You are on page 1of 6

Nhóm số 7 – TT47C

Chủ đề: Các công cụ định vị văn hóa

Giao lưu – tiếp biến văn hóa & Tọa độ văn hóa

Nội dung Người thực hiện

Tôn giáo Nguyễn Thị Như Trang

Khái niệm Giao lưu – Tiếp biến văn hóa Doãn Mạnh Hùng
và cơ sở

Các hình thức giao lưu – tiếp biên văn Nguyễn Thị Như Trang
hóa và ứng dụng

Lý thuyết về phương pháp tọa độ văn Phạm Ngọc Mai


hóa

Chứng minh và giải thích phương pháp Nguyễn Tuệ Minh


tọa độ văn hóa

PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH VỊ VĂN HÓA THỨ 3:

Tôn giáo
1. Ý nghĩa của tôn giáo đối với văn hóa

- Nguồn gốc hình thành tôn giáo

+ Tôn giáo “là một thực thể khách quan của lịch sử, sinh ra cùng với xã hội loài người,
do con người tạo ra, rồi con người lại bị chi phối bởi nó.” (GS Đặng Nghiêm Vạn, Những
vấn đề tôn giáo hiện nay, 1994)

+ “Tôn giáo là mặt tinh thần của nhân loại” - Paul Tillich

+ Đã từ rất lâu, tôn giáo là ngọn đuốc của đức tin, dẫn đường cho nhân dân đến với cái
thiện giữa sự tối tăm của hiện thực.

+ Đức tin từ tôn giáo định hướng hành vi của nhân dân, điều đó lặp đi lặp lại tạo thành
đặc trưng và tập quán của cộng đồng. Và chính điều này đã tạo nên văn hóa.

- Tôn giáo và văn hóa trong thời kì toàn cầu hóa


Xét về góc độ văn minh, các nền văn hóa đang ngày càng phát triển theo hướng trở nên
giống nhau, đều hướng về một chuẩn mực chung do tác động của toàn cầu hóa.

Trong bối cảnh như vậy, tôn giáo lại không bị tác động bởi bất kỳ yếu tố duy lý nào từ
sự vận động và phát triển của nhân loại, bởi bản chất của tôn giáo là phi duy lý.

→ Từ lâu, tôn giáo đã trở thành một chỗ dựa vững chắc cho bản sắc văn hóa của
nhiều cộng đồng, bất kể là ở thời kì nào.

→ Tôn giáo chính là cơ sở quan trọng để định vị một nền văn hóa.

2. Ảnh hưởng của các tôn giáo lên văn hóa Việt Nam

- Phật giáo: Qua gần 2000 năm, đạo Phật từng bước hóa thân, hòa nhập vào đời
sống tinh thần của người Việt Nam, trở thành nguồn gốc của một số giá trị văn hóa,
thông qua việc cải biến nội dung giáo lý, niềm tin tín ngưỡng, hình thức tổ chức.
- Nho giáo: Sau 2000 năm thâm nhập và đưa văn hoá Hán vào Việt Nam, Nho giáo
đã tác động chủ yếu đến nhận thức về giai cấp của nhân dân, góp phần làm hình
thành một nền văn hóa quan phương chính thống tồn tại song song với dòng văn
hóa dân gian bản địa.
- Đạo giáo: Trong suốt tiến trình phát triển của dân tộc, cùng với Nho giáo và Phật
giáo, Đạo giáo có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tinh thần, truyền thống và
văn hóa của dân tộc ta, đặc biệt là đời sống tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

PHƯƠNG PHÁP ĐINH VỊ VĂN HÓA THỨ 4:

Giao lưu – tiếp biến văn hóa


1. Khái niệm

- “Hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài với
nhau gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa của các bên.” (Đại cương Văn hóa Việt
Nam, PGS. TS Phạm Thái Việt)

- “Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài của một dân tộc
chủ thể.” Giáo sư Trần Quốc Vượng định nghĩa

- Đơn giản ta có thể hiểu là giao lưu là tiếp xúc với nhau, tiếp biến là thay đổi. → Sự
thay đổi bên trong một nền văn hóa do quá trình giao lưu, tiếp xúc với các nền văn
hóa khác.

2. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là công cụ định vị dựa trên lý thuyết trung
tâm là sự lan tỏa văn hóa – thuyết khuếch tán văn hóa.

● Thuyết khuếch tán văn hóa:

- Các nền văn hóa phân bố không đồng đều với nhau, văn hóa tập trung ở một số khu
vực sau đó lan tỏa ra các khu vực kế cận.

Ví dụ: Các nền văn minh cổ đại Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ, Hoàng Hà. Những nền văn
minh đều tập trung ở các khu vực nhất định và sau đó lan tỏa ra để có thể có được thế
giới như chúng ta bây giờ.

- Càng xa trung tâm, cơ chế này càng giảm cho tới khi mất hẳn.
- Cơ chế này tạo ra các vùng giao thoa văn hóa – nơi chịu ảnh hưởng của nhiều trung
tâm, nhiều nền văn hóa và cả những “vùng tối”, nơi sức lan tỏa không với tới.

Ví dụ: Ở ngay trong trường chúng ta là Học viện Ngoại giao cũng có rất nhiều câu lạc
bộ với các sắc thái khác nhau. Nếu coi mỗi câu lạc bộ là một trung tâm văn hóa thì vùng
giao thoa văn hóa chính là ở chỗ một người tham gia nhiều câu lạc bộ và hiểu biết văn
hóa của các câu lạc bộ khác nhau.

- Các vùng giao thoa văn hóa này tiếp tục có những lan tỏa thứ phát, hình thành nên
các trung tâm văn hóa mới và tiếp tục ảnh hưởng đến các khu vực kế cận.

Ví dụ: Nước Mỹ, rất nhiều người từ các nền văn hóa khác nhau đến đây tạo nên một
trung tâm văn hóa lớn.

- Thuyết lan toả văn hóa giúp lí giải vì sao trong cùng một khu vực địa lí lại có sự tương
đồng về văn hóa , và vì sao những khu vực giáp ranh giữa các nền văn hóa lớn thường
tồn tại các nền văn hóa hỗn dung. Và Ví dụ nước Mĩ ở trên đã chứng minh cho điều
này.

3. Cơ sở của thuyết lan tỏa văn hóa ( thuyết khuếch tán văn hóa)

Cơ sở của thuyết khuếch tán văn hóa được thể hiện qua các luận điểm sau;

- Văn hóa là cái đặc trưng của con người xã hội

- Hoạt động, giao lưu giữa người với người chính là bản chất của xã hội. Không có hoạt
động giao lưu thì không có văn hóa

- Giao lưu và tiếp xúc văn hóa là sự vận động thường xuyên của văn hóa.

- Văn hóa bao hàm tất cả các khâu của quá trình giao lưu: chủ thể của giao lưu, hoạt
động của giao lưu và sản phẩm của giao lưu.

4. Các hình thức của giao lưu – tiếp biến văn hóa

- Tiếp thu thụ động (nền văn hóa này thâm nhập vào nên văn hóa kia)

Ví dụ: Trước thế kỉ X, Nho giáo được du nhập vào Việt Nam như một công cụ đồng hóa
của người phương Bắc, được người Việt tiếp thu một cách vô cùng dè dặt.

- Tiếp thu chủ động (nền văn hóa này vay mượn các yếu tố của nền văn hóa kia)

Điều chỉnh cho phù hợp với nền văn hóa gốc → Sự giao thoa văn hóa

Ví dụ: vay mượn các từ có nguồn gốc từ nước ngoài.

5. Ứng dụng của Giao lưu – tiếp biến văn hóa

- Công cụ định vị văn hóa

- Phương pháp phân xuất kết cấu của một nền văn hóa cụ thể:

+ Yếu tố nội sinh

+ Yếu tố ngoại sinh


Chú ý: Việc phân biệt các yếu tố đó chỉ mang tính tương đối. Qua thời gian, yếu tố
ngoại sinh có thể trở thành yếu tố nội sinh, hoặc bị biến đổi một cách căn bản để
trở nên phù hợp với nền văn hóa đã tiếp nhận nó.

PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH VỊ VĂN HÓA THỨ 5

Tọa độ văn hóa


1. Khái niệm
- Toạ độ văn hoá là phương pháp định vị văn hoá theo hai trục cơ bản: không gian &
thời gian văn hoá.
- Đây là phương pháp định vị mang tính tổng hợp, bao hàm nhiều phương pháp hỗ
trợ khác.
2. Các trục xác định tọa độ văn hóa
- Không gian văn hoá (lãnh thổ văn hóa): là vùng địa lý hay phạm vi không gian mà ở
đó các chủ thể xây dựng nền văn hóa của mình; có thể xác định bằng phương pháp
logic, địa văn hoá, giao lưu - tiếp biến văn hoá..vv. Không gian văn hóa rộng hơn
không gian lãnh thổ và không gian văn hóa của 02 dân tộc cạnh nhau thường có
giao thoa, chồng chéo, có miền giáp ranh.
- Thời gian văn hoá: được xác định bằng niên đại lịch sử, bằng phương pháp lịch sử
(tiến trình văn hoá - là kết quả của việc áp dụng phương pháp này).

Ví dụ: quá trình ĐỊNH VỊ VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN của 1 bạn sinh viên.
- Không gian văn hóa : Là quê quán, vùng miền là nơi ảnh hưởng đầu tiên đến vốn
văn hóa, tư duy, kiến thức của bạn.
- Thời gian văn hóa : Theo như khái niệm, thời gian là lịch sử, tiến trình văn hóa. Một
cá nhân cũng có 1 quá trình sinh ra, lớn lên, học tập và trau dồi. Từ vốn văn hóa
vốn có đó với tiến trình học tập và rèn luyện, tạo nên sự phát triển về tư duy ảnh
hưởng đến văn hóa & lối sống...
- Ngoài ra, còn có chiều thứ ba để xác định toạ độ văn hoá - đó là chiều chủ thể
văn hoá.

Khái niệm tộc người (ethnicities) Khái niệm dân tộc (nation)

● Là các cộng đồng cùng chủng người, ● Nhấn mạnh đến yếu tố lãnh thổ,
không có thành phần lai và có chung tập trung nghiên cứu cộng đồng
ngôn ngữ địa phương. nằm trong địa giới hành chính của
● Giúp việc nghiên cứu văn hoá của một một nhà nước & chịu sự quản lý
số cộng đồng phát tán thiếu dấu hiệu của nhà nước ấy.
quần cư về địa lý (VD: bộ tộc du mục
Mông Cổ, người Do Thái,...) trở nên
dễ dàng hơn.

→ Quần cư về địa lý trong khái niệm tộc người là dấu hiệu được ưu tiên hàng đầu. Một
dân tộc có thể chứa nhiều tộc người và một tộc người có thể hiện diện nhiều dân tộc.
Văn hoá tộc người không hoàn toàn đồng nhất với văn hoá dân tộc. Như vậy, chiều chủ
thể văn hóa có lợi cho các nghiên cứu về văn hóa tộc người, nhưng lại gây khó khăn cho
văn hóa dân tộc.

3. Tọa độ văn hóa Việt Nam


a. Không gian văn hóa
Không gian văn hóa Vùng văn hóa

Là chiều đồng đại của văn hóa “Vùng văn hóa là một khái niệm dùng để chỉ
Dùng để chỉ phạm vi không gian mà ở đó, một vùng lãnh thổ mà trên đó, các cộng
các chủ thể xây dựng nền văn hóa của đồng cư dân có những nét tương đồng về
mình. văn hóa, hình thành do những tương đồng
Có thể nói đến 3 cấp độ: Khu vực - Dân tộc về môi trường tự nhiên cũng như lịch sử, xã
- Vùng/địa phương hội” (Chu Xuân Diên)

Hai tam giác không gian văn hóa Việt Nam

● Tam giác thứ nhất : Không gian gốc của văn hoá Việt Nam nằm trong khu vực sinh
sống của người Bách Việt với đáy là bờ nam sông Dương tử và đỉnh là vùng bắc
Trung bộ Việt Nam (tam giác sông Dương Tử - sông Hồng - sông Mã) (với nền nông
nghiệp lúa nước phát triển, nghệ thuật đúc đồng và họ Hồng Bàng).
● Tam giác thứ hai: Khu vực cư trú của người Indonesien cổ đại, với cạnh đáy là sông
Dương Tử ở phía Bắc và đỉnh là vùng đồng bằng sông Mekong ở phía Nam (làm
ruộng, cấy lúa, nuôi trâu bò, sử dụng công cụ kim khí,...)

→ Văn hóa Việt Nam được định hình trên nền của không gian văn hóa Đông Nam Á bao
gồm ĐNA lục địa và ĐNA hải đảo.

● Cách xác định khác: Tam giác với cạnh đáy là đường biên giới Việt - Trung ngày
nay, đỉnh chóp là mũi Cà Mau.

Sáu vùng văn hóa Việt Nam: vùng văn hóa Tây Bắc, vùng văn hóa Việt Bắc, vùng văn hóa
đồng bằng Sông Hồng, vùng văn hóa Trung Bộ, vùng văn hóa Tây Nguyên, vùng văn hóa
Nam Bộ.

→ Sự thống nhất đã tạo ra bản sắc chung của văn hóa Việt Nam, còn tính đa dạng của các
tộc người lại làm nên những đặc trưng bản sắc riêng của từng vùng văn hóa.

2. Thời gian văn hóa

Thời gian văn hoá Việt Nam được chia thành các giai đoạn:

- Giai đoạn văn hoá tiền sử (vài nghìn năm trước CN)
- Giai đoạn văn hoá Văn Lang - Âu Lạc (giữa thiên niên kỉ III TCN)
- Giai đoạn văn hoá thời kì Bắc thuộc (TK I TCN - 938)
- Giai đoạn văn hoá Đại Việt (TK X - XIV)
- Giai đoạn văn hoá Đại Nam (Từ thời Trịnh - Nguyễn đến thời kì Pháp thuộc)
- Giai đoạn văn hoá hiện đại (Từ năm 1945 - nay)

Nguồn:

Đại cương Văn hóa Việt Nam – Phạm Thái Việt


Cơ sở Văn hóa Việt Nam – Trần Ngọc Thêm

Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển – website: chunom.net

Quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam từ đầu Công Nguyên đến thế kỉ XIX – website: ir.vnulib.edu.vn

Cơ sở Văn hóa Việt Nam – Phùng Hoài Ngọc

Xung đột dân tộc, tôn giáo ở một số nước và giải pháp - Tạp chí Tổ chức Nhà nước

Ảnh hưởng của Nho giáo trong văn hóa Việt Nam - Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Hàn lâm Khoa học
Việt Nam

Đạo giáo và những biểu hiện trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam - Vũ Hồng Văn

You might also like