You are on page 1of 3

1, Dân tộc trong thời kỳ quá độ lên CNXH

1,1 Chủ nghĩa Mác-Lenin về dân tộc


- Sự hình thành dân tộc: là cộng đồng người có chung những đặc điểm nhất
định
a, Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc
- Dân tộc-tộc người: Là một bộ phận của quốc gia
+ Cộng đồng về ngôn ngữ
+ Cộng đồng về văn hóa
+ Có ý thức tự giác tộc người
+ Xuất hiện sau bộ lạc, kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc
VD: Dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Thái, Dao,…
- Quốc gia-dân tộc: Là dân cư của một quốc gia nhất định
+ Có lãnh thổ nhất định
+ Chung một phương thức sinh hoạt kinh tế => là cơ chế kinh thống nhất thể hiện
có một thị trường thống nhất => là yếu tố gắn kết cộng đồng người lại với nhau =>
xác lập lãnh thổ => hình thành ngôn ngữ văn hóa => xuất hiện một nền quản lý =>
nhà nước ra đời
+ Chung ngôn ngữ
+ Có sự quản lý của 1 Nhà nước
+ Có truyển thống văn hóa, đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước
VD: Dân tộc Việt Nam, Trung Hoa, Lào,…
b, Hai xu hướng phát triển của dân tộc và vấn đề dân tộc trong xây dựng CNXH
- Xu hướng thứ nhất: xu hướng phân lập:
Do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyển sống của mình, các
cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập
- Xu hướng thứ 2: xu hướng liên hiệp giữa các dân tộc
Do sự phát triển của LLSX, KH – CN, giao lưu KT và VH trong XH tư bản làm
xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc
 Mối liên hệ quốc gia, quốc tế giữa các dân tộc làm cho các dân tộc xích lại
gần nhau
c, Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lenin
- Trên cơ sở tư tưởng của C.Mác, Ph.Angghen về vấn đề dân tộc và giai cấp,
cùng với sự phân tích 2 xu hướng của vấn đề dân tộc Lenin đã nên ra “cương
lĩnh dân tộc”
1. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
2. Các dân tộc được quyền tự quyết
3. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
=> Đây là tuyên ngôn về vấn đề của ĐCS trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc, giai cấp, trở thành cơ sở lý luận cho chủ trương của ĐCS và NNXHCN
*, Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
- Là quyền thiêng liên của các dân tộc, các dân tộc không phụ thuộc và số lượng và
trình độ phát triển có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, các dân tộc không có đặc
quyền đặc lợi về KT, CT, VH, ngôn ngữ,.. với dân tộc khác.
=> VN bình đẳng với tất cả các nước trên thế giới và khu vực
- Trong một quốc gia phải có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải
được pháp luật bảo vệ thực hiện, trong đó việc khắc phục sựu chênh lệch về tringh
độ phát triển kinh tế, VH giữa các DT do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản
=> Cần khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các
dân tộc
- Trong quan hệ quốc gia, quyền bình đẳng dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn; chống sự áp
bức, bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước lạc hậu, chậm phát
triển về kinh tế.mọi quốc gia đều bình đẳng trong quan hệ quốc tế
*, Các dân tộc được quyền tự quyết
- Là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự phát triển của dân tộc mình. Bao
gồm:
+ Quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập
+ Quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng
- Khi xem xét giải quyết tự quyết của dân tộc cần đứng vững trên lập trường
của giai cấp công nhân: ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết
đấu tranh chống lại những mưu toan lợi dụng quyền dân tộc tự quyết làm
chiêu bài can thiệp vào công việc nội bộ các nước, đòi ly khai chia rẽ dân tộc
*. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
- Đây là tư tưởng, nội dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của V.I.Lenin, thể hiện
bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, PTCN và phản ánh tính thống nhất giữa
sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp

You might also like