You are on page 1of 6

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

oOo

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN CHỦ NGHĨA XÃ


HỘI KHOA HỌC
Họ và tên:
Lớp:
Mã số sinh viên:
Giáo viên hướng dẫn:

1) Phân tích cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác và Anghen về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc
với vấn đề giai cấp; dựa vào kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới, thực tiễn
cách mạng của nước Nga. Lênin đã khái quát cương lĩnh dân tộc như sau: "Các dân tộc
hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc có quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân
tộc lại".
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng:
Đó là quyền thiêng liêng của các dân tộc và không có sự phân biệt lớn hay nhỏ hoặc
trình trình độ phát triển cao hay thấp. Các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang
nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, không dân tộc nào được giữ đặc quyền,
đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa.
Trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế, không một dân tộc nào có
quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác. Trong 1 quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình
đẳng dân tộc phải được dựa trên cơ sở pháp lí và quan trọng hơn, nó phải được thể hiện
trên thực tế ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Để thực hiện bình đẳng dân tộc, phải thủ tiêu áp bức bóc lột, phải đấu tranh chống
phân biệt giai cấp, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phát xít…
- Các dân tộc có quyền tự quyết
Đó là quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự do
lựa chọn chế độ phát triển chính trị và con đường phát triển dân tộc.
Quyền tự quyết bao gồm quyền tách ra thành lập 1 quốc gia dân tộc độc lập (Đông – ti
– mo tách ra từ Indonesia), đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác
trên cơ sở bình đẳng.
Quyền tự quyết không bao gồm quyền của các dân tộc ít người trong 1 quốc gia đa dân
tộc tách ra thành 1 quốc gia.
Tự quyết là quyền của các dân tộc nhưng khi thực hiện phải đảm bảo những nguyên
tắc sau: Phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, đảm bảo sự thống nhất
giữa lợi ích dân tộc và lợi ích của g/c công nhân. Ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ,
kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn nhằm chống phá, can thiệp vào
công việc nội bộ của dân tộc khác.
- Liên hiệp giai cấp công nhân các dân tộc
Đây là 1 nội dung quan trọng và là giải pháp để liên kết các nội dung của cương lĩnh
thành 1 chỉnh thể, làm cho vấn đề dân tộc và quốc tế gắn bó chặt chẽ với nhau theo tinh
thần chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.

Liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc đề đoàn kết các tầng lớp nhân dân
lao động trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, tiến tới hoàn thành
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
2) Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, số liệu tin cậy) hãy
nêu đặc điểm dân tộc Việt Nam.
1. Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc
Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn
hóa riêng. 54 dân tộc trong đó dân tộc kinh chiếm 86% dân số, 53 dân tộc còn lại chiếm
14% dân số, phân bố rải rác trên địa bàn cả nước. 10 dân tộc có số dân từ dưới 1 triệu đến
100 ngàn người là: Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơme, Mông, Dao, Giarai, Bana, Êđê; 20
dân tộc có số dân dưới 100 ngàn người, 16 dân tộc có số dân từ dưới 10 ngàn người đến 1
ngàn người; 6 dân tộc có số dân dưới 1 ngàn người (Cống, Sila, Pupéo, Rơmăm, Ơ đu,
Brâu).
2. Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh dựng
nước, giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất
Hồ Chí Minh: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng
hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột
thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói có nhau”.
Từ mấy nghìn năm nay, từ khi bắt đầu hình thành nhà nước các dân tộc cùng chung
sống trên dải đất Việt Nam có nhu cầu tự nhiên là phải liên kết nhau lại để chống chọi với
thiên tai, giặc giã, trở thành một cộng đồng bền chặt- đại gia đình các dân tộc Việt Nam,
cùng nhau dựng nước và giữ nước. Đoàn kết là truyền thống từ ngàn xưa của dân tộc ta.
Từ cuộc đời tối tăm dưới ách áp bức của thực dân, ăn đói, mặc rách, mù chữ..., đồng
bào các dân tộc đã đứng lên đi theo ánh sáng cách mạng, kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi
cùng các dân tộc cùng nhau chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

3. Dân tộc Việt Nam cư trú phân tán, xen kẻ nhau

Ở một số vùng nhất định có dân tộc cư trú tương đối tập trung. Song nhìn chung các
dân tộc nước ta sống xen kẽ nhau, không có lãnh thổ riêng biệt như một số nước trên thế
giới. Ðịa bàn cư trú của người Kinh chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du; còn các
dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở các vùng miền núi và vùng cao, một số dân tộc như Khơ
me, Hoa, một số ít vùng Chăm sống ở đồng bằng.

Các dân tộc thiểu số có sự tập trung ở một số vùng, nhưng không cư trú thành những
khu vực riêng biệt mà xen kẽ với các dân tộc khác trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã và
các bản mường. Bản Phiêng Luông có người Dao là đông nhất với 32 hộ, người Tày 9 hộ,
17 hộ người Mông, 4 hộ người Sán Chí, 2 hộ người Nùng và 1 hộ người Kinh. Cách đây
ba, bốn chục năm chỉ có những ngôi nhà của người Êđê, Bana, Giarai, Xơđăng, Cơho,
Mơnông cư trú trên mảnh đất Tây Nguyên. Ngày nay, cùng với sự di dân đã xuất hiện
thêm những ngôi nhà của dân tộc Kinh, Tày, Nùng, và một số dân tộc ít người ở đây.

Ngày nay, tình trạng cư trú xen kẽ của các dân tộc chủ yếu dẫn tới sự giao lưu kinh tế-
văn hoá giữa các dân tộc cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Do sống gần nhau, việc
kết hôn giữa thanh niên nam nữ thuộc các dân tộc khác nhau ngày càng phổ biến, càng có
thêm điều kiện đoàn kết và hoà hợp giữa các dân tộc.

4. Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế- xã hội không đều
nhau.

Do điều kiện tự nhiên nên sự chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, văn hoá giữa các
dân tộc, giữa các vùng dân cư thể hiện rõ rệt.

Đầu tiên là kỹ thuật canh tác: Bà con dân tộc miền núi thì kỹ thuật canh tác thô sơ chủ
yếu dựa vào sức người là chính, địa hình đồi núi khó áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật. Cư dân ở khu vực đồng bằng đã vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra
năng suất lao động cao. Trong khi đó ở khu vực thành thị nhiều người có cuộc sống đầy
đủ tiện nghi. Giữa nhiều vùng còn có sự chênh lệch thể hiện ở: Đường giao thông,
phương tiện, dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục… Tuy nhiên Đảng ta đã đề ra chiến lược
phát triển kinh tế linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của từng khu vực, tỉnh
thành trong cả nước.

5. Dân tộc Việt Nam có nền văn hoá thống nhất trong đa dạng
Văn hoá Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạng. Từ cơ tầng văn hoá Đông Nam Á
thời tối cổ, thời tiền sử trên dải đất Việt Nam hiện nay xuất hiện ba nền văn hoá: Đông
Sơn (ở châu thổ Bắc Bộ), Sa Huỳnh (Trung Bộ), Đồng Nai (Nam Bộ). Thời sơ sử và sang
thiên niên kỷ đầu Công nguyên, lịch sử đã đưa ba nền văn hoá này đến ba số phận khác
nhau; ở châu thổ Bắc Bộ bị sự thống trị của phong kiến Trung Quốc hơn 1000 năm, ở
duyên hải Trung Bộ là văn hoá Champa, ở Nam Bộ là văn hoá Óc Eo, để rồi hoà trộn
trong nền văn hoá Việt Nam, tạo ra sự đa dạng trong sự thống nhất.

Nền văn hóa Đông Sơn: Ra đời là kết quả của sự hội tụ của nhiều văn hoá rực rỡ
trước văn hoá Đông Sơn thuộc thời đại đồng thau, trong quá trình chiếm lĩnh vùng đồng
bằng các con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, chủ yếu là lưu vực sông Hồng; Nền văn
hóa Sa Huỳnh: là một nền văn hóa được xác định ở vào khoảng 1000 năm TCN đến cuối
thế kỷ thứ II. Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh
thổ Việt Nam, cùng với: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Óc Eo, tạo thành tam giác văn hóa
Việt; Văn hóa Đồng Nai: phát triển trong thiên niên kỷ I,II trước Công Nguyên đã được
nhìn nhận như bước mở đầu cho truyền thống văn hóa bản địa ở Nam Bộ với bản sắc
riêng và sức sống mãnh liệt.

Người Chăm ở duyên hải miền Trung lại có những đền tháp, tác phẩm điêu khắc đá,
những bia ký trên đá; Người Khơme Nam Bộ: có một kho tàng văn học Phật giáo, nghệ
thuật điêu khắc và kiến trúc Phật giáo khá lớn, có những ngôi chùa là một trung tâm văn
hoá và nhiều lễ hội độc đáo; Người Tày- Thái: ở vùng núi cao phía Bắc lại có những nếp
nhà sàn, có một kho tàng văn học dân gian đa dạng…Mặc dù có những sắc thái riêng
nhưng các dân tộc ở Việt Nam lại có những yếu tố rất chung về văn hoá. Đảng và nhà
nước ta luôn luôn tôn trọng bản sắc văn hóa riêng và tôn trọng tự do tín ngưỡng của mỗi
dân tộc.

6. Trải qua lịch sử liên tục chống ngoại xâm, dân tộc ta đã trưởng thành rất
sớm và trở thành một quốc gia độc lập thống nhất yêu hoà bình

Nhìn lại con đường lịch sử đã qua, trong bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân
tộc ta đã phải bao lần chiến đấu chống ngoại xâm gần như thường xuyên và đã chiến
thắng một cách oanh liệt. Đó là một nét nổi bật của lịch sử và con người Việt Nam, là thử
thách gay go nhất nhưng cũng là niềm tự hào lớn nhất của dân tộc ta. Nhưng với sự lảnh
đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã anh dũng, bền gan, vững chí
đánh thắng kẻ thù xâm lược qua nhiều thế hệ. Vào ngày 02 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch
Hồ Chí Minh thay mặt cho cả dân tộc, trịnh trọng tuyên bố trước đồng bào và toàn thế
giới: “…Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước
tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

7. Các dân tộc thiểu số lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan
trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế
Theo số liệu tổng điều tra dân số, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam
là 85.789.573 người. Dân số Việt Nam gồm 54 dân tộc. Dân tộc đông nhất là dân tộc
Kinh (Việt), chiếm 86,2% dân số. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày, Thái, Mường,
Khmer, Hoa, Nùng, Hmông, người Dao, Giarai, Êđê, Chăm, Sán Dìu. Đa số các dân tộc
này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ơ Đu và Rmăm chỉ có trên 300 người.

Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ trong dân số cả nước (13,8%) nhưng
lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc
phòng, an ninh và giao lưu quốc tế. Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước, nền văn
hoá Việt Nam đã hình thành và phát triển bền vững. Bằng lao động sáng tạo và ý chí đấu
tranh bền bỉ, kiên cường, nhân dân ta đã xây đắp lên một nền văn hoá kết tinh sức mạnh
và in đậm dấu ấn bản sắc của dân tộc, chứng minh sức sống mãnh liệt và sự trường tồn
của dân tộc Việt Nam. Từ các đặc điểm trên, càng thấy rõ được đậm nét tinh thần ấy. Biết
đoàn kết dân tộc, sẽ là sức mạnh mang lại những thắng lợi to lớn hơn cho sự nghiệp xây
dựng đất nước.

3) Căn cứ vào cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin và từ đặc điểm trên,
hãy đề xuất những giải pháp thiết thực, cụ thể, nhằm thực hiện tốt chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Một là, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và xã hội về vấn đề dân tộc và giải
quyết vấn đề dân tộc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước. Nội dung tuyên truyền phải mang tính toàn diện, tập
trung hướng tới các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS; xóa bỏ tư tưởng kỳ
thị

dân tộc cũng như tư tưởng ỷ lại trong một số đồng bào các dân tộc; khơi dậy lòng tự
hào dân tộc; kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn
dân tộc. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và lồng ghép công tác tuyên truyền với
những việc làm, hành động cụ thể, gắn với lợi ích của đồng bào.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện chủ trương, chính sách và pháp luật về vấn đề dân tộc theo
hướng bảo đảm tính toàn diện, hiệu quả, bền vững và công bằng. Mặt khác, trong điều
kiện nguồn lực thực hiện chính sách hạn chế, cần xác định rõ những ưu tiên, trọng điểm
trong xây dựng chính sách, trong đó đặc biệt chú trọng đến chính sách giảm nghèo gắn
với phát triển bền vững; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn và phát huy bản
sắc văn hóa của các DTTS.
Ba là, tăng cường, đổi mới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác dân tộc.
Các cấp ủy đảng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc cụ thể hóa, thể chế hóa, tổ chức thực
hiện nghị quyết; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của
Đảng, bảo đảm tính hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục tập trung lãnh đạo việc kiện toàn hệ
thống chính trị vùng đồng đồng bào DTTS, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ vùng dân
tộc và cán bộ làm công tác dân tộc; đổi mới phương thức lãnh đạo công tác dân tộc.
Bốn là, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong giải
quyết vấn đề dân tộc. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần tích cực tham gia
tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chính sách dân tộc; phối hợp với
các cấp chính quyền tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào xóa bỏ tập tục lạc hậu, mê tín dị
đoan, xóa bỏ các tệ nạn xã hội; đi sâu nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, quan
tâm hơn nữa đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đồng bào, nhất là đối với
những người thuộc nhóm yếu thế trong xã hội như phụ nữ, người già, trẻ em, người
nghèo. Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và chính quyền địa phương cần có sự phối hợp
chặt chẽ và cần có biện pháp thực hiện nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến, người
tốt việc tốt, nhân tố tích cực trong đồng bào DTTS.
Năm là, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong phát triển kinh tế, cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện
quy hoạch, đặc biệt là các vùng trọng điểm, đi kèm với việc xác định mục tiêu, yêu cầu
và các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, có tính cạnh tranh của từng vùng. Trong giải quyết các
vấn đề văn hóa - xã hội, cần đổi mới phương thức bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa
của các dân tộc theo hướng gắn bảo tồn với phát huy, chú trọng bảo tồn động và tính hiệu
quả đối với phát triển kinh tế.
Sáu là, tăng cường đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc vào mục đích xấu và đẩy
mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế trong các vấn đề liên quan đến dân tộc thiểu số. Trong đấu
tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc vào mục đích xấu, cần đặc biệt chú trọng công tác
tuyên truyền vận động, giúp đồng bào các DTTS hiểu rõ chủ trương, chính sách dân tộc
của Đảng, Nhà nước. Cùng với việc nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của các DTTS,
cần tăng cường hợp tác quốc tế trong các vấn đề liên quan đến dân tộc, qua đó tạo thế đan
xen lợi ích và giúp các nước hiểu rõ chính sách dân tộc của Việt Nam.

You might also like