You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Sinh viên thực hiện : Tô Thị Bích Ngọc


Khóa – Lớp : K47 – KM002
MSSV : 31211023516
Mã lớp học phần : 22D1POL51002544
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Vũ Anh Tuấn

Năm học 2021 – 2022


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………...
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………...
NỘI DUNG………………………………………………………………………
1. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin………………………………..1
2. Đặc điểm dân tộc Việt Nam………………………………………………….…2
3. Các giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước….4
KẾT LUẬN……………………………………………………………………...
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Đại học UEH đã tạo điều kiện cho em một
môi trường học tập thật tốt, cảm ơn trường đã đưa bộ môn “Chủ nghĩa xã hội khoa
học” vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng
viên hướng dẫn bộ môn “Chủ nghĩa xã hội khoa học” là PGS.TS Vũ Anh Tuấn đã
đồng hành cùng em, cũng như các sinh viên khác, ở các tiết học rất tâm huyết, sâu sắc
và ý nghĩa. Thầy đã biến một môn học tưởng chừng như khó hiểu và nhàm chán thành
một môn học vô cùng cuốn hút và tuyệt vời. Cùng với đó là những tri thức mới, những
tư duy mới và những bài học vô cùng bổ ích và tâm huyết giúp chúng em hoàn thiện
bản thân hơn từng ngày. Thầy như một tấm gương sáng để thế hệ sinh viên học tập và
noi theo. Có lẽ kiến thức là vô hạn nhưng sự tiếp thu kiến thức của bản thân mỗi người
luôn tồn tại một số hạn chế nhất định. Do đó, trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận,
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân em rất mong nhận những góp ý
đến từ thầy để bài tiểu luận của em có thể hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong
cuộc sống cũng như trong sự nghiệp giảng dạy của mình.
LỜI MỞ ĐẦU
Dân tộc là vấn đề mang tính chất thời sự đối với tất cả các quốc gia trên thế
giới. Vấn đề dân tộc luôn mang tính lý luận và tính thực tiễn sâu sắc. Đặc biệt trong
bối cảnh hiện nay, vấn đề dân tộc đang có những diễn biến phức tạp đối với mỗi một
quốc gia và cả toàn cầu. Dân tộc, sắc tộc, tôn giáo là vấn đề nhạy cảm mà các thế lực
thù địch luôn tìm cách lợi dụng nhằm chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội,
bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta và chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc ta.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Đặc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các
dân tộc ở nước ta là sự cố kết dân tộc, hoà hợp dân tộc trong một cộng đồng thống
nhất đã trở thành truyền thống, thành sức mạnh và đã được thử thách trong các cuộc
đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước qua mấy nghìn năm
lịch sử cho đến ngày nay. Các dân tộc có ngôn ngữ, đặc trưng văn hóa và trình độ phát
triển khác nhau. Tính khác biệt tạo nên sự phong phú, đa dạng. Nhưng bản thân nó
cũng sẽ tạo nên sự phân biệt nếu quan hệ dân tộc không được giải quyết tốt. Chính vì
thế, việc phân tích cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin là vấn đề vừa mang
tính cấp thiết, vừa mang tính lâu dài. Từ đó, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề dân
tộc và tìm ra các giải pháp thiết thực, cụ thể, nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc đối
với Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, do sự hiểu biết còn hạn chế nên em chỉ xin đóng góp một phần nhỏ
suy nghĩ của mình. Bài viết còn có rất nhiều sai sót, em kính mong thầy giúp đỡ em
hoàn thành bài viết tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
NỘI DUNG
1. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin
Dựa trên cơ sở tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về mối quan hệ giữa dân tộc
với giai cấp, cùng.với.sự.phân.tích.hai.xu.hướng phát triển của.dân.tộc và thực tế nước
Nga trong việc giải quyết vấn đề dân tộc. V.I.Lênin đã nêu ra “Cương lĩnh dân tộc”
với ba nội dung cơ bản:
Một là: Các.dân.tộc.hoàn.toàn.bình.đẳng
Đây.là.quyền thiêng.liêng của các dân tộc kể cả các cộng đồng bộ tộc và chủng tộc.
Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là các dân tộc dù lớn hay nhỏ không phân
biệt.trình.độ.phát.triển.cao.-.thấp.đều.có.nghĩa.vụ.và.quyền.lợi như nhau; không một
dân.tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi và đi áp bức bóc lột dân tộc khác trong phạm
vi một quốc gia cũng như cũng như trên thế giới.
Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc không chỉ
dừng lại ở tư tưởng, ở pháp lý mà quan trọng hơn là phải được thực hiện ngay trong
thực tế trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó việc phấn đấu khắc phục
chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản.
Trên thế giới, đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các dân tộc gắn liền với cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc,.chủ nghĩa.“sô.vanh”,.chủ nghĩa dân tộc
hẹp hòi. Đồng thời, gắn với cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự thế giới mới, chống
áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển lên các nước chậm phát triển về kinh tế.
Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự
quyết và xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc.
Hai là: Các.dân.tộc.được.quyền.tự.quyết
Quyền dân tộc tự quyết thực chất là quyền các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh
của mình, bao gồm quyền trở thành một quốc gia độc lập vì lợi ích của dân tộc và
quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi để có
sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có
thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia - dân tộc.
Khi xem xét, giải quyết quyền tự quyết của dân tộc cần đứng vững trên lập trường
của giai cấp công nhân và xuất phát từ thực tiễn, đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích
của dân tộc và lợi ích của giai cấp công nhân. Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm
mưu, thủ đoạn của các thế lực đế quốc và phản động lợi dụng chiêu bài “dân tộc tự
quyết” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước và chia rẽ dân tộc.
Ba là: Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Đây là nội dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của V.I. Lênin, nó phản ánh bản
chất quốc tế của phong trào công nhân và sự thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân
tộc, giai cấp. Liên hiệp công nhân các dân tộc quy định mục tiêu, đường lối, phương
pháp xem xét cách giải quyết quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng giữa các dân
tộc. Là cơ sở để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động các dân tộc trong cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

1
Đây là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động để đấu tranh
chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội. Do vậy, nó đóng vai trò
liên kết cả ba nội dung trong “Cương lĩnh dân tộc” thành một chỉnh thể thống nhất
2. Đặc điểm dân tộc Việt Nam
2.1 Khái quát vài nét về dân tộc Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó, dân tộc Kinh chiếm 85,7%
dân số, 53 dân tộc thiểu số còn lại chiếm 14,3% dân số. Mặc dù mỗi dân tộc đều có
những ngôn ngữ riêng, song do sống xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết
tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa riêng của
dân tộc mình.
Đặc điểm nổi bật của các dân tộc Việt Nam là có truyền thống đoàn kết gắn bó từ
lâu đời trong cộng đồng dân cư. Đây là đặc điểm được hình thành do yêu cầu của quá
trình cải biến tự nhiên và đấu tranh chống ngoại xâm, các dân tộc ở Việt Nam, thiểu số
cũng như đa số tuy trình độ kinh tế, văn hoá, xã hội, lối sống, phong tục tập quán khác
nhau, nhưng đều có chung truyền thống đoàn kết thống nhất, tương thân tương ái trong
công cuộc dựng nước và giữ nước. Đoàn kết, yêu nước, yêu lao động đã trở thành
truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, là nguyên nhân và động lực quyết định
mọi thắng lợi trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Ngày nay, giữa các dân tộc vẫn còn sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa, xã
hội. Từ sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, các miền dẫn tới tình trạng chênh
lệch trong kinh tế như trình độ tổ chức sản xuất, phương thức canh tác, trình độ áp
dụng khoa học-kỹ thuật dẫn đến năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế nói chung
cũng có sự khác biệt lớn.

2.2 Sự.bình.đẳng.giữa.các.dân.tộc
Các dân tộc thiểu số định cư tập trung chủ yếu ở miền núi, đặc biệt là Tây Bắc, Tây
Nguyên và Tây Nam Bộ, sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn, chênh lệch lớn về
trình độ dân trí và trình độ phát triển giữa các dân tộc ở nước ta. Vì vậy, việc thu hẹp
khoảng cách giữa các dân tộc là vấn đề then chốt và quan trọng nhất trong bình đẳng
dân tộc ở Việt Nam.
Trong các bản hiến pháp của Việt Nam qua các thời kỳ đều ghi nhận và khẳng định
đầy đủ quyền bình đẳng của các dân tộc là giải pháp quan trọng để thúc đẩy bình đẳng
dân tộc. Đồng thời, việc quan tâm, ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng
dân tộc ít người cũng là giải pháp để thực hiện bình đẳng dân tộc. Vấn đề xây dựng
kinh tế miền núi là một bộ phận khăng khít của chính sách dân tộc.
“Để hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện quyền bình đẳng, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc,
những năm qua, Nhà nước đã triển khai các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng
đồng bào dân tộc thiểu số như: Chương trình hành động 122 của Chính phủ về Công
tác Dân tộc; Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Giảm nghèo bền vững;
Chương trình 135 (giai đoạn 2) về Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn

2
vùng đồng bào dân tộc thiểu số; các chính sách và chương trình ưu tiên đầu tư cơ sở hạ
tầng, giải quyết đất sản xuất và đất ở (Quyết định 132);…”1
Nhờ những chính sách và chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tình hình
kinh tế, xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được cải thiện rõ rệt.
“Từ năm 2007 đến nay đã có 118.530 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
được vay vốn, 33.969 hộ được hỗ trợ phát triển sản xuất, 80.218 hộ được hỗ trợ mở
rộng quy mô chăn nuôi, 4.343 hộ được hỗ trợ mở rộng sang ngành nghề dịch vụ. Tổng
số hộ nghèo người dân tộc thiểu số là 1.422.261 hộ, chiếm 5,97% tổng số hộ người
dân tộc thiểu số trong cả nước.
Chất lượng cuộc sống của người dân tộc thiểu số cũng từng bước được cải thiện.
Cơ sở hạn tầng đảm bảo cho việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của đồng bào được đầu
tư xây dựng. Đến nay, 100% xã có trạm y tế và cán bộ y tế, 100% số huyện có trung
tâm y tế và bác sỹ; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 25%. Một
số dịch bệnh trước đây phổ biến ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi như sốt rét, bướu
cổ, phong, lao được ngăn chặn và đẩy lùi.”2
Bên cạnh đó, bình đẳng về chính trị là tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số tham
gia chính quyền và quyền lực nhà nước, để họ có đại diện của mình. Bảo đảm lợi ích
kinh tế và nâng cao đời sống vật chất của đồng bào dân tộc thiểu số là nội dung cốt lõi
của bình đẳng dân tộc về mặt kinh tế. “Với quan điểm mọi công dân đều được bảo
đảm quyền tham gia hệ thống chính trị, tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, ứng cử
vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, những năm gần đây tỷ lệ người dân tộc
thiểu số tham gia vào bộ máy chính trị ngày càng tăng. Số lượng đại biểu Quốc hội là
người dân tộc thiểu số luôn chiếm tỷ lệ cao so với tỷ lệ dân số. Trong 4 nhiệm kỳ
Quốc hội liên tiếp, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số chiếm từ 15,6%
đến 17,27%, cao hơn tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên tổng số dân là 14,35%. Tỷ lệ
người dân tộc thiểu số tham gia Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 là
18%, cấp huyện là 20%, cấp xã là 22,5%.”3
Nhưng hiện nay vẫn còn khoảng cách lớn về trình độ phát triển của các dân tộc.
Đời sống vật chất của một số dân tộc thiểu số còn dưới mức trung bình, đa số người
nghèo là dân tộc thiểu số, cứ hai dân tộc nghèo thì có một dân tộc thiểu số. Trình độ
dân trí của các dân tộc thiểu số cũng thấp hơn nhiều so với dân tộc Kinh.
2.3 Các.dân.tộc.được.quyền.tự.quyết
Với.tư.cách.là.một “quốc gia - dân tộc” có chủ quyền, chủ thể của pháp luật quốc
tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhận thức đúng đắn vấn đề thực hiện quyền dân
tộc tự quyết. “Trong Hiến pháp năm 2013, quyền dân tộc tự quyết được khẳng định
“Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc đều bị nghiêm trị” (Điều 11).”4 “Hơn nữa, với vai trò là thành viên của các
điều ước quốc tế, thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, Việt Nam luôn thể
hiện trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm thực thi các quyền con người, trong đó
quyền của các dân tộc thiểu số luôn được tôn trọng và bảo đảm thực hiện, Hiến pháp
năm 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống

1 (Duyên, 2017)
2 (Duyên, 2017)
3 (Duyên, 2017)
4 (Tuyên, 2016)

3
nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; các dân tộc bình đẳng,
đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia
rẽ dân tộc; ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ
viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt
đẹp của mình; Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để
các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”.” 5
Cuộc kháng.chiến chống.thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ta là thực
hiện quyền dân.tộc tự quyết, đưa nước ta thành một nước độc lập, tự.do. Trong cuộc
đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây, chúng ta đã thực hiện tốt quyền dân tộc tự
quyết của mình.
Hiện nay, thế lực thù địch vẫn đang lợi dụng bối cảnh mới của thế giới, đặc biệt là
xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa để đe dọa đến quyền tự quyết dân tộc của Việt Nam.
Chúng thông qua việc chúng ta gia nhập vào các thiết chế kinh tế, chính trị khu vực và
quốc tế với việc đặt ra các điều kiện nhất định để được gia nhập nhằm can thiệp vào
công việc nội bộ, đe dọa đến quyền tự quyết về chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.
2.4 Liên hiệp công nhân các dân tộc:
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã
hội, Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc
luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Thực hiện chính sách bình đẳng,
đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên
con đường văn minh tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam...”6. Cụ thể là: xây dựng chính sách phát triển kinh tế hàng hóa ở
các vùng dân tộc phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng dân tộc, bảo đảm đồng
bào dân tộc thiểu số phát huy lợi thế của địa phương, làm giàu chính đáng, góp phần
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa,
ngôn ngữ, phong tục, tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số; tiếp tục phát huy truyền
thống đoàn kết dân tộc, kiên trung, đấu tranh vì sự phồn vinh của nhân dân và đất
nước, chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, và nghiêm cấm tất cả các hành vi miệt thị dân
tộc và chia rẽ quốc gia; tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc
thiểu số; đồng thời giáo dục tinh thần đoàn kết hợp tác cho cán bộ các dân tộc.
3. Các giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
3.1 Về bình đẳng giữa các dân tộc
Thứ nhất, bảo đảm nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc. Khi xây dựng
và hoạch định các chính sách về vấn đề dân tộc, tránh suy nghĩ “dân tộc lớn”. Bởi lẽ,
việc áp đặt suy nghĩ và ý kiến của đa số lên thiểu số, dù là có thiện chí, cũng là bất
bình đẳng quốc gia.

Thứ hai, tăng cường sự giúp đỡ của các dân tộc phát triển cho các dân tộc kém
phát triển hơn. Ở Việt Nam, để bảo đảm quyền lợi của người dân tộc thiểu số cần có
sự giúp đỡ, hỗ trợ của dân tộc Kinh và các dân tộc khác phát triển hơn. Điều này đã
được Bác bổ sung, phát triển và thực tiễn đang khẳng định tính đúng đắn.

5 (Tuyên, 2016)
6 Đảng cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội,
Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.16

4
Thứ ba, phát huy vai trò của chính đồng bào dân tộc thiểu số, tự thân nỗ lực, cố
gắng phấn đấu; khắc phục tâm lý tự ti, trông chờ trong thực hiện bình đẳng dân tộc.
Đảng và Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện để động viên, đồng thời cần giáo
dục, vận động, tuyên truyền để nâng cao ý thức vươn lên của đồng bào.
Thứ tư, cần làm rõ hơn vai trò của Nhà nước, chính quyền và cán bộ địa phương
trong thực hiện bình đẳng dân tộc. Nhà nước cần ban hành các chính sách, cơ chế phát
triển mạnh mẽ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó khắc phục khoảng cách chênh
lệch, thực hiện bình đẳng dân tộc. Khi triển khai chính sách, chính quyền và cán bộ địa
phương cần gắn bó với nhân dân để xây dựng các kế hoạch, biện pháp và nguồn lực
đầu vào hiệu quả và khả thi để phát triển kinh tế và xã hội vùng dân tộc thiểu số.
3.2 Về.quyền.tự.quyết.dân.tộc
Thứ nhất, trong bảo vệ, bảo đảm quyền dân tộc tự quyết và quyền con người phải
ưu tiên bảo vệ, bảo đảm quyền dân tộc tự quyết phù hợp với Khoản 1, Điều 1 của
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và Công ước quốc tế về các quyền
kinh tế, xã hội và văn hóa.
Thứ hai, phải kịp thời nhận rõ đồng thời giải quyết hiệu quả trong thực tiễn những
vấn đề mới đang đặt ra trước quyền dân tộc tự quyết và quyền con người, xuất phát từ
thành tựu đã đạt được cũng như phát sinh từ sai lầm, thiếu sót.
Thứ ba, thực hiện quyền dân tộc tự quyết và quyền con người phù hợp với trình độ
phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phù hợp với thể chế
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư, bảo vệ, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, quyền con người ở Việt Nam đi
đôi với tích cực chủ động đối thoại, đấu tranh phản bác các quan điểm, hành động của
tổ chức, cá nhân trong việc xuyên tạc, kích động chống phá chế độ chính trị - xã hội,
vốn là ý nghĩa cốt lõi của quyền tự quyết dân tộc; tăng cường tuyên truyền trong và
ngoài nước về lập trường, quan điểm đúng đắn của Việt Nam trong đảm bảo quyền
dân tộc tự quyết, quyền con người phù hợp với pháp luật Nhà nước và quốc tế.
3.3 Về liên hiệp công nhân các dân tộc
Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền để các cấp, ngành, lực lượng nhận thức sâu sắc về
sự cần thiết phải tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay. Phát huy những
yếu tố tương đồng, tìm ra mẫu số chung của mọi giai cấp, tầng lớp; quy tụ sức mạnh
của các bộ phận cấu thành dân tộc ta nhằm mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa
bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”.
Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và tiếp tục thể
chế hóa các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thứ ba, tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân;
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào
các dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng căn cứ kháng chiến
cũ, các vùng chiến lược, vùng tôn giáo.
Thứ tư, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh
lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai
trái, thù địch, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

5
KẾT LUẬN
Có thể nói, vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc có ý nghĩa quan
trọng và to lớn trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân, trong toàn bộ sự nghiệp cách
mạng Việt Nam. Thành công của việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc chỉ có thể
đạt được dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước và
tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết của toàn dân tộc. Bên cạnh đó, vấn đề dân tộc cũng
đóng vai trò tiên quyết để Việt Nam có thể phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành sứ
mệnh “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”.

Với nhận thức sâu sắc về vấn đề dân tộc, chúng ta – những chủ nhân tương lai
của đất nước, đặc biệt trên cương vị là sinh viên UEH, cần phải luôn phấn đấu, tu
dưỡng đạo đức lối sống của bản thân theo tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh; luôn có tư
tưởng chính trị vững vàng, đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau; đồng thời, ra sức cố
gắng học tập và rèn luyện để trở thành một công dân toàn cầu, đóng góp sức mình vào
sự nghiệp phát triển của nước nhà.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, do GS.TS Hoàng Chí Bảo, GS. TS
Dương Xuân Ngọc, PGS. TS Đỗ Thị Thạch đồng chủ biên
2. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học của Đại học UEH
3. Bình đẳng giữa các dân tộc - Biểu hiện cụ thể của quyền con người ở Việt Nam
4. Quyền dân tộc tự quyết và quyền của các dân tộc thiểu số theo pháp luật quốc tế và
Việt Nam
5. Đảng cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
Chủ nghĩa xã hội (1991), Nxb. Sự thật, Hà Nội

You might also like