You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


KHOA NGÔN NGỮ ANH – TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI

TIỂU LUẬN
BỘ MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Họ và tên SV: Phạm Huỳnh Huyền Trân
MSSV: 31211025524
Mã LHP: 22D1POL51002557
Họ và tên SV: Phạm Huỳnh Huyền Trân
Số TT: 47
MSSV: 31211025524

MỤC LỤC
Câu 1: Phân tích những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác –
Lênin...........................................................................................................................................1
Câu 2: Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, số liệu tin cậy) hãy
phân tích tình hình, đặc điểm của các dân tộc ở Việt Nam...................................................2
1. Tình hình các dân tộc ở Việt Nam...................................................................................2
2. Đặc điểm dân tộc Việt Nam.............................................................................................2
Câu 3: Căn cứ vào Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin và từ tình hình, đặc
điểm trên, hãy đề xuất những giải pháp thiết thực, cụ thể, nhằm thực hiện tốt chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay...............................................................3
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................4
Câu 1: Phân tích những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa
Mác – Lênin.
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin đã được V.I.Lênin nêu ra trên cơ sở tư
tưởng của học thuyết Mác về vấn đề dân tộc; sự tổng kết kinh nghiệm cuộc đấu tranh
của phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Nga; sự phân tích hai xu hướng
khách quan của sự phát triển các dân tộc.
Cương lĩnh dân tộc được Lênin gồm ba nội dung chủ yếu:
Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Quyền bình đẳng là quyền thiêng liêng và là nội dung quan trọng nhất trong
cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin. Các dân tộc, dù đông người hay ít
người, có trình độ phát triển cao hay thấp, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau.
Không có dân tộc nào có quyền áp đặt lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa và ngôn ngữ
lên một dân tộc khác.
Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, để đảm bảo quyền bình đẳng phải khắc
phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc, tạo
điều kiện thuận lợi giữa các dân tộc để cùng phát triển nhanh trên con đường tiến bộ.
Đồng thời, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và quan trọng
hơn là phải được thực hiện trong thực tế.
Quyền bình đẳng dân tộc phải được gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn, chống sự áp bức bóc lột về
kinh tế, đảm bảo tất cả các quốc gia được bình đẳngtrong quan hệ quốc tế.
Các dân tộc được quyền tự quyết
Quyền tự quyết là quyền thiêng liêng nhất của mỗi dân tộc đối với vận mệnh
của dân tộc mình. Quyền tự quyết bao gồm quyền tự do phân lập thành cộng đồng
quốc gia dân tộc độc lập và quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở
bình đẳng để có đủ sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập
chủ quyền và lợi ích dân tộc.
Khi xem xét quyền tự quyết của dân tộc cần đứng vững trên lập trường của giai
cấp công nhân, ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại
những mưu đồ lợi dụng quyền dân tộc tự quyết để can thiệp vào công việc nội bộ và
chia sẽ dân tộc.
Thấm nhuần quan điểm về quyền tự quyết của các dân tộc của chủ nghĩa Mác –
Lênin , Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn thể hiện quan điểm lịch sử cụ thể khi
xem xét và giải quyết vấn đề tự quyết của dân tộc ta. Nội dung quan trọng của quyền
tự quyết là các dân tộc đoàn kết đấu tranh giành độc lập dân tộc và cùng nhau giữ gìn
nền độc lập của Tổ quốc, xây dựng xã hội mưới văn minh, tiến bộ.
Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc.
Đoàn kết giai cấp công nhân của các dân tộc là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh
dân tộc nhằm thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Đoàn kết
giai cấp công nhân của các dân tộc có vai trò quyết định đến quyền xem xét, thực hiện
quyền bình đẳng dân tộc và quyền dân tộc tự quyết. Đồng thời việc thực hiện quyền
bình đẳng và quyền tự quyết cũng tùy thuộc vào sự đoàn kết, thống nhất giai cấp công
nhân các dân tộc trong từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
Chỉ có đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân mới thực hiện được
quyền bình đẳng và quyền tự quyết một cách đúng đắn. Trên cơ sở đó mới đoàn kết
được nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh vì độc lập dana tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội. Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội
1
dungtrong cương lĩnh dân tộc chủ nghĩa Mác – Lênin thành một chỉnh thể, phù hợp
với tinh thân quốc tế nên đã trở thành sức mạnh cực kì to lớn của thời đại.

Câu 2: Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, số liệu tin cậy)
hãy phân tích tình hình, đặc điểm của các dân tộc ở Việt Nam
1. Tình hình các dân tộc ở Việt Nam.
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam với những đặc điểm cơ bản: Nước ta gồm nhiều
thành phần dân tộc khác nhau theo các tiêu chí: Sắc thái văn hóa đặc trưng và có tên
gọi dân tộc (tộc người); có ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) và có ý thức tự giác tộc
người. Mỗi thành phần dân tộc không phải là một tập hợp biệt lập, riêng rẽ về chính trị
- xã hội, mà là một bộ phận cấu thành dân tộc Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Các
thành phần dân tộc có quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều. Các
dân tộc cư trú đan xen nhau, phân tán trên mọi vùng miền của đất nước, không có lãnh
địa riêng của từng dân tộc. Dân số các dân tộc không đều nhau, dân tộc đa số là dân
tộc có số dân đông nhất, các dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số (dân tộc thiểu số). Phần
lớn các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng cao, miền núi, vùng sâu vùng xa là những
nơi mà kết cấu hạ tầng, mặt bằng dân trí còn rất thấp kém so với các vùng khác.

Để hoạch định chính sách dân tộc phù hợp với đặc điểm cơ bản của cộng đồng
các dân tộc, với đặc thù của mỗi vùng miền, của từng đối tượng cụ thể và để chính
sách ban hành ra sớm đi vào cuộc sống, chúng ta đã phân định vùng dân tộc thiểu số
theo điều kiện địa lý tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Việc lựa chọn các
xã đặc biệt khó khăn - vùng nghèo nhất nước để tập trung đầu tư, hỗ trợ theo Chương
trình mục tiêu là sự đổi mới cả về nhận thức và phương pháp xây dựng chính sách dân
tộc. Nếu như trước đây, việc thực hiện chính sách dân tộc thường theo lộ trình “dễ làm
trước, tiến dần đến những vùng khó khăn hơn”, nay đổi lại chọn nơi nghèo khó nhất để
tập trung ưu tiên đầu tư, hỗ trợ. Đổi mới cách làm như vậy đã góp phần rất lớn vào
việc thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu, nghèo (mà cực nghèo phần lớn là ở vùng
dân tộc thiểu số, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa). Với phương châm “Nơi nào
khó khăn hơn, được quan tâm ưu tiên nhiều hơn” (Phương châm này nên đặt thành
nguyên tắc trong công tác dân tộc).Chính sách dân tộc không thể chỉ dừng lại ở những
nguyên lý chung và không thể là những quyết sách áp dụng đồng loạt cho tất cả các
dân tộc ở mọi trình độ phát triển khác nhau trên mọi vùng miền của đất nước.
2. Đặc điểm dân tộc Việt Nam.
Thứ nhất, Có sự chênh lệch về dân số giữa các tộc người
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó, dân tộc kinh chiếm 85,7% dân số, 53 dân tộc thiểu
số còn lại chiếm 14,3% dân số. Tỷ lệ số dân giữa các dân tộc không đồng đều, có dân
tộc có dân số lớn hơn 1 triệu người, nhưng cũng có dân tộc có số dân chỉ vài ba tram
người.
Thứ hai, Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau
Các dân tộc ở Việt Nam không có lãnh thổ tộc người riêng, bởi lẻ, Việt Nam là nơi
chuyển cư của nhiều dân tộc ở khu vực Đông Nam Á. Quá trình đó đã tạo nên bản đồ
cứ trú các dân tộc trở nên phân tán, xen kẽ. Đặc điểm này vừa có mặt thuận lợi nhưng
cũng làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong quá trình phát triển dân tộc.
Thứ ba, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yế ở địa bàn có vị trí
chiến lược quan trọng

2
Các dân tộc thiểu số nước ta chỉ chiếm gần 14,3% dân số cả nước nhưng lại cư trú trên
địa bàn cơ vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh và giao lưu quốc
tế.
Thứ tư, các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển không đều, có sự chênh
lệch lớn về kinh tế, văn háo và xã hội, phần lớn các dân tộc thiểu số còn lạc hậu kinh
tế, văn hóa và xã hội còn ở trình độ thấp.
Thứ năm, các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lấu đời trong
cộng đồng dân tộc.
Thứ sáu, các dân tộc ở Việt Nam có bản sắc văn hóa riêng đã góp phần tạo nên
sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.
Xuất phát từ hình thành đặc trưng cơ bản của các dân tộc Việt Nam, sự phát triển của
các dân tộc ở nước ta chịu sự tác động của xu thế chung của cả cộng đồng, nhưng có
những nét đặc thù nổi bật của từng dân tộc, từng vùng.
Đẳng và nhà nước ta luông luôn quân tâm đến vấn đề chính sách dân tộc, xem xét nó
như là vấn đề chính trị - xã hội rộng lớn và toàn diện gắn liền với các mục tiêu tỏng
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 3: Căn cứ vào Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin và từ tình
hình, đặc điểm trên, hãy đề xuất những giải pháp thiết thực, cụ thể, nhằm thực
hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay
Tăng cường đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em nhằm tăng
cường tính thống nhất và sức mạnh quốc gia trong cuộc xây dựng và phát triển kinh tế
- xã hội đất nước.
Thực hiện quyền chủ trương bình đẳng giữa các dân tộc và quyền dân tộc tự quyết
để tăng tình đoàn kết, thống nhất giai cấp công nhân và giai cấp khác trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam.
Đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân và chủ trưởng của Đảng, của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện quyền bình đẳng và quyền tự quyết
dân tộc nhằm đoàn kết nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội.
Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng trên địa bàn
vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội,
thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; ưu
tiên đầu tư kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung và phát
triển giao thông cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo; công tác dân tộc và thực hiện
chính sách dân tộc là nhiệm vụ của Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành,
của toàn bộ hệ thống chính trị
Đoàn kết nhân dân các dân tộc trong nước đòi hỏi phải liên kết cả ba nội dung
trong cương lĩnh dân tộc của Lênin thành một chỉnh thể, phù hợp với tinh thần quốc tế
nên nhằm tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng nước ta.
Tránh và ngăn chặn kịp thời khuynh hướng lợi dụng chủ trương bình đẳng các dân
tộc của Đảng để chia rẽ, kích động chống phá làm suy yếu sức mạnh quốc gia.
Từ thực tiễn đó, trong thời gian tới để để hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân
tộc, góp phần tạo sự bình đẳng, nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào các dân tộc
thiểu số, nhằm thực hiện được mục tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc
thiểu số bình quân hằng năm giai đoạn 2021-2025 từ 1% - 1,5% và nâng thu nhập bình
quân đầu người đến năm 2025 tăng gấp 2 lần so với năm 2020, tỉ lệ lao động qua đào

3
tạo đến năm 2025 đạt 75% - 80%... đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương phải
thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về thực hiện
chính sách dân tộc cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về các Nghị quyết của Đảng về
vấn đề dân tộc.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn các
dân tộc. Huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm, điều kiện
từng vùng, từng địa phương đảm bảo cho đồng bào dân tộc thiểu số khai thác được thế
mạnh của địa phương nhằm làm giàu cho gia đình và xã hội. Xây dựng kết cấu hạ tầng
mà trước hết là giao thông nông thôn, công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, điện thắp
sáng và các công trình phúc lợi công cộng khác. Phát triển nông lâm nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Khai
thác tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, khoáng sản, danh lam thắng cảnh, các thế
mạnh của từng địa phương trong phát triển kinh tế xã hội.
Thứ ba, thực hiện việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng các dân
tộc nói chung và từng dân tộc nói riêng. Đẩy mạnh xây dựng làng văn hóa, gia đình
văn hóa; xây dựng và đầu tư các trang thiết bị cho các trung tâm sinh hoạt cộng đồng.
Tổ chức nhiều hoạt động lễ hội văn hóa để nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào
dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” trong
việc xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở, đẩy mạnh việc thực hiện phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở.
Thứ tư, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và đẩy mạnh thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu
số, trong đó ưu tiên đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ đối với con em là người dân
tộc thiểu số địa phương, đồng thời phát huy vai trò người uy tín trong đồng bào để
cùng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, tham gia công tác xóa đói giảm
nghèo và theo dõi, giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc.
Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, tin tưởng rằng với trách nhiệm
và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc
của tỉnh cùng sự phối hợp của các sở, ban, ngành và các địa phương, thời gian tới tình
hình kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh sẽ có những bước chuyển
biến mới, phát triển ổn định và bền vững

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] "Giáo trình chủ nghĩa xã hội".


[2] "http://m.mattran.org.vn/to-chuc-thanh-vien/boi-canh-tinh-hinh-phat-trien-vung-
dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-nhung-van-de-dat-ra-trong-doi-moi-chinh-sach-dan-
toc-hien-nay-21092.html," 15 2 2019. [Online].
[3] H. Đăng, "https://tinhuyquangtri.vn/mot-so-giai-phap-nham-thuc-hien-tot-chinh-
sach-dan-toc-trong-tinh-hinh-moi," 14 7 2021. [Online].

You might also like