You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM

HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: HAI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC


VÀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

GVHD : THẦY TRƯƠNG PHI LONG


SVTH : NGUYỄN ĐỨC KHA
MSSV : 19510501561
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4
1. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA DÂN TỘC 4
1.1. Nghĩa rộng 4
1.2. Nghĩa hẹp 6
2. HAI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI 7
2.1. Hai xu hướng khách quan về phát triển dân tộc 7
2.2. Biểu hiện của hai xu hướng trong phạm vi các quốc gia Xã hội chủ nghĩa
có nhiều dân tộc: 8
2.3. Biểu hiện của hai xu hướng xét trên phạm vi thế giới: 9
2.4 Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác- Lenin 10
2.4.1. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng 10
2.4.2. Các dân tộc có quyền tự quyết 11
2.4.3. Liên hiệp giai cấp công nhân giữa các dân tộc lại 11
3. LIÊN HỆ VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM 11
3.1 Đặc điểm dân tộc Việt Nam 11
3.1.1 Đặc điểm chung 11
3.1.2. Các dân tộc Việt Nam 12
3.2 Hai xu hướng phát triển dân tộc tại Việt Nam 13
3.3 Quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc Việt Nam 14
3.3.1. Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam 15
4. BÀI HỌC CỦA SINH VIÊN 17

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

2
MỞ ĐẦU


Dân tộc là vấn đề mang tính chất thời sự đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì vậy
vấn đề này luôn mang tính lý luận và tính thực tiễn sâu sắc. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay,
vấn đề dân tộc đang có những diễn biến phức tạp đối với toàn cầu nói chung và mỗi quốc gia
nói riêng. Dân tộc là vấn đề nhạy cảm mà các thế lực ngần luôn tìm cách đục khoét nhằm
chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc, khối đại đoàn kết của các
dân tộc trên thế giới nói chung và dân tộc Việt nói riêng.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Điều này được thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục,
văn hóa và truyền thống,... tất cả làm giàu thêm sự đa dạng văn hóa cho đất nước Việt Nam.
Mặc dù có sự khác nhau như vậy, tuy nhiên điểm chung trong quan hệ giữa các dân tộc ở
nước ta là tinh thần đoàn kết, hài hòa dân tộc trong một khối thống nhất. Tinh thần đã dần ăn
sâu vào máu và trở thành một vũ khí lợi hại giúp dân ta vượt qua bao cuộc kháng chiến từ
thuở sơ khai mở đất cho đến ngày nay. Có được điều đó là bởi sự hài hòa, thống nhất giữa
các dân tộc. Lật ngược vấn đề, sẽ như thế nào nếu vấn đề dân tộc không được giải quyết tốt.
Chính vì vậy, quản lý Nhà nước về dân tộc là vấn đề cấp thiết được Đảng và Nhà nước Việt
Nam đặt lên hàng đầu.
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, song song với công
cuộc hiện đại hóa Đất nước, vấn đề đảm bảo hòa bình và ổn định đòi hỏi chúng ta phát huy
cao khối đoàn kết dân tộc để có thể đứng vững và phát triển lâu dài. Các đặc trưng của dân
tộc cũng như mối quan hệ biện chứng giữa hai xu thế phát triển dân tộc sẽ được trình bày
trong bài tiểu luận dưới đây

3
NỘI DUNG

1. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA DÂN TỘC
Theo luật Hộ Tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, “ dân tộc” là một khái
niệm chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh
tế, có ngôn ngữ riêng, có những nét đặc thù về văn hóa.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, định nghĩa dân tộc được quy đinh tại từ điển
luật học xuất bản năm 2010, theo đó quy định dân tộc là cộng đồng chính trị - xã hội, được
hình thành do sự tập hợp của nhiều tộc người có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau
cùng chung sống trên một lãnh thổ nhất định và được quản lý thống nhất bởi một Nhà nước.
Dưới góc độ chủ nghĩa xã hội khoa học, định nghĩa dân tộc là một cộng đồng người có
mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét
văn hóa đặc thù, xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc. Với nghĩa này, dân tộc là một bộ phận của quốc
gia – quốc gia nhiều dân tộc.
Như vậy theo cách hiểu thông thường và theo những kiến thức em đã được học, dân tộc
là hình thức cộng đồng người phát triển cao nhất từ trước đến nay. Khái niệm dân tộc được
dùng theo hai nghĩa:nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
1.1. Nghĩa rộng
Về nghĩa rộng, thứ nhất, dân tộc chỉ một cộng đồng người hình thành và phát triển trong
lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt và kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng
và những nét văn hóa đặc thù, xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc. Với nghĩa này, dân tộc là một bộ
phận của quốc gia – cộng đồng tộc người, ví dụ: dân tộc Kinh, Tày, Nùng, H-mông, Ê Đê,
Khơ Me,...
Thứ hai, dân tộc phải có chung một lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ
chung và có ý thức về sự thống nhất lãnh thổ của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị,
truyền thống, văn hóa và truyền thống đấu tranh chung suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng
nước và giữ nước. Với nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó – quốc gia dân
tộc, ví dụ: Việt Nam, Lào, CuBa,...

4
Hình 1.1: Bản đồ lãnh thổ Việt Nam
(Nguồn: VietnamPlus)
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay khái niệm dân tộc không còn bó hẹp trong biên
giới hữu hình mà mở rộng thành biên giới “mềm”, ở đó yếu tố văn hóa lại chính là mạnh nhất
để phân định ranh giới giữa các quốc gia dân tộc. Có thể lấy ví dụ vào năm 2020, cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài trên 5,3 triệu người và phân bố không đồng đều ở hơn 130
quốc gia. Số lượng Việt Kiều tại Hoa Kỳ chiếm tỉ lệ lớn nhất. Tuy nhiên dù cách biệt về
khoảng cách, cộng đồng kiều bào vẫn phát triển mạnh mẽ và là nguồn lực quan trọng để xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc (Nguồn: Báo Quân Đội Nhân Dân, 22/8/2021).
Thứ ba, một dân tộc thống nhất phải có chung phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây được
xem là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc, là cơ sở để gắn kết các thành viên dân tộc, tạo
nên tính thống nhất, bền vững. Nếu thiếu tính cộng đồng chặt chẽ, bền vững về mặt kinh tế
thì cộng đồng người chưa thể thành dân tộc.
Thứ tư, dân tộc phải có chung một ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp và đó được xem là
một trong những đặc trưng quan trọng nhất để xác định một dân tộc thống nhất.

5
Thứ năm, dân tộc thống nhất phải có chung một nền văn hóa, tâm lý. Điều đó thể hiện
qua tính cách, phong tục, tập quán, lối sống dân tộc, tạo nên bản sắc riêng, độc đáo. Văn hóa
của một dân tộc không thể phát triển nếu không có sự giao lưu văn hóa với dân tộc khác. Tuy
nhiên trong quá trình giao lưu văn hóa, các dân tộc luôn phải có ý thức bảo tồn và phát triển
văn háo của mình, tránh nguy cơ đồng hóa về văn hóa.
Điều cuối cùng và quan trọng nhất, một dân tộc thống nhất phải có chung một nhà nước
(nhà nước dân tộc). Các thành viên cũng như các cộng đồng người trong moojt dân tộc đều
chịu sự quản lý, điều khiển của một nhà nước độc lập. Đây là yếu tố phân biệt dân tộc – quốc
gia và dân tộc – tộc người. Bởi lẽ dân tộc – tộc người trong một quốc gia không có nhà nước
chính trị riêng.
Tất cả các đạc trưng trên gắn bó chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể và có mối quan
hệ nhân quả, kết hợp với nhau một cách chặt chẽ và độc đáo trong lịch sử hình thành và phát
triển dân tộc.
1.2. Nghĩa hẹp
Về mặt nghĩa hẹp, dân tộc là khái niệm chỉ một cộng đồng người hình thành trong lịch
sử, có mối quan hệ chặt chẽ và bền vững, có chung một ý thức tự giác tộc người, ngôn ngữ,
văn hóa. Cộng đồng này xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc, kế thừa và phát triển cao hơn những
nhân tố tộc người của cộng đồng đó. Với nghĩa này, dân tộc người có các đặc trưng như sau:
Thứ nhất, họ có ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết riêng. Đây là tiêu chí cơ bản để phân
biệt các dân tộc với nhau và là vấn đề được cá dân tộc coi trọng và giữ gìn. Việt Nam là một
quốc gia đa dân tộc và đa ngôn ngữ, với 54 dân tộc và khoảng hơn 90 ngôn ngữ khác nhau.
Mỗi cộng đồng dân tộc đều có ngôn ngữ của riêng mình, trong đó họ sử dựng tiếng Việt làm
ngôn ngữ giao tiếp chung.
Thứ hai, họ là cộng chỉnh thể về văn hóa. Các giá trị văn hóa đó chính là vật thể và phi
vật thể ở mỗi tộc người. Qua đó phản ánh rõ nét về truyền thống, phong tục, tập quán, tín
ngưỡng, tôn giáo của tộc người đó. Ngày nay, trong xu thế giao lưu văn hóa song mỗi dân tộc
vẫn có những cách để giữ cho bản sắc của dân tộc mình không bị mai một.
Cuối cùng đó vẫn là ý thức tự giác của tộc người. Đặc trưng nổi bật ở các dân tộc là họ
luôn ý thức về nguồn gốc, tộc danh của mình, khẳng định sự tồn tại và phát triển dù cho có
những tác động làm thay đổi địa bàn, cư trú, lãnh thổ hay ảnh hưởng của giao lưu kính tế, văn
hóa,...
Có thể nói, hai cách hiểu về dân tộc, tuy không đồng nhất nhưng lại gắn bó mật thiết với

6
nhau, đặt trong mối quan hệ ràng buộc, không tách rời. Đó là lý do vì sao khi chúng ta nhắc
đến dân tộc Việt Nam thì không thể bỏ qua 54 cộng đồng tộc người. Ngược lại, khi nahwsc
đến 54 cộng đồng tộc người ở Việt Nam thì phải gắn liền với sự hình thành và phát triển dân
tộc Việt Nam.

2. HAI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI


2.1. Hai xu hướng khách quan về phát triển dân tộc
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản trong thời kì độc quyền, Leenin đã phát hiện ra hai xu
hướng khách quan của phong trào dân tộc:
Xu hướng thứ nhất( xu hướng tách ra): do sự thức tỉnh, trưởng thành của ý thức dân tộc
mà các cộng đồng cư dân muốn tách ra để xác lập các cộng đồng dân tộc độc lập. Trong thời
kì tư bản chủ nghĩa, ở các quốc gia gồm nhiều cộng đồng dân cư có nguồn gốc tộc người khác
nhau. Khi mà các tộc người đó có sự trưởng thành về ý thức dân tộc, ý thức về quyền sống
của mình, các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra thành lập các dân tộc độc lập. Bởi lẽ họ hiểu
rằng, chỉ trong cộng đồng độc lập, họ mới có quyền quyết định vận mệnh của mình mà quyền
cao nhất là quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển. Trong thực tế, biểu
hiện của xu hướng này là kích thích đời sống và phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc,
thành lập các quốc gia độc lập có chính phủ, hiến pháp, thị trường,... phục vụ cho sự phát
triển của của chủ nghĩa tư bản...Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư
bản và vẫn còn tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Ví dụ: cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Singapore vào Liên bang Mã Lai được tiến
hành vào năm 1962, đưa Singapore trở thành một thành viên của bang Malaysia cùng với
Malaya, Sabah và Sarawak với vị thế một bang có quyền tự trị vào tháng 9 năm 1963.
Singapore bị trục xuất khỏi liên bang vào ngày 7/8/1965 sau những bất đồng về quan điểm
chính trị chính phủ liên bang và hội đồng liên bang tại Kuala Lumpur. Singapore được độc
lập hai ngày sau đó, vào 9/8/1965, sau này trở thành ngày Quốc kahnhs của Singapore.
Malaysia là nước đầu tiên công nhận nền độc lập của Singapore.

Xu hướng thứ hai (xu hướng liên kết): các dân tộc trong từng quốc gia, các dân tộc ở
nhiều quốc gia liên hiệp lại với nhau, liên kết lại để phát triển. Khi dân tộc ra đời gắn liền với
sự mở rộng và tăng cường mối quan hệ kinh tế, xóa bỏ sự ngăn cách giữa các dân tộc, từ đó
hình thành nên một thị trường thế giới. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa

7
học, công nghệ, giao lưu kinh tế và văn hóa trong xã hội tư bản đã làm xuất hiện nhu cầu xóa
bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau hơn vì lợi ích
chung. Ví dụ: sự hình thành liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh trên thế giới, phát
triển các mối quan hệ hữu nghị, tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước dựa trên cơ sở tôn
trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
Trong điều kiện của chủ nghĩa đế quốc, hai xu hướng vận động gặp nhiều trở ngại. Với
khát vọng được sống độc lập, tự do bị chính sách xâm lược của chủ nghĩa đế quốc xóa bỏ.
Chính sách xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đã biến hầu hết các dân tộc nhỏ bé hoặc còn đang
ở trình độ lạc hậu thành thuộc địa và phụ thuộc vào nó. Xu hướng các dân tộc xích lại gần
nahu trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng bị chủ nghĩa đế quốc phủ nhận. Thay vào đó họ áp
đựat lập ra những khối liên hiệp nhằm duy trì áp bức, bóc lột đối với các dân tộc khác, trên
cơ sở cưỡng bức và bất bình đẳng.
Từ đó, chủ nghĩa Mác Lê Nin cho rằng, chỉ trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, khi chế độ
người bóc lột người bị xóa bỏ thì tình trạng dân tộc này bị áp bức, đô hộ các dân tộc khác mới
có thể được xóa bỏ. Và cũng chính từ lúc ấy, hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân
tộc mới có điều kiện để thể hiện đầy đủ. Quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là
sự quá độ lên một xã hội thực sự tự do, bình đẳng, đoàn kết hữu nghị giữa người và người
trên thế giới.
Trong thời đại ngày nay, hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc đang tiếp tục
phát triển với những biểu hiện hết sức phong phú và đa dạng.
2.2. Biểu hiện của hai xu hướng trong phạm vi các quốc gia Xã hội chủ nghĩa có nhiều
dân tộc:
Khi nói đến các quốc gia Xã hội chủ nghĩa có nhiều dân tộc, như chúng ta đã biết: “ Ở
một số nước phương Đông, đặc biệt do sự thúc đẩy của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ
nước, dân tộc đã được hình thành trước khi chủ nghĩa tư bản được xác lập”. Điều này có nghĩa
là, khái niệm dân tộc đã được hình thành từ rất lâu, tuy nhiên còn kém phát triển và ở dạng
phân tán. Qua lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, các quốc gia xã hội chủ nghĩa vừa
phải gìn giữ văn hóa lâu đời của mình, vừa phải chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Vì vậy, xu
hướng thứ nhất biểu hiện trong sự nỗ lực của từng dân tộc để đi tới sự tự chủ và phồn vinh
của dân tộc mình. Xu hướng thứ hai tạo nên sự thúc đẩy mạnh mẽ để các dân tộc trong cộng
đồng quốc gia xích lại gần nhau hơn, hòa hợp với nhau ở mức độ cao hơn trong mọi lĩnh vực
của đời sống.

8
Như vậy có thể thấy rằng về mặc bản chất, hai xu hướng này phát huy tác động cùng
chiều, bổ sung, hỗ trợ cho nhau và diễn ra trong từng dân tộc, trong cả cộng đồng quốc gia và
đến tất cả các quan hệ dân tộc. Sự xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa các
dân tộc sẽ tạo điều kiện cho từng dân tộc đi nhanh hơn tới sự tự chủ và phần vinh. Bởi lẽ,
chính sự vận động đó sẽ tạo điều kiện cho dân tộc đó có thêm những điều kiện vật chất và
tinh thần để hợp tác chặt chẽ hơn với các dân tộc anh em, đồng thời nó cho phép mỗi dân tộc
không chỉ sử dụng tiềm năng của các dân tộc mình mà còn có sự gắn kết hữu cơ với tiềm năng
của các dân tộc anh em trong một nước để tiến lên phía trước. Sự xích lại gần nhau giữa các
dân tộc trong cùng một quốc gia có nghĩa là những tinh hoa, những giá trị của các dân tộc đó
thâm nhập vào nhau, bổ sung, hòa quyện vào nhau để tạo thành những giá trị chung. Tuy
nhiên, sự hòa quyền đó không xóa bỏ sắc thái của từng dân tộc, không xóa nhòa những đựac
thù của từng dân tộc, hòa hợp nhưng không hòa tan, ngược lại còn góp phần giữ gìn và phát
huy những tinh hoa, bản sắc của từng dân tộc. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, cả hai xu hướng
trên đều loại trừ các tư tưởng và hành vi kì thị dân tộc, chia rẻ dân tộc, tự ti dân tộc, dân tộc
hẹp hòi, xung đột dân tộc.
Ví dụ: Cùng tọa lạc tại bán đảo Đông Dương, Việt Nam, Lào, Campuchia cùng có vị trí
địa lý thuận lợi, trung tâm nối liền các châu lục và tiếp giáp biển Đông. Do có những điều
kiện thuận lợi về mặt vị trí địa lý, nét tương đồng về văn hóa, tôn giáo, chính trị, Việt Nam,
Lào, Campuchia cùng trải qua giai đoạn lịch sử đau khổ khi bị thực dân Pháp đô hộ. Chính vì
hiểu được hoàn cảnh của lẫn nhay, ba nước đã tự động xích lại gần nhau dựa trên cơ sở bình
đảng, tự nguyện, điều mà giúp cả ba cùng đi nhanh đến sự phồn thịnh. Minh chứng rõ ràng
nhất là sự thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng vào ngày 17/6/1929. Với những đường lối,
tuyên ngôn và điều lệ đúng đắn, Đảng đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động
ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung là thực dân Pháp, từng bước thực hiện cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ.
2.3. Biểu hiện của hai xu hướng xét trên phạm vi thế giới:
Về xu hướng thứ nhất, có thể tóm gọn đơn giản rằng, độc lập tự chủ đang dần trở thành
xu hướng khách quan, chân lý thời đại. Thời đại ngày nay là thời đại các dân tộc bị áp bức
vùng dậy, xóa bỏ ách đô hộ của chủ nghĩa đế quốc và giành lấy sự tự quyết điịnh vận mệnh
của dân tộc mình, bao gồm quyền tự lựa chọ chế độ chính trị và con đường phát triển dân tộc,
quyền bình đẳng với các dân tộc khác. Đây là một trong những mục tiêu chính trị chủ yếu của
thời đại – mục tiêu độc lập dân tộc.

9
Xu hướng này biểu hiện trong các phong trào giải phóng dân tộc, trở thành sức mạnh
chống chủ nghĩa đế quốc và chính sách chủ nghĩa thực dân mới dưới mọi hình thức. Sự kiện
mười ba thuộc địa chống lại thực dân Anh đánh dấu quyền độc lập tự chủ của Mỹ vào năm
1776, cuộc kháng chiến giành độc lập cho Ấn Độ của Mahatma Gandi được sự ủng hộ của
hàng triệu người dân. Xu hướng này cũng biểu hiện trong cuộc đấu tranh của các dân tộc nhỏ
bé đang là nạn nhân của sự kì thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, đang bị coi là đối tượng của
chính sach đồng hóa cưỡng bức ở nhiều nước tư bản. Một ví dụ điển hình khác cho xu hướng
tách ra của các dân tộc trên thế giới đến từ sự tan rã của 14 nước Liên bang Xô viết trong
những năm đầu của thập niên 1980. Vào ngày 26/12/1991, nhà nước Liên Xô chính thức kết
thúc sự tồn tại bởi quyết định của Hội đồng tối cao Xô Viết sau hòa ước Belavezha.

Hình 1.2: 14 nước Liên Xô cũ ( trái), Nước cộng hòa Crimea (phải)
Về xu hướng thứ hai, các dân tộc ngày nay có xu hướng xích lại gần nhau hơn để trở lại
hợp nhất thành một quốc gia thống nhất theo nguyên trạng đã được hình thành trong lịch sử.
Các dân tộc có những lợi ích mang tính khu vực, dựa trên yếu tố gần nhau về mặt địa lý, giống
nhau về môi trường thiên nhiên, có điểm tương đồng về mặt văn hóa, trùng nhau về lịch sử
và hiện tại trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung bên ngoài. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại
Tây Dương ( NATO) là một liên minh chính trị, bao gồm Mỹ và các quốc gia châu Âu hai
bên bờ Đại Tây Dương, phòng thủ chung khi bị tấn công bởi bên ngoài. Liên minh kinh tế -
chính trị châu Âu EU bao gồm 27 quốc gia thành viên châu Âu đã nhanh chóng phát triển hữu
ích kể từ khi thành lập năm 1993. mạng dân tộc dân chủ.
2.4 Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác- Lenin
2.4.1. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dân tộc. Điều này
có nghĩa là: các dân tộc dù lớn hay nhỏ (kể cả các bộ tộc và chủng tộc) không phân biệt trình
độ cao thấp đều có quyền và nghĩa vụ như nhau, không dân tộc nào có đặc quyền đặc lợi và
10
đi áp bức các dân tộc khác.
Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, pháp luật phải bảo vệ quyền bình đẳng giữa các
dân tộc, từng bước khắc phục về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc. Trên phạm vi giữa
các quốc gia, dân tộc đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh
chống nạn phân biệt chủng tộc, xây dựng một trật tự kinh té mới, chống áp bức, bóc lột của
các nước phát triển và chậm phát triển.
2.4.2. Các dân tộc có quyền tự quyết
Quyền tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của dân tộc mình,
quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc
lập và quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.
2.4.3. Liên hiệp giai cấp công nhân giữa các dân tộc lại
Đây là tư tưởng cơ bản và quan trọng trong cương lĩnh dân tộc của Leenin, nó phản ánh
bản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự nghiệp giải phóng dân tộc với sự
nghiệp giải phóng giai cấp, đảm bảo cho dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi.
Đây là cơ sở vững chắc để đoàn kết nhân dân lao động trong các dân tộc để chống chủ
nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, nội dung liên hiệp giai cấp công
nhân giữa tất cả các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành một
chỉnh thể.
3. LIÊN HỆ VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM
3.1 Đặc điểm dân tộc Việt Nam
3.1.1 Đặc điểm chung
Dân tộc Việt Nam được hình thành sớm trong lịch sử, gắn bó với như cầu dựng nước và
giữ nước, quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm và cải tạo thiên nhiên, bảo vệ nền văn
hóa dân tộc. Lịch sử đã chứng minh rằng, từ hàng nghìn năm trước, đất nước ta đã có hình
hài, ngôn ngữ, nên kinh tế, nhà nước, pháp luật, nền văn hóa thống nhất. Từ thời sơ sử, Việt
Nam là nơi tụ cư của nhiều thành phần cư dân, thuộc các bộ lạc khác nhau. Các cư dân đó là
chủ nhân của văn minh nông nghiệp ( kinh tế sản xuất, trồng trọt chăn nuôi, đánh cá, làm thủ
công...), thoát dần cuộc sống săn bắt, hái lượm ( kinh tế chiếm đoạt...) tiến tới cuộc sống định
cư. Kết quả khảo cổ học cho thấy, ở các khu vực khác nhau trên đất nước ta xuất hiện các nền
văn hóa tiền sử, phản ánh tính đa dạng, thống nhất của các nhóm cư dân buổi dầu của lịch sử
dân tộc. Trên cơ sở đấu tranh, thích ứng với tự nhiên và chống kẻ thù xâm lược từ bên ngoài
để sinh tồn, những cư dân khác nhau về nguồn gốc, tiếng nói, tập quán và văn hpas- tiền thân

11
của nhiều thành phần dân tộc hiện nay ( trong đó có dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số) đã
ý thức quần tụ nhau lại, cố kết trong một cộng đồng dân tộc quốc gia. Việc hình thành dân
tộc cũng như việc hình thành nhà nước đều bắt nguồn từ nhu cầu chống thiên tai và giặc ngoại
xâm. Chính đặc trưng này đã tạo nên những nét độc đáo trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
3.1.2. Các dân tộc Việt Nam
Các dân tộc ở Việt Nam có sự chênh lệch lớn về dân số. Theo số liệu năm 2019, Việt
Nam có 54 dân tộc, trong đó, dân tộc Kinh chiếm 82.085.826 người, chiếm 85,3% dân số cả
nước. 53 dân tộc thiểu số và thiểu số rất ít người chỉ có 14.123.158, chiếm 14,7% dân số cả
nước. Tỉ số dân giữa các dân tộc có sự chênh lệch lớn, có dân tộc chỉ có 1 triệu người (Tày,
Thái, Mường, H’mông...) nhưng có dân tộc chỉ có vài trăm ( Si La, Pu Péo, Rơ măm,...)
THỜI ĐIỂM THỐNG
STT DÂN TỘC DÂN SỐ TỈ LỆ (%)

1 Kinh 82.085.826 01/04/2019 85,3%
Các dân tộc thiểu số còn
2 14.123.158 01/04/2019 14,7%
lại
TỔNG 96.208.984 01/04/2019 100%
Bảng 3.1.2: Sự chênh lệch về dân số Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Các dân tộc Việt Nam ở một số vùng nhất định cư trú tập trung. Song nhìn chung thì họ
sống xen kẽ và không có lãnh thổ riêng biệt nhưu một số nước trên thế giới. Cụ thể, dân tộc
Kinh thường sống ở vùng đồng bằng, ven biển và trung du, các dân tộc miền núi thường sống
chủ yếu ở miền núi và vùng cao. Ở miền núi thì ta thấy rằng không có tỉnh nào chỉ có một dân
tộc cư trú. Nhiều tỉnh có tới 20 dân tộc cư trú như Lai Châu, Lào Cai,..Phần lớn các huyện
đều có trên 5 dân tộc cư trú. Về tình trạng phân tấn tán, xen kẽ này tuy còn tạo sự nảy sinh về
mâu thuẫn trong phong tục tập quán những cũng là cơ hội tốt để các dân tộc tăng cường hiểu
biết nhau, hào hợp và giảm sự chênh lệch về trình độ kinh tế văn hóa.
Có một điểm đáng lưu ý là mặc dù chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (14,7%) dân số cả nước, nhưng
53 dân tộc Việt Nam lại cư trú trên ¾ diện tích lãnh thổ ở những vị trí trọng yếu của quốc gia
về kinh tế, an ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái. Đó là các vùng trọng yếu như vùng
biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa của đất nước. Một số dân tộc có quan hệ dòng tộc với
các dân tộc ở các nước láng giềng và khu vực: dân tộc Thái, dân tộc Khmer, dân tộc Hoa,...
Do vậy, các thế lực phản động thường dùng vấn đề dân tộc để chống phá Cách mạng Việt
Nam.
Về phương diện xã hội, các dân tộc Việt Nam có trình độ phát triển không đồng đều. Về

12
phương diện kinh tế, các dân tộc thiểu số của dân tộc Việt Nam phát triển không đồng đều.
Tuy nhiên thì đại bộ phận dân tộc Việt Nam đã chuyển sang phương thức sản xuất tiến bộ,
tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước. Tuy vậy, vẫn còn một số dân tộc vẫn còn
duy trì kinh tế chiếm đoạt, dựa vào khai thác tự nhiên. Về văn hóa thì trình độ dân trí, trình
độ chuyên môn kĩ thuật của nhiều dân tộc thiểu số còn thấp.
Dựa vào bảng 3.1.3, có thể nhận thấy chỉ số xếp hạng khu vực Trung du và Miền núi
Bắc Bộ ( Vùng TD&MNBB 14 tỉnh) thuộc mức thấp nhất cả nước. Đây là vùng có phần lớn
các dân tộc thiểu số sinh sống. Nguyên nhân là do ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình chia cắt ít có sự giao lưu, trao
đổi hàng hóa nên việc sản xuất và hòa nhập còn gặp nhiều khó khăn. Vậy nên muốn thực hiện
bình đẳng dân tộc, cần dần xóa bỏ khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các dân tộc,
văn hóa, xã hội

Bảng 3.1.3: Bảng xếp hạng giữa các vùng năm 2018
(Nguồn: Diễn đàn trí thức Susta.vn)
3.2 Hai xu hướng phát triển dân tộc tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hai xu hướng thống nhất biện chứng với nhau, có sự tác động qua lại, hỗ
trợ cho nhau nhưng sẽ để lại hậu quả tiêu cực, khó lường nếu vi phạm mối quan hệ biện chứng

13
này. Về xu hướng thứ nhất, có thể thấy rõ nhất ở Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945. Đây
là cuộc cách mạng vĩ đại của lịch sử nước nhà dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước
đã đoàn kết, anh dũng đứng lên đấu tranh đạp tan ách thống trị của đế quốc và phong kiến,
giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân ta đã hoàn
toàn được giải phóng: đã phá tan xiềng xích nô lệ thực dân, đạp đổ các chế độ thối nát của
vua quan phong kiến, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Từ đó làm chủ nước
ta. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là đỉnh cao và là tấm gương cho các dân tộc nhỏ bé,
bị áp bức dám đứng dậy chiến đấu.
Về xu hướng thứ hai, trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã chủ động tham gia các tổ
chức Quốc tế như: Liên Hiệp Quốc (20/9/1977), Asean (28/7/1995), diễn đàn hợp tác kinh tế
châu Á – Thái Bình Dương (14/11/1998), ... Việc gia nhập các tổ chức ấy là trọng tâm, động
lực, đòn bẩy để phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa xã hội.
Hiện nay hai xu hướng trên diễn ra khá phức tạp trên phạm vi từng quốc gia và toàn thế
giới, thậm chí nó bị lợi dụng vào mục đích chính trị nhằm thực hiện chiến lược “ diễn biến
hòa bình”. Đặc biệt, tại Việt Nam, các thế lực thù địch coi việc lợi dụng vấn đề dân tộc với
chiến lược “diễn biến hòa bình” là một trọng điểm với mục tiêu loại trừ vai trò lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ chủ nghĩa xã hội, phá vỡ khối đại đoàn kết của dân
tộc, quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh là chúng ta cần nhận thức đúng
và khơi dậy những tiềm năng to lớn ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi để phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, làm cơ sở vững chắc thực hiện bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết,
giúp nhau cùng phát triển.
3.3 Quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc Việt Nam
Trong thời đại ngày nay, Đảng khẳng định vấn đề dân tộc là vấn đề cốt lõi, có vị trí
chiến lược đặc biệt quan trọng trong cách mạng nước ta. Cụ thể, tại Đại hội lần thứ VIII, Đảng
khẳng định: “Vấn đề đoàn kết dân tộc luôn có vị trí quan trọng trong sự nghiệp cách mạng”.
Đặc biệt, tại hội nghị Trung ương khóa IX nhấn mạnh: “Vấn đề đoàn kết dân tộc là vấn đề
chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời là vấn đề cấp bách của Cách mạng Việt Nam”. Các tế
bào của xã hội, mỗi gia đình, mỗi dân tộc cần đoàn kết, tương trợ, cùng nhau phát triển, phấn
đấu đạt được sự thắng lợi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, kiên quyết đấu tranh với các âm mưu nhằm chia rẽ dân tộc.

14
3.3.1. Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam
Quán triệt tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lenin về vấn đề bình đẳng dân tộc, Đảng ta đặc
biệt quan tâm việc thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam. Địa bàn cư trú của đồng bào dân
tộc thiểu số chủ yếu là ở miền núi, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt nên có sự
chênh lệch về trình độ phát triển của các dân tộc ở nước ta. Vì vậy, trước hết, Đảng ta khẳng
định vấn đề then chốt và quan trọng nhất trong thực hiện bình đẳng dân tộc Việt Nam là thu
hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các dân tộc hiện nay. “ Chính sách dân tộc của Đảng là thực
hiện triệt để quền bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để
xóa bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa dân tộc ít người và dân tộc
đông người, đưa miền núi tiến kịp miền xui, vùng cao tiến kịp vùng thấp, làm cho tất cả dân
tộc đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đều phát triển về mọi mặt, đoàn kết giúp nhau cùng
tiến bộ, cùng nhau làm chủ tập thể Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” . Trên cơ sở kế thừa
quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã chủ trương: “ Để
thực hiện trên thực tế quyền bình đẳng giữa các dân tộc, một mặt, pháp luật phải bảo đảm
quyền bình đẳng đó, mặt khác, phải có chính sách và tạo điều kiện để nhân dân các dân tộc
miền núi vươn lên mạnh mẽ, phát triển kinh tế, văn hóa, từng bước nâng cao năng suất lao
động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, coi trọng đào tạo cán bộ người
dân tộc, tôn trọng và phát huy những phong tục tập quán và truyền thống văn hóa tốt đẹp của
các dân tộc”. Đảng ta khẳng định xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, ghi nhận đầy đủ
quyền của đồng bào dân tộc thiểu số là giải pháp quan trọng để thúc đẩy bình đẳng dân tộ.
Bên cạnh đó, việc quan tâm, ưu tiên phát triển kinh tế, xã hội miền núi, vùng dân tộc thiểu số
cũng là một giải pháp để thực hiện bình đẳng dân tộc: “Vấn đề xây dựng kinh tế miền núi là
một bộ phận khăng khít của chính sách dân tộc của Đảng ta trong giai đoạn mới của cách
mạng. Nó đảm bảo cho dân tộc miền núi dần tiến kịp miền xuôi, cho các dân tộc thiểu số tiến
kịp dân tộc Kinh, thực hiện đầy đủ sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc. Khi miền núi
còn kém phát triển thì chỉ có sự ưu tiên, đầu tư của Đảng, Nhà nước đối với miền núi, đồng
bào dân tộc thiểu số mới tạo ra sự phát triển nhanh chóng, vượt bậc để đuổi kịp đồng bào dân
tộc đa số, thực hiện mục tiêu tất cả dân tộc đều được ấm no, hạnh phúc. Tập trung, ưu tiên
mọi nguồn lực để phát triển đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện
bình đẳng dân tộc, điều này tiếp tục được Đảng ta khẳng định trong Đại hội XII: “ tạo sự
chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc
thiểu số, nhất là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, tây duyên hải miền Trung” .

15
Đảng ta cũng đã nhận thức được việc thực hiện bình đảng dân tộc phải toàn diện trên tất
cả các lĩnh vực và xác định những nhiệm vụ trọng tâm trong từng lĩnh vực cụ thể. Bình đẳng
trong chính trị là tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số được tham gia chính quyền và
các cơ quan quyền lực Nhà nước để họ có đại diện của mình. “ Để thực hiện đầy đủ các
nguyên tắc các dân tộc bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, chính quyền ở xã phải gồm đầy
đủ đại biểu các dân tộc trong xã. Từ xã đến tỉnh, tùy theo nhân số các dân tộc ở địa phương
nhiều hay ít mà định số đại biểu các dân tộc đó tham gia chính quyền ( nhưng cũng có khi ở
địa phương có một dân tộc nào đó, tính nhân số thì rất ít, song cũng nên có đại biểu trong
chính quyền để đảm bảo đoàn kết và thi hành chính sách cho khỏi thiên lệch). Đặt nghĩa vụ
đóng góp công bằng cho dân tộc, tuy nhiên không nên máy móc đặt mức nhất loạt mà phải
châm chước đối với các dân tộc trình độ sinh hoạt và giác ngộ còn kém quá”. Đảng ta cũng
chỉ ra những nội dung của bình đẳng dân tộc về mặt kinh tế được xác định là “Mở mang kinh
tế các vùng thiểu số, cải thiện đời sống cho họ, chú trọng tiếp tế những thứ cần thiết cho đời
sống hằng ngày của họ” . Bảo đảm những lợi ích kinh tế và nâng cao đời sống vật chất cho
đồng bào dân tộc thiểu số là nội dung cốt lõi của bình đảng dân tộc về mặt kinh tế. Quyền
bình đẳng giữa các dân tộc về mặt văn hóa là các dân tộc được tự do bảo tồn và phát triển văn
hóa truyền thống, chũ viết của mình, được hưởng các thành quả phát triển văn háo chung của
Đất nước “ Văn háo của mỗi dân tộc được tự do phát triển, tồn tại, tiêngs mẹ đẻ của các dân
tộc sẽ được tự do tồn tại và được bảo đảm .
Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về bình đẳng dân tộc, trong những năm qua,
Đảng và Nhà nước có nhiều chương trình, dự án để phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số như chương trình 134, 135, 30a... Kết cấu hạ tầng miền núi
đã có bước phát triển, đời sống của đồng bào ngày càng được bảo đảm tốt hơn. Việc quan tâm
quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ người dân tộc thiểu số được các cấp ủy chú ý; số lượng,
chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số tham gia vào hệ thống chính trị các cấp ngày càng
tăng. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở vùng miền núi được thực hiện thực chất hơn.
Qua đó, quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được bảo đảm. Chúng ta cũng tạo điều
kiện và hỗ trợ vật chất, nguồn lực để giúp đồng bào bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống của mình. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển giữa
các dân tộc. Đời sống vật chất của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số vẫn thấp hơn mặt
bằng chung, người nghèo đa số là người dân tộc thiểu số, cứ hai người nghèo có một người
dân tộc thiểu số. Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số cũng thấp hơn nhiều so với

16
đồng bào Kinh. Vì vậy, để thực hiện tốt bình đẳng dân tộc, chúng ta cần vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin và bổ sung một số quan điểm phù hợp với thực tiễn nước ta.

4. BÀI HỌC CỦA SINH VIÊN


Thế giới ngày càng phát triển và tiếp tục có nhiều chuyển động sâu rộng, để có thể tiếp
cận, bắt nhịp với toàn cầu thì Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đổi mới, cải cách để tìm
ra xu hướng, chính sách phát triển đúng đắn cho dân tộc. Học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh
lấy chủ nghĩa Mác Lenin làm nền tảng từ đó vận dụng sáng tạo theo căn cứ thực tiễn của Việt
Nam và thế giới để bổ sung tư liệu vấn đề mà các nhà kinh điển ở thời mình không thể có
được để đề ra và thực hiện đường lối, chủ trương đúng đắn.
Đặc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc nước ta là sự đoàn kết dân tộc, hòa hợp
dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở thành truyền thống, sức mạnh và đã trở thành
thử thách trong cuộc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước qua mấy
ngàn năm lịch sử cho đến ngày nay. Trải qua lịch sử chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta đã hình
thành rất sớm và đã trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế độ phong kiến.
Đoàn kết là xu hướng khách quan cố kết các dân tộc trên cơ sở chung lợi ích, có chung vận
mệnh lịch sử, chung một tương lai tiền đồ. Tuy nhiên bên cạnh đó do còn nhiều sự chênh lệch
giữa các dân tộc về kinh tế, giáo dục, vị trí địa lý, văn hóa,... đã gây ra không ít khó khăn cho
Đảng và Nhà nước trong việc tổ chức và gắn kết dân tộc. Đây chính là thách thức luôn đặt ra
cho Nhà nước để thực hiện bình đẳng, đoàn kết dân tộc ở nước ta. Nhận thức được vai trò của
các dân tộc cũng như luôn luôn tôn trọng bản sắc văn hóa, tự do tín ngưỡng riêng của mỗi
dân tộc nên Đảng luôn ưu tiên, quan tâm để họ luôn cảm thấy tự hào về đất nước của mình.
Là một công dân của nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, em đã và đang được truyền đạt
nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu từ chủ nghĩa Mác – Lenin cùng với học tập theo tư tưởng
đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp em nhận thức ra vai trò cũng như nhiệm vụ của
bản thân. Là những lực lượng trẻ của Nhà nước, em luôn sẵn sàng học tập, chung tay bảo vệ,
phát triển dân tộc Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, vươn tầm quốc tế.

KẾT LUẬN

Như vậy, có thể thấy chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta mang tính toàn diện,
tổng hợp, quán xuyến tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, liên quan đến mỗi dân tộc và quan

17
hệ giữa các dân tộc trong cả cộng đồng quốc gia. Phát triển kinh tế, xã hội của các dân tộc là
nền tảng để tăng cường tính đoàn kết và sự bình đẳng của các dân tộc, là cơ sở để từng bước
khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc. Do đó chính sách dân tộc cần
mang tính cách mạng và tiến bộ, đồng thời còn mang tính nhân đạo, bởi vì nó không bỏ sót
bất kì dân tộc nào, không cho phép bất kì tư tưởng khinh miệt, kì thị, chia rẽ dân tộc. Nó tôn
trọng quyền làm chủ của con người và quyền tự quyết của các dân tộc. Mặt khác, nó còn nhằm
phát huy nội lực của mỗi dân tộc kết hợp với sự giúp đỡ hiệu quả của các dân tộc anh em
trong cả nước. Qua đó có thể thấy rằng nhận thức đúng đắn bản chất, nội dung, tính chất của
chính sách dân tộc có ý nghĩa quyết định tới việc định hướng và đổi mới các biện pháp thực
hiện chính sách dân tộc, làm cho chính sách dân tộc đi vào cuộc sống

TÀI LIỆU THAM KHẢO



[1]. Giáo trình Triết học Mác- Lenin, tác giả: GS.TS. Nguyễn Ngọc Long, GS.TS.
Nguyễn Hữu Vui
[2]. Bài giảng 2021- (ĐTT)
[3] ĐCSVN: Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,2004.
[4]. V.I.Lenin: Toàn tập, NXB Tiến Bộ, Mascova,1980
[5]. V.I.Lenin, Bút kí triết học, toàn tập

18

You might also like