You are on page 1of 3

I: Dân tộc

1. Khái niệm về dân tộc


- Khi đề cập đến khái niệm dân tộc, V.I.Lênin cho rằng: Dân tộc là hình thức
cộng đồng người xuất hiện sau bộ lạc và là cộng đồng người gắn liền với xã
hội có giai cấp, nhà nước
+ Có chung 1 lãnh thổ quốc gia
+ Chung quốc ngữ
+ chung 1 nền kinh tế- chính trị nhất định
+ có sự thống nhất về truyền thống văn hóa
2. Những quan điểm cơ bản của chú nghĩa Mác lênin trong giải quyết vấn đề dân
tộc
1. Quan điểm
- Giải quyết vấn đề dân tộc quyết định đến sự ổn định , phát triẻn hay khủng
hoảng của 1 quốc gia dân tộc
- Khi giải quyết vấn đề dân tộc phải đứng trên lập trg giai cấp công nhân và vì
lợi ích cơ bản lâu dài của dân tộc
- Giải quyết vấn đề dân tộc là xác lập quan hệ công bằng bình đẳng giữa các
dân tộc trong 1 quốc gia trên mọi lĩnh vực ( kinh tế , chính trị , văn hóa , xã
hội)
2.cương lĩnh dân tộc
- dựa trên cơ sở tư tưởng của Mác và Ănggen về vấn đè dân tộc ,Lênin đã nêu
ra ‘cương lĩnh dân tộc’ với 3 nội dung
1. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là quyền thiêng liêng của dân tộc. Tất cả các dân
tộc, dù đông người hay ít người, có trình độ phát triển cao hay thấp đều có quyền lợi và
nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ
cho bất cứ dân tộc nào.
- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải đc pháp luật bảo vệ và phải được thực hiện
trong thực tế trên mọi lĩnh vực đời sống
2. Các dân tộc có quyền được tự quyết
- Quyền tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của dân
tộc mình
- Gồm 2 mặt : quyền tự do phân lập về chính trị , có nghĩa là sự phân lập của
các dân tộc với tư cách 1 quốc gia độc lập . Mặt khác , quyền tự quyết còn là
quyền tự do liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ
- quyền tự quyết ửng hộ các phong trào tiến bộ , kiên quyết đấu tranh những
mưu toan lợi dụng quyền dân tự quyết để can thiệp vào côg việc nội bộ các nc ,
đòi ly khai , chia rẽ dân tộc
3. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
- Là cơ sở cho sự đoàn kết của giai cấp côg nhân trong giải quyết vấn đề dân tộc
- đây là nội dug xuyên suốt của cương lĩnh , phản ánh tính thống nhất giữa sự
nghiệp giải phóng dân tộc với giải phỏng giai cấp
- thực chất là đoàn kết , thống nhất các lực lượng tiến bộ đấu tranh vì sự nghiệp
giải phóng dân tộc , nó mang vai trò quan trọng đến việc xem xét , thực hiện
quyền bình đẳng dân tộc và quyền dân tộc tự quyết
II: Sự vận dụng sáng tạo quan điểm của Lênin vào thực tiễn của cách mạng Việt Nam
- Tư tưởng lý luận Mác - Lênin về vấn đề dân tộc được vận dụng vào nước ta thông
qua Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, dựa trên tính thần kiên
định và sáng tạo phát triển của chủ nghĩa Mác lênin về vấn đề dân tộc
- Đứng trên lập trường cộng sản để phân tích sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân
dân ta, từ năm 1923, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: “Chỉ có giải phóng giai cấp
vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là
sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản”
- Tư tưởng lý luận Mác - Lênin về vấn đề dân tộc ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay, thể hiện trên các nội dung sau:
1. “phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc
tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu”. Nội
dung này k chỉ khẳng định sau khi giành đc chính quyền ĐCS trở thành
đại biểu chân chính mà còn phải hòa mình vào dân tộc trở thành bộ mặt
của cả dân tộc .
-Ở VN hiện nay ĐCS áp dụng quan điểm Mác - Lênin về vấn đề dân tộc
để quán triệt trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội ta. Chẳng hạn,
chúng ta đang xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc;
nhưng cũng rất cần làm cho tiến trình phát triển kinh tế ở nước ta được
triển khai trên cơ sở phát huy tối đa những tiềm năng kinh tế của đất
nước .
2. Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra với nhịp độ ngày càng nhanh hiện
nay , sẽ gây tác động tiêu cực đối với nền độc lập và chủ quyến dân tộc .
Do sự toàn cầu hóa nên các văn của các nước khác du nhập vào nước ta
một cách khó kiểm soát . Vì thế , ĐCS đã áp dụng những tư tưởng của
Lênin để giữ gìn , phát huy bản sắc dân tộc , hòa nhập chứ k hòa tan
3. Từ vận dụng lý luận của Lênin trong vấn đề dân tộc , Đàng ta đã xác
định được tầm quan trọng của các dân tộc thiểu số , nội dung cần vận
dụng trong thời kì mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta cần nhận
thức đúng tầm quan trọng của các dân tộc thiểu số miền núi để toàn dân
cùng nhau phát triển.
4. Về cán bộ công nhân viên chức , Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến
vấn đề cán bộ. Người khẳng định: “Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể”,
“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Cán bộ quyết định mọi việc”.
Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng có ý nghĩa chiến lực của cán bộ ,
quyết định sự thành bại của cách mạng nói chung . Trong giải quyết vấn
đề dân tộc, ĐCS cần đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo cản bộ và
nhất là cán bộ dân tộc thiểu số “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, thì
“Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.
 Từ đó ta có thể thấy ĐCS và nhà nước đã đang quan tâm được biệt
đến vấn đề dân tộc hiện nay , đó là vấn đề chiến lược cơ bản lâu dài ,
đồng thời cũng là vấn đề cấp bách của cách mạng Việt Nam . Đảng ta
đã xác định đúng vị trí và tầm quan trọng của vấn đề dân tộc ở nước
ta, chỉ ra những nội dung cần vận dụng trong thời kỳ mở cửa hội nhập
kinh tế quốc tế: “Bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát
triển” giữa các dân tộc

You might also like