You are on page 1of 3

Vì sao phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?

-Việc hội nhập cũng có những mặt tích cực và tiêu cực .Nếu chúng ta tiếp thu
một
cách không có chọn lọc , không có tính toán , chúng ta dễ bị tiếp thu những cái
không tốt , ảnh hưởng đến đời sống văn hoá của nước ta .
- Mối lo ngại bị đánh mất truyền thống dân tộc , chạy theo các nước trên thế giới
,
bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi nền văn hoá của các nước khác.
- Mỗi một quốc gia đều có những truyền thống , những bản sắc riêng của mình .
Chúng ta cần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc , một mặt để đem những tinh
hoa
của mình để giao lưu với các nước , một mặt giúp chúng ta “ hoà nhập chứ
không
hoà tan”
-Nếu không giữ gìn được bản sắc dân tộc , chúng ta sẽ lấy gì để hội nhập với thế
giới , khi đó chúng ta sẽ bị nền văn hoá các nước khác chi phối , không còn bản
sắcriêng của mình .
-Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là đóng cửa, khép kín, “nhốt”
nền
văn hóa dân tộc khỏi sự ảnh hưởng của bên ngoài mà nó còn đồng nghĩa với
việc
giao lưu hợp tác văn hóa để tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại tiến bộ
làm cho nền văn hóa dân tộc giàu có hơn, hiện đại hơn
 Tóm lại, trước xu thế toàn cầu hóa của thế giới hiện nay chúng ta cần một
bản lĩnh vững vàng, một chiến lược phát triển đúng đắn thì việc giao lưu đó
sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
 Trở về với Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp
thu
tinh hoa văn hóa nhân loại, những phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền
tảng, làm bản lĩnh. Nền tảng có vững chắc, bản lĩnh có vững vàng mới tiếp
thu được tinh hoa văn hóa nhân loại một cách đúng đắn, mới chủ động, tự
tin hội nhập và làm giàu thêm, sáng lên đặc trưng văn hóa dân tộc.
Nói thêm (người thuyết trình):
Nói về tầm quan trọng của việc gìn giữ, bảo tồn văn hóa dân gian, Giáo sư, Tiến

Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết: Năm 1967,
Hội
Văn nghệ dân gian Việt Nam được thành lập giữa lúc cuộc kháng chiến chống
Mỹ
cứu nước đang ở giai đoạn vô cùng ác liệt. Khi nghe tin Hội Văn nghệ dân gian
Việt Nam được thành lập, báo chí phương Tây đã đưa tin đại ý nói rằng trong
khi
bận bịu vì cuộc chiến gay go như vậy mà Đảng, Chính phủ Việt Nam vẫn coi
trọng
việc giữ gìn văn hóa, chứng tỏ họ đã biết khai thác tiềm năng văn hóa cho cuộc
Văn hóa khẳng định bản sắc dân tộc
Văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống là văn hóa gốc của dân tộc, sinh ra cùng
với đời sống lao động của quần chúng nhân dân. Trải qua hàng ngàn năm, ông
cha ta đã để lại một kho tàng đồ sộ các giá trị văn hóa nghệ thuật phong phú như
ca dao, hò vè, các tín ngưỡng dân gian, các lễ hội, các loại hình diễn xướng như
múa rối, ca trù, trống quân, hát xẩm… và rất nhiều nghề thủ công truyền thống.

Theo Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt
Nam, bản sắc của mỗi tộc người, hay mỗi dân tộc đều được hình thành từ ngôn
ngữ, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng… Sự khác biệt
này cũng là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
Chính vì thế, bản sắc của văn hóa dân tộc vẫn thường được gọi là “thẻ căn cước”
về tộc người, khi bước ra thế giới thì đây cũng chính là “mã định danh” để nhìn
vào đó người ta có thể dễ dàng nhận ra đó là dân tộc nào. Những năm qua, công
tác bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa dân gian đã được quan tâm, qua đó góp
phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tăng cường sức mạnh
khối đại đoàn kết các dân tộc, vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà
bản sắc. Bên cạnh đó, công tác sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn
hóa, văn học nghệ thuật; phục dựng bảo tồn các lễ hội truyền thống đặc sắc có
nguy cơ mai một, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu,
tạo điều kiện để phát triển mô hình văn hóa - du lịch cũng được triển khai và
từng bước đi vào thực tế.
Nói về tầm quan trọng của việc gìn giữ, bảo tồn văn hóa dân gian, Giáo sư, Tiến
sĩ Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết: Năm 1967,
Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam được thành lập giữa lúc cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn vô cùng ác liệt. Khi nghe tin Hội Văn
nghệ dân gian Việt Nam được thành lập, báo chí phương Tây đã đưa tin đại ý
nói rằng trong khi bận bịu vì cuộc chiến gay go như vậy mà Đảng, Chính phủ
Việt Nam vẫn coi trọng việc giữ gìn văn hóa, chứng tỏ họ đã biết khai thác tiềm
năng văn hóa cho cuộc kháng chiến cứu nước.

Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
+ Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn cốt cách dân tộc trong quá trình
phát triển của dân tộc.
+Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là cơ sở củng cố ý thức tự tôn dân tộc và là
nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững.
+Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là tiếp tục phát huy tính sáng tạo của dân tộc
trong quá trình hội nhập quốc tế.
+Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là kế thừa và phát huy những truyền thống tốt
đẹp của dân tộc.
+Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với bảo vệ mối quan hệ hòa hợp giữa con
người với tự nhiên và xã hội.

You might also like