You are on page 1of 14

ĐỀ CƯƠNG MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Những tiền đề tư tưởng lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Ý nghĩa của việc
học tập nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh?
a. Những tiền đề tư tưởng lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ
nước.
- Tinh thần nhân nghĩa
- Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái
- Truyền thống lạc quan
- Truyền thống cần cù, thông minh, sáng tạo
- Truyền thống hiếu học…
 Tinh hoa văn hóa nhân loại
- Kết hợp giá trị truyền thống văn hóa phương Đông với các thành tựu hiện
đại của văn minh phương Tây – đó chính là nét đặc sắc trong quá trình hình
thành tư tưởng, nhân cách và văn hóa HCM.
- Văn hóa phương Đông:
+ Tư tưởng tiến bộ của Nho giáo
 Triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, có thái độ
tích cực đối với cuộc đời.
 Ước mong về 1 xã hội bình yên, hòa mục, thế giới hòa đồng, triết lý
nhân sinh, tu thân dưỡng tính
 Đề cao văn hóa trung hiếu
 Hiếu học

+ Tư tưởng tiến bộ phật giáo

 Tư tưởng vị tha từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể
thương thân.
 Nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị
 Tinh thần bình đẳng, dân chủ chất phác, tích cực chống kẻ thù chung
của dân tộc.

+ Chủ nghĩa tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc

- Văn hóa phương Tây:


 Tiếp thu văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây: CM Pháp và
CM Mỹ
 Tiếp thu các giá trị của bản Tuyên ngôn nhân và dân quyền của Đại
CM Pháp 1791
 Nghiên cứu, tiếp thu các giá trị về quyền sống của Tuyên Ngôn Độc
Lập Mỹ 1776

CHIA SẼ TRI THỨC - NHDL 1


 Chú nghĩa Mác-Lênin
- Là cơ sở TG quan và phương pháp luận của TTHCM.
- Người tiếp thu CN Mác – LN trên nền tảng những tri thức văn hóa, tinh túy
đc chất lọc.
- Người vận dụng CN M-LN 1 cách sáng tạo vào hoàn cảnh, điều kiện cụ
thể của VN.
- CN M-LN là tiền đề tư tưởng lý luận trực, tiếp, quyết định bản chất
TTHCM.
- HCM tiếp thu CN M-LN là tiếp thu cốt lõi, linh hồn sống của nó, là TG
quan và pp luận biện chứng.
- Trang bị thế giới quan khoa học.
b. Ý nghĩa của việc học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh?
 Ý nghĩa của việc học tập
 Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác
- Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí TTHCM đối với CM VN; làm cho tư
tưởng của Người ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của
thế hệ trẻ.
- Góp phần bồi dưỡng, củng cố lập trường, quan điểm cách mạng trên nền
tảng CN M-LN, TTHCM, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH, tích cực chủ động đấu tranh phê phán những quan niệm sai trái.
- Biết vận dụng sáng tạo TTHCM vào việc giải quyết các vấn đề dân tộc đặt
ra trong cuộc sống.
 Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị
- Việc học tập, nghiên cứu TTHCM góp phần giáo dục đạo đức, tư cách
phẩm chất cho toàn dân, biết sống hợp đạo lý, yêu cái tốt,cái thiện, ghét cái
ác, cái xấu.
- Nâng cao lòng tự hào về Người, về Đảng, về Tổ Quốc VN, tự nguyện “
Sống chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc?
2.1 Vấn đề dân tộc thuộc địa
2.1.1 Thực chất của vần đề dân tộc thuộc địa
 Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc
- Khi các nước đế quốc thực hiện sự áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế,
nô dịch văn hóa đối với các nước bị xâm chiếm – thì vấn đề dân tộc trở
thành vấn đề dt thuộc địa.
- Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa là vấn đề đấu tranh chống CNTD,
xóa bỏ ách thống trị, bóc lột, giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc.
- HCM đã lên án gay gắt và tố cáo tội ác của CNTD đối với các nước thuộc
địa thông qua các bài báo tác phẩm: Tâm địa thực dân, Vực thẳm thuộc địa,
Bản án chế độ thực dân.
- Mẫu thuẫn các nước thuộc địa là mẫu thuẫn giữa dt thuộc địa và
CNTD,là mâu thuẫn đối kháng không thể điều hòa được.
CHIA SẼ TRI THỨC - NHDL 2
 Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc
- HCM khẳng định phương hướng phát triển dân tộc trong bối cảnh thời đại
mới là CNXH.
- Đi tới chủ nghĩa Cộng Sản là phương hướng phát triển dài lâu,dưới sự lãnh
đạo của Đảng, đoàn kết dân tộc, đấu tranh chống đề quốc và phóng kiến
triệt để.
2.1.2 Độc lập dân tộc – nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa
 Cách tiếp cận từ quyền con người
- Người đã tiếp xúc với TNĐL Mỹ 1776, Tuyên Ngôn Nhân quyền và dân
quyền Pháp 1791.
- Từ quyền của con người HCM đã khái quát và nâng lên thành quyền dân
tộc: “Tất cả các dt trên TG sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
 Nội dụng của độc lập dân tộc
- Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của dân tộc thuộc địa, là quyền thiêng
liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc.
- Độc lập dân tộc phải là một nền độc lập hoàn toàn gắn với hòa bình, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
- Độc lập dân tộc, cuối cùng phải đem lại cuộc sống ấm no cho người dân.
- Độc lập tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến
thắng của các dân tộc.
 “Không có gì quý hơn độc lập, tự do(17/07/1966 HCM)” là khẩu hiệu
hành động của dân tộc Việt Nam, là nguồn cổ vũ các dân tộc bị áp bức
trên thế giới đang đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đến
quốc
2.1.3 Chủ nghĩa yêu nươc chân chính – Một động lực lớn của đất nước
- Khi các cường quốc chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc thì chúng ra
sức tiến hành xâm lược, thực hiện chính sách tàn bạo, độc ác.
- NAQ đã lên án mạnh mẽ những chính sách bốc lột của đế quốc và thực dân
với thuộc địa. Người đã cổ vũ cho các dt thuộc địa đứng dậy đấu tranh.
- Với tư cách chủ nghĩa yêu nước chân chính, Người khẳng định vai trò của
dân tộc trong sự nghiệp giải phóng:
+ Đó là sức mạnh chiến đấu và thắng lợi bất kì thế lực ngoại xâm nào;
+ Nó xuất phát từ sự không chịu nỗi nhục mất nước, làm nô lệ của tất cả
các tầng lớp trong xã hội;
- Thấy được điều đó, Người yêu cầu người cộng sản phải nắm lấy và phát
huy trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc thuộc địa.
2.2 Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
2.2.1 Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau
- Sự kết hợp nhuần nhiễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc trong TTHCM
thể hiện nd sau:
+ Khẳng định vai trò ls của GCCN và quyền lãnh đạo của ĐCSVN.
+ Đại đoàn kết dân tộc trong liên minh công nông và tầng lớp tri thức.
CHIA SẼ TRI THỨC - NHDL 3
+ Sd bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng.
+ Thiết lập chính quyền NN của dân, do dân, vì dân.
+ Độc lập dt gắn liền với CNXH.
2.2.2 Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội
- Sau khi xác định con đường cứu nước theo con đường cách mạng vô sản,
HCM đã có sự thống nhất giữa dt và GC, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa
quốc tế, đldt và CNXH.
- Người nói: “chỉ có CNXH, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các
dân tộc bị áp bức và những người lao động trên TG khỏi ách nô lệ”.
- “Nước có độc lập mà dân không có quyền được hưởng hạnh phúc tự do, thì
độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Vì vậy giành độc lập rồi, phải tiến lên
CNXH.
2.2.3 Giải phóng dân tộc để tạo tiền đề giải phóng giai cấp
- HCM giải quyết vấn đề dân tộc theo vấn đề giai cấp, nhưng đồng thời đặt
vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc.
- Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân là điều kiện,
là tiền đề để giải phóng giai cấp. Vì thế lợi ích giai cấp phải phục tụng lợi
ích dân tộc.
2.2.4 Giữ vững độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập của dân
tộc khác
- Nêu cao tinh thân độc lập dân tộc, quyền dân tộc tự quyết, song Người
không quên nghĩa vụ quốc tế. HCM không chỉ đấu tranh cho độc lập của
dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập dân tộc của tất cả dân tộc bị áp
bức; “Giúp bạn là tự giúp mình”.
 Tóm lại, TTHCM về vấn đề dt mang tính khoa học và cách mạng sâu sắc,
kết hợp nhuẫn nhiễn dt và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước chân chính với
chủ nghĩa quốc tế trong sáng

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?


3.1 Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- CNXH là con đường phát triển tất yếu của loài người, phù hợp với sự phát
triền của lý luận hình thái KT-XH.
- Phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của dt.
- Có tình nhân đạo và nhân văn sâu sắc.
- HCM khẳng định: “chỉ có CNCS mới cứu nhân loại”.
3.2 Quan niệm của HCM về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
3.2.1 Cách tiếp cận của HCM về chủ nghĩa XH
- Từ lập trường của 1 người yêu nước, khát vọng giải phóng dt, xây dựng xh
tốt đẹp.

CHIA SẼ TRI THỨC - NHDL 4


- Từ yêu cầu tất yếu của công cuộc giải phóng dt VN, giải phóng XH (giai
cấp) và giải phóng con người.
- Từ phương diện đạo đức, hướng tới giá trị nhân đạo, giá trị nhân văn.
- Từ phương diện văn hóa: kết hợp văn hóa của dân tộc với những giá trị tốt
đẹp của nhân loại.
3.2.2 Đặc trưng bản chất tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- CNXH là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.
- CNXH là một chế độ XH có nền KT phát triển cao, gắn liền với sự phát
triển của KH-KT.
- CNXH là một chế độ XH phát triển cao về văn hóa, đạo đức.
 Những đặc trưng trên vừa có tính kế thừa, vừa tính sáng tạo, cũng chính là
mục tiêu chủ yếu của CNXH. Đó là quá trình phấn đấu khó khăn, gian khổ,
lâu dài, không thể nôn nóng được.
3.2.3 Quan niệm HCM về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Mục Tiêu
 Mục tiêu chung
- Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước
hết là nhân dân lao động.
- XD một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp
phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới
 Mục tiêu cụ thể
- Chính trị: Nhà nước của dân, do dân, vì dân, xd chế độ chính trị do nhân
dân lao động làm chủ.
- Kinh tế: XD nền kinh tế XHCN với công – nông nghiệp hiện đại, khoa học
kỹ thuật tiên tiến.
- Văn hóa: XD XH phát triển cao về văn hóa, có đạo đức với lối sống lành
mạnh.
Động lực
- Động lực là tất cả những nhân tố góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH
thông qua hoạt động của con người, được xét trên 2 bình diện: cộng đồng
và cá nhân.
- Cộng đồng: bao gồm ( công nhân, nông dân, tri thức, tư sản dân tộc, các tôn
giáo, đồng bào trong ngoài nước, kể cả giai cấp tư sản dân tộc yêu nước có
xu hướng chống đế quốc…). Cần phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng
đồng dân tộc làm động lực phát triển đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Muốn phát huy sức mạnh của cộng đồng phải tìm ra các biện pháp khơi
dậy, phát huy động lực của mỗi cá nhân như tác động vào nhu cầu và lợi
ích cá nhân,chính trị - tinh thần.
- Động lực của chủ nghĩa xã hội chỉ phát huy khi không ngừng nâng cao sức
chiến đấu và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, ngoài ra còn phát triển văn
hóa, đạo đức, khoa học…

CHIA SẼ TRI THỨC - NHDL 5


- Hệ thống các động lực bên trên được coi là nội lực,đòi hỏi phải có sự kết
hợp được với các ngoại lực – đó là sức mạnh của thời đại, của đại đoàn kết
quốc tế.
- Bên canh, cần khắc phục các sự kìm hãm sự phát triển của CNXH là chủ
nghĩa cá nhân, tham ô, lãng phí, quan liêu, bảo thủ, lười biếng, không chịu
học tập cái mới..
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam?
4.1. Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận
- ĐCSVN lấy CNM-LN làm “cốt” là làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam
cho mọi hành động của Đảng, tuy nhiên không có nghĩa là tiếp thu và vận
dụng một cách rập khuôn, máy móc. HCM chĩ rõ, tiếp thu và vận dụng
cần lưu ý những điểm sau:
 Một là: việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa MLN
phải phù hợp với từng đối tượng
 Hai là: vân dụng CNMLN luôn luôn phù hợp từng hoàn cảnh.
 Ba là: Đảng ta phải học tập kế thừa những kinh nghiệm tốt của
ĐCS khác, phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung
CNMLN.
 Bốn là: Đảng ta phải tăng cường đấu tranh bảo vệ sự trong sáng
của CNMLN.
- Như vậy, trên nền tảng chủ nghĩa M-LN, TTHCM, Đảng ta phải biết kế
thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học hỏi tinh hoa văn
hóa của nhân loại, để giành thắng lợi cho cách mạng.
4.2. Xây dựng Đảng về chính trị
- Gồm các nội dung: xd đường lối, bảo vệ chính trị, xây dựng và thực hiện
nghị quyết xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị, cũng cố lập
trường, nâng cao bản lĩnh chính trị.
- XD đường lối chính trị là một vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển
của Đảng.
- HCM lưu ý cần phải giáo dục đường lối, chính sách của Đảng cho các bộ
Đảng viên kiên định lập trường, giữ vững chính trị. Đồng thời, tránh sai
lầm gây ảnh hưởng đến vận mệnh Tổ Quốc, sinh mệnh Đảng viên, nhân
dân lao động.
4.3. Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ
 Hệ thống tổ chức của Đảng
- Hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sở phải liên kết chật chẽ
và có tính kỉ luật cao.
- Chi bộ là tổ chức hạt nhân quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng, là
môi trường tu dưỡng, rèn luyện và cũng là nơi giám sát Đảng viên.
 Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng
- Tâp trung dân chủ

CHIA SẼ TRI THỨC - NHDL 6


+ Dân chủ là cs của tập trung, dân chủ để đi đến tập trung, chứ không phải
dân chủ đi theo kiểu phân tán, tùy tiện, vô tổ chức.
+ Dân chủ là thành quả của cách mạng, là của cải quý giá nhất của nhân
dân ta. Có dân chủ trong Đảng thì mới có dân chủ trong xã hội, mới có
dân quyền tự do.
+ Tập trung là tập trung trên cơ sở dân chủ, chứ không phải tập trung quan
liêu theo kiểu độc đoán chuyên quyền.
+ Theo HCM, tập trung là thống nhất tư tưởng, tổ chức và hành động. Từ
đó đảm bảo cho Đảng ta tuy nhiều người nhưng khi đánh thì chỉ một.
+ Không có dân chủ trong nội bộ Đảng, Đảng sẽ suy yếu từ bên trong và
không còn là ĐCS nữa.
- Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
+ Tập thể lãnh đạo vì nhiều người thì nhiều kiến thức, người thấy mặt này,
người thấy mặt kia, do đó hiểu được nhiều mặt, mọi vấn đề. Ý nghĩa của
tập thể lãnh đạo là “khôn bầy hơn khôn độc”.
+ Cá nhân phụ trách: tập thể thống nhất, bàn giao cho cá nhân, giao cho 1
nhóm người thì cũng cần một người phụ trách chính, như thế mới chạy
việc, tránh ỷ vào tập thể. Không xác định rõ thì giống như “nhiễu sãi
không ai đóng cửa chùa”.
+ Lãnh đạo không tập thể đi đến độc đoán,chủ quan.
+ Phụ trách không do cá nhân dẫn đến bừa bãi, lộn xộn.
 Dẫn đến hỏng việc.
+ Tập thể lãnh đạo là dân chủ; cá nhân phụ trách là tập trung; tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách là dân chủ tập trung.
- Tự phê bình và phê bình
+ Mục đích phê bình và tự phê bình là để làm cho phấn đấu tốt hơn, để
vươn lên chân, thiện, mỹ.
+ Thái độ và phương pháp phê bình và tự phê bình nêu ở 1 số điểm:
 Phải tiến hành thường xuyên
 Phải thẳng thắn chân thành, trung thực, không nể nang, không
giấu giếm cũng không thêm khuyết điểm.
 Phải có tính thương đối với nhau
 Theo HCM, đây là vũ khí sắc bén nhất làm cho Đảng ta trong sạch,
vững mạnh và là nguyên tắc sinh hoạt Đảng, quy luật phát triển Đảng.
- Kỷ luật nghiêm minh và tự giác
+ Sức mạnh của tổ chức Đảng và của mỗi Đảng viên bắt nguồn từ ý thức
tổ chức kỷ luật nghiêm minh. Tất cả Đảng Viên đều bình đẳng trước điều
lệ Đảng, pháp luật NN,quyết định của Đảng.
+ Đảng là tổ chức người tự nguyện phấn đấu cho lý tưởng CSCN. Nguyên
tắc của Đảng trở nên nghiêm minh tự giác.
- Đoàn kết thống nhất trong Đảng
+ Dựa trên cs lý luận CNMLN, cương lĩnh, nghị quyết, đường lối, quan
niệm của Đảng.
CHIA SẼ TRI THỨC - NHDL 7
+ Muốn đoàn kết thống nhất phải dân chủ rộng rãi, thường xuyên phê
bình, tự phê bình. Đảng viên thường xuyên tu dưỡng đạo đức CM, chống
chủ nghĩa cá nhân và hiện tượng tiêu cực.
 Các bộ, công tác cán bộ của Đảng
- Cán bộ là dây chuyền của bộ máy, mắt khâu trung gian giữa Đảng, NN,
nhân dân. Người cán bộ phải có đủ đức, tài, phẩm chất và năng lực trong
đó đức là gốc.
- Công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng. Bao gồm nội dung:
+ Tuyển chọn cán bộ.
+ Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ.
+ Đánh giá đúng cán bộ.
+ Tuyển dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ.
+ Thực hiện các chính sách đối với cán bộ.
4.4. Xây dựng Đảng về đạo đức
- Đảng chân cách mạng phải có đạo đức, đạo đực tạo uy tín, sức mạng của Đảng,
giúp Đảng lãnh đạo quần chúng nhân dân.
- Đối với Đảng viên: Người coi đạo đức là gốc của người CS: đạo đức đó là đạo
đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không vì cá nhân mà vì lợi ích của Đảng, của dân tộc,
của loài người.
- Đạo đức người CS: đó là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; nhân, nghĩa, trí,
dũng, liêm.
5. Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực văn hóa?
5.1. Văn hóa giáo dục
 Mục tiêu
- Để thực hiện cả ba chức năng của văn hóa thông qua việc dạy và học:
+ Dạy học nhằm mở mang dân trí nâng cao kiến thức;
+ Bồi dưỡng những tư tưởng, lý tưởng đúng đắn;
+ Bồi dưỡng những tình cảm cao đẹp, những phẩm chất trong sáng và phong cách
tốt đẹp cho con người.
- Giáo dục nhằm tạo ra người có đức, có tài kế thừa sự nghiệp cách mạng, làm cho
nước ta sánh vai cường quốc năm châu “học để làm việc, làm người, làm cán bộ”
 Nội dung
- Giáo dục phải toàn diện, bao gồm:
+ Văn hóa
+ Chính trị: chủ nghĩa MLN, đường lối chính sách của Đảng và NN.
+ Khoa học – kỉ thuật
+ Chuyên môn nghề nghiệp, lao động
- Xã hội phát triển, việc cải cách giáo dục nhằm xd chương trình, nội dung và
phương pháp dạy học thật khoa học, hợp lý, phù hợp bước phát triển của nước ta.
 Phương châm, phương pháp giáo dục
- Phương châm: học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với thực tế. Học tập kết hợp với
lao động. Kết hợp chật chẽ ba khâu: gia đình, nhà trường, xã hội. Bình đẳng, dân
chủ trong giáo dục. Học mọi nơi, học suốt đời. Coi trọng tự học, tự đào tạo

CHIA SẼ TRI THỨC - NHDL 8


- Phương pháp: giáo dục phải phù hợp với mục tiêu giáo dục. Cách dạy phải phù
hợp trình độ người học. Dạy từ dễ đến khó. Vừa học vừa chơi lành mạnh. Giáo
dục phải dùng pp nêu gương, gắn liền thi đua.
 Về đội ngũ giáo viên
- Giáo viên phải có phẩm chất, yêu nghề, có đạo đức cách mạng, giỏi về
chuyên môn, thuần phục về phương pháp.
- Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ.
5.2 Văn hóa văn nghệ
 Một là, văn hóa – văn nghệ là một mặt trận, nghễ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ
là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng
- Văn hóa – văn nghệ là một mặt trận, tức là khẳng định vai trò, vị trí của
văn hóa – văn nghệ trong sự nghiệp cách mạng.
- HCM coi mặt trận văn hoas như một cuộc chiến khổng lồ. Trong cuộc
chiến này người “ nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc
bén” trong đấu tranh cách mạng.
- Họ phải nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, đặc biệt phải có
phẩm chất, bản lĩnh, tài năng để sáng tạo những sản phẩm tinh thần phục
vụ cuộc sống, phục vụ nhân dân.
 Hai là, văn nghệ phải gắn liền với thực tiễn của đời sống nhân dân
- Thực tiễn không chỉ là nguồn nuôi dưỡng những sáng tác, mà còn là
những tinh hoa trong sáng tác dân gian đã được chắt lọc từ thế hệ này qua
thế hệ khác.
- Nhân dân cũng sáng tác, văn hóa văn nghệ và hưởng thụ văn nghệ, chúng
ta gọi là sáng tác dân gian. Theo HCM những sáng tác ấy là “những hòn
ngọc quý”.
 Ba là, phải có tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và của
dân tộc
- Văn nghệ phải kế thừa được những tinh hoa văn hóa dân tộc, mang hơi thở
thời đại. Phản ánh chân thật, vừa phê phán cái dỡ, cái xấu, loại bỏ cái
dỡ,cái sai, hương đến chân thiện mỹ để vươn đến lý tưởng đó là sự phản
ánh có tính hướng đích của văn nghệ.
- Chính sự đa dạng về hình thức, thể loại đã mở ra con đường sáng tạo
không giới hạn cho nghệ sĩ.
5.2 Văn hóa đời sống
 Văn hóa là bộ mặt tinh thần của xã hội thể hiện ra ngay trong cuộc sống hàng
ngày của mọi người, dễ hiểu, dễ thấy, đó chính là văn hóa đời sống.
 Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới bao gồm đạo đức mới, lối sống
mới và nếp sống mới.
 Đạo đức mới
- Để xây dựng đời sống mới thì xây dựng đạo đức mới.
- Đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm,
chính.

CHIA SẼ TRI THỨC - NHDL 9


 Lối sống mới
- Đó là lối sống có lý tưởng có đạo đức, văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hòa
truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại.
- Để xây dựng lối sống mới cần phải sửa đổi:
+ Phong cách sống: khiêm tốn, giản dị, yêu lao động, biết quý trọng thời
gian. Với anh em, bạn bè: cở mở, chân tình, giàu yêu thương, quý mến,
trân trọng con người. Với bản thân: nghiêm khắc, chặt chẽ, với người
khoan dung, độ lượng.
+ Phong cách làm việc: có tác phong quần chúng, tác phong tập thể - dân
chủ, tác phong khoa học.
 Nếp sống mới
- Xây dựng nếp sống mới – nếp sống văn minh là quá trình xây dựng lối
sống mới làm cho nó dần trở thành thói quen, phong tục tập quán tốt đẹp,
kế thừa và phát triển những phong tục tập quán của cả cộng động trong
phạm vi địa phương, cả nước gọi là nếp sống mới.
- Xây dựng nếp sống mới nhằm mục đích trở thành quốc gia giàu mạnh,
văn minh, đòi hỏi sự quyết tâm của cả cộng đồng dân tộc, bắt đầu từ mỗi
người, mỗi gia đình với tư cách là tế bào của xã hội.

6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức?

6.1. Nội dung cơ bản của TTHCM về đạo đức


6.1.1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
 Đạo đức là cái gốc của người cách mạng
- Đạo đức cách mạng được HCM quan tâm hàng đầu.
- Người nói: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù
tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
 Người cách mạng phải có đạo đức mới hoàn thành được nhiệm vụ
- Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới, người cách mạng
phải có đạo đức mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng.
- Đạo đức là gốc, là nền tảng vì nó liên quan đến Đảng cầm quyền.
- Nếu cán bộ, Đảng viên không tu dưỡng đạo đức thì mặt trái của quyền lực
có thể làm tha hóa con người.
- HCM yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”
 “Đức” đi đôi với “Tài”, vừa “hồng” vừa “chuyên”
- TTHCM là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo.
- Trong TTHCM, phẩm chất và năng lực thống nhất làm một.
 Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH, theo TT HCM :
- CNXH hấp dẫn bởi giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của người làm
CS.
- Mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải là một tấm gương đạo đức trong
sáng để quần chúng tin tưởng, noi theo.

CHIA SẼ TRI THỨC - NHDL 10


- Tâm gương đạo đức trong sáng nhưng rất bì dị của HCM là nguồn cỗ vũ
động viên đối với toàn thể dân tộc
6.1.2 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
 Trung với nước, hiếu với dân
- “Trung” và “Hiếu” là những khái niệm cũ trong tư tưởng đạo đức truyền
thống VN và phương Đông.
- Trung hiếu là đạo đức quan trọng nhất bao trùm nhất của con người.
- “Trung với nước” là trung thành tuyệt đối với sự nghiệp dựng nước và sự
nghiệp giữ nước, với con đường đi lên của đất nước.
- “Hiếu với dân” thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, gắn bó mật thiết với
dân, phục vụ nhân dân hết lòng, phài gần dân, kính trọng và học dân, lắng
nghe nhân dân, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

 Cân, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư


- Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi con
người, là đại cương đạo đức HCM.
- Là khái niệm truyền thống cũ, được HCM lọc bỏ nội dung không phù hợp
và đưa vào nội dung mới để đáp ứng của yêu cầu CM.
- Cần: là siêng năng, chăm chỉ , với tinh thân tự lực cánh sinh.
- Kiệm: là tiết kiệm của nước, của dân và của bản thân.
- Liêm: là trong sạch, không tham lam địa vị, tiền bạc.
- Chính: là thẳng thắn, đứng đắn đối với mình, với người, với việc:
+ Đối với mình: không tự cao, tự đại, chịu khó học tập, luôn kiểm điểm
mình.
+ Đối với người: không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới, thái
độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc.
+ Đối với việc: việc công lên trên việc tư, không ngại khó, cố gắng làm
việc tốt cho dân, cho nước.
- HCM nhấn mạnh: “Thiếu một đức thì không thành người”
- Chí công vô tư là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị, nêu cao
chủ nghĩa tập thể, loại trừ chủ nghĩa cá nhân, chống chủ nghĩa cá nhân
nhưng không quên lợi ích cá nhân.
 Thương yêu con người
- Tình yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất mà người
cách mạng cần có và chấp nhận gian khổ, hy sinh để đem lại độc lập, tự
do, cơm no áo ấm, hạnh phúc cho con người.
- Tình yêu thương con người phải được xây dựng trên lập trường giai cấp
công nhân, đòi hỏi nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng và giàu lòng
vị tha.

CHIA SẼ TRI THỨC - NHDL 11


 Tinh thần quốc tế trong sáng thủy chung
- Chủ nghĩa quốc tế là phẩm chất quan trọng của đạo đức cộng sản. Nó bắt
nguồn từ bản chất giai cấp công nhân, vượt ra khỏi quốc gia, dân tộc.
- Đó là tinh thần quốc tế vô sản, đó là sự tôn trọng, thương yêu và đoàn kết
với giai cấp vô sản, với tất cả các dân tộc, nhân dân các nước.
- Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại.
6.1.3 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức
- Nói đi đôi với làm
+ HCM coi đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong xây dựng nền đạo đức
mới.
- Nêu gương về đạo đức
+ Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương đạo đức.
+ HCM cho rẳng, trong việc xây dựng một nền đạo đức mới, đạo đức cách
mạng phải chú trọng “đạo làm gương”.
+ Người nhấn mạnh: Quần chúng chỉ yêu mến những người có tư cách
đạo đức.

 Xây đi đôi với chống


- Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và
chống.
- Trước hết là xây dựng các giá trị, các chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với
từng giai đoạn cách mạng, các đối tượng, ngành nghề, giai cấp, tầng lớp
khác nhau.
- Đồng thời xd các điển hình về tấm gương đạo đức và tuyên truyền cho
những tầm gương đó.
- Xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức
trong đời sống hàng ngày, cần phải phát hiện sớm, tuyên truyền, vận động
hình thành phong trào quần chúng rộng rãi đấu tranh cho sự lành mạnh,
trong sạch về đạo đức.
 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
- Đạo đức cách mạng là đạo đức dấn thân, đạo đức trong hành động vì độc
lập, tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Chỉ có trong hạnh động,
đạo đức cách mạng mới bộc lộ ra những giá trị của mình.
- Đạo đức cách mạng đòi hỏi mỗi người phải tự giác tu dưỡng đạo đức, phải
kiên trì, bền bỉ rèn luyện, tu dưỡng mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh, tu
dưỡng suốt đời.
6.2 Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức HCM
6.2.1 Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức HCM

CHIA SẼ TRI THỨC - NHDL 12


- Việc tu dưỡng đạo đức của mỗi người là rất quan trọng, thế hệ trẻ việc tu dưỡng
này còn quan trọng hơn vì họ là người chủ tương lai của đất nước, là cái cầu nối
giữa các thế hệ.
- Việc thực hành tốt đạo đức cách mạng trong đời sống hằng ngày của mỗi cá nhân
không chỉ có giá trị tôn vinh, nâng cao giá trị chính họ mà còn tạo sức mạnh nội
sinh, giúp họ vượt qua thử thách.
- HCM không phân biệt đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường, đạo đức cán
bộ và đạo đức công dân, ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.
- HCM đã xác định những phẩm chất đạo đức cần thiết để cho sinh viên thanh niên
tri thức có phương hướng phấn đấu, rèn luyện.
 Yêu tổ quốc
 Yêu nhân dân
 Yêu chủ nghĩa xã hội: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân gắn với yêu chủ nghĩa
xã hội.
 Yêu lao động
 Yêu khoa học và kỷ luật.
- Để có được những phẩm chất như vậy, sinh viên phải rèn luyện cho mình
những đức tính như: trung thành, tận tụy, thật thà và chính trực,kiên trì tu
dưỡng đạo đức cách mạng.
6.2.2 Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức HCM
 Thực trạng đạo đức, lối sống trong sinh viên hiện nay
- Đạo đức HCM là đạo đức cách mạng nêu cao chủ nghĩa tập thể, tiêu diệt chủ
nghĩa cá nhân. Đó là nền đạo đức phát huy những giá trị truyền thống của dân
tộc với những yêu cầu mới. Nhờ đó thanh niên tri thức vẫn giữ được lối sống
tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh; luôn cần cù và sáng tạo; luôn gắn bó với
nhân dân, đồng hành cùng dân tộc.
- Do ảnh hưởng nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, sự bùng phát của lối
sống thực dụng, những biểu hiện xa vời với mục tiêu XHCN, sự chống phá
của các thế lực thù địch, “diễn biến hòa bình”.
- Hậu quả là đã có một bộ phận sinh viên phai nhạt lý tưởng, mất niềm tin, thiếu
trách nhiệm gia đình, xã hội và bản thân mình.
 Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
- Một là, học trung với nước, hiếu với dân; suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
- Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, sống
giản dị, khiêm tốn.
- Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh nhân dân, kính trọng nhân dân và
hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, luôn nhân ái vị tha, khoan dung, nhân hậu
với con người.
- Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt
qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích sống.

CHIA SẼ TRI THỨC - NHDL 13


CHÚ Ý: CÁC BẠN ĐỌC THÊM CÁC PHẦN KẾT LUẬN CỦA MỖI
BÀI MÀ CÓ 1 TRONG 6 CÂU HỎI TRÊN.

Chúc các bạn đạt điểm 10

Quyền tác giả, mỗi bản download 10$

CHIA SẼ TRI THỨC - NHDL 14

You might also like