You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA LỊCH SỬ

TIỂU LUẬN

Môn Lý thuyết văn hóa học

Sinh viên: Lâm Thị Huyền Trang 21032098


K66 Văn hóa học
Giảng viên: TS. Đỗ Thị Hương Thảo

Hà Nội, ngày 7 tháng 4 năm 2023


Câu 1 (4 điểm): Anh/chị hãy phân tích và lấy ví dụ để làm rõ sự khác biệt giữa các
khái niệm: Giá trị, Truyền thống, Cổ truyền và Bản sắc văn hóa.
Câu 2 (6 điểm): Lý thuyết "Trung tâm và ngoại vi" trong nghiên cứu văn hóa được
xây dựng trên cơ sở của những lý thuyết văn hóa nào? Lấy ví dụ cụ thể để qua đó phân
tích việc áp dụng Lý thuyết "Trung tâm và ngoại vi" trong nghiên cứu văn hóa của Việt
Nam.
Bài Làm
Câu 1: Giá trị
Giá trị là quan niệm về điều mong muốn đặc trưng hiện hay ẩn cho một cá nhân
hay một nhóm ảnh hưởng tới việc lựa chọn các phương thức phương tiện hoặc mục tiêu
của hành động(Cl.Kluckhohn,1951). Giá trị có thể lớn hoặc nhỏ vật chất hoặc tinh thần.
Giá trị văn hóa là cốt lõi của văn hóa nó được sáng tạo và kết tinh trong quá trình
lịch sử của mỗi cộng đồng tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội nhất định. Nó
giúp điều tiết hành vi và định hướng sự phát triển chân thiện mĩ. Giá trị văn hóa thông qua
hệ giá trị của nó góp phần điều tiết sự phát triển của xã hội. Một là các giá trị riêng lẻ liên
kết tạo 1 hệ thống các giá trị hai là sự sắp đặt trước nhấn tầm quan trọng của từng nhân tố
trong bảng giá trị. Ví dụ người Việt Nam chủ nghĩa yêu nước là nhân tố hàng đầu trong
bảng hệ thống các giá trị nhưng người Mỹ, Pháp, Đức ,..thì có thể chủ nghĩa yêu nước lại
được sắp sếp ở vị trí khác như yêu nước cần cù tính cộng đồng. Giá trị văn hóa luôn tiềm
ẩn trong bản sắc văn hóa, di sản văn hóa, biểu tượng chuẩn mực. Đối với Việt Nam thời
xưa các Vua Hùng là một biểu tượng thiêng liêng của dân tộc thể hiện tâm thức hướng về
cội nguồn. Thánh gióng là biểu tượng chứa đựng giá trị tinh thần chống giặc ngoại xâm ý
chí vươn lên của dân tộc. Hay các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mang những giá
trị văn hóa đặc sắc. Trong 6 tháng đầu năm 2021 cả nước có 23 di tích cấp quốc gia được
xếp hạng ghi danh 31 di sản văn hóa phi vật thể vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia.
Truyền thống
Theo từ điển Hán truyền thống là truyền từ đời này sang đời khác từ thế hệ trước
đến thế hệ sau. Theo từ điển Trung Quốc truyền thống là sức mạnh của tập quán xã hôi
lưu truyền từ lâu đời và vẫn còn giá trị cho đến ngày nay. Truyền thống thể hiện trong chế
định xã hội chuẩn mực của hành vi, văn hóa,chính trị-xã hội.
Truyền thống tác động mạnh đến đến mọi xã hội và tất cả lĩnh vực trong đời sống
xã hội. Truyền thống không đồng nhất với những gì diễn ra mà chỉ là những yếu tố được
di tồn, là cái hiện hữu nhưng lại vô hình có tác dụng khống chế vô hình đến hành vi xã
hội của con người( Ví dụ truyền thống tốt đẹp như là lành đùm lá rách, tôn sư trọng đạo,
uống nước nhờ nguồn,..).
Ví dụ về truyền thống Trong gia đình, dòng họ Ăn cơm phải mời người lớn, chào
người lớn khi gặp,…Trong nghệ thuật như loại hình văn hóa nghệ thuật tuồng, chèo, dân
ca quan họ,…
Truyền thống có tính 2 mặt 1 một tích cực 1 mặt tiêu cực Lên ngựa cầm gươm,
xuống ngựa cầm bút của các tướng sĩ Việt Nam là truyền thống tốt, nhưng mê tín đồng
bóng, đầu óc hẹp hòi, bè phái trong luỹ tre làng là truyền thống xấu. Theo PGS. TS. Hồ Sĩ
Quý thì "việc tôn trọng tình nghĩa tới mức "cá chuối đắm đuối vì con", "tuy rằng khác
giống nhưng chung một giàn", "một giọt máu đào hơn ao nước lã", "xương cha, da mẹ"…
đương nhiên không phải là giá trị dương trong mọi hoàn cảnh. Hơn thế nữa đó còn là
phẩm chất có tính hai mặt". Do vậy, Bác Hồ đã dạy: "Khôi phục vốn cổ thì chỉ nên khôi
phục cái gì tốt, còn cái gì không tốt thì nên loại dần ra". 1
Cổ truyền
-Là những gì từ xã hội xưa cũ truyền lại để lại di vết và ảnh hưởng cho đến xã hội ngày
nay
-Cổ truyền vừa giống nhưng cũng vừa khác với truyền thống. Truyền thống và cổ truyền
đều là những gía trị tốt đẹp xuất hiện từ xa xưa và được thế hệ ngày nay thừa kế giữ gìn
và phát huy. Còn khác là không phải những gì sản sinh ra trong xã hội cũ được truyền lại
trong xã hội đương đại đều là truyền thống mà chỉ có những cái đã kết tinh trong xã hội
có sức mạnh chi phối hành vi của con người trong xã hội hiện nay mới là truyền thống
như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái,.. Truyền thống thường gắn
với hiện đại trong một thực thể hữu cơ và cũng có biến đổi chứ không hoàn toàn bất biến.

1
https://vusta.vn/ve-khai-niem-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-p71774.html
Sự biến đổi diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có điều kiện kinh
tế xã hội
-Cổ truyền biểu hiện trong đời sống hiện đại là những cái di vết, tàn dư như Tết cổ truyền,
âm nhạc cổ truyền, võ cổ truyền, tục ăn trầu,…
 Ví dụ Thờ cúng tổ tiên từ đời này sang đời khác – Truyền thống
Cổ truyền nhuộm răng đen xuất hiện từ lâu đời theo sách sử ghi nó xuất hiện từ thời các
vua Hùng Vương. Tục nhuộm răng đen có nhiều ý nghĩa như là ngăn ngừa sâu răng hay
liên quan một số tín ngưỡng tâm linh và nó cũng đánh dấu sự trưởng thành của những
người phụ nữ trẻ thời xưa nổi bật và quyến rũ, thể hiện lòng tự tôn của dân tộc phân biệt
ta với tàu. Tận đến năm 80 tục nhuộm răng đen vẫn còn nhưng năm 1862 có sự du nhập
của văn hóa Phương Tây vào Việt Nam có sự gián đoạn. Tiêu biểu có một số cô gái lấy
chồng Tây bắt đầu cạo đi lớp màu nhuộm để thể hiện tư tưởng con người khác. Họ cho
rằng vẫn giữ răng đen là không văn minh nên ngày nay là răng trắng.
Bản sắc văn hóa
Theo GS Ngô Đức Thịnh, “(Bản sắc văn hóa ) là tổng thể các đặc trưng của văn hóa,
được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc. Các đặc
trưng văn hóa ấy mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn, do vậy muốn
nhận biết bản sắc phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hóa, với tư cách là sự biểu hiện
của bản sắc văn hóa ấy. Nếu bản sắc văn hóa là cái trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững thì các
sắc thái biểu hiện của nó lại tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn”
GS cũng cho rằng bản sắn văn hóa cũng đã góp phần tạo nên bản kĩnh văn hóa và bản
lĩnh dân tộc. Bản lĩnh được coi là sức sống sự từng trải sự đáp trả 1 cách vững vàng trước
những thử thách của xã hội lịch sử của 1 cộng đồng. Quan điểm của Ngô Đức Thịnh khi
xem bản sắc văn hóa là hệ giá trị văn hóa khi những giá trị đó là những giá trị hạt nhân
mang những đặc điểm tiêu biểu cốt lõi. 2
-Bản sắc văn hóa là những nét đẹp trong văn hóa những nét tinh hoa mà chỉ vùng, địa
điểm hay dân tộc nào đó mới có nét văn hóa đặc sắc nhất trong văn hóa chung khi nhắc
đến là nhớ ngay địa điểm cụ thể nào đó.

2
Ngô Đức Thịnh (2014), Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi, Nxb Chính trị Quốc gia.
Văn hóa dân gian và bản sắc văn hóa dân tộc – Ngô Đức Thịnh (2000)
Ví dụ: như chúng ta đã biết mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa riêng nghe đến áo
dài là người ta nghĩ ngay đến trang phục truyền thống của Việt Nam hay kimono cũng
nghĩ ngay đến văn hóa về trang phục của Nhật Bản,..Bản sắc văn hóa thể hiện nét riêng và
đặc trưng mà chỉ cần nhắc đến là nghĩ ngay đến một địa điểm cụ thể tồn tại bản sắc văn
hóa đó.
Hay như văn hóa dân tộc Mông. Tộc người này có tục bắt vợ nhiều người cho rằng
nó thẻ hiện việc thiếu tự chủ của người con gái khi phải cưới 1 người con tria mình không
biết không yêu nhưng đây là nét văn hóa riêng của họ phong tục của họ mà chỉ có dân tộc
họ mới có.
Câu 2:
*Lý thuyết "Trung tâm và ngoại vi" trong nghiên cứu văn hóa được xây dựng trên cơ sở
của những lý thuyết văn hóa: Từ lý thuyết “ Truyền bá văn hóa” Tây Âu cuối thế kỉ XIX
đến thuyết “vùng văn hóa” của nhân học Mỹ đầu thế kỉ XX là quá trình phát triển của
nhóm lý thuyết khuếch tán văn hóa, thoát ly dần tính cực đoan một chiều và đặt chúng
trong mối quan hệ đa chiểu giữa vùng trung tâm và các vùng ngoại vi . Có rất nhiều lí
thuyết về trung tâm và ngoại vi trong văn hóa như lý thuyết truyền bá văn hóa của
Edward Shils, lý thuyết vòng văn hóa của Fritz Graebner và Wilhelm Schmidt, lý thuyết
vùng văn hóa của Carl Sauer, Clark Wissler,… Tiếp thu những mặt tích cực cảu truyền bá
luận về trung tâm sáng tạo văn hóa và sự lan truyền văn hóa từ trung tâm những nhà nhân
học Mĩ mà đại diện là Bóa, LC. Wissler ông đã phát triển lí thuyết trung tâm về trong việc
hình thành các vùng văn hóa của người Indian ở Bắc Mỹ. Các nhà nhân học Mĩ đã đưa ra
một tập hợp các đặc trưng văn hóa tiêu biểu là văn hóa đặc trưng mà những cái đó là sản
phẩm của các bộ lạc đặc trưng nó là trung tâm của việc hình thành vùng văn hóa và mối
quan hệ 2 chiều giữa trung tâm và ngoại vi vùng văn hóa. Theo Wissler ( 1927, tr881-
891) trong mỗi khu vực văn hóa có một trung tâm nơi mà từ đó nền văn hóa có ảnh hưởng
và lan tỏa. Khuếch tán là một quá trình cơ bản trong sự hình thành vùng văn hóa. Trung
tâm chứa những tổ hợp văn hóa đặc trưng và điển hình hơn. Quá trình cấu trúc lên khuôn
của trung tâm tạo lên sản phẩm văn hóa có định hình cao. Và từ đó lại lan tỏa ra ngoại vi
các sản phẩm văn hóa khuôn mẫu. Do đặc tính thu hút và tích hợp các yếu tố văn hóa
vùng trung tâm thường biến đổi hơn so với vùng xa trung tâm ngoại vi bao giờ cũng tĩnh
lặng ít sôi động hơn. Chính vì thế nhiều hiện tượng văn hóa khi lan tỏa tới ngoai vi
thường bị hóa thạch và giữ lại các dạng thức của nguyên thủy hơn so với trung tâm. 3

Wissler lúc đầu cho rằng vị trí địa lí trung tâm của một vùng văn hóa bị quy định bới một
vùng văn hóa quy định bởi yếu tố dân tộc kịch sử nhiều hơn là yếu tố môi trường. Sau đó
ông thay đồi hầu hết các trung tâm văn hóa phát sinh từ một khu vự địa lí tuy môi trường
không tạo ra văn hóa nhưng nó cung cấp để văn hóa phát triển. Khái niệm vùng văn hóa
như một lý thuyết về thay đổi văn hóa.
Vai trò sáng tạo của các trung tâm kết hợp cùng với khuếch tán văn hóa đã trở thành
một mô hình rộng rãi trong nghiên cứu thay đổi văn hóa. Một số lý thuyết ban đầu của
trường phái này vẫn nhấn mạnh vai trò lan tỏa khuếch tán từ trung tâm hơn là sự tác động
trở lại của ngoại vi. Theo A.L Kroeber(1926) sau khi nghiên cứu về người da đỏ ở
California ông đã cho rằng các nhân tố văn hóa đều được sáng tạo từ một nhóm nhỏ các
trung tâm mỗi bộ lạc đều có thể tham gia vào việc sáng tạo những giá trị văn hóa của
vùng trong mối quan hệ đa chiều. 4

Cuối năm thập kỉ 70 và đầu 80 của thế kỉ XX các nhà nhân học đã xuất bản công trình
trung tâm và ngoại vi nghiên cứu văn hóa từ sau các phát kiến đại lí. 5 Các nhà nghiên cứu
người Nga đã xét vấn đề trung tâm và ngoại vi hình thành phát triển các nền văn minh lớn
như giữa văn minh Trung Hoa và các vùng ngoại vi Nhật Bản, Việt Nam,..
Trung tâm có vai trò hết sức quan trọng nó chưa đựng đặc trưng văn hóa của vùng tạo
nên động năng trong phát triển có sức hút lan tỏa và nó quy định phát triển văn hóa của
vùng. Để trở thành trung tâm thì phải đáp ứng các điều kiện địa lí tự nhiên thuận lợi là
đầu mối con đường giao thông nơi tập trung dân cư là trung tâm chính trị và quyền lực.
Đặc trưng của trung tâm là thu hút, tích hợp, lên khuôn và lan tỏa. Do những vị trí địa lí
thuần lợi về kinh tế chính trị xã hội nên trung tâm bao giờ cũng có sức hút và tích hợp các
nhân tố từ ngoại vi. Các nhân tố đó phải được nhào lặn tái cấu trúc lên khuôn tạo nên sản
phẩm văn hóa thường có tính định hình cao. Từ các sản phẩm văn hóa được lên khuôn
trung tâm lan tỏa ảnh hưởng và lan truyền ra ngoại vi tạo nên sự thống nhất văn hóa diện

3
Theo CL. Wissler (1922), American Indian, New York.
4
Kroeber, A. L. 2006. Handbook of the Indians of California. Dover Publications New York.
5
Nhiều tác giả (1979),Trung tâm và ngoại vi trong nghiên cứu văn hoá sau phát kiến địa lí, Nxb.
Khoa học, Maxcơva.   
mạo của vùng tạo ra sự định hướng trong sự biến đổi của vùng, Không chỉ thế nó còn là
đầu mối giao lưu văn hóa ngoài khu vực trên thế giới. 6
Ví dụ như Hà Nội là trung tâm thủ đô của cả nước thu hút lan tỏa các nhân tài, các sản
phẩm,..với ngoại vi là các tỉnh xung quanh như Nam Định, Thái Bình, Hà Nam. Như
trong ẩm thực từ ngoại vi món phở của Nam Định được thu hút của trung tâm là Hà Nội
được nhào nặn thành món ăn cách ăn đặc trưng cho vùng.
Ngoại vi không chỉ chịu sự tác động thu hút của trung tâm cung cấp các nguyên liệu cho
trung tâm mà còn chịu ảnh hưởng và tiếp nhận sự lan tỏa của trung tâm. Vì thế ngoại vi
văn hóa bao giờ cũng tĩnh lặng hơn ít sôi động hơn so với trung tâm Nhiều hiện tượng
văn hóa khi lan tỏa tới ngoại vi thường bị hóa thạch và giữ lại các dạng thức nguyên thủy
so với trung tâm.
Ví dụ ở một tỉnh cụ thể như Nam Định với trung tâm là thành phố Nam Định bao gờ cũng
đông đúc xô bồ hơn là ở ngoại vi là nông thôn tĩnh nặng, ít sôi động.
Hay lí do vì sao mà nhiều người sang nước Mĩ du học làm việc sinh sống ở đấy cũng có
thể thấy sức hút lan tỏa của nước Mĩ.
Ta có thể lấy ví dụ phân tích kĩ hơn về trung tâm và ngoại vi – Văn hóa Thăng Long-
Hà Nội. Ở văn hóa Việt Nam ta có thể ứng dụng lí thuyết trung tâm và ngoại để nghiên
cứu văn hóa lấy Thăng Long là trung tâm trong không gian văn hóa là Đồng bằng Bắc Bộ.
Kinh đô Thăng Long là nơi có vị trí địa đắc lực mà Lí Công Uẩn đã khẳng định trong
Chiếu dời đô chuyển từ Hoa Lư lên Thăng Long. Có thể thấy Thăng Long có vị trí thuận
lợi về chính trị, kinh tế, xã hội văn hóa. Nó đã có sức hút và lan tỏa với những vùng ngoại
vi là đồng bằng Bắc Bộ là nơi tụ nhân tụ tài của cả nước. Chính trong môi trường kinh tế,
xã hội, chính trị phát triển cao của Thăng Long - Hà Nội, các nhân tố, giá trị văn hoá tích
hợp từ ngoại biên đã được định hình, nâng cấp, lên khuôn để sau đó mang bản sắc Thăng
Long - Hà Nội, rồi từ đây lại lan hoả tới các vùng ngoại vi và cả nước. Sự giao lưu và ảnh
hưởng này giữa Thăng Long và các vùng ngoại vi được tìm thấy ở nhiều hiện tượng và
giá trị văn hóa. Hình thành lên các làng nghề như chiếu, sơn, tranh,..từ các làng quê mối
quan hệ giữa phố nghề và làng nghề. Như trong ẩm thực ăn uống những món ăn truyền

6
Ngô Đức Thịnh (2006), Lý thuyết “trung tâm và ngoại vi” trong nghiên cứu không gian văn hóa, Kỷ yếu
Hội thảo khoa học Quốc tế “Khu vực học: cơ sở lý thuyết, thực tiến và phương pháp nghiên cứu”, Đại học
Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tokyo.
thống từ vùng quê ngoại vi bị thu hút bởi trung tâm và với moi trường kinh tế xã hội các
món ăn đã được nhào nặn trở thành món ăn đặc trưng cho kinh đô, Và cũng có thể thấy do
có một vị trí trung tâm thuận lợi có sức hút lan tỏa lên nơi đây là nơi tụ nhân tụ tài những
người ở tứ xứ các tỉnh thành vùng quê lên trung tâm Hà Nội sinh sống học tập lập sự
nghiệp và đã không ít người đã trở thành nhân tài doanh nhân cảu cả nước.
 Mối quan hệ giữa trung tâm và ngoại vi không chỉ làm cho văn hóa Thăng Long
Hà Nội phát triển mà các vùng ngoại vi cũng biến đổi và phát triển
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.A.Perxisk (1972), "Truyền bá luận (khuếch tán luận)" - - Đại bách khoa toàn thư Xô
Viết
2.https://vusta.vn/ve-khai-niem-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-p71774.html

3.Ngô Đức Thịnh (2014), Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi, Nxb Chính
trị Quốc gia.
4 .Văn hóa dân gian và bản sắc văn hóa dân tộc – Ngô Đức Thịnh (2000)

5.Theo CL. Wissler (1922), American Indian, New York.

6.Kroeber, A. L. 2006. Handbook of the Indians of California. Dover Publications New


York.

7.Nhiều tác giả (1979),Trung tâm và ngoại vi trong nghiên cứu văn hoá sau phát kiến địa
lí, Nxb. Khoa học, Maxcơva
8. Ngô Đức Thịnh (2006), Lý thuyết “trung tâm và ngoại vi” trong nghiên cứu không
gian văn hóa, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế “Khu vực học: cơ sở lý thuyết, thực tiến
và phương pháp nghiên cứu”, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tokyo.

You might also like