You are on page 1of 2

1.

Giao lưu - tiếp biến văn hóa


a. Giao lưu – tiếp biến văn hóa là gì
Là phương pháp định vị văn hóa dựa trên lý thuyết các trung tâm và sự
lan tỏa văn hóa hay còn gọi là thuyết khuyếch tán văn hóa.
Thuyết này cho rằng, sự phân bố của văn hóa mang tính không đều,
văn hóa tập trung ở một số khu vực sau đó lan tỏa ra các khu vực kế cận.
Càng xa trung tâm, ảnh hường của văn hóa gốc càng giảm cho đến khi
mất hẳn. Cơ chế này tạo ra các vùng giao thoa văn hóa – nơi chịu ảnh
hưởng của nhiều trung tâm văn hóa và cả những “vùng tối” khi sức lan
tỏa không với tới. Đến lượt mình, các vùng giao thoa văn hóa cũng có
khả năng “phát sáng” tạo nên sự lan tỏa thứ phát để hình thành nên các
trung tâm văn hóa mới và tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực kế cận.
Thuyết lan tỏa văn hóa cho phép lý giải vì sao trong cùng một khu vực
địa lý lại có sự tương đồng về văn hóa, và vì sao ở những khu vực giáp
ranh giữa các nền văn hóa lớn thường tồn tại các nền văn hóa hỗn dung.
Như vậy, Giao lưu tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những
nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài với nhau gây nên sự
biến đổi mô thức văn hóa của các bên. Trong giao lưu có hiện tượng, yếu
tố của nền văn hóa này thâm nhập vào nền văn hóa kia (tiếp thu thụ
động); hoặc nền văn hóa này văn mượn yếu tố của nền văn hóa kia (tiếp
thu chủ động); trên cơ sở đó có sự cải biến cho phù hợp tạo nên sự giao
thoa văn hóa.
Trước xu thế toàn cầu hóa, Đảng ta yêu cầu phải “làm cho văn hóa
thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ
giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các gái trị truyền thống của
dân tộc và tiếp thu văn hóa nhân loại, tăng sức đề kháng chống văn hóa
đồi trụy, độc hại, nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế,
chính trị, xã hội và sinh hoạt của mỗi người”. Như vậy, giao lưu tiếp biến
văn hóa có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển văn hóa
của một dân tộc
Quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa là quá trình trao đổi, tiếp nhận
những giá trị văn hóa tốt đẹp của nhau, làm giàu thêm văn hóa của bản
địa và tử đó mỗi một dân tộc có sự đóng góp tích cực chung vào kho tàng
văn hóa của nhân loại. Khi giao lưu tiếp biến văn hóa là tiếp thu có chọn
lọc các giá trị văn hóa của các nền văn hóa thế giới và khi giao lưu tiếp
biến văn hóa cần chú ý:
- Một là: có thái độ chủ động, tích cực hội nhập
- Hai là: trong giao lưu và tiếp biến văn hóa phải tiếp thu những điều
tốt đẹp, không lai căng. Với tinh thần đó, trong suốt chiều dài lịch
sử, không mặc cảm tự ti mà chủ động giao lưu và tự khẳng định
bản sắc của dân tộc mình.
- Ba là phải sáng tạo, mình đã hưởng cái hay của người thì mình
cũng phải có cái hay cho người ta nhìn nhận và học hỏi, đừng chịu
vay mà không trả
- Bốn là: trong bối cảnh mới, chúng ta vừa có điều kiện để hát huy
nền văn hóa dân tộc, vừa phải có trách nhiệm hơn, ý thức cao hơn
trong việc giữ gìn và tôn vinh các bản sắc văn hóa dân tộc. Giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc là để đến với thế giới một cách tốt hơn,
thông qua tính dân tộc để thâu lượm, sàng lọc tinh hoa của nhân
loại để sánh vai cùng các nước trên thế giới trong nhịp bước khẩn
trương của thời đại.
b. Kết quả của văn hóa Việt Nam từ giao lưu – tiếp biến văn hóa
Sự ra đời và phát triển của văn hóa Việt Nam là kết quả của quá trình
giao lưu ở cấp độ khu vực, châu lục và toàn cầu. Văn hóa Việt Nam là
kiểu văn hóa hỗn dung điển hình do nằm tại vùng giao thoa giữa các
trung tâm văn hóa lớn, đặc biệt phải kể đến là sự giao thoa với ba nền văn
hóa lớn:
- Giao lưu với văn hóa Ấn Độ
- Giao lưu với văn hóa Trung Hoa
- Giao lưu với văn hóa Phương Tây

You might also like