lợi thống nhất và thường xuyên được nâng cấp, đồng thời và có
những công cụ mới, nền nông nghiệp và chăn nuôi Ai Cập đã phát triển hơn. Ai Cập
không chỉ canh tác các loại cây lương thực mà cả các cây công nghiệp nữa. Trâu bò là
phương tiện sản xuất nông nghiệp rất hiệu quả. Ngoài nghề nông, Ai Cập thời kỳ Tảo
Vương quốc và Cổ vương quốc còn phát triển nghề thủ công. Với trữ lượng khoáng
sản giàu cố: vàng ở Nubi, đồng ở Sinai, chì và thiếc ở Aswan và ven biển Đỏ, đá quý
ở miền Nam như là đá hoa cương, các loại hồng ngọc, bích ngọc. Người Ai Cập rất
giỏi nấu quặng và chế các loại kim loại, làm đô gốm. Nghề thuỷ tỉnh thì bất đầu phát
triển, các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp dồi đào, trao đổi buôn bán trong
nước và nước ngoài cũng phát triển. Các hoạt động thương mại diễn ra sôi động cả
trên các tuyến đường bộ và đường thuỷ.
Những thành tựu văn minh thời kỳ Pharaoh
a. Xuất hiện thể chế nhà nước tập quyền
Sự thống nhất đất nước đã tạo điều kiện hình thành nhà nước chuyên chế trung ương
tập quyền đâu tiên trong lịch sử Ai Cập. Nhưng chỉ đến thời Pharaoh Cheops (Khufu),
thì hệ thống nhà nước của Ai Cập cổ đại mới trở thành một hệ thống hoàn chỉnh.
Đứng đầu bộ máy đó là Pharaoh, người có quyển sở hữu tối cao đối với ruộng đất
trong cả nước. Bản thân Pharaoh cũng có những hoàng trang rất lớn. Tầng lớp quan
lại và tăng lữ cũng sở hữu rất nhiều ruộng đất.
Pharaoh được coi là vị thần sống (Pharaoh có nghĩa là kẻ ngự trong cung điện) và ông
ta có quyền lực vô hạn. Quyền lực của Pharaoh lớn đến nỗi bất kể là thường dân hay
quý tộc đều không được nhìn mặt vua mà phải quỳ lạy sát đất. Pharaoh không chỉ là vị
thần sông, kẻ ngự trong cung điện mà còn là con thần Mặt trời (thần Ra). Nhà vua tuỳ
tiện đặt ra luật lệ mỗi ngày. Pharaoh không chỉ là người đứng đầu nhà nước mà còn là
người đứng đầu giới tăng lữ và quân đội. Nhà nước Ai Cập thời cổ đại là Nhà nước
chuyên chế điển hình trong các quốc gia cổ đại phương Đông.
Dưới Pharaoh là bộ máy quan lại cồng kềnh
giúp việc. Quan lại được chia làm ba hạng:
thừa tướng, các quan dưới thừa tướng và
các thư lại. Các quan này chia nhau quản
việc tài chính, quốc khố, thu thuế, sổ sách,
coi sóc công tác thuỷ lợi, đê điều và việc
quân. Ngoài bộ máy chính quyền ở trung
ương, nhà vua còn cử quan trong triều hoặc
con cháu trong hoàng gia hoặc thủ lĩnh địa
phương để quản các châu ở địa phương.
Những chúa châu này vừa là thẩm phán, vừa là người chỉ huy quân sự vừa là tăng lữ
cao nhất.
b. Văn tự
Một trong những thành tựu văn hoá lớn của Ai Cập cổ đại là chữ viết tượng hình.
Khoảng 5000 năm B.C, chữ tượng hình đã ra đời. Năm 1999, một nhóm các nhà khảo
cổ học người Đức đã tìm thấy ở Ai Cập một loạt các bằng chứng cho thấy chữ viết có
thể đã tồn tại ở Ai Cập cùng thời gian hoặc trước chữ viết của người Sumer. Các nhà

50
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

khoa học của Viện Khảo cổ học Đức đã thấy 170 tấm văn bản cổ bằng đất sét và 100
tấm văn bản cổ gốm viết bằng mực. Tuy rằng các nhà khoa học mới giải mã được
khoảng hai phần ba các bản cổ văn tìm được, nhưng họ cũng biết được là vào thời Bọ
Cạp vương, Tý vương, Tượng vương thì kinh tế Ai Cập đã phát triển và các thủ Iĩnh
cần phải có chữ viết để phi lại những khoản thuế (dưới dạng hàng hoá) mà họ thu
được. Hầu hết những tấm đất sét này chỉ nhỏ như con tem, còn đồ gốm có chữ mực là
bình hoặc hũ. Trên đó là những báo cáo về mặt hàng bông và đâu được vận chuyển
đến Bọ Cạp vương như thế nào, các loại thuế, số lượng, rồi các ghi chú, tên các vị vua
và tên của các bộ…
Đã có văn khắc tức phải có văn tự. Chữ viết Ai Cập ra đời cuối niên kỷ thứ IV B.C.
Bắt đầu là chữ tượng hình (écriture pictographyque) như núi, sông là hình vẽ. Sau đó,
đơn giản hóa thành chữ viết ghi ý (écriture ideographyque), rồi trở thành chữ viết ghi
âm (écriture phonétique). Ngay trong thiên niên kỷ thứ III B.C đã hình thành 24 chữ
cái. Dù vậy, chữ viết tượng hình vẫn được sử dụng song song với chữ viết chỉ âm.
Truyền thuyến gán công tích sáng tạo chữ viết cho 2 vị thần nữ thần Seshat và thần
Thort.
Chữ viết được thể hiện dưới dạng các bức vẽ thẳng hàng về các con vật, cây cối, núi
non. Đây chính là bằng chứng khẳng định rằng chữ tượng hình của các vương triểu
Pharaoh ở Ai Cập sau này đã trải qua một thời gian dài phôi thai và phát triển. Lúc
đâu, chữ tượng hình giống như các hình sự vật. Những hình vẽ này được sắp xếp theo
một trật tự nào đó để chuyển tải nội dung cho người đọc. Chữ “mặt trời" là một vòng
tròn nhỏ, ở giữa là dấu chấm, chữ "con mắt" có hình con mắt, chữ "nước" hoặc chữ
"sông" là hình ba làn sóng, chữ "núi" có hình ngọn núi, chữ "đồng ruộng" là hình chữ
nhật chia thành nhiều ô.

Hình 2a. Phù điêu mô tả một bản hiến tế


(2700 B.C) có nhiều chữ số tượng hình
(chữ số tượng hình 1000 được viết 4 lần
6 bên phải phía dưới).
Người Ai Cập cổ đại thường viết chữ
trên đá, gỗ, da, vải và giấy papyrus.
Dapyrus là cây họ sậy, mọc nhiều ở
bờ sông Nil hoặc đầm lầy để phi
chép các tấc phẩm văn học, báo cáo
của các châu, thành, những tuyên bố
đạo đức, các tụng ca, các văn bản cầu
nguyện, văn hản toán học, kinh cầu nước, nhật ký ướp xác, những văn bản pháp thuật
và các văn bản y học, các thần chú và văn bản liệt kê tài chính.
c. Sự hưng thịnh của nền kiến trúc và điêu khắc độc đáo
Thành tựu văn hoá lớn nhất của thời kỳ Pharaoh là kiến trúc và điêu khác. Với sự ra
đời đầu tiên của nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền đầu tiên ở Ai Cập, các
Pharaoh đã đua nhau xây những lăng mộ, đền đài cực kỳ hùng vĩ, khiến cho thế giới
muôn đời phải sững sờ trước vẻ tráng lệ, kiên cố của chúng. Các Pharaph thường lo
việc xây dựng lăng mộ khi họ còn sống và công trình xây dựng thường phải mất hàng
chục năm mới hoàn thành, với nhân lực của cả nước. Người xưa và người nay đều
luôn ca tụng các công trình lăng mộ của các Pharaoh, với sự siêu phàm về nghệ thuật

51
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

đẽo, khắc đá thuần thục. Người Ai Cập thường truyền nhau câu nói rằng "Bất cứ cái gì
cũng sợ thời gian nhưng thời gian thì lại sợ kim tự tháp ".
Ngoài các công trình kiến trúc lăng mộ và đền đài khổng lồ, dưới thời Tảo Vương
quốc và Cổ Vương quốc, Ai Cập còn có các công trình điêu khắc độc đáo. Đặc điểm
chung của những công trình điêu khắc này là sự vô cảm trên khuôn mặt các bức
tượng. Chúng được rập theo một phong cách suốt hàng ngàn năm và thường được đặt
tronp các lãng mộ, đền đài hoặc đứng riêng như trường hợp của Tượng nhân sư.
Hồ, vua, diều hâu, hoặc một sự kết hợp giữa người và sư tử, người và diều hâu là
những hình tượng thường gặp ở các bức tượng. Tượng nhân sư là hình tượng nổi tiếng
nhất. Đó là tượng đầu người mình sư tử. Đầu nhân sư đội một vuông vải kẻ. Hầu hết
những tượng này đều đã bị sứt mẻ, do bị con người, thiên tai hoặc các biến cố chiến
tranh phá hoại. Có những bức tượng mất mũi, có tượng diều hâu mất đầu hoặc chỉ cả
bức tượng biến mất, chỉ còn lại cái bệ.
Bên cạnh tượng, cột trụ cũng là những tác phẩm điêu khấc độc đáo của văn hoá Ai
Cập cổ đại. Hiện nay, những phế tích cột trụ còn nằm rải rác trên khắp Ai Cập. Đó là
những cột trụ lớn màu nâu bằng đá granite và tất cả các cột trụ này đều có các chữ
tượng hình. Trên đỉnh cột là những biểu tượng quen thuộc của Ai Cập: hoa sen, cọ,
giấy dó Ai Cập. Xưa kia, những cột này được dùng để làm cột trụ cho các đền thờ.
Trải qua nhiều biến cố, những đền thờ đó chỉ còn là đống đồ nát và trên nền cũ chỉ còn
những cái cột trơ trọi giữa trời.
d. Sự phát triển vượt bậc của văn hoá vật chất
Về nông nghiệp
Từ xưa, sông Nil có tầm quan trọng thiết thực đối với nền nông nghiệp Ai Cập. Từ
thời cổ đại, người Ai Cập đã phát hiện ra rằng năm nào mực nước sông Nil lên quá 7
mét là năm ấy mùa màng bội thu, còn năm nào mực nước xuống dưới 4 mét thì thất
bát xảy ra.
Thời Trung Vương quốc (2150 - 1710 B.C), vương triều XII đã phát triển hệ thống
thủy lợi rộng rãi, tiến bộ nhất thời bấy giờ. Đáng kể nhất là công trình tu bổ hồ Moeris
ở Phayum thành một hồ chứa nước nhân tạo, phục vụ công tác tưới tiêu. Hồ Moeris
thông với sông Nil, quanh năm tưới nước cho cả một vùng lớn, tạo điều kiện cho nông
dân một năm canh tác hai vụ. Ngoài công trình này, còn có rất nhiều các công trình
đắp đê, xây cống dẫn và tháo nước đã làm cho diện tích cach tác tăng vọt.
Cũng vào thời Trung Vương quốc, Ai Cập hoàn toàn bước vào thời đại đồng thau.
Nhờ có các công cụ đồng thau mà nông nghiệp và thủ công nghiệp có một bước tiến
mới.
Về các nghề thủ công và thương nghiệp
Đối với Ai Cập, sông Nil không chỉ cung cấp nước cho nghề nông mà còn là tuyến
đường giao thông huyết mạch. Ai Cập rất giỏi đóng thuyền. Nhờ có nông nghiệp và
thủ công nghiệp phát triển mà Ai Cập có nhiều hàng hoá thừa và các trao đổi buôn bán
trong và ngoài nước cũng rất sôi động. Thóc lúa là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, bên
cạnh đó các mặt hàng vàng, đồ chế tác bàng ngà voi cũng là những mặt hàng mạnh
của Ai Cập. Ai Cập nhập về gỗ của Icbanon để dùng cho các công trình kiến trúc và
điêu khắc, sắt và đồng của lưỡng Hà. Từ nam 2150 B.C trở đi, Ai Cập đã có các quan
hệ buôn bán thường xuyên với Palestine, Syria, Babylone, Nubi và Hy Lạp. Nữ hoàng
IIatshepsut cử các đoàn thuyền buôn đi tìm; kiếm vàng, gỗ mun, trầm hương.

52
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Thủ công nghiệp đặc biệt phát triển dưới thời Tân Vương quốc (1560 - 941 B.C). Nhà
nước và giới quý tộc tăng lữ đặc biệt chú trọng và đầu tư ngành đóng tàu và chế tạo vũ
khí. Mỗi xưởng thủ công của nhà nước phải có đến hàng trăm thợ tập trung làm việc.
Từ năm 1250 B.C, người Ai Cập ở miền Tây đồng bằng sông Nil đã biết chế tạo các
vật dụng bằng thuỷ tỉnh. Người Ai Cập nấu chảy bột thạch anh cùng với một số
nguyên liệu khác trong những nồi gốm. Sau đó, họ đập vỡ những nồi này để lấy thuỷ
tinh. Tiếp đó, họ lại nấu chảy những thỏi thuỷ tính này và đúc thành các vật dụng theo
ý. Thường là thuỷ tỉnh có màu đỏ, màu xanh hoặc không màu. Người Ai Cập còn xuất
khẩu các thỏi thuỷ tinh sang các nước láng giềng Địa Trung Hải.
Về khoa học
Khoa học đặc biệt phát triển dưới thời các Pharaoh. Người Ai Cập cổ đại đã biết cách
tính mực nước sông Nil lên xuống mỗi năm. Các công trình kiến trúc và điêu khác đều
nghiêm ngặt tuân theo những quy luật toán học, khiến cho các nhà khoa học sau này
nhải ngạc nhiên trước trình độ toán học của người Ai Cập cổ đại. Do nhu cầu phải đo
mực nước sông Nil lên xuống, nền thiên văn học Ai Cập cổ đại đã ra đời. Các nhà
thiên văn học Ai Cập cổ đã quan sát các chòm sao và soạn bản đồ thiên thể. Ngày nay,
chúng ta còn nhìn thấy bản đồ 12 cung hoàng đạo vẽ trên trần các đền đài cổ. Người
Ai Cập cổ đại đã biết minh hoạ chòm sao Bắc thành hình đầu con bò, sao Thuỷ, sao
Km, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ và các hành tỉnh khác đều quen thuộc với các nhà
thiên văn học Ai Cập cổ đại. Các nhà khoa học Ai Cập cổ đại còn biết chia ngày thành
24 giờ. Họ làm đồng hồ đo bóng mặt trời, rồi đọc giờ dựa vào vị trí của bóng mặt trời
trên đồng hồ. Chiếc đồng hồ cổ xưa nhất là đồng hồ của Ai Cập, hiện đang được bảo
quản ở bảo tàng.
Văn hoá tinh thần là lĩnh vực mang đậm dấu ấn Hy Lạp - La Mã nhất. Alexanderia trở
thành cái kho của tri thức nhân loại. Nơi đây có đủ các công trình khoa học, các tác
phẩm tôn piáo, các tác phẩm vàn học, các văn bản pháp luật được dịch từ tiếng Hy
Lap - La Mã: bản Tân ước của Thomas không chính kinh, Tân ước của Thánh John,
trường ca Iliad, tác phẩm của Homer, những bản chép tay của Plato, Thucydide và
Isocrates, lịch sử Hy Lạp và những cuốn chép lợi tức của vương triều Ptolemy. Năm
1985, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở Ai Cập cả trăm ngàn tài liệu các loại bằng
chữ Latin, Coptic và Arập.
Trong lĩnh vực văn hoá tỉnh thần thì văn học nghệ thuật là thành tựu văn hoá
lớn nhất của Ai Cập thời Hy Lạp - La Mã. Alexandria được coi là trung tâm văn
chương Hy Lạp ở thời Hellen. Hầu hết các nhà thơ lớn của thời đại đều đến thăm
Alexanderia hoặc sống ở Alexanderia, được nhà nước trọng dụng và bảo hộ. Vì thế,
hầu như tất cả các thể loại thơ ca của Hy Lạp đều chịu ảnh hưởng của trường phái thơ
Alexanderia. Từ năm 290 tới năm 240, được gọi là nửa thế kỷ vàng của trường phái
thơ ca Alcxanderia. Callimachus, Apollonius, Theocritus được coi là những nhà thơ vĩ
đại nhất của trường phái Alexanderia. Những bản anh hùng ca, những khúc tự sự,
những bài tụng ca và những khúc hát lãng mạn là các thể loại thơ phổ biến nhất ở
Alexanderia. Chính trị và tôn giáo không phải là chủ đề được ưa chuộng. Sự hiểu biết
nhân văn và những cảm xúc con người mới là ưu tiên của trường phái thơ
Alexanderia. Nội dung của những bài thơ thời kỳ này ít liên quan đến Ai Cập mà chủ
yếu lấy từ những tích của Hy Lạp - La Mã, Ví dụ như, bài thơ của Theocritus không
chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên Ai Cập mà còn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cos và
thành phố Syracusce.

53
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Nền văn học chữ Coptic phát triển mạnh ở trung tâm văn hoá Alexanderia. Các
tác phẩm của Abba Antonius và Abba Pachomius, các bài giảng của Abba Shenouda
đều được viết bằng chữ Coptic. Tại Ai Cập, có hai trung tâm văn học bằng chữ
Coptic: Wadi al -Natrun và al -Dayr al -Abyad và các tu viện Pachom ở Thượng Ai
Cập. Ở Wadi al - Natrun, chữ Coptic tuân theo phương ngữ Bohairic. Ở Al-Dayr Al-
Abyad và các tu viện Pachom Monasterics ở Thượng Ai Cập, chữ Coptic tuân theo
phương ngữ Sahidic. Vì hầu hết các tu viện đều nằm trên núi ở Thượng Ai Cập nên
chữ Coptic còn được gọi là chữ viết của người trên núi.
"Cuộc đời thánh Antonius" được coi là cuốn sách bằng chữ Coptic có ảnh hưởng nhất.
Thánh Athanasisus ở giáo đoàn Alexanderia đã viết cuốn sách này theo yêu cầu của
Rome. Cuốn sách này đã khơi dậy phong trào tôn giáo ở phương Tây. Thánh
Augustine đã kể lại trong hồi ký rằng "Cuộc đời thánh Antonius" đã để lại một ấn
tượng sâu sắc trong ông đến nỗi ông đã quyết định không chỉ là một con chiên ngoan
đạo mà phải trở thành một tông đồ của Kito, hết lòng phụng sự vì sự nghiệp của Kito
giáo. Từ thế kỷ II, Kinh Thánh đã là văn bản chữ được dịch nhiều nhất. Các câu
chuyện kể về cuộc đời các vị thánh cũng được dịch rất nhiêu. Những chuyện kể về các
cuộc đấu tranh của các thánh tử vì đạo, linh mục, các thầy tu được kể rất cảm động và
dịch ra tiếng Hy Lạp và Coptic. Có những chuyện kết hợp cả yếu tố văn hoá Ai Cập
và Hy Lạp - La Mã. Truyện nữ hoàng Sheba gặp vua Solomon hay truyện vua John và
những linh mục là ví dụ điển hình. Truyện kể về Alexandcr Đại đế cũng được dịch ra
phương ngữ Sahidic của tiếng Coptic.
2.3.3. Văn minh AI CẬP từ thế kỉ VII đến thế kỉ XVII
Alexander, thủ đô của đế chế Byzanfine sụp đổ, Hồi giáo trở thònh tôn giáo chính
thức của Ai Cập Năm 636, không lầu sau khi Hồi giáo ra đời ở bán đảo Arập, người
Hồi giáo đã tấn công đế chế Byzantine, chiếm thành Catro và thủ đô của đế chế
Byzantine là Alexander. Từ đó trở đi, Hồi giáo trở thành tôn piáo chính thức và là tôn
giáo của đa số nhân dân Ai Cập. Hồi giáo đã thấm đầm vào cuộc sống văn hoá tỉnh
thân của người dân Ai Cập. Ngay tại thành phố Cairo, các tín đồ Hồi giáo Ai Cập đã
xây đền thờ Hồi giáo Azhar và trường đại học Hồi giáo Azhar. Ngày nay, trường đại
học Azhar là trường đại học tôn giáo cổ nhất và lớn nhất thế giới.
Về khoa học, sự gia nhập của Ai Cập vào thế giới Hồi giáo đã góp phần thúc đẩy
nền khoa học Ai Cập phát triển.
Các thây thuốc của Ai Cập đã học tập và trao đổi kinh nghiệm chữa bệnh với các nhà
y thuật ở trung tâm y học Hồi giáo Baghdad. Thần y Ali Ibn Radwan đã viết cuốn
sách "Các biện pháp ngăn chặn bệnh tật ở Ai Cập". Ali Iban Radwan và nhà trị liệu
nổi tiếng ở Baghdad thường xuyên trao đồi các kiến thức y học. Cairo trở thành trung
tâm y học nồi tiếng trong thế piới Hồi giáo. Tại đây, một trường phái viết sách y học
tham khảo đã thu hút những nhà y thuật lIồi giáo giỏi đến nghiên cứu và học tập.
Bệnh viện Mansura ở Cairo được xây năm 1248 được coi là một trong những bệnh
viện lớn nhất của thế giới Hồi giáo lúc bấy giờ.
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Hồi giáo
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Hồi giáo được thể hiện rõ nét ở các đền thờ Hồi
giáo như: đền thờ al Azhar, đền thờ Al Hakim và các cổng thành như là Bab al
Mitwally, Bab al Futuh và Bab el Nasr và bức tường thành nối hai cổng Bab al Futuh
và Bab el Nasr. Điểm khác biệt giữa các công trình đền thờ và cổng thành là đặc trưng
Ba Tư rất rõ nét ở các nhà thờ Hồi giáo còn cổng thành thì mang dáng dấp của

54
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Byzantine. Nhưng điểm nổi trội nhất của kiến trúc Hồi giáo ở Ai Cập chính là các
ngôi trường Hồi giáo mà tiêu biểu nhất là Trường đại học Hồi giáo AI Azhar.
2.3.4. Văn minh AI CẬP từ thời tiếp xúc với văn hoá phương Tây
Sự kiện đâu tiên tác động đến nên văn hoá Ai Cập là sự kiện Napoleon xâm lược Ai
Cập năm 1798. Nhằm cạnh tranh với người Anh và chặn đường thương mại của người
Anh đến Ân Độ, Napoleon đã dẫn quan xâm lược Ai Cập. Lần đầu tiên trong lịch sử,
Ai Cập đã có một "va chạm mạnh” với văn hoá phương Tây. Sự kiện này có một ảnh
hưởng to lớn đối với nền văn hoá của Ai Cập. Cuộc tấn công này đã làm tổn thương
niềm tự hào của đế chế Hồi giáo Ottoman và làm chấn động cả thế giới Hồi giáo.
Về thể chế, Napoleon đã áp đặt hệ thống chính quyền kiểu Pháp ở Ai Cập. Napoleon
đã thực hiện chính sách "khai sáng”, xây cầu, làm đường, xây kênh đào, khai thông
các kênh đào, mở các nhà máy, tìm hiểu Ai Cập.
Sự kiện thứ hai có ý nghĩa đối với tiến trình lịch sử văn hoá Ai Cập là sự kiện
Mohammed Ali Pasha đã đánh đuổi người Anh ra khỏi Ai Cập. Lịch sử cho hay rằng
sau khi người Pháp tấn công Ai Cập và thực hiện hàng loạt dự án khai sáng ở Ai Cập,
những đế quốc khác đã không thể khoanh tay nhìn Pháp nuốt trọn Ai Cập. Đế chế
Ottoman đe dọa gây chiến tranh với Pháp. Hải quân Anh liên tiếp tấn công và phá huỷ
các hạm đội của Pháp ngoài hải phận của Ai Cập. Với sự hậu thuẫn của người Thổ,
Anh đã buộc Pháp phải đầu hàng và nhường Ai Cập cho Anh, khiến cho Ai Cập trở
thành miếng mồi cho các thế lực nước ngoài tranh giành.
Sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển văn hoá của Ai Cập trong thời
kỳ này thuộc về "kiến trúc sư” của Ai Cập hiện đại: Mohammed Ali Pasha. Không lâu
sau khi người Anh hất cảng Pháp, Mohammed Ali Pasha, một tướng gốc Albani, đã
tìm ra con đường đi cho Ai Cập. Ông là người có công đặt nên móng cho Ai Cập hiện
đại. Mohammed Ali đã lãnh đạo nhân dân Ai Cập đánh đuổi người Anh ra khỏi Ai
Cập. Và sáu năm sau, bằng một kế hoạch tính toán khôn khéo, ông ta đã thanh trừng
tất cả các thành viên trong hoàng gia, trừ bỏ những địch thủ của mình.
Dưới sự lãnh đạo của Mohammed Ali, Ai Cập đã trải qua một cuộc chuyển mình mới:
tự cường về chính trị và kinh tế. Ông cho xây nhà máy, đường sắt, kênh đào, mời các
kiến trúc sư và các nhà khoa học châu Âu đến tái thiết đất nước.
Một mặt, Mohammed Ali luôn tuyên bố là chịu thần phục Caliph, mặt khác, ông ta
đưa quân chiếm đánh các nước lân cận để mở rộng lãnh thổ: Syria, Sudan, Hy Lạp và
bán đảo Arập. Đến năm 1839, ông ta đã chiếm được một phần lớn lãnh thổ của đế chế
Ottoman.
Những thành tựu về văn minh
Về văn hoá vật chất
Một thành tựu văn hoá nổi bật sau sự kiện này là công trình xây dựng kênh đào Suez.
Nền kinh tế được phát triển theo kiểu hiện đại. Một loạt nhà máy được xây dựng.
Ngành công nghiệp bông vải đặc biệt phát triển. Để hỗ trợ cho kinh tế phát triển, giao
thông liên lạc được quan tâm đặc biệt. Hệ thống bưu điện và điện tín rải khắp nước.
Về mặt khoa học, trước hết phải kể đến sự ra đời của ngành Ai Cập học và sự
phát triển nhảy vọt của ngành khảo cổ học
Năm 1798, Napoleon Bonaparte, đã dẫn theo một đội quân đến Ai Cập, với mục đích
tối hậu là tìm ra con đường giàu có đến Ấn Độ, đang chịu sự kiểm soát của người
Anh. Theo chân đội quân là một uỷ ban các nhà khoa học, họ có trách nhiệm đo đạc,
vẽ và mô tả những điều kỳ lạ, bí ẩn ở Ai Cập. Tập hợp những báo cáo này được tập

55
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

trung trong cuốn M2 0đ A¿ Cập (La Description). Cuốn sách này đã thổi bùng lên một
phong trào khoa học mới cho các học giả người Pháp: tìm hiểu về Ai Cập. Kết quả là
một môn khoa học mới đã ra đời: Egyptology - Ai Cập học. Tuy rằng những nhà Ai
Cập học đầu tiên đều là người phương Tây nhưng sự ra đời của Ai Cập học vẫn được
coi là một thành tựu văn hoá của Ai Cập bởi nó đã khiến cả thế giới sực tỉnh và nhận
thức được một kho tàng văn hoá đã bị bức màn thời gian che phủ gần một ngàn năm ở
Ai Cập.
Với sự ra đời của Ai Cập học, ngành khảo cổ học đã có một bước tiến nhảy vọt. Nhờ
có những nhà khảo cổ học nhiệt thành từ phương Tây đến, quá khứ của các Pharaoh
chìm trong hơn 1000 năm đã được soi sáng. Năm 1799, tảng đá Rosetta đã được thiếu
uý người Pháp Pierre Francois Xavier Bonchard phát hiện ở phía Bắc AI Rashid. Vài
năm sau, Champollion đã nhận dạng được chính xác mười lăm chữ viết thông dụng
của Ai Cập xưa trong sắc luật Rosetta với những chữ Coptic tương đương.
2.3.5. Thành tựu tiêu biểu của văn minh AI CẬP
KIM TỰ THÁP
Thành tựu văn hoá nổi bật nhất của Ai Cập cổ đại là Kim Tự Tháp. Nếu sông Nil là
biểu tượng tự nhiên của Ai Cập thì Kim Tự Tháp là hình ảnh nền văn hoá Ai Cập.
Những Kim Tự Tháp đã được tìm thấy đã hé lộ một thành tựu văn hoá độc đáo trong
thế giới cổ đại. Kim Tự Tháp thực chất là lăng mộ cho các Pharaoh, được chuẩn bị từ
khi họ còn sống, để lan truyền quyền uy và tiếng tăm của họ lại cho hậu thế muôn đời.
Thời kỳ Cổ Vương quốc (2686 -2181 B.C) chính là thời kỳ mà các Pharaoh xây nhiều
Kim Tự Tháp nhất. Kim Tự Tháp có thể đạt đến chiều cao 147 mét. Cho tới nay, các
nhà khoa học đã tìm được khoảng 110 Kim Tự Tháp, tập trung ở hai khu vực chủ yếu
là Giza và Saqqara ở lưu vực sông Nil bên thành phố Cairo. Trong số đó, ba Kim Tự
Tháp lớn nhất là của Pharaoh Khufu (cạnh đáy dài 230 mét, cao 146 mét), Kephoren
(cạnh đáy dài 215 mét, cao 143 mét) và Mixerinot.
Khi một Pharaoh có ý nguyện xây Kim Tự Tháp thì các thầy tu sẽ tham khảo cuốn
sách "Dựng đền thờ như thế nào". Người Ai Cập cổ đại cho rằng, thần Imhotep đã viết
cuốn sách này. Họ nói rằng khi các vị thần này rời trái đất, họ đã mang thco cuốn sách
này lên trời, nhưng Imhotep đã làm cuốn sách rơi xuống từ điểm phía Bắc ở Memphis.
Bản vẽ của đền thờ ở Edfu cũng dựa vào mô tả của cuốn sách này. Các Pharaoh tin
rằng họ nên dựa vào chỉ dẫn của những vị thần khi xây dựng Kim Tự Tháp cho cha
họ. Sau khi đã quyết định về sơ đồ lăng mộ, vị Pharaoh đó rời cung điện khi đêm
xuống và dựa vào ngôi sao Đại Hùng để định hướng cho Kim Tự Tháp. Ông ta dùng
que để đo các góc. Nhà vua là người lật miếng đất đầu tiên, đặt viên gạch đầu tiên và
cũng là người đầu tiên tung hạt giống hoặc hương liệu vào móng Kim Tự Tháp.
Sau đó, những người thợ đá phải xẻ các khối đá hoa cương. Họ dùng dây thừng để đo
các khối đá. Họ để các khối đá hoa cương ở tại chỗ xẻ đá, chờ đến mùa nước lên. Khi
nước ngập, họ dùng bè mảng để đưa những khối đá xuôi theo dòng nước, rồi dừng lại
ở chỗ xây Kim Tự tháp. Những khối đá khổng lồ được đặt đúng vị trí nhờ thừng và
đòn bẩy, hoặc ròng rọc. Một quan giám sát đốc thúc công việc để xem những khối đá
có được đặt đúng vị trí chưa. Kim Tự Tháp phải có chiều cao, chiều rộng, kiểu cách
đúng như cuốn sách thiêng đã quy định. Sau đó, những người thợ lại dùng đá mài để
đánh bóng các tảng đá cho đến khi chúng sáng loáng dưới ánh mặt trời. Quan giám sát
dùng một sợi dây để kiểm tra xem các góc độ của Kim Tự Tháp đã đúng thiết kế hay
chưa. Khi đến đoạn hoàn tất công trình, những người thợ sẽ vẽ các bức thư họa lên

56
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

tường Kim Tự Tháp và đặt các bức tượng. Các cột được khắc họa bằng những màu
sắc sống động. Người ta cũng đặt một hoặc hai thuyền trong hầm mộ để vị vua quá cố
yên bình rong ruổi tới thế giới bên kía.
Khi Kim Tự Tháp được hoàn thiện, nhà vua dùng phép thuật để tẩy uế cho nó, gõ cửa
xin phép được vào và cuối cùng trao "ngôi nhà cho người chủ của nó".
Những phiến đá hoa cương là vật liệu chính và trên tường Kim Tự Tháp là những bức
chạm nổi tính tế. Thời cổ vương quốc, Người Ai Cập dùng những khối đá hoa cương
lớn để xây Kim Tự Tháp (khoảng 230 vạn tảng đá hoa cương, mỗi tảng đá nặng
khoảng 2 tấn). Nhìn từ bên ngoài, Kim Tự Tháp là một khối đá khổng lồ, hình tháp,
đáy vuông và có bốn mặt là bốn tam giác cân. Bên trong lòng Kim Tự Tháp là một
phức hợp khổng lồ bí mật dưới lòng đất. Tuy rằng phần chóp nhọn trên mặt đất của
Kim Tự Tháp đã rất uy nghi và khổng lồ nhưng phần nằm dưới lòng đất còn đồ sộ và
ấn tượng hơn nhiều. Trong lòng Kim Tự Tháp là hầm mộ. Hầm mộ gồm có hai phần:
phòng thờ và phòng chôn. Trên tường phòng thờ có những bức tranh trang trí giống
như những cái cửa. Đây là biểu tượng nối trần tục với âm ty. Ngoài những cái cửa giả
đó còn có hình ảnh của người đã chết trên tường. Quanh phòng thờ là những phòng
nhỏ để chứa các vật dụng của người đã chết, đồ thờ, những bài tế, đồ ăn thức uống.
Kim Tự Tháp chỉ có một lối xuống duy nhất dựng đứng thẳng tới phòng chôn dưới
lòng đất. Bên hông phía đông của công trình là một điện thờ nhỏ bằng gạch, có phòng
đón tiếp, phòng cúng và phòng kho. Những phòng thờ này có cửa sổ, mái vòm hình
ống, hoặc cổng chào hình tròn. Sau đó, đến thời kỳ của vương triều thứ 4, phòng thờ
này được chuyển vào bén trong Kim Tự Tháp và thế là các Kim Tự Tháp với một loạt
các phòng nhỏ và các lối thông trở thành phong cách thống trị.
Đằng sau phòng thờ là một lối đi xuống sâu dẫn tới phòng chôn. Có những Kim Tự
Tháp đôi khi có một số lối đi xuống phòng chôn song chỉ có một lối đi là thật, còn lại
là đề đánh lạc hướng kẻ trộm. Trên tường phòng chôn là đầy rẫy những bức chạm nổi
và những bức tranh tường tả cảnh của thế giới bên kia, những thầy tu và những người
nô lệ. Họ sẽ ở bên cạnh người chết ở thế giới bên kia.
Đến khoảng thiên niên kỷ thứ ba B.C, Zoser, một vị vua thuộc triều đại thứ ba đã xây
một phức hợp khổng lồ Kim Tự Tháp phân bậc ở Saqqara, do kiến trúc sư trưởng
thiên tài của Pharaoh Zoser, Imhotep, thiết kế. Sở đĩ nó được gọi là Kim Tự Tháp bậc
vì các mặt Kim Tự Tháp là các bậc đá. Kim Tự Tháp này được coi là cổ xưa nhất của
Ai Cập và các Kim Tự Tháp xây sau đều lấy khuôn mẫu của Kim Tự Tháp bậc ở
Saqqara. Đây là một bước tiến vượt bậc trong nền kiến trúc của Ai Cập cổ đại. Trước
đó, các Pharaoh chỉ xây lăng mộ bằng gạch phơi khô dưới ánh mặt trời. Những bậc
khổng lồ xếp chồng lên nhau tạo một dáng vẻ phi thường cho Kim Tự Tháp bậc
Saqqara, tượng trưng cho quyền lực của Pharaoh Zoser.
Sau này, đến vương triều thứ 4, các Pharaoh đã xây những Kim Tự Tháp hình chữ
nhật, với bề mặt nhẵn hơn, uy nghiêm và ấn tương hơn. Điển hình là Đại Kim Tự
Tháp ở Giza, Kim Tự Tháp của vua Khufu, được xây 4.50O năm trước.
MENPHIS và Khu mộ cổ AI CẬP
Memphis (Memphyxi) chuyển từ tiếng Ai Cập: Men- Nofer có nghĩa là sự huy hoàng
của Người (Hoàng đế Pepy) ngự trị ở đây, sang tiếng Hy Lạp cổ, rồi sang chữ La
Tinh, ngày nay là Badrashain, tên một thành phố cổ Ai Cập ở tả ngạn sông Nil, phía
nam Cairo khoảng 30km. Theo truyền thuyết, thành phố được vua Menes (Menexi),
một nhà Vua ở phía nam Ai Cập đã thống nhất được toàn bộ Ai Cập. Thành lập

57
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

khoảng 3000 năm B.C. Thời đó, lúc đầu chỉ là một khu đất phong kiến cổ với những
bức tường trắng ở đây, với sau đó mở rộng thành thủ đô của nước Ai Cập Cổ đại. Đây
là hoàng cung của các Pharaon (Pharaon là Vua Ai Cập) trong suốt thời kì cựu đế chế
ai cập và di tích là các khu mộ đã tỏ rõ điều đó. Thành phố này chỉ thực sự mang tên
Mennoper dưới triều Phanran Pepy Đệ nhất (khoảng năm 2400 B.C). Ngay từ đầu
Memphis đã là một trung tâm tôn giáo quan trọng bậc nhất ở Ai Cập cổ đại. Nhưng
về sau, với vai trò chủ yếu của nó là thủ đô chính trị, Memphis đã nhường vai trò
trung tâm tôn giáo cho Thebes; kể từ thời đại trung đế chế (khoảng 2000 1785 B.C),
Memphis vẫn giữ vai trò là một thành phố lơn của Ai Cập cổ đại cho đến khi thành
lập Alexandria (332- 331 B.C). Từ cổ, đây đã là một thành phố đa chủng tộc.
Memphis có cả những đền thờ thánh Baan (của người Semites) và Astarte (của người
Hy lạp). Memphis đã bị Alexandria thay thế dần dần và cuối cùng bị người ả rập phá
hủy, chỉ còn là nơi khai thác đá đẻ xây dựng Cairo. Hiện nay nơi này chỉ còn ít tàn
tích của đền thờ thần Ptah (Pita- thần của người Ai Cập) và một tượng nằm lớn của
pharaon Rameses đệ nhị. Nhưng ở quanh thành phố cổ lại còn các khu mộ cổ Gizah
(ghida), Saqqarah (Xaquara), và một số khác, ít nổi tiếng nữa như: Dahchour,
Abousir, Abou, Rouche,...
Khu Gizah ngày nay đã trở thành khu ngoại ô của Cairo. Những khu mộ cổ Gizah vân
thuộc quần thể di tích của Memphis, tuy nó cách thị trân Gizah chỉ 8km, ở đây có 3
kim tự tháp xây dựng theo hương đông bắc- tây nam:
1. Kim tự tháp lớn nhất Kheops, Kheops là Pharaon Aicập thứ hai (khoảng 2650
B.C) thuộc triều đại thứ IV. Kim tự tháp này là một trong 7 kì quan thế giới,
cao 139 mét, đá xây thành bậc và bên ngoài có lớp phủ mài nhẵn
2. Kim tự tháp của Khephren. Ông là Pharaon kế vị của Kheps, (trị vì khoảng
2620 B.C) cũng thuộc triều đại thứ IV. Kim tự tháp đó nằm ở phía nam kim tự
tháp Kheps (có sách viết là Cheops) và cũng gần to bằng Kheps, cao 136 mét.
Kết cấu bên ngoài bên trong cũng tương tự như Kheps.
3. Kim tự tháp Mykerinos. Mykerinos là Pharaon kế vị của Khephren, trị vì
khoảng năm 2609 B.C. cũng thuộc triều đại thư IV. Kim tự tháp này được xây
dựng ở tây nam Khephren, với kích thước nhỏ hơn, cao 66 mét, kết cấu bên
ngoài cũng gần như hai kim tự tháp trên
Ngoài ra ở khu Gizah này con có một pho tượng Nhân Sư, một quái vật huyền thoại
của người Ai Cập va Hy Lạp cổ đại. Nó có mình sư tử, đầu người, tượng trung cho sự
dũng mãnh và trí thông minh. Tượng Nhân sư (Sphinx) này dài 57 mét, cao 20 mét,
tạc bằng đá nguyên khối, biểu tượng Khephren Xnh giữ phần mộ của mình. Đây là
tượng nhân sư lớn nhất và cổ nhất thế giới được biết đến.
Khu di tích cổ Saqquarah đây là một khu mộ cổ cùa người Memphis, nằm ở phía nam
Cairô ngày nay khoảng 35km. Đây là khu tăng tẩm lớn nhất trên 7km, có chứa các
lăng tầm của nhiều thời đại, từ thời cựu đế chế (2700 đến 2300 B.C) đến thời La Mã
khoảng thế kỉ I B.C. Công trình nổi tiếng nhất ở đây là kim tự tháp Djoser. Djoser là
Pharaon Ai Cập vào triểu đại thứ III. Kim tự tháp Djoser do nhà hiền triết, kiến trúc sư
Imhotep xây dựng theo kiểu bậc thang sáu bậc và là kim tự tháp cổ nhất ở Ai Cập.
Kim tự tháp này cao khoảng 60 mét, chắc chắn là kết quả làm to dần ngôi mộ ghi dâu
nơi chôn cất của nhà vua Pharaon Aicập. Quanh kim tự tháp còn có một số vật kiến
trúc khác dùng trong việc cúng lễ người chết và có một bức tượng hình chữ nhật bao
quanh. Cả quẩn thể là một khu lăng tẩm cho một ông vua, xung quanh còn các phần

58
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

mộ của các đại thần thời đó. Phía nam mộ Djoser có kim tự tháp thuộc triều đại thứ V
nổi tiếng vì nơi đây còn các bản tang lễ còn lưu lại trên đá. Quanh các kim tự tháp này
cũng còn nhiều phần mộ thuộc loại những kim tự tháp nhỏ, xây dựng vào triều đại thứ
IV, thứ V, và thứ VI. ở phía đông bắc kim tự tháp Djoser, người ta tìm thấy di tích
Xerapeum, tức mộ cổ của thần tối cao Apis của người Aicập, tượng trung bằng một
con bò tót được nuôi ở chuồng gần đền thờ Pota. Khi nó chết người ta ướp xác và
chôn vào Xerapeum và chọn một còn bò tót khác có đặc điểm màu lông như nó để
thay thế.
Ngoài hai khu mộ của Gizah và Saqquarah, còn có các kim tự tháp ít nổi tiếng ở
Abousir, Dahchour, Lisht, ở phía bắc và phía nam Memphis đều thuộc tả ngạn sông
Nil. Song song những công trình kiến trúc đến đài lăng tẩm, Memphis còn có một quá
trình tín ngưỡng lâu dài, và nó dần trờ thành trung tâm có vai trò hàng đầu của tôn
giáo. Ban đầu người cổ Ai Cập theo Phật giáo. Mỗi vật trong tự nhiên đều được gán
cho một sức mạnh kì bí. Người Ai Cập thường thờ thần mặt trời vì vì ánh sáng của
thần lan tỏa khắp nơi và sáng tạo ra sự vật. Thần Osiris sông Nil và vợ thần Iris được
tôn thờ như ta đã biết. Sông đem đến mùa màng tươi tốt và sự sống cho còn người.
Iris còn là thần của hôn nhân và gia đình vì theo truyền thuyết, nàng đã đi tìm chồng
và nhờ phép màu chắp liền được các mảnh của xác chồng bị người ạnh em hung bạo
ghét giết chết và chặt ra 14 mảnh.
Người Ai Cập tin rằng, con người sau khi chết chi linh hồn sẽ thoát khỏi xác và bất
diệt. Những ai sống ngay thẳng vô tội linh hồn sẽ được lên Thiên đàng. Còn sống
ngược lại linh hồn sẽ bị xuống địa ngục. Chính vì thế từ Pharaon, người giàu có cho
đến những người nghèo khó đều tìm mọi cách thờ thần linh; xây đựng đền thờ, tạo ra
phần mộ.
Nói đến Memphis phải kể đến thờ thần Lửa, kim loại Ptah và tường khổng lồ của
Pharaon Ramses II. Vua này đã được ướp xác và phát hiện năm 1881, xác ướp được
giữ ở bảo tàng Cairo.
CÂY ĐÈN BIỂN ALEXANDERA: Một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại
Sau khi Alexandria Đại đế qua đời, Ptolemy Soter thống lĩnh Ai Cập. Ông quyết định
lập kinh đô ở Alexandria. Năm 290 B.C, Ptoiemy cho khởi công xây cây đèn biển trên
hòn đảo Pharos để làm hoa tiêu cho các thuyền ngoài khơi. Sau khi Ptolemy băng hà,
con trai ông, Piolemy Philadelphus, đã tiếp tục công việc xây dựng và hoàn thành cây
đèn biển Alexandria. Kiến trúc sư Sostratus đã chỉ huy công việc thiết kế cây đèn biển
và tại Thư viện Alexandria, bản vẽ chi tiết công trình đã được hoàn thiện.
Công trình này không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà còn mang ý nghĩa phục vụ thực
tiễn. Hai vị thần cứu sinh: Ptolemy Soter và vợ ông ta, Bercnice, là chủ nhân của cây
đèn biển. Suốt nhiều thế kỷ sau đó, cây đèn biển này đã dẫn dắt các con tàu cập bến an
toàn, Ban đêm, họ đốt lửa trong cây đèn biển để làm hiệu. Ban ngày, khúc xạ ánh sáng
mặt trời trên cây đèn biển toả sáng cho các tàu thuyền nhìn thấy. Thời đó, những đồng
tiền Roman đều có in hình cây đèn biển.
Cây đèn biển có ba tầng: Tầng thấp nhất có hình vuông, cao 55,9 mét, bên trong là
phòng hình trụ, tầng giữa có hình bát giác, mỗi cạnh dài 18,3 mết, cao 27,45 mét, tầng
ba hình tròn, cao 7,3 mét. Tính cả nền thì cây đèn biển cao khoảng 117 mét. Lối bên
trong đèn biển được dùng để chở nhiên liệu đốt lửa thắp sáng cho cây đèn biển. Trên
cùng, có một tấm gương thu ánh sáng mặt trời. Trên nóc cây đèn biển có một bức
tượng Poseidon để trang trí. Ba trận động đất xảy ra các năm 956, 1303 và 1323 sau

59
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Công nguyên đã gây hư hại nặng cho cây đèn biển. Cây đèn biển cuối cùng đã hoàn
toàn biến mất năm 1480 sau Công nguyên khi vua Ai Cập Mamelouk Sultan Qaitbay
cho củng cố hệ thống phòng thủ của Alexandria. Một pháo đài cổ mọc lên đúng nơi
xưa kia cây đèn biển ngự trị và góp phần cho pháo đài là những khối đá đổ nát từ cây
đèn biển.
Tuy rằng cây đèn biển sau đó không còn nữa, nhưng ảnh hưởng của nó vẫn còn mãi
suốt vùng bờ biển Địa Trung Hải và đến tận Tay Ban Nha. Đó là những công trình
kiến trúc dập theo kiểu cây đèn biển Alexandria. Ngày nay, trong tiếng Pháp, tiếng
Italy và tiếng Tây Ban Nha, từ Pharos vẫn có nghĩa là nhà hải đăng.
Các bức tượng cổ: Là niềm tự hào của nghệ thuật điêu khắc Ai Cập, các bức tượng
cổ được làm bằng thạch cao tuyết hoa, đá granite xanh, granite xám, đá vôi, đá đỏ, gỗ,
bạc và vàng. Đặc điểm chung của những bức tượng Ai Cập cổ là vẻ vô cảm, lặng lẽ
trên khuôn mặt các bức tượng. Cho tới nay, trong số các bức tượng đã được tìm thấy,
chỉ có bức tượng "Người thư lại" là có nét biểu cảm trên khuôn mật với ánh mắt bí
hiểm và bức tượng Pharaoh Akhenaton có ánh mắt sợ hãi.
Bức tượng lớn nhất là tượng khổng lồ của Ramesses II cao gần 11 mét, nặng khoảng
100 tấn. Bức tượng nhỏ nhất là tượng cô hầu gái ở Durham là một hộp đựng đồ trang
điểm nhỏ bằng gỗ có hình cô gái. Bức tượng duy nhất bằng bạc là Horus người anh cả
cao 42 cm bằng bạc nguyên khối. Nữ thần sư tử Sekhmet là hình tượng được khắc
nhiều tượng nhất, với tổng cộng là 70O tượng. Bức tượng có một không hai ở Ai Cập
được tạc bằng khoáng quarzit màu đỏ, thứ đá đẹp nhất ở Ai Cập cao 2,5 mét được tìm
thấy ở Laixor.
TÍN NGƯỠNG BẢN ĐỊA VÀ TÔN GIÁO
Tín ngưỡng là sức mạnh quyền uy nhất đối với cuộc sống hàng ngày của người Ai
Cạp từ thời cổ đại đến nay. Người Ai Cập cổ đại không chỉ thờ một thần duy nhất, mà
họ thờ rất nhiều thần. Những người bình thường không tham gia vào những nghỉ lễ
cầu cúng tôn giáo. Chỉ có những thầy tu mới được trao cho nghĩa vụ thiêng liêng là
tiến hành các nghi lễ cầu cúng. Người Ai Cập tin rằng âm ty không phải là một thế
giới tình thân trừu tượng, mà đó là đích đến có thực phản ánh cuộc sống trong thế giới
này. Để đến được thế giới vĩnh cửu đó, người ta chỉ cần không làm điều gì sai trái,
không nhất thiết là phải luôn luôn làm điều tốt.
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Xã hội Ai Cập thời cổ đại phát triển rất chạm chạp, khiến cho tín ngưỡng tôn giáo
nguyên thuỷ tồn tại dai dẳng suốt một thời gian dài. Tín ngưỡng thờ các loại động vật,
chim muông rất thịnh hành. Người Ai Cập cổ đại tin rằng động vật và chim muông là
hoá thân của các vị thần. Phổ biến nhất trong các loài chim thú được thờ cúng là hạc,
mèo, rắn, đê, cừu, sư tử, bò, cá sấu. Những bức họa trên giấy papyrus và tường là các
công trình kiến trúc lớn để lại từ thời Ai Cập cổ đại đều có hình vẽ các loại muông thú
hoá thần này. Người Ai Cập cổ đại còn ướp xác mèo, dê, sư tử, cá sấu để thờ. Riêng
bò thần thì được thờ trên phạm vi cả nước.
Bên cạnh những loài muông thú trên, người Ai Cập cổ đại còn thờ một loài chim
tưởng tượng (giống như con phượng hoàng) và con vật đầu người mình sư tử.
Sức mạnh thiên nhiên cũng được người Ai Cập cổ đại tôn làm thần. Giống như những
dân tộc khác trong thế giới cổ đại, người Ai Cập cổ đại tin rằng bất kỳ hiện tượng nào
xảy ra trong cuộc sống đều có một căn nguyên siêu nhiên. Người Ai Cập cổ đại tín
rằng các vị thần có quyền ban tặng cho con người theo ý muốn của họ.

60
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Đối với họ, thuỷ thần Osirit là nữ thần quyền năng vô biên, vì bà ngự trị ở sông Nil,
thần mặt trời Ra là chúa tể của các thần. Dưới sự thống trị của nhà nước trung ương
tập quyền, tầng lớp tăng lữ được hưởng rất nhiều quyền lợi. Heliopolis được coi là
trung tâm của quốc giáo, tôn giáo thời thần mặt trời Ra. Dưới thời Pharaoh Zoser, thần
mặt trời Ra chiếm vị trí độc tôn và trở thành thân được ca tụng, tôn thờ duy nhất. Sau
này, đến thời kỳ Trung Vương quốc, những biến động chính trị đã khiến cho thủ đô Ai
Cập chuyển về Thebes ở miền Nam, vì thế mà thân mặt trời cũng dời đô từ Heliopolis
về Thebes và được gọi là thần mặt trời Amun Ra. Thời kỳ Tân Vương quốc cũng là
thời kỳ các Pharaoh thay đổi quan niệm về tôn giáo. Amenophis IV đã hạ bệ thần mặt
trời Amun, đổi niên hiệu thành Akhenaten (có nghĩa là người được thần Aten yêu
chuộng), để tôn vinh thần mặt trời Aten. Kinh đô mới của Akhenaton ở Tel El -
Amarna được dâng tặng cho thân Aten. Đây là nỗ lực đầu tiên thay đổi quan niệm về
tôn giáo của Pharaoh Ai Cập. Đó cũng là lần đầu tiên tôn giáo độc thần được xác lập ở
Ai Cập. Nhưng tôn giáo độc thần chẳng tồn tại được bao lâu. Sau khi Akhenaton băng
hà, người cháu của ông ta là Tutakhamen đã nhanh chóng bị giới thầy tu thuyết phục
và khôi phục tôn giáo đa thần. Tất cả các công trình của Akhenaten bị phá huỷ kể cả
đền thờ mặt trời ở Karnak.
Tín ngưỡng sùng bái linh hồn
Ngoài ra, người Ai Cập cổ đại còn có một tín ngưỡng về linh hồn. Họ cho rằng linh
hồn là bất tử, đi theo thân thể con người như hình và bóng. Khi con người chết đi (tức
là đi sang một thế giới khác), linh hồn đó sẽ rời bỏ thân thể và nếu than thể không bị
tan biến thì linh hồn sẽ quay trở lại với thân thể của nó. Chính vì có tín ngưỡng này
mà người Ai Cập cổ đại có truyền thống ướp xác và rất nhiều xác ướp còn tồn tại đến
ngày nay.
Kitô giáo
Theo các sử liệu của nhà thờ Ki tô giáo ở Ai Cập thì kỷ nguyên Ki tô giáo ở Ai Cập
bắt đầu với câu chuyện Mary, Joseph và Chúa hài đồng esus hành trình từ Palestine
đến Ai Cập. Gắn với sự kiện này là những nhà thờ và tu viện ở những địa điểm mà gia
đình Mary, Joseph và Chúa hài đồng đi qua. Nhưng Ki tô giáo chỉ thực sự bắt đầu
phát triển ở Ai Cập năm 40. Năm đó, thánh Mark đã bắt đầu giảng đạo Ki tô ở Ai Cập
và năm 61, ông đã xây dựng tu viện ở Alexanderia.
Trong ba thế kỷ sau đó, giáo hội Chính thống giáo ở Ai Cập mở rộng ảnh hưởng cho
dù nhà nước La Mã đàn áp các tín đồ Ki tô giáo khắp trên lãnh thổ của đế chế. Năm
284, Ki tô giáo chính thức được nhà nước La Mã thừa nhận là quốc giáo. Nhưng đến
thế kỷ thứ II, đế chế La Mã suy thoái, bị chia cắt thành đế chế Byzantine ở phía Đông,
lấy thủ đô là Constantinople và đế chế ở phía Tây lấy thủ đô là Rome. Vì thế giáo hội
cũng bị phân ly làm hai. Năm 541, giáo hội Ki tô chính thức loại bỏ những tín đồ
Chính thống giáo và các tín đồ Chính thống giáo đã lập nên nhà thờ Chính thống giáo
ở Alexanderia. Liền sau đó, một loạt nhà thờ Coptic đã mọc lên ở Ai Cập: Nhà thờ
Saint Catherine, nhà thờ Saint Paul và nhà thờ Saint Anthony. Ngoài ra, còn có rất
nhiều nhà thờ Chính thống giáo nhỏ được thành lập ở Wadi Natrun và Sohai, Ai Cập.
Hồi giáo/ Islam giáo
Năm 636, đế chế Hồi giáo tấn công đế chế Byzantine và chiếm được Ai Cập và người
dân Ai Cập nhanh chóng theo Hồi giáo. Ai Cập trở thành một phần của đế chế Hồi
giáo hùng cường trải suốt từ Tây Ban Nha tới Trung Á.

61
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Năm 969, khi vương triều Fatimid nổi lên và chọn Cairo làm kinh đô thì dòng phái
Hồi giáo Shia đã lấn át dòng phái Hồi giáo Sunni đang thịnh hành ở Ai Cập. Dưới sự
trị vì của vương triều Hồi giáo Shia Fatimid, Hồi giáo ở Ai Cập đã có một bước phát
triển mới.
Những cơ sở vật chất của Hồi giáo được phát triển. Đền thờ Hồi giáo AI Azhar và
trường Đại học Hồi giáo cổ xưa nhất AI Azhar đã được xây dựng ở Cairo. Ngày nay,
trường Đại học Hồi giáo Al Azhar trở thành trung tâm nghiên cứu Hồi giáo, Ki tô
giáo, Do Thái giáo và các tôn giáo lớn khác trên thế giới. Đạo Hồi thấm đẫm vào mọi
lĩnh vực đời sống của nhân dân Ai Cập. Về chính trị, các đảng phái chính trị Hồi giáo
luôn là thế lực mạnh trong đời sống chính trị đất nước. Tuy nhiên, Hồi giáo quả thực
là vấn để nhạy cảm trong chính sách đối nội và đối ngoại của Ai Cạp, đặc biệt là vấn
đề Palestine - Israel. Về kinh tế, Ai Cập luôn có mối quan hệ thương mại mật thiết với
các nước Arập Hồi giáo, mà rõ nhất là Ai Cập là thành viên của Liên đoàn Arập. Về
văn hoá, các trường Hồi giáo, các báo Hồi giáo, các viện nghiên cứu Hồi giáo, các đền
thờ Hồi giáo đã ra đời trên khắp đất nước Ai Cập.
Ngày nay, Hồi giáo là tôn giáo của hơn 90% dân số Ai Cập. Hình ảnh những người
phụ nữ đội khăn che tóc ngoài đường, những tín đồ Hồi giáo nườm nượp tới đến thờ
mỗi trưa thứ Sáu và tiếng chuông gọi các tín đồ đi cầu nguyện ngân vang năm lần mỗi
ngày đã trở thành quen thuộc với người Ai Cập.
Về văn học Ai Cập thời Hy Lạp và La Mã
Sau khi Ai Cập trở thành một tỉnh của đế chế La Mã thì thành phố Alcxanderia đã trở
thành trung tâm văn hoá của đế chế La Mã. Alexandria được coi là thư viện lớn nhất
của thời cổ đại. Tại đây, các nhà khoa học đã tìm thấy những tác phẩm văn học nổi
tiếng mang phong cách Hy Lạp - La Mã. Đó là những tác phẩm tôn giáo, trường ca và
triết học. Những gì mà các nhà khảo cổ học tìm thấy là một mảnh văn bản "Những lời
nói của Jesus", được thừa nhận là thuộc bản Tân ước của Thomas không chính kinh.
Khi nói về văn hoá Ai Cập cổ đại, chúng ta thường có ấn tượng sâu sắc với những kim
tự tháp, lăng mộ và các xác ướp. Thường thì các di sản này đều có những ghi chép
hoặc những bức họa ca ngợi vương triều. Không nhiêu người để ý thấy rằng thơ ca
mới là di sản lớn trong nền văn hoá Ai Cập cổ đại vì thơ ca mới thể hiện chân thực
nhất cuộc sống của những người dân Ai Cập cổ đại. Văn học Ai Cập thời kỳ Pharaoh
cổ đại được chia làm hai loại: Văn học dân gian và văn học triêu đình.
Về văn học dân gian, đó là những tác phẩm do nhân dân sáng tác, truyền miệng, tập
trung vào những chủ đề cuộc sống thường ngày, những chuyện răn dạy, những tác
phẩm có nội dung tôn giáo, những chuyện dài. Những chuyện kể về thuỷ thần sông
Nil Orisis và thần Isis được nhân dân rất ưa chuộng. Các nhà khoa học đã tìm thấy
một tập thơ tình cổ của các thợ xây lăng mộ ở Thung lũng các Pharaoh. Tạp thơ tình
ca ngợi tình yêu và sự lãng mạn, với những phép ẩn dụ và lặp từ được sử dụng uyển
chuyển, linh hoạt. Những bài thơ này thường mượn những chuyện trong cuộc sống
hàng ngày như là đánh cá, bẫy chim, trồng lúa để nói chuyện tình yêu. Có những bài
thơ mang tiếng nói tha thiết của phụ nữ, như vậy phụ nữ cũng có thể viết thơ và đóng
một vai trò lớn trong nền thơ ca của người Ai Cập cổ đại. Họ ví tình yêu như là một
loại độc dược cực mạnh hút mất nhựa sống trong trái tim của người đang yêu. Họ ca
ngợi những cảm xúc tính tế của tình yêu. Tình yêu được ví với những gì gần gũi nhất
trong cuộc sống người Ai Cập cổ đại. Chẳng hạn, một thanh niên nói với người yêu:
"Nàng giống như một khu vườn, đầy những nụ hoa papyrus nở rộ và tôi giống như

62
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

con ngỗng trời bị hương thơm của hoa tình yêu lôi cuốn”. Một người đang yêu khác
thì ví von: "Người yêu của tôi ở bên kia bờ sông và chúng tôi bị dòng nước đầy ngăn
trở. Bên bờ này, một con cá sấu đang nằm chờ đợi. Nhưng tôi chẳng sợ gì cả. Tôi sẽ
bơi qua dòng nước để đến với cô ấy và như thế thì thật hạnh phúc”.
Ngoài những tác phẩm tôn giáo, những tác phẩm răn dạy và những tác phẩm có chủ
để là cuộc sống hàng ngày, trong dân gian còn lưu truyền những tác phẩm văn học
tuyên truyền thể hiện thái độ của nhân dân đối với tânng lớp thống trị. Truyện "Người
thất vọng với lình hồn của mình" thuật lại cuộc đối thoại giữa một người với linh hồn
của chính anh ta. Anh ta bị gạt ra bên ngoài lề xã hội và khuyên linh hồn của mình
cùng tự tử với anh ta, để chấm dứt những ngày tháng khốn khổ. Truyện "Bài ca của
người đánh thư cầm" thì phản đối những giáo lý tôn giáo của tầng lớp thống trị, khẳng
định rằng không có cuộc sống ở thế giới bên kia.
Những chuyện kể dài rất được nhân dân ưa chuộng và đây là kho báu của văn học thế
giới. Những tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ này là “Truyện của người chết", “Người
thuỷ thủ và hòn đảo kỳ diệu", truyện “Isis, Osiris và thế giới của người chết", "Truyện
kể về Rhodopis”, "Truyện kể về Snohi", "Truyện kể về một nông dân hùng biện”. Đến
thời Tân Vương quốc, những tác phẩm văn học như là truyện “Hai anh em", truyện
"Người hoàng tử bị mê hoặc" và truyện "Người nói thật và người nói đối" đều là
những tác phẩm nổi tiếng trong kho tàng văn hoá dân gian Ai Cập cổ đại.
Khoảng 2000 năm B.C, những nhà văn và những nhà tư tưởng Ai Cập cổ đại đã sáng
tạo ra những tác phẩm văn học sống mãi với thời gian. Một trong những tác phẩm đó
là truyện "Người thuỷ thủ và hòn đảo kỳ diệu". Truyện kể rằng có một người thuỷ thủ
Ai Cập gặp nạn khi con tàu của anh ta bị vỡ và mang theo cả thủy thủ đoàn và mọi thứ
trên tàu chìm xuống biển. Anh ta là người sống sót duy nhất và chật vật bơi đến một
hòn đảo hoang. Rồi anh ta tìm thấy một kho báu trên hòn đảo, trở về nhà. Ngay khi
anh ta rời đảo thì hòn đảo kỳ lạ đó chìm ngay xuống biển.
Sau này, nhiều nhà văn lớn trên thế giới đã dựa vào cốt truyện này để sáng tác ra
những tác phẩm bất hủ. Những tiểu thuyết lãng mạn kinh điển này xoay quanh những
cuộc phiêu lưu tìm kiếm kho báu và những người anh hùng sống sót trên những hòn
đảo hoang.
Sau này, tác giả Home của người Hy Lạp đã dựa trên "Người thuỷ thủ và hòn đảo kỳ
diệu" để sáng tác trường ca bất hủ Odixe. Truyện "Đảo giấu vàng" của Robert Louis
Stevenson cũng là một ví dụ về cảm hứng của "Người thuỷ thủ và hòn đảo kỳ diệu".
Tiểu thuyết này kể về nhân vật chính Jim Hawkens. Anh ta tìm được một bản đồ nơi
chôn giấu một kho báu trên một hòn đảo hoang. Cũng lấy cảm hứng từ câu chuyện Ái
Cập là tiểu thuyết bất hủ "Bá tước Monte Cristo" của đại văn hào người Pháp
Alcxandre Dumas. Edmound Dante, nhân vật chính của câu chuyện, trải qua nhiều bất
hạnh và vô vàn những cuộc phiêu lưu thử thách, rồi cuối cùng tìm thấy một kho báu ở
đảo hoang Montc Cristo. Anh ta lấy được kho báu và trở về nhà an toàn. Điều đáng
ngạc nhiên là anh ta trở về nhà trên con tàu "Pharaoh".
Nhiều nhà phê bình văn học nghệ thuật cho rằng truyện “Người thuỷ thủ và hòn đảo
kỳ diệu" có ảnh hưởng lớn đối với tác phẩm "Hay Ibn Yaqthan" do triết gia người
Arập - Tay Ban Nha Abo Bakre Ibn Tafayl viết. Tác phẩm đó kể rằng có một người
đàn ông sống trên một hòn đảo hoang từ nhỏ. Anh ta trải qua nhiều thời gian suy tư và
cuối cùng ông ta được giác ngộ và nhận ra sự tổn tại của Thượng đế Allah. Tác phẩm

63
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

này có ảnh hưởng rất mạnh đối với các triết gia và nhà văn trên thế giới sau khi nó
được dịch ra các thứ tiếng Latin, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Hà Lan.
Hiện nay, các nhà phê bình nghệ thuật đều thống nhất rằng tác phẩm “Thông điệp tha
thứ" của nhà thơ người Arập Abul - Alaal - Maarri (năm 973 - 1057 sau Công nguyên)
là nguồn cảm hứng cho "Kịch thiêng" của Dante Aligieri. Cả hai tác phẩm đều lấy chủ
đề thiên đàng và địa ngục của thế giới bên kia. Các nhà phê bình nghệ thuật cho rằng
có bằng chứng cho thấy cả hai tác phẩm này có cội rễ trong văn học cổ đại Ai Cập.
Các nhà văn Ai Cập cổ đại thường hay miêu tả hành trình tưởng tượng của lính hồn
đến bầu trời sau khi rời cơ thể. Linh hồn đó đến nơi phán xử cuối cùng và ở đó trái tim
anh ta được đong bằng "một sợi lông của Maet". Sợi lông đó là biểu tượng của công
lý, lẽ phải, sự hào hiệp. Sau đó, người quá cố được đưa đến thiên đàng hoặc địa ngục
tuỳ theo những hành động của anh ta khi còn sống. Trên thiên đàng gọi là "cánh đồng
Iyarow"”, anh ta sống mãi trong tuổi hoa niên, không bị bệnh tật, không già yếu và
không chết đi. Anh ta được mặc quần áo đẹp, không bao giờ sờn rách hay bị bẩn. Anh
ta được ăn ngon, uống nước trong. Và anh ta mãi sống trong bình yên, hạnh phúc. Còn
người bị trừng phạt phải ở trong địa ngục. Họ phải sống trong hồ nước sôi có cá sấu,
rắn. Còn những người canh giữ hồ thì tra tấn những người dưới hồ. Đó là những
truyện kể trong các tác phẩm văn học của người Ai Cập cổ đại "Truyện của người
chết", "Truyện về những cái cổng" và truyện "Isis, Osiris và thế giới của người chết".
Nội dung của "Thông điệp tha thứ" và "Kịch thiêng" có quá nhiều điểm chung với
"Truyện của người chết", "Truyện về những cái cổng" và "Kịch thiêng", khiến cho các
nhà phê bình hiện đại hoàn toàn có lý khi cho rằng hai nhà văn nồi tiếng người Arập
và người Pháp đã mượn cảm hứng của người Ai Cập cổ đại để sáng tác.
Rhodopis là một tác phẩm văn học nổi tiếng khác của người Ai Cập cổ đại. Các nhà
khảo cổ học đã tìm thấy những dị bản khác nhau của câu chuyện viết trên giấy đó
papyri vào thời kỳ vương triều thứ tư ở thế kỷ XXVI B.C, một đị bản khác vào thời kỳ
Tân Vương quốc giữa thế kỷ XVI và XII B.C. Đến thế kỷ thứ VI B.C, một dị bản
khác của câu chuyện lại được tìm thấy ở Ai Cập. Những dị bản này đều kể về nhân vật
chính là một cô gái bị mẹ kế hành hạ.
Có thể nói là kiểu cốt truyện này có ở nhiều tác phẩm văn học dân gian và các tác
phẩm sáng tác ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, chưa có một câu chuyện nào với
nội dung tương tự lại có niên đại sớm nhất như Rhodopis. Đến thời kỳ hiện đại, anh
em nhà Grim người Đức đã sưu tầm và viết truyện "Cô bé Lọ Lem” (Cinderella) đựa
trên kết cấu của Rhodopis.
Về văn học cung đình thì phổ biến nhất là những tác phẩm văn học có nội dung răn
dạy và tiên đoán, ca tụng công đức của các Pharaoh, ca ngợi những chiến công oanh
liệt và những công trình to lớn nhằm giáo huấn quần chúng phục vụ cho giai cấp
thống trị. Trong số các tác phẩm đó thì Lời khuyên răn của Pia Hutep, Lời khuyên răn
của Ïpuxe và Lời tiên đoán của Nephecty là những tác phẩm tiêu biểu.
Mỹ thuật
Những bức họa chạm nổi hoặc vẽ trên tường thời cổ đại đã miêu tả chi tiết cảnh vật và
những chi tiết trên trang phục của con người.
Nghệ thuật viết chữ Arập đẹp nổi tiếng trong nền nghệ thuật tạo hình của Ai Cập.
Những chữ Arập được viết bay lượn cầu kỳ trên bìa các trang sách, viền quanh trang
sách hoặc trên tường đền thờ đã trở thành mô típ quen thuộc.

64
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Sau này, các họa sĩ Ai Cập hiện đại đã đưa nghệ thuật viết chữ đẹp -phát triển hơn
nữa. Họ dùng các chữ đẹp trong các bức tranh để chuyển tải nội dung của bức tranh.
Lại có những họa sĩ lồng cả hình ảnh và những chữ viết đẹp trong cùng một bức tranh
để thể hiện ý tưởng.
Một đặc điểm quan trọng trong cách đọc tranh của Ai Cập là người ta phải xem tranh
từ phải sang trái. Những chủ đê chủ yếu của mỹ thuật Ai Cập hiện đại là:
-Chủ đề về thời kỳ Pharaoh: Kim Tự Tháp, tượng nhân sư, các bức tượng, các đền đài
luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các họa sĩ Ai Cập đương đại. Một số họa sĩ chọn
cách bố cục, hoặc cách dùng màu trong các bức tranh cổ để thể hiện nội dung bức
tranh của mình.
-Chủ đề sông Nil: Sông Nil là biểu tượng cuộc sống và văn hoá của người Ai Cập.
Các họa sĩ Ai Cập coi sông Nil là chủ đề lớn cho họ sáng tác. Những vị thần sông Nil
cũng được tái hiện với những tính cách khác nhau trong tranh hiện đại của Ai Cập.
Những bức tranh nổi tiếng về sông Nil là của các tác giả Taha Husein (trang “Osiris"
và tranh “Dòng nước”):
Tranh “Osiris”(1985): Chủ đề của bức tranh là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
Mô típ chính của bức tranh là sông Nil, phía trên sông Nil là một cái quách, bóng cái
quách tràn lên phía dưới bức tranh. Trên cái quách là một hàng cây papyrus, những
cây sậy và đàn chim bay lượn. Có một số người đang đánh cá và tìm kiếm những
mảnh thân thể của Osiris. Cuối cùng thì cái thiện đã thắng cái ác với sự tái sinh của
thần sông Nil Osiris.
Màu sắc chính của bức tranh là xanh da trời và màu vàng, nhằm tạo cảm giác linh
thiêng cho bức tranh. Ấn tượng nhất về bức tranh là kỹ thuật viết chữ đẹp được áp
dụng nhằm biểu đạt ý tưởng của tác giả. Nền của bức tranh là những dấu chấm nhỏ,
những nét cong hoặc những nét móc, giống như chữ Arập, khiến người xem tranh
phải đoán xem tác giả đã viết gì trên nền tranh.
Tranh "Dòng nước” (1988): Đây là một bức tranh lạ và được các nhà phê bình nghệ
thuật coi là độc đáo nhất về chủ để sông Nil. Bức tranh thể hiện những cuộn nước
sông Nil, ở giữa là một con cá rất to, quanh con cá là bóng tối lấp loáng. Nền tranh
cũng là mô típ chữ viết đẹp đã cách điệu. Bức tranh nói lên nguồn sống tràn trề của
sông Nil nhưng những bóng tối kia cũng nói lên hiểm họa của sông Nil.
-Chủ đề Kim Tự Tháp: Kim Tự Tháp là chủ đề quen thuộc trong nền hội họa Ai Cập.
Và đây là chủ đề để các họa sĩ tha hồ tưởng tượng và trình bày ý tưởng. Bức tranh
miêu tả Kim Tự Tháp bậc Sakkara ở giữa một rừng chà là. Điều đáng nói là có những
nét quệt rộng, rắc đầy những chấm nhỏ, phết từ đỉnh Kim Tự Tháp xuống các bậc.
Những nét này hoà vào nhau thành một đám sương khói. Kim Tự Tháp chỉ là một
bóng hình mờ nhạt trên nên trời xanh ngọc và đầy những cuộn mây xốp. Có nhiều lý
giải về bức tranh nhưng các nhà phê bình nghệ thuật đêu thống nhất những nét tô màu
lớn với những chấm nhỏ từ trên xuống thể hiện đặc sắc nhất cho khuynh hướng cách
điệu nghệ thuật viết chữ trong tranh.
Tranh "Những hình vàng" (1992) của Abdel Wahab Abdel Mohsen: Bức tranh là sự
kết hợp một loạt hình học Kim Tự Tháp. Góc trái tranh là hình Kim Tự Tháp lớn màu
vàng với bóng màu hồng. Ở giữa bức tranh là những cái bóng trong suốt của Kim Tự
Tháp vàng, xanh da trời và xanh lá cây. Những cái bóng này dường như bị hút thăm
thẳm vào sâu trong bức tranh. Có một số nét phết màu nâu ngang qua bức tranh. Bức
tranh này được đánh giá là tiêu biểu cho trường phái trừu tượng ở Ai Cập.

65
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Tranh "Công trình xây dựng Kim Tự Tháp" (1991), "Kim Tự Tháp xanh" (1993) của
Abdel Wahab Abdel Mohsen là một ví dụ khác về trường phái trừu tượng, trong đó
tác giả tuyên ngôn bản sắc dân tộc mới là chủ đề chính của nghệ thuật.
Trong khi tác giả Abdel Wahab Abdel Mohsen dùng tranh vẽ Kim Tự Tháp để ca ngợi
bản sắc dân tộc thì Mostafa Abdel Moity lại dùng Kim Tự Tháp để nối Ai Cập với thế
giới rộng lớn hơn. Những bức tranh "Kim Tự Tháp và thư họa" (1991), "Kim Tự Tháp
và các hình thủ" (1991), "Màu tím" (1992), "Những Kim Tự Tháp xanh" (1992), "Thổ
hoàng" (1992), "Quảng trường" (1992), "Kim Tự Tháp trên nên đen" (1992) đêu mô
tả một thế giới đây biến động xung quanh Kim Tự Tháp tĩnh lặng.
• Những bức thư họa
Những bức thư họa của các họa sĩ đương đại Abdel Wahab Morsi (Thư họa (1975),
Taha Hussein (Allah (1985), Thư họa đen (1986), Ahmed Abdel Karim (Chữ A màu
vàng (1993), Những hình đỏ (1993) được coi là các tác phẩm điển hình cho phong
trào thư họa hiện đại của Ai Cập, với những màu sắc nóng mới.
• Chủ đề khoan dung văn hoá
Đi đầu trong trào lưu kêu gọi khoan dung văn hoá là họa sĩ Ahmed Abdel Karim với
các tác phẩm "Đầu ngựa" (1993), "Pegasus đội bình nước" (1991) mang cảm hứng
Babylone. Họa sĩ Abdel Wahab Morsi vẽ tranh "Chiếc mặt nạ" (1989) với cảm hứng
Kito và Hồi giáo. Tranh "Ai" (1992) của Adel El -Siwi gợi người xem nhớ đến tác
phẩm "Trường London" của danh họa Francis Bacon.
NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
Âm nhạc
Từ thời cổ đại, người Ai Cập đã rất yêu ca hát. Hiệu nay vẫn còn những bức tranh mô
tả người Ai Cập chơi các loại nhạc cụ có dây. Theo người Ai Cập thì nữ thần sắc đẹp,
nữ thần âm nhạc và nữ thần trí tuệ là bộ ba nữ thần luôn ở cạnh nhau. Chỉ khi nào ba
nữ thần này đứng cạnh nhau thì con người mới được hoàn thiện. Trong ngôi mộ của
các xác ướp, bên cạnh những vật dùng thường ngày, các loại nhạc cụ cũng được chôn
theo để phục vụ người đã chết ở thế giới bên kia.
Từ khi Hồi giáo trở thành tôn giáo chính thức của Ai Cập thì tiếng Arập đã trở thành
ngôn ngữ chính thức và các bài hát bằng tiếng Arập đặc biệt phát triển.
Kịch thời cổ đại
Người Ai Cập cổ đại có công sáng tạo ra loại hình nghệ thuật kịch đầu tiên trên trái
đất. Nội dung của những vở kịch này là những câu chuyện của các vị thần, những sự
tích về thế giới, vũ trụ và sinh vật, những vở kịch ca ngợi các chiến công của các anh
hùng. Hiện nay Bảo tàng Anh còn lưu giữ một vở kịch, được sáng tác ngay buổi đầu
lập nước Ai Cập, thời vua Menes thế kỷ 32 B.C. Vở kịch đó chứa đựng hội thoại đầy
tính triết lý giữa các vị thần. Họ bàn cách sáng tạo thế giới, vũ trụ và sinh vật. Các nhà
khoa học đặt tên cho kịch bản này là "Vở kịch về sự khởi đầu sáng tạo thế giới" hoặc
“Kịch Memphis" (Memphis là thủ đô đầu tiên của Ai Cập thống nhất, do vua Menes
xây).
Điều bất ngờ là những cuộc hội thoại giữa các vị thần có phong cách giống như phong
cách của kịch cổ điển và kịch hiện đại. Và có cả một thầy tu độc thoại giống như một
người kể chuyện đang kể lại những chuyện xảy ra và nhận xét những sự kiện xảy ra.
Trên tường đền thờ Edfu, còn có nguyên văn nội dung của một vở kịch, được các nhà
khoa học đặt tên là "Chiến thắng của Horus trước các kẻ thù”. Nó được coi là kịch bản
hay nhất và hoàn thiện nhất thời Ai Cập cổ đại. Nó được chia thành năm phần: giới

66
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

thiệu, ba cảnh nội dung và kết thúc. Những sự kiện xảy ra quanh cuộc tỷ thí giữa
"Horus và những anh hùng" and "Sit và những thuộc hạ". Câu chuyện kết thúc bằng
chiến thắng của Horus, người đại diện cho lẽ phải, sự thật và công lý, còn Sít, kẻ đại
diện cho điều xấu xa, sự bất công đã thua cuộc.
Y HỌC VÀ KỸ THUẬT ƯỚP XÁC
Y học
Người Ai Cập cổ đại còn để lại cuốn sách y học cổ nhất thế giới với niên đại 3.500
năm tuổi. Cuốn sách do một thầy thuốc Ai Cập cổ đại viết bằng bút lông trên cuộn
giấy cói dài 18 mét, rộng 0,3 mết. Cuốn sách này hiện còn được lưu giữ ở thư viện
Đại học Leipzig của Đức. Cuốn sách có khoảng 900 bài thuốc và nhiều cách chẩn
bệnh và những câu cầu an cho người bệnh. Những đoạn quan trọng được ghi bằng bút
đỏ. Ngoài những bài thuốc chữa bệnh, còn có những bài thuốc hướng dẫn cách chống
tóc bạc và dạy cho có làn da mịn màng.
Người Ai Cập cổ đại từ thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên đã chế tạo được công thức
thuốc đánh rảng. Một công thức thuốc đánh răng gồm có: nửa gam muối, 0l gam bạc
hà, nửa gam hạt tiêu và nửa gam hoa Iris khô. Hoa Iris có tác dụng phòng chống được
nhiều bệnh về răng lợi. Không chỉ chế ra một công thức thuốc đánh răng, người Ai
Cập cổ đại còn chế ra nhựa thông để hàn răng. Hiện nay Bảo tàng Anh còn lưu giữ
được cuốn sách giấy cói y học và sách giấy cói giải phẫu học.
Kĩ thuật ướp xác
Do nhu cầu một thể xác vĩnh tồn là chỗ dựa cho Ka nên phải ướp xác.
Đã phát hiện một số xác ướp – momie. Thuật ướp xác Ai Cập ra đời từ thời Cổ
vương quốc khoảng năm 2700 B.C và tồn tại mãi đến Thế kỷ V sau.CN. Về nguyên
tắc đó là kỹ thuật đó là nguyên tắc làm khô thi thể. Lấy các bộ phận dễ phân hủy như
não, nội tạng ra bằng cách hút qua mũi hay giải phẫu bằng bụng. Sau đó ướp thi thể
vào khối natron khô, một loại Carbonate hydrate de soude có rất nhiều ở Ai Cập. Ướp
như thế trong 70 ngày. Rửa, nhồi cỏ thơm vào đầu và bụng thay cho óc và nội tạng đã
bị lấy ra. Xoa dầu thơm và một chất gọi là Myrhe. Dùng vải lanh bó từng bộ phận cơ
thể. Riêng các ngón tay lồn vào bao vàng để khỏi rơi rụng. Não và nội tạng chứa vào
bốn bình. Tất cả công việc y học này đều khoác áo ma thuật do các Thần Isis, Neptys
và Anubis chủ trì, bởi vì Isis đã từng giữ thi thể của Osins không hủy hoại. Tri thức
ướp xác ghi lại trên giấy Papyrus hay trong mộ, nay còn gọi là Tang lễ ký (Textes
funeraires), Linh cữu ký (textes des sar-copharges), Kim tự tháp ký (Text des pyra-
mides), Sách người chết (Livre de Morts). Đặc biệt Tang kễ ký tập hợp tư liệu từ
những phương pháp giúp người chết không bị chết lần thứ hai, tương đối khó với sự
phán xét của Diêm Vương.
Diêm Vương là Osins – Vua phương Tây tức cõi chết. Địa ngục Ai Cập có cả
ruộng đồng mà người chết phải cày cấy. Các Pharaon chết cũng không ngoại lệ. Vì
vậy cần phải tìm cách cho linh hồn vua thoát khỏi cảnh cô cực đó, do vậy cần được
đưa lên thuyền mặt trời để về gặp thần cha là Rê. Các Kim Tự Tháp có bậc để cho hồn
Vua lên trời, rồi khi tháp thành hình chóp thì đó là tia mặt trời giúp hồn Vua về với
mặt trời. Người ta cho rằng, buổi chiều con thuyền mặ trời xuống thế giới bên kia
thuộc vương quốc Osins trên sông Nil – bên dưới. Nhiều điều nguy hiểm sẽ đe dọa
chuyến đi đêm của con thuyền mặt trời. Do đó, cần có những bài cầu nguyện để vượt
qua các nguy hiểm ấy. Đấy là những phù chú huyền bí, ban đầu chỉ dùng cho Vua,
vốn được khắc lên trên thành quan tài của các vua thời trung vương quốc gọi là Linh

67
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Cửu Ký. Đến thời Tân Vương Quốc đưa vào sách người chết ghi trên giấy đặt trong
hầm mộ, thu thập từ nhiều tư liệu khác làm phong phú nội dung này. Nội dung cơ bản
là cung cấp cho linh hồn người chết những phương tiện, phương pháp ứng xử đối đáp
đối phó với ác quỷ, đối phó với sự phán xét làm sao tránh tội không bị trừng phạt
(chết lần thứ hai), không bị hóa vôi mà biến thành chim ưng thần kết hợp lại với thể
xác bay lên trời. Trong tư liệu này chỉnh lại văn tế, tám ca, thánh ca, phù chú và cả ca
dao. Đặc biệt ở chương 125 của sách người chết tả cảnh người chết bị cân tim để định
tội. Theo quan niệm cổ Ai Cập, tim là linh hồn. Tất cả các biện pháp trong sách nhằm
chối 42 trọng tội, chối không giết người, không làm điều xấu, không làm cho người
khác phải khóc, bỏ đói người khác... cân một quả tim với một chiếc lông chim tượng
trưng cho mắt thần công lý – chân lý thì quả thận khó lòng giữ được cân thăng bằng
nếu không có phù chú ma thuật của sách người chết.
Các công đoạn ướp xác:
1) Rửa sạch cơ thể người chết bằng nước. Mổ bụng lấy ra nội tạng như gan, phối,
ruột và dạ dày, cho vào những bình riêng.
2) Óc bị hút qua đường mũi, rồi vứt bỏ.
3) Dùng muối bôi khắp thi hài, để làm khô cơ thể (khoảng 40 ngày).
4) Cuốn chặt thi hài bằng nhiều lớp vải, suốt từ đầu đến gót chân.
5) Đeo cho thi hài một chiếc mặt nạ và những đồ trang sức phù hợp với địa vị xã hội
của người chết.
Quan tài làm bằng đá đỏ, có những chữ tượng hình và những danh hiệu của người quá
cố. Người ta chôn theo quan tài những bùa hộ mệnh mang hình vị thần Nephtis và
Osiris, ngôi sao bốn cánh làm bằng thạch cao tuyết hoa và đồ trang sức hình con bọ
hung nhỏ mang tên vị thần Amun Re. Người quá cố là người trông coi ngựa của
hoàng gia.
Người Ai Cập cổ đại lấy hết nội tạng của người đã chết, khử nước rồi cho vào một cái
bình để bảo quản. Có xác ướp 2.300 năm tuổi với một chiếc mặt nạ bằng vàng ròng,
có trang trí những hình ảnh thần tiên sặc sỡ được tìm thấy ở khu Kim tự tháp Saqqara.
Xác ướp được đặt trong một cái quách bằng gỗ và được coi là xác ướp đẹp nhất Ai
Cập. Xác ướp được cuốn vải liệm sơn màu sặc sỡ từ đầu tới ngón chân. Trên vải liệm
có các hình nữ thần sự thật Maat dang rộng cánh tay như cánh chim, bốn người con
của thần chim ưng Horus và những hình diễn tả nghi thức ướp xác.
Người Ai Cập cổ đại còn ướp xác các con thú, chim và một số loại bò sát, Họ ướp xác
những con vật là biểu tượng các vị thần, để tế lễ, hoặc những con vật làm vật nuôi cho
người chết, hoặc làm thức ăn cho người chết ở thế giới bên kia. Ví dụ: con mèo là
hiện thân của thần Bastet, con chim ưng hoặc khỉ đầu chó là hiện thân cho thân Horus,
con cò quăm là hiện thân của thần Thoth, còn cá sấu là hiện thân của thần Sobek.
Người Ai Cập ướp xác các con vật không khác gì cách ướp xác người. Họ cũng rút
các cơ quan nội tạng của các con vật rồi mới dùng dầu nhờn, mỡ, nhựa đường, sáp
ong, nhựa thông và nhựa cây tuyết tùng để xử lý cho việc ướp xác con vật.
2.4. NỀN VĂN MINH ẤN ĐỘ
Ngoài Ai Cập và Lưỡng Hà còn có những trung tâm lớn của nền văn minh đầu
tiên của loài người là Trung Quốc và Ấn Độ, hai trung tâm này nằm ở lưu vực những
con sông lớn: Sông Hoàng Hà ở Trung Quốc và Sông Ấn, Sông Hằng ở Ấn Độ.

68
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Ấn Độ là một quốc gia lớn ở Nam Á, có diện tích rộng 3,3 tr km2 và dân số
đứng thứ 2 trên thế giới. Thời cổ trung đại Ấn Độ cùng với các nước láng giềng
(Pakistan, Banladesh) tạo thành một tiểu lục địa gọi là Hindustan.
Ấn Độ từ đây được hiểu theo nghĩa rộng, Hindustan là đất nước của sự tương
phản về địa hình, khí hậu, chủng tộc, ngôn ngữ, đồng thời là một quốc gia thống nhất
trong đa dạng. Phía Nam dãy núi Hymalia quyanh năm tuyết phủ, mưa nhiều nhưng
rất phì nhiêu và dân cư đông đúc là cao nguyên Dekkan, Ấn Độ đã bị chia sẻ thành
gần 600 tiểu quốc với hàng nghìn phương ngữ và thổ ngữ cũng những khác biệt về
tôn giáo.
Tuy nhiên trong suốt quá trình lịch sử, Ấn Độ là một chỉnh thể thống nhất, chất
keo kết dính ở đây chính là nền văn hoá Ấn Độ được thể hiện qua các truyền thống
bản sắc dân tộc cũng như đời sống tâm linh, dân tộc tập quán, kinh sách và sử thi.
Nền văn hoá Ấn Độ có thể ví như một dòng sông dài bắt nguồn từ dãy núi
Hymalya vượt qua các dải rừng, vùng đất hoang, vườn cây, trang trại, xóm làng và
những thành phố, tiếp nhận thêm nhiều chi lưu song vẫn giữ nguyên bản sắc của nó.
Văn hoá Ấn Độ có cả cái thống nhất lẫn cái đa dạng, có cả sự tiếp nối lẫn sự thay đổi.
Trong quá trình lịch sử mấy ngàn năm của mình, Ấn Độ trải qua biết bao biến
đổi, đã hoà nhập biết bao yếu tố từ nhiều nguồn gốc khác nhau mà không làm đứt
đoạn truyền thống đó. Ấn Độ là xứ sở có những khí hậu và cảnh quan rất khác nhau,
bao gồm nhiều chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hoá khác nhau.
Nền văn minh Thượng cổ của Ấn Độ xuất hiện vào khoảng 2000 năm B.C. Các
nhà khảo cổ học đã tìm thấy di tích của hai thành phố Thượng cổ trên lưu vực sông
Ấn là Mohendjo Daro (Môhengiô Đarô) và Harappa (Harappa) với những công cụ
bằng đồng và đồng thau, cùng những tường thành kiên cố, hào nước, thiết bị thoát
nước, và loại chữ tượng hình mà ngày nay vẫn chưa ai đọc được.
Vào khoảng năm 1500 B.C, những bộ lạc người Ayrian từ phía Iran tràn đến
tàn phá các thành phố Mohendjo Daro và Harappa. Xã hội Ariâng phân chia đẳng cấp
rất tàn nhẫn theo thứ tự: tăng lữ, quân nhân, nông dân công xã tự do và xuđơra (nô lệ).
Từ Thế kỷ X đến Thế kỷ VII B.C, trên lưu vực Sông Hằng xuất hiện mấy chục
nước nhỏ; sau Thế kỷ VII B.C, Vương quốc Magađa ở hạ lưu Sông Hằng trở thành
nước lớn nhất. Đổng thời (Thế kỷ VI B.C), miền Tây Bắc Ấn Độ (cho tới Sông Ấn) bị
Vương triều Akêmênit ở Iran xâm chiếm. Vào Thế kỷ VI B.C, Phật giáo ra đời, người
sáng lập là một vị Hoàng tử Magađo, sau này được các tín đồ gọi là Thích Ca Mâu Ni
(Sakya - Muni).
Vào thế kỷ IV, vương triều Môria được thành lập ở Trung tâm Bengan, thủ đô
là Pataliputra, bao gồm phần lớn lãnh thổ Ấn Độ. Đây là một Quốc gia hùng mạnh,
theo Phật giáo, tồn tại cho đến Thế kỷ II Tr, CN; rồi trung tâm quyền lực chuyển
xuống phía Nam với sự hình thành Quốc gia Anđơra đặt Kinh đô ở gần Bombay, tồn
tại từ Thế kỷ I B.C đến Thế kỷ III.
Nền văn minh ở lưu vực sông INDUS (3000_1800 trc B.C) đã thấm đượm
những tư tưởng và hình thức nghệ thuật tiêu biểu cho Ấn Độ như có thể thấy qua
những hiện vật tìm được trong các cuộc khai quật ở Harappa và Mohohejio Daro. Pho
tượng một người đàn ông trong tư thế suy tưởng gọi đến môn phái Yoga tấm thân
phẳng nhẵn của một pho tượng đá khác hoàn toàn không thấy những cơ bắp nổi cuồn
cuộn làm tay liên tưởng đến quan niệm cổ điển của Ấn Độ về nội lực. Một vị thần
được thể hiện trên dấu ấn bằng đất sét giống như những hình tượng sau này của thần

69
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Shiva. Người ta còn tìm thấy một vũ nữ bằng đồng đeo những vòng tay giống như
những vòng hoa mà ngày nay ta có thể mua ở các hiệu tạp hoá. Những tìm tòi gần đây
đã chứng tỏ rằng, ảnh hưởng của nền văn hoá này trải rộng đến những vùng xa xôi ở
miền Bắc và miền Tây Ấn Độ và người dân lưu vực sông Indus có quan hệ gần gũi
với văn hoá Dravidian từng phồn thịnh ở miền Nam Ấn Độ từ lâu trước khi người
Aryan đặt chân tới.
Ở vào khoảng thời gian nào đó trước năm 2000 và 1600 B.C, một chi của dòng
họ Aryan rộng lớn, thường được gọi là người Indo_Aryan di cư đến Ấn Độ đem theo
tiếng Phạn và một tôn giáo dựa trên những nghi lễ hiến tế các vị thần tượng trưng cho
các thế lực của thiên nhiên, như Indra Thần mưa và sấm, Agni (Lừa)và Varuna, chúa
tể của sóng biển và các mùa. Những bài ngợi ca các vị thần ấy cùng nhiều vị thần
khác được tập hợp lại thành 4 tập Kinh Veda (từ Veda có nghĩa là Trí thức, Tri thức
cao siêu - tri thức thiêng liêng, sự sùng tín…). Lâu đời nhất là tập RigVeda
(1500_1200 Tr CN) thể hiện lòng cầu mong đạt tới thực tại tối cao, cơ sở của mọi sự
đa dạng. Chiều hướng đó đã thể hiện sự đậm nét hơn ở các giai thoại trong các tập
Kinh Upanlshad (900-600 B.C). Đặc điểm của thơ ca Veda là tư tưởng cao cả, văn
phong đẹp đẽ và bước chuyển từ những nghi thức bên ngoài sang kinh nghiệm nội tại
Ngoài truyền thống Veda, có hai tôn giáo khác xuất hiện ở thế kỉ VI Tr CN.
Trước hết là đạo Phật. Việc Đức Phật đề cao tinh thần nhân ái, lòng từ bi và sự hài hoà
đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng và văn hoá Ân Độ, tuy rằng đạo Phật còn bắt rễ
sâu hơn tại nhiều nơi khác bên ngoài Ấn Độ. Tiếp đến là đạo Jaina do Mahavira lập ra
nhấn mạnh đến chân lí và không bạo lực. Đạo này đã đóng góp đáng kể cho nghệ
thuật và triết học Ấn Độ.
Năm 326 B.C Alexandros, người Macedonia vượt sóng Indus và đánh thắng
một trận quyết định. Tuy ông đã lại nhanh chóng rút về, song cuộc xâm lăng đó đã
ảnh hưởng đến văn hoá Ấn Độ bằng cách làm cho nó được tiếp xúc với thế giới Hy
Lạp La Mã. Sáu năm sau Chandragupta Maruya tìm cách thống nhất các vương quốc
và bộ lạc rãi rác ở Ấn Độ thành một đế chế tập quyền, đặt kinh đô tại Pâtliputra (nay
là Patna ở bang Bihar). Những lời nhắn nhủ về lòng nhân từ và khoan dung được khắc
trên bia đá và những cột đá mài nhẵn mà đầu cột chạm trỗ tinh vi thật sự là những kiệt
tác điêu khắc.
Các vua triều Shunga (185-149 Tr CN) cũng cho đạo Phật khôi phục mạnh mẽ.
Điêu khắc Phật giáo với phong cách Gandahara chịu ảnh hưởng sâu sắc của nghệ
thuật Hy Lạp –La Mã phát triển dưới triều Kushan, một trung tâm khác của nghệ
thuật Phật giáo là Mathura ở phía Nam Deli.
Dưới đế chế Gupta (319-540), Pataliputra trở thành trung tâm của đời sống
chính trị và văn hoá. Đó là thời kì hết sức phong phú về mặt văn hoá ở miền nam Ấn
Độ cho xây dựng những ngôi đền tuyệt đẹp tại Taniore. Manmallapuram và Ellora.
Đền thờ thần mặt trời ở Olisa và đền thờ thần Shiva ở Kajraho miền trung Ấn Độ
được dựng ở thế kỉ XI ở tất cả những ngôi đền này điêu khắc là bộ phận không thể
tách rời của kiến trúc, trong văn chương tiếng Phạn dần dần bị thay thế bới các ngôn
ngữ đa phương. Chế đạo đẳng cấp căn cứ vào sự hơn kém nhau về khả năng của con
người đã trở nên cứng nhắc và mang tính áp bức
Việc thiết lập chế đạo Hồi giáo ở thế kỉ XII đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử
văn hoá Ấn Độ và Đạo Hồi, khởi đầu cho quá trình hội nhập. Sau ngày đế chế Mughai
ra đời (1526), chiều hướng hoà nhập được đẩy mạnh dưới sự trị vì sáng suốt của vua

70
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Akabar (1556-1605), cơ sở cho một nền văn hoá dân tộc đã được thiết lập vững chắc,
các truyền thống Ấn Độ và đạo Hồi tuy vẫn giữ bản sắc riêng song đã ảnh hưởng lẫn
nhau sâu sắc.
Ban đầu nền kiến trúc Islam của Ấn Độ mang tính chất mộc mạc và khắc khổ
nhưng chẳng bao lâu các kiến trúc sư bắt đầu sử dụng yếu tố trang trí của các ngôi đền
Ấn Độ giáo kể cả mô típ hoa sen. Đồng thời những ngôi đền Ấn Độ xây dựng thời
Trung Cổ lại mang những đường nét cuả kiến trúc Islam như mái vòm và vách ngăn
đá cẩm thạch.
Trong hội hoạ cũng có sự hoà trộn giữa hai truyền thống. Dưới ảnh hưởng của
Bahzad và những nghệ sĩ Ba Tư vĩ đại khác, các hoạ sĩ triều đình Mugai sáng tạo một
hình thức tiểu họa mới, kết hợp kĩ xão và sự tinh tế của phong cách này với tinh thần
tôn giáo và thẩm mĩ của Ấn Độ. Một trong những thiên tài của Ấn Độ thời trung cổ là
Amir Khoustrou vừa là thi sĩ nhạc sĩ nhà ngôn ngữ học. Ông đã sáng chế những loại
nhạc cụ dùng trong âm nhạc Ấn Độ, những thử nghiệm trong thi ca đã dẫn đến sự ra
đời của ngôn ngữ Urdu một trong những thứ tiếng chính ở Ấn Độ.
Sang thế kỉ XX, Rabindranat Tagore một trong những thi hào và nhà triết học
vĩ đại nhất của Ấn Độ và lịch sử thế giới, bằng tính cách và sự nghiệp của mình
Tagore đã in dấu lên mọi lĩnh vực thi ca âm nhạc, sân khấu, tiểu thuyết. Ông là nhà
văn đầu tiên của phương Đông được tặng giải Nobel về văn học. Ông đã sáng lập
trường đại học quốc tế Vishva- Bharati và khởi xướng nhiều quan điểm hiện đại trong
giáo dục, cả một thế hệ văn nghệ sĩ Ấn Độ đã chịu ảnh hưởng của Tagore, Gandhi và
Tagore được coi là người đặt nền móng cho Ấn Độ ngày nay.
15/8/1947 Ấn Độ trở thành nước độc lập. Việc chia cắt đất nước vì những lí do
tôn giáo tiếp theo sau đó là vụ đổ máu và cuộc ám sát Mahaima Gandhi là những đòn
choáng voáng và đau đớn, nhưng Ấn Độ đã nhanh chóng vượt qua được cơn chấn
thương này và bắt đầu xây dựng tương lai của mình như một nước có chủ quyền đảm
nhận vị trí xứng đáng của mình trong cộng đồng các dân tộc. Từ sau ngày độc lập, Ân
Độ đã giành được những tiến bộ đáng kể trong nhiều lĩnh vực văn hoá. Trong hầu hết
14 thứ tiếng chính ở Ấn Độ (kể cả tiếng Anh là thứ 15), đã có những tác phẩm văn
học xuất sắc. Chọn lọc tiếp nhận và thích nghi các yếu tố bên ngoài với các yếu tố dân
tộc là ba đặc điểm của văn hoá Ấn Độ trong suốt lịch sử của nó, nền văn hoá Ấn Độ
đã phải trải qua và vượt qua nhiều giai đoạn khủng hoảng và hoang mang. Ngày nay ở
kỉ nguyên khoa học công nghệ nó lại đứng trước thách thức và đòi hỏi có những sự
thích ứng mới.
Nền văn hóa văn minh Ấn Độ được coi là một trong số những nền văn hóa văn
minh cổ nhât trên thế giới cùng với các nền văn hóa văn minh khác tại Elam, Sumcria,
Babylone, Ai Cập Cổ đại và Trung Hoa cổ đại. Người Dravidian ở miền Nam Ấn Độ,
những người có mối tiếp xúc rất gần gũi với nền văn minh thung lũng Sind, khoảng
năm 2000 B.C đã đạt tới đỉnh cao về nền văn hóa và tiếp tục giữ ngọn đuốc văn minh
đó cháy trong suốt những thế kỷ trước cuộc xâm nhập của những người Aryan khi
miền Bắc Ấn Độ vẫn còn bị bóng tối bao trùm. Có thể nói không một nước nào khác,
ngoại trừ Trung Hoa, có thể được một nền văn minh kéo dài một cách liên tục mà
không có sự đứt gẫy trong suốt một khoảng thời gian dài đến vậy.
Những vết tích còn lại của thành phố cổ được tìm thấy tại Harapa và
Mohenjodaro, theo như Sir John Marshall, có tiêu chuẩn về cuộc sống cao hơn cuộc
sống tại Babylone và Ai Cập và ngang bằng với dân cư tại Sumeria cùng thời kì. Tác

71
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

gải viết: “Một điều rõ ràng và không thể nhầm lẫn được ở cả Mohenjodaro và Harapa
là nền văn minh hiện nay ở hai nơi này không phải là nền văn minh mới bắt đầu mà là
nền văn minh lâu đời và rập theo khuôn mẫu trên đất Ấn Độ phải được thừa nhận
cùng với Ba Tư, Mesopotamia (tên cũ của Irắc) và Ai Cập, là một trong những vùng
quan trọng nhất, nơi những quá trình văn minh ra đời và phát triển. Đây là các thành
phố lớn với mạng lưới đường xá rộng lớn, các kênh đào tưới tiêu và những đường ống
dẫn nước thải. Điều này cho thấy chủ nhân của chúng không chỉ đạt được những tiến
bộ về cơ khí mà còn rất giỏi trong việc qui hoạch hóa đô thị. Trong số các di chỉ mà
các nhà khảo cổ tìm thấy tại Harapa và Mohenjodaro, có những công cụ, vũ khí, dao,
thìa làm bằng gỗ, đồng và đồng thau. Một vài nhà kho bằng đất ở đây đã được sơn vẽ
trang trí. Các hình người và vật làm bằng đất nung và đồng được tìm thấy rất nhiều.
Hình thông dụng nhất được tìm thấy trong số này là hình của một người phụ nữ mình
trần đội chiếc mũ hình quạt. Đây có lẽ là hình của nữ thần mẹ mà dân cư vùng này
thời bấy giờ thờ cúng. Nhưng những hình mang tính nghệ thuật nhất vào thời kỳ đó
chính là những con dấu mang hình con bò thiêng, voi, trâu nước, hổ… Những đồ
trang sức bằng vàng, ngà voi, những chiếc tram cài tóc… đã nói lên trình độ cao của
dân cư lúc bấy giờ. Các đồ trang sức bằng vàng và bạc, theo lời của Sir John Marshall,
“được trang trí đẹp và đánh bóng sang loáng đến mức như thể chúng được làm ra tại
một cửa hàng trang sức tại phố Bond ngày nay hơn là từ một nghệ nhân thời tiền sử
5000 năm trước đây”. Nhưng điều nổi bật nhất tại thung lũng sông Ấn vào thời đó là
dân cư không chỉ trồng bông mà còn phát triển ngành công nghiệp dệt, mà nhiều thế
kỷ sau, điều này vẫn chưa được các nước khác biết tới. Sự phát hiện về những con dấu
của thung lũng sông Ấn tại Mscopotamia, Arập và các nước Tây Á khác là một minh
chứng về mối quan hệ buôn bán và văn hóa đã tồn tại giữa các nước này và Ấn Độ.
Khi các hình khắc trên các con dấu của cùng Mohenjo-daro và Harapa chưa
được khám phá, chúng ta biết rất ít về cuộc sống tinh thần và tâm linh của các cộng
đồng dân cư cổ đại thuộc vùng thung lũng sông Ấn. Tất cả những gì chúng ta có thể
nói chỉ là tín ngưỡng tôn giáo và việc thực hành tôn giáo của người dân tại đây
nghiêng về đạo Hindu. Các hình khắc trên các con dấu này đã chỉ ra rằng họ thờ cúng
Shaku hay là Nữ thần Mẹ và làm lễ hiến sinh dê và những con vật khác cho bà. Rõ
ràng là những người theo đạo Hindu sau này đã kế thừa điều này từ họ. Một vài con
dấu có hình khắc của một vị thần trông như thần Shiva. Một trong những con dấu này
cho thấy vị thần có ba mặt, ông ta mặc quần áo và trên đầu có ba sừng, giống như hình
cây đinh ba sau này của người Hindu. Việc thờ phụng các con sông, con vật, cây cối
và cây bồ đề đã bắt đầu từ giai đoạn này. Trong số các con vặt được thờ cúng, người
ta thấy có bò, trâu, hổ và voi được coi là thiêng liêng. Trong đạo Hindu, bò được coi
là phương tiện đi lại (vahana) của thần Shiva. Việc sử dụng bánh xe và vòng tròn để
làm biểu tượng thay thế cho mặt trời cũng bắt nguồn từ giai đoạn này. Nhiều học giả
cho rằng sự nhấn mạnh niềm tin về các linh hồn và ma thuật trong Yajur Veda và
Athava Veda không xuất hiện đồng thời với việc thuyết giảng Rig Veda mà chịu ảnh
hưởng của truyền thống văn hóa tại thung lũng sông Ấn.
Có những quan điểm khác nhau về nguồn gốc của những người đã tạo nên nền
văn minh sông Ấn. Một số người cho họ là những người di cư Aryan hay Sumerian,
một số khác lại cho họ là người Dravidian. Nhưng hầu hết các học giả đều đồng ý
rằng họ thuộc về chủng tộc Austric cổ xưa hòa trộn với các chủng tộc khác từ miền
ven biển Điạ Trung Hải tới. Nhưng trước khi đạt tới trình độ cao của một nền văn

72
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

minh đô thị, họ đã sống tại Ấn Độ trong nhiều thế kỷ, cho nên nền văn minh của họ
mặc dù có những điểm tương tự như của người Sumerian nhưng nói chung là mang
đặc tính Ấn Độ sâu sắc.
Khoảng 2000 năm B.C, khi nền văn minh sông Ấn đang bị những kẻ xâm lược
hủy hoại tại phía Tây Bắc Ấn Độ, nền văn hóa Tamil của những người Dravidian tại
miền Nam Ấn Độ đã đạt tới sự phát triển đỉnh cao. Những khám phá về khảo cổ học
chỉ ra rằng một thời gian dài đã có sự trao đổi thương mại và văn hóa giữa nền văn
minh sông Ấn và văn hóa Tamil. Tại vùng Deccan và những vùng khác của miền Nam
Ấn Độ có những bình đựng hài cốt và các bình đất giống hệt như những chiếc bình
được tìm thấy tại vùng Mohenjo-daro và Harapa. Các cuộc khai quật tại thung lũng
sông Ấn đã thu được những vỏ sò và ngọc trai mà chắc hẳn phải từ miền Nam Ấn Độ
tới. Sự hiện diện của gần 50% những từ ngữ của người Dravidian trong ngôn ngữ
Brohi được người dân vùng Baluchistan sử dụng cũng là một minh chứng cho mối
quan hệ gần gũi về mặt văn hóa giữa thung lũng sông Ấn và miền Nam Ấn Độ trong
thời tiền sử. Hiển nhiên là điều này đã có trước sự hủy diệt của nền văn minh sông Ấn
khoảng 2000 năm B.C và vào khoảng thời gian đó, văn hóa của người Dravidian hẳn
đã đạt tới một trình độ rất cao để có thể để lại một dấu ấn sâu sắc như vậy về ngôn
ngữ đối với một nền văn minh đô thị tiên tiến.
Theo tư liệu truyền thống, nền văn học của người Tamil có thể ra đời khoảng
2500 năm B.C và có chứng cớ cho rằng rất lâu trước 1000 năm B.C, miền Nam Ấn
Độ đã có ba Sangam – học viện ở vùng Madura cũ,Kapadapuram và Madurai ngày
nay.Thành viên nổi bật nhất của Samram thứ nhất là Agathiam. Theo một truyền
thuyết, ông chính là nhà truyền giáo người Aryan từ miền bắc tới miền nam để tuyên
truyền tôn giáo Veda. Mười hai môn đồ của ông đã viết một số bài thuyết trình về ngữ
pháp văn học, âm nhạc, vũ kịch,… Một trong những bài thuyết trình đó, Tolkppiam,
được viết vào khoảng năm 1000 B.C và ngày nay vẫn còn được lan truyền. Nó đề cập
chủ yếu đến ngữ pháp Tamil nhưng đồng thời, cũng soi sáng đời sống của những
người Dravidian cổ đại.
Trong thời cổ đại, miền Nam Ấn Độ, ngôi nhà của văn hóa Dravidian hiện
đại.Theo thời gian, rất nhiều trong diện tích đất đó đã bị chìm sâu dưới nước vì những
cơn bão mạnh liên tục. Trong cộng đồng Dravidian, hệ thống mẫu hệ được áp dụng
nói chung là vị trí của người mẹ được đề cao trong xã hội.Không có hệ thống khẩn
cấp khắc nghiệt nhưng sau này,sự phân chia những giai cấp khác nhau chủ yếu dựa
theo những điều kiện khi ra đời và một phần vào nghề nghiệp đã có của gia đình.. Phái
tôn giáo thông dụng nhất là phái tôn giáo tôn thờ Nữ Thần Mẹ. Các loại cây, qui, linh
hồn và con rắn – Naga Raja- thường được người dân Dravidian tôn thờ.
Người Dravidian đã đạt tới trình độ văn minh cao. Họ đã tạo ra những đóng
góp đáng kể trong nông nghiệp và cơ khí, đắp đập ngang các con sông để làm thủy lợi
và xây dựng thành phố với những bức tường bao quanh. Các nghành công nghiệp của
họ, nhất là nghành dệt vải bông và len, nhuộm, thợ làm các đồ trang sức bằng vàng và
bạc kết hợp với đá quý khá phát triển.
Trong bốn thế kỷ tiếp theo, nền văn hóa thờ Veda giản đơn lúc đầu đã tiến lên
một trình độ phát triển cao hơn và đã thay đổi đáng kể trong tiến trình đó. Sự thay đổi
cơ bản là một mặt, trí tuệ của người Aryan đã đưa chiều sâu triết học vào sự nhất thể -
vốn đã bắt đầu nhen nhóm trong Rig Veda, mặt khác, nó đã làm cho những truyền
thống cổ xưa của Ấn Độ - vốn bắt nguồn từ những người Dravidian- thành một phần

73
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

không thể tách rời về tôn giáo. Vì vậy mà chúng ta có thể chứng kiến sự phát triển của
một tôn giáo chung mới gọi là Hindu Veda – nền tảng của một nền văn hóa mới – văn
hóa Hindu-Veda.
Theo như truyền thống, khởi đầu thời kì này là một cuộc chiến vĩ đại được mô
tả trong Mahabbarata, trong đó, các nhà cầm quyền của tất cả các bang Ấn Độ ngày
nay đều tham gia vào, hai bên người Aryan là người Kurs và người Panchalas là đấu
thủ chính. Điều này đã không được đề cập chính thức trong Veda. Tuy nhiên, các nhà
nghiên cứu cho rằng vào khoảng 900 B.C đã có một cuộc tàn sát rất lớn, sau đó, trung
tâm về văn hóa và chính trị của người Aryan đã chuyển từ phía đông Punjab tới
Hastinapur, kinh đô của người Kurus tại vùng Danab ở lưu vực sông Hằng Hà. Sau
này những người Aryan di chuyển xa hơn về phía Đông và lập nên những bang tại
Kashala (Oudh), Kashi (Manaras), Vatsa (gần Allahabad) và Videha và Magadhabtaji
Bihar. Trong thời gian đó, họ tiến xa hơn về phía Nam. Câu chuyện Ranmayna với
Shri Ramchandra, Con trai của quốc vương vùng Ayodhya là nhân vật chính, đề cập
đến cuộc chiến tranh của những người Aryan, chiến đấu với sự giúp đỡ của người
Dravidian chống lại quốc vương của Lanka (Ceylon) và truyền thuyết về Agastya
được đề cập đến ở chương cuối chỉ ra rằng vào thời gian đó, các nhà truyền giáo
Aryan đã bắt đầu việc truyền bá tôn giáo của họ đối với những người Dravidian.
Những thành tựu nổi bật của văn minh Ấn Độ đó là:
XÃ HỘI ẤN ĐỘ TRUYỀN THỐNG
Xã hội Ấn Độ là một xã hội đã từng tồn tại một chế đạo đẳng cấp kiên cố, là
một xã hội thấm đượm màu sắc tâm linh trong đó nổi lên vai trò HINDU giáo, nổi lên
những nét điển hình của một xã hội phương Đông, các giá trị tinh thần được coi trọng
con người luôn luôn tìm cách hoà động với môi trường tự nhiên cộng đồng xã hội và
thế giới thần linh. Chính từ xã hội truyền thống đó đã nảy lên một bản sắc văn hoá Ấn
Độ, một tinh thần Ấn Độ.
TÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ
Ấn Độ là quê hương của một số tôn giáo lớn và hoà tan vào các tôn giáo đó là
nhiều môn phái triết học. Ngày nay ngoài đạo Hindu (83% dso), còn có đạo Hồi
(chiếm 11%) đạo Sikh(2%), đạo Phật (0, 75%) đạo Jaina (0, 5%) và một số các đạo
Ba Tư, KiTô, Do Thái…
Tư tưởng, triết học của Ấn Độ
Triết học Ấn Độ có 2 phái: phái Astika (hữu) là hệ thống triết học chính thống
thừa nhận uy quyền của thánh kinh Veđa, bảo vệ triết lí tôn giáo Hinđu; còn phái
Nastika (vô), phi chính thống, thì bác bỏ kinh thánh Veđa, đại phá triết lí Hinđu giáo.
Nền tảng và truyền thống triết học của Ấn Độ là lí tưởng hòa bình và bác ái.
Theo J. Nehru, nền tảng thế giới quan, vũ trụ quan của Hinđu giáo nói riêng, văn hóa
Ấn Độ nói chung, là học thuyết về mối quan hệ giữa Brahman và Atman. Brahman là
thực thể, là tinh thần của vũ trụ, là linh hồn của thế giới, là cái tuyệt đối, là Đại ngã.
Đối với thế giới quan Ấn Độ, vạn vật của thế giới đều nằm trong thể đồng nhất, và cái
thể này chính là Brahman. Còn Atman, theo triết học Ấn Độ, là linh hồn cá nhân, linh
hồn cá thể. Đó là cái ngã, cái tôi, cái ta hay Tiểu ngã. Brahman và Atman tuy phân
biệt thành hai nhưng là một, chúng như sóng với nước, sóng từ nước mà ra rồi sóng lại
trở về với nước. Sóng là nước và ở gốc độ nào đó, nước cũng là sóng.
Brahman và Atman giống như không khí ngoài trời và không khí trong bình.
Cái bình như cơ thể con người còn tam độc (tham, sân, si) giống như chiếc nắp đậy

74
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

chiếc bình lại. Không khí trong bình lúc đầu cũng trong sạch, tươi mát như không khí
ngoài trời nhưng sau bị nhiễm bẩn do bị rịt lâu ngày giống như ao tù. Đi trên đường
Đạo là thanh lọc, làm cho không khí trong bình đỡ ô uế, và đến một lúc nào đó thì nắp
bình bị bật tung ra, tức tham, sân, si không còn nữa, khi đó không khí trong bình cũng
như không khí ngoài trời. Lúc đó Tiểu ngã hòa đồng với Đại ngã, ta với vũ trụ là một.
Cái xảy ra trong vũ trụ cũng xảy ra trong ta, tức là giác ngộ. Chính vì thế mà lưng của
đạo sĩ Ramakrishma cũng bị lằn những vết roi khi ông nhìn đứa trẻ bị đánh, vì ông và
đứa trẻ là một. Đây chính là cơ sở, là nền triết lí sâu xa của lòng nhân từ, thương yêu
hết thảy mọi chúng sinh. Có thể nói mối quan hệ giữa Brahman và Atman là nền tảng
của thế giới quan, vũ trụ quan của người Ấn Độ, nó quyết định, chi phối toàn bộ hệ tư
tưởng Ấn Độ cổ đại và các nước phương Đông.
Cũng theo J. Nehru, nếu Brahman và Atman là nền tảng của thế giới quan thì
Karma – Samsara là nền tảng nhân sinh quan của triết học Ấn Độ. Karma là nghiệp,
Samsara là luân hồi. Theo thuyết Samsara, con người không chết thật mà chuyển sang
kiếp khác, tức là tái sinh trong vòng luân hồi. Sự luân hồi giống như côn trùng –
nhộng – ngài. Nhìn bề ngoài chúng là những con vật khác nhau nhưng thực chất chỉ là
sự biến hóa của một côn trùng mà thôi. Samsara gắn liền với Karma, mọi hành động,
việc làm, hành vi, cử chỉ, suy nghĩ,…của con người đều có giá của nó. Mọi niềm vui,
nổi buồn, sự sung sướng hay đau khổ ở cõi đời này đều là kết quả của những hành
động, việc làm của kiếp trước. Và những hành động, việc làm ở kiếp này sẽ gặp kết
quả ở kiếp sau. Nguyên tắc chung là nhân nào thì quả ấy: nhân tốt quả tốt và ngược
lại. Karma là toàn năng và ngoài ý muốn của con người, tức là mang tính khách quan.
Như vậy xuất phát điểm của tư tưởng triết học Ấn Độ là vạn vật đồng nhất thể,
do đó trong mỗi con người đều có bản thể vũ trụ. Bản thể vũ trụ của con người nằm ở
trong Tâm. Tâm con người chứa rất nhiều điều bí ẩn, nhiều năng lượng, tiềm năng. Và
nhiệm vụ của tư tưởng triết học là phải giải phóng những tiềm năng to lớn ấy.
a) Đạo Hindu (Ấn Độ giáo Hin-dooisme)
Trong xã hội Ấn Độ, đạo HINDU là một tôn giáo mẹ, mang đậm bản sắc Ấn
Độ. Đó đó là tôn giáo không có người sáng lập không có hệ thống giáo đường, chỉ dựa
vào các đạo sĩ HINDU giáo thể hiện sự dung hoà giữa các mặt đối lập. Đạo Hindu đã
được hình thành qua một quá trình phát triển bao gồm 3 giai đoạn: đạo Vêđa
(Védisme) đạo Bàlamon và cuối cùng là đạo giáo hoàn chỉnh.
Các khái niệm khác của đạo Hindu cũng xuất phát từ phương trình cơ bản trên
như các khái niệm samsara (luân hồi)và kama (nghiệp báo) thuyết minh về một chu kì
tuần hoàn và luật nhân quả của những khiếp sống đạo Hindu cũng vạch con đường
của sự giải thoát bằng khái niệm moska, khuyên con người có thể tiếp cận đến lối giải
thoát đó bằng nhiều con đường quan trọng nhất là bằng chính tấm lòng thành tâm của
chúng ta, đạo Hindu sau đó đã phân nhánh thành nhiều môn phái khác nhau.
Trong khi, ở lục địa Ân Độ, dân cư địa phương tiếp tục thực hành những thờ
cúng truvển thống của họ, thì người Aryen kéo tới lưu vực sông Ấn, vào thiên nìên kỷ
II trước Công nguyên và bắt đầu tiến chậm chạm tới lưu vực sông Hằng, rồi họ định
cư mãi mãi ở đó ngay trước khi đạo Phật ra đời (thế kỷ VI trước Công nguyên),
Suốt thời gian dó, người Aryen, ờ những vùng họ dã chiếm lĩnh, xây dựng nên
một nền văn chương bằng chữ Phạn (Sanskrit) dược gọi chung dưới một cái tên là Vệ
đà (Veda) tức là “tri thức”, nó tổng hợp toàn bộ hiểu biết đã có được ở các lĩnh vực
nghi lễ cúng bái tụng kinh và thần học. Tôn giáo náy sinh thời kỳ đó ở hai lưu vực

75
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

sông Ấn và sông Hằng nay dược gọi chung là Vệ đà giáo (Védisme), nó chi được hiểu
biết từ kinh Vệ đà, mọi dấu tích khảo cổ thời kỳ đó nay chắng còn gì cả. Những net
chính yếu cùa tôn giáo là một kiến đa thần giáo vể thực tế, nếu không phải về tinh
thần, sự quan trọng trung tâm của hiến sinh, sự phức tạp gia tăng cũa cúng bái cầu
kinh, và sự hình thành dần dà về tư biện triết lý và thần học. Quá trình tư biện này đạt
đỉnh điểm khi xuất hiện những trực giác lớn về tôn giáo và về thần bí hợp nhất cuộc
sống, và các nhà tư tưởng Ân Độ vẫn còn thám hiểm chiều sâu: phạm thiên (braduan),
ngã (atman), nghiệp (karma), luân hồi (samsara). Giải thoát (moksha). Cũng vào cuối
thời kỳ đó, thấy xuất hiện trong văn bản Vệ đà, những ghi chú về thuật du-gìà (yoga),
về hiến dâng (bhakti) hoặc sùng mộ đối với một vị thần riêng.
Trong dân chúng, tìm một vị thần riêng thì gặp vị thần Rudra cùa Vệ đà, thần
này hóa nhập với thần Shiva vốn có thể là vị thần bộ lạc không phải cúa người Aryen,
và gặp vị thần Vishnou của Vệ đà. Như vậy là băt đầu sự thờ cúng kép sẽ có tẩm quan
trọng chính yếu. Trong hai sử thi lớn nhất của thời kỳ đó là Mahabharata vù
Ramayana, lúc đầu mới chỉ là những ca khúc kề lại những chiến công bộ lạc, sự thờ
cúng Shiva và Vishnou xuất hiện cùng với thờ cúng Vâsude- V;: Krishna (ví như
trong Bhagavad-Gita) và Râma. Sự lớn mạnh cùa tôn giáo dân gian này cần có sự điều
chỉnh của giới Bà-la-môn, và nó trở thành một hình thức hệ thống hóa tôn giáo trong
các hệ thống triết thuyết gọi là Darshanas.
b) ĐẠO PHẬT
Phật giáo ra đời tại Ấn Độ, vào khoảng từ thế kỷ VI đến thế kỳ V B.C. Ở thời
kỳ này, tại Ấn Độ, chế độ chiếm hữu nõ lệ đang phát triển. Đạo Bà la môn với chế độ
chủng tính nghiệt ngã ngăn cản sự tiến lên của xã hội trên các mật kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội, tạo ra muôn vàn hiện tượng phi lý bất công, đem lại những nỗi thống
khổ sâu sắc cho nhản dân. Do đó, phong trào chống lại chế độ chủng tính này đã nảy
sinh và phát triển mạnh mẽ. Sự ra đời của Phật giáo xét trên một khía cạnh nhất định,
đã thích ứng với phong trào này. Nó phản ánh những yẽu cầu về mặt chính trị, tôn
giáo của các tầng lớp quý tộc thế tục và thường dàn ở Ấn Độ cổ đại.
Về mặt giáo lý, Phật giáo chống lại những giáo điểu chủ chốt của đạo Bà-la-
môn, chủ trương mọi người đều bình đẳng, chống lại thuyết "Thế giới tĩnh tại bất
biến” do Đạo này đưa ra, nhận định rằng mọi hiện tượng trên thế giới này đểu chì là
tạm thời và luôn luôn biến đổi. Tuy vậy, Phật giáo chỉ cổ động cho sự bình đằng của
mọi đảng cấp trên mặt tôn giáo chứ không chủ trương cải tạo xã hội vể căn bản, do đó
đã để cao thuyết "không chống đối bằng bạo lực”. Về mặt nhân sinh quan, Phật giáo
quan niệm rằng ‘bản chất cuộc sống” là do bốn nỗi khổ cơ bản: “sinh, lão, bệnh, tử"
tạo thành. Mục đích của đời người là cầu mong được giải thoát khỏi tất cả mọi nỗi khổ
để đi tới chỗ hoàn toàn thanh tĩnh, không sống chết, không nghiệp báo luân hồi, đó là
cảnh giới Niết bàn (Nirvana), Cực lạc.
Những điều mà Phật Thích Ca chứng nghiệm được dưới gốc bồ đề và mong
muốn đem ra giác ngộ chúng sinh, đưa họ đi lên con đường giải thoát mà tiến tới cõi
Niết bàn, về đại thể gồm có: Tứ diệu đế (bốn điều suy ngẫm rõ ràng về căn nguyên
mọi nỗi khổ và con đường tìm sự giải thoát khỏi mọi nỗi khổ); Bát chính đạo (tám
điều chân chính trong phép tu hành để đạt tới chỗ đắc Đạo) và Thập nhị nhân duyên
(mười hai mối quan hệ nhân quả).
Sau khi đắc Đạo, Phật Thích Ca đi các nơi thuyết pháp trong khoảng 49 năm,
số người tin theo rất đông; nhưng Phật giáo lúc đó chưa có kinh kệ, chưa định giới

76
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

luật chi tiết cụ thể, cũng chưa thành các môn phái. Phật qua đời, nhằm thống nhất và
hệ thống hoá các giáo lý, các môn đồ mới tổ chức các cuộc thảo luận để biên tập lời
truyền giảng của Người thành Kinh bản (gọi là kết tập). Cho đến Thế kỷ II s. CN, có 4
lần kết tập cả thảy. Sau đó hệ thống kinh điển thành văn cùa Phật giáo đã khá hoàn bị,
gồm 3 bộ phận: Kinh tạng (lời dạy của Phật); Luật tạng (những điều giới luật) và
Luận tạng (các bài giải thích, chỉ dẫn, luận bàn... về Kinh và luật) gọi chung là Tam
tạng.
Ngay trong thời kỳ kết tập kinh điển lần thứ hai (vào khoảng trên một trăm
năm sau khi Phật Thích Ca qua đời) do chỗ bất đổng về giới luật, các môn đồ Đạo
Phật đã chia làm hai phái: Đại chúng bộ (có thể tạm gọi là phái trẻ, ít câu nệ cố chấp)
và Thượng toạ bộ (phần đông bao gổm những người tuổi đã cao, có uy tín trong giới
tu hành, giữ giới luật rất nghiêm và thường có khuynh hướng thủ cựu). Cũng do
những chỗ bất đồng trong nhiều vấn đề về Vũ trụ quan, nhân sinh quan, về quá trình
tu hành, về kết quả tu hành; trong việc giải thích và thực hành các giáo lý ở đương
thời đã nảy sinh những sự khác biệt, về sau đã quy tụ thành những tư tưởng Tiểu thừa
và Đại thừa (Thừa thăng). Đại thừa (cỗ xe lớn), hàm ý chở được nhiều ngưòì đến chỗ
giác ngộ, vì chủ trương cứu độ hết thảy mọi chúng sinh. Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ) chủ
trương tu hành khổ hạnh để tiến tới giải thoát cho chính bản thân mình. Tầng lớp tinh
hoa tri thức, chủ yếu người Ba-la-môn và nhứng người tu khổ hạnh đang định giải
quyết một số vấn đề mà kinh Bà-la-môn đã để lại: thế giới là hữu hạn hay vô hạn, vĩnh
hằng hay đoản tồn?
Với những câu hỏi ấy, Phật thích ca đưa ra những giải pháp độc đáo: giữ những
khái niệm Nghiệp và Luân hồi của Kinh Đà vệ, dứt khoát bỏ cái Ngã. Phật cho rằng
không có Ngã ở bình diện cá nhân cũng như ở bình diện phổ biến.
Mặt khác, đạo Phật bác bỏ dứt khoát mọi vấn đề liên quan tới thế giới, nguồn
gốc hữu hạn hay vô hạn, vĩnh hằng hay đoản tồn... theo Phật, đó là những vấn đề vô
ích, phù phiếm vì những câu trả lời không lối thoát cứu vớt được con người ra khỏi
đau khổ trầm luân. Mà đó chính là cái tệ hại của con người khao khát thoát ra. Toàn
bộ sự độc đáo của Phật là ở chổ thành tạo ra một chuẩn đoán về nguồn gốc khổ đau,
chỉ ra là có thể trừ bỏ cái nguyên nhân của khổ đau để chấm dứt, dưới hình thức nêu
lên bốn chân lý cao cả Tứ diệu đế: Khổ đế (đau khổ), tập đế (nguyên nhân của đau
khổ), diệt đế (trừ bỏ khỏi đau) đạo đế (con đường thoát khỏi đau khổ).
Đại thừa và Tiểu thừa vốn nằm ngay trong Đại chúng bộ và Thượng toạ bộ, sau
đó dần dần hình thành hai phái bộ lớn, với rất nhiếu chi phái khác nhau (sự kiện này
diễn ra vào khoảng nâm 78 B.C).
Từ quê hương của Phật, Đạo Phật đã lan toả đi các nơi theo hai hướng chủ yếu:
- Hướng đi vế phía Nam, hình thành Nam Tông, với tư tưởng Tiểu thừa, qua
Xrilanca, Myanmar, Thái Lan, Lào, Cămpuchia... kinh điển được ghi bằng tiếng Pàli
(một phương ngữ lớn của Ấn Độ, ngôn ngữ của người bình dân)
- Hướng đi lên phía Bắc, hình thành tư tưỏng Bắc Tông với tư tưởng Đại thừa,
vào Trung Quốc, Tây Tạng, Mông cổ, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Kinh điển gốc
ghi bằng chữ Phạn (tiếng Sanskrit).
Trước khi trở thành một tôn giáo lớn với hàng trăm triệu tín đồ, đạo Phật đã
nảy sinh và trong nhiều thế kỷ đã hình thành ở Ấn Độ. Đạo Phật trước hết là tôn giáo
của đời sống con người trong cõi nhân sinh, tuy cuộc đời của đức Phật sau này đã

77
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

được huyền thoại hoá với nhiều truyền thuyết nhưng Phật Thích Ca đã là một con
người thật.
Căn bản tư tưởng của đạo Phật nằm trong quan niệm vô ngã, vô thường. Đức
Phật đã đem lại cho chúng ta 4 chân lí cao quý, cuộc sống của chúng sinh chính là một
chuỗi nhân quả và nghiệp báo (karma) mà con người ta phải gánh chịu và trả giá, mà
một khi chúng ta đã tịnh tâm giác ngộ thì chúng ta có thể tiến tới tiêu đích cuối cùng
của sự giải thoát.
Ấn Độ còn có một số tôn giáo khác đáng kể nhất là đạo Sikh và đạo Jaina,
theo đó các tín đồ rất coi trọng đời sống của mọi sinh linh đến độ cực đoan như ăn
cơm thường xuyên phải đeo khẩu trang, nhưng nghịch lí là đạo Jaina lại cho phép các
tín đồ tự huỷ hoại tinh mệnh của mình bằng phương pháp tuyệt thực cho đến khi chết.
Đạo Sikh là một tôn giáo xuất hiện muộn vào khoảng thế kỉ XVI do pháp sư
Nanak sáng lập tôn giáo này chủ trương dung hoà hôn hợp 2 tôn giáo lớn ở Ấn Độ
thời đó đạo Hindu đạo Hồi, đạo Sikh có truyền thống là suy tôn các giáo chủ của mình
lại thành các Guru (tổng số là 10 vị) truyền lại danh hiệu cho nhau
VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
Ấn Độ là đất nước của thần linh, vì vậy văn học nghệ thuật ở đây đã thấm
đượm một khí hậu tôn giáo, ngôn ngữ biểu đạt trước kia là tiếng Phạn cổ sau này là
tiếng Hindu. Sách kinh tôn giáo đã chiếm vị trí hàng đầu trong văn học cổ đại Ấn Độ,
4 bộ kinh cổ nhất của đạo Hindu là các bộ RIG-VEDA ca tụng các thần linh. Ngoài ra
văn hoá chữ Phạn cổ còn có một số truyện kể tự sự và ngụ ngôn. Từ thế kỉ XIII trở đi
khi tiếng Phạn trong văn học càng trở nên ít đi thì các tiếng địa phương khác ở Ấn Độ
như Hindi Bengalli có điều kiện phát triển, một số nhà thơ Ấn Độ đã sáng tác bằng
nhiều phương ngữ với những điều gợi cảm kết hợp nhuần nhuẫn giữa yếu tố nhục cảm
và khát vọng thành thiện.
Văn học Ấn Độ cận hiện đại đã chứng kiến nhiều gương mặt mới đáng lưu ý là
Prchand (1880-1936). Văn học hiện thực Ấn Độ với kiệt tác GODAN kể lại cuộc đời
bi thảm của một nông dân Ấn Độ. Tagore đã tự nguyện dấn thân vào cuộc hành hương
suốt đời đi tìm chân lí tình yêu và ý nghĩa đích thực của cuộc đời là niềm hãnh diện
lớn lao của nhân dân Ấn Độ và toàn nhân loại.
NGHỆ THUẬT
Cũng như văn học các loại hình nghệ thuật Ấn
Độ thấm đượm chất tâm linh tôn giáo của Hindu giáo,
Phật giáo và Hồi giáo, đạo Hindu cũng có nhiều tượng
thần linh như Visnu ở tư thế nằm trên rắn thần Anata
giữa mặt biển mênh mông hoặc cưỡi chim thần Garuda
Ngoài các tượng thần, Phật, điêu khắc Ấn Độ
còn nổi tiếng ở các bức phù điêu chạm nổi và tượng
tròn, đây là bức phù điêu lớn nhất thế giới chạm khắc
vào vách núi dài 27m cao 7m miêu tả nữ thần sông
Hằng từ trên trời xuống đem nguồn sống cho hạ giới;
(Trong hình là tượng thần Shiva đang nhảy múa)
Từ thế kỉ XIII trở đi dưới thời các vương triều
Delhi và đế quốc Mogoi. Loại hình kiến trúc Hồi giáo
điển hình ở Ấn Độ là các giáo đường với những đường
cong đồ sộ, những tháp Minarel cao vút và lối trang trí kí hoà nghiêm lạnh những lăng

78
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

mộ vua chúa thế kỉ thứ III ở Deihi đã xây dựng ngọn tháp nổi tiếng cao 73m gồm 5
tầng, áp xa thạch đỏ bên trong có một cầu thang 376 bậc dẫn lên đỉnh ngọn cách tháp
không xa còn có cốt sắt Minarel cao 7m.
Nổi bật nhất ở các công trình kiến trúc Hồi giáo Ấn Độ là toà lâu đài lăng mộ
TajMahai được xây dựng ở thế kỉ XII. Nếu nghệ thuật Ân Độ trải qua các thời kì Phật
giáo Hindu và Hồi giáo đã để lại nhiều di tích thắng cảnh cổ kính tạo nên ấn tượng
choáng ngợp trước một thế giới thần linh trong đó con người hoà tan vào cái siêu
nhiên.
KHOA HỌC –KĨ THUẬT
Từ thời cổ đại xa xưa Ấn Độ đã có truyền thống là quê hương của một số phát
minh về khoa học kĩ thuật đáng chú ý.
Thời Veda ngành thiên văn học Ấn Độ đã ra đời với cách tính thời gian và lịch
pháp theo đó một tháng được quy định 30 ngày một năm 12 tháng cứ 4 năm lại có một
năm nhuận. Những cuốn sách thiên văn ở thế kỉ 4 B.C đã nói đến tên của 28 chòm
sao, hiện tượng nhật nguyệt thực chuyển động của các hành tinh hình thể khối cầu của
trái đất. Nhà bác học lớn thời đó là Ariabata đã dự đoán về chuyển động của trái đất
quay quanh trục của nó.
Ấn Độ đã sớm có một nền y học cổ truyển được xây dựng trên nguyên tắc cơ
bản là sự thống nhất giữa con người và thiên nhiên. Các danh y Ấn Độ thời cổ Xakara
và Suxrula đã nói đến nhiều loại bệnh và phương pháp chữa bệnh (bằng cây thuốc, vệ
sinh thân thể, chế dộ ăn uống chữa bệnh bằng nước)
Nền khoa học kĩ thuật lâu đời của Ấn Độ đã có những quan hệ giao lưu với các
trung tâm văn hoá khác như Hilap, La Mã, Ba Tư, Trung Quốc tuy nhiên trong bầu
không khí tâm linh, khoa học kĩ thuật Ấn Độ sau đó ít tạo ra những chuyển biến lớn.
Văn hoá Ấn Độ với bề dày 5 thiên niên kỉ là một trung tâm văn minh lớn của
nhân loại ảnh hưởng của nó lan toả đến nhiều nước Đông Nam Á, Châu Á trong đó
có Việt Nam-thể hiện rõ nhất ở phần đất phía Nam với nhừng nền văn hoá Óc Eo và
Chăm Pa. Văn hoá Ấn Độ giàu chất tâm linh và tính nhân văn có thể ví như dòng sông
Hằng của đất nước Ấn Độ.
Ở Ấn Độ tuy vào thời Alexandrie - Macédoine hành quân chinh phục Tây Bắc
Ấn Độ đã có những môi liên hệ giữa Ấn Độ với nền văn hoá Hy Lạp; nhưng tới đầu
CN, mối liên hệ này không còn nữa.
Trong những thế kỷ đầu CN, các ngành sản xuất thủ công ở Ấn Độ tiếp tục
phát triển, sắt được sản xuất từ quặng vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất B.C. Một số tài
liệu, ví dụ cuốn: Ăc Khasattơra do vị Đệ nhất Thượng thư Castilia (hay Tranakia) của
vương triều Maori (321 - 296 B.C) viết có nhắc đến kỹ thuật luyện kim và hoá học.
Trong sách có nêu các kiến thức về quặng, vàng, bạc, đồng, chì, thiếc và sắt, các
phương pháp khai quặng và nấu kim loại, các nghề thủ công như nấu rượu... người Ấn
đã dùng vàng để chế tạo vũ khí và đồ trang sức, biết cách chế tạo những đồ gốm có
màu nhưng chưa tráng men…
Ở Ấn Độ cũng lưu truyền học thuyết vế biến đổi các kim loại và học thuyết coi
thuỷ ngân và lưu huỳnh là "nguồn gốc của mọi thứ kim loại".
Từ mấy chục năm đầu CN, ở Ấn Độ người ta đã biết đến nhiều hoá phẩm như
cubôrôzơ đồng và cupơrôzơ sắt, trong y học đã dùng các chế phẩm của lưu huỳnh.
Ngoài ra, người ta cũng dùng các hợp chất của asen (suniua asen), dấm, kiềm. Từ Thế
kỷ IV, người Ấn Độ đã biết đến ôxyt asen (AS2O3), biết dùng phèn chua để giữ máu.

79
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Từ năm 550, đã bắt đầu dùng kim loại xêmentit hoá và khoảng năm 600 thì biết đến
diêm tiêu.
Một bằng chứng vế trình độ cao của kỹ thuật luyện kim Ấn Đô là cột sắt ở
Delhi có khối lượng khoảng 6,5 tấn; cao 7,5 mét; đường kính đáy là 41,6 cm; đường
kính ở đỉnh là 29,5cm. Cột được chế tạo vào Thế kỳ IV làm đài kỷ niệm chiến thắng
và đến năm 1050 thì được chuyển về Delhi. Cột Delhi cấu tạo từ sắt hầu như nguyên
chất (99,72% Fe) và có chứa tạp chất cacbon, lưu huỳnh, phốt pho vì vậy có khả nãng
chống ăn mòn rất tốt, tổn tại suốt hơn một nghìn năm cho đến ngày nay.
Từ nhiều thế kỷ đầu Công nguyên, ngành giả kim thuật đã phổ biển rông rãi ở
Ấn Độ và đã xuất hiện nhiều tác giả kim thuật, trong số đó nhà giả kim thuật vĩ đại
nhất là Nagaruyna (thế kỷ VIII) đã mô tả các phương pháp cố định thuỷ ngân và các
phép biển đổi giả kim thuật điển hình khác.
TRUYỀN THỐNG TRIẾT HỌC CỦA ẤN ĐỘ
Triết học là một bộ phận không thể tách rời của truyền thống Ấn Độ nó phản
ánh sinh động một trong những đặc điểm cơ bản của truyền thống này là sự thống nhất
trong đa dạng vào thế kỉ thứ 6 B.C.
Một trong những nhân tố thống nhất và làm cho các trường phái triết học nhích
lại gần nhau là niềm tin cho rằng tri thức triết học không phải mục đích tự thân mà nó
chỉ là một phương tiện để chuyển hoá nội tâm nhằm đạt tới mức giải thoát, những hệ
triết học trừu tượng nhất cũng đêu thừa nhận mục đích chung này. Mục đích ấy coi tri
thức triết học chỉ là một trong nhiều khía cạnh của sự thông thái cao nhất, trong đó
còn có sự trong sạch về đạo đức của người hiền sĩ, sự nhạy cảm của người thi sĩ,
không thể đạt tới sự giải thoát tức là mục đích của tri thức bằng một ngoại lực, chẳng
hạn như số mệnh là do sự tu thân tích đức của mỗi con người qua các kiếp luân hồi.
Trường phái triết học Jajna thừa nhận sự tồn tại của nhiều loại thực thể trong
đó có những thực thể vô sinh và những thực thể hữu sinh. Mọi sinh vật đều có linh
hồn, kể từ những hình thức sơ đẳng nhất của sự sống đến những hình thức cao đẳng
nhất, những sinh vật hoàn thiện đã vượt qua được những thuộc tính có hạn để đạt
những tri thức tuyệt đối. Ấy là thực tại tối đa bpửi trong thế giới quan của triết học
Jajna không có chỗ cho thượng đế quan điểm đạo lí bởi vì Đức Phật cố tránh đề cập
đến nhữmg vấn đề siêu hình để tập trung các vấn đề khổ nhưng khi Đức Phật nhấn
mạnh đến tính phổ biến của luật nhân quả và tính vô thuờng của mọi sự vật và hiện
tượng.
Nhưng trong cả tư tưởng Hindi nữa ở những bài thánh ca đâu tiên trong kinh
Veda khoảng 1500 năm đến 1200 năm B.C cũng đã thể hiện khuynh hướng nhất
nguyên luận khuynh hướng sau đó thống trị toàn bộ tư tưởng Ấn Độ đằng sau mọi cái
đa dạng có một thực tại duy nhất được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Nhiều thế kỉ sau
các tập kinh lại hướng vào nội tâm và khẳng định rằng cái tính được thờ cúng vào đầu
mùa xuân.
Ở Ấn Độ, hệ thống triết học thời kỳ Thích Ca Mầu Ni (Thế kỷ VI B.C) có ghi
học thuyết về 4 nguyên tố của mọi vật thể là: đất, nước, ánh sáng (lửa), gió (không
khí). Các trường phái triết học khác nhau, trình bày các nguyên tố này như những cặp
nguyên tố đối lập nhau hoặc chuyển đổi ra nhau hoặc không liên kết với nhau. Một số
trường phái triết học ở Ấn Độ còn thừa nhận sự tổn hại của ête như một môi trường
trong đó xảy ra mọi hiện tượng thiên nhiên. Học thuyết của Thích Ca và những người
kế tục ông thừa nhận 5 nguyên tố cơ sở của mọi vật là "đất, nườc, không khí, lửa và

80
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

không gian", mọi vật tồn tại trong một không gian trống rổng, vĩnh cửu. Sự phát triển
kỹ thuật hoá học thủ công cùng với những tri thức rộng rãi về các chất và biến đổi của
chúng đã làm nảy sinh những tư tưởng duy vật thô sơ đấu tiên vể vật chất ở Ấn Độ.
Đó là quan niệm vế các nguyên tố hợp thành các chất và nguyên nhân làm biến đổi
chất này thành chất khác. Những tư tưởng này xuất hiện và còn lưu lại trong các di
sản văn học cổ nhất như trong bộ Kinh Vệ đà của Ấn Độ xuất hiện từ trước khi có
Phật giáo vào khoảng thiên niên kỷ thứ II B.C, sau này được bổ sung và chỉnh lý lại.
Những quan niệm này lúc đầu mang tính chất duy vật, nhưng sau đó bị các đạo sĩ tô
điểm xuyên tạc, biến thành các thuyết tôn giáo thần bí kìm hãm sự phát triển tư duy
của con người
DI SẢN KHOA HỌC
Từ lâu người ta lầm tưởng rằng những khuynh hướng duy tâm thậm chí thần bí
của tư tưởng Ấn Độ hẳn phải cản trở việc quan sát và nghiên cứu tự nhiên. Thể nhưng
chính môn siêu hình học quả quyết rằng chỉ có Thượng đế vô biên là thực tại tuyệt đối
có thể chấp nhận cả thực tại tuyệt đối của thếd giới vật chất theo quan điển thực tiễn
và thực nghiệm.
Người Ấn Độ xưa nay cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều có một ý nghĩa nhất
điịnh nào đó và vì thế phải được nghiên cứu kĩ lưỡng. Trong những năm gần đây sự
cống hiến của Ấn Độ vào các ngành khoa học thực chứng như cơ khí, luyện kim hoá
chất và nhất là toán học, thiên văn học và y học đã được thừa nhận rộng rãi một số
người còn một mực ca ngợi cái tri thức cổ xưa mà họ coi là đã chứa đựng phôi thai
hầu hết các phát kiến của nhà khoa học hiện đại nhưng rồi người ta dần dần có một sự
đánh giá đúng mực hơn.
Môn toán học ở Ấn Độ đã có từ thời kinh Veda tế lễ, khi mà việc xây dựng các
đài tế lễ đòi hỏi những sự tính toán chính xác. Người có tên tuổi nhất trong môn toán
học Ấn Độ là Aryabhatta, ông đã hoàn thiện hệ thập phân mà những người đi trước đề
xuất. Những nhà toán học khác là Brahmaguypta đã thấu hiểu ý nghĩa của các lượng
dương và lượng âm họ giải được nhiều phương trình phức và xác lập được các
phương pháp khai căn bậc 2 và 3. Họ đã nghiên cứu rất sâu sắc các thuộc tính của số 0
và vô cực đã chứng minh về mặt toán học rằng vô cực dẫu có bị chia nhỏ đến đâu vẫn
là vô cực điều đó đã được thừa nhận trên binh diện vô hình ngay ở thế kỉ 6 B.C trong
các tập kinh Upanixhad người Ả rập thường được coi là đã học của người Ấn Độ về
hệ thập phân dùng số 0 và truyền lại cho các nhà khảo cổ học Châu Âu. Như vậy là
Ấn Độ đã gián tiếp cung cấp nền tảng của toán học một công cụ mà thiếu nó sẽ không
thể ra đời nhiều phát minh khoa học và kĩ thuật ở phương Tây. Cả trong lĩnh vực thiên
văn học, Aryabhatta cũng lại là một thiên tài có nhiều công lao khai phá ông đã xác
định được độ dài thời gian của năm dương lịch là 365359680 ngày, một con số khác
xa với những tính toán ngày nay. Ông quả quyết rằng trái đất quay quanh trục của nó
và chuyển động xung quang mặt trời, một quan điểm mà 1000 năm sau Galilleo đã bị
nhà thờ Thiên Chúa giáo kết tội.
Nếu như thiên văn học và toán học phát triển kết hợp với nhau thì những tiến
bộ trong y học sẽ không thể diễn ra nếu không có những thành tựu trong văn học và
thực vật y, y học Ấn Độ được xây dựng trên các khái niệm Dosha và Guna. Sự cân
bằng giữa ba Dosha là điều kiện cần thiết để con người khoẻ mạnh. Các Guna cũng có
ba loại cơ bản thanh khiết, dục vọng, vô cảm. Ở con người khoẻ mạnh thì thanh khiết
phải áp đảo hai yếu tố kia. Vai trò của thầy thuốc là dùng chế độ ăn uống việc rằng

81
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

luyện thân thể và thuốc men để đạt được trạng thái đó. Thầy thuốc luôn luôn là người
có uy tín trong xã hội Ấn Độ, các Guru tức các lãnh tụ tinh thần cũng đóng vai trò
chữa bệnh cho con người, kể cả khuyến khích sự phát triển môn thú y và ở thời đó Ấn
Độ có nhiều chuyên luận về cách chữa bệnh cho ngựa, voi và các loài chim muông
khác.
TRỞ THÀNH CÁI NÔI CỦA SỐ HỌC HIỆN ĐẠI
Ấn Độ, toán học không phải bao giờ cũng gắn liền với chữ viết. Tài liệu viết
đầu tiên còn lại tới ngày nay xuất hiện vào thế kỉ 3 B.C nhưng Ấn Độ có một nền văn
minh phát triển trước đó nhiều, và một phần những hiểu biết khoa học bắt nguồn từ
đấy. Kiến thức được phổ biến bằng cách truyền miệng và lưu giữ trong trí nhớ của
nhiều thế hệ dưới các bản kinh Veda, trong đó ngẫu nhiên có những biểu hiện về
những kiến thức toán học, kinh Veda được bên soạn bằng chữ Sankrit, cũng giống
như tất cả các ngôn ngữ Ấn Âu khác.
Tên của hàng chục được hình thành từ tên của các đơn vị với ít nhiều biến đổi
kèm theo một tiếp vĩ ngữ. Trường hợp các số phức tạp thì số lớn hơn được coi như
thành phần dùng để xác định của số bé hơn.
HỆ SỐ THẬP PHÂN MỘT DI SẢN ĐÓNG GÓP VĨ ĐẠI CỦA TOÁN HỌC
ẤN ĐỘ CHO NỀN VĂN MINH NHÂN LOẠI
Trông suốt một thời gian dài ai cũng tưởng hệ số thập phân mà cả nhân loại
đang dùng là người Ảrập sáng tạo ra, thế nhưng các nhà khoa học đã khẳng định
người Ấn Độ thời cổ mới thật sự là người phát minh ra nó. Ngay người Ảrập cho đến
nay vẫn gọi toán học là khoa học của người Ấn Độ. Chỉ riêng với việc phát minh ra số
thập phân. Ấn Độ đã có công rất lớn với sự phát triển khoa học và kĩ thuật của toàn
nhân loại, thật khó có thể hình dung nổi ý nghĩa của hệ số thập phân quan trọng đến
thế nào với hàng loạt những phát minh kì diệu mà Châu Âu đã vươn tới được và cảm
thấy tự hào.
Người Ấn Độ đã biết tới và đã sử dụng số thập phân ngay từ những thế kỉ đầu
Công nguyên. Kì xưa nhất có nói tới hệ số gồm 10 chữ số trong đó số 0 là bia kì có
niên đại năm 595 tìm thấy ở Giarat trước niên đại của bia kì Giarat người Ấn Độ đã
biết tới và đã sử dụng chữ số thập phân rồi. Trong khi đó cho đến tận thời cận đại
người Châu Âu vẫn còn sử dụng bản chữ viết rất cồng kềnh và bất tiện của La Mã cổ.
Cũng như người Ai Cập và người Hilạp cổ đại người Ấn Độ ngay từ xa xưa đã
biết những hệ thống tính toán và đo đạc của toán học để đo ruộng đất và những nơi
dùng làm chỗ hiến tế cho các vị thần ngay ở thế kỉ thứ IV và thứ V. Ả rập ở thế kỉ thứ
VIII mà chúng ta biết được các nguyên tắc tính toán của số học. vào khoảng năm 774
công nguyên một học giả Ấn Độ khi qua Baghdad, đã giới thiệu một cuốn sách về
thiên văn viết bằng tiếng Phạn và dùng các nguyên tắc của số học Ấn Độ. Một hệ đếm
bằng các số viết được truyền từ Ấn Độ qua thế giới Ả rập đến phương Tây.
CHỮ VIẾT RA ĐỜI
Người ta chưa rõ trong thời kì nào và ai đã phát minh ra chữ viết trong thời Ấn
Độ, người ta chỉ biết rằng vào thế kỉ 3 B.C đã có hai kiểu chữ khác như đã sử dụng.
Số 0 và phép viết số theo vị trí. Trong phép viết số thập phân theo vị trí hàng chục,
hàng nghìn, hàng trăm không được thể hiện bằng các dấu hiệu khác nhau. Chúng được
thể hiện bằng các dấu hiệu cho hàng đơn vị nhưng được đặt vào các vị trí khác nhau.
Như vậy vị trí đã trở thành có nghĩa. Chỉ riêng vị trí cũng đã đủ để thiết lập hàng chục
hàng trăm hàng ngàn cách viết này chỉ cần 10 kí hiệu là đủ, hàng 9 con số từ 1 đến 9

82
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

và số 0 hay ít ra là khoảng trống. Không còn tư liệu chính xác về quá trình phát minh
ra cách ghi số mà ở Ấn Độ, về niên đại của phát minh cứ liệu sớm nhất về phép ghi
này là cứ liệu văn học Vasumitra một tác giả Phật học nhân vật lãnh đạo của Đại hội
đồng tôn giáo tập hợp dưới triều vua Kanishka.
NHỮNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA CỦA ẤN ĐỘ
Quốc huy ẤN ĐỘ xuất phát từ hình ảnh của cái cột hình sư tử Sarnath của
hoàng đế Asoka (cai trị đất nước từ năm 272 đến 232 trước CN). Tác phẩm điêu khắc
lúc ban đầu gồm hình 4 con sư tử trên cái cột với một con voi, một con ngựa, một con
bò và một bông hoa sen khắc ở trên bệ tượng. Một bánh xe pháp luân Dharma Chakra
cũng được khắc trên nhóm tượng bằng đá này.Quốc huy này được chính phủ Ấn Độ
công nhận vào ngày 26/01/1950. Quốc huy gồm 3 trong 4 con sư tử và bánh xe pháp
luân Dharma Chakra ở giữa bệ, một con bò và một con ngựa ở mỗi bên bệ. Bệ được
chạm câu châm ngôn nổi tiếng Satyameva Jayate bằng tiếng Devanagari. Ấn Độ ý
nghĩa của câu châm ngôn là bộc lộ rõ ý nghĩa tinh thần của người Ấn Độ “Chỉ Chân
Lý Là Chiến Thắng”.
Chim công (Pavo cristatus), con chim quốc gia của Ân Độ là biểu tượng cho sự
duyên dáng, lòng kiêu hãnh và cái đẹp, chúng đem lại niềm vui cho tất cả những ai
nhìn thấy chúng. Chim công được dùng trong huyền thoại và các câu chuyện dân gian
của Ấn Độ, con chim này có kich thước như con thiên nga, cổ dài và một cái đuôi xòe
ra hình quạt. Con đực có màu sáng với phía trước màu xanh da trời nhạt và những cái
lông màu đồng pha lẫn xanh lá cây. Công cái nhỏ hơn có màu nâu. Có thể tìm thấy
chim công ở khắp Ấn Độ, nhất là phía Nam và phía Đông sông Ấn, công được luật
bảo tồn thiên nhiên hoang dã của Ân Độ bảo vệ từ năm 1972, nó được người Ấn Độ
yêu thương trìu mến.
Hổ Pathera là con thú quốc gia Ân Độ. Người Ấn Độ kính trọng sức mạnh và
sự duyên dáng cũng như quyền nắng không thể nào tưởng tượng được của nó. Con hổ
Ấn Độ cũng còn được gọi là con hổ Hoàng gia Bengal. Người Ấn Độ nhân thức rõ
mối đe dọa của việc săn trộm đối với sinh vật kỳ diệu này, trước đây người ta thường
giết hổ để lấy da con người Ấn Độ đã tiến hành những chiến dịch để bảo vệ chúng.
Hoa sen là loại hoa chính thức của Ấn Độ, nó đại diện cho sự trường thọ, danh
dự và may mắn, hoa sen cũng là biểu tượng của chiến thắng tại vì nó mọc trong bùn
và vẫn có thể nảy mầm sau hàng nghìn năm, dù mọc trong bùn nhưng hoa sen vẫn giữ
được sự thuần khiết và nở ra những bông hoa đẹp đẽ, vì vậy sen cò là biểu tượng của
sự thuần khiết trí tuệ và tâm hồn. Hoa Sen còn có tầm quan trọng với những người
theo Hin Đu giáo vì nó là biểu tượng của Chúa Trời và thường được dùng trong các
nghi lễ tôn giáo.
Xoài là loại quả của quốc gia Ấn Độ từ thuở xa xưa không ai nhớ nữa. Có trên
100 loại xoài khác nhau trên Ấn Độ, chúng rất đa dạng về kích cỡ màu sắc và hình
dạng. Là loại quả thông dụng nhất của quốc gia nhiệt đới, xoài rất được người dân Ấn
Độ yêu thích vì vị thơm ngọt và màu sắc rực rỡ của nó. Người Ấn Độ thường ăn xoài
chín hay muối xoài, dưa chua đây là món ăn rất giàu vitamin A, C, D.
Cây Đa là cây quốc gia của Ấn Độ, kích thước và tán lá của cây đa rât quý tại
Ấn Độ vì đây là nơi nghỉ ngơi, thư giãn tránh nắng, tụ tập hội họp của người địa
phương. Ấn Độ vinh danh cây đa rất lâu đời, hình ảnh của nó nổi bật trong rất nhiều
câu chuyện của đât nước này từ thời xa xưa.
2.5. Nền văn minh Trung Hoa

83
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Trung Hoa/Trung Quốc, mà tên gọi đấy đủ là nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ở
về phía Đông Châu Á, tiếp giáp với Tríều Tiên, Mông Cổ, Nga, Kazacstan,
Kìếcghigia. Ấn Độ, Nêpan, Xichkim, Butan, Mianmar, Lào và Việt Nam; phía Đông
và Đông Nam là biển. Diện tích 9.600.000km2, dân số khoảng 1.5tỷ, bao gốm 56 dân
tộc; trong đó các dân tộc Hán, Mông, Hồi, Tạng chiếm đa số.
Trung Quốc có nhiều núi cao như Thiên Sơn, Tân Lĩnh, Thái Hàng, Côn Lôn... Nhiếu
sông dài như Hoàng Hà, Trường Giang (Dương Tử), Sông Hoài, Sông Hán, Sông
Vị..., nhìếu hồ rộng như Hồ Động Đình, hố nước Mãn Thanh Hải, nhiều bình nguyên
mênh mông như Đồng bằng Hoa Bắc, Đồng bằng Hoa Nam. Lịch sử Trung Quốc đã
trải qua nhiều thiên niên kỷ và đã có những giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đạt được
nhiểu thành tựu rực rỡ về mọi mặt.
Cách đây khoảng 50 vạn năm, ở vùng Chu Khẩu Điếm (phía Tây Nam Thành phố Bắc
Kinh - Thủ đô nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đã có con người sinh sống, được
gọi là người vượn Trung Quốc (Sinanthropus) hoặc người vượn Bắc Kinh. Đó là
những “bầy người nguyên thuỷ dùng cành cây, gậy gộc và công cụ đố đá thô sơ để hái
lượm trái cây, rễ cây; săn bắt dã thú kiếm ãn, trú ẩn trong hang động và đã biết dùng
lửa. Trải qua hàng chục vạn năm, con người sinh sống ở vùng này đă mở rộng địa bàn
hoạt động và đã đạt được những bước phát triển khá quan trọng.
KHOA HỌC CỦA TRUNG QUỐC
Có lẽ tới hơn một nửa số phát minh và phát kiến quan trọng được lấy làm nền
tảng cho sự phát triển thế giời ngày nay có xuất xứ từ Trung Quốc. Không có sự du
nhập từ Trung Quốc các phát kiến về hàng hải như bánh lái, la bàn và buồm nhiều lớp
thì những công cuộc thám hiểm vĩ đại của Châu Âu có lẽ đã chẳng bao giờ được tiến
hành. Christophe Colomb có lẽ đã không đặt chân tới Châu Mỹ và người Châu Âu đã
chẳng bao giờ lập ra các đế quốc thuộc địa. Không có sự du nhập từ Trung Quốc chiếc
bàn đạp đi ngựa thì các kỵ sĩ thời xưa trong những bộ áo giáp lấp lánh có lẽ đã chẳng
có thể ngồi vững trên mình ngựa để phi tới cứu nguy cho các tiểu thư trong cơn hoạn
nạn và đã chẳng có thời đại hiệp sĩ. Và không có sự du nhập từ Trung Quốc súng thần
công và thuốc súng thì những kỵ sĩ ấy đã chẳng bị ngã ngựa vì những viên đạn xuyên
thủng áo giáp và do đó đã chấm dứt thời đại hiệp sĩ. Không có sự du nhập từ Trung
Quốc về giấy và nghề in thì Châu Âu có lẽ còn tiếp tục lâu dài hơn nữa việc phiên bản
sách bằng cách chép tay, bởi vì Johann Gutenberg không phải là người đầu tiên đã
phát mình ra con chữ rời. Con chữ rời đã được phát minh tại Trung Quốc. Đây là một
dạng chữ cổ của trung Quốc:

William Harvey không phải là người đã tìm ra sự tuần hoàn của máu trong cơ
thể. Sự tuần hoàn của máu đó đã được tìm ra tại Trung Quốc. Issac Newton không
phải là người đầu tiên tìm ra Định luật thứ nhất về sự chuyển động. Định luật ấy đã
được tìm ra tại Trung Quốc.

84
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Ở Trung Quốc, một vương quốc lớn và đông dân vào bậc nhất của thế giới cổ
đại, với cuộc sống cực kỳ xa xỉ ở cung đình, cũng đã có nhiều thành tựu lớn trong việc
phát triển các nghề thủ công hoá học vào những thế kỷ đầu CN ngoài sự phát triển kỹ
thuật chế biến quặng và nấu kim loại, hoàn thiện kỹ thuật nhuộm, Trung Quốc còn có
nhiều sáng chế kỹ thuật quan trọng khác
+ Trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật về toán học, sách Cửu chương toán thuật
đời Hán đã ghi lại các phép đo đạc, tính diện tích ruộng đất theo nhiều hình dạng mạt
bằng khác nhau; cách tính khối lượng đất đá đào đắp, cách giải phương trình bậc nhất
có nhiều ẩn số... Tổ Xung Chi người thời Nam Bẳc Triều đã tính được số Pi với bảy
con số lẻ (3,1415926 hoặc 3,1415927).
Về thiên văn học, địa lý học nối tiếp những thành tựu đã có từ thời kỳ trước
Tần, Trương Hành thời Đông Hán đã chế ra một mô hình thiên thể gọi là “hỗn thiên
nghi" và một dụng cụ theo dõi động đất gọi lả “địa động nghi”, có thể dò biết chính
xác phương hướng những trận động đất ở xa. Nông lịch gồm 24 Tiết cũng đã được cải
tiến nhiều lần, tăng thêm phần chính xác, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp. Hình
ảnh sau đây là Thiên Đàn- một di sản văn minh nổi tiếng của Trung Hoa.

Về dược học, Hoa Đà‘" đời Hán đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh, bảo vệ
sức khoẻ bằng cách tăng cường rèn luyện thân thể qua một bài tập thể dục mẫu gọi là
"Ngũ cầm hỹ' trong đó có những động tác mô phỏng hoạt động của năm loài vật: hổ,
hươu, gấu, vượn, chim. Bàn tháo cương mục của Lỷ Thời Trân đời Minh là một tác
phẩm dược học nổi tiếng, đổng thời cũng là mộl tác phẩm thực vật học rất có giá trị
trong đó tác giả đã giới thiệu tường tận, phân loại, đạt tên, nêu rõ tính chất, công cụ
kèm theo hình vẽ 1932 cày thuốc, vị thuốc.
Tứ đại phàt minh- Bốn phát minh lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học
kỹ thuật đã sớm được đánh giá cao trên toàn thế giới, đó là: giấy, kỹ thuật in chữ rời,
la bàn, thuốc súng cũng được hoàn thiện trong giai đoạn lịch sử này.
Trước hết là kỹ thuật làm giấy. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, người ta dùng que
vót nhọn, chấm sơn viết chữ trên những tấm thẻ tre hoặc viết trên lựa. Thời Tây Hán,
đã thấy xuất hiện loại giấy thô sơ bằng vò kén tằm. Vào năm 12 B.C, trong biên niên
sử của Trung Quốc đã có nói đến giấy. Năm 105 một vị đại thần là Thái Luân sáng tạo

85
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

ra cách chế giấy từ vỏ cây, giẻ rách... phương pháp này về sau được truyền bá sang
nhiều nước Châu Á (Triều Tiên năm 600, Nhật Bản năm 610), đến năm 751 thì nghề
sản xuất giấy ở Trung Quốc đã phát triển tới quy mô công nghiệp. Kỹ thuật làm giấy
của Trung Quốc ngày càng đươc cải tiến, đến Thế kỷ VIII thì truyền sang Ả Rập, và
từ đó truyền sang Châu Âu.
Người Trung Quốc đã biết đến
kỹ thuật in từ thời Tuỳ, Đường, nhưng
lúc đó in bằng ván khắc và nghề khắc
ván in Kinh Phật đẵ phát triển ỏ đương
thời. Đến giữa Thế kỷ XI, đời Bắc
Tống, một người tên là Tất Thắng đã
phát minh ra cách làm chữ rời bằng
đất nung, sau đó xếp thành từng trang,
rồi đem in. In xong một trang, tháo chữ ra, lại có thể dùng những chữ đó xếp in trang
khác, tiện lợi hơn khắc cả một trang chữ vào ván gỗ rồi đem in nhiều bản. Nhưng con
chữ bằng đất nung khó tô mực, in không sắc nét. Về sau chữ đất nung được thay bằng
chữ gỗ, rồi cuối cùng được đúc bằng đồng. Kỹ thuật in bằng chữ rời đã làm cho việc
nhân bản sách, phổ biến văn hoá phát triển mạnh mẽ. Sau đấy, kỹ thuật in của Trung
Quốc đã truyền sang một số nước ở Đông Nam Châu Á và Châu Âu.
Việc phái minh ra kim chỉ nam (làm la bàn) cũng đã có lịch sử lâu đời. Ngay từ
Thế kỷ III B.C. người Trung Quốc đã biết được từ tính của đá nam châm; khoảng thế
kỷ I B.C thí phát hiện được khả năng định hướng của nó. Nhưng mãi đến thế kỳ XI,
người Trung Quốc mới tìm được cách làm cho sắt nhiễm từ tính, rồi dùng sắt đó chể
thành kim chỉ hướng trong la bàn. Nhờ có la bàn, nghế hàng hải của Trung Quốc dưới
thời Tống, Minh đã có những bước phát triển mới; nhiều tàu loại lớn đã thực hiện
những cuộc hành trình đến tận bờ biển Đông Phi và xa hơn nữa, trong số đó nổi bật
nhất là những chuyến đi viễn dương của Trịnh Hòa thời Minh.
Thuổc cháy được phát hiện một cách ngẫu nhiên qua thuật luyện đan của các
đạo sĩ. Nguyên liệu mà các nhà luyện kim đan thường dung là lưu huỳnh, diêm tiêu,
thuỳ ngân, than gỗ...; trong quá trình nung đốt để luyện kim đan thường xảy ra những
vụ cháy nổ. Và từ đó, thuốc cháy gây nổ được phát minh và được dùng làm pháo; sau
đó là làm thuốc súng, được ứng dụng trong chiến trận từ đời Đường, Tống, nhưng
không được quan tâm, cải tiến để đạt tới những hiệu nắng cao hơn.
Trung Quổc cũng là nơi đầu tiên sáng chế ra thuốc nổ. Vào các Thế kỷ đầu CN,
người Trung Quốc đã biết cách chế thuốc nổ gồm có diêm tiêu và lưu huỳnh (lưu
huỳnh vốn vẫn được dùng trong y học đã từ lâu). Muộn nhất là đến Thế kỷ VI ở Trung
Quốc đã có các công xưỏng sản xuất các loại “chất cháy"dùng trong các cuộc hội hè ở
cung đinh. Nãm 682, nhà giả kim thuật Tôn Tư Mac đã mô tả một trong những mẫu
thuốc súng đầu tiên làm từ lưu huỳnh, diêm tiêu và bột gỗ. Vào năm 808, một nhà giả
kim thuật khác là Xin Xui Sư nói về thuốc súng chế từ lưu huỳnh, diêm tiêu vá than
gỗ. Vào thời kỳ này, thuổc súng đã được dùng làm chất nổ trong quân sự. Đến Thế kỷ
XII, ở Trung Quốc phổ biến thứ hoả khí chế tạo bằng ống tre cỏ nhồi thuốc súng và
đạn viên. Bí mật về thuốc súng từ Trung Quốc nhanh chóng truyền sang cho người Ả
Rập, rồi qua họ sang Bizăngtin và là cơ sở để chế tạo ra loại “chất cháy"gọi là "lửa
Hy Lạp". Thuốc súng được truyền sang Ả Rập rồi mãi đến Thế kỷ XIII, mới xuất hiện

86
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

ở Châu Âu. Ở đây, nó được nghiên cứu điều chế thành một thứ nhiên liệu có nhiều
tính năng ưu việt, phục vụ đắc lực cho việc chế tạo hoả khí dùng trong chiến tranh.
K.Marx đã từng nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc phát minh và ứng
dụng các kỹ thuật chế thuốc súng, làm kim chỉ nam và ngành in ấn đối với sự ra đời
của xã hội tư bản. Nhưng, ở Trung Quốc, những phát minh này đã không được tận
dụng đúng hướng. Lỗ Tấn - nhà văn hoả lớn của Trung Quốc đã phê phán một cách
chính xác hiện tượng không bình thường này, đại ý như sau: Người nước ngoài sử
dụng kỹ thuật ìn ấn để phục hưng phát triển văn hoá, khoa học còn người Trung Quốc
thì dùng giấy và kỹ thuật này để sản xuất hàng loạt kinh sách; ngưòi nước ngoài dùng
thuốc súng làm đạn dược để chống lại kẻ thù, còn người Trung Quốc chủ yếu lại dùng
nó làm pháo để cúng lễ Thần linh; người nước ngoài dùng kim chỉ nam để phát triển
ngành hàng hải, còn người Trung Quốc thì chủ yếu lại dùng nó vào việc xem đất cát,
mồ mả theo thuật Phong thuỷ.
+ Trong lĩnh vực sản xuất, vể mặt nông nghiệp, nhờ công cụ được cải tiến và
đa dạng hóa (nông cụ gang các loại), xe đạp nước, phân bón, giống lúa mới (nhiều
giống lúa vớí những phẩm chất ưu trội được đưa từ Đại Việt sang) nên năng suất ngáy
môt cao; nhiều loại cây mới được trồng như bông, thuốc lá, cây ăn quả... đã phát triển
thuận lợi nên nông sản phẩm ngày càng phong phú.

Thủ công nghiệp, với những nghề truyến thống được duy trì, cải tiến nên sản
phẩm làm ra không riêng chỉ được trong nước ưa chuộng mà còn nổi tiếng ở thi
trường ngoài nước như: đồ sắt của miền Tây Nam và Đông Nam, gấm đất Thục; tơ lụa
in hoa, vải hoa, thêu kim tuyến, ngân tuyến, đồ sứ men trắng trang trí hoạ tiết nhiều
màu đời Thanh... Nghề đúc đổng, làm đồ gỗ sơn phủ bóng, đóng thuyền (đặc biệt là
lâu thuyền rất lớn, có nhiều tầng), xây dựng các công trình kiến trúc lớn (đến chùa,
miêu mạo, lâu đài cung điện, thành quách, cầu cống...) đều đạt được những bước phát
triển quan trọng cả về hai mặt kỹ thuật và mỹ thuật. Ngành sản xuất đồ gốm ở Trung
Quốc sớm đạt tới trình độ cao. Thời Hán (206 B.C) đã có nhiểu cải tiến nhằm hoàn
thiện việc sản xuất bát đĩa từ đất nung, có thể những đổ sứ đầu tiên đã xuất hiện ngay
tư thời kỳ này, tuy hay còn thô vì lò nung chưa hoàn thiện. Đến Thế kỷ VII, người ta
đã biết cách xây dựng những lò nung đặc biệt và bắt đầu sản xuất đồ sứ hàng loạt theo
quy mô công nghiệp, và đồ sứ Trung Quốc chẳng bao lâu đã nổi tiếng khắp Thế giới.

87
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Bí mật về sản xuất đồ sứ được người Trung Quốc giữ rất kín, mãi đến Thế kỷ XVII
người Châu Âu mới biết được.
Tương ứmg với những bước phát triển nói trên là hoạt động ngày càng gia tăng
của thương nghiệp. Trên cơ sở này, nhiểu thành thị lớn đã xuất hiện, trước hết là ở
những nơi đóng đô của các triều đại với các công trình kiến trúc cực kỳ nguy nga đổ
sộ như Trường Lạc, Lạc Dương thời Tuỳ, Đường; Khai Phong (Biện Kinh), Hàng
Châu (Lâm An) thời Tống, Bắc Kinh, Nam Kinh thời Nguyên, Minh, Thanh. Ngoài
ra, còn có một sổ đô thị lớn nữa, phần lớn ở phía Nam Sông Trường Giang và vùng
duyên hải, nơi đấu mối giao thương trong và ngoài nước như Tô Châu. Ninh Châu
(Ninh Ba), Tuyến Châu, Quảng Châu...
Nền giả kim thuật Trung Quốc phát triển mạnh từ các Thế kỷ đầu CN, gắn liền
với ma thuật và chiêm tinh; với cách diển tả thần bí dưới dạng mật mã, các câu thần
chú và những ký hiệu bi ẩn giống như nền giả kim thuật Châu Âu sau này. Trong triều
đình của các Hoàng đế Trung Quốc có cả nhà giả kim thuật cũng đồng thời là đạo sĩ
và nhà chiêm tinh. Một trong những nhiệm vụ của họ là chế thuốc “trường sinh bất
từ’ dâng lên cho Hoàng đế. Thành phần của các thứ thuốc này thường có chứa muối
thuỷ ngân rất độc làm cho nhiều vị Hoàng đế nhẹ dạ và các vị đại thần tham sống bị
bỏ mạng. Vì vậy thường thường các nhà giả kim thuật bắt buộc phải uống thử thuốc
"trường sinh" trước khi dâng lên nhà vua.
Ở Trung Quốc, giả kim thuật phồn thịnh từ Thế kỷ II B.C và về sau lan truyền
rất mạnh. Một nhà giả kim thuật nổi tiếng là Vây Pô An (vào khoảng năm 140) còn để
lạt một số tác phẩm. Trong một cuốn sách, ồng đã kể công thức chế tạo “ thuốc bất tử"
với những câu văn bóng gió, bí hiểm. Một đoạn văn tả lò “luyện đan” như sau: “Hình
dạng lò như Mặt trăng nằm ngửa, một con bạch hổ bị nong trong lỗ. Thêm một con
rồng xanh, Mặt trời thuỷ ngân hiện ra như viên ngọc cháy, phương Đông và phương
Tây cùng biến mất. Thế là “Hùng” và “Bi” đối kháng với nhau. Xích điểu (chim đỏ)
là hỗn của lửa, nó chia đều cả thắng lẫn bại. Kìa nước dâng lên và lửa bị dập
xuống...".Trong những đoạn văn rắc rối như vậy ta có thể thấy bóng dáng của một số
hoá chất, trong đó thường gặp nhất là thần sa (HgS). Một truyền thuyết kể rằng, sau
khi chế xong thuốc "trường sinh”, Vây Pô An đã cùng với các học trò uống thử và cho
cả con chó uống. Tất cả đều chết, nhưng rồi họ lại hồi sinh và trở thành bất tử.
Nhà giả kim thuật kiêm đạo sĩ Cát Hồng sống vào giai đoạn muộn hơn (281 -
361). Tác phẩm Pao pu xu của ông gốm 70 cuốn phần đầu nói về cách chế thuốc
trường sinh và các thứ thuốc chữa bệnh khác. Sau đó là cách thử chế vàng nhân tạo,
trong đó có đề cập đến cách nung thần sa và ngưng tụ hơi thuỷ ngân. Khi nhận xét về
những nét đặc trưng của nền giả kim thuật Trung Quốc và nền giả kim thuật Châu Âu
sau này, nhiều người cho rằng có một mối liên hệ nào đó. Nhưng cho đến nay, vẫn
chưa rõ con đường thâm nhập các tư tưởng giả kim thuật Trung Quốc sang Châu Âu
ra sao.
Chiêm thuật, thiên văn và toán học
Nếu văn tự đã đóng vai trò quan trọng ở Trung Hoa ngay từ thời soạn thảo
những kinh sách cổ điển (vô cùng trọng yếu trong việc đào tạo tầng lớp thượng lưu tri
thức thì, toán học thời bấy giờ không được coi là một tri thức cần được ghi lại thành
những văn bản riêng.
Bắt đầu bằng những lời bói toán
ghi trên mai rùa, xương thú và bằng cỏ thi;

88
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

phép chiêm thuật này đã xây dưng những dự đoán trên cách diễn giải đủ mọi loại tín
hiệu tự nhiên, nhất là những tín hiệu khí tượng và thiên văn (cầu vồng, vòng hào
quang, gió, sao băng, vị trí và sự giao hội của các vi sao, thiên thực và các vết trên mặt
trời...). Tuy nhiên, cái thế giới quan kỳ ảo này không loại trừ việc dùng đến những
phương tiện khảo sát duy lý thuần túy. Các nhà chiêm thuật đã tìm cách và phần nào
thành công đưa tất cả những gì họ quan sát được vào những sơ đồ số và số học, nhằm
lưu trữ tín hiệu đáng ghi nhớ trong quá khứ và tiên đoán một số biến cố tuần hoàn.
Một số điều tiên đoán về những hiện tượng lặp lại theo chu kỳ trên bầu trời đã bất đầu
được kiểm nghiệm bằng quan sát dẫn đến sự ra đời của niên lịch và môn thiên văn,
toán học.

Mỗi triều đại mới đánh dấu sự chính thống của mình bằng cách xác định
niên lịch mới, sao cho các kỹ thuật tính toán cho phép đánh giá những biến cố lịch sử
mà các nhà viết sử đã ghi lại vá tiên đoán sẽ xảy ra. Do đó, giai cấp cắm quyền cần có
một lớp người giỏi về các phép tính toán lịch và thiên văn. Vì vậy, dần dần đã xuất
hiện một bộ phận chuyên môn gồm các nhà niên đại học của nhà Vua, vừa làm nhiệm
vụ sử quan vừa làm nhiệm vụ nhà thiên văn học kiêm nhà tính lịch.
Vậy là để đáp ứng một nhu cấu thường xuyên của chính quyền mà hoạt động
bao trùm sân khấu toán học Trung Hoa thời xưa là nghiên cứu những phương pháp
tiên đoán các hiện tượng lớn trên bấu trời (giao hội, che lấp, thiên thực).
Tuy nhiên, do các nhà thiên văn - làm lịch ở Trung Hoa chỉ có một địa vị thấp
kém trong xã hội và kiến thức của họ được truyền từ cha sang con, cho nên người ta
có xu hướng chê bai hoạt động của họ, chỉ thấy ở đó sự trì trệ và bo bo giữ lấy truyến
thống.
Nhân tố bao trùm lịch sử thiên văn - toán học Trung Hoa là sự xung đột liên
miên giữa các trường phái đối nghịch nhau. Từ đầu Công nguyên cho đến thế kỷ XVI.
Lịch Trung Hoa đã trải qua ít nhất 50 lần cải cách. Những xung đột này tỏ ra có lợi
nhiều hơn có hại vì chúng hầu như bao giờ cũng làm cho những tính toán tiên đoán
ngày càng phù hợp với thực tế được quan sát. Tiếc thay, ngày nay chỉ còn lại rất ít tác
phẩm chuyên về thiên văn - toán học. Tất cả những gì còn lại hầu như là những
chuyên khảo do những người không chuyên viết ra và được tóm tắt dưa vào các biên
niên sử của các triều đại nối tiếp nhau.
CON ĐƯỜNG TƠ LỤA ĐỜI XƯA
Trung Quốc là một nước nuôi tằm và dệt lụa sớm nhất trên Thế giới. Hơn 3000
năm về trước, người Ân- Chu đã biết nuôi tằm và đã có những sản phẩm lụa văn hoa
rất đẹp và đồ thêu vóc dệt the gấm, đến đời Hán (thế kỷ III B.C) kỹ thuật dệt lụa
Trung Quốc lại được phát triển và nâng cao hơn. Người đời Hán thường gọi dệt gấm
và thêu vóc là một, vì vậy hai chữ “gấm vóc” về sau đã tượng trưng cho sự tươi đẹp.

89
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Tơ lụa của Trung Quốc đã làm cho người Trung Á, người Ả Rập và Châu Âu kinh
ngạc. Hàng tơ lụa gấm vóc thời xưa của Trung Quốc được mọi người yêu thích, người
ta không chỉ mặc khi còn sống mà đến khi chết vẫn còn mang theo.
“Con đường tơ lụa” bắt đầu từ Trường An (Thủ đô từ thời Tây Chu đến thời
Đường) chạy qua hành lang Hà Tây và lòng chảo Tarim của Tân Cương Trung Quốc,
qua ba nước Cộng hòa Liên Xô là Tajikistan, Udơbekixtan, Tuốcmeni, sau đó qua
Afganistan, Iran, Irắc, rồi chạy thẳng đến cửa biển Địa Trung Hải của Syrie và Liban,
dài hơn 7000 cây số. Đây là con đường thông thương dài nhất và quan trọng nhất thời
Cổ. Từ bờ biển Đông Địa Trung Hải có thể qua đường biển về phía Tây tới Ai Cập và
Bán đảo Italya. Tuy nhiên, con đường này Cũng lưu thông những hàng hóa khác như
hàng pha lê của La Mã và Syrie, len dạ của Tây Á; nhưng chủ yếu vẫn là hàng tơ lụa
Trung Quốc. Trong Thế kỷ này, qua những dấu tích tơ lụa, gấm vóc đào được ở các
lăng mộ nằm rải rác từ Cam Túc, Tân Cương đến Trung Á, Ả Rập đã khẳng định được
sự hình thành “Con đường tơ lụa" Trung Quốc thời xưa.
Đến năm 138 II. CN, Vua Hán Vũ thời Đông Hán đã cử Trương Khiên sang
các nước Tây Vực (thuộc khu vực Tân Cương Trung Quốc và miền Trung Á (ngày
nay). Trương Khiên ở tại Tây Vực 12 năm và phát hiện ra con đường buôn bán giữa
Tân Cương và các nước Trung Á qua Thông Linh của Cao nguyên Pamia. Khi trở về,
ông báo cáo tình hình và mong muốn nhá Đông Hán có chính sách tích cực hơn thu
phục các nước Tây Vực.
Năm 115 B.C, Trương Khiên lại được cử sang các nước Tây vực lần thứ hai,
lần này ông mang khá nhiều lễ vật và hơn 300 phó sứ, tướng sĩ cùng đi. Ông thuyết
phục các dân tộc thuộc vùng Tân Cương ngày nay xây dựng mối quan hệ hữu hảo với
nhà Đông Hán. Do đó con đường giao lưu từ Trường An qua Cam Túc đến vùng Tân
Cương được đảm bảo. Tuy vậy các nước ở Trung Á vẫn chưa có quan hệ thân thiết
với Trung Quốc và lại đang bị Hung Nô khống chế. Do đó năm 102 II. CN, Vua Hán
Vũ đã cử đại quân viễn chinh sang vùng Trung Á. Sau lần này, các nước Tây Vực đều
quy phục triều Hán. Từ đó, con đường thông thương từ nội địa Trung Quốc sang Tân
Cương, Trung Ả được khai thông thường xuyên. Con đường này ngoài sự đi lại của sự
thân các nước, còn có thương nhân qua lại buôn bán liên tục. Lúc bấy giờ, tơ lụa là
loại hàng nổi tiếng của Trung Quốc được nhiều nước ưa chuộng, được vận chuyển từ
Tây An lên Tân Cương, vượt qua Thông Lĩnh để bàn sang các nước Trung Á và Ả
Rập. Từ đó, con đường tơ lụa được hình thành.
Tuy vậy, con đường buôn bán này cũng luôn bị rợ Hung Nô ngăn cản và quấy
nhiễu. Hung Nô thường xuyên cướp bóc những đoàn lừa, ngựa chở hàng ngang qua
các vùng hoang mạc hay cao nguyên, gây ra bao nỗi kinh hoàng cho các thương nhân.
Đến năm 73, nhà Đông Hân lại cử Ban Siêu- nhà quân sự nổi tiếng của Trung Quốc
lúc bấy giờ (em ruột nhà sử học Ban Cổ) - làm sứ giả ngoại giao sang Tây Vực 30
năm. Trong 30 năm đó, ông đã ký kết bang giao với hơn 50 nước Tây Vực. Ông mang
theo 36 tùy tùng ở tại Tây Vực, cô lập Tây Vực và đánh bại các cuộc quấy nhiễu của
Hung Nô, duy trì con đường thông thương từ Trung Quốc sang Trung Á.
Có thể nói, những hoạt động của nhà Đông Hán lúc bấy giờ chủ yếu nhằm mục
tiêu khuếch trương thanh thế của mình đối với các nước Tây Vực, song nó lại có tác
dụng rất lớn trong việc khai thông “con đường tơ lụa". Trên con đường tơ lụa” chặng
đường hiểm trở nhất là từ Tân Cương Trung Quốc vượt qua Thông Lĩnh để sang

90
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Trung Á. Thông Linh, kề Cao nguyên Pamia, là chỏm núi cao nhất Châu Á, người ta
gọi là đỉnh nhà của Thế giới.
“Con đường tơ lụa” duy trì trong khoảng chục thế kỷ, từ khi Trương Khiên
thời Đông Hán đi sử sang các nước Tây Vực lần thứ hai (năm 115 B.C), “con đường
tơ lụa"chính thức được khai thông cho đến Thế kỷ VII, VIII thời Đường. Sau đó, “con
đường tơ lụa” xuyên lục địa bắt đầu suy thoái; được thay thế bằng đường biển qua
Nam Hải và Biển Ấn Độ đến Ba Tư, Ả Rập. Do đó các thành phố biển phía Đông
Nam Trung Quốc như Quảng Châu, Dương Châu trở thành trung tâm buôn bán thay
thế Trường An. Song "con đường tơ lụa” vẫn còn tồn tại, nó trở thành con đường giao
lưu văn hóa giữa các dân tộc Châu Á, Châu Âu. Thế kỷ XIII, nhà thám hiểm nổi tiếng
người Italy Máccô Polô đã sang Trung Quốc bằng con đường này.
Triết học Trung Quốc Triết học Trung Quốc có 2 trường phái. Trường phái
duy tâm cho thế giới vạn vật do Trời, do Thượng đế sinh ra (Khổng Tử đề cao thiên
mệnh còn Mặc Tử thì đề cao thiên chí). Trường phái duy vật cho sự giao cảm âm –
dương sinh ra trời – đất (Kinh Dịch) hoặc ngũ hành tương sinh tương khắc sinh ra vạn
vật (học thuyết ngũ hành). Nhìn tổng thể có 4 vấn đề lớn: 1) Vấn đề cơ bản của triết
học, 2) Vấn đề con người, 3) Vấn đề biện chứng, 4) Vấn đề luân lí, đạo đức.
Con người là vấn đề trung tâm, nổi bật trong lịch sử triết học Trung Quốc.
Theo triết học Trung Quốc, con người vốn có một địa vị cao quý. Tuy nhiên không
phải tất cả mọi vấn đề liên quan đến con người đều có thể đề cập được. Ngay từ lúc
đầu, triết học Trung Quốc đã khẳng định đầy đủ giá trị con người, thể hiện tinh thần
nhân văn trên hết. Do vậy, về cơ bản, triết học Trung Quốc chỉ chú ý đến các mặt đạo
đức, luân lí, hướng nội nhằm xoa dịu mâu thuẫn, ổn định xã hội. Về số phận con
người, các nhà duy tâm giải thích bằng mệnh trời. Mỗi người có một mệnh riêng, số
phận của mọi người đã được an bài (theo Khổng tử chỉ chữa được bệnh, chứ không
chữa được mệnh; theo Mặc Tử, địa vị xã hội của mỗi người đã được trời sắp đặt từ
trước). Các nhà duy vật thì chủ trương trời chính là giới tự nhiên và con người có thể
thắng được tự nhiên, tức thắng được trời (Tuân Tử). Về mẫu người mà các nhà tư
tưởng hướng tới, có thể kể đến:
Sĩ: người có trình độ uyên thâm về kiến thức và tiêu biểu về đức hạnh.
Quân tử: ngoài việc có kiến thức uyên thâm còn phải suy nghĩ và hành động
đúng mực, luôn hoàn thiện bản thân, biết mệnh trời, vừa hòa hợp với người vừa giữ
được bản lĩnh của mình…
Đại trượng phu: ở nơi rộng lớn của thiên hạ, đứng nơi chân chính của thiên hạ,
thực hiện đại đạo của thiên hạ, là người phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di,
uy vũ bất năng khuất (Giàu sang không quyến rũ, nghèo hèn không đổi chí, uy vũ
không khuất phục).
Thánh, thánh nhân: có phẩm chất, đạo đức tột đỉnh, trí năng tột đỉnh, hiểu biết
đạo trởi, tình người.
Về phép biện chứng cũng có hai trường phái, phái duy tâm chủ trương trời
không đổi, đạo cũng không đổi (Đổng Trọng Thư). Phái duy vật chủ trương trời đất
vạn vật luôn trong quá trình biến đổi theo một quy luật nhất định. Sự biến đổi ấy do 2
mặt bên trong là âm – dương chi phối. Lão Tử cũng cho rằng trong thế giới, mọi thứ
đều biến đổi. Nguyên nhân của sự biến đổi là mâu thuẫn bên trong. Và phát triển là sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt đối lập trong một sự vật (Họa là chỗ dựa của phúc,
phúc là chỗ ẩn nấp của họa).

91
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Cuối cùng là vấn đề luân lí, đạo đức. Theo Mặc Gia loạn lạc và sự suy đồi về
đạo đức là do nhà cầm quyền không chính danh, không trọng sự giáo dục bằng lễ
nghĩa, không biết thương yêu người. Lão Tử thì tìm nguyên nhân ở lối sống không
thuận theo đạo, tức không thuận theo tự nhiên, ở việc không kìm dục vọng, … Người
khuyên nên tránh xa danh vọng địa vị, công thành rồi thì nên lui về. Luân lí đạo đức
còn thể hiện ở trong tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức.
Mỗi nền triết học không phải các quan điểm đều thống nhất. Triết học Trung
Quốc vừa có cả duy vật lẫn duy tâm, và đó là quan điểm khác nhau về cùng một vấn
đề. Sự khác biệt trên cho thấy bức tranh triết học phương Đông thật đa dạng, nhiều vẻ.
Những thời kỳ lịch sử đáng nhớ:
Thời kỳ Tam hoàng Ngũ đế
Vào khoảng ba bốn ngàn năm trước đây, theo truyền thuyết, Tây và Tây Bắc Trung
Quốc ngày nay vốn là đía bàn sinh tụ của một cộng đồng người đã đạt tới trinh đô văn
minh khá cao, trên có ' Vua” dưới có ''trăm quan", “ thứ dân "cùng chung sức dựng
xây một cuộc sống thuận hoà, no ấm. Cộng đổng người này được gọi là Hoa hoặc Hạ,
hay Hoa Hạ, vì họ định cư dưới chân núi Hoa (nay thuộc địa phận Thiểm Tây) và ven
Sông Hạ (nay thuộc địa phận Hổ Bắc). Có thể coi Hoa Hạ là tổ tiên xa xưa của các
dân tộc Trung Hoa ngày nay. Tương truyền, rất nhiều phát minh quan trọng như chế
tạo xe thuyến, nuôi tằm dệt lụa, sáng tạo chữ viết... đã xuất hiện trong thời kỳ này.
Giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của người Hoa Hạ là thời Tam hoàng và Ngũ Đế. Về
Tam hoàng Ngũ đế có nhiều thuyết khác nhau, nhưng nói chung đểu cho rằng Tam
hoàng gổm Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông; và Ngũ đế gồm Hoàng đế, Đế Cao Dương,
Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn.
Phục Hy là một nhân vặt mà lai lịch nhuốm đậm màu thần thoại. Mẹ ông là một phụ
nữ xinh đẹp nổi tiếng ở đất Hoa Tư - nơi người dân sinh sống một cách thuần phác,
thuận theo tự nhiên, ít dục vọng, không ai phải lo đến cái ăn cái mặc. Một hôm, bà đi
qua vùng đầm lầy, thấy vết chân rất lớn, liền ướm thử bán chân mình vào đó; vê có
mang, sinh được Phục Hy. vết chân khổng lố đó là của Thần Sấm - một thiên thần đầu
người mình rồng. Phục Hy được Thiên đế phong làm Vua ở phương Đông, ông vẽ ra
Bát quái - tám tổ hơp các nét vạch ngắn, hoặc liến hoặc đứt đoạn, để ghi lai âm (-)
dương (+) và các hiện tượng sự việc trong trời đất. Ống dạy dân bện thừng, đan lát,
làm đồ gốm, làm lưới bẫy... Quan trọng hơn cả, Phục Hy dã dạy dân cách dùng lửa để
nấu chín thức ăn: ông còn chế ra được một nhạc cụ gọi là đàn sẳt gốm 50 dây, tạo
thành nhiều khúc nhạc du dương.
Nữ Oa là em Phục Hy, có thuyết lại nói là vợ Phục Hy. Có lẽ lúc đó chế độ hôn phối
chưa được quy định một cách chật chẽ nên mới có sự lẫn lộn như vậy. Có điều, truyến
thuyết coi họ là Thuỷ tổ của bàn dân thiên hạ. Trên một bức phù điêu thời Hán, hình
tượng Phục Hy và Nữ Oa được chạm thành một mảng, từ lưng trở lên là hình người,
áo mũ chỉnh tề; từ lưng trở xuống là rồng rắn, đuôi quấn chặt lấy nhau. Tay Phục Hy
cắm biểu tượng Măt trời (Dương), tay Nữ Oa cắm biểu tượng Mặt trăng (Âm). Song,
dân trong thiên hạ không phải con của Phục Hy và Nữ Oa, mà là do một mình Nữ Oa
tạo ra bằng cách lấy đất sét vàng nặn thành hình người rồi thổi sinh khi, lình hồn vào
đó. Để dân sinh sôi nảy nở, Nữ Oa đặt ra lệ hôn phối giữa trai gái cũng vì thế mà Nữ
Oa được tôn làm Thần Hôn nhân, vể sau, vào mùa Xuân, cứ tháng Hai, dân mở hội tế
Thần Hôn nhân, trai gái tự do vui đùa với nhau và kết hợp lứa đôi. Còn Thần Nông thi
chính là Thần Mặt trời, được Thiên đế phong làm Vua ở phía Nam, tức là Viêm Đế

92
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

(ông Vua xứ nóng). Có lẽ Thần Nông là một nhân vật thần thoại của dân cư Đông
Nam Á tiền sử đã được người Trung Hoa cổ đại vốn là cư dân phương Bắc đưa vào hệ
thống càc nhân vật thần thoại của mình. Ngay tên gọi củạ Thần - Thần Nông - cũng
mang đăc trưng ngôn ngữ phương Nam. Thần Nông nổi tiếng nhân từ, khoan dung có
công lao rất lớn đối với nhân dân, ông dạy dân cày cấy, trổng ngũ cốc, mở chợ, lập
làng; dạy dân nhìn bóng nắng mà định giờ giấc. Chính ông đã tìm kiếm được nhiều
loại cây cỏ có ích, chế ra thuốc để chữa bệnh cho dân.
Ngũ đế. Mở đầu Ngũ đế là Hoàng đế. Sách cổ Trung Quốc đã quy cho Hoàng đế rất
nhiều công trạng lớn lao như: chế tạo xe thuyền, nhà cửa, áo mũ, vũ khí, nhạc khí; sai
Thương Hiệt đặt ra chữ viết; sai Kỳ Bá đặt ra nhiều đơn thuốc chữa bệnh rất công
hiệu... Đế Cao Dương và Đế Cốc đểu íà những nhân vật nửa thần nửa người, có nhiều
tài năng phép lạ. Đế Nghiêu là con Đế Cốc được phong làm Vua ở đất Đường cho nên
sử cũ gọi là Đường Nghiêu. Nghiêu là vị vua hiền nổi tiếng, hết lòng vi dân vì nước,
sống rất mực giản dị: ở nhà tranh, mãc vải thô, ăn cơm hẩm... ông ở ngôi được gần
trăm năm, về già không truyền ngôi cho con mà lại nhường ngôi cho Thuấn, một
người hiền tài nổi tiếng hiếu hạnh, làm phụ tá cho ông đã từ lâu. Tương truyến, thời
Vua Nghiêu trị vì có nạn lụt rất lớn, lúa ngô chết rụi, dân tình khốn khổ. Một nhân vật
tên là Cổn vốn là cháu của Hoàng đế, được cú thần và rùa thần mách cho biết Thiên
đế có loại đất “tức nhưỡng" ngăn được nước lụt bèn tìm cách lấy trộm “ tức nhưỡng”
trên trời đem về hạ giới để trị thuỷ. Việc sắp thành thì Thiên đế biết, liền giết Cổn.
Nạn lụt lại tiếp tục hoành hành. Cổn chết lâu mà thi thể vẫn không rữa nát, bụng cứ to
dần. Thiên đế sợ, sai thiên Thần dùng bảo đao mổ bụng, một con rồng từ trong bụng
Cổn bay vụt ra, hoá thành Vũ. Vũ được giao việc trị nước lụt, thay cha. Vũ vừa đắp đê
ngăn nước, vừa khai thông sông ngòi cho nước có đường thoát ra biển; không ngại
gian lao khó nhọc, cùng mọi người bắt tay vào đào đắp mười ba năm trời ròng rã, cuối
cùng trị được nạn lụt, dân lại được an cư lạc nghiệp. Vũ được cử làm người phụ tá cho
Thuấn, cùng trông coi việc nước. Tương truyền, vì bận việc trị thuỷ cho nên đã ba
mươi tuổi mà Vũ vẫn chưa lấy vợ. Khi qua đất Đồ Sơn, gặp người đẹp là Nữ Kiều, Vũ
đem lòng yêu mến, nhưng chưa kịp làm lễ cưới thì phải đi về phương Nam để tiếp tục
công vìêc. Lúc quay về, Vũ cưới Nữ Kiều, được 4 ngày lại phải ra đi. Từ đó, Vũ phải
nhiều lần xa nhà. Do công việc còn đang bề bộn, có lần Vũ qua nhà đành đi thẳng
không rẽ vào. Một lấn, phải khai thông đường dẫn qua núi, Vũ đã biến thành một con
gấu để đào cho khoẻ. Trước đó, ông có dặn vợ, khi nào nghe tiếng trống nổi thì mang
cơm ra cho ông. Đất đá do Vũ đào sụt lở ầm ầm như tiếng trống thúc. Nữ Kiều vội
đem cơm tới, thấy chống hoá thành gấu, đang hì hục đào xới, bà ta xấu hổ bỏ đi đến
chân núi thì biến thành đá. Vũ đuổi theo tới nơi, nói “Trả con ta đây!’’. Hòn đá liền
rạn nứt, một đứa bé từ trong chui ra, lớn nhanh như thổi. Đó là Khải, một nhân vật có
nhiếu phép thần thông, chế ngự được rồng, sai khiến được hổ.
Thuấn qua đời, Vũ lên ngôi đế, chọn Ích là người hiền tài, có công trị thuỷ làm phụ tá.
Vũ chết, ngôi đế đáng lẽ phải trao cho Ích, nhưng Khải đã dùng vũ lực để đoạt lấy, tự
xưng là đế, lập ra nhà Hạ. Ngôi đế từ đó trở thành cha truyền con nối. Nhà Hạ mở đầu
cho một giai đoạn lịch sử mà sử cũ gọi là thời Tam đại (ba triều đại: Hạ, Thương,
Chu).
Thời Tam đại: về thực chất, thời Tam hoàng Ngũ đế trong truyền thuyết đươc giới
thiệu một cách khái quát như trên thuộc về tiền kỳ và hậu kỳ của một chế độ công xã

93
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

nguyên thuỳ. Với thời Tam đại, Trung Quốc đã chuyển dần qua chế độ chiểm hữu nô
lệ và phong kiến sơ kỳ.
Theo sử cũ, mỗi triều đại trong Tam đại đểu được sáng lập bởi một đấng minh quân
tài đức hơn người, nhưng rút cục cả ba tríểu đại đểu tan rã bởi những hôn quân bạo
chúa, đam mê tửu sắc, hoang dâm tàn bạo. Ngoài ra, sự suy tàn và đi tới diệt vong của
cả ba tríều đại đều gắn với vai trò thúc đẩy của những nhân vật phụ nữ. Nhà Hạ thì có
bạo Chúa Kiệt và nàng Muội Hỷ; nhà Thương thì có Trụ vương và nàng Đát Kỷ; Nhà
Chu thì có Lệ Vương, Trụ Vương và nàng Bao Tự. Đó chẳng qua chỉ là cái nhìn lệch
lạc của những người đàn bà tài sắc nhưng bất hạnh.
Nhà Hạ (khoảng Thế kỷ XXI đến Thế kỷ xvt B.C) là giai đoạn khởi đầu tạo cơ sở cho
sự xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ ỏ Trung Quốc cổ đại.
Nhà Thương (khoảng Thế kỷ XVI đến khoảng 1066 B.C), đặc biệt là ở giai đoạn Ân -
Thương (thế kỷ XIV B.C), chế độ chiếm hữu nô lệ ỏ Trung Quốc cổ đại đã được xác
lập vững chắc. Từ khi nhà Thương định đô ở đất Ân, xã hội Trung Quốc đã đạt được
những bước phát triển khá quan trọng. Những cuộc khai quật khảo cổ học tại di chỉ
Kinh đô nhà Thương ở vùng Ân Khư (nay là Thành phô' An Dương, Tỉnh Hà Nam -
Trung Quổc) đã cung cấp khá nhiều di vật quý báu, giúp cho việc nghiên cứu lịch sử
Trung Quốc dưới triều đại Thương có được những bằng chứng phong phú đáng tin
cậy. Trên một phạm ví rộng khoảng trên 20km2, các nhà khảo cổ đã tim thấy nển
móng của nhiếu toà nhà lớn, quy tụ thành những cụm kiến trúc. Có lẽ đó là khu cung
điện. Ngoài ra, còn có di tích các nhà xưởng thủ công nghiệp, khu lãng mộ hoàng gia
v.v... Các nhà khảo cổ đã tim được ngôi mộ lớn còn khá nguyên vẹn của vợ Vua Vũ
Đinh, cháu Vua Bàn Canh; trong mộ có tới trên 1400 đồ tuỳ táng bằng đổng, ngọc,
ngà được chế tạo, điêu khắc rất tinh xảo. Kỹ thuật đúc đồng thời Thương khá phát
triển. Thời kỳ này đã đúc được những cái đinh nặng tới 700, 800 kg. Đồng còn được
dùng để rèn đúc binh khí, đồ trang sức và nhiều vật dụng khác. Bạch ngọc đời Thương
được dùng để chế tạo các tế khí (vật dùng để tế lễ), đồ trang sức, tượng... Nhiều pho
tượng bằng bạch ngọc tạo hình nam nữ vối những tư thế rất sinh động, với đủ bộ áo
mũ, đố trang sức... giúp chúng ta có thể nhìn sâu vào quà khứ để tlm hiểu phần nào
phong tục, tập quán... của người Trung Quốc thời đó.
Dưới thời nhà Thương, nghể trông trọt và chăn nuôi cũng khá phát triển. Cây lương
thực chủ yếu của thời đó là các loại lúa mạch và cao lương. Đàn súc vật chăn nuôi
chắc đã khá lớn, vì vậy mỗi lần tế lễ, Vua nhà Thương mới có thể dùng tới bốn, năm
trăm, thậm chí có lẩn dùng tới trên một ngàn con gia súc để hiến tế thần linh.
Sản xuất mọi mặt phát triển cho nên tiền tệ - vật làm trung gian cho việc trao đổi sản
phẩm, chắc cũng đã đóng vai trò quan trọng. Tiền tệ thời đó là vỏ sò khai thác ở biển
và mai rùa. Trong một mộ táng đời Thương, đã tìm thấy 3 cái vỏ sò đúc bằng đổng, có
lẽ đó íà những đổng tiền đầu tiên cửa Trung Quốc được chế tạo bằng kim loại.
Một trong những loại di vật có giá trị lớn nhất của đời Thương là "giáp cốt văn"-
những mảnh yểm rùa xương thú có khắc vạch chữ tượng hình, được phát hiện một
cách tinh cờ vào năm 1899 ở Ân Khư. Hiện đã tìm đươc trên 10 vạn phiến yếm rùa,
xương thú có khắc vãn tự và đã thõng kê được gần 5000 mặt chữ. Nội dung chủ yếu
của “giáp cối văn” là những lời khấn nguyện, bói toán và sự ứng nghiệm; nhưng qua
đó cũng thấy rất nhiều điều ghi chép xác thực vế các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế xã
hội của Trung Quốc cổ đại.

94
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Qua “giáp cốt văn” là những điều phát hiện được ở các di chỉ khảo cổ học, có thể biết
được rằng, xã hội thời Ấn Thương chủ yếu bao gồm quý tộc chủ nô, nông dân và nô
lệ. Quý tộc chủ nô sống rất xa hoa, mang năng đấu óc mê tín, mọi việc từ nhỏ đến lớn
đều tin vào bói toán, cấu cúng gọi là Vu. Họ tự nhận thấy vai trò giao tiếp với Thiên
đế, thần linh; vì thế, họ nhân danh Thiên đế, thần linh phán truyền, ngay cả Vua cũng
phải nghe theo. Bọn thầy bói đồng cốt này hình thành một tầng lớp rất có thế lực. Quý
tộc Thương ham ăn chơi hưỏng lạc, thích tác oai tác quái, giết chóc uy hiếp dân chúng
nhưng rất chăm lo việc cúng lễ, coi trọng việc mai táng thân nhân và tế tự tổ tiên. Nô
lệ coi như trâu ngưa, mặc dầu họ là lực lượng lao động chủ yếu, bị huy động một cách
ráo riết triệt để, nhằm thoả mãn những nhu cầu không giới hạn của giai cấp quý tộc.
Dã man vô nhân đạo nhất là hàng ngàn nô lệ đã bị chôn sổng theo chủ trong lễ tuẫn
táng hoặc làm vật hiến tế cho Thần linh. Trong ngôi mộ của một Thương Vương, các
nhà khảo cổ tìm thấy trên 300 hài cốt nô lệ trẻ dưới 20 tuổi được chôn theo. Đến đời
Trụ Vương thì sự xa xỉ, tàn bạo đã đạt tới cực điểm. Nhà Thương lao nhanh xuống
vực thảm diệt vong. Thay thế nhà Thương là nhà Chu.
Nhà Chu (Khoảng năm 1066 đến năm 221 B.C). Được sự hưởng ứng của nô lệ và các
thành phần nhân dân khác, một thủ lĩnh của tộc người Chu ở miền Tây tên là Phát
(con trai của Văn Vương) đã cất quân diệt Trụ, xóa bỏ nhà Thương, lập ra nhà Chu
Phát lên ngôi xưng là Chu Vù Vưong chia đất đai, ban chức tước cho họ hàng thân tín
và các bề tôi có còng, lập ra hàng mấy trăm nước chư hấu lớn nhỏ; các nước chư hầu
này có nghĩa vụ cống nạp và bảo vệ ngai vàng của nhà Chu.
Buổi đầu, nhà Chu đóng đô ở đất Cảo, chếch về phía Tây nên gọi là Tây Chu. về sau,
khi đã suy yếu dần, không đủ sức chống lại sự xâm lấn của các bộ tộc ở phía Tây, Nhà
Chu phải dời đô vào Lạc Ấp, nằm lùi vế phía Đông, nên gọi là Đông Chu.
Tây Chu (khoảng 1066 - 771 B.C) là giai đoạn lịch sử kéo dài hơn 300 năm, kể từ khi
Chu Vũ Vương Phát diệt Trụ, lẽn ngôi Vua, lập ra các nước chư hầu, cho tới khi Trụ
Vương bị giết, nhà Chu bắt đầu suy.
Theo sử cũ, ở buổi đầu, nhờ sự giúp đỡ của nhiều người tài giỏi, trong số đó nổi bật
nhất là Chu Công Đán; triều đình nhà Chu đã đạt được nhiều thành quả trên các mặt
kinh tế, chính trị, xã hội. Đại bộ phận các thiết chế, điển chương, chế độ, lễ nghi v,v...
của nhà Chu tương truyền đã được đặt ra ở thời buổi ấy và được coi là mẫu mực của
muốn đời.
Trụ Vương xưng là Thiên tử có cả thiên hạ. Đứng đầu nước chư hầu (quốc) được gọi
chung là quân hoăc quốc quân, chia ra làm nhiều bậc theo thứ tự Công, Hầu, Bá, Tử,
Nam (tước vị). Ngôi vị và tước của Vua chư hầu cũng là cha truyền con nối. Vua chư
hầu có quyền phong thái ấp (gia) cho khanh, đại phu. Dưới khanh, đại phu là sĩ.
Khanh, đại phu ban cấp lộc điền cho sĩ. Đó là các giai tẩng chủ yếu trong nội bộ giai
cấp thống trị đời Chu. Dưới sĩ là thứ dân. Ngoài đô thành của Thiên tử nhà Chu ở đất
Cảo (Cảo Kinh), trên lãnh thổ các nước chư hầu (Quốc) còn có nhiều thành ấp lớn
nhỏ. Xung quanh thành ấp là đồng ruộng. Mạng lưới kênh rạch tưới tiêu nước và
đường sá giao thông chia đồng ruộng thành nhiều “lò”nhỏ gọi là tỉnh điền - (cánh
đổng hình chữ tỉnh); mỗi "lò" như vậy bao gốm chín mảnh; tám hộ nông dân cầy cấy
trên tám mảnh để lấy lương thực tiêu dùng, ngoài ra phải chung sức cấy cấy mảnh thứ
chín nằm ở giữa để lấy hoa lợi nộp thuế cho triều đình. Đó chính là chế độ tỉnh điền
được các nhà Nho đời sau hết lời ca ngợi. Chế độ tỉnh điền có thực sự tồn tại hay
khống, đó là một vấn đề hiện nay vẫn đang được các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu.

95
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Tuy nhiên, qua một số bài thơ trong Kinh Thi, tổng tập thơ ca dân gian Trung Quốc
xuất hiện sớm nhất, chúng ta thấy được cánh làm lụng cực nhọc vất vả của người lao
động nông nghiệp, và cảnh "ngồi mát ăn bát vàng" của các giai tầng quý tộc thống trị
ở thời đó.
Tây Chu thường xuyên phải chống lại sự xâm lấn của hai bộ tộc du mục lớn ở phía
Tây là Hiểm Doãn và Khuyển Nhung. Khoảng đầu Thế kỷ VIII B.C, quân khuyển
Nhung kéo vào tàn phá đô thành nhà Chu, giết Thiên tử nhà Chu lúc đó là Trụ Vưong.
Theo sử cũ, nhà Chu kể từ Chu Vũ Vương truyền tới đời Trụ Vương thi đã bắt đấu
suy yếu. Các Vua nối tiếp đều say đắm tửu sắc, mê tín quỷ Thần, bỏ mặc triều chính,
dân tình đối khổ, loạn lạc xảy ra khắp nơi. Lại có những tên hôn quân bạo ngược như
Lệ Vương, Trụ Vương làm nhiều việc tàn ác, lòng dân ly tán, oán giận khôn nguôi.
Trụ Vương tin dùng quyền thần họ Doãn, chính lệnh vô cùng hà khắc; người dân chỉ
dám đưa mắt nhìn nhau, nuốt giận, không dám than thở ra lời. Trong khi đó, các bộ
tộc bên ngoài biên thuỳ lại luôn luôn đưa quân vào xâm lấn. Trụ Vương say mê Bao
Tự, một mỹ nhân do người nước Bao dâng tiến để chuộc tội. Bao Tự rất đẹp nhưng
dáng u sầu, ít khí cười nói. Trụ Vương tốn nhiều công bày ra nhiều trò vui, nhưng vẫn
không có kết quả. Cuối cùng, một tên nịnh thần đã nghĩ ra một trò khá nguy hiểm, cho
đốt lửa trên Phong hoả đài và nổi trống lên để lừa quân các chư hầu đến cứu. (Phong
hoả đài là nơi đốt lửa để báo hiệu cho quân tướng các nơi về ứng cứu khi Kinh thành
bị uy hiếp). Quân tướng chư hầu các nơi thấy lửa cháy, trống nổi, hối hả kéo binh mã
vể ứng cứu. Khi quân binh vế đến nơi, Trụ Vương sai sứ giả ra báo: “Bữa nay không
có giặc, xin mời chư tướng ra về!". Đứng trên đài cao nhìn cảnh tướng quân tiu nghỉu
ra về, Bao Tự cả cười, Trụ Vương rất lấy làm thích chí. Từ đó, thỉnh thoảng lại mang
đốt lửa, nổi trống mua vui. Quân tướng các nơi sơ bị mắc lừa, kéo về ngày càng ít. Vì
say mê Bao Tự, Trụ Vương phế bỏ con trưởng là Nghi Cừu, lập con Bao Tự là Bá
Phục còn nhỏ tuổi làm Thái tử. Vây cánh Nghi Cừu liên kết với các bô tôc thiểu số
phía Tây, trong đó mạnh nhất là bộ tộc Khuyển Nhung, kéo quân vể vây hãm Kinh
thành, Trụ Vương sai đốt lửa trên Phong hoả đài và thúc trống báo hiệu, nhưng quân
tướng các nơi lại sợ bị mắc lừa lần nữa không kéo quân về ứng cứu. Trụ Vương cùng
Bao Tự chạy vể phía Đông, đến Ly Sơn thì bi giết. Bao Tự bi quân Khuyển Nhung bắt
đem đi. Nghi Cừu được tôn lên làm Vua, tức Chu Bình Vương. Sợ thế lực Khuyển
Nhung, Bình Vương thiên đô về Lạc Ấp (tức Thành phố Lạc Dương - Tỉnh Hà Nam
ngày nay). Lạc Ấp ở vể phía Đỏng đô thành cũ, sử gọi là Đông Chu. Từ đấy trở đi,
nhà Chu bắt đầu suy yếu, ngôi vị tuy vẫn tà Thiên tử, nhưng thế lực không bằng một
Vua chư hầu.
Đông Chu (khoảng năm 770 đến nâm 249 B.C) - giai đoạn lịch sử kéo dài 518 năm,
kể từ khi Chu Bình Vương thiên đô ra Lạc Ấp cho tới khi Tần diệt Vua Chu.
Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, Đông Chu được chia ra làm hai thời kỳ Xuân Thu
(770 - 476 B.C) và Chiến Quốc (475 - 221 B.C). Tần diệt Đông Chu vào nãm 249
B.C, nhưng thời kỳ Chiến Quốc còn kéo dài thêm 27 nâm nữa cho đến tận năm 221
B.C, khi Tần chiếm được cả thiên hạ, lên ngôi Hoàng đế thì mới chấm dứt.
Xuân Thu vốn là tên bộ lịch sử biên niên ra đời sớm nhất của Trưng quốc cổ đại,
tương truyền đã được Khổng Tử san định, ghi chép lịch sử nước Lỗ và các nước chư
hầu khác từ đời Lỗ Ân Công năm đầu (năm 722 B.C) cho tới đời Lỗ Ải Công năm thứ
14 (năm 481 B.C). Lời vãn trong Xuân Thu rất giản dị nhưng ý nghĩa sâu sắc. Thời kỳ

96
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

lịch sử tương ứng với niên đại lịch sử trong sách Xuân Thu cũng được các nhà làm sử
đời sau gọi là thời kỳ Xuân Thu.
Xuân Thu ỉà thời kỳ nền thống trị của Vương Triều Chu đi tới chỗ suy tàn đổ nát, các
nước chư hầu lớn mạnh (Tề, Tấn, Tống. Tần, Sở) tranh nhau ngôi bá chủ. Chiến tranh
thôn tính lẫn nhau diễn ra liên miên. Mặt khác, đây cũng là thòi kỳ lịch sử có nhiểu
biển chuyển lớn lao: ruộng đất từ chỗ "dưới gầm trời khổng nơi nào không phải là đất
của Nhà Vua” (Phổ thiên chi hạ, mạc phí vương Thổ) đã dần dần trở thành tài sản
riêng của địa chủ phong kiến. Hệ thống giao thông vận tải được mở mang cài tiến, thủ
công nghiệp và thương nghiệp phát triển; văn hoá giáo dục từ chỗ quý tộc lũng đoạn
đã dần dần chuyển xuống các giai tầng khác trong xã hội; tầng lớp tri thức hình thành
và có những hoạt động khá sỏi nổi.
Chiến Quốc - Danh từ này xuất hiện từ cuối Xuân Thu chuyên dùng để chỉ những
nước chư hầu lớn mạnh, có lực tượng quân sự hùng hậu thiện chiến. Về sau, nó đươc
dùng để mệnh danh một giai đoan lịch sử, kể từ khi nước Tấn bị chia xẻ làm 3 nước
Hàn, Triệu, Ngụy rổi sau đó cùng với Tể. Yên, Tần, sở hợp thành 7 nước lớn mạnh
nhất đương thời (Chiến Quốc thất hùng) cho tới khí Tần tiêu diệt 6 nước thống nhất
‘Thiên hạ" lập ra nhà Hán.
Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, thời Chiến Quốc là thời kỳ diễn ra những biến
chuyển sâu sắc về mọi mặt: công cụ sắt được sử dụng rộng rãi thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp, thủ công nghiệp phát triển. Kinh tế thương nghiệp được mở rộng, nhiều đô thị
có quy mó lớn xuất hiện. Chính quyền của giai cấp địa chủ hinh thành và đươc được
củng cố ở nhíếu nước. Văn hoá, học thuật cũng đã đạt được những bước phát triển
mới và có nhiều thành tựu lớn lao.
Về thiên văn và lịch pháp: người thời ấy đã nhận biết được vi trí của hàng trăm vì sao;
đã có những ghi chép vé hành tinh, định tinh, về các hiện tượng bất thường như sao
Chổi, nhật thực, nguyệt thực...; đã biết làm lịch phối hợp Âm Dương, tính tròn một
nãm là 366 ngày, đặt tháng nhuận để tiên định bốn mùa, phân bổ các Tiết trong một
năm.
Về y học- thời này đã có những sự hiểu biết khá tường tận về nội tạng, vể bộ máy tuần
hoàn trong cơ thể con người và vế khoa giải phẫu; đã xác lập được những quy trình
hợp lý trong việc chẩn đoán bệnh qua các phương pháp nhìn, nghe, hỏi, bẳt mạch. Đã
xuất hiện những công trinh ghi chép có tính chất tổng hợp thành tựu và kinh nghiệm
về y dược học. Hoàng đê nội kinh Tô Vân ' và Thẩn Nông bản thảo là hai bộ sách lớn
rất có giá trị trong lĩnh vực này.
Về triết học và các khoa học tự nhiên: Là thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, các tri thức
vế toán hoc, nông học, sinh vật học, về phép luyện kim vv... cũng đã đạt đến trình dỏ
khá cao; nhờ đó, những nhận thức mang màu sắc duy vật và biện chứng thô sơ về thế
giới tụ nhiên, xã hội đã xuất hiện; trong đó nổi bật nhất là thuyết Âm Dương Ngũ
hành. Những lời bàn về lẽ biến dịch và sự phản bác thiên mệnh (mệnh trời) đã xuất
hiện khá nhiều; tiêu biểu là bộ sách Chu Dịch (Kinh Dịch). Những biến động sâu sắc
trong xã hội thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã làm nảy sinh một phong trào học thuât
rộng lớn mà sau này mang tên “Bách gia tranh minh", (trăm nhà học giả đua nhau lên
tiếng) với mục đích chủ yếu là nhằm định hướng tìm đường cho xã hội tiếp tục phát
triển. Gọi là “trăm nhà”, nhưng theo sự nhận định của các học giả đời sau thì nổi bật
nhất có bốn nhà. Nho gia (tiêu biểu là Khổng Tử, Mạnh Tử), Mặc gia (Mặc Tử), Đạo
gia (Lão Tử, Trang Tử) và Pháp gia (tiêu biểu là Hàn Phi Tử). Đường lối chủ trương

97
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

tuy có khác nhau nhưng tựu trưng đều nhằm cải biến hiện thực xã hội đương thời mà
họ cho là đen tối, bất hợp lý, được khái quát bằng bốn chữ ‘‘đời suy, đạo hỏng".
Về văn học: ở thời kỳ này, cần phải nhắc tới hai tác phẩm lớn: Kinh Thi và Sở Từ.
Kinh Thi, trước khi được tôn làm sách kinh điển của Nho gia, chỉ được gọi một cách
đơn giản là Thi (thơ), gồm có 305 bài, phần lớn là thơ ca dân gian, phàn ánh tình hình
xã hội trên các mặt lịch sử, chính trị, kinh tế, phong tục tập quán, tình cảm và nguyện
vọng của nhân dân Trung Quốc trong khoảng thời gian hơn 600 năm, từ đầu Tây Chu
cho tới cuối Xuân Thu. Đó là bộ tổng tập thơ ca xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc cổ
đại, trải qua hơn hai ngàn năm lịch sử, vẫn duy trì được sức hấp dẫn lớn lao đối với
đông đảo người đọc trên toàn Thế giới nhờ ở nội dung phong phú đa dạng và hình
thức nghê thuật thuần phác giản dị hiếm có.
Sở Từ là tổng tập thơ ca cùa nước Sở, phản ánh nhiều nét độc đáo trong sính hoạt tình
cảm, tín ngưỡng, văn hoá tinh thần của dân phía Nam Trường Giang; và một phần nữa
là sáng tác của Khuất Nguyên - nhà thơ, nhà chính trị yêu nước thương dân nổi tiếng
của nước Sở thời Chiến Quốc.
Trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, ngoài các tác phẩm văn học còn nhiều tác
phẩm có giá trị thuộc các ngành học thuật khác cũng đã được hoàn thành, như sử học
thì có Thuợng Thư, Xuân Thu và Tả truyện; Quốc ngữ; Chiến quốc sách. Về triết học,
xã hội học, ngoài các tác phẩm của “bách gia chư tử' như Luận ngữ (Khổng Tử),
Mạnh Tử, (Mạnh Kha), Lão Từ (Lão Tử), Trang Tí (Trang Chu), Mặc Tử (Mặc Địch),
Hàn Phi Tử (Hàn Phi)... còn có Dịch, Lễ Ký. về sau, một số tác phẩm này đa được tôn
lên làm sách kinh điển của Nho gia, bao gồm Tứ thư: Luận ngữ; Mạnh Tử, Đại học,
Trung dung (trích từ Lễ ký) và Ngũ kinh: Kinh Thi; Kinh Thư; Kinh Lễ; Kinh Dịch;
Kinh Xuân Thu.
Với sự chấm dứt của thời Xuân Thu - Chiến Quốc, lịch sử Trung Quốc đã sang trang.
Một thời kỳ mới, được chuẩn bị về mọi mặt từ nhiểu thế kỷ trước đó đã xuất hiện: thời
kỳ chế độ phong kiến, kéo dài tới gần 2000 năm, mở đầu là nhà Tần.
Thời Xuân Thu, Tần là một nước nhỏ ở miền Tây, thực lực về mọi mặt so với các
nước chư hầu khác nói chung đều thua kém. Nhờ sự nhanh nhạy và quyết đoán của
tầng lớp thống trị trong phong trào "biến pháp canh tân" diễn ra khá sôi nổi lúc đó,
nhà Tần tích cực thực hiện chủ trương “Canh chiến” (phát triển kinh tế nông nghiệp,
xây dựng lực lượng vũ trang) của Pháp gia, dần dần trở thành một nước hùng mạnh
nhất. Năm 246 B.C, Doanh Chính lên ngôi, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp
canh tân theo đường lối Pháp gia. Từ năm 230 đến nâm 221 B.C, Tần lần lượt tiêu
diệt hoàn toàn các nước Tề, Yên, Ngụy, Triệu, Hàn, sở; chiếm lĩnh toàn bộ lãnh thổ
Trung Quốc cổ đại, từ phía Bắc Sông Hoàng Hà đến phía Nam Sông Dương Tử; từ
vùng đất đai khô cằn ở miền Tây tới miển duyên hải trù phú ven Biển Đông. Tần
vương Doanh Chính lên ngôi tự xưng là “Tần Thuỷ Hoàng đế” (Hoàng đế đầu tiên
của nhà Tần), xoá bỏ mọi hinh thức phân phong cát cứ. xây dựng một Quốc gia thống
nhất với chế độ phong kiến Trung ương tập quyền, nhà Tần còn ra lệnh thống nhất
luật lệ, chế độ đo lường cân đong, tiền tệ, lối viết chữ, kích cỡ phương tiện vặn tải,
đường sá... Để thống nhất văn hoà tư tưỏng, Tần Thuỷ Hoàng đã chôn sồng hàng trăm
Nho sĩ vì những người này hay chê bai chính lệnh, {hu sách của các học giả thời Xuân
Thu, Chiên Quốc đem thiêu huỷ (chỉ trừ sử các nước Tần, sách thuốc, sách bói toán,
sách trổng cây chân nuôi); cấm bàn luận về Thi, Thư, Lễ, Nhạc; cấm mở trướng dạy
học, chỉ cần học pháp luật của nhà Tấn do các pháp quan dạy bảo.

98
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Để ngăn chăn sự xâm nhập của các bộ tộc ngoài biên thuỳ phía Bắc và Tây Bẳc, Tấn
Thuỷ Hoàng đã huy động hàng triệu nhân công để xây Vạn Lý Trường Thành dài tới
6700km. Ngoài ra, để cung phụng cho cuộc sống xa hoa của bản thân lúc đang sống
cũng như sau khi đã qua đời, Tần Thuỷ Hoàng cho xây dựng Cung A Phòng cùng hơn
700 hành cung ở rải rác nhiều nơi trên khắp cả nước. Ly Sơn là khu lăng mộ rất lớn,
được Tần Thuỷ Hoàng sai xây dựng ngay sau khi ông. ta lên ngôi Hoàng đế. Chu vi
đạt tới 1400m, có rất nhiếu cung điện ngầm dưới lòng đất. Nâm 1974, các nhà khảo cổ
Trung Quốc đã phát hiện được khu lãng mộ này, đặc biệt đã tìm thấy ỏ đây 7000
tượng dũng sĩ bằng đất nung, tư thế uy nghi sinh động, cao lớn hơn người thật. Cung
A Phòng là cả một quần thể kiến trúc cung điên lâu đài rộng lớn, đương thời hàng
ngày phải huy động tới vài trâm ngàn dân phu phục dich việc xây cất, nhưng cho đến
khi Tẩn Thuỷ Hoàng qua đời, còng trình này vẫn chưa hoàn tất.
Do bóc lột tô thuế quá năng nề, chiếm tới 2/3 số thu hoạch, cùng chính sách luật lệ vô
cùng hà khắc với những công trình xây dựng hao tài tốn của và cuộc chiến tranh xâm
lược bành trướng diễn ra liên miên..., nhà Tần đã phải hứng chịu sự phản ứng chống
trả ngày càng quyết liêt của nhân dân mà tình cảnh khốn cùng của họ đã bị đẩy tới cực
điểm; như lời một sử gia thời Hán đã từng mô tẻ: “Dân ăn như chó, lợn, mảc như bò,
ngựa". Nền thống trị bạo ngược đó chỉ duy trì được vẻn vẹn có 15 năm, mặc dù khi
mới lên ngôi, Tần Thuỷ Hoàng đã từng mong ước, ngôi vị Hoàng đế này sẽ truyền cho
con cháu tới muôn đời!
Nhà Tần sụp đổ quá nhanh, nhưng một số việc làm của triều đại ngắn ngủi này vể các
măt xác lập quan chế, tổ chức khu vực hành chính, thống nhất luật lệ, đơn vi đo lường,
tiến tệ, chữ viết... đã có tác dụng quan trọng đối với việc hoach đinh các thể chế các
triều đại sau.
Nhà Tần diệt vong, sau một thời kỳ hỗn chiển giữa các phe phái, Trung Quốc lại được
tái thống nhất dười triều Hán (206 B.C đến 22Ọ). Tiếp đó, một loạt các triều đại thay
thế nhau sau những cuộc phân tranh giữa các thế lực cát cứ hoặc ngoại tộc xâm nhập
là : Ngụy (220-265), Tấn (265-420), Nam Bắc triều (420-581), Tuỳ (581-618), Đường
(618- 707), Ngũ Đại (907-960), Tống (960-1279), Nguyên (1271-1368), Minh (1368-
1644), Thanh (1644- 1911).
Từ Tần đến Thanh, chế độ phong kiến đã tồn tại ở Trung Quốc gần 2000 nãm. Măc dù
bị kim hãm về nhiều mặt, trong thời gian lịch sử kéo dài ngót hai chục thế kỷ đó, nhân
dân Trung Quốc vẫn đạt được những thành quả vể vãn hoá rất to lớn.
+ Trong lĩnh vực văn chương và tư tưởng học thuật, Trung Quốc thời phong kiến đã
để lại những di sản rất quý báu.
Trước hết. về măt tư tưòng học thuật, nối tiếp truyền thống tốt đẹp khởi đấu từ Xuân
Thu - Chiến Quốc, nhiều nhà tư tưởng lớn đã xuất hiện, như Đổng Trọng Thư đời Hán
với việc đề cao Nho học; hai anh em họ Trình (Trình Hạo, Trình Di) và Chu Hy đời
Tống với việc xây dựng và phát triển lý học; Lý Chi, Vương Phu Chi. Nhan Nguyên,
Đới Chấn... vào thời Minh - Thanh với phong trào đề cao thực hoc, chống lý học của
Tống Nho, mỏ đường cho các nhà tư tưởng theo phái cải lương sau này.
Về mặt sử học và các bộ môn học thuật khác, thời kỳ này đẵ để lại nhiều (tác phẩm
lớn, như; sử ký của Tư Mã Thiên " đài Hán, cung cấp nhiều sử liệu quan trọng, có giá
trị cao về văn chương và tư tưởng: Hán thư của Ban Cố, Tam Quốc Chí cũa Trần Thọ,
Hậu Hán thư của Phạm Viện cũng đều là những tác phẩm sử học nổi tiếng. Từ đời
Đường, với việc thành lập “sử quán" - cơ quan chuyên trách biên soạn lịch sử của Nhà

99
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

nước phong kiến, nhiều bộ sử lớn của từng triều đại đã nối tiếp nhau được biên soan
rất công phu. Từ Sử kỷ đời Hán đến Thanh sử của đời Thanh, tất cả gốm 26 bộ, 4042
quyển, trong đó lịch sử Trung Quốc từ đời Hoàng đế cho đến triểu Thanh đã được ghi
chép lại khá đầy đủ, tường tận.
Vĩnh Lạc đại điển, Cổ kim cổ thư tập thành và Tứ khố toàn thư là ba bộ sách lớn có
tính chất bách khoa thư được biên soạn dưói thời Minh, Thanh.
Vĩnh Lạc đại điển gồm 22.937 quyển, được biên soạn dưới thời Minh Thành tổ (niên
hiệu Vĩnh Lạc); nội dung bao quát các mặt chính trị, kính tế, xã hội, vãn học nghệ
thuật, tín ngưỡng tôn giáo. Cổ kim đồ thư tập thành gồm 10.000 qưyển được biên soạn
dưới thời Khang Hy (1662 - 1722) đời Thanh; nội dung bao quát các mặt chính trị,
kinh tể, xã hội, văn học nghê thuật, tôn giáo tín ngưỡng, khoa học...Tứ khố toàn thư
gồm 79.339 quyển chia làm bốn bộ phận Kinh (sách kinh điển của Nho gia), Sử (các
loại sách sử), Tứ (các tác phẩm của các nhà tư tưỏng), Tập (các tác phẩm văn chương)
được biên soạn dưới thời Càn Long (1736 - 1795) đời Thanh.
Di sản văn chương của Trung Quốc thời phong kiến vô cùng phong phú, mỗi thời kỳ
đểu có nét đặc săc riêng với những thể loại tiêu biểu như: phú thời Hán; thơ thời
Đường, từ khúc thời Tống; kịch thời Nguyên và tiểu thuyết thời Minh - Thanh.
Phú vốn có nguồn gốc từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc, gắn với tên tuổi của Tuân
Khanh, Tống Ngọc. Đến thời Hán, với những đặc trưng cơ bản, là “phò trương, vãn
vẻ, tẻ vật, nổi chi", phú đã đạt tới chỗ hoàn thiện với những tác giả nổi tiếng như Giả
Nghị, Mai Thặng, Tư Mã Tương Như, Dương Hùng, Ban Cổ, Trương Hành...Thơ ca
Trung Quốc đã có lịch sử phát triển từ lâu đời; nhưng thơ Đường là đỉnh cao nhất với
ba nhà thơ lớn Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị xứng đàng tiêu biểu cho hàng ngàn nhà
thơ có tên tuổi thời kỳ này. Từ là thơ phổ nhạc, câu chữ dài ngắn không đều, vần điệu
không gò bó, cốt thuận theo nhạc khúc, vốn xuất hiện từ thời cuối Đường; nhưng đạt
tới mức cực thịnh ở đời Tống với các tác phẩm của Âu Dương Tu, Liêu Vĩnh, Tô
Thức, Tân Khi Tật, Lý Thanh Chiếu (nữ)...Kịch đời Nguyên kế thừa những truyền
thống tốt đẹp của các loại hình nghệ thuật biểu diễn vốn có từ trước, được cải tiến và
định hình nhằm phục vụ cuộc sống đô thị đương thời và đã đạt được những giá trị tiêu
biểu của thể loại này nhờ những nhà viết kịch đầy tài năng như Quan Hán Khanh,
Vương Thực Phủ...và nổi bật nhất là các vở Đậu Nga Oan, Cửu phong trần, Đơn dạo
hội, Tây Sương Ký...
Tiểu thuyết thời Minh, Thanh phát triển tiêu biểu nhất của thời kỳ này là Tam Quốc
chí diễn nghĩa (La Quán Trung), Thuỷ Hử truyện (Thi Nại Am), Tây du ký (Ngô Thừa
Ấn), Liêu trai chí dị (Bổ Tùng Linh), Nho lâm ngoại sử (Ngô Kính Tử), Hồng lâu
mộng (Tào Tuyết Cần)... nói chung đều khá quen thuộc với độc giả Việt Nam và được
đánh giá rất cao.
+ Trong lĩnh vực đời sống tinh thần, về mặt tôn giáo tín ngưỡng, một thành công lớn
của nhân dân Trung Quốc dưới chế độ phong kiến, xét theo quan điểm văn hoá, đó là
quá trình Trung Quốc hoá Phật giáo.
Theo những ghi chép đáng tin cậy thì Phật giáo truyền vào Trung Quốc từ thời Hán.
Nhưng lúc đó, Trung Quốc coi Đạo Phật cũng chỉ như những tín ngưỡng thờ Thần
linh khác và bản thân Phật cũng là một vị Thần. Triều đình cấm người Trung Quốc
xuất gia tu hành theo Đạo Phật, cho nên sư tăng đương thời đều là người nước ngoài.
Chùa chiền ít, quy mô nhỏ bé, Kinh Phật đã bắt đầu được phiên dịch ra chừ Hán,
nhưng cũng rất ít. Thời Ngụy Tấn, Đạo Phật được truyền bá rộng rãi hơn, người

100
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Trung Quốc đã được phép xuất gia. Chùa chiền đã được xây dựng nhiều hơn. Kinh
Phật được dịch ra cũng nhiều hơn, bao gồm hơn hai trăm bộ. số ngưởi Trung Quốc
nghiên cứu giáo lý của Đạo Phật cũng đã tăng lên đáng kể. Họ đã viết sách chú giải
Kinh Phật, luận bàn về Đạo Phật, kết hợp với những vấn đề tư tưởng học thuật của
Trung Quốc. Có thể coi đây là bước khởi đầu của quả trình Trung Quốc hoả Phật giáo.
Thòi Tuỳ, Đường, Phật giáo đã đạt tới mức cực thịnh; thời Tùy có tới gần 5000 ngôi
chùa lớn, số sư tăng vào khoảng 200.000. Kinh Phật được dịch thêm rất nhiểu, có tới
hàng nghìn bộ bao gồm khoảng gần 6000 quyển.
Ở thời Đưòng đã có tới 40.000 ngôi chùa lớn nhỏ; sư tăng ước khoảng 300.000 người.
Riêng thời Đưòng đã phiên dịch được trên 400 bộ Kinh, có nhiều vị cao tãng nổi tiếng
thông tuệ, đức độ, tiêu biểu là Huyền Trang. Cũng chính ở thời Tuỳ, Đường nhiều
phái hệ Phật giáo đã hình thành chủ yếu có 8 tông: Thiên Thai tông (do Trí Khởi sáng
lập), Tam luận tông (do Cát Tạng sáng lập), Duy Thức tông (do Huyền Trang sảng
lập), Luật tông (do Đạo Tuyên sáng lập), Hiền Thủ tông (do Pháp Tạng sáng lập);
Thiền tông (với Tuệ Năng đóng vai trò chủ chốt); Mật tông (do Thiệu Vô Uý, Kim
Cương Trí, Bất Không - ba nhà sư gốc Ấn Độ truyền bá); Tịnh độ tông (do Đạo Xước
và Thiện Đạo sáng lập).
Trong 8 tông đó, Thiền tông và Tịnh độ tông mang màu sắc Trung Quốc đậm nhất,
được phổ biến rộng rãi nhất, có nhiều tín đổ nhất.
Như trên đã nói, Phật giáo thời nguyên thủy không nệ Kinh kệ, nghi thức cúng thờ;
điểm cốt lõi chỉ là, chặt bỏ mọi ràng buộc để tìm giải thoát. Nhưng về sau, Kinh kệ
ngày càng nhiều, giới luật ngày càng nghiêm ngặt và phiền toái, nghi thức cúng dương
ngày càng phức tạp. Tịnh độ tông chủ trương chỉ cần có lòng tin, tĩnh tâm niệm "Nam
mô A di Đà Phật" là có thể siêu thăng sang cõi Tịnh thổ cực lạc ở phương Tây (quê
hương Phật). Giáo lý và nghi thức tu hành giản dị đến như vậy, cho nên Tịnh độ tông
có ảnh hưỏng rất lớn trong quần chúng bình dân.
Thiền tông là một tông phái Thiền định (tĩnh (âm suy ngẫm) làm phép tu chủ yếu.
Cùng với sự du nhập của Phật giáo, phép tu Thiền định cũng được đưa vào Trung
Quốc khá sớm; nhưng nghi thức và quá trình thực hiện được quy định khá chặt chẽ,
tốn công phu, khó thực hành. Tương truyền, người đầu tiên đưa được phép Thiền định
giản dị dễ thực hành hơn vào Trung Quốc là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma), ông đưa
ra hai phương pháp tu Thiền, đó là lý nhập và hành nhập.
Nội dung của lý nhập là từ trong nhận thức, tìm cách thoát ly thế giới hiện thực để đạt
tới chân như (thế giới siêu hiện thực) không những quên cả tính chân thực của thế giới
khách quan mà còn phải quên cả sự tổn tại của bản thân mình nữa.
Còn hành nhập thì chủ yếu bao gồm bốn phép sau đây: gạt bỏ mọi ý niệm phản
kháng, rèn luyện tính nhẫn nhục chịu đựng; gạt bỏ mọi sự phân biệt phải trái, thiện ác,
gạt bỏ mọi ước muốn dục vọng; suy nghĩ và hành động đúng như giáo lý của Đạo
Phật. Thực hành được đầy đủ những điều trên thì sẽ đắc Đạo. Bồ Để Đạt Ma qua đời,
bốn Thiền sư Tuệ Khả, Tàng Xán. Đạo Tín, Hoằng Nhẫn nối tiếp nhau được tôn là tổ
phái Thiền tông.
Sau Hoằng Nhẵn, Thiền tông Trung Quốc chia làm Bắc tông và Nam tông. Nam Tông
tôn Tuệ Năng làm tổ. Bắc Tông tôn Thần Tú làm tổ.
Vối Huệ Năng, Thiền tông (Nam tông) Trung Quốc đã đạt tới chỗ cực thịnh, có ảnh
hưởng rất sâu rộng, lấn át cả Bắc tông. Những ngôi chùa lớn ở rải rác trên khắp mọi
miền đất nước Trung Quốc như Bạch Mã Tự, Thiếu Lâm Tự ở Lạc Dương, Đai Tư Ân

101
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Tự ở Tây An, Hàn Sơn Tự ở Tú Châu, Linh Cốc Tư ở Nam Kinh, Lính Ẩn Tự ở Hàng
Châu, Thiêu Minh Tự Tháp ớ Bắc Kinh, Lục Hoà Tháp bên Sông Tiền Đường, Đại
Nhạn Tháp ở Thiểm Tây... đều là những công trình nguy nga tráng lệ, kết hợp một
cách hài hoà tài năng xây cất của con người và cảnh trí thiên nhiên; từ bao đời nay vẫn
là những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc và đời sống
tâm linh của Trung Quốc.
Chiến tranh Nha phiến bùng nổ vào năm 1840 đã tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử
Trung Quốc. Để bảo vệ quyền lợi ích kỷ trong việc buôn bán thuốc phiện, đế quốc
Anh đã cống nhiên phát động cuộc chiến tranh này. Triều đinh nhà Thanh đã cam tâm
bán rẻ chủ quyển của đất nước, cúi đầu ký Hoà ước Nam Kinh với đế quốc Anh
(1842). Từ đó, Trung Quốc về thực chất là một nước nửa thuộc địa.
Cuộc cách mạng tư sản dân quyền nổ ra vào nãm 1911 dưới sự lãnh đạo của Tôn Dật
Tiên đã xoá bỏ ách thống tri của triều đình Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến
kéo dài trên 2000 năm. Chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc được thành lập,
nhưng những thành quả của cuộc cách mạng này sớm bị phá hoại. Nãm 1921, Đảng
Cộng sản Trung Quốc được thành lập. Ngày 1 tháng 10 năm 1949, nước Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới độc lập và phồn vinh với toàn
thể nhân dân các dân tộc Trung Quốc.
2.6. Văn minh ở một số khu vực khác ở phương Đông
Dựa trên lãnh thổ địa lý, ngoài các quốc gia và khu vực kể trên, Trung Quốc và
Ấn Độ, văn minh phương Đông còn có những khu vực khác:
2.6.1. Khu vực ĐÔNG BẮC Á
Còn gọi là Đông Á. Đây là khu vực của các nền văn hóa Trung Hoa, Nhật Bản, Korea,
trong đó văn hóa Trung Hoa là trung tâm. Văn hóa Nhật và văn hóa Korea chịu ảnh
hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Hoa. Khu vực Đông Bắc Á có thể phân nhỏ thành
những vùng văn minh như sau.
a. Vùng lưu vực sông Hoàng Hà
Lưu vực sông Hoàng Hà (tức Sông Vàng) là trung tâm của văn minh Trung Hoa.
Sông Hoàng Hà có nguồn nước do tuyết tan bắt đầu từ vùng núi Côn Lôn phía Bắc
tỉnh Thanh Hải – Tây Tạng, chạy dài 5.460 km qua 9 tỉnh, đổ vào Bột Hải, tạo ra một
vùng châu thổ rộng lớn lên tới 740.00 km2. Đây là con sông phù sa lớn nhất thế giới,
mỗi năm mang theo 12 tỷ tấn phù sa. Vì dòng chảy của sông này đi qua vùng bình
nguyên đất vàng, nên nó cuốn theo một khối lượng khổng lồ đất phù sa, đất sỏi vàng
(do đó có tên sông vàng).
Khí hậu khô, lạnh của vùng này rất thuận lợi cho việc trồng các loại cao lương ngũ
cốc. Khu vực này được bao bọc bởi cao nguyên phía Tây, thảo nguyên và sa mạc
Gôbi ở phía Bắc, nên cũng thuận lợi cho sự phát triển du mục. Do ít tiếp xúc với biển
(chỉ khoảng 700km bờ biển, trong khi chiều rộng nội địa lên tới 5000km), khí hậu khu
vực này mang tính lục địa rõ rệt. Về mùa đông trời rất lạnh bởi những đợt gió từ vùng
Sibir. Việc trồng cấy một phần nhờ lượng nước mưa (trung bình hàng năm khoảng
600mm), một phần nhờ nước do băng tan.
Với điều kiện sống như trên, văn minh lưu vực sông Hoàng Hà có một số đặc
điểm chính như sau:
• Sản xuất: Kinh tế nông nghiệp khô là chủ đạo, ngoài ra còn có du mục và
thương nghiệp.. Thủy lợi phát triển.

102
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

• Văn hóa vật chất phục vụ đời sống: Ăn bánh bao, cháo kê, thịt cừu, thịt dê;
Mặc đồ dệt bằng tơ gai, lụa; Ở nhà hầm đào dưới đất; Đi xe
• Văn hóa tâm linh: Nho giáo phát triển mạnh và chi phối toàn bộ đời sống tâm
linh; Phật giáo Thiền và Đạo giáo có ảnh hưởng sâu rộng; Tin vào định mệnh, sùng
đạo thần tiên.
•Văn hóa đạo đức: Trọng lễ nghĩa, tuổi tác, trọng chức tước, học thức.
b. Vùng lưu vực sông Dương Tử (Trường Giang, Hoa Nam, Lưỡng Hồ)
Con sông dài nhất Trung Quốc (và dài thứ ba thế giới) này dài tới 6.300km (vì
vậy còn có tên là Trường Giang – tức sông dài, chia Trung quốc ra thành hai miền:
miền Bắc và miền Nam. Dương Tử bắt nguồn từ miền Tây tỉnh Thanh Hải, chạy vòng
xuống Tây Tạng, Côn Minh, Tứ Xuyên rồi ngược lên hồ Động Đình, qua Giang Tô,
Thượng Hải và đổ ra biển. Đây là khu vực của sông, hồ, với lượng mưa lớn. Hồ Động
Đình rộng tới 3.000km2 lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.000mm. Toàn bộ
lưu vực sông Dương Tử rộng tới 1.800.000km 2. Khí hậu ấm áp, khác hẳn vùng Hoàng
Hà. Khu vực này, vì vậy rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Một nửa sản lượng
lương thực của Trung Quốc được gieo trồng trên vùng đồng bằng sông Dương Tử,
đặc biệt là gạo. Tuy nhiên, đây cũng là vùng có nhiều bão, lũ. Từ thời cổ đại, các tộc
người phi Hán đã định cư ở đây. Người Bách Việt sống ở bờ Nam sông Dương Tử.
Đến thời Xuân thu, vùng này bị nước Sở chiếm giữ. Năm 223, Sở bị Tần thôn tính. Từ
đây diễn ra qua trình Hán hóa rất mạnh. Tất nhiên, văn hóa Hán cũng tiếp thu nhiều
yếu tố phương Nam.
Văn minh vùng lưu vực sông Dương Tử có những đặc điểm chính như sau:
•Sản xuất: Trồng lúc nước là chủ đạo.
•Văn hóa vật chất: Thức ăn tổng hợp, thủy sản có vai trò quan trọng trong bữa
ăn; mặc nhẹ, mát; nhà làm bằng tre, nứa.
•Văn hóa tâm linh: Tục thờ cúng tổ tiên, sùng bái tự nhiên; đạo Giáo phổ biến.
•Văn hóa ứng xử, quy phạm đạo đức: Coi trong quan hệ cộng đồng, huyết
thống; nếp sống giản dị.
Hai con sông lớn Hoàng Hà và Dương Tử, như trên đã nói, tạo ra cả một khu
vực đồng bằng rộng lớn Hoa bắc và Hoa Trung. Do đó, cư dân sống ở khu vực này,
ngoài những đặc diểm văn hóa mang bản sắc riêng ở từng khu vực con sông, vẫn có
những đặc điểm chung nhất định do nghề nông quy định. Do vậy sự phân chia thành
hai vùng văn hóa như trên chỉ có tính tương đối mà thôi.
c. Quần đảo Nhật Bản
Cùng với bốn đảo lớn Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và gần 400 hòn
đảo lớn nhỏ khác bao quanh, Nhật Bản là quốc gia “ toàn đảo”. Bờ biển của Nhật Bản
có chiều dài tới 29.000km. Núi rừng chiếm khoảng 72% lãnh thổ. Các triền núi đều
khá dốc do đó việc canh tác nông nghiệp rất khó khăn. Núi lửa nhiều: khoảng 200,
trong đó 67 ngọn vẫn “sống”. Sông ít, nhỏ, ngắn, nghèo phù sa. Đồng bằng nhỏ, hẹp,
chủ yếu do nham thạch của núi lưả tạo ra. Đất canh tác chỉ vào khoảng 2, 5 triệu ha.
Những điều kiện địa lí như trên buộc người Nhật phải hướng cuộc sống ra phía biển,
do đó nghề hàng hải và đánh bắt cá phát triển.
Khí hậu ở Nhật bản rất khác biệt: ở phía bắc, vùng Hokkaido và vùng núi Tây
bắc đảo Honshu về mùa đông lạnh như Sibir, ở phía nam, vùng đảo Kyushu thì lại có

103
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

khí hậu nhiệt đới, vì vậy là vùng đất tràn trề ánh nắng. Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng
về thiên tai: động đất, núi lửa, lũ, lụt lội, sóng thần, bão gió v.v…Điều kiện tự nhiên
như vậy rõ ràng có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của nông nghiệp.
Đối với Nhật Bản, biển đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chính biển đã
xóa đi sự cô lập với thế giới bên ngoài của Nhật Bản. Sự phát triển của hàng hải, đặc
biệt là hệ thống cảng biển, đã làm cho Nhật Bản vươn xa ra thế giới bên ngoài, Trong
đó, có cả sự du nhập những yếu tố văn hóa-văn minh từ các khu vực khác nhau của
thế giới.
Do địa hình chủ yếu là thung lũng (khoảng 300), bị chia cắt thành nhiều vùng
núi lửa nên quần đảo Nhật Bản tạo ra nhiều tiểu vùng văn hóa địa phương. Các tiểu
vùng đó là: Đông Hải đạo (đồng bằng Kanto), Tây Hải đảo (đảo Kyushu), Nam hải
đảo (đảo Shinkoku và các đảo phái Nam), Bắc Hải đạo (đảo Hokkaido), Bắc lục đảo
(vùng núi phái Bắc, chủ yếu là hai tỉnh Nigata và Kannazawa) và Kinki (vùng đồng
bằng Kansai).
Những đặc điểm chung nhất về văn minh của Nhật Bản có thể kể đến là:
•Sản xuất: Trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, đánh bắt cá.
•Văn hóa vật chất:
 Ăn cơm với cá và các loại hải sản khác. Ăn đũa
 Mặc đồ ấm, chắc, bền
 Ở nhiều sàn như nhiều quốc gia trên Đông Nam Á.
 Đi lại bằng tàu, thuyền rất phổ biến.
•Văn hóa tâm linh: Thần đạo (Shinto) rất thịnh hành.
•Văn hóa ứng xử và quy phạm đạo đức:
 Trọng chữ tín
 Tính kỷ luật cao
 Tiết kiệm, cần cù, nhẫn nại: có ý thức rõ rệt về bổn phận và nghĩa
vụ; chu đáo, tỉ mỉ, cẩn thận;
 Vừa giữ gìn tính khép kín cộng đồng (do hoàn cảnh sống biệt lập với
thế giới lục địa), vừa muốn tìm hiểu, học tập cái hay, cái tốt của
người khác(do hướng ngoại nhờ biển).
2.6.2. Bán đảo Korea (Triều Tiên, Hàn Quốc)
Bán đảo Korea có 3 mặt giáp biển: phái Tây là biển Hoàng Hải (Biển vàng),
phía Nam là eo Cao Ly, phía Đông là biển Nhật Bản. Dọc theo bờ biển phía Tây và
phía Nam có khoảng 300 hòn đảo. Tổng diện tích bán đảo vào khoảng 210.500km2..
Địa hình Korea là địa hình núi. Núi chạy suốt sườn đông từ bắc xuống nam, núi
ngăn cách Korea với Trung Quốc. Có hai ngọn núi nổi tiếng là Kumgang (nghĩa là
kim cương) và Sorak (nghĩa là tuyết bao phủ). Ở phía bắc có cao nguyên Kaema (với
độ cao trung bình 990m). Ngoài núi, phần lãnh thổ còn lại chủ yếu là các vùng đất
thấp, bao gồm các bình nguyên ven biển và các thung lũng bám dọc theo sông. Tuyệt
đại đa số các sông ở Korea đều ngắn, nước chảy xiết và đều đổ ra Hoàng Hải. Hai
sông dài nhất là Yalu và Tumen đều bắt nguồn từ đỉnh núi Peaktu ở phía bắc. Sông
Yalu dài 800km đổ ra vịnh cao Ly ở phía Tây. Sông Tumen đổ ra biển Nhật Bản ở
phía đông. Ở Nam Korea (Hàn Quốc), sông dài nhất là Naktong, dài 530km. Ngoài ra,

104
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

còn có sông Hàn, sông Kum là những con sông cung cấp lượng nước chủ yếu cho sản
xuất nông nghiệp của Hàn Quốc.
Korea có 4 mùa. Khí hậu đặc trưng là Đông Á, gió mùa, nóng và ẩm ướt vào
mùa hạ, lạnh và khô hanh vào mùa đông. Mùa hạ, lượng mưa chiếm tới 70% lượng
mưa cả năm. Lượng mưa hàng năm ở miền Bắc thường thấp hơn ở miền Nam: miền
Bắc lượng mưc vào khoảng 600mm-1000mm, trong khi ở miền Nam là 1000mm-
1200mm. Mùa đông miền Bắc lạnh hơn miền Nam, ở miền Bắc nhiệt độ thấp nhất có
thể xuống đến -40oC.
Lịch sử cổ đại Korea gắn liền với nhà nước Choson mà những người tiền sử
của nó có thể thuộc về nhóm ngôn ngữ Altai từ Sibir, Mãn Châu và Mông Cổ di cư
đến. Họ là những thợ săn, ngư dân, nông dân theo tín ngưỡng Shaman (đa thần giáo).
Và tại đây đã diễn ra sự cộng cư với cư dân bản địa để hình thành nên dân tộc Hàn
ngày nay.
Trên những nét chung nhất, văn minh Korea có những đặc điểm sau:
• Sản xuất: Trồng lúa nước, lúa mì, lúa mạch và các loại rau đậu, chăn nuôi gia
súc, đánh bắt cá.
• Văn hóa vật chất: Ăn cơm với cá và rau dưa(kim chi), thích gia vị (ăn đũa), ở
nhà một tầng hình chữ L, chữ U, hoặc chữ nhật, làm bằng đất sét và gỗ, mái tranh,
mặc ấm.
• Đạo đức, lối sống: Theo đạo Khổng nên hòa hiếu, tôn trọng thứ bậc trong cư
xử, hiếu kính cha mẹ, trung thành với bạn bè.
• Tính cách: thẳng thắn, bộc trực.
• Văn hóa tâm linh: Shamam giáo (thờ cúng các thần linh của thiên nhiên);
nhiều người theo đạo Phật, đạo Lão.
Ngoài 4 vùng trên, ở khu vực Đông Bắc Á còn có một vùng văn hóa nữa thuộc
đồng bằng sông Hắc Long Giang (Mãn Châu). Vùng văn hóa này vừa mang những
đặc trưng của văn hóa Trung Hoa vừa mang những đặc trưng của văn hóa Bắc Á.
2.6.3. Khu vực ĐÔNG NAM Á
Đông Nam Á ngày nay bao gồm 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái
Lan, Myanmar (Miến Điện), Malaysia, Indonesia, Singapore, Brunei, Philippines và
Đông Timor. Tuy nhiên xét về văn hóa truyền thống, phạm vi của nền văn hóa này
rộng hơn lãnh thổ 11 nước hiện nay. Khu vực văn hóa Đông Nam Á về phía Tây đến
bang Assam của Ấn Độ, về phía bắc lên đến phía nam bờ Dương Tử, về phía đông
đến quần đảo Philippines và về phía nam tới các đảo cực nam của Indonesia. Do ở
cạnh hai bên nền văn hóa- văn minh Trung Quốc và văn hóa-văn minh Ấn Độ nên
Đông Nam Á đã tiếp thu nhiều văn hóa- văn minh này.
Đặc điểm nổi bật nhất của Đông Nam Á về điều kiện tự nhiên là tính chất nhiệt
đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Đông Nam Á là nơi có độ ẩm cao nhất thế giới. Khí
hậu biển cũng là một đặc điểm tự nhiên quan trọng. Đường bờ biển dài là nguyên
nhân gây ra mưa nhiều và khiến cho lượng hơi nước luôn luôn dư thừa trên đất liền.
Có thể nói biển và gió mùa, khí hậu nóng và ẩm đã biến Đông Nam Á thành thiên
đường của thế giới thực vật. Với lượng mưa lớn từ 1500 đến 3000mm/ năm (có nơi
đến 4000mm), lượng bức xạ mặt trời cao trên 100kcal.M2/năm, độ ẩm tới mức trên
80% và nhiệt độ trung bình lên tới 20oC đến 27oC, Đông Nam Á đã tạo ra những cánh
đồng nhiệt đới bao la với đủ các loại thảo mộc quí hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc

105
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

biệt là các loại cây gia vị và hương liệu. Cũng nhờ điều kiện tự nhiên nêu trên mà
Đông Nam Á đã trở thành khu vực mệnh danh là quê hương của cây lúa nước – cây
lương thực số một của nhân loại.
Ở Đông Nam Á có sự đối lập khá rõ giữa khu vực lục địa (bán đảo Trung Ấn)
với khu vực hải đảo. Khu vực lục địa, ngoài địa hình núi còn có những đồng bằng phù
sa màu mỡ nổi tiếng như đồng bằng châu thổ sông Hồng (Việt Nam), đồng bằng sông
MêKông (Campuchia, Việt Nam, …) đồng bằng sông Menam (Thái Lan), đồng bằng
sông Irawadi, Salusen (Myanmar). So với khu vực lục địa, đồng bằng ở hải đảo
thường nhỏ hẹp. Tuy nhiên, so với khu vực lục địa, rừng ở các nước hải đảo lại có
phần trù phú hơn.
Đông Nam Á có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đây là một nguồn lợi lớn về
kinh tế, trước hết là về mặt giao thông vận tải. Các sông lớn có giá trị kinh tế cao phần
lớn đều nằm ở bán đảo Trung Ấn; sông MêKông (dài 4500km, đoạn chảy vào khu vực
Đông Nam á dài 2600 km), sông Hồng, sông Saluen (3200 km), sông Irwadi (2150
km), sông Menam (1200 km). Các sông ở khu vực hải đảo thường ngắn, dốc và có giá
trị thủy điện cao. Nhìn chung các sông ở Đông Nam Á nhiều nước, dòng chảy trên
mặt có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao, tạo nên các vùng châu thổ rộng lớn, màu
mỡ. Trữ năng thủy điện của các con sông ở vùng này cũng thật đáng kể: Indonesia 20
triệu kw, Việt Nam 20 triệu kw, Lào 12, 4 triệu kw, Thái Lan 8 triệu kw.
Bên cạnh những mặt thuận lợi, Đông Nam Á cũng thường xuyên phải đối mặt
với những khó khăn, trở ngại không nhỏ do thiên nhiên gây ra. Đó là nạn động đất,
núi lửa, bão gió, lụt lội, hạn hán, sâu bệnh, v.v…Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể,
thiên nhiên Đông Nam Á khá thuận lợi cho cuộc sống của con người, nhất là cho cuộc
sống của con người trong buổi đầu lịch sử nhân loại. Có thể nói khu vực này có thế
mạnh tự nhiên cho sự phát triển nông nghiệp.
Những đặc điểm văn minh tiêu biểu của Đông Nam Á có thể kể đến là:
 Sản xuất: Trồng lúa nước, đánh bắt cá, trồng một số cây công nghiệp
(cao su, cà phê, chè, v.v…)
 Văn hóa vật chất:
 Ăn cơm với rau, cá và các sản phẩm đồng quê như cua, ốc, hến,…, các loại
gia vị, hương liệu. Thức ăn tươi sống. Nhiểu vùng ăn bốc.
 Mặc thoáng, mát.
 Ở nhà sàn.
 Đi lại bằng thuyền.
 Văn hóa tâm linh: Sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên. Hồi giáo, Phật
giáo, Hinđu giáo, Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều người.
 Đạo đức, lối sống: Văn hóa nông nghiệp nên trọng tình hơn lí, trọng
quan hệ thân tộc, quan hệ cộng đồng; trọng tuổi tác, kinh nghiệm. Chế
độ mẫu hệ ra đời sớm và tồn tại lâu dài.
2.6.4. Khu vực NAM Á
Khu vực Nam Á nằm ở phái nam dãy Himalaya. Khu vực này được ngăn cách
bởi biển Arập ở phía tây, vịnh Belgan ở phía đông và Ấn Độ Dương ở phía nam.
Thuộc về Nam Á có 6 quốc gia: Srilanka, Ấn Độ, Pakistan, Nepan, Banglades và
Butan.

106
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Dãy núi Himalaya với độ cao hơn 800 m (trong đó đỉnh Êvơret cao nhất thế
giới lên tới 8848 m), chiều rộng 300 km, chiều dài 2414 km chắn ở phía bắc đã làm
ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu của ba nước là Nepan, Butan, Banglades và một phần
Ấn Độ. Vùng đồng bằng Ấn – Hằng được tạo nên bởi sông Ấn (Hindus) và sông Hằng
(Gangga) là phần lãnh thổ bao trùm phần lớn diện tích của Pakistan, và một phần diện
tích của Ấn Độ và Banglades. Hai con sông này từ dãy Himalaya nhưng sông Ấn
(Hindus) chạy về phía tây dọc theo lãnh thổ Pakistan, đổ ra biển Arập còn sông Hằng
với chiều dài 3090km thì tạo nên hàng triệu hecta đồng bằng cho Ấn Độ và
Banglades. Đồng bằng Ấn-Hằng trở thành cái nôi của một nền văn hóa-văn minh cổ
xưa và rực rỡ ở Châu Á.
Phía Nam bán đảo Ấn Độ là vùng cao nguyên Dekkan được ngăn cách bởi các
dãy núi bao bọc xung quanh: dãy Vinhya và dãy Satpura ở phía bắc, ngăn cách với
đồng bằng Ấn-Hằng, dãy Gat Tây ngăn cách với biển Arập và dãy Gat Đông ngăn
cách với vịnh Balgan. Do bị vây kín như vậy nên khí hậu vùng cao nguyên Đekken
khá khắc nghiệt, đất đai thì khô cằn, sản xuất kém phát triển.
Khu vực Nam Á có những đặc trưng văn hóa chủ yếu dưới đây.
• Sản xuất: Trồng lúa nước là chủ đạo. Ngoài ra còn trồng lúa khô và phát triển
kinh tế du mục. Thủy lợi giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
• Văn hóa vật chất:
 Thức ăn chính là cơm song nhiều vùng thiếu lương thực. Ăn bốc ở nhiều
vùng.
 Đi lại: Nhờ sông Ấn và sông Hằng cùng với các nhánh dày đặc của nó mà
thuyền bè Ấn Độ đã đi lại, buôn bán với nhiều nơi trên thế giới.
•Văn hóa ứng xử, đạo đức: Chế độ đẳng cấp nặng nề, trong sự phục tùng, cam
chịu.
•Văn hóa tâm linh: Quê hương của Phật giáo, Hindu giáo.
2.6.5. Khu vực TRUNG Á
Từ đông sang tây, khu vực Trung Á có điểm đầu là khu tự trị Tân Cương của
Trung quốc và điểm cuối là biển Kaspi.
Đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực này là có nhiều hoang mạc như hoang
mạc Karakuma, hoang mạc Takla Makah, …) và hầu như không có biển (trừ bờ biển
Kaspi của Tuyechmenistan). Đây là khu vực có nhiều núi cao: Pamir ở Tây Bắc cao
trung bình 4000m, Himalaya ở phái nam cao trên 8000m, v.v…Đây cũng là khu vực
có nhiều thung lũng và thảo nguyên rộng tới triệu hecta, rất thuận lợi cho chăn nuôi
phát triển.
Xét về vị trí địa lí, khu vực Trung Á được phân thành 3 vùng:
- Vùng phía nam: Ngăn cách với Nam Á bởi dãy Himalaya. Phía đông tính từ
cao nguyên Tây Tạng (Tibet), phía Tây giới hạn đến vịnh Pecxich qua Apganistan.
Con đường đông- tây này đã được cư dân Arập sử dụng đi lại buôn bán khi chưa mở
được đường biển.
- Vùng phía tây gồm Tuyecmenistan, Uzebekistan và một phần Kazaktan. Nhờ
có biển Kaspi, Aral và hai con sông Syr Daria, Amour Daria điều tiết mà vùng này khí
hậu ôn hòa hơn, thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp.

107
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

- Khu vực khép kín còn lại (phần lớn là các nước cộng hòa thuộc vùng Trung Á
của Liên Xô cũ, bao gồm cả hoang mạc rộng lớn Karakuma ở Tuyecmenistan (rộng
tới 350.000km2).
Nói chung, khí hậu khu vực Trung Á thuộc loại khô. Lượng mưa trung bình
hằng năm chỉ vào khoảng 200mm. Nhiệt độ rất chênh lệch: chênh lệch giữa mùa đông
và mùa hè(có nơi mùa hè lên tới 48oC nhưng mùa đông lại xuống tới -63oC như vùng
Tadjikistan), chênh lệch giữa vùng này với vùng khác, thậm chí ngay trong một ngày
(ở Tuyêchmenistan và Kazaktan, vào mùa hè, nhiệt độ trong cùng một ngày ở thung
lũng là 30oC thì ở vùng núi là 5oC). Có những đỉnh núi tuyết phủ quanh năm.
Tuyệt đại đa số cư dân Trung Á phát triển kinh tế du mục, lấy chăn nuôi gia
súc làm nghề sản xuất chủ yếu. Đời sống kinh tế thấp kém làm cho xã hội phát triển
chậm. Đây là khu vực văn minh nhà nước ra đời còn muộn, còn lưu giữ đậm nét các
yếu tố văn hóa của chế độ thị tộc, bộ lạc.
Những đặc điểm văn hóa đáng chú ý là:
• Sản xuất: Kinh tế du mục, chăn nuôi các loại gia súc như cừu, ngựa trồng
bông lấy sợi.
• Văn hóa vật chất:
 Ăn thịt, uống sữa; làm bánh từ các loại ngũ cốc.
 Mặc ấm, quần áo làm từ bông, da thú, lông thú.
 Đời sống du mục nên ở lều di động, nay đây mai đó.
• Văn hóa ứng xử, đạo đức: Coi trọng sức mạnh, tổ chức quân sự kỉ luật, chặt
chẽ, đề cao và tuân phục thũ lĩnh.
• Văn hóa tâm linh: Theo tín ngưỡng đa thần, Hồi giáo có sức mạnh to lớn.
2.6.6. Khu vực BẮC Á
Đây là khu vực rộng lớn, nằm ở phía bắc Châu Á, chạy dài theo chiều đông –
tây từ biển Ôkhốt đến dãy núi Uran (ở Kazaktan).
Địa hình khu vực Bắc Á quá khắc nghiệt: khô và rất lạnh, rừng già với các
sông lớn (như Obi, Lenisei), hồ lớn (Baikal) và sa mạc (Gobi).
Khí hậu khu vực Bắc Á quá khắc nghiệt: khô và rất lạnh. Vùng Sibir có khi
lạnh đến mức -70oC. Khí hậu ở đây rất lạnh đến mức các hồ nước phần lớn thời gian
trong năm đều đóng băng. Nước ít lạnh như Mông Cổ về mùa đông nhiệt độ cũng có
thể xuống mức -30oC. Điều kiện tự nhiên như trên làm cho khu vực này đất rộng
nhưng bị bỏ hoang nhiều. Tài nguyên thiên giàu về tiềm năng nhưng chưa được khai
thác. Cuộc sống của cư dân ở đây chủ yếu là du mục, do vậy kinh tế kém phát triển
quá trình hình thành văn minh đến muộn.
Văn hóa khu vực này được đặc trưng bằng những yếu tố chủ yếu dưới đây.
- Sản xuất: Du mục, chăn nuôi cừu, ngựa, lạc đà.
- Văn hóa vật chất: Ăn thịt, uống sữa, ; mặc áo ấm, quần áo chủ yếu bằng da thú
dày, nhiều lông; ở lều di động, đốt lửa; đi lại bằng lạc đà, ngựa, dùng cung tên
rất giỏi.
- Văn hóa ứng xử, đạo đức: Coi trọng sức mạnh quân sự, suy tôn và tuân thủ
nhất luật theo thủ lĩnh.
- Văn hóa tâm linh: Rất sùng bái tự nhiên; Hồi giáo, Phật giáo du nhập từ ngoài
vào và được cải biến, có ảnh hưởng đáng kể trong đời sống xã hội.

108
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Chương 3. CÁC NỀN VĂN MINH Ở KHU VỰC PHƯƠNG TÂY


- CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ THÀNH TỰU TIÊU BIỂU
3.1. Cơ sở hình thành văn minh cổ đại phương Tây
3.1.1. Cội nguồn THIÊN CHÚA GIÁO
Để có thể hiểu được Thiên Chúa giáo với tư cách một tôn giáo có ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất đối với nền văn hóa Châu Âu thì không thể không tìm hiểu Do Thái
giáo – cái nôi hình thành nên tôn giáo này. Do Thái giáo đã gắn liền với toàn bộ các
thiên của sách Cựu Ước trong Kinh Thánh. Từ trong Cựu Ước, người ta gặp gỡ một
thế giới và một phương cách sống mà ngay từ sơ khởi đã vô cũng khác lạ so với văn
hóa Hy – La. Ở đây, người ta luôn luôn ý thức rằng, số phận con người là nằm trong
bàn tay của chỉ riêng cá nhân Chúa mà thôi. Triết lý tôn giáo của con người Do Thái
được xem là một tiến bộ vĩ đại so với các dân tộc vùng Trung Đông, bời vì vào thời cổ
đại, trong khi các giống dân Trung Đông còn theo đa thần giáo và dị đoan, thì dân Do
Thái đã một lòng hoan hỉ và tin tưởng vào một chúa trời duy nhất, toàn năng, cao cả,
huyền bí và tin vào kiếp sống tốt đẹp của thế giới bên kia, ngay cả khi họ bị đày ải vô
cùng khốn khổ (chẳng hạn nhân vật Jakob trong Cựu ước). Niềm tôn kính Chúa ấy đã
được thể hiện trong mọi hình tượng tôn giáo và được Thiên chúa giáo đẩy đến một
tầm phát triển cao hơn. Tương tự như Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo là một tôn giáo
mang tính lịch sử. Lịch sử loài người được hiểu không có gì khác hơn là do ý Chúa.
Do đó mà đối với Thiên Chúa giáo thì lịch sử chỉ là lịch sử cứu rỗi, là sám hối và tha
thứ. Ý thức thời đại theo tinh thần Thiên Chúa giáo do vậy không có tính tuần hoàn,
mà là được sáng tạo ra nhằm một mục đích cuối cùng cho toàn thể loài người. Đối với
Thiên Chúa giáo thì cuộc đời và sự nghiệp của Jesus, người Nazareth tượng trưng cho
bước ngoặc trong tư duy tôn giáo. Còn đối với mỗi tín đồ Thiên Chúa giáo thì ngài
vừa là Con Trai của đức Chúa trời lại vừa là nhà cách mạng xã hội. Vai trò và ảnh
hưởng của Ngài đã vượt xa ra ngoài khuôn khổ của Thiên Chúa giáo. Mặc dù khởi đầu
hết sức khiêm tốn nhưng Thiên Chúa giáo đã không phải hổ thẹn khi gặp gỡ văn hóa
Hy – La cổ đại. Tình yêu cao cả nhất với tư cách là tình bác ái đối với mọi người đã
làm bộc phát lên sức mạnh sáng tạo (bildende kraft) của cộng đồng tín đồ, và khiến
cho Thiên Chúa giáo trở thành một hệ thống cơ bản trong các thiết chế luân lý nhằm
hoàn thiện con người thời hậu kỳ cổ đại, đặc biệt là kỷ nguyên Stoya.
Sự hòa kết giữu tư duy lịch sử thần thánh của Thiên Chúa giáo và các học
thuyết lý luận cũng như thực tiễn của triết học Hy – La đã trở thành tiền đề văn hóa có
tính quyết định đối với văn hóa Châu Âu. Quá trình hỗn dung đó đã diễn ra trước tiên
ở trường phái Alexandria, mà đại biểu của nó alf Klemens và Origenes. Thông qua họ
mà triết học lịch sử của Thiên Chúa giáo tiếp nhận khái niệm Hy Lạp Paideia, theo đó
thì lịch sử là sự giáo dục nhân tính bới Chúa. Một loạt khái niệm khác của triết học Hy
– La cổ đại như logic, tư tưởng, chân lý, bất tử, linh hồn và trí tuệ v.v… đã trở thành
một bộ phận hữu cơ của Thiên Chúa Giáo với một ý nghĩa mới mẻ.
Tư duy nhân văn Hy Lạp đã được mở rộng và làm sâu sắc thêm bằng quan
niệm Thiên Chúa giáo về con người với tư cách tư cách cá nhân, đó là bất kể là ai
cũng đều đáng quý như nhau trước Chúa và điều đó là bất di bất dịch trong xã hội.

109
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Với nhận thức như thế về con người, Thiên Chúa giáo đã chỉ ra ý nghĩa của tình trạng
nô lệ vốn bị xem nhẹ trong xã hội cổ đại.
Tóm lại, các di sản phong phú và kỳ vĩ của các xã hội vùng Trung Cận Đông
cổ đại trên các phương diện nghệ thuật, chữ viết, kiến trúc, kỹ thuật đồ gốm và kim
khí, hệ thống chính trị và tổ chức xã hội nói chung đã có ảnh hưởng to lớn đến Châu
Âu, trước hết thông qua xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại. Các dân tộc Châu Âu đã học
được kỹ thuật đúc tiền kim loại, cách đo lường thời gian và cả những hình thức ngoại
giao. Người Hy Lạp, và tiếp đó là người La Mã đã phát triển thêm hệ thống tổ chức xã
hội bằng các thiết chế dân chủ và chủ nghĩa cá nhân (dành cho tầng lớp trên trong xã
hội), lối tư duy logic và đam mê văn hóa đối thoại theo logic. Họ cũng sáng tạo ra hệ
thống luật lệ, thể chế, chính sách có ảnh hưởng lâu dài đến toàn bộ văn minh phương
Tây và kéo dài đến tận hôm nay. Dấu ấn về di sản tinh thần phương Đông (Trung Cận
Đông) ở Châu Âu nói riêng, phương Tây nói chung thậm chí còn sâu sắc và phong
phú hơn ở các xã hội Trung Cận Đông ngày nay.
3.1.2. Văn minh Hy Lạp
Hy Lạp là một quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải nằm ở bán đảo Ban Căng, nằm ở vị
trí thuận lợi, án ngữ trên con đường giao lưu của các dòng di cư trong lịch sử cổ đại
của các dòng người từ châu Phi lên, từ Trung Á sang, từ châu Âu xuống. Lãnh thổ
của nền văn minh Hy Lạp gồm Hy Lạp ngày nay và các đảo thuộc Biển Egee và vùng
Tây Tiểu Á, trong đó quan trọng nhất là miền Nam bán đảo Ban Căng tức là vùng lục
địa Hy Lạp. Địa hình Hy Lạp có nhiều đồi núi xen kẽ, chia cắt các đồng bằng, tạo
thành các tiểu vùng. Miền lục địa Hy Lạp chia làm ba miền: Bắc bộ, Trung bộ và
Nam bộ. Từ Bắc bộ xuống Trung bộ phải qua đèo Técmôpin. Trung bộ có nhiều
thành phố, trong đó nổi tiếng nhất là Aten. Địa lý Hy Lạp đa dạng kết hợp với khí
hậu tốt, cận nhiệt đới, vào mùa đông ít tuyết. Khí hậu Hy Lạp mưa nhiều vào mùa
đông sang mùa xuân rất thuận lợi cho trồng trọt. Hy Lạp có nhiều khoáng sản như
sắt, đồng, vàng và bạc. Đó là điều kiện thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển khá
sớm. Những điều kiện địa lý, tự nhiên rất thuận lợi cho các ngành nghề như thương
mại, thủ công nghiệp và một nền nông nghiệp tuy không giàu có nhưng đủ đảm bảo
các nhu cầu của cư dân trong vùng. Là một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm phần đất
liền và vô số hòn đảo lớn nhỏ trên biển Egie, vùng duyên hải Ban căng và Tiểu Á, sự
thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh chóng phát triển
tất cả các lĩnh vực, mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá.
Lúc đầu các bộ lạc tự gọi mình theo tên riêng, đến khoảng thế kỷ thứ VIII – VII B.C,
người Hy Lạp mới gọi mình là Helen (Hellenes) và gọi đất nước mình là Hêla
(Hellas) tức Hy Lạp. Nền văn minh Hy Lạp thuộc các đồng bằng Thessalia màu mỡ,
rộng lớn ở vùng bắc Hy Lạp cùng với các đồng bằng Attike, Beotia ở trung Hy Lạp
và bán đảo Peloponnese ở phía nam Hy Lạp. Tại đây nghề trồng trọt và chăn nuôi
phát triển rất sớm. Địa hình Hy Lạp có nhiều đồi núi xen kẽ, chia cắt các đồng bằng,
tạo thành các tiểu vùng.
Nền văn minh Hy Lạp cổ đại thuộc thời kỳ lịch sử khởi đầu từ thời kỳ Tăm tối của
Hy Lạp khoảng từ thế kỷ XII cho tới thế kỷ thứ IX B.C và kéo dài đến cuối thời kỳ
cổ đại (khoảng năm 600 Công Nguyên). Tiếp nối giai đoạn này là sự bắt đầu của giai
đoạn đầu thời kỳ trung cổ và kỷ nguyên Byzantine. Văn minh của người Hy Lạp cổ
đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngôn ngữ, chính trị, hệ thống giáo dục, triết học, khoa
học, nghệ thuật, và kiến trúc của thế giới cận đại, thúc đẩy phong trào Phục Hưng tại

110
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Tây Âu cũng như làm sống lại các phong trào tân Cổ điển tại châu Âu và châu Mỹ
thế kỷ XVIII và XIX.
Những thành tựu của văn minh Hy Lạp
Văn minh Hy Lạp trải qua các thời kỳ phát triển rực rỡ, người ta chia làm hai thời kỳ
lớn: thời kỳ Tiền Hy Lạp (còn gọi là thời kỳ văn minh vùng biển Aegaeum, kéo dài từ
3000 năm đến 1200 năm B.C) và thời kỳ Hy Lạp chính thống (từ thế kỷ 12 B.C đến
thế kỷ 1 B.C). Tuy nền văn minh Hy Lạp xuất hiện muộn hơn nền văn minh Ai Cập
cổ đại nhưng nhờ tiếp thu được nhiều giá trị từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại và phát
triển lên, nâng lên tầm khái quát, nên nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã có rất nhiều
đóng góp giá trị.
Văn học Hy Lạp
Văn học cổ điển được viết dưới thời Hy Lạp cổ xưa từ thế kỷ thứ 4 và phát triển lên
trong thời Đế chế Byzantine. Vào thời kỳ đầu, Hy lạp có 2 tác phẩm đồ sộ của
Homer, Iliad và Odyssey. Nhà thơ vĩ đại Hesiodos có hai tác phẩm là Works and
Days và Theogonia. Chiếm vị trí quan trọng trong văn học Hy Lạp cổ đại phải kể đến
thần thoại Hy Lạp.
Hình 2a. Đầu Ulysse, một phần của bức
tượng cẩm thạch tìm được ở Italy
Thần thoại Hy Lạp khá phong phú và thể
hiện trong đó cách giải thích của người
Hy Lạp về tự nhiên, nguồn gốc loài
người đồng thời nêu lên những kinh
nghiệm của cuộc sống lao động và ước
vọng của mình. Các nhân vật trong thần
thoại từ vũ trụ, thần thánh tới các bậc
anh hùng dũng sĩ. Từ khối hỗn mang
(gọi là Chaos), xuất hiện nữ thần đất
Gaia rồi thần ái tình Eros nhờ đó Chaos
và Gaia lấy nhau sinh ra đêm tối, ánh
sáng, sao trời, biển cả, núi non, sông
ngòi, sấm chớp... Bàn tay khéo léo của
Prometheus đã nặn ra loài người từ đất
sét và lấy trộm lửa mang đến cho loài
người. Dưới sự điều khiển của thần
Zeus, vị thần tối cao của các thần ngự trị
trên đỉnh Olympus quanh năm tuyết phủ
đã can thiệp vào mọi lĩnh vực đời sống con người. Thần thánh vừa thể hiện sức mạnh
của trần gian vừa thể hiện sự lao động sáng tạo của con người như: thần trồng nho
Dionysus, nữ thần nông nghiệp Demeter, thần thợ rèn Hephaistos, nữ thần anh hùng
Calios, nữ thần múa Ternexiso...
Nhiều bài thơ trữ tình cũng được sáng tác ở thời kỳ này là của Sappho và Pindarus.
Những người Hy Lạp còn nổi tiếng với các tác phẩm kịch sân khấu và các trường ca
bất hủ, nhất là các tác phẩm của Aeschylus, Sophocles và Euripides. Trên cơ sở
truyện dân gian, ra đời truyền thuyết về thành Troia. Giống như các vở bi kịch, thể
loại kịch nói cũng được thể hiện trong các dịp trang trọng tại nhà hát Dionysus tại
Athena. Một tác phẩm kịch trường tồn của Aristophanes là một kho tàng của thể loại

111
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

hài hước. Menanderus là nhà văn đã đề xuất thể loại kịch Hy Lạp theo trào lưu mới.
Tác phẩm văn xuôi vĩ đại của thế kỷ thứ 4 là viết về triết học. Thời kỳ này xuất hiện
rất nhiều triết gia Hy Lạp, nhưng có ba triết gia nổi tiếng: Socrates, Platon và
Aristotle.

Thành tựu y học Hy Lạp cổ, Hy Lạp cổ có một


thiên tài lỗi lạc, đó là Hippocrates, một trong
những danh y giỏi nhất của mọi thời và thường
được xem là cha đẻ của y học. Sinh năm 460
B.C tại đảo Cos vùng biển Aegeum,
Hippocrates là con trai một người làm thuốc,
được cha truyền cho những kiến thức về y tế,
sau đó tiếp tục học ở Athena và nhiều thành
phố khác trong vùng. Ông hành nghề trên đảo
Cos và nổi tiếng từ đó. Vào thời trước
Hippocrates, người Hy Lạp rất mê tín dị đoan.
Họ tin rằng bệnh tật do ma lực huyền bí gây
nên và chỉ có thể được chữa khỏi nhờ các thầy phù thuỷ. Hippocrates đã mở ra một
kỷ nguyên mới cho y học, xem bệnh tật như một hiện tượng thiên nhiên, có thể chữa
trị dựa vào quan sát lâm sàng tỉ mỉ cũng như căn cứ vào các triệu chứng, nhìn nước
da, quan sát mắt bệnh nhân, chú ý họ có bị sốt hoặc lạnh hay không. Hippocrates
cũng khuyến khích học trò làm việc hết sức mình vì lợi ích của bệnh nhân. Lời thề
nổi tiếng mà các bác sĩ tuyên đọc trước khi ra trường trước đây, về sau được đặt tên
là lời thề Hippocrates. Lời thề này chủ yếu nhấn mạnh, cấm bác sĩ giúp nữ bệnh nhân
phá thai, trao thuốc độc theo yêu cầu, gợi ý của bệnh nhân, làm phẫu thuật không cần
thiết. Ngoài ra, lời thề còn đòi hỏi bác sĩ tránh quan hệ tình dục với bệnh nhân, không
tiết lộ những chuyện liên quan đến bệnh nhân.
Toán học Hy Lạp cổ đại Thế giới Hy Lạp cổ đại còn cống hiến cho nhân loại nhiều
nhà bác học mà đóng góp của họ tới nay vẫn còn giá trị
như: Euclides, người đưa ra các tiên đề hình học và đặt
cơ sở cho môn hình học sơ cấp; Pythagoras, người đã
chứng minh định lí mang tên ông và ngay từ thế kỉ thứ
5 B.C đã đưa ra giả thuyết Trái Đất hình cầu; Thales,
người đã đưa ra định lí Thales; và đặc biệt nhất,
Archimedes, người đã đề ra nguyên lí đòn bẩy, chế ra
gương cầu lõm, máy bắn đá và phát hiện ra lực đẩy tác
động lên một vật nếu vật đó trong lòng chất lỏng (lực
đẩy Archimedes).

Nhà nước ở Hy Lạp cổ đại hình thành trên cơ sở sự tan rã của xã hội thị tộc. Nhà
nước dân chủ chủ nô ở Hy Lạp ngày càng được hoàn thiện qua những cải cách của
Solon, Cleisthenes và Pericles. Về luật pháp, bộ luật cổ nhất của Hy Lạp là bộ luật
Draco, bộ luật này có những hình phạt rất khắc nghiệt, có khi chỉ ăn cắp cũng bị xử
tử. Sau này, nhờ những cải cách của Solon, Cleisthenes... luật pháp Hy Lạp ngày
càng mang tính dân chủ hơn. Luật pháp và tổ chức nhà nước Các quốc gia ở phương

112
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Tây chịu ảnh hưởng nhiều về hệ thống pháp luật và cách tổ chức nhà nước từ Hy Lạp
cổ đại.
Triết học Hy Lạp cổ đại là nền triết học được hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước
công nguyên đến thế kỷ VI tại Hy Lạp, được xem là thành tựu rực rỡ của văn minh
phương tây, tạo nên cơ sở xuất phát của triết học châu Âu sau này. Alfred Whitehead
nhận xét rằng "triết học phương Tây thực ra chỉ là một loạt các chú thích cho Platon".
Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại tập trung vào hai chủ đề chính: Thứ nhất là mối liên
hệ giữa nguyên nhân và hệ quả, hay nói cách khác, tìm câu trả lời cho câu hỏi phải
chăng các sự vật hiện tượng vận động theo một chuỗi nguyên nhân-hệ quả tất yếu
khách quan hay chỉ là sự trùng hợp, tình cờ ngẫu nhiên. Thứ hai là bản chất và khởi
thủy của thế giới tồn tại. Những đại diện tiêu biểu nhất của nền triết học này là
Socrates, Platon, Aristotle và Epicurus.
Là quê hương của triết học phương Tây, triết học Hy Lạp cổ đại có hai trường phái
triết học duy vật và duy tâm. Đại diện cho trường phái duy vật là các nhà triết học nổi
tiếng như: Thales, Heracleitus, Democritus... Đại diện cho trường phái duy tâm là các
nhà triết học: Platon, Aristotle. Triết học Hy Lạp cổ đại là đỉnh cao của văn minh Hy
Lạp, với các đặc trưng cơ bản: (a) có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào
lưu, trường phái, duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình, vô thần và hữu thần.
Toàn bộ nền triết học thế giới sau này cũng dựa trên những nền tảng cơ bản đó; (b)
Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã biết gắn bó chặt chẽ triết học với khoa học tự
nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau để hướng tới việc xây
dựng thế giới quan tổng thể, biến triết học thành "khoa học của các khoa học". Ngoài
ra, triết học Hy Lạp cũng rất coi trọng vấn đề con người.
Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu
sắc các quan hệ xã hội, đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử
chế độ chiếm hữu nô lệ và phát triển qua 3 thời kỳ sau: tiền Xôcrat (thời kỳ sơ khai);
thời kỳ Xôcrat (thời kỳ cực thịnh); thời kỳ Hy Lạp hoá.. Vì vậy, nơi đây đã hội tụ đầy
đủ những điều kiện để tư duy con người có dịp bay bổng, để thoả sức sáng tạo ra
những giá trị triết học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử tư tưởng của nhân
loại. Xứng đáng là chiếc nôi của nền văn minh châu Âu và của cả nhân loại. Đúng
như Ph.Ăngghen nhận xét: "Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp,
không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp, không có chế độ nô lệ thì không có đế
quốc La Mã mà không có cái cơ sở là nền văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì
không có châu Âu hiện đại được". Sự hình thành triết học Hy Lạp không diễn ra một
cách ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của việc kế thừa những di sản tinh tuý của
truyền thống trong sáng tác dân gian, trong thần thoại, trong các mầm mống của tri
thức khoa học (khoa học tự nhiên).
Hy Lạp cổ đại là đất nước của thi ca, thần thoại. Thần thoại là nơi để con người
tưởng tượng, diễn giải về các hiện tượng thiên nhiên kỳ bí mà còn là nơi thể hiện đời
sống tâm linh, sự hình thành số phận cũng như muôn mặt của đời sống thường ngày.
Thần thoại là nơi đâù tiên để tư duy triết học ra đời và từng bước triết học tách khỏi
thần thoại, tự mình tư duy về tự nhiên, đạo đức, về xã hội, về lẽ sống, về chân lý, về
con người… Những tinh hoa về toán học, thiên văn học, địa lý, hệ thống đo lường,
lịch pháp,…đã xuất hiện do nhu cầu buôn bán, vượt biển đến các nước phương Đông.
Vì vậy, các nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp cũng là những người đã nhiều lần đến
phương Đông và nhiều vùng đất khác. Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của triết

113
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

học Hy Lạp cổ đại là một tất yếu-đó là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời
đại. C.Mác viết: "Các nhà triết học không phải những cây nấm mọc trên đất. Họ là
sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá
nhất và khó nhìn thấy nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học".
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại và điêu khắc của nền văn minh Hy Lạp phát triển rực rỡ và
để lại dấu ấn sâu sắc hơn cả. Những công trình điêu khắc Hy Lạp cổ thời gian đầu
chịu ảnh hưởng của trường phái nghệ thuật phương Đông. Nhưng nghệ thuật tạo hình
và điêu khắc đạt đến đỉnh cao là ở thời kỳ Hy Lạp hóa (thế kỷ 5 đến thế kỷ 4 B.C).
Nhiều công trình được sáng tạo bởi Polygnotus, Myron, Phidias. Người đánh xe ngựa
của Delphi là một trong những tác phẩm điêu khác vĩ đại có niên đại 470 B.C. Tác
phẩm Tượng thần Athena và Marsyas (tại Vườn Bách thảo của Copenhagen) được
sáng tác bởi Myron. Kiến trúc và điêu khắc Hy Lạp cổ thường đi song hành bên
nhau. Những giá trị lớn tập trung tại các công trình kiến trúc lớn, những bức tranh
tường, những bức tượng lớn trong một đại sảnh là hình ảnh thường gặp ở Athena.
Các bức tượng cổ Hy Lạp là cả một nền nghệ thuật mẫu mực, ảnh hưởng đến trường
phái nhiều quốc gia châu Âu sau này, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách
Roma cho đến thời kỳ Phục Hưng. Kiến trúc Hy Lạp cổ là những công trình đồ sộ và
nghệ thuật cho cả châu Âu sau này, mang tính kinh điển và ảnh hưởng mạnh mẽ đến
các nền nghệ thuật của nhiều quốc gia từ cổ đại cho đến ngày nay. Như Đền thờ ở
Olympia có chứa một bức tượng của thần Zeus -một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ
đại, cao 12 mét bằng ngà voi và vàng do Phidias điêu khắc. Công trình nổi tiếng
Thành Athenes là một trong những thành tựu văn minh được nhắc tới dưới đây:
Hy Lạp Cổ có những thành lũy cổ được xây dựng trên một điểm cao trong một thành
phố như Thành Athenes. Thành được xây dựng trên một ngọn đồi tương đối bằng
phẳng, cao hơn thành phố khoảng 165 mét. Từ thiên niên kỷ thứ II B.C, đây là một
thành lũy kiên cố trong đó có lâu đài của các vua chúa và là nơi thờ cúng. Vào Thế
kỷ VI B.C, Athenes được Pyxyxitirat (Chúa Athenes khoảng 600 – 527 B.C) dựng
thêm một số công trình kiến trúc và tượng thờ Thần Athena. Đến năm 480 B.C,
Athenes bị người Ba Tư phá hủy một phần. Đến khoảng thế kỷ V B.C, Athenes
không còn là một thành lũy kiên cố nữa, chỉ còn là nơi thờ cúng các Thần linh. Chúa
Perykilexo (495 – 429 B.C) của Thành Athenes cho xây dựng ở Athenes một số công
trình cở điển dưới sự chỉ đạo của các nhà điêu khắc Phidias còn nổi tiếng đến ngày
nay. Các đền đài này đã bị hư hại nhiều trong các cuộc chiến giữa Athenes với các
nước khác. Rồi sau nhiều lần bị chiếm đóng, đặc biệt là trong cuộc chiến với
Venexia. Một phần của Điện Parthenon bị hư hại trong một vụ nổ thuốc súng khi
người Thổ dùng điện này làm kho thuốc nổ (1687). Nhiều di vật cổ đã bị người Anh
lấy đi, hiện trưng bày ở Viện bảo tàng Anh quốc.
Parthenon – đền thờ nữ thần Athena, một công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của
Akiropolis và của cả Hy Lạp cổ đại. Để xây dựng ngôi đền này, Peryrilexi giao cho
các kiến trúc sư Ictinos và Calicrates thực hiện dưới sự chỉ đạo của nhà điêu khắc
Phidias. Công trình này được xây dựng (từ năm 447 B.C đến năm 432 B.C) bằng đá
cẩm thạch trên nền móng một đền thờ xây dở đã bị người Ba Tư đốt cháy năm 480
B.C. Đền Parthenon là một ngôi đền điển hình của Hy Lạp với một hàng cột thẳng có
kích thước (69,51 mét x 30,88 mét) rất hùng vĩ. Trang trí điêu khắc ngôi đền này là
công trình của nhà điêu khắc Phidias. Hành lang phía ngoài của ngôi đền này có 46
cột thẳng được mang những đầu cột đắp kiểu Hy Lạp và nó được trang trí ở phía

114
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

trước hai mặt điện. Nội thất được xây kín hai bên sườn chiều dài, hai đầu hồi mở với
những cửa vòm rộng có sâu cột thẳng kiểu hình hơn. Bức hoàng trang trí ngày lễ hội,
nữ Thần Athena chạy quanh cả ngôi đền dưới trần hành lang. Giữa tiền sảnh cửa ra
vào ở phía Tây và tiền sảnh cửa ra vào ở phía Đông của ngôi đền chính, có một bức
tường ngăn làm hai gian (một gian gọi là Hecatompedon dài 100 mét, nhắc nhở lại
dấu vết ngôi đền xưa. Và một gian gọi là Parthenon: phòng các nữ đồng trinh. Gian
Hecatompedon (ở phía Đông) là gian thờ có tượng nữ Thần Athena bằng ngà và
vàng, cao 12 mét. Một hàng cột kiểu hình đơn, trên đỉnh lại có một hàng cột thứ hai
nhỏ hơn bao quanh ba phía của gian này.
Gian Parthenon có bốn cột kiểu đầu trụ có cánh đỡ (Ordreionique), có lẽ trước kia
chứa các vật thánh linh, và về sau nó được dùng làm kho chứa châu báu của thành
phố. Vào thế kỷ VI, Đền Parthenon được chuyển thành nhà thờ Đức Mẹ Đồng Trinh.
Năm 1687, trong cuộc chiến tranh Thổ - Venexia, đền này được người Thổ dùng làm
kho chứa thuốc nỏ nên khi bị một viên đạn pháo của Venexia bắn trúng đã gây ra vụ
nổ lớn làm hư hỏng gần như toàn bộ phần trung tâm. Sau đó, đền lại được chuyển
thành nhà thờ Hồi giáo vào năm 1688 – 1749 và được xây thêm một tháp xướng
kinh.
Sau đấy, đền bị một người Anh bóc hầu hết các bức khắc chạm trang trí (1802) đưa
về Viện bảo tàng Anh quốc. Cả Viện bảo tàng Louvre của Pháp và viện bảo tàng
Akiropolis cũng có một số mảnh của bức hoành của đền Parthenon.
Cổng Piropulala: cổng vào rất đồ sộ của Thành cổ Athenes, xây dựng bằng cẩm
thạch vào các năm từ 437 B.C đến 431 B.C. Cổng này gồm một cổng chính, có hai
vòm mở vào đầu đường Tôn Nghiêm với hai cánh, trong đó cánh phía Bắc là một
phòng trưng bày tranh. Được người thổ chuyển thành kho thuốc và kiến trúc này
cũng bị hư hại nặng trong một vụ nổ do sét gây ra năm 1640.
Đền Erechtheion: đền ở Athenes dùng cho việc hành lễ vùng Athena Polias và Thần
Poseidon. Cửa vào ở mặt phía Bắc được coi là điển hình của kiểu đầu trục cánh đỡ ở
Athenes và cửa cột tượng Nữ nổi tiếng ở mặt phía Nam cửa đến. Cửa này có một
thằng gác với hàng cột bao quanh là những tượng mỹ nữ rất đẹp. Nó là điển hình cho
nghệ thuật tạc tượng thời cổ đại. Đền được xây dựng vào các năm từ 421 B.C đến
405 B.C, sửa chữa lại sau một vụ cháy năm 395 B.C. Đền được chuyển thành nhà thờ
vào thế kỷ thứ VII, rồi trở thành nhà ở của các thị nữ của viên Tư lệnh người Thổ ở
Athenes (1463). Nó bị hư hại nhiều trong cuộc tiến công của người Thổ và bị lấy đi
mất một số tác phẩm nổi tiếng. Đền này được trùng tu vào năm 1902 – 1909.
3.1.3. NỀN VĂN MINH LA MÃ
Bán đảo Italy dài và hẹp vươn ra Địa Trung Hải, với dẫy núi Alpes phía bắc ngăn với
Châu Âu. Cũng lại là biển bao bọc, ở phía Nam là đảo Sicile, phía tây là hai hòn đảo
Corse và Chardegne. Những vùng đồng bằng màu mỡ như vùng song pô, trung Italy
và đảo Sicile; với khí hậu ấm áp, mưa nhiều… là những điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển nông nghiệp. Bán đảo Italy khoáng sản phong phú như đồng, chì, sắt… tạo
tiền đề cho sự ra đời và phát triển công nghiệp khai khoáng và luyện kim. Tuy không
có nhiều đảo thuận tiện cho sự giao thông trên biển, nhưng bờ biển có nhiều vịnh tạo
điệu kiện tốt cho tàu bè lui tới.
Bán đảo Italy, nơi con người cư trú khá sớm, có một nền văn minh rực rỡ. Bán đảo
Italy cũng là nơi gặp gỡ của các luồng văn minh đông và tây Địa Trung Hải, Bắc Phi.

115
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Vì vậy, dù ra đời muộn hơn so với nhiều nền văn minh khác nhưng nền văn minh La
Mã đã phát triển rất nhanh chóng.
Từ thời đồ đá cũ, đã có cư dân sống trên bán đảo. Vào thiên niên kỉ II B.C những bộ
lạc từ bên kia dãy Alpes kéo vào và những bộ lạc từ phương bắc tới. Tất cả những
người di trú ấy đều được gọi là người Italy. Chó tới trước khi La Mã chiếm toàn bộ
bán đảo, sự phân bố của tộc người về đại thể: người Etrusques ở Bắc và trung Italy ,
người Italy ở trung và nam bán đảo, người Hy Lạp chiếm đảo Sicile và những thành
phố ven biển phía nam
Vào cuối thời kì công xã nguyên thủy, sự phân bố tài sản đã dẫn đến sự phân hóa xã
hội. Công xã thị tộc ở La Mã bước vào thời kì Vương Chính. Thời kì này các cơ quan
quản lí công xã gồm có: hội nghị nhân dân, viện nguyên lão. Vua do hai cơ quan này
bầu ra sống chỉ là người chỉ huy quân đội và là tăng lữ cao nhất.
Ở thế kỉ VII B.C do sử dụng công cụ sản xuất bằng sắt mà năng suất lao động và việc
trao đổi hàng hóa xuất hiện. Thời gian này, lại diễn ra cuộc đấu tranh giữa binh dân
và quý tộc thị tộc La Mã. Trông điều kiện lịch sử ấy, cuộc cải cách của vua Servirus
Tuius như một cuộc cách mạng, đánh dấu chế độ thị tộc cũ sụp đổ. Ngoài ra cuộc đấu
tranh của người La Mã chống ách thống trị của người Etrusques ở bán đảo Italy cũng
góp phần váo sụ sụp đổ của công xã thị tộc, nhà nước La Mã ra đời và bước vào thời
kì văn minh.
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NỀN VĂN MINH
Trong hai thế kỉ V – IV B.C, công cụ sản xuất bằng sắt trở nên thông dụng; các công
trình thủy lợi đơn giản được xây dựng; phân bón được dùng đã khiến nền kinh tế
nông nghiệp ở La Mã có bước phát triển, thủ công nghiệp cũng có tiến bộ, song kinh
tế tự nhiên vẫm chiếm ưu thế.
Trong quá trình mở rộng lãnh thổ, La Mã đã khai thác những thuận lợi nhiều mặt để
phát triển kinh tế. Từ th.k III B.C nông nghiệp có biến đổi về cơ cấu. Ruộng đất được
tập trung vào tay chủ nô đã dẫn tới sự xuất hiện của các trang viên lớn và vừa. Giữa
các trang viên điều thiết lập quan hệ kinh tế hàng hóa. Việc trang viên hình thành,
bọn chủ nô La Mã tổ chức bóc lột nô lệ trên quy mô rộng lớn, vượt xa các quốc giá
chiếm hữu nô lệ trước đó.
Thủ công nghiệp chủ yếu tập trung vào các ngành luyện kim, chế tạo công cụ sản
xuất, da dệt, chế biến rượu nho và dầu ôliu… ngoại thương phát triển mạnh, đặc biệt
là sau khi La Mã chiếm Địa Trung Hải, tiền tệ lưu thông rộng rãi. Nền văn minh La
Mã ngày càng phát triển và gắn liền với sự củng cố của Nhà nước và thể chế chính trị
của nó.
Ban đầu thể chế Cộng hòa được thiết lập với sự hoàn chỉnh dần về cơ cấu cho tới thế
kỉ III B.C. Sự xuất hiện của bộ Luật La Mã là một bước tiến lớn, đánh dấu sự ra đời
của nhà nước pháp quyền. theo luật này, mọi công dân đều có quyền tham gia vào
đời sống chính trị, tập trung qua ba đại hội: đại hội bào tộc, đại hội Sansni, đại hội
công dân. Viện nguyên lão bao gồm quý tộc giàu sang có thế lực chấp chính. Tăng lữ
cáo cấp cũng có vai trò quan trọng
Sau khi đối phó với những đợt xâm nhập của người Goles từ phía tây châu Âu, La
Mã dồn sức chiếm vùng trung Italy giàu có và chiếm dần các thành phố la tinh rồi
sau đó tiếp tục chiếm nam Italy bán đảo Italy nằm trọn trong tay La Mã.
Từ thế kỉ III đến thế kỉ I trc.CN La Mã gây chiến tranh để bành trướng lãnh thổ. Gây
chiến với Puniques chiếm vùng tây Địa Trung Hải, sau tiếp tục chiếm vùng đông Địa

116
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Trung Hải. Hầu hết đất đai Hy Lạp bị La Mã thống trị. La Mã trở thành đế quốc hùng
mạnh và rộng lớn.
Ách thống trị của La Mã với nô lệ và các dân tộc đã làm bùng nổ nhiều cuộc khởi
nghĩa. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nô lệ và dân nghèo do Spartacus lãnh đạo.
Sau khi ổn định đế quốc, các phe phái chủ nô hình thành và bắt đầu cuộc đấu tranh
giành giật quyền lợi, phe Caesar thắng, nền cộng hòa La Mã bị thủ tiêu. Đế chế do
Caesar thiết lập tồn tại không lâu. Khi Caesar chết, các thế lực La Mã tranh chấp gây
chiến tranh liên mien. Năm 30 trc.CN chế độ quân chủ của Octave được thiết lập.
Thế kỉ I và II, đế quốc La Mã mở rộng lãnh thổ và phát triển cực mạnh, nền văn minh
La Mã đạt đến độ cực thịnh. Các thành thị trong đế quốc La Mã phát triển sầm uất và
nhiều thành thị mới ra đời, những thành thị này trở thành trung tâm kinh tế, chính trị,
văn hóa của châu Âu sau này. Nhưng từ thế kỉ I sự khủng hoảng của đế chế La Mã
bắt đầu, đến thế kỉ IV nhiều bộ lạc bên ngoài đến xâm nhập. Đế quốc La Mã chia hai,
năm 476 Tây La Mã diệt vong, Đông La Mã bị phong kiến hóa, và tới năm 1453 bị
diệt vong.
NHỮNG THÀNH TỰU VĂN MINH
Nền văn minh La Mã ra đời muộn nhưng phát triển nhanh và có ảnh hưởng lớn đến
nhiều quốc gia. Thừa hưởng thành tựu của những người đi trước nhất là Hy Lạp.
Người La Mã đã sáng tạo ra nền văn hóa của mình. Vì vậy ảnh hưởng của văn hóa
Hy Lạp thể hiện khá rõ trên nhiều lĩnh vực.
Trong thần thoại La Mã, các vị thần Hy Lạp ngự trị trên núi Olympie được người La
Mã tôn thờ với tên mới do họ đặt. Các lĩnh vực khác như văn học, nghệ thuật, khoa
học đều mang dấu ấn của Hy Lạp. Tiếng nói và chữ viết Hy Lạp được sử dụng rộng
rãi trong sáng tác và biểu diễn sân khấu. Tuy vậy phần sáng tạo của người La Mã là
cơ bản và nối liền văn hóa Hy Lạp với văn hóa châu Âu ở giai đoạn sau. Một số
thành tựu của nền văn minh La Mã thể hiện trong tôn giáo, văn học, sử học, triết học,
khoa học tự nhiên.
1. Tôn giáo
Người La Mã thờ thần gắn với tự nhiên, trong quá trình hình thành đế quốc La Mã
việc thờ một thần cũng tạo nên sự truyền bá tôn giáo khác nhau trong đế quốc đặc
biệt là tôn giáo của những người Hy Lạp và các nước bị Hy Lạp hóa.
Cuối thế kỉ I B.C, La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng giai cấp. Các cuộc đấu
tranh của dân nghèo đều bị thất bại. Chủ nô La Mã thiết lập một chế độ thống trị tàn
bạo. Từ sự thất vọng của cuộc sống hiện thực những người bị bóc lột tìm hạnh phúc
trong cuộc sống ảo tưởng: đạo Cơ đốc một tôn giáo mới ra đời. Ban đầu đạo Cơ đốc
được coi là một giáo phái của đạo Do Thái và Kinh Cựu ước của đạo Do Thái là một
thánh kinh quan trọng của tín đồ Cơ Đốc giáo dần dần Cơ Đốc giáo trở thành tôn
giáo độc lập có giáo lý, nghi lễ riêng (giáo lý hình thành trên cơ sở triết học duy tâm
của Hy Lạp La Mã thần học. Đạo Cơ Đốc ban đầu là của quần chúng bị áp bức và
dân tộc bị nô lệ trong đế quốc La Mã. Nghi lễ ban đầu cũng đơn giản, ít kiêng kị nên
dễ dàng được tiếp thu, lên án sự bóc lột bất công. Do đó giai cấp thống trị La Mã đã
đàn áp tín đồ Cơ Đốc giáo.
Nhưng tới thế kỉ II trở đi giai cấp thống trị cũng theo đạo Do Thái và giáo lý cũng bị
thay đổi, từ kêu gọi bình đẳng bác ái đến tuyên truyền nhẫn nhục chịu đựng phục
tùng. Những kẻ bóc lột đều có thể lên thiên đường và làm việc từ thiện. Nghi lễ phức
tạp hơn, xuất hiện tầng lớp tăng lữ riêng biệt. Giáo hội Cơ Đốc ra đời. Đạo Cơ Đốc

117
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

đáp ứng nhu cầu của La Mã, thống nhất tư tưởng không đụng chạm tới giai cấp, nhân
danh Thượng đế thần thánh hóa sự bóc lột.
Quần chúng bị trị hướng tới đạo với hy vọng được được sung sướng ở cõi vĩnh hằng
sau khi chết nên đạo Cơ Đốc trở thành tôn giáo của thế giới.
2. Văn học
Cuối thế kỉ III B.C, ảnh hưởng của văn học Hy Lạp văn học La Mã có chuyển biến.
Mô phỏng các tác phẩm Hy Lạp, nhiều vở hài kịch, bi kịch được soạn ra. Sau đó, một
số hài kịch và bi kịch khác nữa được soạn ra với nội dung lên án thói xấu của bọn
quyền quý được soạn ra. Thế kỉ III B.C thơ xuất hiện với nhà thơ tiêu biểu là Elnisos.
Trong các tác phẩm của mình ông đã trình bày sự hiểu biết của mình về triết học duy
vật Hy Lạp. Hài kịch La Mã phát triển từ thế kỉ III B.C dù chịu ảnh hưởng của hài
kịch Hy Lạp song hài kịch La Mã vẫn thế hiện cuộc sống sinh động của xã hội La
Mã, lên án chủ nô, nhà giàu và dành tình cảm cho quần chúng lao động.
3. Sử học
Những tài liệu biên niên sử xuất hiện từ thời cộng hòa tới cuối thế kỉ III đầu thế kỉ II
B.C, nhà sử học Phabius đã viết lịch sử La Mã bằng tiếng Hy Lạp.
Bộ lịch sử La Mã đầu tiên viết bằng tiếng Latinh là tác phẩm của Catol (234-149
B.C) gồm 7 quyển nhưng nay chỉ còn lại một số đoạn.
Bộ Thông sử của Polibe (205-105 B.C) gồm 40 quyển khá nổi tiếng. Polibe còn nêu
lên vai trò lớn lao của sử học là giáo dục con người và rút ra những bài học quý báu.
Nhà sử học Tite Live (59-17 B.C) viết Lịch sử La Mã tới 142 quyển, ít nhiều đề cao
quyền thống trị của La Mã ở Địa Trung Hải. Sang thế kỉ I và II sau CN, xuất hiện
những nhà sử học Tacite, Plutarque và Appian. Tacite là tác giả hai bộ lịch sử và lịch
sử biên niên. Plutarque chủ yếu viết về cuộc đời các nhân vật lịch sử qua tác phẩm
“Tiểu sử so sánh”. Ông đánh giá cao lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nô lệ Spartacus. Còn
Appian viết lịch sử các vùng bị La Mã chinh phục.
4. Triết học
Mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giữa bình dân và quý tộc, giữa La Mã và các vùng bị
chinh phục là cơ sở cho đấu tranh của các trường phái triết học ở La Mã. Thế kỉ I
B.C, triết học La Mã phát triển cao. Đại biểu xuất sắc nhất là nhà triết học duy vật
Loucrete tiếp thu triết học Hy Lạp, ông trình bày quan điểm duy vật về vô thần của
mình trong tập thơ bàn về bản chất sự vật. Ông chống tôn giáo, bác bỏ quan niệm sai
lầm về thần thánh, chứng minh tính vĩnh cửu và bảo toàn của vật chất. Vật chất luôn
vận động trong vũ trụ vô tận. Ông cũng nêu giả thuyết về sự xuất hiện của loài người
và cuộc sống nguyên thủy của họ. Còn Cicéron, nhà triết học theo chủ nghĩa chiết
trung, biện hộ cho nền chính trị đương thời chế độ tư hữu bóc lột nô lệ chống lại học
thuyết duy vật vô thần. Trong khi đó, Agrippa lại cho rằng thế giới là không thể nhận
thức được, nhận thức lý tính có bao hàm những yếu tố của phép biện chứng. Và
Mareus Aurelius Antonin, hoàng đế La Mã và là nhà triết học cho rằng, Thượng đế là
nguồn gốc đầu tiên của tất cả những gì tồn tại, và ông tuyên truyền Thuyết định
mệnh. Quan điểm của Mareus đã có ảnh hưởng tới Đạo Cơ Đốc dù ông vẫn trừng trị
các tín đồ Đạo Cơ đốc. Từ thế kỉ II, triết học La Mã trở thành triết học tôn giáo và
một số học thuyết mang tính triết học thần bí. Tuy vậy, triết học La Mã có ảnh hưởng
tới các lĩnh vực văn hóa đời sống của nhiều nước.
5. Khoa học tự nhiên

118
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Khoa học tự nhiên ở La Mã đạt những thành tựu quan trọng. Plinius là nhà bác học
nổi tiếng của La Mã, tác giả cuốn “Lịch sử tự nhiên”: là bộ bách khoa toàn thư về
thiên văn, khoáng vật học, thực vật học, động vật học… ông đã đúc kết được những
kiến thức này sau khi đọc vô vàn sách vở và tài liệu. Công trình của ông được sử
dụng rộng rãi trong nhiều thế kỉ
Nhà thiên văn và địa lí xuất sắc của La Mã là Ptolémée. Ông hoàn thành hệ thống
thiên văn sau này mang tên ông. Theo ông Trái Đất là trung tâm vũ trụ. Ông vẽ bản
đồ thế giới cực bắc là Scandinave tới cực nam là sông Nil, từ Tây Ban Nha tới Trung
Quốc, lập ra kinh độ, vĩ độ. Theo ông các vì sao có ảnh hưởng tới số phận con người.
Trong y học, Galien là thầy thuốc xuất sắc ông tiếp thu và tổng hợp những thành tựu
y học bấy giờ và kết quả đó vẫn được sử dụng ở thời trung đại.
6. Hóa học ở đế chế La Mã những thế kỉ đầu Công nguyên
La Mã ở trung tâm Địa Trung Hải, thông thương thuận lợi bằng đường thủy nên đủ
điều kiện hình thành nhà nước cổ đại, tuy nhiên La Mã phát triện muộn hơn Hy Lạp.
Sau này những bộ lạc La-tinh nổi lên hùng cứ và dần làm chủ vùng rộng lớn, xây
dựng nhà nước La Mã hùng mạnh. Thành phố La Mã trở thành trung tâm chính trị ở
Địa Trung Hải.
Thế kỉ III B.C, La Mã mở rộng xâm lược bên ngoài, cuối thế kỉ II B.C La Mã thống
trị cả khu vực Địa Trung Hải. Nền văn minh Ai Cập được truyền bá rộng rãi đặc biệt
là sau khi La Mã chiếm Ai Cập.
Đầu Công nguyên, La Mã trở thành trung tâm khoa học kĩ thuật thủ công. Sự hình
thành đế quốc La Mã rộng lớn vứi lãnh thổ từ châu Âu sang cận Đông đến châu phi,
không những tạo điều kiện phát triển thương mại, còn thu hút nhiều nhà bác học về
đây, tạo nên một nền văn hóa La Mã có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Sự tồn tại của La
Mã không kéo dài lâu bởi những mâu thuẫn chính trị, chủng tộc, lãnh thổ. Tây La Mã
sụp đổ, nhiều nhà bác học thủ công chuyển về đông La Mã nhưng không có điểu kiện
để hoạt động. Thiên Chúa giáo có ảnh hưởng tai hại đến sự phát triển khoa học. Giới
tăng lữ cùng tầng lớp quý tộc chủ nô đã trở thành thành trì của bọn phản động. Mọi
thứ học thuyết không phù hợp với các tín đồ Thiên Chúa giáo đều bị đặt ngoài vòng
pháp luật. Sự tan vỡ của đế chế La Mã kéo theo sự sụp đổ của nền văn hóa, khoa học
và thủ công nghiệp. Thay cho các học thuyết triết học là những giáo lí mê muội của
Thiên Chúa giáo bóp nghẹt suy nghĩ tự do của con người.
Mãi đến thế kỉ VIII – IX mới lại xuất hiện vài tiến bộ trong sự phát triển của kĩ thuật
hóa học, nhưng chịu ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài.
(1) Thành tựu về nghệ thuật kiến trúc tôn giáo
Vào thời Trung cổ, thánh đường, nhà thờ, giáo khu, đô sảnh, trụ sở phường và
những kiến trúc cộng đồng khác nổi bật lên giữa những nhà của khác trong thành phố.
Trong thời kỳ này, kiến trúc Roman và Gothic là hai loại kiến trúc tiêu biểu.
Kiến trúc Roman chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã cổ đại và kiến trúc Byzantine,
do một số khu vực kiến trúc Roman nằm trong biên giới của Đề chế La Mã trước đây.
Kiến trúc có số lượng không nhiều, nằm rải rác ở các địa phương. Loại hình kiến trúc
không đa dạng, phần lớn là kiến trúc tôn giáo nư nhà thờ, tu viện, nhà ở và công trình
kiến trúc có tính phòng thủ của giai cấp phong kiến. Kiến trúc Roman không có quy
mô lớn và cầu kỳ như kiến trúc La Mã cổ đại. Tuy vậy, về quy mô cũng như hình
thức, kiến trúc Roman còn xa mới đạt được trình độ của người La Mã cổ đại, thiết kế
thi công còn thô sơ, vật liệu có lúc lây từ những công trình đã hoang phế của kiến trúc

119
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

La Mã. Về mặt dùng kết cấu cuốn cửa trụ, kiến trúc Roman học tập cách làm của
người La Mã. Tuy vậy, kiến trúc Roman không phải không có những bước tiến nhất
định về mặt loại hình và kết cấu, góp phần đáng kể vào việc hình thành kiến trúc
Gothic sau này. Cho đến giữa thế kỷ XII, tuy có những tiến bộ nhất định, kiến trúc
Roman trong vẫn thiếu ve nhẹ nhàng ve kết cấu chưa thuần thục, ví dụ bài toán xây
vòm có hình chiếu mặt trăng bằng hình chữ nhật, phải đến kiến trúc Gothic mới giải
quyết được.
Điển hình và là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc Trung cổ là Kiến trúc Gothic.
Kiến trúc Gothic phát triển theo một tiến trình chung cho mỹ thuật phần lớn các xã hội
văn minh. Nó bắt đầu bằng sự giản dị, trẻ trung, đạt đến sự trưởng thành dũng mãnh
nhưng duyên dáng và kéo dài về một tuổi già tỉ mỉ, gò bó, chí tiết. Lối kiến trúc
Gothic cao vút của thời Trung cổ dựa vào những vùng đầu nhọn. Dùng cách này thợ
xây có thể đỡ vàm mái bằng bốn chân lớn. Kiến trúc Gothic không chỉ giới hạn ở các
nhà thờ còn ở đô sảnh, hội sở của phường, (nhất là ở Hà Lan) và lâu dài Trung cổ.
Nhiều lâu đài vĩ đại, kiến cố được xây với mục đích chống giữ quân thù nhưng cũng
có tháp và đại sảnh xây kiểu Gothic đặc biệt nhất chính là tu viện, tu viện là nơi tổng
hợp mọi nét tiêu biểu của kiến trúc Gothic. Thời kỳ hưng thịnh trở lại của kiến trúc
Gothic là từ giữa thế kỷ XVIII ở Anh và lan rộng khắp châu Âu trong suốt thế kỷ
XIX, sau đó ảnh hưởng rất mạnh trong các kiến trúc nhà thờ và trường đại học cho
đến tận thế kỷ XX.
Tóm lại, những thành tựu chủ yếu của thời kỳ Trung cổ ở châu Âu là sự phát
triển và quảng bá mạnh mẽ của Thiên Chúa giáo và các khía chạnh văn hóa liên quan
đến tôn giáo quan trọng này. Trong thời Trung cổ, nền văn hóa - văn minh phương
Tây chưa có được những thành tựu to lớn và rực rỡ. Hơn nữa, thời kỳ này, châu Âu
còn chịu tác động của văn hóa Hồi giáo, nhiều giá trị văn hóa thời Hy Lạp - La Mã
còn sót lại chính là nhờ sợ bảo tồn của người Hồi giáo. Nhưng củng có thể coi đây là
thời kỳ định hình bản sắc châu Âu, thời kỳ manh nha những nền tảng đầu tiên, quan
trọng của nền văn minh châu Âu cận đại. Ảnh hưởng tích cực nhất của thời kỳ này đối
với văn hóa châu Âu có lẻ là sự phát triển tinh thần dân chủ cùng sự phổ cập của các
giá trị tinh thần của Thiên chúa giáo. Ngoài ra là sự hình thành văn hóa cung đình, văn
hóa quý tộc châu Âu, sự ra đời của các trường đại học mang tính hàn lâm và kinh viện
nhưng vẫn thấm đẫm tinh thần duy lý có nguồn gốc xa xưa thời Hy - La cổ đại. Tất cả
đã chuẩn bị cho một sự bứt phá đến kỷ nguyên Văn hóa Phục hưng huy hoàng và sự
phát triển của văn minh tư bản chủ nghĩa.
(2) Thành tựu về triết học thời Trung cổ
Một trong nhựng nét tiêu biểu về tư duy lý luận ở châu Âu Trung cổ là triết học
kinh viện. Triết học kinh viện là sự chuyển đổi từ các môn học nhân văn đầu thế kỷ
XII. Các trường của nhà thờ như Chartres đã chú trọn vào việc làm quen với các tác
gia cổ điển, nhất là Plato và khả năng đánh giá cùng với việc chữ Latinh cho giỏi.
Nhưng phép biện chứng đã thắng thế vào thế kỷ XII, một phần vì toàn bộ môn lý luận
của Aristotles vốn đã có sẵn đối với các học giả phương Tây.
Nhà tư tưởng đầu tiên đã thăm dò các ứng dụng của phép biện chứng vào thần
học, mặc dù chưa được nghiêm ngặt lắm, là thánh Anselm, người Canterbury (1033 -
1109). Anselm đã xác định mối quan tâm tri thức của ông là “lòng trung thành truy
tìm kiến thức”, thật ra là lòng trung thành đi tìm sự nhất quán logic giữa các xác tín
của nó. Ông đã cố gắng trình bày mối quan hệ tri thức giữa giáo lý Do Thái - Kitô

120
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

giáo truyền thống với Thiên chúa là hữu thể toàn hảo và một bằng chứng logic là
Thiên chúa hiện hữu. Từ thời Anselm, tư tưởng kinh viện thừa nhận rằng, trí tuệ của
con người đủ mạnh để thăm dò những khuôn mẫu luận lý, và siêu hình ở phạm vi mà
ngay cả Thiên Chúa cũng phải tiến hành.
Nhà triết học kinh viện tài ba nhất và cũng là nhà thần học Kitô giáo vĩ đại nhất
kể từ thời Augustine là thánh Thomas Aquinas, mà sự nghiệp của ông đã minh họa
đặc trưng cuộc sống tri thức thế kỷ XIII. Aquinas đã có một số lượng bài viết thật đồ
sộ: những bài luận về kinh Thánh, về những tác phẩm của Aristoteles, những bài luận
ngắn về vấn đề triết học và tác phẩm Summa Conttra Gentilles. Tuy nhiên việc quan
trọng nhất của ông là viết cuốn Tổng luận công trình đã không kịp hoàn thành lúc sinh
thời. Được chia thành ba phần là Thiên chúa, Con người và Chúa Jesus, tác phẩm tổng
luận thần học này có ý giới thiệu toàn diện về thần học Kitô giáo và trình bày một vũ
trụ quan có tính hệ thống sẽ thực thi công lý với toàn bộ chân lý, với chân lý tự nhiên
và chân lý được mặc khải, với ngoại dân và Kitô hữu. Nhiều nhà tư tưởng sau đó đã
phát hiện hệ thống của ông mang tính chất suy đoán và dụng công thái quá. Tuy
nhiên, Tổng luận vẫn là một kiệt tác thần học Châu Âu. Nó bình luận về vô số loại vấn
đề thần học, triết học và trước sau chứng tỏ sự cởi mở, thấu suốt, khôn ngoan.
3.2. Thành tựu của văn hóa châu ÂU thời PHỤC HƯNG và KHAI SÁNG
Vào cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XV, châu Âu thường xuyên rời vào cảnh
chiến tranh giặc giã liên miên. Các Đế chế Byzantine (kinh đô Constanntinople) và
Ottoman lần lượt sụp đổ, đẩy châu Âu vào cảnh hỗn loạn. Sự ra đời của máy in và
công nghệ in - mà trước hết là phục vụ cho việc nhân bản Kinh Thánh và việc phổ
biến thông tin, ở Đức đã thúc đẩy kinh tế và thương mại châu Âu phát triên. Châu Âu
có dấu hiệu chuẩn bị bành trướng mạnh mẽ ra thế giới thông qua các cuộc thám hiểm
vượt đại dương, vòng quanh trái đất, nhất là việc tìm ra châu Mỹ vào cuối thế kỷ XV.
Sự gia tăng dân số mạnh mẽ và các khái niệm mới về quyền lực, của cái mang tinh
thần chủ nghĩa tư bản đã khiến các quốc qua bắt đầu cạnh tranh với nhau quyết liệt.
Trong khi đó, các vấn đề mâu thuẫn bên trong Giáo hội Thiên chúa giáo ngày càng
sâu sắc và quyết liệt. Con người ngày càng hoài nghi sâu sắc về những vần đề cơ bản
của xã hội và con người như vần đề bản chất của niền tin tôn giáo, thẩm quyền của
Giáo hội, mục đích của học thuật, cội nguồn của luân lý và lý tưởng, những chuẩn
mực thẩm mỹ v.v… Tất cả những điều đó tạo ra động lực cho một cuộc biến đổi vĩ đại
của nền văn minh phương Tây, tạo ra một kỷ nguyên mới vĩ đại cho toàn bộ tiến trình
lịch sử của châu Âu nói riêng và nhân loại nói chung từ thế kỷ XV đến nay - kỷ
nguyên văn minh công nghiệp và thương mại hay kỷ nguyên của chủ nghĩa tư bản.
Chúng ta có thể khái quát các thành tưu của thời đại Phục hưng và sau đó thành một
số lĩnh vực chủ yếu sau đây:
- Chủ nghĩa nhân văn phương Tây
- Văn học nghệ thuật
- Giáo dục, khoa học và công nghệ
- Tư tưởng xã hội và tư tưởng triết học, thần học mới
- Nền đạo đức mới
a. Chủ nghĩa nhân văn CHÂU ÂU
Chủ nghĩa nhân văn là một trong những nội dung cơ bản của nên học thuật mới
ra đời thời Phục hưng. Thoạt đầu, nó do các nhà hùng biện ở Ý đề xướng trong nỗ lục
tìm kiếm tri thức mới trên lĩnh vực giáo dục, bên ngoài các trước tác kinh viện nhàm

121
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

chán và xơ cứng - tức là từ bên ngoài các trước tác ngoại giáo, phi Cơ Đốc giáo. Ở thế
kỷ XV, trong tiếng Italy , từ Humanista chỉ có nghĩa là một giáo sư môn nhân văn học
hay một học giả cổ điển, rồi sau đó Humanista mới chỉ nền học thuật cổ điển - tức là
khả năng đọc, hiểu và đánh giá những tác phẩm cổ điển. Bao trùm lên tất cả những lẽ
phải, chuẩn mực đáo đức là những cái không chỉ có trong sách vở cổ điển, mà còn có
trong sách vở bên ngoài và đời sống con người. Nền giáo dục thời Phục hưng đã giúp
cho sinh viên vừa có được học vấn uyên thâm của các tác phẩm kinh điển, vừa hiểu
biết lẽ phải trong đời sống và có khả năng thuyết phục người khác theo lẽ sống mới
của mình. Các nhà nhân văn thời kỳ đầu tiên như Francisco Petrarch và Giovani
Bocasio luôn tìm kiến con đường xây dựng đạo đức, đó là làm thế nào một con người
có thể tốt hơn. Họ nêu các tấm gương người xưa, dạy con người biết người xưa đã nói,
làm gì, đã nói và làm như thế nào, ứng xử với người ra sao. Họ cho rằng con người
muốn hoàn thiện đạo đức thì cần tích cự tham gia bằng hành động thiết thực vào công
việc chung của xã hội (vita activa) và đóng góp cho xã hội. Nghĩa là họ đề cao tinh
thần công dân hay chủ nghĩa nhân văn công dân. Các nhà nhân văn nhấn mạnh rằng,
chỉ có chính thể cộng hòa mới là hình thái nhà nước tốt nhất, vì nó tạo điều kiện cho
tri thức cống hiến cho xã hội. Nếu tầng lớp tri thức hiểu biết nhất trong xã hội không
có điều kiện như trong nên cộng hòa để mưu cầu lợi ích cho cộng đồng thì những hiểu
biết luân lý của họ sẽ không có ích gì đối với xã hội. Các tư tưởng ưu việt ấy của chủ
nghĩa nhân văn thời Phục hưng rõ ràng vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
b. Thành tựu về văn chương nghệ thuật
Khác với thời Trung cổ chỉ sử dụng tiếng Latinh là cơ bản, trong thời Phục
hưng, cùng với sự trưởng thành về ý thức dân tộc ngôn ngữ mẹ đẻ rất phát triển và trở
thành công cụ cho sáng tạo văn học, nhất là ở Ý. Tuy nhiên có thể nói, giai đoạn đầu
thời kỳ Phục hưng chưa có nhiều tác giả và tác phẩm văn chương quan trọng. Tác giả
văn chương thời đó phần lớn xuất phát từ giới nghiên cứu triết học nhân văn. Họ viết
thư từ, diễn văn, làm thơ, các khảo luận về chính trị, lịch sử, giáo dục và tôn giáo.
Thời đại Phục hưng sơ kỳ (chuyển tiếp từ Trung cổ sang Phục hưng) đã sinh ra thi hào
Dante Alighieri (1256 - 1321) với tác phẩm bất hủ Thần khúc (Divina Comedia) viết
bằng tiếng Ý. Ông đã gửi gắm những tư tưởng nhân văn mới mẻ của mình về đạo lý,
thiện ác của các nhân vật lịch sử quen thuộc như Virgil, Homere, Planto, Socrate và
Cesar, Hector Ulysses v.v… tất cả đều sinh ra trước khi có Thiên chúa giáo. Ngoài
Dante ra, thời Phục hưng còn sản sinh ra các nhà văn như Bocasio (1314 - 1375) với
tác phẩm Mười ngày (Decameron) viết bằng tiếng Ý; G. Chaucer người Anh với tác
phẩm Canterbury Tales. Mãi sau này, sang thế kỷ XVI - XVIII thì văn chương theo
tinh thần Phục hưng và Khai sáng mới bùng nổ mạnh mẽ với các tác giả lừng lẫy.
Nghệ thuật thời Phục hưng đã đạt đến trình độ hoàn hảo nhờ vào việc các nghệ
sĩ thiên tài ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật đương thời để thể hiện các lý tưởng nhân
văn của thời đại. Hội họa đã tách riêng ra khỏi kiến trúc, các nghệ sĩ tạo hình điêu
khắc và họa sĩ thể hiện nhân vật đầy cá tính. Thành tựu điêu khắc thời Phục hưng
ngang hàng với Hy Lạp cổ đại. Họ thể hiện những đề tài thế tục, nghiên cứu cấu trúc
cơ thể người tỉ mỉ và thì nghiệm nhửng kỹ thuật và vật liệu mới như đồng (thay cho
đá). Một đặc điểm khác về kỹ thuật là thể loại tranh nề hay bích họa - tranh vẽ trục
tiếp trên tường hay trên trần của tòa nhà. Nhờ khong7 gian và chất liệu rộng rãi như
thế, họa sĩ có thể vẽ nhiều bức bích họa liên tiếp nhau thể hiện cả một câu chuyện dài

122
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

của Kinh Thánh, ví dụ tác phảm sáng thế của Michelangelo trên vòm nhà thờ Sistine ỏ
Vantican được vẽ ròng rã trong 4 năm liền.
Kiến trúc thời Phục hưng cũng tạo bước đột phá nghệ thuật, nhất là trong kiến
trúc nhà thờ, tu viện, trường đại học, dinh thự. Các kiến trúc sư đã cải tiến những mái
vòm, vòng cung và nhiều chi tiết khác của kiến trúc La Mã, đưa thêm nhiều yếu tố dân
gian và dường kỷ hà của Hy Lap cổ đại. Kiến trúc hình vòm được xem như là tiêu
chuẩn hoàn hảo nhất về thẩm mỹ theo “công lý và ý muốn của Thượng đế”. Kiến trúc
công thự tỏ rõ sự phô trương thanh thê của chính quyền chứ không chỉ là sự kiên cố
như thời Trung cổ. Ảnh hưởng của kiến trúc Ý đã lan truyền khắp châu Âu, kể cả việc
tu bổ đại điện Kremlin ở Moskva hay các dinh thự, lâu đài ở miền trung nước Pháp.
Âm nhạc thời Phục hưng củng đạt được nhiều cách tâm, thể hiện rõ rệt nhất là
kết hợp tính chất thế tục, cách tân với chất thiêng liêng cao cả của tôn giáo. Đặc biệt
âm nhạc không còn là dân gian vô danh nữa, mà đã mang tên tác giả, tên các nhà soạn
nhạc. Nhạc cụ được phát minh mói và nhập khẩu từ bên ngoài Tây Âu, chẳng hạn như
các loại đàn dây, đàn phím, trống của Ba Lan, Đàn “Tỳ bà” của Ba Tư. Trong cung
đình, người ta đã thành lập các dàn nhạc thường trực. Các thành phố có các dàn nhạc
hay hợp xướng, nhất là ở Đức.
Điều đó chứng tỏ một cuộc cách mạng về tư duy nhân bản: mỗi cá nhân là một
thực thể độc lập sinh động, không chỉ còn mang yếu tố tượng trưng và bị trộn lẫn với
cộng đồng trừu tượng nữa. Tính chất tâm tinh tôn giáo Trung cổ đã phai nhòa đi, thay
vào đó là chất liệu thế tục, cho dù chủ đề tác phẩm đa phần vẫn là Thánh và câu
chuyện trong Kinh Thánh Thiên chúa giáo. Sự pha trộn tính chất thế tục và tính chất
tâm linh tạo ra phong cách đặc biệt của nghệ thuật Phục hưng: nó vừa thể hiện hiện
thế vừa thể hiện hậu thế. Phong trào nhân văn đã mở rộng nhanh chóng và toàn thằng
trên tất cả các vùng nước Ý và Tây Âu vào cuối thế kỷ XV; kêu gọi sự bảo trợ to lớn
của nhiều mạnh thường quân là các quý tộc giàu có, có tư tưởng tự do, kẻ cả lãnh tụ
tôn giáo như Giáo hoàng Nicolas V (1447-1455). Nó đã làm thay đổi mạnh mẽ cả
hình thức lẫn nội dung và chủ đề (ngoài tôn giáo), toàn bộ khuôn vàng thước ngọc của
thi ca và kịch nghệ, cả anh hùng ca và hài kịch tục tĩu.
Các tác phẩm cổ điển giờ đây chỉ được lấy làm cái cớ để lồng vào những tư
tưởng và đạo đức mới gần gũi với đời sống. Văn chương nghệ thuật Phục hưng giờ
đây càng ở thế thượng phong. Một phong trào mới mang tên Tân-Plato (với các tên
tuổi như Ficino, Pico v.v…) đã đặc biệt quan tâm tới những giá trị tinh thần vốn là cốt
lõi của cuộc sống chiêm nghiệm (vita contemplativa). Ngay cả giới quý tộc cũng tím
cách tạo thế và danh tiếng cho mình bằng cách tiếp nhận nền giáo dục với tinh thần
nhân văn: cư xử đúng mực, khiếu thẩm mỹ, thanh lịch và dũng khí, tinh thần và trách
nhiệm đối với cộng đồng. Các chuẩn mực đó đã trở thành hình mẫu sống thời đại.
c. Thành tựu khoa học giáo dục
Tiếp nối sau những thành tựu về nghệ thuật, phong trào phục hưng đã dấy lên
một tinh thần hoài nghi sâu sắc đối với các tín điều tôn giáo và khơi dậy mạnh mẽ
niềm tin vào lý trí của con người. Do vậy, suốt hai thế kỷ XVI - XVII đã bùng nổ
những thành tựu phi thường về khoa học tự nhiên. Hàng loạt nguyên lý, định lý, quy
luật mới của khoa học tự nhiên được khám phá. Cuộc cách mạng khoa học vĩ đại đó
tác động vô cùng mạnh mẽ và sâu sắc đến tiến trình văn minh phương Tây nói riêng
và nhân loại nói chung. Người ta coi 2 thế kỷ này là kỷ nguyên khoa học bản lề. Các
nhà khoa học đã tìm ra phương pháp nhận thức cách thức vận hành của thế giới tự

123
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

nhiên, giải quyết các vấn đề đã đặt ra từ lâu về vật lý, thiên văn và giải phẫu học.
Khoa học đem lại niềm tin vào năng lực bản thân con người trong giải quyết các vấn
đề hóc búa của cuộc sống thực tiễn nhân loại.
Trên lĩnh vực khoa học xã hội, tư duy chính trị châu Âu đã có những bước đột
phá cơ bản sau khi đã trải qua hàng chục cuộc chiến đẫm mấu do xung đột dân tộc
cũng như tôn giáo. Lĩnh vực khoa học quân sự cũng đi tới một cược cách mạng trên cả
2 phương diện: Kỹ thuật (công nghiệp vũ khí sản xuất đại bác, đạn nổ với sức công
phá lớm, pháo đài phòng thủ) và phương diện chiến thuật (đội hình vuông khổng lổ
phối hợp nhiều lớp với vũ khí khác nhau)
Đặc điểm nổi bật của thời đại này là khoa học với các khuôn mẫu trí tuệ và văn
hóa đã song hành khăng khít với sự tiến lên của đời sống chính trị các dân tộc châu
Âu. Một trật tự thế giới mới mẻ và khá ổn định với chủ thể quốc gia đã hình thành ở
châu Âu vào giữa thế kỷ XVII (với hiệp ước Westphalia năm 1648). Như vậy xã hội
châu Âu đạt đến một trạng thái ổn định rành mạch, có trật tự cả trong khoa học, trong
chính trị, kinh te61 và đời sống tâm linh cũng như văn học nghệ thuật, tạo nền tảng
bảo đảm cho châu Âu phát triển lâu dài - nền tảng tư bản chủ nghĩa. Điều đó giúp
chúng ta hiểu được, tại sao nhiều nhà nghiên cứu phương Tây xem khởi đầu thời cận
đại (New Time) chính là từ những thế kỷ XVI - XVII này. Khởi đầu bược đột phá
khoa học thời đại này là phát minh thuyết nhật tâm của tu sĩ Nicolaus Copernicus
(1473 1543) với tác phẩm “Về cuộc cách mạng của các Tầng trời”. Nhà thiên văn học
Đức kiệt xuất J.Kepper (1571 - 1630) và nhà thiên văn học người Italy là Galileo
Galilei (1564 - 1642) đã có những cống hiến vĩ đại tiếp sau. Họ phát hiện ra các định
luật chuyển động của hành tinh (kepler), quan hệ giữa chuyển động của hành tinh và
chuyển động của trái đất (Galilei), đặc biệt là phương pháo tiếp cận khoa học thực
chứng đầy sức thuyết phục và mang tính hiện đại giống như ngày nay. Đỉnh cao nhất
của thời đại khoa học là công trình của I.Newton (1642 - 1727). Newton đã có những
cống hiến mang tính quyết định cho sự toàn thắng của khoa học tự nhiên như toán
học, vật lý học, thiên văn học và quang học. Ông đã hợp nhất được hệ vât lý và thiên
văn với nhau thành một hệ thống để giải thích sự chuyển động, phát triển các phép
tính một số định luật cơ bản của vật lý học hiện đại. Nhân loại đã không thể nào tiên
vào kỷ nguyên khoa học hiện đại nếu thiếu vắng công trình Những nguyên lý toán học
của triết học tự nhiên (1687) của ông.
Tóm lại, tác động của phát minh khoa học đối với lịch sử văn minh nhân loại là
vô cùng mạnh mẽ. Một lần nữa, sức mạnh của tư duy độc lập được khẳng định và
chiến thắng trước các lý thuyết thần bí và tôn giáo khác. Kỷ nguyên khoa học thế kỷ
XVI - XVII đã tạo ra một bước đột phá trong tư duy của nhân loại và trong tiến trình
văn minh phương Tây, làm nên bản sắc của phương Tây.
d. Thành tựu tư tưởng: Tư tương Khai Sáng đối với văn minh nhân loại
Sang thế kỷ XVIII đã xuất hiện một trào lưu tri thức vĩ đại được lịch sử gọi là
thế kỷ Ánh sáng. Trong suốt thế kỷ XVIII đã diễn ra cuộc cách tân vĩ đại về triết học
và khoa học. Theo đó sự thống trị của tôn giáo và chủ nghĩa hoài nghi đối với xã hội
đã được thay thế bằng tư duy khoa học và duy lý. Giờ đây người ta tin rằng, con người
có thể và cần nắm chắc vận mệnh của mình chứ không phải vận mệnh đó nắm trong ý
Chúa nữa. Phong trào Ánh sáng khởi đầu ở Pháp đã đặt nền tảng cho toàn bộ sự phát
triển sau này của tri thức hiện đại. Nhà triết học vĩ đại Đức cuối thế kỷ XVIII E. Kant
đã đánh giá một cách xác đáng vai trò của kỷ nguyên Ánh sáng đối với văn minh nhân

124
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

loại như sau: “Thời đại Ánh sáng là sự nổi lên của con người từ thời đại chưa thành
niên tự áp đặt mình. …Thời đại chưa thành niên này là tự áp đặt nếu nguyên nhân
không nắm trong sự thiếu hiểu biết mà nắm trong sự quyết định nhưng thiếu can đảm,
không dám sử dụng trí tuệ của mình nếu không được người khác hướng dẫn. Dám
biết. Do đó, “Hãy can đảm sử dụng hiểu biết của mình” là khẩu hiệu của thởi đại Ánh
sáng…Thời đại Ánh sáng này không đòi hỏi gì ngoài tự do: tự do công khai sử dụng
lý trí của con người trong mọi vân đề…”
Các nhà Khai sáng đã đề xướng hàng loạt quan điểm mới mẻ về các khía cạnh
con người như chủ thể tự do tư duy, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm, trong đó nổi bật
lên là tư tưởng chính trị với các đại biểu vĩ đại như Montesquieu (tác phẩm Bàn về
tinh thần Pháp luật, 1748) và J.J Rousseau (Bàn về khế ước xã hội, 1762). Tác phẩm
Bàn về khế ước xã hội vĩ đại của ông tuy không đề xướng chương trình cho cuộc Đại
cách mạng Pháp, nhưng nó đã vẽ ra những tiêu chuẩn lý tưởng của một xã hội tự do.
3.3. Thành tựu phương Tây ở thế kỉ XIX: Hiện đại hóa về kinh tế sản xuất, khoa
học, giáo dục, tư tưởng, biến đổi xã hội và văn hóa đại chúng
Về kinh tế: Thế kỷ XIX là thế kỷ của những bùng nổ vĩ đại cả về chính trị và xã
hội của Châu Âu. Sau các cuộc chiến tranh triền miên với quân đội của Napoleon,
châu Âu đã vãn hồi được hòa bình và trật tự nhờ nỗ lực phi thường của tất cả các quốc
gia và các nhà chính trị có trách nhiệm. Sự phát triển kinh tế đã thúc đẩy bùng nổ các
phát minh khoa học kỹ thuật và ứng dụng vào sản xuất, mở ra kỷ nguyên công nghiệp
hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa ở châu Âu. Quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi sử dụng
hiệu quả các nguồn nguyên liệu sao cho giá thành rẻ và tiết kiệm tài nguyên rẻ tiền
(sắt, than đá). Đầu máy hơi nước phát minh từ thế kỷ 18 giờ đã được cải tiến thành hệ
chuyển động tròn. Đây là bước đột phá về kinh tế, kỹ thuật vì nó tạo ra năng lượng
siêu rẻ và hết sức cơ động để vận hành các loại máy móc nặng nhọc và đa dạng. Nó
cũng là động lực để ra đời hệ thống vận tải đường sắt và đường thủy với đầu máy hơi
nước có sức chở siêu lớn. Đến giữa thế kỷ đó, nước Đức đã xây dựng được một mạng
lưới đường sắt chạy ngang dọc khắp đất nước và hoàn chỉnh nhất châu Âu lục địa.
Nước Bỉ, Hà Lan đã xây dựng hệ thống cảng biển rộng lớn và có những con tàu viễn
dương khổng lồ. Các kênh đào như là hệ thống vận tải lớn nội địa và quốc tế cũng ra
đời. Cho đến nửa đầu thế kỷ thứ 19, mô hình công nghiệp hóa – cơ khí hóa đã khá rõ
nét ở Anh và được vận dụng ở nhiều nơi khác trên thế giới.
Cùng với quá trình cơ khí hóa là sự gia tăng tiêu thụ và lưu thong vốn, nhân lực,
hình thành thị trường tư bản chủ nghĩa rộng lớn và hệ thống quan hệ quốc tế cũng theo
đó mà có nhiều biến chuyển. Nền công nghiệp nảy sinh nhu cầu lớn hơn nhiều về vốn,
về cải tiến quản trị doanh nghiệp, xây dựng hệ thống giao thông vận tải và thúc đẩy
tiêu thụ. Các ngân hàng thương mại và thị trường tài chính ra đời. Để đảm bảo quản lý
một xã hội kinh tế phát triển năng động như thế, cơ cấu quản lí nhà nước cũng được
tăng cường, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng và tiền tệ. Những hình thức quản lí đó
phảng phất màu sắc quản lí kinh tế hiện đại.
Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa kéo theo hiện tượng chuyên môn hóa
người lao động cũng như hệ thống quan liêu ở các cơ quan quản lí. Đây là đặc trưng
của sự phát triển văn minh châu Âu thế kỷ thứ 19. Việc duy trì hòa bình, thu thuế,
thanh tra doanh nghiệp, trường học và dịch vụ xã hội đều thuộc về các cơ quan chức
năng riêng biệt. Nhà nước cũng đảm nhiệm them các công việc vốn dĩ do nhà thờ làm
như khai sinh, khai tử, giáo dục, từ thiện. Vậy là có thể nói, toàn thể châu Âu thế kỷ

125
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

thứ 19 là một đại công trường của cơ khí hóa, hiện đại hóa sâu sắc và toàn diện, biến
châu Âu thành một thế giới văn minh hiện đại, đi tiên phong của toàn thế giới.
Về giáo dục, khoa học: Song song với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
này là những đột phá về giáo dục và khoa học. Cũng có thể nói thế kỷ thứ 19 là thế kỷ
của phát minh và khoa học. Và những phát minh đó được ứng dụng khá nhanh vào
sản xuất. Thập niên 1860 ra đời lò luyện thép Bessemer đã tăng độ nấu nóng chảy kim
loại, đưa lại sự cải tiến lò luyện thành loại lò hiệu suất cao. Năm 1890, châu Âu sản
xuất ra một lượng thép còn lớn hơn cả sắt. Tàu hơi nước công suất lớn đã làm tăng
lượng vận chuyển hàng hải của các nước Anh, Đức, Pháp đầu thế kỷ thứ 20 lên gấp
đôi so với năm 1870. Những phát minh công nghệ xử lý hóa chất và tổng hợp mới
giúp cải thiện các sản phẩm nhuộm, dệt, sơn, phân bón và thuốc nổ. Việc phát minh ra
điện và sản xuất diện bằng máy phát điện, các đồ dùng bằng điện, các nhà máy điện
tập trung công suất lớn (chằng hạn ở London, Berlin, NewYork lại là một cuộc đại
cách mạng nữa đã diễn ra vào cuối thế kỷ thứ 19. Công nghệ viễn thông với phát minh
điện thoại đã trở thành thứ không thể thiếu trong kinh doanh và tiện nghi cá nhân. Rồi
xe hơi ra đời vào những năm 1890, tiếp đó là máy bay năm 1900 v.v… đều là những
đột phá cách mạng của văn minh nhân loại được bắt nguồn từ châu Âu và Bắc Mỹ.
Về tư tưởng: Có thể nói, thế kỷ thứ 19 là thế kỷ hợp lưu của các tư tưởng chính trị,
lý thuyết xã hội và các phong trào mỹ thuật. Các trào lưu tư tưởng của thế kỷ thứ 19
có lẽ đã đặt nền móng cho toàn bộ sự phát tiển sau này của xã hội chúng ta. Hàng loạt
Đảng chính trị và tổ chức công đoàn theo những hệ phái ý thức khác nhau ra đời, tập
hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là tầng lớp lao động rồi họ đấu tranh với
nhau không khoan nhượng nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp mà họ đại diện và bảo vệ
các phương thức đấu tranh với chủ nghĩa tư bản. Người ta tìm thấy trong thế kỷ này
không những tư tưởng lãng mạn cách mạng, mà còn cả chủ nghĩa bảo thủ (như J. de
Maistre và L. de Bonald (Pháp), chủ nghĩa tự do chính trị với J. Lock (Anh), chủ
nghĩa vô chính phủ với M. Bakunin (Nga), B.Constant (Pháp), chủ nghĩa tự do kinh tế
với A. Smith, D. Ricardo (Anh), chủ nghĩa vị lợi với J. Bentham và J. S. Mill (Anh),
các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng như S. Simont, Fourier, Owen và đặc biệt là sự
ra đời của chủ nghĩa Marx (Đức) với Quốc tế Cộng sản I. Về một phương diện nào đó,
có thể coi chủ nghĩa Marx với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) như một trong
những kết tinh của chủ nghĩa lãng mạn nửa đầu thế kỉ 19 mà ta sẽ nói đến ở phần sau,
vì nó đã vẽ ra bức tranh đầy cảm hứng lãng mạn về sự đổi đời của giai cấp vô sản (và
về mùa xuân của nhân loại).
Giới trí thức và nghệ sĩ đã sáng tạo ra các thể loại tranh, thi ca, cách thu thập số
liệu và phân tích xã hội, cách nghiên cứu thế giới sinh vật và lịch sử nhân loại. Giới trí
thức – chủ yếu thuộc giới trung lưu, tự xem mình có một giá trị đặc biệt trong xã hội,
nhờ vào tài năng và kiến thức của mình, nỗ lực tìm cách giải thích xã hội hiện đại.
Một trường phái tư tưởng chủ chốt của thế kỷ thứ 19 là chủ nghĩa lãng mạn trong triết
học và văn học nghệ thuật. Chủ nghĩa lãng mạn lúc đầu bùng nổ ở Đức và Anh rồi sau
đólan rộng ra toàn châu Âu và tới Bắc Mỹ, trở thành một trào lưu quốc tế.
Chủ nghĩa lãng mạn chú trọng vào tình cảm, cảm xúc và cảm nghiệm trực tiếp hơn
là vào các nguyên tắc chung hay lí luận trù tượng. Nó quan tâm đặc biệt đến tình yêu,
nhục dục, nỗi thất vọng và cái chết. Sự hấp dẫn với tự nhiên là cái không thể cưỡng
lại, thuần khiết và khó dự đoán, chinh phục. Chủ nghĩa lãng mạn cố gắng phát hiện
mối quan hệ hữu cơ của toàn thể cuộc sống vượt ra ngoài quan hệ nhân quả lạnh lung

126
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

khách quan, nó quan tâm nhiều đến tinh thần sâu thẳm và kỳ diệu mà tư duy khoa học
thế kỷ ánh sang trước đó vốn gạt bỏ. Người ta nhắc đến những tên tuổi lẫy lừng của
chủ nghĩa lãng mạn trong văn chương như Ch. Andersen (Đan Mạch), W. Constable,
J. M. W. Turner (Anh), G. B. Shaw (Ireland và Anh), Caspar David Friedrrich (Đức),
V. Hugo, A. Dumas (Pháp), J. Werner (Thụy Sĩ). Đồng thời không thể quên các đại
biểu lừng danh trên các lĩnh vực âm nhạc và hội họa như: họa sĩ Th. Gericault, E.
Delacroix (Pháp), nhạc sĩ thiên tài L. van Beethoven (Đức), F. Schunert, R. Schumann
(Áo) v.v….
Tóm lại các cống hiến của chủ nghĩa lãng mạn đối với văn minh phương Tây nói
riêng và nhân loại nói chung là vô cùng to lớn. Nghệ thuật sang tạo đã có một bước
đột phá khỏi khuôn khổ hàn lâm chặt chẽ để trở nên vô cùng phong phú, đa dạng, làm
nền cho chủ nghĩa haui65 hiện đại bùng nổ ở cuối thế kỷ 19 – nửa đầu thế kỷ 20. Sự
bùng nổ đa dạng đến mức thật khó để xem một ngành nghệ thuật nào đó là đại diện
duy nhất cho nền văn minh phương Tây.
Nét lí thú ở nghệ thuật thời đó là sự trở về với đặc trưng phong cách dân tộc. Các
nghệ sĩ sử dụng nhiều yếu tố dân gian và các truyền thống đặc sắc giúp người ta nhận
ra ngay tính cách dân tộc của người sang tác, như trong tiểu thuyết Nga, Anh, trong
âm nhạc Pháp, Đức hay Nga. Thêm nữa, sự đa dạng về phong cách còn bắt nguồn từ
quan điểm nhận thức rằng, các nghệ sĩ hoạt động với tư cách nhà phê bình xã hội. Do
đó, họ đã đưa vào tác phẩm các chủ đề chính trị và hệ giá trị cá nhân làm xáo trộn xã
hội. Cũng vì thế mà quan hệ mau thuẫn giữa cái tôi cá nhân của nghệ sĩ và những quy
ước không ổn định của xã hội đang trong quá trình biến đổi mau lẹ đã trở thành một
chủ đề nóng của nghệ thuật cuối thế kỷ thứ 19 và tiếp sau đó. Tất cả những xung đột
văn hóa và xã hội nói trên, trong quá trình hình thành một nền nghệ thuật chọn lọc
hơn, đã dẫn đến sự đa dạng hóa các phong trào, phong cách, trường phái nghệ thuật
cạnh tranh nhau, mà đôi khi khiến người ta phải bối rối. Người ta thấy xuất hiện nào là
trường phái Tự nhiên, trường phái Tiền – Raphael, trường phái Ấn tượng, trường phái
Suy đồi, trường phái Tượng trưng, trường phái Đa đa, trường phái Dã thú, trường phái
Vị lai v.v… Mỗi trường phái đều đưa ra những tuyên ngôn nghệ thuật chối bỏ nghệ
thuật quá khứ và đương thời. Đặc điểm chung của các trường phài nghệ thuật đa dạng
này là sự cá tính hóa, chủ quan hóa của người nghệ sĩ, là những thuộc tính đi liền với
sự phát triển của nền dân chủ và cá nhân luận phương Tây
Về biến đổi quan hệ xã hội: Những biến đổi to lớn của xã hội công nghiệp đã làm
biến dạng nền tảng gia đình truyền thống. Khi công nghiệp hóa, mô hình gia đình
truyền thống bị phá vỡ. Các gia đình dồn về các khu công nghiệp và đô thị để sinh
sống, dẫn đến tình trạng bức súc về nhà ở và các điều kiện sống khác. Đàn ông vào
làm tại các công xưởng, làm công ăn lương: phụ nữ và trẻ em cũng phải đi làm – đôi
khi phải xa nhà từ rất nhỏ tuổi, để bổ sung thu nhập dù rất thấp và họ ít có cơ hôi bên
nhau. Vây là vai trò của người phụ nữ dần dần nâng cao cùng với khả năng thu nhập
độc lập của họ. Tình trạng thất nghiệp của người đàn ông thường xuyên đe dọa cuộc
sống các gia đình và tạo ra bức xúc tình cảm vì có khi vợ con họ lại có công ăn việc
làm. Trong khi đó, việc chăm sóc cha mẹ già và người ốm đau trở nên khó khăn. Việc
đàn ông và đàn bà đến làm ăn trong các khu công nghiệp khiến cho họ dễ dàng tiếp
xúc và chung sống với nhau mà không đòi hỏi nghi thức tốn kém và nhiêu khê truyền
thống cho hôn nhân chính thức. Trong giới thượng lưu và trung lưu thì phụ nữa dần
rút khỏi các việc thù tiếp xã giao của các “mệnh phụ phu nhân”. Thay vào đó, vai trò

127
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

của họ trong xã hội thay đổi to lớn và thật đa dạng. Tất cả điều đó gây nên sự thoái
hoái của các giá trị gia đình và tình trạng thù địch của giới thợ thuyền đối với giới chủ
tư bản. Tuy nhiên chưa bao giờ người châu Âu thôi khát khao giữ gìn những giá trị gia
đình, cái không khí yên ả và tự vệ trước xã hội của nó, kể cả những phẩm hạnh truyền
thống của người phụ nữ, nhất là ở tầng lớp trung lưu. Do đó đã có nhiều phong trào cổ
vũ giá trị gia đình truyền thống và hạn chế tác hại của xã hội công nghiệp hóa, chẳng
hạn chống mại dâm, nghiện ngập, đề cao đạo đức, tri thức và sự đoan trang
Cả châu Âu đứng trước một thách thức chưa từng thấy đối với việc bảo vệ các giá
trị truyền thống và cố gắng tìm ra cơ chế thích hợp để thích nghi với toàn bộ sự biến
đổi kinh tế - xã hội đó. Người ta học cách sống chung với sự thay đổi mang tính cách
mạng. Trước hết, các trí thức và giới nghệ sĩ đã phản ứng với các kinh nghiệm về
chiến tranh và cách mạng, sự công nghiệp hóa bằng những ý tưởng mới và các hình
thức thể hiện sáng tạo mới. Mối quan tâm chính bấy giờ của họ là sự thay đổi của xã
hội, nền chính trị và mỹ thuật. Trong chính trị và mỹ thuật đã nảy sinh chủ nghĩa lãng
mạn – như các ý thức hệ của chủ nghĩa bảo thủ, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa xã hội,
đã trực tiếp góp phần giải quyết các thay đổi và hậu quả của chúng. Giờ đây, các quan
hệ xã hội được điều tiết bằng luật pháp và kinh tế khách quan, bằng cả các chương
trình từ thiện tư nhân và nhà nước nhằm bảo đảm sự tồn tại tối thiểu cho con người.
Sự trải nghiệm một xã hội mang tính cách mạng chưa từng thấy như thế được xem là
kết quả của quá trình lịch sử có thể ảnh hưởng tới toàn bộ nền văn minh phương Tây.
Về văn hóa đại chúng Có lẽ đặc điểm cơ bản trong đời sống văn hóa châu Âu cuối
thế kỷ thứ 19 là bình dân hóa các sinh hoạt văn hóa. Đó là kỉ nguyên của văn hóa bình
dân với những lễ hội có sự tham gia của cả triệu người ở các đô thị, những buổi dạo
chơi nhàn nhã trong công viên, sự thư giãn và giải trí nhẹ nhàng. Sự nhàn rỗi thường
xuyên và túi tiền rủng rỉnh là điều kiện chính mùi cho sự ra đời của một lối sống mối.
Và thế là ngành công nghiệp và kinh doanh giải trí đã ra đời và phát triển. Thời kỳ đó,
ngay cả giai cấp công nhân, nhờ chính sách giảm giờ làm cũng có thời gian rãnh để
đọc báo và ngành báo chí đã sớm phát hiện ra cách tăng số lượng báo phát hành, thậm
chí có nhật báo lên tới một triệu bản. Các chuyên mục của báo cũng được đa dạng hóa
với các tường thuật về tội phạm, thể thao, tai họa, thám hiểm, lối sống, trang phục,
người đẹp, tâm lý con người v.v… nhằm thu hút đọc giả. Đàn ông và phụ nữa đã đem
theo các phong tục tập quán, các làn điệu dân ca, vũ điệu, các lễ hội truyền thống của
họ từ mọi miền quê đến các thành phố mới, nhưng truyền thống đó dần dần mai một,
vì người biểu diễn đã không còn là bản thân người lao động nữa mà là các ca sĩ, nghệ
sĩ được chuyên nghiệp hóa và họ được trả tiền để biểu diễn. Các nhà hát ca múa nhạc
kết hợp những mô phỏng nhạc kịch, nhạc giao hưởng với những hình thức vay mượn
từ nghệ thuật xiếc và hài kịch. Các công ty biểu diễn tìm cách thiết kế sao cho lôi cuốn
được đông người xem từ các tầng lớp xã hội khác nhau, nhất là hài kịch, kịch châm
biếm, opera, nhạc kịch ngắn và đến lúc này đã ra đời nghệ thuật phim ảnh (lúc đầu là
phim câm).
Hoạt động thể thao cũng được chuyên nghiệp hóa, bình dân hóa. Các trò chơi thô
bạo đã bị cấm và thay bằng các trò có kỉ luật hơn, như quyền anh, nhiều trò truyền
thống bị mai một. Trong khi đó, các môn như bong đá, bong bầu dục, cricket, các môn
điền kinh đã trở thành các môn thi đấu ở các trường học ưu tú và được báo chí quan
tâm. Vậy là ra đời các đội bóng ở các thành phố lớn. Đến cuối thế kỷ, các đội bong
chuyên nghiệp đã lôi cuốn những đám đông khổng lồ, huyên náo và họ phải mua vé

128
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

xem trận đấu. Các môn thể thao, nhất là bóng đá đã trở thành một sinh hoạt quan trọng
của dân chúng bình dân. Trong khi đó, giới thượng lưu cũng quan tâm đến thể thao
nhưng ở các môn quý phái và cá nhân như quần vợt, golf.
Nhìn một cách khái quát, vào những thập niện cuối cùng của thế kỷ thứ 19, nền
văn minh chấu Âu dường như đã bước sang một kỷ nguyên tiến bộ mới, đánh đấu
bằng sự mở rộng sản xuất và thương mại theo hướng hiện đại, mức sống của nhân dân
tăng cao, thời gian nhàn rỗi nhiều hơn, cơ hội và điều kiện học hành, làm việc được
cải thiện đáng kể. Hàng chục triệu người tứ xứ đã từ nông thôn di cư đến các thành
phố mới, và họ chia sẻ thứ văn hóa vô cùng đa dạng nhưng bình dân của họ với nhau.
Cuộc sống chung đã được điều tiết bởi các thể chế có quy mô rộng lớn – những công
ty kinh doanh siêu quốc gia và xuyên quốc gia, hệ thống chính quyền, chính đảng,
công đoàn hiệp hội dân tộc, báo chí và giáo hội. Các thể chế khổng lồ và quy củ đó
trong ngắn hạn đã làm gia tăng căng thẳng và xung đột giữa giới chủ và giới làm thuê,
giữa những nhóm hưởng lợi và những nhóm thua thiệt. Các cuộc xung đột sâu sắc đã
lan tràn khắp châu Âu, trước hết là ở các nước theo chế độ đại nghị. Trong khi đó, một
số nhà trí thức chín chắn và có tầm nhìn xa đã từng dự báo về kỉ nguyên của xã hội tri
thức, với việc phân phối của cải trở nên công bằng hơn; một số nhà tư tưởng cấp tiến
khác thì đã khởi xướng các cuộc cách mạng tấn công ác liệt vào nền văn minh hiện
đại. Thế là mỗi quốc gia châu Âu đều phải tiến hành các cuộc đấu tranh bên trong
nhằm tìm ra lối thoát cho các xung đột xã hội và cho cả nền văn minh châu Âu.
g) Thành tựu phương Tây ở thế kỉ XX:
Về tư tưởng: Triết học phản duy lý: Cho đến trước khi nổ ra Chiến tranh thế giới I
(1914), hệ tư tưởng chi phối châu Âu vẫn là tư tưởng tự do, nhưng màu sắc lạc quan
của nó đã phần nào phai nhạt. Các nhà tư tương tự do tỏ ra lo lắng nhiều hơn trước sự
bất ổn và bức bối của các xã hội phương Tây, như vấn đề công lý, công bằng xã hội,
quyền lực của lý trí và tìm cách biện hộ cho quyền lãnh đạo của một thiểu số ưu tú.
Nhà tư tưởng Pháp G. Sorel với tác phẩm Những suy nghĩ về bạo lực (1908) đã tấn
công vào chủ nghĩa duy lý tư sản, ủng hộ phong trào công đoàn và cho rằng năng lực
làm thay đổi xã hội nằm chính trong tính phi lý tính của con người. Tiếp theo, triết gia
đồng hương của ông, H. Bergson tỏ ra gần gũi với các trào lưu nghệ thuật, tâm lý, tôn
giáo đương thời. Một nhà triết học được đọc nhiều nhất những thập niên đầu thế kỷ 20
là O. Spengler (Đức) với tác phẩm Sự suy tàn của phương Tây (1918). Các công trình
uyên bác của ông đã phân tích một cách hệ thống khởi nguyên của lịch sử thế giới.
Đặc biệt, ông trình bày quan điểm của mình về văn minh phương Tây như là thành
quả của triết học Đức. Ông còn khẳng định rằng Chiến tranh thế giới I là sự khởi đầu
của màn kịch cuối cùng của nền văn minh phương Tây “…bi kịch của một nền Văn
hóa cao cả - thế giới kỳ diệu của các thần thánh, nghệ thuật, tư tưởng, trận chine61.
Thành phố - khép lại cùng với sự trở lại của những sự kiện ban sơ của sự bất diệt của
giống nòi là một và cùng thứ như dòng vũ trụ hằng luân chuyển. Hữu – thể - thức –
tỉnh giàu sáng tạo rạng ngời tự nhận chìm vào chốn tĩnh lặng của hữu thể đúng dân
của Trung Hoa và dân của La Mã nói cho chúng ta. Thời gian chiến thắng Không gian

129
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

và đúng là Thời gian mà sự chuyển động lạnh lùng của nó ôm lấy sự ngẫu nhiên văn
hóa phù du…”
Tư tưởng mang tính phương pháp luận có ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài đối với
tư duy của con người hiện đại thế kỷ thứ 20, nhất là trong nghiên cứu các hiện tượng
và hệ thống xã hội là chủ nghĩa cấu trúc hay cấu trúc luận (STRUCTURALISM). Cấu
trúc luận khẳng định tự do của con người là hạn chế. Những người theo cấu trúc luận
bảo trì rằng, những mâu thuẫn tinh thần bẩm sinh gây ra những con người để tương
tác với thiên nhiên và tương tác lẫn nhau theo định kì, bất chấp những giai đoạn lịch
sử hoặc sự thiết lập những giai đoạn lịch sử hoặc sự thiết lập xã hội. Nó cho phép các
nền văn minh (như được đại diện cho những chính phủ, quân hệ xã hội, ngôn ngữ) và
những ý tưởng (như tự do, sức khỏe và vẻ đẹp) xuất hiện từ những suy nghĩ vững
chắc, thay vào đó là từ môi trường hoặc sự giác ngộ tiến bộ. Bằng việc định nghĩa và
phân tích văn hóa, học đã tích trữ được những hiểu biết nhất định về tự nhiên của con
người.
Cũng trên lĩnh vực triết học xã hội đã xuất hiện các nhà tư tưởng đấu tranh cho
quyền bình đẳng của phụ nữ và chống phân biệt chủng tộc. Trong cuộc đấu tranh vì
nữ quyền có sự phục hưng tư duy về giới (nữ quyền) trong bối cảnh văn hóa toàn cầu.
Nhà tư tưởng Pháp và tiểu thuyết gia Simone de Beauvoir (1908 – 1986) đã đưa ra
chứng cứ về ưu thế của phụ nữ, vì nhiều phụ nữ phương Tây đã giành chiến thắng
trước phe hữu trong cuộc bầu cử ở Pháp vào những năm 1920.
Một thành tựu nhân văn vĩ đại của châu Âu trong thế kỉ 20, nhất là từ cuối thập
niên 1960 là tư tưởng về sự khoan dung (tolerante). Tư tưởng về khoan dung phản ánh
sự tiến hóa về tư duy dân chủ và nhân quyền ở Tây Âu trong bối cảnh chủ nghĩa tư
bản đã đạt đến đỉnh cao của sự giàu sang có vật chất, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn
nạn và bức súc xã hội, kể cả trong lĩnh vực nhân quyền. Nhà nước ở các phương Tây
vẫn có quyền lớn, chằng hạn sử dụng bạo lực để đàn áp các cuộc biểu tình hòa bình
của nhân dân, nhất là của sinh viên trong phong trào đấu tranh của thanh niên, sinh
viên chống lại trật tự xã hội đã lỗi thời của nhà nước tư sản đạt đến đỉnh cao vào mùa
xuân 1968. Phong trào đấu tranh này đi liền với cuốc đấu tranh chống chiến tranh xâm
lược của Mỹ ở Việt Nam. Vào mùa xuân năm đó ở Berlin đã diễn ra Đại hội Việt Nam
(VietNam CONGRESS) với sự có mặt của các nhân sỹ nổi tiếng của Tây Âu. Sinh
viên Tây Berlin đã xuống đường rầm rộ hô vang các khẩu hiệu chống chủ nghĩa tư
bản và chống chiến tranh Việt Nam của Mỹ, làm dấy lên một cao trào dân chủ chống
tư bản và đế quốc chưa từng thấy trong giới trẻ châu Âu. Thanh niên châu Âu đòi cải
cách chế độ, đòi loại bỏ đàn áp bằng bạo lực, đòi nhiều quyền tự do khác cho người
dân. Kết quả là ở hầu hết các nước, Hiếp pháp đã hủy bỏ án tử hình, bỏ khái niệm tù
nhân chính trị, từ bỏ việc đàn áp biểu tình bằng vũ lực, các vấn đề an sinh xã hội được
cải thiện. Tư tưởng khoan dung là kết quả đấu tranh của dân chúng chứ không phải do
nhà nước “ban ơn” do dân chúng mà có. Nó buộc các nhà nước tư sản phải thừa nhận
các lực lượng đối lập phải thừa nhận sự đa dạng về tư tưởng và văn hóa.

130
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Tiêu biểu cho những thành tựu văn hóa thế kỷ 20 chính là học thuyết Phân tâm học
của S. Freud (người Áo gốc Do Thái) và những môn đệ kế tiếp ông như C. Jung, E.
Fromm cùng nhiều người khác. Suốt cuộc đời Freud đã làm việc với nghị lực, sức lực,
ý chí, lòng dũng cảm phi thường và thái độ cầu thị khoa học hiếm có. Ông chịu ảnh
hưởng nhiều bởi các học thuyết tiến hóa sinh học của Darwin, thuyết về năng lượng
và bảo tồn năng lượng của trường phái Helmholtz, thuyết tâm vật lý của Fexner và
đương nhiên bắt nguồn từ thực tiễn điều trị lâm sang các ca bệnh nhiễu tâm. Mặc dù
bị chỉ trích từ nhiều phía nhưng điều đó không ngăn cản được ông, không làm ông
chùn bước trên con đường đã chọn và ông đã đạt đến bến bờ vinh quang. Năm 1900,
ông cho ra đời cuốn “Giải mộng” – tác phẩm nền tảng đánh dấu sự thành công của
ông. Năm 1905, ông xuất bản cuốn “Ba tiểu luận về học thuyết tính dục”. Những năm
sau đó, Freud đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm: Dẫn luận phân tâm học (1910), Vật tổ
và cấm kị (1913), Nguyên tắc siêu việt và khoái lạc (1920), Tự ngã và bản ngã
(1923)… và tác phẩm cuối cùng được ông công bố năm 1939 trước khi mất là Moisse
và tôn giáo độc thần. Học thuyết Phân tích tâm lý của Freud đã làm đảo lộn các quan
điểm của mọi thời đại về tâm trí con người bằng các công trình nghiên cứu được trình
bày một cách thận trọng, logic và với một phong cách văn học tao nhã, lạ lung. Hơn
thế nữa, ông còn khẳng định rằng, phương pháp khoa học của ông có thể ứng dụng
phổ biến cho nhiều lĩnh vực, nhất là trong nghiên cứ văn học và dân tộc học.
Sự thành công của Đại Cách mạng Pháp 1789 vừa là kết quả phát triển của chủ nghĩa
nhân văn, vừa là khởi đầu một kỷ nguyên mới về chất của chủ nghĩa nhân văn đó.
Cái vĩ đại nhất của Cách mạng Pháp được thể hiện trong bản Tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền nổi tiếng mà cho đến nay cả nhân loại tiến bộ vẫn còn phải phấn
đấu để thực hiện. Bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp 1789 bao gồm
những nguyên tắc dân chủ như: bình đẳng chính trị và xã hội cho tất cả các công dân,
tôn trọng quyền sở hữu, chủ quyền quốc gia, quyền được làm những việc công cộng
cho tất cả công dân, buộc mỗi công dân phải tuân thủ pháp luật là thể hiện ý chí
chung, tôn trọng ý kiến và tín ngưỡng, kể cả tôn giáo, tự do ngôn luận và báo chí,
phân bổ thuế khóa công bằng được tất cả đại diện đất nước thỏa thuận một cách tự do.
Tuyên ngôn một mặt là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản trong
tương lai dựa trên nền tảng chế độ dân chủ. Mặt khác, nó đã trở thành nền tảng chính
thúc đẩy những cuộc cách mạng tiếp theo đấu tranh vì một nền dân chủ cao hơn,
chẳng hạn phong trào Công xã Pari 1871.
Nền dân chủ bác bỏ mọi áp lực, bóc lột, bác bỏ mọi sự thống trị dưới bất cứ hình
thức nào: thống trị giai cấp hay áp bức dân tộc. Nó đồng thời phản đối và không thừa
nhận các cuộc chiến tranh xâm lược, bởi đó là hành vi phản tự do, phản dân chủ nhất
và cần thiết phải lên án. Vì vậy, nền dân chủ và giá trị nhân văn của Cách mạng Pháp
chính là tương lai của nước Pháp nói riêng, châu Âu nói chung – một tương lai sẽ trở
thành hiện thực, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và các dân tộc châu Âu và nó

131
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

sẽ được phát triển lên những trình độ cao hơn như ta thấy ngày nay ở các nước Liên
minh châu Âu (EU).
Về khoa học công nghệ Những bước phát triển quan trọng được xuất hiện trong
lĩnh vực sinh học và vật lý suốt thế kỷ XX và XXI, đặc biệt đã đạt được những tiến bộ
vượt bậc trong khoa học ứng dụng. Cuộc sống và lối sống bình thường đã bị biến đổi
bởi những phát minh, những sáng tạo bất tận. tất cả các ngành khoa học đều có những
đột phá, từ sinh học, vật lý, hóa học, y dược học cho đến các lý thuyết của khoa học
xã hội.
Mở ra bước ngoặt vĩ đại cho tư duy nhân loại về vũ trụ chình là nhà bác học A.
Einstein (người Đức gốc Do Thái) với Thuyết Tương đối ở ngay hai thập niên đầu của
thế kỷ (1905 – 1915). Đó là điều lý thú cao nhất về cả triết học và khoa học.
Cách mạng công nghiệp bắt đầu ở nước Anh từ nửa cuối của thế kỷ 18. Đến nay đã có
sự nhìn nhận thống nhất về ba cuộc cách mạng công nghiệp đã xảy ra, mỗi cuộc cách
mạng đều đặc trưng bằng sự thay đổi về bản chất của sản xuất và sự thay đổi này được
tạo ra bởi các đột phá của khoa học và công nghệ. Đến nay đã trải qua 4 cuộc cách
mạng công nghiệp:
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 18 và gần nửa
đầu thế kỷ 19, với thay đổi từ sản xuất chân tay đến sản xuất cơ khí do phát minh ra
động cơ hơi nước.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 19 cho đến khi
đại chiến thế giới lần thứ nhất xảy ra, với thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất
hàng loạt bằng máy móc chạy với năng lượng điện.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra từ những năm 1970 với sự ra đời của
sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và internet.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là đã bắt đầu từ vài năm gần đây,
đại thể là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong
các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano, in 3D, trí
thông minh nhân tạo, robot, … với nền tảng là các đột phá của công nghệ số.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (The Fourth Industrial Revolution), còn gọi là
“Cách mạng công nghiệp 4.0”, có thể được mô tả ngắn gọn là: Cách mạng công
nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc
cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách
mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ,
cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp
các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Nói
cách khác, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể được mô tả như là một loạt
các công nghệ mới đang kết hợp các thế giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học, và ảnh
hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế, các ngành kinh tế và ngành công nghiệp,
kể cả các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

132
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ
nhân tạo (AI), vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên
cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực
phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh
vực vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene,
skyrmions…) và công nghệ nano. Hiện cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại
các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á.
Đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0 là: (1) Sự kết hợp giữa hệ thống thực và hệ
thống ảo: Hệ thống thực: giá trị tạo ra gắn với nhà xưởng, máy móc, thiết bị: có tỷ
trọng GDP giảm đi. (2) Hệ thống ảo: giá trị được tạo ra trên không gian mạng: có tỷ
trọng GDP tăng nhanh chóng. (3) Quy mô và tốc độ phát triển nhanh chưa từng có
tiền lệ trong lịch sử nhân loại: Quy mô: đột phá công nghệ, đồng thời diễn ra trong
nhiều lĩnh vực. tương tác thúc đẩy lẫn nhau; Tốc độ phát triển là theo cấp số nhân. (5)
Yếu tố tác động: Hạ tầng Internet: chia sẻ ý tưởng, nguồn lực thực hiện, thương mại
hóa, các hiệp định tự do hóa mở cửa thị trường; Tác động mạnh mẽ và toàn diện đến
thế giới đương đại (6) Về kinh tế - xã hội, môi trường, cách mạng công nghiệp 4.0 với
bước đột phá khoa học và tiến bộ về công nghệ, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới
phục vụ nhu cầu người tiêu dùng, có sự tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự
xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo, người máy làm việc thông minh, có khả năng
ghi nhớ, làm việc 24/24... Chính vì điều đó, sẽ tạo cơ hội cho con người làm việc và
hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
Cách mạng công nghiệp 4.0 có tiềm năng nâng cao mức thu nhập toàn cầu và cải thiện
chất lượng cuộc sống cho con người trên toàn thế giới, thông qua việc máy móc có thể
“giao tiếp”với nhau mà không cần sự có mặt của con người, hay dây chuyền sản xuất
sẽ được vận hành tự động một cách thích hợp. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ là
sự xuất hiện và phổ biến một loạt công nghệ mới có tính tương tác và tích hợp cao
trên nền tảng công nghệ thông tin. Nhờ việc số hóa hoạt động kiểm soát và truyền
thông, các quy trình sản xuất mới xuất hiện trong đó trí thông minh nhân tạo và rô bốt
hóa sẽ đóng vai trò chủ chốt giúp thay thế những lao động giản đơn trong quy trình
sản xuất.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước, đặc biệt là
các nước đang phát triển như Việt Nam có thể nâng cao năng suất và rút ngắn khoảng
cách phát triển. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới, việc tiếp cận thành tựu cách mạng sản xuất mới để đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là nhu cầu cấp thiết. Việt Nam đang có rất nhiều nền tảng công nghệ
thông tin, hạ tầng. Sự đầu tư về hạ tầng Internet từ Viettel, VNPT đã tạo ra một nền
tảng không gì dễ dàng hơn để làm internet và công nghệ thông tin công nghệ cao. Tuy
nhiên, đầu vào quan trọng nhất vẫn là tri thức và các giải pháp quan trọng khác.

133
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Về công nghiệp văn hóa Công nghiệp văn hóa cũng được gọi là “sản xuất văn hóa”.
Nó gắn liền với hiện tượng văn hóa đại chúng, vì nếu văn hóa không trở thành sản
phẩm tiêu thụ của đại chúng trên thị trường, thì không thể có động lực ra đời công
nghiệp văn hóa. Việc tiến hành những hoạt động sản xuất này phụ thuộc vào các điều
kiện vật chất và điều kiện lịch sử. Chính các địa lý văn hóa này cũng không phải là cố
định, bản thân nó mang tính chất lịch sử với những nét thường trực và biến thiên đặc
biệt ở thế kỉ XX. Những chuyển đổi của không gian văn hóa thế giới xuất hiện trước
tiên ở quy mô những tổng thể khu vực lớn. Vị trí trung tâm văn hóa của thế giới trong
thế kỷ XX trước hết thuộc về “Châu Âu gì cỗi” với những xuất phát về văn chương và
nghệ thuật. Nhưng dù vậy, đã có những diễn biến nội tại về đẳng cấp. Đến Thế chiến
thứ hai những chuyển động đột biến cở bản về địa lý đã xảy ra. Hiện tượng lưu vong
của các nhà sáng tác Châu Âu đã gây mra một sự chuyển dịch văn hóa thật sự từ Châu
Âu sang Hoa Kỳ. Di chuyển trung tâm đối với thế giới và phi tập trung hóa trong nội
bộ từng quốc gia là quá trình tiến hóa, văn hóa bước ra khỏi khuôn khổ của những đặc
điểm thường trưc gắn bó với truyền thống để thực hiện những thay đổi lớn lao về địa
lý - chính trị, kinh tế, xã hội và tư tưởng đã tác động lên thế giới, đặc biệt từ Chiến
tranh thế giới thứ hai.
Chính quá trình Mỹ hóa văn hóa đối với Châu Âu là sự bộc lộ thể bá chính quyền
mới về địa lý-chính trị và kinh tế Mỹ. Không chỉ diễn ra trên quy mô rộng, các nét
thường trực và tiến triển của địa lý văn hóa cũng xuất hiện ở từng quốc gia với quy
mô nhỏ bé hơn. Tình trạng phân cực diễn ra mạnh mẽ và tập trung ở các thủ đô, còn
các địa phương giống như các “sa mạc văn hóa”. Quá trình phi tập trung hóa đã diễn
ra mạnh mẽ như ở Pháp hay Đức, tuy nhiên với những chênh lệch về nhịp độ năng
động, các thành phố tại các khu vực cũng trở thành những tụ điểm văn hóa trọng yếu.
Công nghiệp văn hóa phải đi liền với hiện tượng của thời đại gọi là “văn hóa đại
chúng”. Dây là một trong những bước phát triển ngoạn mục và phức tạp nhất của nền
nghệ thuật đương đại thế giới. Với cơ sở hạ tầng hoàn hảo (công nghệ thông tin, công
nghệ máy tính, công nghệ nghe nhìn, không gian tụ họp khổng lồ, sự hạ giá thành đến
mức siển rẻ nhờ sự rộng lớn của thị trường, …) văn hóa đã và đang trở thành một loại
hàng hóa đặc biệt. Điều đó đã phá vỡ mọi quan niệm truyền thống về tính đặc thù của
văn hóa. Văn hóa đại chúng vốn xuất phát từ nước Mỹ giờ đây dường nhữ đã trở
thành nền văn hóa thanh niên quốc tế. Thế hệ trẻ Châu Âu say mê các điệu rock and
Roll và thời trang đi kèm. Theo phong trào tân tiến, các ban nhạc thanh niên theo
phong cách Mỹ đã ra đời ở khắp các nước Tây Âu. Ngay ở cả Việt Nam cũng có
nhiều thanh niên rơi nước mắt đau buồn vì sự ra đi của nghệ sĩ nhạc pop M. Jackson,
nhiều trẻ em vùng sâu, vùng xa trong các làng bản cũng tập hợp nhau lại trượt patine
và nhảy hip hop trong lúc chăn trâu.
Trong làn sóng văn hóa đại chúng phải kể đến trước hết là âm nhạc- nhạc Pop (Pop
music). Nhạc Pop theo nghĩa đen là “âm nhạc bình dân” nhưng chỉ đích danh một loại
hình âm nhạc dành cho người trẻ tuổi, ra đời đầu những năm 1960. Sự hình thành và

134
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

phát triển ban đầu của nhạc Pop gắn liền với các hiện tượng xã hội, khởi đầu là nhu
cầu xây dựng và khẳng định “nền văn hóa trẻ”, trong đó nhạc Pop và Rock đóng vai
trò như những bộ phận cấu thành nền văn hóa ấy. Thực trạng này tương ứng với
những chuyển biến trong xã hội, mà nhất là quá trình đô thị hóa ồ ạt ở Hoa Kỳ và các
nước phương Tây. “Nhạc Pop khởi thủy là thứ âm nhạc của thanh niên xuất thân từ
các giai cấp bình dân tại các thành phố lớn, thứ nhạc này thường biểu đạt những ẩn
ức, bế tắc và tiềm ẩn bạo lực”. Nhạc Pop xuất phát từ hai nguồn, nguồn chính thức là
“ Nhạc Rock and Roll”. Tuy khởi nguồn từ Mỹ nhưng xuất phát từ nước Anh mà nhạc
Pop trở thành hiện tượng toàn cầu do thắng lợi kì diệu của nhóm nhạc The Beatles và
ca sĩ Bob Dylan của nước Anh. Làn song đầu tiên này chững hẵn lại vào đầu những
năm 1970 để rồi từ đó về sau nhạc Pop kinh qua một tiến trình phức tạp. Một mặt nó
vẫn còn nuôi dưỡng liên tục và đổi mới thường trực bởi những thể hiện của thực tại xã
hội. Mặt khác nó đã tranh thủ được vị thế, xác lập là “âm nhạc của giới trẻ”. “Trên
bình diện phong cách, đặc điểm của nhạc Pop bắt nguồn chủ yếu từ tính chất hỗn
hợp”. Dù tình trạng nghèo nàn diễn ra thường xuyên nhưng sức sống của nhạc Pop
vẫn được thể hiện qua tính chất đa dạng của nó, nó là hồi quang của những khuynh
hướng chủ yếu của nền văn minh đương đại.
Một ngành nghệ thuật nữa mang tính đại chúng rõ rệt và cũng xuất phát từ nước Mỹ
là điện ảnh. Vào thập niên 1950, hơn một nửa phim ảnh mà người Châu Âu xem ở các
rạp là đến từ Hoa Kỳ. Thập niên 1990 tỉ lệ đó đã tăng lên 80%. Điện ảnh là hình thức
sinh hoạt văn hóa đại chúng dựa trên ưu thế về thương mại, vì chúng có thể được mua
với giá rất rẻ trên thị trường rộng lớn không chỉ trong nước mà trên toàn cầu. Các
chương trình truyền hình Mỹ cũng tỏ ra có sức hấp dẫn đại chúng.
Về văn chương nghệ thuật Nền văn chương và nghệ thuật phương Tây từ thời
Phục hưng đến nay vẫn luôn đứng ở thế thượng phong của nhân loại với những thành
tựu chói lọi. Trong văn chương, kể từ khi có giải Nobel đến nay, hầu hết các giải hàng
năm đều thuộc về các nhà văn châu Âu. Vấn đề không phải vì giải Nobel do người
châu Âu lập ra mà nó ưu ái cho tác giả châu Âu; cũng không phải do các người các
châu lục khác kém tài hoặc không quan tâm đến giải thưởng danh giá này. Vấn đề cơ
bản là ở chổ các tác phẩm văn chương đó có đề cập một cách sâu sắc đến những vấn
đề mang tầm nhân loại, chẳng hạn có đồng cảm một cách sâu sắc với thân phận con
người hay không, và cuối cùng các tác phẩm đó có đem đến cho độc giả những mới
mẻ, thú vị về phong cách nghệ thuật hay không. Các giải thưởng lớn của các liên hoan
phim trứ danh như: liên hoan phim Canes (Pháp), Venice (Ý), Berlin (giải Gấu Vàng-
Đức) hay Oscar(Mỹ) cũng trong tình trạng tương tự.
Với cách đặc vấn đề như vậy, chúng ta thấy rằng, cần xác định cho được những
ưu điểm việt của văn chương nghệ thuật châu Âu, cái đã và vẫn sẽ làm nên những
thành công rực rỡ của họ. Trên cơ sở nhìn lại các công trình nghiên cứu về văn
chương nghệ thuật phương Tây trong nước và nước ngoài, chúng ta có thể nêu lên
mấy nhận định sau đây về đặc trưng phương pháp nghệ thuật xuyên suốt mọi lĩnh vực

135
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

của nền văn chương nghệ thuật châu Âu: tính sáng tạo; tính tư tưởng; tính nghiêm
túc, chuyên nghiệp.
Tính sáng tạo: dây có thể coi là đặc tính đầu tiên của công trình nghệ thuật phương
Tây, từ văn chương đến hội họa, điện ảnh. Trong khi đó, sân khấu Việt Nam khá
nghèo nàn, mà một trong những nguyên nhân là các nghệ sĩ chưa hình thành được tư
duy đạo diễn.
Các nghệ sĩ nước ngoài thì ngược lại, họ không ngừng tìm tòi khám phá nên mỗi chi
tiết nhỏ của họ đều mang dấu ấn của sự sáng tạo. Nhưng trên hết, đó là bản sắc văn
hóa mà tác phẩm mang lại. Cùng một tác phẩm nhưng mỗi đoàn dàn dựng theo cách
riêng với nhiều nét khác biệt trong trang trí, miêu tả tính cách nhân vật và hình thức kể
chuyện.
Tính tư tưởng của tác phẩm: Như đã đề cập ở trên, sự thành công của một tác phẩm
văn học đạt giải Nobel là ở tính tư tưởng nhân văn cao sâu của nó. Mỗi tác phẩm văn
chương hay nghệ thuật là một bài ca về phẩm chất người. Thậm chí nhiều khi tác
phẩm chính là cuộc đời của tác giả. Văn đàn thế giới vẫn không quên dấu ấn mà nhà
triết học hiện sinh Pháp thế kỷ XX J.P Sartre đã sáng tạo ra. Ông là nhà trí thức, nhà
nghệ sĩ thuộc loại tiêu biểu nhất của châu Âu dương đại. Một nhà nghiên cứu người
Việt tại Pháp theo quan điểm cánh tả đã nêu những nhận xét chí lí và say đắm về con
người và tác phẩm của J.P Sartre mà chúng ta có thể viết vắn tắt dưới đây:
-Một kiếp sống, tu duy, hành động và sáng tác nghệ thuật phi thường: J.P Sartre là
một tác giả hiếm hoi vừa làm chủ tư tưởng của mình vừa làm chủ ngòi bút hành văn
của mình không bao giờ cho phép triết lý và văn chương chia lìa nhau. Ông trưởng
thành trong thời đại cách mạng, mong giải quyết mâu thuẫn giữa triết lý(dựa vào suy
luận cá nhân) và hành động (cùng người khác thay đổi thế giới), đem triệt lý vào đời
thực. Do đó ông phải dương đầu với triết lý của Marx, vì trong thế kỷ XX, nếu có một
triết lý đã thực sự biến thành môi trường cảm nhận và tu duy của đông đảo quần
chúng, đó là triết lý của Marx, mỗi triết gia điều phải đối diện với nó để khẳng định
mình. Do đáo ông đã tạo những khái niệm mới liberté en situation (tự do trong bối
cảnh), intellectuel engagé (trí thức dấn thân), littérature engagée (văn chương nhập
cuộc),..vvv
Ông đeo đuổi cả hai hoài bão, thường là song song, nhưng cũng có lúc nhảy từ lỉnh
vực này sang lĩnh vực kia, tư tưởng luôn luôn thống nhất, văn chương nêu vấn đề cho
triết lý, triết lý làm nền tảng cho văn chương, rồi văn chương hiện sinh hóa triết lý qua
tác phẩm nghệ thuật và giải quyết những bế tắc triết học! Ông nói về tư tưởng trong
tác phẩm bất hủ Thực tại và Hư vô rằng:
“Nếu tôi đã viết quyển Thực tại và Hư vô nhanh như thế thì vì chỉ cần viết thôi: những
ý tưởng đã có sẵn”.
Các tác phẩm của ông sau này cũng đều là sự trăn trở về kiếp nhân sinh vốn dính dáng
sâu sắc với cuộc đời của chính ông: từ một chính trị gia vô tư lự và cá nhân chủ nghĩa
bị đẩy vào vòng của cuộc chiến tranh, bị bắt làm tù binh rồi vượt ngục tham gia kháng

136
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

chiến chông Pháp xít, rồi từ đó gắn mình vào cuộc sống chính trị nước Pháp, châu Âu
và nhân loại. Tất cả trong hành động thực và trong tác phẩm điều đến từ nhận thức
trong tư tưởng của ông:
-Con người là một thực thể xã hội.
-Con người làm người trong bối cảnh lịch sử, trong thế giới. Thế giới và lịch sử ở đây
không chỉ là thế giới, lịch sử cá nhân như trong L’Etre et le Né ant, nó là thế giới lịch
sử của cả nhân loại.
-Tóm lại, chính trị là một thước đo cơ bản của con người.
Tính nghiêm túc và chuyên nghiệp trong nghệ thuật: nghệ sĩ phương Tây chân
chính bao giờ cũng làm việc một cách bài bản, nghĩa là có kịch bản hay chương trình
được vạch ra một cách kỹ lưỡng, có trình tự sau trước, mỗi một công đoạn hay nhân
vật đều nhằm hoàn thành một chức năng hay mục tiêu nhất định trong ý đồ nghệ
thuật. Do đó người ta thấy tác phẩm thành công của họ bao giờ cũng có sức cuốn hút
và gây đươc lòng trân trọng của người thưởng thức.
4. MỘT SỐ NÉT ĐẶC SẮC CỦA NHỮNG TÔN GIÁO LỚN TRONG NỀN
VĂN MINH NHÂN LOẠI
1- ĐẠO HINDU TÔN GIÁO CHÍNH CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ
Đạo Hindu (nghĩa là tôn giáo của người Ấn) là tôn giáo cổ xưa nhất, lớn nhất của Ấn
Độ. Hiện nay, Đạo Hindu thu hút hơn 80% dân số và Đạo này có mặt hầu hết các
bang của Ấn Độ. Trong lịch sử, Đạo Hindu đã có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống
chính trị và văn hóa tinh thần của hầu hết các Quốc gia cổ ở Đông Nam Á. Hàng loạt
những công trình nổi tiếng nhất ở Ấn Độ và Đông Nam Á như Kônarắc, Kharujahô,
Mahabalipuram, Ăngco Vát, Lôrô Jôngrang, các tháp Chăm... và nhiều tác phẩm văn
học lớn như Ramayana, Mahabharata... ra đời trên nền tảng của Đạo Hindu.
Khác với các tôn giáo khác như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo... Đạo Hindu là
một tôn giáo không có người sáng lập, không có giáo chủ, giáo điều mà chỉ là sự tổng
hợp các hệ thống tôn giáo - tín ngưỡng - triết học. Hệ thống tôn giáo - tín ngưỡng -
triết học đó của Đạo Hindu được hình thành và hoàn thiện dần theo suốt chiều dài lịch
sử của Ấn Độ. Lịch sử Đạo Hindu có ba giai đoạn lớn: Giai đoạn Vệ đà, giai đoạn
Bàlamôn và giai đoạn Hindu. Giai đoạn Vệ đà kéo dài từ khoảng năm 1800 đến năm
500 B.C và gắn liền với sự xâm nhập của người Arian vào Ấn Độ. Vào thời gian này,
một trong những bộ kinh cốt yếu nhất của Đạo Hindu đã ra đời: Kinh Vệ Đà. Bộ kinh
tôn giáo cổ xưa nhất của nhân loại này gồm bốn bộ: Rig Vệ đà một tập hợp các bài tán
ca tụng các Thần linh, Yajya Vệ đà tập hợp các bài về lễ thức tế tự: Sama Vệ đà những
khúc ca cầu nguyện và Acthava Vệ đà tập hợp các câu phù chú, ma thuật. Giai đoạn
Vệ đà đã đặt xong nền móng về thần điện, giáo lý và nghi thức cho Đạo Hindu.
Những vị Thần của giai đoạn này chủ yếu là các biểu tượng của hiện tượng tự nhiên
như Inđra (Thần Sấm), Surya (Thần Mặt Trời), Vayu (Thần Gió), Agni (Thần Lửa),
Varuna (Thần Không Trung)... Giáo lý cơ bản của giai đoạn Vệ đà là ý niệm cho rằng,
con người thường xuyên có mối quan hệ với các Thần linh và có sự hòa đồng với Vũ

137
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

trụ. Do đó, chỉ có cúng tế, kêu cầu thì con người mới được các Thần linh phù hộ trong
mọi công việc. Song hành các buổi cầu nguyện là những cuộc hiến tế lớn. Những đồ
hiến tế như thịt động vật, bơ, sữa, rượu được dâng lên các đấng Thần linh bằng cách
đốt lên giàn lửa.
Việc cúng tế các đấng Thần linh có vai trò quan trọng, nên dần dần đội ngũ các thầy
cúng tế trở nên đông đảo và biến thành tầng lớp có uy tín và quyền lực nhất trong xã
hội Ấn Độ. Thế là đẳng cấp tăng lữ Bàlamôn ra đời. Các tăng lữ Bàlamôn không chỉ
phụ trách các việc cúng tế mà còn tìm cách chú giải và diễn giải các bộ Kinh Vệ đà.
Từ đó, bộ thánh điển Brahmana của Đạo Hindu xuất hiện. Vì thế mà giai đoạn thứ hai
của Đạo Hindu được gọi là giai đoạn Bàlamôn giáo. Đến giai đoạn này, thuyết về
bốn giai đoạn của cuộc đời một con người được gọi là Ashrama của Đạo Hindu đã
hình thành. Theo thuyết Ashrama, mỗi con người đều lần lượt trải qua các giai đoạn:
đồ đệ Bàlamôn, chủ gia đình, ẩn sĩ và đạo sĩ khất thực. Như vậy, tới giai đoạn
Bàlamôn giáo, ba yếu tố cốt lõi là Dharma (Đạo), Varma (đẳng cấp) và Ashrama (các
giai đoạn cuộc đời) đã được hình thành.
Sau đó, trong suốt hơn một chục thế kỷ B.C và A.D (trước và sau CN), Đạo Hindu
liên tục được các tác phẩm văn học và tôn giáo như sử thi Mahabharata, sử thi
Ramayana cùng các truyền thuyết Purana, bộ Kinh Upanishad, tác phẩm triết học
Veđanta bổ sung và hoàn thiện. Giai đoạn cuối cùng và dài nhất này (kéo dài từ những
thế kỷ đầu B.C tới tận ngày nay) được gọi là Hindu giáo. Trong giai đoạn Hindu, các
vị Thần đã được trừu tượng hóa thành những biểu tượng: các vị Thần tượng trưng cho
những hiện tượng thiên nhiên chính họ đã được quy tụ lại thành ba vị Thần, chủ thể
của một hình tượng tam vị nhất thể (Trimurti). Ba vị Thần chủ thể đó là: Brahma,
Vishnu và Shiva, đại diện cho ba lực lượng phổ biến của Vũ trụ: Sáng tạo, Bảo tồn và
Phá hoại. Để dễ dàng hòa nhập vào đông đảo dân chúng, ở giai đoạn này, nhiều lễ
thức của Đạo Hindu đã được đơn giản hóa. Giờ đây, các công việc như hiến tế súc vật
tốn kém được thay thế bằng thờ cúng các ảnh tượng: bên cạnh các bàn thờ lớn, đã xuất
hiện các đền thờ nhỏ của từng gia đình: thuyết sùng tín (Bhắc ti) chủ trương chỉ cần có
lòng thành là có thể giao cảm được với thần linh đã ra đời. Đến thế kỉ thứ XIX và XX,
một số nhà hoạt động tôn giáo nổi tiếng của Ấn Độ như Ram MôhanRoy, Rama
Krishna, Vivơka nanđa, Ôrôbinđô... đã làm cuộc cách tân lớn với đạo Hindu. Cuộc
cách tân này không chỉ phục hồi những giá trị đích thực ban đầu của đạo Hindu mà
còn loại trừ những yếu tố lạc hậu và thái quá ra khỏi tư tưởng của Đạo này.
Chính nhờ khả năng thích ứng với những đổi thay của lịch sử, mà đạo Hindu luôn
luôn là tôn giáo chính lớn nhất của người Ấn Độ và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi
tầng lớp dân cư Ấn Độ từ ngàn đời nay.
2. ĐẠO JAINA - TÔN GIÁO KHỔ HẠNH VÀ HIẾU SINH CỦA ẤN ĐỘ
Cùng thời với Thích Ca Mẩu Ni, trong số nhiều nhà truyền bá những giáo phái không
chính thống của thế kỉ VI B.C, nổi bật lên một nhân vật được mệnh danh là Mahaviha
(Người anh hùng vĩ đại), người sáng lập ra một trong những tôn giáo đặc biệt của Ấn

138
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Độ Đạo Jaina. Lịch sử của Đạo Jaina thường gọi là tôn giáo của Những người chiến
thắng (Jina), khác rất nhiều so với lịch sử của Đạo Phật. Tôn giáo của các Jina này chỉ
bắt rễ và có anh hưởng sâu sắc trong một số vùng của Ấn Độ, chứ chưa bao giờ lan
toả ra ngoài phạm vi đất Ấn Độ. Khác với Đạo Phật và Đạo Hindu, Đạo Jaina không
có sự thay đổi lớn và không có xu hướng phát triển.
Đạo Jaina phân chia thành hai giáo phái: Đigambara (những người lõa thể) và
Shvetambara (những người mặc đồ trắng). Sự phân chia giáo phái này diễn ra khá lâu
và chỉ kết thúc vào thế kỷ 1 Sau CN. Về sau, phần lớn những tín đồ của giáo phái lõa
thể đã mặc quần áo khi ở nơi công cộng, nhưng cho đến nay, hai giáo phái vẫn tiếp tục
tồn tại. Tuy chia thành hai giáo phái, nhưng giáo lý của cả hai phái không có gì khác
nhau. Cũng như Đạo Phật, về nguyên lý Jaina giáo là vô thần. Các tín đồ của Đạo
Jaina cho rằng, thế giới tồn tại theo một quy luật chung và vận hành nhờ mối quan hệ
tương hỗ giữa các linh hồn sống (Jiva) và năm dạng thực thể phi cuộc sống (atjiva) là:
khí (akasha); phương thức và điều kiện của động (dharma); phương thức và điều kiện
của tĩnh (ađharma); thời gian (kala) và vật chất (pudgala). Không chỉ con người, động
vật, cây cỏ mà cả đất đá, hiện tượng thiên nhiên… đều có linh hồn. Theo quan niệm
của Jaina giáo, linh hồn về vật chất là trong sáng, thanh tịnh và chỉ đạo tất cả. Về
nguyên tắc, tất cả vô vàn linh hồn trong vũ trụ đều như nhau; chúng chỉ khác nhau ở
mức độ gắn bó giữa chúng với những vật chất có cấu trúc từ thành tố cực nhỏ. Các
thành tố cực nhỏ mà mắt thường không thấy được chính là nghiệp (karma). Mọi hành
động của chúng sinh đều tạo ra nghiệp cả và làm cho chúng sinh luôn phải tiếp tục
chịu khổ trong vòng quay bất tận của luân hồi (sansara). Vì vậy, muốn giải thoát,
chúng sinh phải tu khổ hạnh để làm cho linh hồn không bị vướng víu vào nghiệp nữa.
Từ quan niệm về giải thoát như vậy, đạo Jaina đã đề ra những nguyên tắc tu luyện khổ
hạnh vô cùng khắc nghiệt. Các nhà tu Jaina không chỉ trút bỏ tất cả quần áo mà còn
nhổ trụi tóc. Chỉ sau khi trút bỏ khỏi vướng víu của trần thế trên người, các nhà tu
Jaina mới hành xác bằng cách ngồi hoặc đứng Thiền dưới trời nắng chang chang như
mùa hè... mẫu hình cuộc sống của các nhà tu hành của đạo Jaina được khuôn vào 5
điều răn cấm : không sát sinh, không nói dối, không trộm cắp, không gian dâm và
không giữ của riêng. Vì thế các loại thịt bị cấm hoàn toàn trong những bữa ăn. Thậm
chí, đi đâu họ cũng phải dùng chổi quét đường trước để khỏi giẫm chết các loại sâu bọ
nhỏ bé… Tất cả những hành động chống sát sinh đó được đúc kết thành học thuyết
Ahimsa nổi tiếng của Đạo Jaina.
Mặc dầu hiện nay ở Ấn Độ, một số tín đồ theo đạo Jaina không nhiều, nhưng ảnh
hưởng của tôn giáo này đối với đời sống của Ấn Độ rất sâu sắc. Một trong những ví
dụ điển hình về vai trò của đạo Jaina đối với Ấn Độ thời đại ngày nay là của đời của
Thánh Ganđhi. trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lãnh tụ Ganđhi đã đề cao tư
tưởng Ahimsa và bản thân Ngài đã sống một cuộc sống thanh bạch và đạm bạc.
3. ĐẠO PHẬT VỚI KHOA HỌC

139
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Nhà vật lý thế giới nổi tiếng người Ấn Độ là D. S Kothan, chuyên gia về các vấn đề
như nhiệt động học thống kê, lý thuyết ion hóa và các sao Lùn trắng, tác giả quyển
Bùng nổ hạt nhân và các hiệu ứng và quyển Mấy suy nghĩ về khoa học và tôn giáo
rất nổi tiếng, đã phân biệt các khái niệm duy lý (rational), phản duy lý (antirational)
và siêu việt duy lý (beyond-rational). Phản duy lý cũng là phản khoa học. Nhưng siêu
việt duy lý thì không phải là phản duy lý. Duy lý ngự trị trong vương quốc khoa học.
Còn siêu việt duy lý và siêu nghiệm thường là cái lõi của tôn giáo. Trong khi đó, thế
giới vẫn còn mênh mông những mặt chưa nhận thức được bằng thực nghiệm. Ngay cả
những tri thức khoa học đã thu hút được thì cũng luôn biến chuyển. Do đó, không cần
thiết phải đối lập khoa học với tôn giáo khi cả hai đều là nhu cầu của nhân loại. Chúng
ta đã biết nhiều nhà bác học lớn là người có đạo nhưng điều đó không hề ngăn cản các
phát minh quan trọng của họ.
Đạo Phật không phản khoa học, bản chất đạo Phật là vô thần. Chính Đức Thích ca đã
tuyên bố Ngài không phải thần linh, thượng đế mà chỉ là con người bình thường như
bao người khác. Lời Ngài dạy có nhiều điều đúng với khoa học hiện đại. Chẳng hạn
vũ trụ quan Phật giáo phù hợp với định luật Lomonossov- Lavoisier, với vật lý thiên
văn (astrophysique) và vật lý hạt nhân (physique nucleaire). Mãi Thế kỉ XIX Pasteur
mới tìm ra vi trùng, nhưng Phật đã nhìn thấy trong bát nước có 84000 vi trùng. Phật
bảo tâm bệnh sinh nhân bệnh thì bây giờ y học phương Tây mới bàn đến các bệnh căn
nguyên tâm thể (maladiesp- sycho-somatiques). Phật đưa ra luật cấm sát sinh thì đến
tháng 6 năm 1992, Hội nghị cấp cao Ride Janeiro mới kêu gọi Chính phủ và Nhân dân
các nước trên thế giới không săn bắn các loài động vật có nguy cơ diệt chủng, bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên, chống ô nhiễm và hủy diệt môi trường. Vậy có thể coi Đức
Thích Ca là một nhà khoa học tiên tri (Futurologiste) được không?
Phật giáo nhìn nhận thế giới là do nhân duyên mà sinh ra và cho rằng không thể tìm ra
một nguyên nhân đầu tiên. Do đó, Phật giáo không thừa nhận một Đấng sáng tạo Thế
giới kiểu như Brahma. Điểm này phân biệt Đạo Phật với các tôn giáo khác.
Thời đại Đức Thích Ca còn sống, khoa học và triết học Ấn Độ khá phát triển. Có
những tin tức mà người Ấn Độ đã đạt được mãi đến nay vẫn làm chúng ta ngạc nhiên.
Những tiềm năng bên trong của con người mà Yoga đã phát hiện là một ví dụ. Thời
đó, phái triết học Vaisesika cũng đã đưa ra học thuyết cho rằng thế giới được cấu tạo
bằng các nguyên tử. Bằng trí tuệ đặc biệt của bản thân cũng như với trình độ trí thức
đương thời, Đức Thích Ca đưa ra những nhận định đúng đắn về thế giới, mà mãi về
sau chúng ta mới nhận thức được. Điều đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi khoa
học hiện đại vẫn đang tiếp tục khám phá bí ẩn của nền văn minh phương Đông.
Trong tình hình hiện nay, Đạo Phật có thể giúp lợi ích gì cho sự tiến bộ của khoa học,
kỹ thuật? Và ngược lại các thành tựu khoa học kỹ thuật có tác dụng gì đối với sự
nghiệp hoằng dương Phật pháp.
Không phải chỉ Đạo Phật mà các quan điểm về tự nhiên và vũ trụ của nhiều triết phái
và giáo phái phương Đông vẫn tiếp tục kích thích sự tìm tòi của khoa học. Nhưng nên

140
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

nhớ rằng, Đạo Phật đặc biệt chú ý đến một cuộc sống an lạc cho con người. Khoa học
đã có những tiến bộ lớn nhưng sự phát triển của khoa học không phải lúc nào cũng
làm cho con người an lạc. Có những thứ khoa học giết người như làm bom hạt nhân là
một ví dụ. Phật giáo có khả năng ảnh hưởng tới hướng phát triển đúng đắn của khoa
học, đó là phục vụ hạnh phúc của nhân loại. Khoa học lả kết quả của Tri (tri thức)
nhưng sự phát triển của nó cần đến Tuệ (sự sáng suốt). Nếu không cho dù tiến bộ đến
đâu, nó vẫn không ra khỏi Vô Minh.
TRIẾT VÔ NGÔN CỦA NHÀ PHẬT
Triết lý vô ngôn của nhà Phật bắt đầu từ hội Linh sơn, khi Đức Phật cầm cành hoa sen
lên có ý khai thị, cả hội chúng đều im lặng, chỉ có mình Maha Ca Diếp
(Mahakasyapa) mỉm cười. Phật liền nói: “Ta có chính pháp nhân tạng, Niết bàn Diệu
tâm, pháp môn màu nhiệm nay ta phò chúc cho người”. Ấy là phật có di truyền tâm
cho Ca Diếp. Phép đó từ Ca Diếp truyền xuống trải qua 28 đời đến Bồ Đề đạt ma
(Bod-hidharma), vị đại sư này vượt biển sang Trung Quốc ở Chùa Thiền Lâm sáng lập
ra phái Thiền Tông. Bod-hidharma trước khi viên tịch có đề nghị các môn đồ nói lên
chỗ sở đắc của mình, riêng chỉ có Huệ Khả là không nói năng gì cả (vô ngôn) chỉ
bước ra đành lễ ngài 3 lạy rồi trở lại đứng y chỗ cũ. Bod-hidharma nói: “Ngươi được
phần cốt tủy của Đạo ta rồi”. Đó là sự nối tiếp phương châm “di tâm truyền tâm” vì
Đạo bản vô ngôn, ngôn sinh ly tán.
Triết lý vô ngôn tức triết lý không lời, triết lý về sự im lặng. Cái đó có vẻ mâu thuẫn,
vì đã triết lý thì phải có sự lập luận, chứng cứ rõ ràng, logic chặt chẽ, nhưng ở đây tất
cả đều yên lặng, giống như một con thuyền trống không vượt biển dưới ánh trăng
huyền ảo trong câu thơ của một vị Thiền sư:
Chúng ta đều biết rằng, Đạo Phật khác các tôn giáo khác ở chỗ: Đạo Phật đã bác bỏ
quan niệm siêu hình về Thượng đế, về linh hồn, về một cái nhân ban đầu mà từ đó
sinh ra cả Thế giới lẫn vạn vật. Chủ thuyết của Đạo Phật là mọi sự vật, mọi hiện tượng
kể cả con người đều do nhiều nhân duyên kết hợp mà sinh ra. Kết quả có được do sự
tác dộng của nhân duyên. Phật giáo gọi là quả báo: nhân duyên quả báo nhà Phật
thường gọi tắt là Luật nhân - quả. Nhân có nhiều thứ, duyên có nhiều loại lên muôn
vật, muôn loài, vì vậy con người cũng không nằm ngoài sự tác động ấy. Lý nhân quả
trong đời người Đạo Phật gọi là Luật nhân - quả. Ba đời: quả quá khứ, quả hiện tại và
quả vị lai. Gây nhân lành, được quả lành, gây nhân dữ bị quả dữ, cũng như trong nhân
gian thường có câu: “Ở hiền gặp lành; ác giả ác báo”. Nhưng cũng có trường hợp
dường như ngược lại, đó là do quả quá khứ quá lành, hoặc quá dữ, vì thế phải căn cứ
vào 3 đời để khảo sát. Nếu nắm chắc được lý nhân quả, chúng ta sẽ có sức tin mãnh
liệt vào cuộc sống và không còn lệ thuộc vào sự thiêng liêng của Thần Thánh bên
ngoài. Chúng ta tự nhận là chủ nhân của cuộc đời mình, đồng thời chúng ta cũng gạt
phắt những chuyện mê tín vu vơ như đồng bóng, bói toán... Vì biết rõ tác động đẹp
hay xấu của ta, ta sẽ cải tạo và xây dựng một cuộc đời mới vui tươi, lành mạnh trong
hiện tại và tương lai, hay dở đều do ở mình, không kêu than oán trách ai.

141
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Nhân quả là dòng biến động, sinh diệt nối tiếp cho nên là hiện thân của vô thường.
Khi biết rõ vạn vật trên thế gian không có gì là thường còn, cố định, duy nhất mà đều
do nhân duyên kết hợp tạo thành, chúng ta xây dựng được niềm tin mạnh mẽ ở cuộc
sống, sống cho ra sống, sống phải học tập để đạt đỉnh cao của trí tuệ, đức độ và lòng
từ bi mà không ỷ lại hay tự ti đối với cá nhân.
Luật nhân - quả của Đạo Phật còn dạy rằng: khi chúng ta gieo nhân tức là đã gây
nghiệp lành được quả lành, gây nghiệp dữ bị quả dữ. Nghiệp báo gồm: thân nghiệp,
khẩu nghiệp và ý nghiệp. Trong đó ý nghiệp là cái quan trọng nhất, vì thân và khẩu
nghiệp đều do ý chủ động sai khiến. Nó dấy nhân lành thì thân, khẩu theo đó tạo
nghiệp lành, nó dấy nhân dữ thì thân, khẩu theo đó tạo nghiệp dữ, từ đó mà ảnh hưởng
đến quả báo sau này. Như thế, nếu chúng ta tạm thời gạt bỏ tinh thần bi về kiếp người
trong luật nhân - quả thì ta sẽ thấy được tính nhân bản tuyệt vời trong tư tưởng đó.
Bởi nó luôn giáo dục con người sống lành mạnh, làm nhiều việc tốt, việc thiện; đồng
thời hạn chế các điều xấu, điều bất nhân, phi nghĩa, làm giảm đi một phần tai ương
cho xã hội, nhân tính hơn và an ổn hơn. Mặt khác, Đạo Phật không chỉ giáo dục một
gia đình tốt, một xã hội tốt mà trọng điểm giáo dục của Đạo Phật là giáo dục cá nhân -
vốn là vấn dề quyết định cho cuộc sống của mỗi con người. Hơn nữa, giáo lý nhân quả
là một nền giáo dục không ra lệnh hay trừng phạt mà trả con người về vị trí thực sự
của nó. Đó là con người luôn tự ý thức về trách nhiệm, vị rí và vai trò của mình trong
gia đình và xã hội, trong con người đó luôn diễn ra quá trình tự giáo dục mình theo
những chuẩn mực đạo đức, nhằm dần dần đưa mình đến chỗ hoàn thiện và có ích cho
xã hội. Đây là phương pháp giáo dục hữu hiệu nhất đối với mỗi con người. Bởi mỗi cá
nhân mang những điều kiện sống khác nhau, vì thế cần được đón nhận những phượng
pháp giáo dục khác nhau. Song việc đưa ra những căn cơ, chuẩn mực để con người dễ
dàng tự điều chỉnh hành vi của mình, tự giác giáo dục mình là phương pháp giáo dục
hiệu quả và thấm đượm tính nhân văn. Ở khía cạnh khác, ta thấy luật nhân - quả còn
mang ý nghĩa cảnh tỉnh con người khi nó còn trong trứng nước, tức là khi hậu quả
chưa xảy ra.
4. ĐẠO DO THÁI
Tổ tiên người Do Thái là những bộ lạc Semites (Sêmít) ở Ai Cập và ở Bán đảo Sinai,
định cư trên miền đất Palestine (Palestin) vào khoảng năm 1200 B.C. Tên của họ là
dân tộc Hebreux (Hêbrơ) hay Israel. Do Thái là cách đọc theo âm Hán - Việt phiên âm
từ chữ Juda (Giu da) do đa số những người Israel sống sót sau khi ngôi đền của họ ở
Kinh dô Jérusalem bị phá hủy. Họ phải lưu đầy đến Babylonee (năm 586 B.C thuộc
bộ lạc của Juda). Những người này đã biết lợi dụng chế độ tư trị mà quân chiếm đóng
Perse (Ba Tư) dành cho họ, xây dựng lại ngôi đền và tổ chức xung quanh họ một xã
hội phục hưng. “Ngôi đền thứ hai” bị các đội quan La MÃ phá hủy năm 70 S. CN và
cùng nó biến mất cái trung tâm tôn giáo liên kết những thành viên dân tộc Do Thái
phân tán từ ba Tư đến miền cực tây của đế quốc la Mã. Tuy nhiên, người Do Thái

142
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

không biến khỏi Palestine và những yêu sách của các thành viên phân tán trên miền
đất này vẫn không chịu lắng dịu.
Nguồn tư liệu duy nhât về đề tài này là Kinh Cực ước, nhưng nó quá phức tạp và
được biên soạn quá muộn nên không thể nắm được chính xác những sự kiện xung
quanh nhân vật Moise và tất cả những giáo trưởng, đặc biệt là Abraham. Jéhovah
(Giêhôva), một vị Thần cổ từ thời kỳ bộ lạc, được coi là “ Thượng đế của Moise”,
chúa tể duy nhất của dân tộc Do Thái, quy định vận mệnh và áp đặt luật lệ của mình
cho dân tộc ấy. Tôn giáo Do Thái không có thần thoại, chí ít cũng là về nguyên tắc, do
đó nó khác hẳn những tôn giáo khác ở vùng Cận Đông cổ. Có thể coi thời kỳ khởi đầu
trong lịch sử Do Thái là gắn với những quy tắc đạo đức, đã có mầm mống tổ chức
pháp luật, và những phép tắc thiêng liêng chi phối việc thờ cúng, cuối cùng là thiết
chế Sabbat (Sabba - ngày nghỉ cuối tuần của người Do Thái).
Khởi đầu, tín ngưỡng Moise là tôn giáo của những bộ lạc du mục. Sau khi người Do
Thái định cư ở Palestine, sự thuần khiết và tính nghiêm ngặt của tôn giáo này nhanh
chóng chịu ảnh hưởng của cư dân bản địa, do tiếp xúc trực tiếp với những ngoại lai
cũng thấy rõ trong thời kỳ chế độ quân chủ ( phân chia thành hai vương quốc, hai thế
hệ sau khi thiết lập: Israel ở miền Bắc, Palestine và Do Thái ở miền Nam, với Kinh đô
là Jérusalem), khi những quan hệ với các dân tộc láng giềng được tăng cường. Lúc
bấy giờ, các nhà tiên tri đã can thiệp, để bảo vệ những giá trị riêng của Đức tin Do
Thái. Họ thấy được trao một sứ mệnh chung là chăm lo giữ gìn cho sự thuần khiết của
Đức tin Do Thái vào một Đức Chúa duy nhất. Bảo vệ những quy tắc sống liên quan
đến cá nhân và xã hội, bảo vệ những thiết chế mang dấu ấn của tín ngưỡng này trong
việc thờ cúng.
Tín đồ Do thái kiên quyết tán đồng một Giới luật, được coi là do Chúa Trời thần khải
cho Moise trên Bán đảo Sinai; Chúa trời sáng tạo ra Vũ trụ, là chúa tể của lịch sử, đã
chọn dân tộc Do Thái và xác lập nó là trung tâm tinh thần của nhân loại, ở xung quanh
ngôi đền, ngay giữa hai miền đất hứa; tín đồ Do Thái muốn tách biệt dân tộc được
chọn với các dân tộc khác, tuy nhiên các dân tộc khác có thể được tiếp nhận vào trong
lòng dân tộc của Chúa nếu họ thay đổi lối sống, và muốn vậy họ phải tuân thủ một
loạt những quy định được soạn thảo rất tỷ mỉ. Tín đồ Do Thái tuân thủ thiết chế
Sabbad và những điều cấm kỵ về ăn uống, từ chối hôn nhân hỗn hợp.
Sau những cuộc chinh phục của Đại đế Alesxandros, các cộng đồng Do thái ở Trung
Đông được sáp nhập vào các vương quốc của các tướng kế vị. Ảnh hưởng văn minh
Hy Lạp trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống Do Thái: về tổ chức tư pháp, và có lẽ về lễ
nghi, đạo đức của các nhà hiề ntriet61 Do Thái; đặc biệt là logic học Hy lạp đã góp
phần vào việc hiệu chỉnh những quy tắc được các nhà thần học sử dụng để hòa đồng
với Kinh Thánh, tạo ra một bộ luật truyền khẩu thích hợp trong các tình huống.
Pháp sư Do Thái đào tạo dài hạn để tiếp thu những tri thức truyền thống làm chỗ dựa
cho uy tín của họ. Họ cũng là người hướng dẫn tinh thần, chịu trách nhiệ về đức tin
của dân chúng buộc phải sống giữa một thế giới thù nghịch, trước là dị giáo, sau đó là

143
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Kitô giáo, những người này luôn đặt vấn đề tranh cãi về giá trị của việc chờ đợi kỷ
nguyên cứu thế Do Thái giáo. Điều này giải thích hai phần hợp thành quan trọng trong
nội dung giáo dục của pháp sư dựa trên Kinh Thánh: quy tắc cư xử, hay là luật thiết
thực (halaka), và bài thuyết giáo theo nghĩa rộng nhất (aggada). Phần thứ hai này bao
gồm, ngoài nội dung giáo dục tôn giáo và đạo đức đích thực, còn có cả luận chiến, tư
biện siêu hình và thần bí, thâm chí cả văn học dân gian. Bộ Kinh Talmud (Tanmút) là
cẩm nang để các pháp sư Do Thái thực hành việc giáo dục của mình trong các cộng
đồng tín đồ Do Thái giáo.
Trong sự cạnh tranh lâu dài với Đức tin Kitô giáo, Đạo Do Thái kiên quyết phủ nhận
những giáo điều cơ bản của Đạo Kitô: tư cách Chúa cứu thế của Jésus và thiên chất
của Chirst. Đạo Do Thái của các pháp sư không để phai nhạt niềm tin rằng, mình là
người thừa kế duy nhất những hứa hẹn của Chúa đối với dân tộc được ân sủng và là
đối tượng có đặc quyền được Chúa yêu thương. Tín đồ Do Thái phải đền đáp sự ưu ái
này bằng một tinh thần sẵn sàng không hề lay chuyển để tuẫn tiết vì Đạo, và một đòi
hỏi tuyệt đối phải kính yêu Chúa (nghĩa là tuân theo Giới luật của Chúa).
Năm 1984, khi Quốc gia Israel ra đời trên một phần lãnh thổ cũ của dân tộc Do Thái,
phong trào phục quốc Do Thái chứng kiến sự thực hiện không đầy đủ những kế hoạch
của mình. Nhiều tín ngưỡng của đạo Do Thái bảo thủ cũng như những thể chế pháp lý
- nghi lễ, chính thức vẫn giữ y nguyên như trước kia.
Trong thực tế, những quy tắc nghi lễ (thiết chế Sabbat và những luật lệ về ăn uống) ít
được triệt để tuân thủ, thậm chí một số đông người từ bỏ từng phần hay toàn bộ, hoặc
vì thờ ơ, hoặc vì những gò bó với lối sống hiện đại. Đặc biệt là do những đòi hỏi cấp
bách của một xã hội công nghiệp hóa, do đội ngũ nhân công không phải người Do
Thái nên Kinh Talmud không áp dụng được trong Quốc gia Israel.
MỘT VÀI NÉT ĐẶC SẮC CỦA ĐẠO DO THÁI
Nhà thờ Đạo Do Thái không chỉ là nơi cầu nguyện. Nó còn là nơi hội họp, như kiểu
một câu lạc bộ, ở đó người ta có thể ký kết một giao kèo mua bán, thảo luận về tin tức
và những sự kiện mới xảy ra. Người ta đến đó để than vãn về số phận của mình, khiến
linh hồn được hai lần khuây khỏa. Không khí trong nhà thờ rất thoải mái, thư giãn.
Người đến chậm tự do đi trong phòng, thong thả chọn một trong những cuốn sách
Kinh dể cho tín đồ tùy ý sử dụng: người đến trước đang cầu nguyện và người mới đến
chào nhau bằng một cái gật đầu, mìm cười với nhau và bắt tay nhau; người đến trước
sẵn sàng giúp đỡ người đến muộn tìm đoạn cần thiết trong sách Kinh. Có tín đồ còn
bước cả lên đài giàng kinh để bắt tay với vị pháp sưmột cách thân ái.
Bài Kinh cầu nguyện, trước hết là lời ca ngợi Thượng đế. Nhưng đó cũng còn là lịch
sử đắng cay của người Do Thái. Trong Kinh cầu nguyện toát lên tính cách lạc quan
của dân tộc Do Thái không rơi vào tuyệt vọng; nhưng đồng thời cũng thấm thía khổ
đau, một nỗi khổ đau rất lớn của tình cảnh vong quốc. Một giọng diệu cay đắng là bắt
buộc phải có, ngay cả trong những tập tục và thói quen vui vẻ nhất của người Do
Thái, đó là ký ức về ngôi Đền bị phá hủy, về thời đại mà Do Thái không những là một

144
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Quốc gia duy nhât, một dân tộc duy nhất, mà còn là một Nhà nước thuần nhất khá
hùng mạnh.
Con trai Do Thái đến mười ba tuổi được làm Lễ trưởng thành. Mười ba tuổi là tuổi
ngưỡng, kể từ đó trở đi, ngươi con trai tự mình chịu trách nhiệm trước Chúa. Lễ
trưởng thành là dịp cho đứa trẻ, lần đầu tiên trong đời, suy ngẫm về vị trí của mình
trong xả hội, về trách nhiệm của mình với tư cách là một người đàn ông. Ngày lễ đầu
năm mới cũng có mục đích tương tự. Trong ngày mọi người kéo đến nhà thờ; gặp
nhau ngoài đường họ ôm hôn nhau, vui mừng vì đã lâu họ mới gặp lại nhau; và nếu
trong năm cũ có ai xích mích với nhau thì ngày đầu năm mới họ phải bắt tay nhau và
tha thứ lỗi lầm cho nhau, bất kỳ thế nào cũng không để hiềm thù trong lòng vì Chúa
không cho phép như vậy.
Khi làm lễ kết hôn cho một đôi nam nữ ở nhà thờ, người giáo trưởng nói với họ:
“Phải nhớ rằng người chồng là chủ nhân trong gia đình. Nhưng đồng thời phải nhớ
rằng chủ nhân trong gia đình cũng là người vợ. Và bao giờ cũng phải nhớ đến điều
đó”. Giáo lí Do Thái coi vợ chồng là bình đẳng, họ phải biết hạnh phúc, sức khỏe và
sự thịnh vượng sẽ mãi mãi tồn tại trong gia đình.
Luật Do Thái cấm làm việc ngày thứ bảy. Trong ngày thứ bảy, tin đó Do Thái không
được làm bánh, không được lái xe. Pháp sư Do Thái không phải là giáo chủ, cũng
không phải là người thuyết giáo mà chỉ là pháp sư, nghĩa là người thầy. Chức năng
của pháp sư rất rộng, có thể nói là vạn năng, chủ trì các buổi lễ, giáo dục các tín đồ,
làm quan tòa (theo Luật Do Thái, pháp sư được trao một số quyền hành pháp lý, là
người tiếp tế, là kỹ sư, là nhà xây dựng… Tín đồ đến gặp pháp sư để yêu cầu xác định
một điểm nào đó trong văn bản pháp lý, giải quyết một vụ tranh chấp trong gia đình,
nhờ giáo dục con cái khi chúng xúc phạm đến cha mẹ, nhờ đọc một lá thư viết bằng
chữ Do Thái cổ, có khi chỉ đến xin một lời khuyên về cách xử sự trong một tình
huống sinh hoạt hằng ngày.
Nguồn thu nhập chính của nhà thờ Do Thái là bán bánh không men (bánh lễ Thánh).
Ngoài ra, còn sản xuất đồ thờ: đĩa và cốc để cúng, cây đèn nến, dây chuyền đeo ngôi
sao của Đavit…Nhà thờ cử người đi thăm bệnh, lo tang lễ cho người nghèo khó, giúp
đỡ về vật chất cho người lĩnh lương hưu trí quá thấp…
Tong nhà thờ Do Thái, bàn thờ hướng về phương Đông, nơi ngày xưa có ngôi đền thờ
Thượng đế trên Núi Xiông. Trên cổng nhà thờ có dòng chữ: “Đây là cửa ra vào cho
những người công minh chính trực”.
5. ĐẠO KITÔ
Kitô là phiên âm từ tiếng Pháp “Christianisme” để chỉ một tôn giáo lớn do Jêsus
Chirst sáng lập. Đạo Kitô gồm ba môn phái: Giatô (Catholique). Tin Lành (Protestant)
và Chính giáo (Orthodoxe).
Đạo Kitô phát sinh từ trong lòng Đạo Do Thái. Thời kỳ đầu công nguyên, trong xã hội
Do Thái phát triển nhiều giáo phái cứu thế. Các môn đồ của Jêsus xứ Naazareth tập
hợp lại trong lòng giáo phái của Thành Jean Baptist. Cộng đồng tín đồ của Jêsus

145
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Chirst này bị giáo phái Pharisiens (pharidiêng) bài bác, bị giáo phái Saducé-ens
(xađuyxiêng) xua đuổi, nhưng vẫn được chấp nhận trong nội bộ Do Thái giáo cho đến
khoảng năm 65. Qủa thật, ngày từ đầu, các môn đồ của Jêsus bằng nhiều cách, đã coi
mình là những người đang vượt quá Đạo Do Thái Chúa cứu thế của họ đúng là đã
được các nhà tiên tri Do Thái báo trước sự ra đời nhưng không đồng nhất với hình ảnh
Chúa cứu thế của Do Thái giáo đương đại
Và chăng giáo phái Kitô không đợi đến khi bị Do Thái giáo bài xích mới tràn vào xã
hội dị giáo. Ngay từ năm 61, nó đã có mặt ở Rôma. Sau nhiều sự ngược đãi của đế
chế, cuối cùng nó đã được mở thông lối vào mọi miền của xã hội La Mã. Từ Thế giới
La Mã, nó vượt sang miền Barbarie và phát triển rộng chủ yếu ở Tây Âu. Ngay từ thời
Trung cổ, nó đã dừng chân ở xứ sở những người Slavơ. Nếu ở những vùng đã bị Đạo
Hồi chinh phục, nó đánh lùi bước, nhưng nó lại không ngừng phải những nhà truyền
giáo, xuất phát từ cộng đồng Kitô giáo Tây Âu, đi sang đến tận Châu Á và Châu Mỹ
Latinh vào Thế Kỷ XVI, đến Bắc và Nam Mỹ vào Thế kỷ XVII, đến Châu Phi vào
Thế kỷ XIX.
Các giáo phái được sinh ra từ trong lòng Đạo Do Thái này đã trờ thành tôn giáo phổ
biến nhất từ trước tới này. Dù coi sự bành trướng của Đạo Kitô một phần là do những
cơ may lịch sử mà trước tiên là đế quốc La Mã và sau đó là nền văn minh phương Tây
đem lại cho nó, thì cũng không thể thừa nhận rằng nó mang một tính chất đại đống
chủ nghĩa về nguyên tắc ngay từ lúc khởi nguyên. Chủ nghĩa đại đồng này cắt nghĩa
sự quan trọng của Đạo Kitô, chỉ xét riêng về mặt ảnh hưởng của nó trong các lĩnh vực
văn hóa, đời sống xã hội và chính trị, đạo đức. Dù muốn hay không, dù phán xét sự
kiện này như thế nào, thì cũng không thể tách rời Kitô giáo với lịch sử của một lớn
nhân loại, trừ Châu Á.
Sự lôi cuốn của Kitô giáo
Jêsus đối với tín đồ Kitô giáo, được ủy thác một sứ mệnh cao cả là sáng lập ra một tôn
giáo mới không có sự liên thông nào với những tôn giáo đa thần. Vì vậy, Kitô giáo coi
Jêsus chính là chúa trời giáng thể để cứu rỗi nhân loại. Điều này là điểm cốt yếu trong
tâm linh cộng đồng tín đồ Kitô giáo. Chúa Trời phái Jêsus xuống trần để ăn răn dạy
tín đồ, rằng kẻ nào tuân phục và sống một cuộc đời tốt lành kẻ đó sẽ nhận được hạnh
phúc ở thiên đàng; kẻ nào không tuân phục và sống một cuộc đời xấu xa, sẽ bị đầy
đọa mãi mãi ở địa ngục. Chúa lục nào cũng nhân từ với một. Chúa luôn gửi đến đến
mọi người một lời chào và một lời hiệu triệu, nó chiếu rọi mọi ánh sáng lên các cội
nguồn. Những điều này được nói rõ trong sách Phúc âm chứa đựng những “tin lành”
(dịch nghĩa chữ Phúc âm – Evangnie). Những tín đồ Kitô giáo đầu tiên ở xứ Nazareth
tin rằng, Chúa sẽ trở lại trần gian nay mai, nên họ không bận tâm mấy đến với đời
sống thế tục. Nhờ phép màu Chúa được một Đức Mẹ đồng trinh sinh ra. Chúa được
rửa tội ở dòng sông Jordan; và những tín đồ Kitô giáo sau này cũng được các linh mục
rửa tội. Đức Mẹ Đồng trinh rửa tội và bữa tiệc hy sinh thần bí gợi nhớ đến những chi
tiết hiện hữu trong những tôn giáo thần bí khác và sự hứa hẹn một cuộc sống bất diệt.

146
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Sự hy sinh đời sống của Chúa cho nhân loại đã khiến cho Kitô giáo dễ phổ biến và
quyến rũ tín đồ hơn nhiều tín đồ thần bí khác. Nghi thức thiêng liêng của Bánh Thánh
và lễ Thánh vào Thế kỷ thứ III đã trở thành biểu tượng chính của Kitô giáo càng làm
tăng thêm sự lôi cuốn của nó. Tín đồ Kitô giáo khi thành lễ trong tâm linh họ thực sự
chia sẻ với Chúa, cảm thông sự cứu rỗi thiêng liêng của Chúa, cũng như khi họ thấy
lòng lành vô cùng khi họ đã được rửa tội. Lễ rửa tội có tác dụng thiêng liêng biến ta
thành tín đồ thực sự của Kitô giáo và Bánh Thành, nếu ta chấp nhận một cách thành
kính sẽ giúp ta tiếp tục là tín đồ của Chúa.
Các môn đồ của Jésus đã nhận thức rõ ràng cái mới của Phúc Âm tập trung ở bản sắc
Thần Thánh đích thực của Jésus và ở dấu hiệu hiển nhiên của sự sống lại vào ngày Lễ
Pâques (Lễ Phục sinh). Chính do ảnh hưởng của Lễ Pâques và Lễ Pentecôte
(Păngtocốt: lễ của đạo Cơ Đốc tiến hành sau Lễ phục sinh 7 tuần) mà có sự tập hợp
đầu tiên của những tín đồ Kitô giáo trước hết ở sự quy y theo Đức Chúa Jésus; lễ rửa
tội là hình thức phê chuẩn sự quy y này. Từ đây, người tín đồ ý thức được rằng mình
được Chúa cứu thế, được đổi đời, được giải thoát, được tiếp nhận chân lỳ về bổn phận
làm người bởi có sự can thiệp của Chúa Trời thông qua Jésus Chirs. Khi tập hợp lại
với nhau các tín đồ có ý thức rõ Phúc âm là dành cho tất cả mọi người, và lời chào
của Đức Chúa chính là lời chào của Chúa cứu thế.
Tính độc đáo của sách Phúc âm đối với cộng đồng tín đồ Kitô giáo thể hiện ở những
mặt sau đây:
- Cái mới về phía Chúa: Chúa không phải như người ta nghĩ trước dây. Sức mạnh của
Chúa là ở tình yêu, không phải sự khiếp sợ, cũng không phải ở sự thống trị. Ngài rất
nhân đạo, Ngài luôn hỏi han đến sự tự do và ước vọng của con người. Ngài là vị Chúa
luôn tha thứ mọi tội lỗi, là Đức Chúa của hết thảy chứ không phải riêng của một nhóm
tín đồ nào, của một Quốc gia nào.
- Cái mới về phía con người: Con người không chỉ là kẻ được cứu rỗi hay là bể tôi của
Chúa, mà là con của Chúa. Con người phải noi theo Chúa trong tình yêu cuộc sống,
yêu đồng loại, yêu sự nghiệp của toàn thể loài người. Con người phải vươn tới sự
thánh thiện và đạt đến cuộc sống vĩnh hằng.
Đạo đức của Kitô giáo vượt lên trên sự tôn trọng pháp chế. Nó là đạo đức linh cảm và
truyền nhập vào tâm linh của tín đồ từ chính cuộc đời của Jésus - Chirst. Đạo đức ấy
dành một ví trí trung tâm cho lòng yêu kẻ thù, lòng can đảm đối với sự thật, tonh1
không vụ lợi, tinh thần trách nhiệm đối với cuộc sống, tinh thần tôn ti trật tự, sự chiến
đấu cho sự tự do, ý chí hòa bình.
- Cái mới về phương diện tôn giáo: Tôn giáo không còn là sự giao thiệp đặc thù với
Thần Thánh, Jésus là người trung gian hòa giải duy nhất và hiệu nghiệm giữa Chúa
trời và con người; miễn cho con người không phải đi tìm những con đường tiếp xúc
với Chúa Trời, giải thoát con người khỏi mê tín, và những chuyện hoang đường, thần
bí. Cuộc sống nhân loại phải hòa hợp với hành động và những ý định sáng suốt của

147
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Chúa, bởi vì sự cách biệt giữa thề giới thần Thánh và thế giới phàm tục đã bị phá vỡ
khi Jésus Chirst xuất hiện.
Điều sâu sắc hơn trong cái mới của Phúc âm Kitô giáo là ở chỗ diện mạo tôn giáo của
nó không thể tách biệt với diện mạo đạo đức học và chính trị. Không có sự giao thiệp
nào với Chúa mà lại không bao hàm một sự cam kết lồng vào bản chất con người, một
cách cư xử có định hướng trong đời sống cá nhân và xã hội.
6. THIÊN CHÚA GIÁO VỚI VIỆC GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
Gia đình là nền tảng của một xã hội, một quốc gia. Để xây dựng một xã hội văn minh,
phát triển và hùng mạnh, cần xây dựng tốt yếu tố cấu thành nên nó là gia đình. Vì vậy,
từ cổ chí kim, việc tạo lập một gia đình tốt đẹp đã được đề cập đến nhiều trong pháp
luật của các quốc gia và cả trong tôn giáo chẳng hạn như Khổng giáo, Nho giáo, Thiên
Chúa giáo. Mặc dù còn nhiều hạn chế về thế giới quan, nhân sinh quan, nhưng các tôn
giáo dù dựa trên các học thuyết duy tâm đều muốn con người tranh khỏi sự lầm lạc ở
cuộc sống trần gian và thoát khỏi sự trừng phạt ở thế giới bên kia. Vì vậy, những quan
điểm hướng thiện của thiên Chúa giáo cũng như của nhiều tôn giáo khác có yếu tố tích
cực, phù hợp với việc xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng và trong một chừng
mực nào đó phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thiên Chúa giáo là hình thái ý thức xã hội ra đời và phát triển từ xa xưa. Thiên Chúa
giáo ảnh hưởng khá sâu sắc và rộng lớn đến đời sống văn hóa, xã hội, đến tâm lý, đạo
đức, lối sống, phong tục tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia trên thế giới. Thiên
Chúa giáo chứa đựng nội dung phong phú về lịch sử, tư tưởng, đạo đức, văn hóa.
Từ rất sớm, Đạo Thiên Chúa đã quy định một hệ thống các luật, lễ nghi rất chi tiết và
được thống nhất ở nhiều quốc gia trên Thế giới. Luật lệ lễ nghi Thiên Chúa giáo chịu
ảnh hưởng sâu sắc của chế độ phong kiến La Mã và hầu như ít có sự thay đổi theo thời
gian.
Giáo lý Thiên Chúa giáo đã quy định rõ mối quan hệ vợ chồng trong gia đình. Thiên
Chúa giáo đã dùng quan hệ vợ chồng làm nguồn gốc nền tảng cho xã hội loài người.
Qua việc làm phép hôn nhân trong nhà thờ, nhờ tính cách Bí tích của hôn nhân, người
chồng đã hợp nhất với người vợ trong một giao ước tình yêu, phải thương yêu vợ
“như Chúa Kitô thương yêu Hội Thánh”, nhờ dấu Bí tích, họ thể hiện mối tương giao
của Đức Kitô với Giáo Hội.
Luật Đạo Thiên Chúa quy định mối quan hệ cư xử vợ chồng trong gia đình rành
mạch, có lý có tình, mỗi bên có phận sự riêng. Người chồng phải là chứng nhân của
một tình yêu không vị kỷ, quên mình hy sinh cho vợ như Chúa (Jésus Chirst) chịu
đóng đinh trên thánh giá cho giáo hội. Thể hiện một người chồng tốt, đó là: không
ghen ghét chửi rủa những lời nặng nề xấu xa hoặc để cho cha mẹ mình làm khổ vợ.
Nếu vợ có lỗi thì chồng được quở trách sửa đổi bằng lời lẽ mà thôi. Chịu khó làm
lụng, không chơi bời du đãng, phung phá tiêu phí của cải trong nhà vô ích, để cho vợ
con phải đói khát, rách rưới. Phải lo liệu cho vợ giữ lấy Đạo, đó là yêu các phép tắc,
đọc Kinh, xem lễ, xưng tội, chịu lễ chính đáng. Trong gia đình có Đạo, khi đứa con

148
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

chào đời, mọi thành viên rất mừng vì nhận được ơn lành của Thiên Chúa. Người
chồng có nghĩa vụ giúp vợ nuôi dạy con cái.
Người vợ phải dịu hiền, sống hợp nhất với chồng, trao dâng trọn vẹn và không vụ lợi.
Người vợ tố, đó là một người mẹ gương mẫu, cùng chồng nuôi nấng, giáo dục con trở
thành nguồn mạch cho mọi tình cha con, mẹ con và sự gắn kết vợ chồng. Vợ phải biết
kính nể, vâng lời, chịu lụy chồng trong lẽ phải. Đối với chồng không được khinh rẻ,
chửi rủa, cứng đầu, bất trị. Phải coi sóc cửa nhà và làm các việc cho xứng bậc minh
phu.
Chế độ hôn nhân một vợ một chồng trong Thiên Chúa giáo là sự văn minh tiến bộ hơn
so với chế độ phong kiến phương Đông xưa và giáo lý của Đạo Hồi là người đàn ông
có quyền lấy bốn vợ.
Bên cạnh những quy định về mối quan hệ vợ chồng, giáo lý Thiên Chúa giáo còn quy
định mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái trong gia đình. Con cái phải “thảo kính cha
mẹ”, đây là điều răn thứ bốn, một trong mười điều răn dạy của Thiên Chúa đã được
khắc vào bia đá ban cho Maisen, tổ phụ của dân Do Thái. Thảo kính cha mẹ, từ trong
ý nghĩ dẫn tới việc làm cụ thể, tức là phải thực hiện đủ bốn việc sau: “Tôn kính bề
trong bề ngoài, yếu mến thật lòng, vâng lời chịu lụy, và giúp dỡ phần xác”. Đối với
cha mẹ, con cái cần phải nhân đức thương yêu, nhân đức thảo hiếu, kính trọng, yêu
mến, vâng lời, phụng dưỡng để đền ơn đáp lại công lao sinh thành và nuôi dưỡng của
cha mẹ. Thảo kính cha mẹ trong bất cứ hoàn cảnh nào đặc biệt khi cha mẹ lâm nạn,
đau ốm.
Giáo lý còn nêu rõ: nếu không thảo kính cha mẹ, chẳng những phạm tội nghịch cùng
điều răn thứ bốn, mà có khi nghịch với các điều răn khác nữa. Con cái có thể mắc tội
trọng (tội nặng), tội nhẹ hoặc không có tội đối với cha mẹ tùy theo từng biểu hiện. Có
cả quy định những trường hợp con cái có thể không vâng lời cha mẹ khi cha mẹ làm
“sự dữ”.
Cha mẹ phải có nghĩa vụ với con cái, phải thương yêu, nuôi nấng, cho ăn mặc xứng
bậc mình, coi sóc, dạy dỗ con biết các lẽ cần trong Đạo, dạy cách làm ăn, lo liệu cho
con ở bậc nào cho vừa thành ý Đức Chúa Trời. Nếu căm ghét chửi rủa con, hoặc
thương yêu chiều chuộng quá lẽ, chẳng sửa lỗi, hoặc làm khốn khổ con quá mức
không theo lẽ phải, hoặc chơi bời cờ bạc, rượu chè, tiêu chí của cải, trẻ biếng, chẳng
dạy dỗ cho con học hành, xem lễ, hoặc những điều phải biết để giữ Đạo Thánh Đức
Chúa Trời, chẳng bắt con làm lụng, học tập nghề nghiệp... đều mắc tội cả. Cha mẹ
mắc tội trọng hay tội nhẹ là tùy từng trường hợp.
Rộng hơn nữa, giáo lý Thiên Chúa giáo còn đề cập tới các mối quan hệ khác trong gia
đình như với cha mẹ nuôi, anh chị em, ông bà, cháu chắt, chú bác, cô dì.
Luân lý Thiên Chúa giáo không có gì dị biệt với tiêu chí đạo đức luân lý gia đình cổ
truyền Việt Nam về giáo dục gia đình. Những điều răn của Thiên Chúa đã trở thành
lời nhắc nhở hàng ngày, giúp giáo dân hướng tới sự trong sạch phần hồn, sống tốt đời,
đẹp Đạo, làm vinh danh cho Thiên Chúa.

149
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Thiên Chúa giáo có nhiều nét phù hợp với Nho giáo về đạo lý làm người. Khổng Tử
bậc thầy của Nho giáo cũng chủ trương dùng nhân đức để giáo hóa con người, cải
biên xã hội từ loạn thành trị. Đối với vấn đề giáo dục gia đình, Mạnh Tử cũng đã từng
nói: “Tính thiện của con người được biểu hiện ở bốn đức lớn: nhân, nghĩa, lễ, trí. Nếu
biết nuôi dưỡng khuyến khích thiện đoan thì như lửa bắt đầu cháy, suối bắt đầu chảy,
mỗi ngày mọt lớn ra, mạnh thêm. Còn nếu không biết giữ gìn và khuếch sung thiện
đoan ấy, để nó mai một đi, sẽ trở nên nhỏ nhen, ti tiện, không khác gì cầm thú, dấu
việc thường như thờ cha mẹ cũng không làm được” (Mạnh Tử, Công Tôn Sửu
thượng, tiết 6)
Thật vậy, con người ta nếu không có được tình yêu thương đúng đắn với gia đình, thì
cũng ông hy vọng gì có được tình yêu đối với đất nước. Đạo đức luân lý Thiên Chúa
giáo nhằm xây đựng Nước Trời ngay trên thế gian này. Phật giáo cũng cho rằng Niết
bàn không chỉ ở “Thế giới hư vô” sau khi chết, mà ở ngay thế gian này, nơi mà có
những tu hành chân chính, biết “từ bi hỷ xả”, “vô ngã vị tha”, bình đẳng hòa hợp,
khoan dung, yêu thương giúp đỡ nhau.
Chúng ta nhận thấy rằng, những mặt đạo đức nhân bản mà các tôn giáo gọi chung là
“điều thiện” có những điểm tích cực phù hợp với những điều nước ta đang đề cao,
giáo dục mọi người: chống ăn gian nói dối, chống ức hiếp bóc lột, chống lười biếng,
phải lao động, phải kính trên nhường dưới, phải yêu thương con người, không tham
nhũng, công bằng và bác ái, công tâm và ái quốc.
Giáo dục trong gia đình là sự thể hiện một khía cạnh của nền văn hóa một quốc gia.
Thiên Chúa giáo đã có một số đóng góp đáng ghi nhận vào lĩnh vực di sản truyền
thống của nhân loại nói chung trong đó có Việt Nam. Tinh hoa của nền giáo dục gia
đình là hành trang tối cần thiết cho mỗi bước đi của bất cứ ai trong cuộc sống cộng
đồng.
7. HỒI GIÁO
Hồi giáo là tôn giáo của đa số cư dân Arập, 90% người Arập là tín đồ Hồi giáo. Arập
Xê út có 100% dân số là tín đồ đạo Hồi. Hiến pháp của Bahrain tuyên bố Bahrain là
một nước Hồi giáo. Các nước Arập khác đều có đa số dân là người Hồi giáo. Riêng ở
Libăng, cho đến những năm 1940, đa số cư dân vẫn là tín đồ Kitô giáo.
Xét về mặt lịch sử, đạo Hồi là tôn giáo quốc tế ra đời muộn nhất, nhưng lại là tôn giáo
phát triển nhanh nhất. Khi nói đến đạo Hồi, người ta thường đồng nhất tổng thể đạo
Hồi với tổng thể văn hoá Arập, với một vùng sa mạc Arập nóng bỏng, với những
người lái buôn Arập bận trang phục trắng toát trên lưng những con lạc đà lênh khênh
rong ruồi khắp sa mạc tới các ốc đảo và thành phố. Đúng là bán đảo Arập là cái nôi
đầu tiên của đạo Hồi. Đúng là cả thế giới đạo Hồi gồm 22 nước trong liên đoàn Arập,
Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, bờ Tay Địa Trung Hải, Trung Á, Pakistan, Bangladesh, Đông Nam
Á, Tây Ây và Bắc Mỹ đều hướng về Mecca, Medina và Jerusalem. Nhưng sự phát
triển quá nhanh của Hồi giáo vào cuối thời kỳ Trung Cổ và từ đầu thế kỷ XX lại đây
đã biến những người dân Arập ở quê hương Hồi giáo thành thiểu số khoảng 180 triệu
người trong tổng thể khoảng 1 tỉ tín đồ đạo Hồi trên toàn thế giới.

150
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Lịch sử cho hay rằng đạo Hồi ra đời vào thế kỉ VII tại bán đảo Arập. Rồi nó nhanh
chóng lan đến các vùng Tây Á, Bác Phi, châu Âu, Trung Á, đại lục Nam Á và Đông
Nam Á. Từ đâu thế kỉ XX đến nay, đạo Hồi cực kì phát triển ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
Như vậy, thế giới đạo Hồi đã bao trùm lên một không gian rộng lớn của nhiều nền văn
hoá rất đa dạng, khoảng 11.000 km từ Tây sang Đông và 5.000 km giữa Kazhastan và
Java. Các tín đồ đạo Hồi cư trú đông nhất ở các nước Đông Nam Á và Nam Á. Nước
Indonesia có đông tín đồ đạo Hồi nhất, khoảng 100 triệu người. Vùng tiểu lục địa Ấn
Độ (gồm có Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh) có khoảng 300 triệu tín đồ đạo Hồi. Và đĩ
nhiên là các tín đồ đạo Hồi ở Indonesia và tiểu lục địa Ân Độ không dùng tiếng Arập.
Arập là trung tâm của cộng đồng đạo Hồi thế giới. Do đạo Hồi được hình thành ở bán
đảo Arập và từ đây mới lan toả đi các nơi trên thế giới nên bán đảo Arập được coi là
trung tâm của đạo Hồi. Rất nhiều nhà Đông phương học và Hồi giáo học đã dùng đến
khái niệm đạo Hồi ở “trung tâm" và các đạo Hồi "ở ngoại vi" để chỉ cộng đồng tín đồ
đạo Hồi ở vùng Arập và những vùng xa Arập. Sự phân biệt này lấy các trung tâm Hồi
giáo ở Damas, Baghdad trong thời kỳ huy hoàng của Hồi giáo ở thế kỷ VII - XI và
"các đạo Hồi ngoại vi" ở Nam Á, Đông Nam Á và Trung Á các cộng đồng đạo Hồi ở
các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Như vậy, trung tâm đạo Hồi thuộc vào vùng đất Arập,
Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Mecca là điểm chính của vùng trung tâm đó. Và thế nào thì ít
nhất một lần trong đời, các tín đồ đạo Hồi đều cố gắng thực hiện nghĩa vụ hành hương
về thánh địa Mecca.
Sự phân biệt "trung tâm" và "ngoại vi” này cũng chỉ ra một đặc điểm thú vị của văn
hoá đạo Hồi ở trung tâm Arập. Đó là sự thống nhất cao về văn hoá bởi vì cơ sở của nó
là Kinh Koran, một cuốn kinh viết bằng tiếng mẹ đẻ của toàn bộ dân cư, tiếng Arập.
Sự thống nhất đó còn được quy định bởi yếu tố địa lí sa mạc và Địa Trung Hải.
Quá trình hình thành và phát triển của Hồi giáo ở vùng đất Arập - Tính chính trị và
xã hội của đạo Hồi.
Đạo Hồi vốn là tôn giáo mang tính chỉnh trị, vốn bắt nguồn ngay trong lịch sử hình
thành và các giáo lí của nó. Ngay khi Hồi giáo ra đời vào thế kỷ VII, Mohammed, nhà
"tiên tri", vừa là người lãnh đạo hệ tư tưởng, định ra các giáo lí, các nghỉ lễ và các thể
chế theo thần cảm. Ông ta đồng thời là người lãnh đạo chính trị, có quyển quyết định
trong các vấn để đối nội và đối ngoại.
Theo lịch sử thì một đêm năm 611, khi Mohammed đang cô độc suy ngẫm trong một
cái hang trên núi Hira, ở ngoại thành Mecca, thì Thượng đế Allah đã cử thánh Gabriel
đến truyền thần dụ cho Mohammed. Sau khi được khải thị chân lí của kinh Koran,
Mohammed trở thành “Thánh thụ mệnh”. Và những lời đầu tiên trong Kinh Koran
chính là lời truyền của thiên sứ Gabriel. Từ đó, Mohammed đã bí mật rồi công khai
truyền bá những tư tưởng tôn giáo mới. Ông kêu gọi người dân thành phố Mecca chấp
nhận Thượng đế độc tôn, từ bỏ thờ thần tượng và cảnh báo về ngày phán xét cuối
cùng và địa ngục đang chờ đón những người không tuân phục.
Trước sự hờ hững và đe doạ của Mecca, ngày 16/7/622, Mohammed đã trốn khỏi
Mecca tới Yathrib (tức thành phố Medina ngày nay). Và ngày 16/7/622 làm ngày
Nguyên đán năm đầu tiên của Hồi lịch và ngày đó được gọi là Hijra (có nghĩa là ngày
di chuyển giáo đồ). Yathrib (từ nay gọi là Medina, rút gọn từ Medina al nabi, Media
trong tiếng Arập có nghĩa là thành phố, al nabi là nhà tiên trị, có nghĩa Yathrib là
thành phố của nhà tiên tri) có địa thế vô cùng chiến lược. Nằm cách Mecca khoảng
200 dặm về phía đông bắc, nơi gặp nhau của các thương đoàn từ Ai Cập, Syria và

151
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

Babylone tới. Medina là bàn đạp hoàn toàn lí tưởng để Mohammecd xây dựng một
nhà nước dựa trên lí tưởng tôn giáo của ông. Tại đây, Mohammed đã trở thành thủ
lĩnh thần quyền và chính trị thực sự. Ông là nhà ngoại giao chuyên hoà giải mâu thuẫn
cho các bộ lạc. Ông liên minh với các Sheikh, tù trưởng các bộ lạc, khiến cả vùng
thống nhất về một mối và truyền bá đạo Hồi. Trong bối cảnh đó, ông đã biến cộng
đồng các tín đồ đạo Hồi thành một cộng đồng chính trị, với hệ thống chính quyền, luật
pháp và những thể chế riêng, dựa trên nguyên tắc thống nhất "tín đồ đạo Hồi là anh
em”. Với bản "hiến chương Medina”, Mohammed đã xây dựng các nguyên tắc cho
quan hệ nội bộ, ngoại giao và chính trị của cộng đồng các tín đồ đạo Hồi. Cộng đồng
Hồi giáo, dưới sự lãnh đạo của Mohammed, trở thành một cộng đồng thống nhất gọi
là Umma. Mọi vấn đề thế tục của cộng đồng đều được giải quyết nhờ những cải cách
của Muhammed về các nguyên tắc xã hội, đạo đức, pháp luật và giáo lí. Chính quyền
tôn giáo - thế tục của Mohammed đã tổ chức quân đội chuyên nghiệp toàn các tín đồ
đạo Hồi. Các tín đồ nhiệt thành này đã tham gia rất nhiều các cuộc chiến lớn nhỏ với
các tín đồ đa thần giáo ở Mecca. Niềm tin vào ngọn cờ "chiến đấu vì đạo của Allah"
và "những chiến sĩ tử vì đạo sẽ được lên thiên đường” khiến cho quân đội Hồi giáo
càng đánh càng hăng, càng lớn mạnh, rồi đánh bạt hai bộ lạc Do Thái khỏi Medina.
Sau khi dùng chiến tranh để gạt bỏ người Do Thái ở Medina, Mohammed đã
viện đến mưu lược chính trị và tài dùng binh để chiếm Mecca. Mohamrmncd cho phá
bỏ tất cả các ngẫu tượng, chỉ để lại tảng đá đen ở Kaaba cho các tín đồ đạo Hồi làm
thánh vật triều bái. Từ nay, Mecca trở thành thánh địa để cho các tín đồ đạo Hồi hành
hương. Từ thánh địa Mecca, chẳng mấy chốc Mohammed chinh phục các bộ tộc Arập
khác, khiến họ liên kết lại với nhau dưới ngọn cờ của tôn giáo độc thần.
Năm 632, Mohammed qua đời ở Medina, hoàn thành sự nghiệp rạng rỡ của một nhà
tiên tri, một lãnh đạo quân sự, một nhà chính trị khôn ngoan, một nhà ngoại giao mưu
lược. Chính quyền chính giáo hợp nhất của những người Hồi giáo đã thống nhất toàn
bán đảo Arập. Hai mươi năm sau, những khải thị mà ông truyền lại cho các tín đồ đạo
Hồi và những lời nói của ông đã được tập hợp lại thành Kinh Koran và Hadith cho các
tín đồ. Sau cái chết của ông, người Arập đã tiếp tục mở rộng biên giới của cộng đồng
đất nước umma, từ một cộng đồng bé nhỏ trở thành cộng đồng thế giới. Chính phủ trở
nên phức tạp rất nhiều nhưng cấu trúc ban đầu vẫn tồn tại và cồn tồn tại mạnh hơn
nữa, với hai nhiệm vụ là tôn giáo và chính trị. Đến tận ngày nay, các tín đồ đạo Hồi
vẫn kiên trung với nguyên tắc "các đạo hữu Hồi giáo là anh em" và vẫn mơ ước về
một tổ quốc umma chung cho cả cộng đồng Hồi giáo. Và danh sách các giáo lí trong
Kinh Koran và Hadith vẫn được áp dụng hàng ngày trong mọi vấn đề thế tục của
người Hồi giáo.
Sau khi Mohammcd qua đời, cả thế giới đã choáng váng trước sự thành công vang dội
của đạo Hồi. Người Arập đã nhanh chóng đưa ngọn cờ Hồi giáo đến khắp một vùng
đất từ Tây Ban Nha và Ma-rốc ở phía tây đến Ấn Độ ở phía đông. Đế chế Byzantine
bị mất nhiều vùng đất phía Đông cho người Hồi giáo. Đế chế Ba Tư bị đồng hoá vào
ngôi nhà Hồi giáo.
Kinh Koran, Hadith và các nghĩa vụ của tín đồ dạo Hồi.
Kinh Koran là tập hợp những lời của Thượng đế Allah truyền cho tiên trí Mohammad
và được các học trò của Mohammad chép lại. Hadith là cuốn sách chép lại những lời
giảng, hoặc những cuộc nói chuyện của Mohammad. Hai cuốn sách này được coi là
hai bộ kinh quan trọng nhất của tín đồ Hồi giáo. Trong tiếng Arập, Koran có nghĩa là

152
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

"đọc” hay "diễn giảng". Văn bản chính của cuốn Kinh Koran thật ra không được thiết
lập khi Muhammed còn sống. Theo các tín đồ Hồi giáo thì Kinh Koran là một tập hợp
các lời thần khải của Thượng đế Allah cho Mohammed và Mohammecd đã đọc lại
hoặc diễn giảng những lời thần khải (gọi là surah) này cho các đạo hữu. Hai mươi
năm sau khi ông qua đời, những lời thiên khải này mới được chép lại thành sách, tức
là cuốn Kinh Koran cho các tín đồ đạo Hồi. Công việc đó được làm đi làm lại từ năm
633 đến năm 651 mới hoàn thành. Đến đây, bản Kinh Koran chính thức đã được toàn
bộ cộng đồng tín đồ đạo Hồi chấp nhận và công nhận tính xác thực của nó.
Theo người Hồi giáo, thì họ có bổn phận tuân theo những lời răn dạy của Thượng đế
Alalh và tất cả những gì Thượng đế muốn con người làm thì đều đã được thần khải
cho Mohammed và chép trong Kinh Koran rồi. Như vậy, Kinh Koran là sách của
Thượng đế Allah. Không một tín đồ đạo Hồi nào mà không cảm thấy xúc phạm và
phẫn nộ nếu ai đó bảo rảng Kinh Koran có nhiều chỗ bắt chước Kinh sách của người
Do Thái và Kito giáo. Muhammcd thành thực mà nói rằng các thánh thư Do Thái giáo
và Kito giáo đều là do Thượng đế khải thị cho loài người. Ông bảo rằng năm quyển
đầu của kinh Cựu ước của Mosa, rồi các Thánh thi của David, Kinh Phúc âm của
Jesus và Kinh Koran của ông đều là của Thượng đế. Nhưng ông cũng nói rằng những
cuốn kinh kia có nhiều chỗ đã bị con người làm sai lệch và chỉ có Kinh Koran mới là
cuốn cuối cùng, chính xác nhất. Muhammed nhận rằng ông ta là nhà tiên tri cuối cùng
của Thượng đế Allah, nhưng cũng bảo các tín đồ đạo Hồi phải tin vào sứ mệnh của
các nhà tiên tri trước ông, như những nhà tiên tri trong Kinh Cựu ước (Adam, Noe,
Ibrahim, Mosa) và ]esus.
Cuốn Kinh Koran đó có 114 chương (thiên surah). Xét thực tế Kinh Koran, thì quả
thực giọng văn rất giống với giọng các vị tiên trí Do Thái và nội dung cũng giống các
giáo lễ, truyền thuyết Do Thái. Những tuyên bố về nhất thần giáo, về nhà tiên tri, về
Đại hồng thuỷ, về sám hối, sự phán xét cuối cùng, về thiên đường và địa ngục trong
Kinh Koran và của đạo Do Thái đều chẳng khác gì nhau. Những chuyện từ khai thiên
lập địa cho đến ngày phán xét cuối cùng cũng giống nhau. Có đến một phần tư các
truyện trong Kinh Koran là giống như các truyện trong kinh điển Do Thái. Những
nghi lễ được quy định trong Kinh Koran như là vệ sinh (rửa sạch cơ thể bằng nước
hoặc cát trước khi cầu nguyện) và tiết thực (không ăn tiết, thịt lợn, thịt chó, những con
vật bị bệnh mà chết hoặc bị con khác giết, dùng để tế thần) cũng là những giáo quy
của người Do Thái. Rồi quy định về cách quay mặt về một hướng khi cầu kinh, phủ
phục xuống, trán chạm đất của hai tôn giáo đều giống nhau.
Ai đọc Kinh Koran cũng nhận thấy những nét chung giữa Koran và Kinh Thánh của
người Kito. Đó là niềm tin vào các truyền thuyết về Jesus và truyện về thánh mẫu
Maria mang thai mà trinh khiết. Mohammed không chỉ bảo các đạo hữu Hồi giáo hãy
khoan dung với “các dân tộc theo Thánh kinh", hãy là "người bạn tốt của người Kito
giáo”, mà còn phải tôn trọng Kinh Cựu ước, Kinh Phúc âm và Kinh Koran.
Nội dung của Kinh Koran có thể được rút gọn trong một câu này: "Không có một vị
thần nào khác ngoài Allah và Mohammed là nhà tiên tri của Ngài". Kinh Koran dành
cả một chương số 112 để tuyên bố rằng Thượng đế là đấng vĩnh hằng, siêu nghiệm, có
quyển năng tuyệt đối. "Hãy nói: Ngài là Chúa trời duy nhất, là Thượng đế, không sinh
ra và không được sinh ra, Ngài là độc nhất vô nhị". "Tất cả đều có thể chết đi trừ
khuôn mặt của Ngài". "Ngài là độc nhất vô nhị". "Với Ngài, không nên hỏi lí do
những điều Ngài làm". Thượng đế Allah có đến 99 mĩ danh (Đấng Hiện hữu, Đấng

153
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

quyền năng, Đấng uyên bác, Đăng nhân từ khoan dung...). Allah có quyền năng tuyệt
đối và Ngài đã tạo ra thế giới trong 7 ngày từ hư vô. Ngài tạo ra 7 miền trời và 7 vùng
đất và sinh ra các thiên sứ. Tất cả các chương trong Kinh Koran, trừ chương thứ 9,
đều bất đầu bằng câu "Nhân danh Allah chí nhân, chí từ”.
"Allah! Ngoài ra không có vị thần nào khác. Ngài tự sinh, tự tồn! Ngài không bao giờ
ngủ, lúc nào cũng thức. Tất cả những gì ở trên trời, dưới đất đều thuộc về Ngài. Nếu
Ngài không cho phép thì ai là người dám làm trung gian giữa Ngài và những người
khác? Ngài biết có cái gì ở trước mặt họ và sau lưng họ... Ngôi báu của Ngài trùm cả
trời lần đất, Ngài duy trì trời và đất mà không mệt vì Ngài là đấng Tối cao, Tối đại
(Kinh Koran, 2: 255). Ngài đã vạn năng, lại công minh, lại vô cùng nhân từ".
Allah bảo rằng: "Ta bảo thật này. Ta đã sinh ra loài người và Ta biết linh hồn của mỗi
người ra sao vì Ta gần gũi nó còn hơn mạch máu ở cổ nó nữa". (Kinh Koran, I: 15).
Như vậy, đối với các tín đồ đạo Hồi, chỉ có một Thượng đế Allah độc nhất, toàn năng,
toàn trí. Ngài đã chỉ định 28 tín sứ ở những thời điểm khác nhau để truyền lời cho con
người và tín sứ cuối cùng của Ngài là Muhammed. Ngày phán xét cuối cùng sẽ tới,
bằng một tiếng kèn báo hiệu nổi lên và các tầng trời sẽ mở ra. Mỗi người sẽ được
thưởng và phạt ở thiên đường hay địa ngục tuỳ vào phán xét của Thượng đế Allah.
Thế giới này đang vận hành do sắp xếp của Ngài. Nghĩa vụ của các tín đồ đạo Hồi là
tuân theo mọi sáng tạo của Ngài trong mọi mối quan hệ của đời sống, trong luật pháp,
kinh tế, chính trị (đạo Hồi trong tiếng Arập được gọi là Islam, có nghĩa là “tuân phục”,
còn tín đồ đạo Hôi được gọi là Muslim, có nghĩa là người tuân phục). Các tín đồ Hồi
giáo dùng Kinh Koran giống như một cuốn cầm nang chỉ dẫn cách cư xử giải quyết từ
lễ nghĩa, vệ sinh, hôn sự, tội ngoại tình, lị dị, chăm sóc con cái, cha mẹ, buôn bán, làm
di chúc, xử án, chiến tranh và hoà bình.
Do Kinh Koran bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống nên nó cũng có một hạn chế là
không giải quyết được những vấn để mới khi cộng đồng đạo Hồi ngày càng phát triển.
Do đó, các tín đô đạo Hồi cũng dùng thêm một cuốn sách nữa, gọi là Hadith, là cuốn
sách quan trọng thứ hai sau Kinh Koran. Hadith trong tiếng Arập có nghĩa là lời nói.
Tạp Hadith này là cuốn Thánh huấn của người Hồi giáo. Nguồn gốc của nó là thế này:
"Một người nói lại những gì mà người khác đã nói, mà người khác này nhắc lại lời
của một người khác nữa và người khác nữa nói lại lời của nhà Tiên tri Mohammed."
Lễ cầu nguyện của người Hồi giáo
Theo quy định của Hồi giáo chính thống thì năm lần cầu nguyện mỗi ngày, nhằm vào
lúc bình minh, đúng ngọ, xế chiểu, tối và khuya là bắt buộc cho bất kỳ tín đồ Hồi giáo
nào dù theo dòng Shia, Sunnia hay Sufi. Năm lần cầu nguyện đó là không thể thay
đổi. Tín đồ Hồi giáo đều chăm chỉ tuân thủ năm lần cầu nguyện mỗi ngày.
Khi đến giờ câu nguyện hàng ngày, thầy báo kinh đọc lời cầu khấn từ trên thấp cao
của đền thờ như sau: Thánh Allah vĩ đại (bốn lần). Tôi xác nhận là không có vị Chúa
Trời nào khác ngoài Thánh Allah (hai lần). Tôi xác nhạn Mohammed là người được.
Thánh Allah cử tới (hai lần). Hãy đến với sự cứu rỗi (hai lần). Allah vĩ đại (hai lần).
Tín đồ chỉ có thể tiến hành lễ Cầu nguyện (Salaah) sau khi đã "trong sạch theo giới
luật" nhờ một lễ tấm gội toàn thân hoặc một bộ phận nào đó của cơ thể tuỳ từng
trường hợp, tại nhà tín đồ hoặc ngoài trời. “Này các con! Khi các con làm lễ cầu
nguyện, hãy rửa mặt, rửa tay đến tận khuỷu, vuốt gọn ghẽ đầu tóc và rửa chân tới tận
mắt cá chân. Và nếu các con không trong sạch, hãy thanh lọc chính mình. Và nếu các
con ốm hoặc đang đi đường, hay vừa mới đi vệ sinh, hoặc các con vừa mới gần gũi

154
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

phụ nữ, mà các con không tìm thấy có nước gần đó, thì hãy đi đến một khu đất cao và
lấy một chút đất ở chỗ đó xoa lên mặt. Thánh Allah sẽ không phạt các con, mà sẽ làm
cho các con thanh khiết, sẽ ban ơn cho các con và các con sẽ ơn Thánh vì điều đó".
(Kinh Koran, 5:6). Nhiều tín đồ Hồi giáo vẫn hiểu lầm rằng sau khi vợ chồng sinh
hoạt chăn gối thì phải tắm rửa cho sạch sẽ. Tuy nhiên, luật Sharia quy định rằng, một
tín đồ Hồi giáo sau khi đã sinh hoạt vợ chồng, nếu muốn câu nguyện hoặc tới đền thờ
thì phải đi tắm trước. Nhà tiên trì nói với các tín đồ Hồi giáo rằng bởi vì Koran là
cuốn sách thiêng của Thượng đế, nên một người sau khi đã ân ái vợ chồng mà chưa
tắm rửa thì không nên đụng tới cuốn sách kính.
Theo Hồi giáo thì khi các tín đồ Hồi giáo đến đên thờ Thượng đế hoặc cầu nguyện thì
họ phải có cả trái tim và cơ thể sạch sẽ. Hồi giáo quy định hai loại cầu nguyện. Cả hai
loại cầu nguyện này đều mang tính tập thể. Thượng đế đòi hỏi các tín đồ Hồi giáo
phải cầu nguyện ít nhất là năm lần mỗi ngày vào những giờ cố định.
Tín đồ phải hướng mặt về phía thánh địa Mecca và vạch định một khoảng trên nền đất
để ngăn cách mình với thế giới bên ngoài. Khoảng đất này được dùng làm "thảm cầu
nguyện" trong buổi lễ cầu nguyện. Lễ cầu nguyện có thể tiến hành ở bất cứ một địa
điểm nào, hành lang, trong phòng, ngoài sân vườn. Tuy nhiên, lễ cầu nguyện trưa thứ
Sáu thường diễn ra ở đến thờ của cộng đồng. Lúc đó, các tín đồ Hồi giáo ở cộng đồng
địa phương cùng tập hợp ở đền thờ, cùng tiến hành lễ cầu nguyện Salaat Al] - Jamaa.
Họ bắt đầu bằng một bài thuyết giáo (Khotba). Thời kì đâu của Hồi giáo thì quốc
vương giáo chủ đọc bài thuyết giáo này. Sau này các thầy thuyết giáo chuyên nghiệp
(Imam) được giao đọc bài thuyết giáo. Các tín đồ Hồi giáo xếp hàng chật kín trong
khoảnh sân rộng mênh mông của đền thờ Hồi giáo. Họ răm rắp làm theo những động
tác của Imam điều khiến buổi lễ cầu nguyện. Imam đứng trước một cái hốc (mihrab),
khoét sâu trong bức tường trong cùng, đối diện với lối đi chính vào đền. Mihrab chỉ
hướng của thành Mecca và mọi người đều phải quay về hướng này.
Lễ cầu nguyện có một số lượng không cố định các rakaat. Mỗi rakaat gồm: trình bày
về "ý định"; những lời thiêng liêng hoá (Allah Akbar), đọc thuộc tín điều đầu tiên
trong Kinh Koran; nghiêng mình, đứng lên; hai lần cúi rạp; đọc thuộc bài “phát thệ
đức tin", sau đó làm mất tính thiêng liêng. Chi tiết của các động tác này là đề tài tranh
luận của các phái giáo lí. Cũng có cả những bài cầu nguyện không bắt buộc hoặc bài
cầu nguyện phụ khác (lời cầu ban đêm) và một số bài cầu nguyện đặc biệt (“cầu mưa",
"cầu cho người chết"), khi thì được đọc ở nhà có đám tang, có khi ở đền thờ, hoặc ở
nghĩa trang.
Khi làm lễ cầu nguyện, các tín đồ Hồi giáo phải quỳ trên một tấm thảm nhỏ. Tấm
thảm nhỏ nhằm ngăn cách tín đồ đó với thế giới trần tục bên ngoài. Ngay từ đầu, tuy
không ngăn cấm chế độ nô lệ, nhưng nhà tiên trí Mohammed không khuyến khích chế
độ nô lệ. Vì thế, tư thế quỳ khiến cho các tín đồ cảm thấy như là tư thế của nô lệ. Tư
thế quỳ này có mục đích làm cho các tín đồ Hồi giáo gạt bỏ sự kiêu hãnh và lòng ích
kỷ, tự nhắc mình rằng trước Thượng đế Allah, họ không là gì cả.
Chú thích:
1. Alah: Thượng đế chí tôn, duy nhất của người Hồi giáo. Các tín đồ đạo Hồi cũng
cho rằng Allah là Thượng đế độc nhất của cả thế giới loài người.
2. Hadith: Hadith trong tiếng Arập có nghĩa là "lời nói”, ghi lại các lời nói của nhà
tiên trì Mohammed. Hadith là Sách thánh huấn, cuốn Kinh quan trọng thứ hai sau
Koran của người Hồi giáo.

155
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

3. Hijra: Trong tiếng Arập có nghĩa là hành hương về thánh địa Hồi giáo.
4. Islam: Trong tiếng Arập, Islam có nghĩa là tuân phục Thượng đế Allah, là đạo
Islam, hoặc kỷ nguyên Islam, hoặc là cộng đồng tín đồ của đạo Islam. Ở Việt Nam,
Islam quen được gọi là đạo Hồi, hoặc Hồi giáo, do thói quen gọi đạo Islam là đạo Hồi
của người Trung Quốc.
5. Kaaba: Tảng đá đen ở thánh địa Mecca là thánh vật để các tín đồ Hồi giáo triều bái.
Theo các tín đồ đạo Hồi thì ban đầu, Thượng đế đã cử các thiên thần xuống nhân gian
và đựng lên một cái lều. Nơi đó chính là Kaaba. Sau đó Adam và Eva đã đến Kaaba
ngay sau khi họ rời Thiên đường. Tín sứ Abraham và con trai của người là Ismail theo
lệnh của Thượng đế đã dựng lên Kaaba để con người tôn thờ Thượng đế.
6. Koran: Koran trong tiếng Arập có nghĩa là “đọc”. Koran là sách Kinh của các tín đồ
đạo Hồi, được các tín đồ đạo Hồi cho là tập hợp các lời thần khải của Thượng đế
Allah qua Mohammed.
7. Medina: thành phố ở bán đảo Arập, ban đầu có tên là Yathrib. Năm 622, khi
Muhammcd tới được Yathrib, Yathrib được đổi tên thành Međina al nabi (có nghĩa là
thành phố của nhà tiên tri), sau đó được gọi rút gọn là Medina. Medina là thánh địa
của các tín đồ đạo Hồi.
8. Mecca: thành phố ở bán đảo Arập, là nơi Mohammed được Thượng đế Allah thiên
khải lần đầu tiên. Mecca cũng là một thánh địa của các tín đồ đạo Hồi.
9. Mohammecd: nhà tiên tri cuối cùng của Thượng đế Allah. ;
10. Muslim: tín đồ theo đạo Hồi.
11. Shariah: Luật Hồi giáo, dựa trên nền tảng là Kính Koran, Kinh Hadith và nguyên
tắc nhất trí của cộng đồng Hồi giáo.
12 Surah: chương trong Kinh Koran.
13 Umma: Cộng đồng các tín đồ đạo Hồi khắp thế giới.

PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THÀNH TỰU VĂN MINH THẾ GIỚI

156
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

157
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

158
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

159
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

160
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

161
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

162
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

163
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

164
Bài giảng LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI– TS.Nguyễn Đăng Khánh

165

You might also like