You are on page 1of 7

Họ Và Tên: Hà Trung Kiên Lớp: Đạn 1

LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; những cơ sở hạ tầng của xã hội có
kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được; văn
hóa cũng là động lực của xã hội và nền kinh tế nước nhà; văn hóa soi đường cho
quốc dân đi. Trên thực tế, văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và
những giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, nhằm đáp ứng sự sinh tồn
và cũng là mục đích cuộc sống của loài người. Văn hoá là nhân tố đảm bảo cho
sự phát triển bền vững của một quốc gia. Với tầm quan trọng của nền văn hóa
dân tộc, nhóm chúng tôi xin trình bày vấn đề thảo luận về vấn đề: “Giữ gìn và
huy bản sắc dân tộc Việt Nam hiện nay.”

I: VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN
HÓA DÂN TỘC
*Khái niệm về bản sắc văn hóa dân tộc

“Bản sắc văn hóa dân tộc là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được dân
tộc sáng tạo ra trong lịch sử, là những nét độc đáo rất riêng của dân tộc này so
với dân tộc khác.” 

*Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

 Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn cốt cách dân tộc trong
quá trình phát triển của dân tộc.
Nói tới cốt cách của một dân tộc thì không chỉ nói tới những nét đặc sắc,
đậm đà được biểu hiện qua tính cách mà còn thông qua toàn bộ đời sống vật
chất và tinh thần của dân tộc. Cốt cách dân tộc là cái tương đối ổn định, bền
vững bởi nó được hình thành, tạo dựng và khẳng định trong lịch sử tồn tại và
phát triển của dân tộc. Giữ được cốt cách dân tộc sẽ giúp dân tộc thích ứng được
với những cái mới và “dân tộc hóa” cái mới để biến nó thành tài sản của dân
tộc, mang hồn của dân tộc.

Thực tế, sự thiếu thốn, nghèo nàn về bản sắc văn hóa, sự mất mát về cốt
cách dân tộc nhiều khi còn đáng sợ hơn sự thiếu thốn, nghèo nàn về vật chất. Sự
mất mát về bản sắc văn hóa dân tộc làm mất đi cốt cách dân tộc, có thể làm mất
đi ý nghĩa tồn tại của một dân tộc. Như vậy, sự phát triển kinh tế có thể mang lại
sự đầy đủ về vật chất và tiện nghi sinh hoạt nhưng không đồng nhất với sự phồn
vinh, thịnh vượng nếu ở đó thiếu vắng những giá trị văn hóa dân tộc.

Trải dài theo năm tháng của lịch sử, mỗi dân tộc hun đúc cho mình rất
nhiều giá trị văn hóa trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Những truyền
thống đó được lưu giữ, bổ sung, phát triển phù hợp với điều kiện mới và đáp
ứng những yêu cầu phát triển của lịch sử. Những tinh thần đó tiếp tục được bổ
sung những nhân tố mới, cách thức biểu hiện mới để đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế. Ngày nay yêu nước không chỉ để chiến thắng
kẻ thù xâm lược mà còn là để xây dựng một dân tộc phát triển về mọi mặt để có
thể “sánh vai” cùng các dân tộc khác trên trường quốc tế.

(Hang Chổ thuộc xã Cao Răm, huyện Lương Sơn)

 Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với bảo vệ mối quan hệ hòa
hợp giữa con người với tự nhiên và xã hội.
Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội không chỉ là môi trường sống
mà còn là môi trường văn hóa, nơi những giá trị văn hóa hay bản sắc văn hóa
dân tộc hình thành, tồn tại và phát triển. Để giữ gìn văn hóa nói chung, bản sắc
văn hóa nói riêng, tất yếu phải bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội.

(Khu di tích quốc gia hang Xóm Trại ở Lạc Sơn, Hòa Bình)

Tóm lại, việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là rất
cần thiết, là việc phải làm, nên làm, nhưng quan trọng hơn lại là việc biết vận
dụng và phát triển những bản sắc ấy vào cuộc sống. Đó chính là cách tốt nhất để
bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Cái hiện đại, cái tiên tiến
đều bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp. Mọi người đều phải biết quý trọng vốn
cổ dân tộc, “dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

II: TÌNH HÌNH THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN
HOÁ DÂN TỘC HIỆN NAY
*Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc
hiện nay
Hiện nay, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc
đang là một vấn đề đau đầu đối với các nhà lãnh đạo cũng như những nhà
nghiên cứu văn hoá. Thực tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống
dân tộc là trách nhiệm của mỗi cá nhân và xã hội bởi lẽ bản sắc văn hoá cũng
như truyền thống dân tộc là phạm trù đã được hình thành từ rất lâu đời và dần
được tích luỹ theo thời gian. Thế nhưng tại sao vấn đề này lại tạo nên tiếng còi
báo động đối với không chỉ là mỗi dân tộc mà còn là cả đất nước Việt Nam?
Muốn hiểu rõ, ta hãy nhìn vào thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hoá truyền thống dân tộc hiện nay.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc tồn tại xu hướng chạy theo phong trào,
khuôn mẫu khiến cho bản sắc văn hóa vốn có của các dân tộc kém đa dạng,
phong phú. Từ đó dẫn đến trong đời sống xã hội, kinh tế có bước phát triển
nhưng bản sắc văn hóa dân tộc lại bị mai một, mất dần hoặc lai căng một cách
tự phát. Mặt khác, trong quá trình phát triển kinh tế chúng ta vẫn còn tư duy
phát triển khai thác tiềm năng thiên nhiên mà chưa chú trọng thích đáng đến
phát triển văn hóa dựa trên những tiềm năng đó. Tất yếu sẽ hình thành thứ văn
hóa “ăn theo”, “bắt chước”  phương Tây một cách thiếu chọn lọc, tạo điều kiện
cho “văn hoá xấu” thâm nhập vào đời sống của ta. Đó là một nguy cơ làm
nghèo kiệt đi bản sắc văn hóa dân tộc, mất đi sức sáng tạo của một dân tộc thời
hiện đại.

Có một số người Việt mang căn bệnh sính ngoại và bệnh đám đông, nó sẽ
gây nên thói quen xấu cũng như việc hình thành những “tư tưởng lạ” trong tâm
trí người Việt rằng họ thích những điều “mới mẻ”, “hiện đại”, “giống Tây”.
Thông qua đó, nó tước đi sự nhạy cảm, cảm xúc văn hóa chân chính của công
chúng, thậm chí làm cho một bộ phận người dân coi các hành động bạo lực là
hoạt động bình thường và có thể chấp nhận được. Hậu quả lớn nhất của văn hóa
“chạy” theo thị trường là làm suy giảm tình thương đồng loại ở con người, chứ
không chỉ dừng lại ở sự vô cảm văn hóa.

Một hiện thực khác ta có thể thấy là nghệ thuật văn hóa Việt Nam truyền
thống với nhiều thể loại, loại hình hiện đang bị mai một. Văn hóa truyền thống
các dân tộc thiểu số đang đứng trước những thách thức lớn khi hàng nghìn
buôn, bản, làng truyền thống với giá trị văn hóa lâu đời đặc trưng cho các dân
tộc, đang có nguy cơ biến mất, hoặc bị cải tổ đến biến dạng, rất cần được hướng
dẫn, hỗ trợ để bảo tồn, phát huy trong cuộc sống đương đại. Trang phục, kiến
trúc, phong tục tập quán, lễ hội, thậm chí là ngôn ngữ đang đứng trước nguy cơ
biến mất vì đã bị mai một nghiêm trọng. Những loại hình nghệ thuật dân gian
truyền thống ngày xưa nay không còn được giới trẻ ưa chuộng nữa. Sở dĩ những
thể loại, loại hình đó tồn tại lâu đời và có sức hấp dẫn mạnh mẽ vì nó là văn hóa
được xây dựng trên nền tảng của nền nông nghiệp lúa nước. Ngày nay khi công
nghiệp tác động mạnh mẽ vào đời sống nhân dân, các thể loại đó không còn khả
năng hấp dẫn và cuốn hút mạnh mẽ. Thanh niên ngày nay và cả tầng lớp trung
lưu không thích xem tuồng, chèo, hát ca trù vì diễn tiến nghệ thuật lúc nghệ sĩ
biểu diễn thường diễn ra chậm trong khi diễn tiến của cuộc sống đã có nhiều
ảnh hưởng của nền kinh tế công nghiệp hiện đại.

Những cái mới lạ từ bên ngoài sẽ có cơ hội xâm lấn và len lỏi vào giữa
những cái được gọi là văn hoá truyền thống của nhân dân. Đây là nguy cơ “hòa
tan”, tự đánh mất mình, mất bản sắc dân tộc trong phát triển kinh tế cũng như
xây dựng nền văn hóa dân tộc. Có thể nói, lòng tự tôn dân tộc và ý thức giữ gìn
cốt cách dân tộc chưa thật sự có chỗ đứng vững chắc trong đời sống tinh thần
của cộng đồng và xã hội. Đó là phải xem xét rằng các công tác giáo dục, tuyên
truyền và nhiều biện pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chỉ mới là những giải
pháp tình thế trước mắt,chưa thật sự đi vào chiều sâu một cách có hệ thống .Bên
cạnh đó, bảo tồn những giá trị thuộc về bản sắc văn hóa dân tộc còn thiếu tính
toàn diện hoặc không kịp thời. Thực tế là việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc xuất phát từ nhận thức chưa thấu đáo về những giá trị văn hóa dân tộc
dẫn đến việc xuất hiện những sản phẩm văn hóa “không giống ai”, không rõ bản
sắc văn hóa dân tộc. Có nghĩa là những sản phẩm văn hoá đó, ta không phải ta
mà tây cũng không phải tây. Chính vì những kết quả trên ta nhận thấy được thực
trạng rằng nền văn hoá dân tộc đang thật sự có chiều hướng xuống dốc, nếu
chúng ta kịp thời đưa những bản sắc văn hoá truyền thống này trở lại quỹ đạo
của nó thì việc đánh mất bản sắc truyền thống dân tộc chỉ còn là vấn đề sớm hay
muộn mà thôi.

Chiếc áo dài tân thời – sản phẩm văn hóa mặc kết hợp cả văn hóa mặc
Đông – Tây đã và đang là vẻ đẹp văn hóa mặc mang bản sắc Việt Nam cũng cần
phải được nhận thức và giữ gìn. Do điều kiện sinh hoạt vật chất ngày nay đã
được cải tiến đầy đủ hơn nên nhiều người phụ nữ không được mảnh mai và vì
vậy không thích mặc áo dài ngay cả những ngày lễ, tết. Tương tự, một số các
nhạc cụ rất độc đáo của người Việt Nam đang ít được chú ý  bảo tồn và  phát
huy, hiện nay chỉ có ít người biết sử dụng. Các nhạc cụ độc đáo của đồng bào
các dân tộc miền núi cũng có nguy cơ mai một trong bối cảnh nhạc hiện đại tràn
lan của đời sống âm nhạc ngày nay. Đô thị hóa nông thôn là một sự tiến bộ
nhưng cũng kéo theo nhiều yếu tố làm mai một những giá trị truyền thống của
văn hóa Việt Nam. Mối quan hệ làng xã truyền thống với tình làng nghĩa xóm
cũng không còn mặn nồng như trước.Đó là thực tế ngày nay khi các thế hệ tiếp
sau không dành những nỗ lực thích đáng trong việc bảo tồn và phát huy truyền
thống quý báu của dân tộc bởi lẽ họ còn chưa thật sự hiểu hết ý nghĩa và cảm
hết cái đẹp sâu sắc phía sau vẻ bề ngoài thô sơ đó.

Thực tế vẫn có rất nhiều thành phần trong giới trẻ hiện nay vẫn tiếp tục
giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc Việt
Nam. Họ biết cách tiếp thu một cách có chọn lọc các tinh hoa nhân loại, kết hợp
với bản sắc lâu đời của người Việt tạo nên sản phẩm văn hoá đẹp, chiếm được
thiện cảm của nhiều người cả trong và ngoài nước. Ngày nay, ta vẫn nhận thấy
rằng, thanh niên vẫn sắc son với truyền thống nhân văn, nhân ái như: “Uống
nước nhớ nguồn”, “Lá lành đùm lá rách”, “Tôn sư trọng đạo”,…

(Tình nguyện hè tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh)

Ta thấy rằng, các giá trị truyền thống dân tộc đang thực sự bị mất dần do
sự thờ ơ của người kế tục, do nhận thức sai về giá trị văn hoá, do nhịp sống hối
hả hiện đại, tất cả tạo nên ý thức bàng quang đối với nền văn hoá dân tộc. Bản
sắc văn hoá truyền thống dân tộc sẽ không thể được bảo tồn và phát triển nếu
chỉ do sự cố gắng từ một phía; đó cần là sự kết hợp, chung tay của cả những nhà
lãnh đạo, nhà nghiên cứu văn hoá và tầng lớp người dân, các thế hệ già trẻ, đó là
lực lượng của toàn dân tộc.

III.MỘT SỐ GIẢI PHÁP


Việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là thiết yếu đối với sự
phát triển của mỗi quốc gia. Đó là khía cạnh về mặt tinh thần, là nét đẹp, nét
riêng của từng vùng lãnh thổ. Đừng vội khẳng định văn hóa nước ngoài “hay”
và “ hơn” văn hóa nước nhà, mà hãy tự hỏi liệu trong chúng ta đã hiểu được
mấy phần về truyền thống văn hóa nước nhà? Việc tìm hiểu khó khăn? Có lẽ là
không, khi mà việc tìm kiếm thông tin chỉ bằng cái click chuột! Nên nhớ, việc
tìm hiểu văn hóa nước mình cũng là biểu hiện của lòng yêu nước, nâng cao lòng
tự hào về những giá trị văn hóa đặc sắc của cha ông, biết ơn những thế hệ đi
trước, yêu cái đẹp quê hương mình. Tại sao chúng ta lại phải chạy theo những
thứ xa hoa trong khi những thứ ngay gần mình đẹp đẽ đáng tự hào đến vậy?
nước ta đang phải đối mặt với vấn đề vô cùng nhức nhối: “Làm sao để giữ gìn
và phát huy nét đẹp văn hoá truyền thống dân tộc?” Dưới đây là những biện
pháp tổng quan nhất để dần thay đổi và gìn giữ bản sắc dân tộc Việt Nam.

1.1. Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phong
phú, đa dạng
Đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn hoá trong các môi trường gia đình,
trường học, khu dân cư, doanh nghiệp… thể hiện trong mọi hành động, sinh
hoạt hằng ngày, cách ứng xử và các mối quan hệ giữa con người với nhau góp
phần làm cho các giá trị văn hoá thấm nhuần vào trong tư tưởng con người và
trong mọi mặt của đời sống.

Đảng, Nhà nước và các cấp chỉ đạo cần có kế hoạch cụ thể đưa phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” vào chiều sâu, thực hiện
nghiêm túc, không được lơ là.Bên cạnh đó phải có biện pháp xử lý đối với
những hành vi làm suy thoái đạo đức văn hoá, ngăn chặn và đẩy lùi các hủ tục
mê tín dị đoan, bạo lực, gây rối trật tự công cộng, mại dâm, ma tuý, cờ bạc…

Nhà nước cần đề ra các chính sách tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh
giá hiệu quả công tác tuyên truyền văn hóa đến người dân. Có thể đề ra các mức
phạt cho những hành vi xuyên tạc, bôi xấu nền văn hóa nước nhà tùy theo mức
độ nặng nhẹ

1.2. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng và xây dựng lối sống
văn hóa cho học sinh sinh viên thông qua các hoạt động xã hội.
Nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục thế hệ
trẻ. Thông qua việc tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị đầu khóa, với các nội
dung nhằm nâng cao nhận thức chính trị, hiểu biết xã hội của sinh viên; quán
triệt các Nghị quyết của Trung ương Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,
quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường, giới thiệu về tổ chức và các
hoạt động của Đoàn, hội. Góp phần nâng cao nhận thức chính trị, hiểu biết xã
hội của sinh viên; giúp họ tin tưởng vào công cuộc đổi mới hiện nay, vào con
đường đi lên CNXH ở Việt Nam; tránh được âm mưu lôi kéo của kẻ thù; hình
thành nhân cách, hoài bão tốt đẹp.

Bên cạnh đó, các hoạt động từ thiện xã hội của sinh viên cần được tập
trung tổ chức, bằng việc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, những người tàn
tật khó khăn, ủng hộ đồng bào lũ lụt và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội
góp phần phát triển kinh tế văn hóa vùng sâu, vùng xa, qua đó giáo dục truyền
thống cách mạng, lòng nhân ái, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, ý thức chung
sống trong cộng đồng của người trẻ.

1.3. Không ngừng phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát
huy giá trị các di sản văn hoá truyền thống, cách mạng
Chú trọng phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam độc đáo, đậm đà
bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch
sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp,
đồng thời lên án cái xấu, cái ác. Bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Đầu tư cải
tạo, nâng cấp các công trình văn hoá, nghệ thuật lâu đời. Khuyến khích công
dân tìm tòi, đến gần hơn với các loại hình truyền thống thông qua việc tổ chức
các cuộc thi, chuyến tham quan bảo tang lịch sử,… Hoàn thiện và thực hiện
nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy
giá trị các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc. Xây dựng và thực
hiện các chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá, ngôn ngữ, chữ viết các
dân tộc thiểu số.

1.4.Phát triển hệ thống thông tin đại chúng


Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, cần tận
dụng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã
hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước;
thông qua truyền thông, internet, có thể truyền tải nét đẹp văn hoá của vùng
miền mình chia sẻ đến các nước bạn qua mạng xã hội; khuyến khích người dân
tìm hiểu sâu hơn về các loại hình nghệ thuật văn hoá nước nhà thông qua
internet; khắc phục xu hướng thương mại hoá, xa rời tôn chỉ, mục đích trong
hoạt động báo chí, xuất bản. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ
hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có
năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới. Phát triển và mở rộng việc sử
dụng internet, đồng thời có biện pháp quản lý, hạn chế mặt tiêu cực, ngăn chặn
có hiệu quả các hoạt động lợi dụng internet để truyền bá tư tưởng phản động, lối
sống không lành mạnh.
KẾT LUẬN
Trải qua ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, theo tiếng gọi của Tổ
quốc, ông cha ta đã cầm súng lên đường bảo vệ non sông, chiến đấu cho quê
hương đất nước mình được nguyên vẹn, tự do. Ngày nay, khi đã sống trong thời
bình, nhân dân không lo chiến tranh bom đạn, thì dường như Tổ quốc ta lại
đang phải chịu một sự xâm lăng khác không kém phần nguy hiểm đó là sự xâm
lăng văn hoá. Trong bối cảnh thế giới đang đổi mới từng ngày, toàn cầu hóa
không còn là hiện tượng mới mẽ; nó là một xu thế tất yếu mà mọi dân tộc, dù
muốn hay không cũng đều phải chịu sự tác động của nó. Toàn cầu hóa đang dần
đưa lối sống Phương Tây vào nước ta, dẫn đến nhiều lối sống đi ngược lại
chuẩn mực đạo đức và văn hoá từ ngàn đời nay của dân tộc ta. Đảng và Nhà
nước đưa ra những chính sách tích cực trong việc xây dựng một xã hội văn
minh với nền văn hóa dân tộc sâu sắc.

Văn hoá soi đường cho quốc dân đi. Để văn hóa thấm sâu vào đời sống
và hoạt động xã hội, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người là yêu
cầu rất cao, là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài. Chỉ khi nào được mọi tầng lớp
nhân dân, mọi tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể, tôn giáo, nhà trường và
gia đình…tham gia tích cực, thường xuyên, liên tục, bền bỉ thì văn hóa mới có
thể thực hiện được những nhiệm vụ đã đề ra. Đó là một hệ thống các quan điểm
lý luận mang tính khoa học và cách mạng về văn hóa và xây dựng nền văn hóa
Việt Nam. Được kết tinh và chắt lọc những giá trị cả văn hóa phương Tây,
phương Đông, của truyền thống và hiện đại, của dân tộc và quốc tế.

You might also like