You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN
NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM LÀ NỀN VĂN HÓA
THỐNG NHẤT MÀ ĐA DẠNG TRONG CỘNG
ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM

GVHD: ThS. PHÙNG THẾ ANH

SVTH:
Nguyễn Tiến Chinh 18146270
Nguyễn Thị Cẩm Tú 18142414
Phạm Thị Huyền Trang 18126075
Nguyễn Ái Việt 18109173

Tp.HCM, tháng 05/2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................2
NỘI DUNG.....................................................................................................3
I. KHÁI NIỆM TÍNH THỐNG NHẤT VÀ ĐA DẠNG CỦA VĂN
HÓA VIỆT NAM...........................................................................................3
1.1. Tính thống nhất văn hóa Việt Nam......................................................3
1.2. Tính đa dạng văn hóa Việt Nam...........................................................4
II. NHỮNG GIÁ TRỊ THỂ HIỆN TÍNH THỐNG NHẤT
VÀ ĐA DẠNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM.............................................5
2.1. Những giá trị thể hiện tính đa dạng......................................................5
2.2. Những giá trị thể hiện tính thống nhất.................................................7
III. NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM LÀ NỀN VĂN HÓA THỐNG NHẤT
MÀ ĐA DẠNG...............................................................................................9
3.1. Nền văn hóa việt nam là nền văn hóa thống nhất................................9
3.2. Nền văn hóa việt nam là nền văn hóa đa dạng....................................11
IV. Ý NGHĨA CỦA ĐA DẠNG VĂN HÓA................................................13
V. GIẢI PHÁP ĐỂ TIẾP TỤC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TÍNH
THỐNG NHẤT VÀ ĐA DẠNG CỦA NỀN VĂN HÓA TRONG QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI...................................................................16
5.1. Thực trạng Nền văn hóa việt nam hiện nay.........................................16
5.2. Giải pháp đề xuất...................................................................................16
KẾT LUẬN....................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................18
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Đất nước ta là một quốc gia có 54 dân tộc anh em, mỗi một dân tộc đều mang
những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng, được hình thành và phát triển
từ hàng nghìn năm tích lũy theo các giai đoạn lịch sử để tạo ra nền văn hóa
phong phú, đa dạng, giàu bản sắc như hiện nay. Theo sự thăng trầm của lịch sử
dân tộc, phong tục tập quán của người Việt cũng không ngừng được đổi mới.
Những giá trị văn hóa ấy đã gắn kết các cá nhân thành cộng đồng, cùng
chung tay dựng xây đất nước, cùng ra sức bảo vệ non sông, cùng chia sẻ những
nỗi đau trong thiên tai, địch họa, cùng khát vọng về một cơ đồ tươi sáng “sánh
vai với các cường quốc năm châu”

Văn hóa không chỉ là đời sống tinh thần, bản sắc văn hóa mà còn là một lĩnh
vực trọng yếu của đời sống xã hội, có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong sự
hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân, sự vững chắc của mỗi cộng đồng và rộng
hơn là sự phát triển của mỗi quốc gia. Sẽ không thể có một sự phát triển nhanh
và bền vững nếu không phát huy được nội lực của chính quốc gia đó. Mà nội lực
quan trọng nhất của mỗi một quốc gia chính là con người, là những sáng tạo của
con người quốc gia đó. Chính vì vậy “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước
phồn vinh, hạnh phúc phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Đó là lí do nhóm chúng em lựa chọn đề tài: “Nền văn hóa Việt Nam là nền văn
hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam”.

1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Là để hiểu rõ được sự đa dạng và phong phú văn hóa Việt Nam, các sắc thái và
giá trị văn hóa của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, của các vùng,
các địa phương trong nước. Nghiên cứu sự thống nhất văn hóa Việt Nam trải
qua các thời kì lịch sử, hàng năm đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Qua đề tài nghiên cứu này nhóm em có cái nhìn cụ thể và những hiểu biết sâu
sắc hơn về nền văn hóa đất nước ta cũng như tính thống nhất mà đa dạng của
văn hóa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Từ đó giúp chúng ta hiểu biết
hơn về sự đa dạng trong văn hóa cả nước từ đó khơi dậy và phát huy lòng yêu
nước, có những nhận thức, hiểu biết đúng đắn về trách nhiệm của mình trong
công cuộc phát triển và đổi mới đất nước hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu


Trên cơ sở nền văn hóa lâu đời, bài tiểu luận đi sâu nghiên cứu sự thống nhất
mà đa dạng của văn hóa trong cộng đồng các dân tộc. Mỗi dân tộc có một truyền
thống và bản sắc riêng nhưng hòa quyện lại tạo nên nền văn hóa thống nhất.

Phạm vi nghiên cứu


Tiểu luận đi sâu nghiên cứu nền văn hóa Việt Nam, từ đó làm rõ vấn đề nền
văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các
dân tộc.

2
NỘI DUNG

I. KHÁI NIỆM TÍNH THỐNG NHẤT VÀ ĐA DẠNG CỦA VĂN HÓA


VIỆT NAM

1.1. Tính thống nhất văn hóa Việt Nam

Thống nhất là sự đồng tình, hợp tác, cùng chung ý kiến, cùng chung mục tiêu,
nhất trí với nhau và không mâu thuẫn nhau để cùng nhau hợp hành một thể . Ví
dụ như sự thống nhất nhân đân các vùng miền các đồng bào dân tộc đứng lên
chống giặc ngoại xâm.
 Việt Nam có một cộng đồng văn hoá khá rộng lớn được hình thành vào
khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên và phát triển rực rỡ
vào giữa thiên niên kỉ này. Đó là cộng đồng văn hoá Đông Sơn. Cộng đồng văn
hoá ấy phát triển cao so với các nền văn hoá khác đương thời trong khu vực, có
những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hoá
vùng Đông Nam Á, vì có chung chủng gốc Nam Á (Mongoloid phương Nam)
và nền văn minh lúa nước. Những con đường phát triển khác nhau của văn hoá
bản địa tại các khu vực khác nhau (lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả v.v...)
đã hội tụ với nhau, hợp thành văn hoá Đông Sơn.
Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ
về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng
Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm nay. Với
những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh
hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế
kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có
những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung
vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại tạo ra sự thống nhất về tinh thần yêu nước,
sự đoàn kết các dân tộc anh em và sự thống nhất về văn hóa.
3
1.2. Tính đa dạng văn hóa Việt Nam

Đa dạng văn hóa thường dùng để chỉ sự cùng tồn tại của nhiều nền văn hóa,
dạng thức văn hóa và nhiều cách biểu đạt văn hóa khác nhau ở một vùng nói
riêng hoặc Việt Nam nói chung.

Đa dạng văn hóa là đặc trưng của xã hội loài người, bởi thế nó là điều kiện
cần thiết cho phát triển, thậm chí cho sự sinh tồn của con người. Đa dạng văn
hóa là khởi nguồn của bản sắc, của đổi mới và sáng tạo, giúp liên kết mọi người
trên thế giới. Nó là động lực thúc đẩy phát triển, không chỉ tăng trưởng kinh tế,
mà còn làm phong phú hơn cuộc sống trí tuệ, tình cảm, đạo đức và tinh thần.

Văn hoá dân tộc Việt Nam nảy sinh từ môi trường sống cụ thể: xứ nóng,
nhiều sông nước, vùng đồng bằng, vùng cao. Xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt
Nam, đã có ba lớp văn hoá chồng lên nhau: lớp văn hoá bản địa, lớp văn hoá
giao lưu với Trung Quốc và khu vực, lớp văn hoá giao lưu với phương Tây.
Nhưng đặc điểm chính của Việt Nam là nhờ gốc văn hoá bản địa vững chắc nên
đã không bị ảnh hưởng văn hoá ngoại lai đồng hoá, trái lại còn biết sử dụng và
Việt hoá các ảnh hưởng đó làm đa dạng cho nền văn hoá dân tộc.

Giai đoạn văn hoá Việt Nam hiện đại được hình thành kể từ những năm
20 - 30 của thế kỷ 20, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa
Mác - Lênin. Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền văn minh thế giới
hiện đại, đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, văn hoá Việt Nam hứa hẹn
một đỉnh cao lịch sử mới.

4
II. NHỮNG GIÁ TRỊ THỂ HIỆN TÍNH THỐNG NHẤT
VÀ ĐA DẠNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM

Bề dày lịch sử lâu dài hàng ngàn năm gắn với sự trải dài lãnh thổ từ Bắc
chí Nam, đưa đến sự hình thành những giá trị văn hoá, hợp thành một hệ
thống mà chúng ta gọi là nền văn hoá Việt Nam. Đi sâu nghiên cứu nền văn
hoá ấy, chúng ta thấy nổi lên tính cộng đồng bao gồm ba trục: gia đình - làng
- nước và xu thế nhân văn hướng về con người, về cộng đồng dân tộc, tìm
thấy ở con người những tiềm lực của những đức tính tốt đẹp. Hai điểm ấy
gắn bó hữu cơ với nhau, tạo nên hạt nhân của nền văn hoá Việt Nam, từ đó
tạo nên nhiều giá trị văn hoá khác.

Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc,
thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc
trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

2.1. Những giá trị thể hiện tính đa dạng

Về triết học và tư tưởng: Tư tưởng, triết học Việt Nam chịu nhiều ảnh
hưởng tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo

Về phong tục, tập quán: Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất
là vào mùa xuân, nông nhàn. Mỗi vùng thường có lễ hội riêng, quan trọng
nhất là các lễ hội nông nghiệp như cầu mưa, xuống đồng, cơm mới...; các
lễ hội nghề nghiệp như đúc đồng, rèn, pháo, đua ghe...  Ngoài ra, còn có
các lễ hội kỷ niệm các bậc anh hùng có công với nước, các lễ hội tôn giáo
và văn hóa, hội chùa. Lễ hội có hai phần, phần lễ mang ý nghĩa khấn cầu

5
và tạ ơn; phần hội là sinh hoạt văn hóa cộng đồng gồm nhiều trò chơi,
cuộc thi dân gian.

Về tín ngưỡng và tôn giáo: nước ta có sự du nhập vào nhiều tôn giáo. Từ
thế kỷ XV, do nhu cầu xây dựng đất nước thống nhất, chính quyền tập
trung, xã hội trật tự, Nho giáo thay chân Phật giáo trở thành Quốc giáo
dưới triều Lê. Nho giáo đã bám chắc vào cơ chế chính trị - xã hội, vào chế
độ học hành khoa cử, vào tầng lớp nho sĩ, dần chiếm lĩnh đời sống tinh
thần xã hội. Nhưng Nho giáo cũng chỉ được tiếp thụ ở Việt Nam từng yếu
tố riêng lẻ, nhất là về chính trị - đạo đức, chứ không lấy cả hệ thống. Kitô
giáo đến Việt Nam vào lúc chế độ phong kiến khủng hoảng, Phật giáo suy
đồi, Nho giáo bế tắc, để trở thành chỗ an ủi tinh thần cho một bộ phận dân
chúng nhưng trong một thời gian dài không hoà đồng được với văn hóa
Việt Nam.

Về ngôn ngữ: Trải qua nghìn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, dưới
các triều đại phong kiến, ngôn ngữ chính thống là ngôn ngữ Hán, nhưng
cũng là thời gian tiếng Việt tỏ rõ sức sống đấu tranh tự bảo tồn và phát
triển. Chữ Hán được đọc theo cách của người Việt, gọi là cách đọc Hán -
Việt và được Việt hóa bằng nhiều cách tạo ra nhiều từ Việt thông dụng.
Tiếng Việt phát triển phong phú đi đến ra đời hệ thống chữ viết ghi lại
tiếng Việt trên cơ sở văn tự Hán vào thế kỷ X, gọi là chữ Nôm. Đến thời
kỳ thuộc Pháp và chống Pháp thuộc, chữ Hán dần bị loại bỏ, thay thế
bằng tiếng Pháp dùng trong ngôn ngữ hành chính, giáo dục, ngoại
giao. Thê kỷ XVIII, chữ Quốc ngữ ra đời và dần được hoàn thiện, phổ
cập, trở thành công cụ văn hóa quan trọng. Đến cuối thế kỷ XIX đã có
sách báo xuất bản bằng chữ Quốc ngữ. Với sự ra đời chữ Quốc ngữ, có lợi
thế đơn giản về hình thể kết cấu, cách viết, cách đọc, văn xuôi tiếng Việt
hiện đại thực sự hình thành, tiếp nhận thuận lợi các ảnh hưởng tích cực

6
của ngôn ngữ văn hóa phương Tây. Bên cạnh tiếng Việt phổ thông, một
số dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có chữ viết riêng ngôn ngữ riêng.

Về văn học: Văn học Việt Nam xuất hiện khá sớm, có hai thành phần là
văn học dân gian và văn học viết. Sáng tác dân gian gồm thần thoại, sử
thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, câu đố, tục ngữ, ca dao... với nhiều
màu sắc các dân tộc ở Việt Nam.

Về nghệ thuật: Việt Nam có khoảng 50 nhạc cụ dân tộc. Thể loại và làn
điệu dân ca Việt Nam rất phong phú khắp ba miền Bắc, Trung, Nam: từ
ngâm thơ, hát ru, hò đến hát quan họ, trống quân, xoan, đúm, ví - giặm, ca
Huế, bài chòi, lý, ngoài ra còn có hát xẩm, chầu văn, ca trù. Nghệ thuật
sân khấu cổ truyền có chèo, tuồng tương đối phong phú, đa dạng. Bên
cạnh đó, nghệ thuật chạm khắc đá, đồng, gốm đất nung ra đời rất sớm.
Sau này gốm tráng men, tượng gỗ, khảm trai, sơn mài, tranh lụa, tranh
giấy phát triển đến trình độ nghệ thuật cao. Đã có hàng nghìn di tích văn
hóa, lịch sử được Nhà nước xếp hạng.

2.2. Những giá trị thể hiện tính thống nhất

Về triết học và tư tưởng:  tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo
được dung hợp và Việt hóa đã góp phần vào sự phát triển của xã hội và
văn hóa Việt Nam.

Xã hội nông nghiệp đã tạo ra tính cách đặc thù của con người Việt Nam.
Đó là một lối tư duy thiên về kinh nghiệm cảm tính hơn là duy lý, ưa hình
tượng hơn khái niệm, nhưng uyển chuyển linh hoạt, dễ dung hợp, dễ thích
nghi. Đó là một lối sống nặng tình nghĩa, đoàn kết gắn bó với họ hàng,
7
làng nước. Đó là một cách hành động theo xu hướng giải quyết dung hoà,
đồng thời cũng khôn khéo giỏi ứng biến đã từng nhiều lần biết lấy nhu
thắng cương, lấy yếu chống mạnh trong lịch sử. Trong các bậc thang giá
trị tinh thần, dân tộc Việt Nam đề cao các chữ Nhân, Nghĩa, Đức, Phúc
đứng hàng đầu bảng giá trị đời sống.

Về phong tục, tập quán: Các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội
của người Việt Nam nói chung đều gắn với tính cộng đồng làng xã. Các
tết chính là tết Nguyên đán, Rằm tháng Giêng, tết Hàn thực, tết Đoan ngọ,
tết Rằm tháng Bảy, tết Trung thu,...

Về tín ngưỡng và tôn giáo: Tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ cổ xưa đã
bao hàm tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín
ngưỡng sùng bái con người. Các tôn giáo bên ngoài du nhập vào Việt
Nam không làm mất đi tín ngưỡng dân gian bản địa mà hoà quyện vào
nhau làm cho cả hai phía đều có những biến đổi nhất định, tạo nên nét
riêng của tín ngưỡng Việt Nam.

Về ngôn ngữ: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tiếng Việt và chữ
Quốc ngữ giành được địa vị độc tôn, phát triển dồi dào, là ngôn ngữ đa
năng dùng trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp học, phản ánh mọi hiện thực
cuộc sống.

Về văn học: Văn học dân gian chiếm vị trí quan trọng ở Việt Nam, có
công lớn gìn giữ phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân
dân. Văn học viết xuất hiện sau văn học dân gian, với nhiều tác giả, tác
phẩm nổi tiếng, có giá trị lớn trong kho tàng văn học nước nhà và thế giới.

Về nghệ thuật: tất cả các hình thức nghệ thuật đều thể hiện văn hóa lối
sống, con người, tinh thần của dân tộc Việt Nam. Đó chính là truyền
thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, những phẩm chất đáng quý, tinh
8
thần lạc quan, sự khéo léo, tỉ mỉ, thể hiện trình độ tay nghề nghệ thuật
cao.

III. NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM LÀ NỀN VĂN HÓA THỐNG
NHẤT MÀ ĐA DẠNG

3.1. Nền văn hóa việt nam là nền văn hóa thống nhất

Lòng yêu nước là truyền thống quý báu

Thấm nhuần sâu sắc rằng, lòng yêu nước là một giá trị truyền thống quý báu
của dân tộc, được sinh dưỡng bởi những cư dân một nước nông nghiệp luôn gắn
bó, cố kết, đùm bọc, che chở và giúp đỡ lẫn nhau để chống lại thiên tai, địch họa
và cả dịch bệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng: “Dân ta có một lòng
nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi
khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng
vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn
chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Lòng yêu nước, tinh thần yêu nước phải trở thành động cơ để trước hết gắn
kết mọi người dân Việt Nam trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực tế cho
thấy, từ trong các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, rộng khắp ở mọi cấp,
mọi ngành, khắp các địa phương trong cả nước đã xuất hiện nhiều tấm gương
tiêu biểu của các tầng lớp nhân dân, trong đó có các đoàn viên, thanh niên, các
sinh viên thủ khoa, các doanh nhân giỏi, các chiến sĩ thi đua... trong thời kỳ đổi
mới và hội nhập. Gần đây nhất, những tấm gương của đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ
quân đội trong cuộc chiến chống dịch bệnh, sự chung tay góp sức của cả hệ
thống chính trị và mỗi người dân cả nước trong cuộc chiến chống "giặc dịch
9
Covid-19" để "không để một ai bị bỏ lại phía sau" chính là biểu hiện sinh động
nhất của tình thần nghĩa yêu nước Việt Nam
Phong tục tập quán

Các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội của Việt Nam đều gắn với tính
cộng đồng làng xã. Hôn nhân xưa không chỉ là nhu cầu đôi lứa mà còn phải đáp
ứng quyền lợi của gia tộc, gia đình, làng xã, nên kén người rất kỹ, chọn ngày
lành tháng tốt, trải qua nhiều lễ từ giạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu đến tơ hồng, hợp
cẩn, lại mặt, và phải nộp cheo để chính thức được thừa nhận là thành viên của
làng xóm. Tục lễ tang cũng rất tỉ mỉ, thể hiện thương xót và tiễn đưa người thân
qua bên kia thế giới, không chỉ do gia đình lo mà hàng xóm láng giềng tận tình
giúp đỡ.

Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân, nông
nhàn. Các tết chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn thực, tết
Đoan ngọ, tết Rằm tháng Bảy, tết Trung thu, tết Ông táo... Mỗi vùng thường có
lễ hội riêng, quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng,
cơm mới...), các lễ hội nghề nghiệp (đúc đồng, rèn, pháo, đua ghe...). Ngoài ra là
các lễ hội kỉ niệm các bậc anh hùng có công với nước, các lễ hội tôn giáo và văn
hoá (hội chùa). Lễ hội có 2 phần: phần lễ mang ý nghĩa cầu xin và tạ ơn, phần
hội là sinh hoạt văn hoá cộng đồng gồm nhiều trò chơi, cuộc thi dân gian.

Đảng lãnh đạo và giữ gìn bản sắc dân tộc

Ðảng ta đã luôn quan tâm đến vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa và con
người. Trên cơ sở quán triệt sâu sắc các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa, xây dựng con người vào
hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước, Văn kiện các kỳ Ðại hội Ðảng đã nhất
quán khẳng định tầm quan trọng của việc phát huy vai trò của văn hóa và sức
mạnh của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Nghị
quyết Trung ương 5 khoá VIII (1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh
10
tế - xã hội”. Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 của Hội nghị Trung ương 9
khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững đất nước tiếp tục nhấn mạnh: “Xây dựng nền văn hóa và
con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến Chân - Thiện - Mỹ, thấm
nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở
thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng
bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

3.2. Nền văn hóa việt nam là nền văn hóa đa dạng

Văn hóa ứng xử đa dạng

“Lời chào cao hơn mâm cỗ” , câu tục ngữ đó là sự đúc kết kinh nghiệm sống
của nhân dân ta từ bao đời nay, từ quá khứ đến hiện tại về cách ứng xử có văn
hóa và phép lịch sự trong giao tiếp, với cộng đồng xã hội. Cách ứng xử có văn
hóa thể hiện sự hiểu biết về các phong tục, tập quán của đời sống xã hội nơi
mình sinh sống, Cách ứng xử có văn hóa của mỗi cá nhân trong giao tiếp xã hội
được gắn với nền văn minh của từng thời đại và đặc điểm văn hóa của từng dân
tộc, khu vực dân cư. Các biểu hiện của cách ứng xử mang tính dân tộc, tính giai
cấp, giới tính, tuổi tác… Nó cũng chịu ảnh hưởng của nghề nghiệp, địa vị xã hội
và cũng mang đặc điểm cá tính của mỗi người.

Cái đẹp trong văn hoá ứng xử của con người Việt Nam là cái đẹp mang tính
dân tộc, nó phản ánh cái đẹp riêng của con người Việt Nam, cái đẹp đó đậm đà

11
bản sắc dân tộc. Văn hoá ứng xử cũng như cách ứng xử có văn hoá được hình
thành từ rất sớm và ngày càng phong phú.

Phong tục tập quán

Các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội của Việt Nam đều gắn với tính
cộng đồng làng xã. Hôn nhân xưa không chỉ là nhu cầu đôi lứa mà còn phải đáp
ứng quyền lợi của gia tộc, gia đình, làng xã, nên kén người rất kỹ, chọn ngày
lành tháng tốt, trải qua nhiều lễ từ giạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu đến tơ hồng, hợp
cẩn, lại mặt, và phải nộp cheo để chính thức được thừa nhận là thành viên của
làng xóm. Tục lễ tang cũng rất tỉ mỉ, thể hiện thương xót và tiễn đưa người thân
qua bên kia thế giới, không chỉ do gia đình lo mà hàng xóm láng giềng tận tình
giúp đỡ.

Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân, nông
nhàn. Các tết chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn thực, tết
Đoan ngọ, tết Rằm tháng Bảy, tết Trung thu, tết Ông táo... Mỗi vùng thường có
lễ hội riêng, quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng,
cơm mới...), các lễ hội nghề nghiệp (đúc đồng, rèn, pháo, đua ghe...). Ngoài ra là
các lễ hội kỉ niệm các bậc anh hùng có công với nước, các lễ hội tôn giáo và văn
hoá (hội chùa). Lễ hội có 2 phần: phần lễ mang ý nghĩa cầu xin và tạ ơn, phần
hội là sinh hoạt văn hoá cộng đồng gồm nhiều trò chơi, cuộc thi dân gian.

Đa dạng về dân tộc

Nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam có từ ngàn đời xưa. Đất nước ta là
một quốc gia có 54 thành phần dân tộc không giống nhau, mỗi một dân tộc đều
mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng.

Kéo theo đó là sự đa dạng về trang phục: Những bộ trang phục không


những ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt
Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.

12
Sự đa dạng về ẩm thực: một trong những nét đặc trưng không thể thiếu khi đề
cập về nền văn hóa của đất nước ta, không những phong phú các món giữa các
vùng, mà ở mỗi miền cũng có những cách chế biến, cách thưởng thức và đánh
giá mùi vị món ăn không giống nhau.

Ngôn ngữ

Về mặt ngôn ngữ, các nhà dân tộc học đã chia các dân tộc ở Việt Nam
thành 8 nhóm ngôn ngữ của họ:
Nhóm Việt-Mường: gồm người Việt, người Mường, người Chứt, người Thổ
Nhóm Tày-Thái: gồm người Tày, Thái, Nùng, Bố Y, Sán Chay, Lào,...
Nhóm Dao-Hmông: gồm người Hmông, Dao, Pà Thẻn,...
Nhóm Tạng-Miến: gồm người Hà Nhì, Lô Lô, Si La, La Hủ,...
Nhóm Hán: gồm người Hoa, Sán Dìu, Ngái,...
Nhóm Môn-Khmer: gồm người Khmer, Kháng, Hrê, Xơ Đăng, Ba Na, Khơ
Mú, Cơ Ho, Mạ, Xinh Mun,...
Nhóm Mã Lai-Đa đảo: gồm người Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai, Chu Ru,...
Nhóm hỗn hợp Nam Á: gồm la Chí, La Ha, Pu Chéo, Cơ Lao,...
Ngoài ra, sự đa dạng văn hóa còn thể hiện ở những khía cạnh khác như:
phong tục tập quán, ẩm thực, trang phục, lễ hội,...

IV. Ý NGHĨA CỦA ĐA DẠNG VĂN HÓA


Đa dạng văn hóa là đặc trưng của xã hội loài người, bởi thế nó là điều kiện
cần thiết cho phát triển, thậm chí cho sự sinh tồn của con người. Đa dạng văn
hóa là khởi nguồn của bản sắc, của đổi mới và sáng tạo, giúp liên kết mọi người
trên thế giới. Nó là động lực thúc đẩy phát triển, không chỉ tăng trưởng kinh tế,

13
mà còn làm phong phú hơn cuộc sống trí tuệ, tình cảm, đạo đức và tinh thần.
Đa dạng văn hoá có ý nghĩa đối với các lĩnh vực:

 Kinh tế: Đa dạng văn hóa là nguồn lực cho nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.
 Du lịch, sản xuất hàng thủ công và các ngành công nghiệp văn hóa khác phụ
thuộc phần lớn vào sức sáng tạo và tài sản văn hóa của người dân địa phương.
Những nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế này chỉ được phát huy khi bảo tồn đa
dạng văn hóa được đầu tư một cách đầy đủ.
 Các ngành công nghiệp văn hóa và du lịch: tạo công ăn việc làm và thu nhập
qua các di sản, qua việc tham quan, bán hàng thủ công và các sản phẩm văn hóa
khác.
 Sinh kế truyền thống: giữ gìn kiến thức địa phương, tạo công ăn việc làm;
phương cách đa dạng từ sản xuất hàng thủ công, nông nghiệp, quản lý nguồn tài
nguyên…

• Xã hội: Đa dạng văn hoá là phương tiện hiệu quả để thúc đẩy hiểu biết lẫn
nhau và chống lại các định kiến. Điều này hết sức cần thiết đối với ổn định xã
hội.
 Gắn kết xã hội: Văn hoá là nguồn hy vọng, cho phép con người có được ý
thức sâu sắc về cảm giác thuộc về cộng đồng
 Vốn xã hội: Bảo vệ các hình thức khác biệt của văn hoá và quá trình hình
thành các hình thức này sẽ góp phần tăng cường vốn xã hội của cộng đồng và
đem lại cảm giác làm chủ và niềm tin vào các tổ chức công cộng

 An ninh quốc phòng: Đa dạng văn hoá là phương tiện thúc đẩy và bảo đảm
an ninh chính trị cũng như toàn vẹn lãnh thổ
 Mỗi nhóm tộc người đều có người lãnh đạo tinh thần (già làng). Thông qua
những người lãnh đạo tinh thần, sử dụng văn hóa và ngôn ngữ của từng nhóm

14
tộc người và địa phương chính là phương thức hữu hiệu để đảm bảo an ninh
chính trị.
 Do đặc điểm cư trú của nhiều nhóm dân tộc sống ở biên giới, vùng núi cao
nên chính sự đa dạng trong lối sống sinh kế và văn hóa giúp bảo vệ an ninh,
quốc phòng, giữ đất đai lãnh thổ….
 Giúp các cán bộ người dân tộc dễ tiếp cận với đồng bào mình; gắn kết cộng
đồng, tăng cường đại đoàn kết dân tộc

• Môi trường: đa dạng văn hoá giúp bảo vệ cảnh quan môi trường. Điều này
xuất phát từ việc mỗi dân tộc có quan niệm thế giới quan riêng. Khi những nét
văn hoá này được bảo tồn, nó góp phần bảo tồn rừng và cảnh quan thiên nhiên.
VD: người dân tộc có niềm tin là rừng thiêng, do đó phải cấm người lạ, người
trong bản vào phá. Điều này giúp bảo tồn được rừng, cảnh quan môi trường tự
nhiên.
 Đa dạng văn hoá là phương tiện để có những phương thức tổ chức khai thác,
sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên theo từng nhóm dân tộc, giúp
sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất, tận dụng tài
nguyên của từng dân tộc.
 Đa dạng văn hoá góp phần bảo tồn rừng.
Ví dụ người Dao, Mường có nhiều bài thuốc hay lấy từ rừng. Nếu bảo tồn được
những bài thuốc đó, một mặt bà con sẽ cơ hội tăng thu nhập, mặt khác rừng
cũng được bảo tồn, bởi chỉ khinhững cây to trong rừng còn thì những cây lá
thuốc mọc bên dưới mới sống được.

Người ta nói thế kỷ XXI là thế kỷ của văn hóa, thế kỷ của xã hội tri thức,
của toàn cầu hóa và đưa ra nhiều kịch bản khác nhau: văn hóa và phản văn hóa,
đối thoại và xung đột. Nhân loại đang cổ vũ cho sự đa dạng văn hóa và đối thoại
văn hóa để xây dựng một nền văn hóa của toàn hành tinh với tất cả những bản
sắc văn hóa khác nhau của các cộng đồng.
15
Với tình hình đó, Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 vừa đáp ứng những đòi
hỏi bức xúc của cuộc sống, vừa là định hướng chiến lược cơ bản cho sự nghiệp
xây dựng, cũng cố và không ngừng tăng cường nền tảng tinh thần xã hội văn
hóa trên con đường phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”. Với quyết tâm đó, toàn Đảng, toàn dân ta ra sức phấn
đấu để tổ quốc ta mãi mãi là quốc gia văn hóa, dân tộc ta là một dân tộc văn hóa,
nền văn hóa nước ta không ngừng phát triển, xứng đáng với tầm vóc dân tộc ta
trong lịch sữ và trong thế giới hiện đại.

V. GIẢI PHÁP ĐỂ TIẾP TỤC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TÍNH THỐNG
NHẤT VÀ ĐA DẠNG CỦA NỀN VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN XÃ HỘI

5.1. Thực trạng Nền văn hóa việt nam hiện nay

Xã hội ngày càng phát triển nhất là trong vấn đề mạng xã hội. Dường như
hằng ngày các nguồn thông tin độc hại, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của
người Việt cứ xuất hiện nhan nhản và chúng ta có thể bị ảnh hưởng và có những
suy nghĩ lệch lạc bất cứ lúc nào. Điều này đã làm xuất hiện tình trạng đáng báo
động cho giới trẻ hiện nay như yêu sớm, phá thai, tạo ra các scandal để được nổi
tiếng trên mạng. Ví dụ: chụp hình sống ảo để khoe khoang khoác lác về độ giàu
có hay rêu rao bản thân để hành nghề mại dâm,….

Sự du nhập của văn hóa phương tây cùng với cách tiếp nhận thông tin một
cách phiến diện của nhiều thành phần đã làm mai một đi truyền thống tiêu chuẩn
vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam “công – dung – ngôn – hạnh” thay vào đó là những
hình ảnh hở hang, phô trương, thác loạn,…

16
5.2. Giải pháp đề xuất

Kiểm soát mạng xã hội chặt chẽ và cần có biện pháp mạnh tay trong việc kẻ
xấu lan truyền những thông tin độc hại về phản cách mạng, chống đối nhà nước,
… cần có chính sách gắt gao về quyền truy cập cho người sử dụng mạng xã hội
như về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,…
Đẩy mạnh giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ
bằng nhiều hình thức hiện đại như tham gia trò chơi, phong trào thay cho hình
thức truyền thống. Cần có sự mềm dẻo, sinh động trong cách truyền tải thông
điệp.

KẾT LUẬN

Trong thế kỉ mới, văn hóa Việt Nam sẽ mang dấu ấn của thời đại, đó là xu thế
toàn cầu hóa để đưa Việt Nam đi vào quỹ đạo phát triển của thế giới. Chúng ta
với tinh thần khoan dumg, chấp nhận tiếp thu văn hóa với một thái độ thích
nghi. Dù tình hình có thay đổi như thế nào, thì với lối ứng xử như vậy sẽ giúp
dân tộc ta đi vào dòng thác phát triển của nhân loại, tự mình làm phong phú
thêm bản sắc, bản lĩnh văn hóa, thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc
đồng thời khẩn trương, kiên quyết từ bỏ những nếp nghĩ, nếp sống không còn
phù hợp. Việc bảo tồn và phát huy những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của
người dân tộc đòi hỏi có một chính sách nhất quán để người dân tộc hiểu và
nhận thức được sự vốn quý của dân tộc, có ý thức giữ gìn và lưu truyền qua
nhiều thế hệ . Có như thế mới tránh được tình trạng mất đi bản sắc của dân
tộc mình ma nhiều dân tộc hiện nay đang gặp phải. Tóm lại, xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc
17
là một phần trong sự nghiệp Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cho nên nó
đòi hỏi ý chí cách mạng kiên định, trình độ trí tuệ và tính tự giác cao. Để xây
dựng và phát triển nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân
tộc cần phải tăng cường các biện pháp kinh tế, luật pháp, giáo dục, hành chính,
phối hợp các lực lượng toàn xã hội từ gia đình, trường học, các toàn thể các tổ
chức kinh tế xã hội các lực lượng trực tiếp là văn hóa, nghệ thuật, thông tin, báo
chí, sự lãnh đạo của các cấp Bộ Đảng sự quản lí của các cấp chính quyền. Muốn
phát triển bình thường phải bình thường hóa mọi mặt của cuộc sống. Bình tĩnh
tự tin và khẩn trương hội nhập “không thể xót ruột “ rồi tự dày vò mình và do dự
trước sự biến đổi của tình hình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop/vanhoa
https://nguoivietnam.vn/net-dep-van-hoa-truyen-thong-viet-nam/

http://khxhnvnghean.gov.vn/m/?x=3935/nghien-cuu-khxhnv/van-hoa-va-nhung-gia-
tri-van-hoa-viet-nam

18
https://moha.gov.vn/nghi-quyet-tw4/gioi-thieu-nqtw4/phat-huy-suc-manh-tinh-than-yeu-nuoc-viet-
nam-theo-tu-tuong-ho-chi-minh-44092.html

https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/gia-tri-van-hoa-suc-manh-con-nguoi-viet-nam-trong-su-
nghiep-xay-dung-va-bao-ve-to-quoc-624135/

19

You might also like