You are on page 1of 15

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI : CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ DÂN


TỘC VÀ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG VẤN ĐỀ GIẢI
QUYẾT BIỂN ĐẢO

Giảng viên hướng dẫn : TS. LÊ THỊ KIM HUỆ


Sinh viên thực hiện : TRẦN PHƯƠNG THẢO
Lớp : K23TCH
Mã sinh viên : 23A4010606

Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1

CHƯƠNG 1 ................................................................................................................3

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
CƯƠNG LĨNH DÂN TỘC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN .................................3

1.1 Dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ..................................3
1.2 Hai xu hướng phát triển khách quan của dân tộc và biểu hiện của chúng ....3
trong thời đại ngày nay............................................................................................3
1.3 Nội dung Cương lĩnh dân tộc của Lênin. ..........................................................4
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................6

SỰ VẬN DỤNG CƯƠNG LĨNH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA
HIỆN NAY TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐẢO ...............................................................6

1. Quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc và giải quyết các vẩn đề dân tộc: ........6
1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ...............................................................6
1.2 Chính sách dân tộc của Đáng và Nhà nước ta hiện nay: .............................7
2. Vận dụng vấn đề dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề biển đảo hiện
nay ...........................................................................................................................8
2.1 Quan điểm của Đảng ....................................................................................9
2.2 Chính sách của Nhà nước .............................................................................9
3. Trách nhiệm của họ sinh, sinh viên trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên
giới quốc gia ..........................................................................................................11
KẾT LUẬN ...............................................................................................................12

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................13


1

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới đều mang cho mình nhiều tộc người khác
nhau , mỗi dân tộc đều có vẻ đẹp văn hóa , trình độ phát triển khác nhau tạo
nên một quốc gia đa dân tộc , đa bản sắc khác nhau làm cho đất nước ổn định
và phát triển hưng thịnh về mặt đời sống , đặc biệt là thể chế chính trị nếu được
giải quyết đúng đắn. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin , từng bước khắc
phục sự phát triển chênh lệch giữa các dân tộc , tạo điều kiện cho các dân tộc
còn ở trình độ lạc hậu , cùng với sự giúp đỡ của các anh em dân tộc , phát triển
nhanh trên con đường tiến bộ .

Sự bình đẳng toàn diện giữa các dân tộc phải được thể hiện trên pháp lý và quan
trọng hơn là trong cuộc sống . Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn , tuy nhiên không ít nhiều các thế
lực thù địch đang lăm le , dòm ngó thì vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc cực
kỳ quan trọng . Vì thế tôi chọn đề tài “ Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
về dân tộc và áp dụng vấn đề dân tộc của Đảng ta vào biển đảo hiện nay ”.

2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

+ Mục đích nghiên cứu :

Mục đích của đề tài là làm rõ vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội và vận dụng của Đảng và nhà nước ta trong vấn đề giải quyết biển đảo
hiện nay.

+ Nhiệm vụ nghiên cứu :

Để thực hiện được mục đích trên thì đề tài cần thực hiện hai nhiệm vụ chính
sau :

-Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và cương lĩnh dân tộc
của Lênin
2

-Sự vận dụng cương lĩnh dân tộc của Lênin của Đảng và nhà nước ta hiện nay
trong vấn đề biển đảo và liên hệ bản thân.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu : các vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội

-Phạm vi nghiên cứu : quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước Việt Nam.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về giai cấp công nhân và thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đề
tài sử dụng phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành
của chủ nghĩa xã hội khoa học vào việc phân tích; thu nhập thông tin, tài liệu,
phân tích và sử dụng phương pháp so sánh và đối chiếu.

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Về lý luận

Giải quyết được lý luận về vấn đề dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin và việc
thực hiện chính sách của Đảng vào vấn đề biển đảo hiện nay.

Về thực tiễn

Khẳng định được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề dân tộc trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta .
3

CHƯƠNG 1

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ DÂN


TỘC CƯƠNG LĨNH DÂN TỘC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

1.1 Dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Dân tộc là một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Trước khi dân
tộc xuất hiện, loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến
cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Cho đến nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều
nghĩa khác nhau, trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất.

Nghĩa thứ nhất, dân tộc chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền
vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, có những nét đặc thù về
văn hóa; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa, phát triển cao hơn những nhân
tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân
cư cộng đồng đó. Với nghĩa này, dân tộc là bộ phận của quốc gia- Quốc gia có
nhiều dân tộc. Ví dụ như dân tộc Kinh, dân tộc Tày, dân tộc Mường,…

Hiểu theo nghĩa thứ hai, dân tộc chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành
nân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung
và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính
trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt
quá trình dựng nước và giữ nước. Với nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân dân
của quốc gia đó, ví dụ: dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào, dân tộc Trung Hoa,….

1.2Hai xu hướng phát triển khách quan của dân tộc và biểu hiện của chúng
trong thời đại ngày nay

-Xu hướng thứ nhất: xu hướng phân lập. Ở những quốc gia, khu vực tư bản chủ
nghĩa gồm nhiều cộng đồng dân cư có nguồn gốc tộc người khác nhau làm ăn,
sinh sống. Đến một thời kì nào đó, sự trưởng thành của ý thức dân tộc, sự thức
tỉnh đầy đủ về quyền sống của mình mà các cộng đồng dân cư đó muốn tách
khỏi nhau để thành lập các dân tộc độc lập. Bởi họ hiểu rằng, chỉ trong cộng
4

đồng độc lập họ mới có quyền tự quyết định vận mệnh của mình, mà cao nhất
là sự tự do lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình.

- Xu hướng thứ hai: xu hướng liên kết. Các dân tộc trong từng quốc gia, thậm
chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Chính sự phát
triển của lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ, của giao lưu kinh tế và
văn hóa trong xã hội tư bản đã làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn
cách giữa các dân tộc, tạo nên mối liên hệ giữa các quốc gia và quốc tế rộng
lớn giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.

1.3 Nội dung Cương lĩnh dân tộc của Lênin.

Dựa trên thực tiễn tình hình các dân tộc trên thế giới, mối quan hệ dân tộc
trên thế giới và dựa trên thực tiễn tình hình dân tộc ở nước Nga lúc bấy giờ,
Lenin đã nêu ra Cương lĩnh dân tộc bao gồm các nguyên tắc để giải quyết vấn
đề dân tộc theo cả góc độ mối quan hệ giữa các dân tộc trong một quốc gia đa
dân tộc cũng như theo cả góc độ mối quan hệ dân tộc quốc tế.

-Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.

Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dân tộc.
Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là: các dân tộc dù lớn hay nhỏ (kể cả
các bộ tộc và chủng tộc) không phân biệt trình độ cao thấp đều có nghĩa vụ và
quyền lợi như nhau, không dân tộc nào có đặc quyền đặc lợi và đi áp bức các
dân tộc khác.

Trong quốc gia có nhiều dân tộc, pháp luật phải bảo vệ quyền bình đẳng giữa
các dân tộc, từng bước khắc phục sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa
giữa các dân tộc.

Trên phạm vi giữa các quốc gia, dân tộc, đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các
dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, gắn
với cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự kinh tế mới, chống sự áp bức, bóc lột
của các nước tư bản phát triển với các nước chậm phát triển.
5

-Các dân tộc có quyền tự quyết.

Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh
của dân tộc mình, quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự do phân lập thành
cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập và quyền tự nguyện liên hiệp với các dân
tộc khác trên cơ sở bình đẳng.

-Liên hiệp giai cấp công nhân giữa tất cả các dân tộc lại.

Đây là tư tưởng cơ bản và quan trọng trong cương lĩnh dân tộc của Lênin, nó
phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự nghiệp giải
phóng dân tộc với sự nghiệp giải phóng giai cấp, nó đảm bảo cho dân tộc có đủ
sức mạnh để giành thắng lợi.

Đây là cơ sở vững chắc để đoàn kết nhân dân lao động trong các dân tộc để
chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, nội dụng
liên hiệp giai cấp công nhân giữa tất cả các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba
nội dung của cương lĩnh thành một chỉnh thể.
6

CHƯƠNG 2
SỰ VẬN DỤNG CƯƠNG LĨNH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ
NƯỚC TA HIỆN NAY TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐẢO

1. Quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc và giải quyết các vẩn đề dân
tộc:
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, các dân tộc VN có một quá trinh gắn bó
và một ý thúc dân tộc được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử dụng nước
và giữ nưóc của cả cộng đồng các dân tộc VN. Đặc điểm của các dân tộc ở VN
là cư trú, sinh sống xen kẽ nhau và có sự chênh lêch khá lớn về nhiều măt: có
truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái,gắn bó lâu đời trong quá trình đấu
tranh dựng và giữ nước của dân tộc; có bản sắc văn hóa riêng tạo nên sụ thống
nhất da dạng của văn hỏa VN.

1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước

Một là, vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược. Đó là vấn
đề cơ bản, lâu dài, song cũng là vấn đề cấp bách của cách mạng Việt Nam.

Hai là, các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đắng, đoàn kết, tương trợ,
giúp nhau cùng phát triển, phấn đấu thực hiện thắng lọi sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ba là, phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và củng cố an ninh-
quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với
giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc.

Bốn là, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cảc vùng dân tộc và miền núi,
trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm
nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi vói bảo
vệ bền vững môi trưòug sinh thái.
7

Năm là, phát huy nội lực, tinh thần tợ lực, tự cường của đồng bào các dân tộc,
đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trọ' của Trung ương và các địa phương
trong cả nước.

Sáu là, quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội
ngũ cán bộ dân tộc thiếu số; giữ gìn và phát huy nhũng giá trị, bản săc văn hóa
truyên thông các dân tộc thiểu số Iiong sự nghiệp phát triển chung của cộng
đồng dân tộc Việt Nam thông nhất.

Bảy là, kiên quyết đấu tranh vói mọi âm mưu và hoạt động chia rẽ dân tộc, lợi
dụng vấn đề dân tộc của các thế lực thù địch, giữ gìn chù quyền và toàn vẹn
lãnh thổ, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc, biên giới , hải
đảo.

Tám là, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ và trách
nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của
các câp, các ngành trong cả nước.

Thực hiện tốt chiến lược phát triên kinh tế - xã hội ờ miền núi, vùng sâu, vùng
xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh, định cư
và xây dựng vùng kinh tế mới. Quy hoạch, phân bố, sắp xếp lại dân cư, gắn
phát triển kinh tế vỏ'i bảo đảm an ninh, quốc phòng. Củng cố và nâng cao chất
lưọ-ng hệ thống chính trị ở cơ sờ vùng đồng bào các dân tộc thiều số; động
viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc. Thực hiện
chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưõng cán bộ, trí thức là ngưòi dân tộc
thiểu số. Cán bộ công tác ỏ vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu
phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận.
Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc”.

1.2 Chính sách dân tộc của Đáng và Nhà nước ta hiện nay:

- Về chính trị : thực hiện bình đẳng , đoàn kết , tôn trọng ,giúp nhau cùng nhau
phát triển giữa các dân tộc , chính sách dân tộc góp phần nâng cao tính tích cực
8

của công dân , nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về tầm quan
trọng của vấn đề dân tộc , đoàn kết dân tộc , thống nhất mục tiêu chung là độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội , dân giàu nước mạnh.

- Về kinh tế : phát triển kinh tế - xã hội miền núi , vùng dân tộc nhằm phát huy
tiềm năng phát triển , từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch giữa các
vùng dân tộc , dự án phát triển kinh tế ở vùng dân tộc , thúc đẩy tiến trình phát
triển kinh tế thị trường ....

-Về văn hóa : xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến , đậm đà bản sắc dân
tộc , giữ gìn phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc , phát triển
ngôn ngữ , xây dựng đời sống văn hóa cơ sở , nâng cao trình độ văn hóa cho
đồng bào dân tộc.

- Về xã hội : thực hiện chính sách xã hội , đảm bảo an ninh xã hội ở vùng dân
tộc, từng bước thực hiện bình đẳng , công bằng thông qua việc thực hiện chính
sách phát triển kinh tế - xã hội , xóa đói giảm nghèo , phát huy vai trò của hệ
thống chính trị cơ sở và các tổ chức chính trị - xã hội ở miền núi.

-Về an ninh quốc phòng : tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trên cơ sở đảm
bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội , phối hợp lực lượng chặt chẽ trên
địa bàn , tăng cường mối quan hệ quân dân , tạo thế trận quốc phòng toàn dân
nơi vùng dân tộc.

2. Vận dụng vấn đề dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề biển
đảo hiện nay

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Qua
hàng ngàn năm lịch sử, biển đảo trong tâm thức của người Việt là đất nước, là
cuộc sống mà biết bao thế hệ cha ông ta đã đổ xương máu để xây dựng, gìn giữ,
phát triển và bảo vệ chủ quyền đất nước cho hiện tại và tương lai. Hiện nay,
Biển Đông đang có những diễn biến hết sức phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến
chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Chúng ta cần phải phát huy sức mạnh đoàn kết
9

của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, trong đó thế hệ trẻ là lực lượng nòng
cốt, xung kích trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

2.1 Quan điểm của Đảng

-Tập trung trước hết về phát triển kinh tế độc lập tự chủ, kinh tế biển, bảo vệ
chủ quyền biển, đảo, giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời của
Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế; coi đây là một trong
những động lực cơ bản cho sự phát triển bền vững của đất nước. Điều này được
khẳng định trong các văn kiện Đại hội của Đảng lần thứ VII, VIII, IX, XI và
XII, đặc biệt trong các nghị quyết, chỉ thị như: Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày
06/5/1993 của Bộ Chính trị khóa VII về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển
trong những năm trước mắt; Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 22/9/1997 của Bộ
Chính trị khóa VIII về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; đặc biệt, tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020, quan điểm chỉ đạo của Đảng là: “Đến năm 2020,
phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển”.

2.2 Chính sách của Nhà nước

-Tiếp tục khẳng định quan điểm chỉ đạo của Đảng ta, đó là: “Chủ động, kiên
quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền
biển, đảo, vùng trời và giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”.
Xác định rõ hơn quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước, của quân và dân
trong công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán
quốc gia trên biển và lợi ích quốc gia trên biển: “nhận thức của toàn hệ thống
chính trị, nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo
đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt. Chủ
quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững” (đây là nội dung trong Chiến
lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045)
10

-Việc đổi mới tư duy, phát triển nhận thức của Đảng trên các vấn đề cơ bản
khác của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó để hoàn
thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, điều tiên quyết đặt ra
là phải không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế
trận quốc phòng toàn dân trên biển đã được chỉ rõ tại Nghị quyết Đại hội XII
của Đảng: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ
thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế;
kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã
hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc”. Đó là trách nhiệm chung của toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta, trong đó có thanh niên được xác định là lực lượng
nòng cốt, xung kích đi đầu trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.

Nhìn lại lịch sử địa lý của Việt Nam liên quan đến chủ quyền biển đảo, có thể
khẳng định: hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, điều này
đã được xác định rõ trong công trình nghiên cứu về vấn đề biển đảo cũng như
tìm hiểu 24 bộ sách dư địa chí Trung Quốc từ thời Hán đến thời Thanh của các
nhà khoa học, nhà lịch sử (quốc tế và Việt Nam) đã cho thấy, trong các tư liệu
này đều không ghi hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc sở hữu của Trung
Quốc. Trong khi đó, các thư tịnh, bản đồ cổ của các nhà tư bản, các cố đạo
phương Tây đều ghi nhận hai quần đảo này là của Việt Nam, đặc biệt ghi chép
nhiều lần Chúa Nguyễn cứu trợ những người mắc nạn trên 2 đảo.

Trong các thư tịch cổ lưu giữ tại cố đô Huế cũng ghi chép về sự thành lập đội
Hoàng Sa, các chỉ dụ chỉ đạo việc bố phòng canh giữ… của các đời vua nhà
Nguyễn. Bản đồ chủ quyền của Pháp khi xâm lược Việt Nam cũng quy hoạch
rõ có việc sở hữu hai quần đảo thuộc Việt Nam năm 1954, khi Hiệp định Giơ-
ne-vơ ký kết (Trung Quốc là một thành viên Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc
11

tham dự cũng thừa nhận phần Nam vĩ tuyến 17, bao gồm lục địa biển quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa là do chính quyền Việt Nam cộng hòa quản lý).

Với những tư liệu lịch sử ghi nhận tính sở hữu hai quần đảo của Việt Nam vừa
mang tính pháp lý phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm
1982 và trên cơ sở pháp luật của Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân,
khẳng định rằng: Việt Nam có chủ quyền và quyền chủ quyền đối với hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

3. Trách nhiệm của họ sinh, sinh viên trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ, biên giới quốc gia

+ Không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu
sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống đấu tranh
cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; từ
đó củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự chủ, tự lập, tự
cường, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

+ Thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng cao quí và bất khả xâm phạm về chủ quyền lãnh
thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xác định
rõ vinh dự và trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây
dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.

+ Thực hiện tốt về chương trình môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh; hoàn
thành tốt các nhiệm vụ quốc phòng, quân sự tại trường.

+ Sau khi tốt nghiệp, sẵn sàng tự nguyện tham gia quân đội nhân dân, công an
nhân dân khi Nhà nước yêu cầu. Tình nguyện tham gia xây dựng và phục vụ
lâu dài tại các khu kinh tế – quốc phòng, góp phần xây dựng khu vực biên giới
hải đảo vững mạnh, phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
12

KẾT LUẬN

Vấn đề dân tộc có vị trí hết sức quan trọng trong quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam , đóng vai trò vừa là nhiệm vụ trước mắt vừa là vấn đề có tính chiến
lược lâu dài hiện nay . Để giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp mà trước hết phải tuân thủ
nghiêm ngặt cương lĩnh dân tộc của Lênin. Đặc biệt việc giải quyết vấn đề dân
tộc ở nước ta hiện nay phải được xác định là trách nhiệm của mọi cấp , mọi
ngành , mọi địa phương của cả hệ thống chính trị và của chính đồng bào dân
tộc. Một trong những nền tảng quan trọng trong việc củng cố niềm tin, thái độ,
động cơ và ý chí cho thế hệ trẻ đối với vận mệnh của đất nước, đó là cần nắm
vững tư tưởng, phương châm chỉ đạo giải quyết các vấn đề về biển, đảo của
Đảng và Nhà nước ta, để thanh niên thực sự là một lực lượng to lớn và vững
chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần quan trọng trong
phát triển kinh tế các vùng đảo, quần đảo phù hợp với vị trí, tiềm năng và lợi
thế của biển đảo Việt Nam.
13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài tập chủ nghĩa xã hội khoa học khoa lý luận chính trị Học viện Ngân
hàng ( lưu hành nội bộ - 2021 ).
2. Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982
3. Luật số 18/2012/QH13 của Quốc hội (Luật Biển Việt Nam năm 2012),
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
4. Luật số 53/2005/QH11 của Quốc hội (Luật Thanh niên năm 2005), có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006.
5. Quyết định số 568/2010/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm
2020.
6. Tạp chí Thanh niên, số 25, tháng 7/2015.

You might also like