You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH


TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
🙞🕮🙜

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Giảng viên: TS. GVC Nguyễn Khánh Vân


Lớp học phần: 22D1POL51002568
Phòng học: B1-505
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Ngọc
MSSV: 31211025062

🕮🕮🕮🕮🕮🕮
Chủ nghĩa xã hội khoa học

MỤC LỤC
ĐỀ BÀI...........................................................................................................................2
PHẦN TRẢ LỜI............................................................................................................3
I. CƯƠNG LĨNH DÂN TỘC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN....................3
Khái niệm dân tộc...................................................................................................3
Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin...................................3
ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC VIỆT NAM........................................................................4
Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người.....................................................4
Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau..............................................................................4
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có có vị trí chiến
lược quan trọng.......................................................................................................5
Các dân tộc Việt Nam có trình độ phát triển không đồng đều..............................5
Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời trong cộng đồng
dân tộc - quốc gia thống nhất..................................................................................5
Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng
của nền văn hóa Việt Nam thống nhất...................................................................6
NHỮNG GIẢI PHÁP THIẾT THỰC, CỤ THỂ, NHẰM THỰC HIỆN TỐT
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM...............6
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam........................................6
Những giải pháp thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt
Nam..........................................................................................................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................7

2
Chủ nghĩa xã hội khoa học

ĐỀ BÀI
1. Phân tích cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin ?
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, số liệu tin cậy)
hãy nêu đặc điểm dân tộc Việt Nam.
3. Căn cứ vào cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin và từ đặc điểm
trên, hãy đề xuất những giải pháp thiết thực, cụ thể, nhằm thực hiện tốt chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

PHẦN TRẢ LỜI


I. CƯƠNG LĨNH DÂN TỘC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN.
1) Khái niệm dân tộc.
Cho đến nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có
hai nghĩa được dùng phổ biến:
- Theo nghĩa rộng, dân tộc - quốc gia là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng
người ổn định làm thành nhân dân của một nước, có lãnh thổ riêng, có nền kinh
tế thống nhất, có ngôn ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó
với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa lịch sử lâu dài
dựng nước và giữ nước. Ví dụ dân tộc Ấn Độ, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Việt
Nam,...
- Theo nghĩa hẹp, dân tộc - tộc người là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng tộc
người được hình thành trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có
chung ý thức tự giác tộc người, ngôn ngữ và văn hóa. Ví dụ: Việt Nam là quốc
gia có 54 dân tộc tức 54 cộng đồng tộc người.
2) Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin
2.1. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dân tộc. Các dân
tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là: Các dân tộc lớn hay nhỏ (kể cả Bộ tộc và chủng
tộc) không phân biệt trình độ cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau,
không một dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi và đi áp bức bóc lột dân tộc khác.
- Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải
được pháp luật bảo vệ như nhau; khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển
kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc do lịch sử để lại.
- Trên phạm vi giữa các quốc gia – dân tộc, đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các
dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, gắn với
cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới, chống sự áp bức bóc lột
của các nước tư bản phát triển đối với các nước chậm phát triển về kinh tế.
- Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc
tự quyết và xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.
2.2. Các dân tộc được quyền tự quyết
- Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của
dân tộc mình: quyền tự quyết định chế độ chính trị – xã hội và con đường phát
triển của dân tộc mình; quyền tự do độc lập về chính trị tách ra thành một quốc
gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc; quyền tự nguyện liên hiệp lại với
3
Chủ nghĩa xã hội khoa học

các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi để có sức mạnh chống nguy cơ
xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có thêm những điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển quốc gia – dân tộc.
- Khi giải quyết quyền tự quyết của các dân tộc cần đứng vững trên lập trường của
giai cấp công nhân ủng hộ các phong trào đấu tranh tiến bộ phù hợp với lợi ích
chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Kiên quyết đấu tranh
chống những âm mưu thủ đoạn của các thế lực đế quốc, lợi dụng chiêu bài “dân
tộc tự quyết” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
2.3. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
- Đây là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của Lênin: Nó phản ánh bản
chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp
giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. Nó đảm bảo cho phong trào dân tộc
có đủ sức mạnh để giành thắng lợi.
- Nó quy định mục tiêu hướng tới; quy định đường lối, phương pháp xem xét, cách
giải quyết quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng dân tộc, đồng thời, nó là yếu
tố sức mạnh bảo đảm cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức chiến
thắng kẻ thù của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và
giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
- Đây là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động trong các dân
tộc để đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì
vậy, nội dung liên hiệp công nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả 3 nội dung
của cương lĩnh thành một chỉnh thể.
Tóm lại: “Cương lĩnh dân tộc” của chủ nghĩa Mác – Lênin (của Đảng Cộng sản) là
một bộ phận trong cương lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp; là cơ sở
lý luận của đường lối, chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội
chủ nghĩa
II. ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC VIỆT NAM.
1) Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người.
- Theo kết quả cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Việt Nam có 54 dân
tộc , trong đó, dân tộc người Kinh có 82.085.826 người chiếm 85,3 % dân số cả
nước ; 53 dân tộc thiểu số có 14.123.158 người , chiếm 14,7 % dân số.
- Trong 53 dân tộc thiểu số, 6 dân tộc có dân số trên 1 triệu người là: Tày, Thái,
Mường, Mông, Khmer, Nùng (trong đó dân tộc Tày có dân số đông nhất với 1,85
triệu người); 11 dân tộc có dân số dưới 5 nghìn người, trong đó Ơ Đu là dân tộc
có dân số thấp nhất (428 người).
- Thực tế cho thấy nếu một dân tộc mà số dân chỉ có hàng trăm sẽ gặp rất nhiều
khó khăn cho việc tổ chức cuộc sống, bảo tồn tiếng nói và văn hoá dân tộc , duy
trì và phát triển giống nòi . Do vậy , việc phát triển số dân hợp lý cho các dân tộc
thiểu số , đặc biệt đối với những dân tộc thiểu số rất ít người ở Việt Nam.
2) Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau.
- Các dân tộc ở Việt Nam không có lãnh thổ tộc người riêng, bởi lẽ, Việt Nam là
nơi chuyển cư của nhiều dân tộc ở khu vực Đông Nam Á. Quá trình đó đã tạo
nên bản đồ cư trú của các dân tộc trở nên phân tán, xen kẽ.
- Người Kinh sống ở khắp cả nước, chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du.
Các dân tộc thiểu số cư trú không riêng biệt mà xen kẽ chủ yếu trên các vùng núi,
cao nguyên, biên giới và những vị trí quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
4
Chủ nghĩa xã hội khoa học

- Hiện nay, không có tỉnh, huyện nào chỉ có một dân tộc cư trú. Nhiều tỉnh có trên
20 dân tộc cư trú: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang… Riêng Đắc Lắc có 44 dân tộc
sinh sống.
- Đặc điểm này vừa có mặt thuận lợi nhưng cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong
quá trình phát triển của dân tộc. Một mặt tạo điều kiện để tăng cường hiểu biết,
hòa hợp, hỗ trợ nhau, xích lại gần nhau, dễ dàng giao lưu kinh tế, văn hóa, từ đó
các dân tộc anh em được tạo điều kiện để càng thêm đoàn kết. Tuy nhiên mặt
khác, sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán từng dân tộc, do đó nảy sinh
mâu thuẫn, tranh chấp, tạo cho các thế lực âm mưu xâm chiếm có điều kiện chia
rẽ, gây mất đoàn kết dân tộc.
3) Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có có vị trí chiến
lược quan trọng.
- Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước nhưng chủ yếu cư trú
trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh và
giao lưu quốc tế.
- Đây là địa bàn có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, có hệ thống rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước và bảo vệ bền
vững môi trường sinh thái, ngoài ra miền núi là địa bàn tiềm năng, mang tính
chiến lược, cơ bản cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Một số dân tộc có quan hệ dòng tộc với các dân tộc ở các nước láng giềng và khu
vực . Ví dụ : dân tộc Thái , dân tộc Mông , dân tộc Khơ Me , dân tộc Hoa ... từ
đó tạo điều kiện cho các dân tộc giao lưu kinh tế giữa biên giới hai nước. Tuy
nhiên, các thế lực phản động cũng có cơ hội lợi dụng quan hệ dân tộc để chống
phá cách mạng Việt Nam.
4) Các dân tộc Việt Nam có trình độ phát triển không đồng đều.
- Do những nguyên nhân lịch sử, xã hội và hoàn cảnh tự nhiên nên các dân tộc ở
Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau. Nhiều dân tộc
cư trú trên địa bàn có điều kiện tự nhiên hết sức khó khăn, khắc nghiệt. Ðiều kiện
canh tác nương rẫy không ổn định nên đời sống của đồng bào thường bấp bênh.
Cuộc sống du canh, du cư thường dẫn tới đói nghèo, bệnh tật.
- Tỷ lệ nghèo đa chiều ở vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên cao gấp 2 lần so
với mức trung bình của cả nước. Trong khi tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2016 của
dân tộc Kinh là 6,4%, tỷ lệ này ở một số nhóm dân tộc thiểu số cao hơn nhiều, ví
dụ tỷ lệ của dân tộc H'Mong là 76,2%, Dao 37,5% và Khmer 23,7%.
5) Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời trong cộng đồng
dân tộc - quốc gia thống nhất.
- Trong sự nghiệp cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
truyền thống đoàn kết, thống nhất dân tộc không ngừng được củng cố và phát
triển, tạo nên sức mạnh vĩ đại để chiến thắng thiên tai, chiến thắng thù trong, giặc
ngoài đem lại thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Không kể già trẻ gái, trai, hay dân tộc nào miễn là người dân Việt Nam thì các
anh em dân tộc Việt Nam luôn đoàn kết keo sơn gắn bó một lòng một dạ. Ngày
nay thời bình các dân tộc cùng nhau xây dựng và bảo vệ nền hòa bình dân tộc.
- Đoàn kết dân tộc trở thành truyền thống quý báu của các dân tộc ở Việt Nam , là
một trong những nguyên nhân và động lực quyết định mọi thắng lợi của dân tộc
trong các giai đoạn lịch sử. Tuy vậy, bên cạnh mặt đoàn kết là cơ bản, có nơi, có
lúc vẫn xảy ra những va chạm trong quan hệ dân tộc. Do đó việc tăng cường
5
Chủ nghĩa xã hội khoa học

đoàn kết, nâng cao cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âm mưu và hành động chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ của mỗi người dân Việt Nam.
6) Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng
của nền văn hóa Việt Nam thống nhất.
- Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, tâm lý, lối sống, tín ngưỡng tôn giáo
mang tính đặc thù, tạo nên những sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc, tồn tại
và phát triển trong tính đa dạng và thống nhất của nền văn hóa các dân tộc Việt
Nam.
- Văn hoá Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạng. Cùng với nền văn hóa cộng
đồng, mỗi dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt lại có đời sồng văn hóa
mang bản sắc riêng, góp phần làm phong phú thêm nên văn hóa của cộng đồng.
Rất nhiều bản sắc văn hóa tạo thành nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc làm
phong phú cho nền văn hóa dân tộc nước nhà.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP THIẾT THỰC, CỤ THỂ, NHẰM THỰC HIỆN
TỐT CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT
NAM.
1) Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
1.1. Về chính trị:
- Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Các dân tộc
không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều ngang
nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội
và được bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật.
1.2. Về kinh tế:
- Thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội các dân tộc thiểu số. Nhà nước
có trách nhiệm giúp các dân tộc có kinh tế chậm phát triển để cùng đạt được trình
độ phát triển chung với các dân tộc khác trong cả nước.
1.3. Về văn hóa:
- Bảo đảm việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc. Các dân tộc
có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những
phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình.
1.4. Về xã hội:
- Thực hiện các chính sách xã hội đối với các dân tộc, đặc biệt là dân tộc thiểu số.
Phát huy hệ thống chính trị cơ sở và các tổ chức chính trị - xã hội ở vùng dân tộc
thiểu số.
1.5. Về an ninh quốc phòng:
- Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, cùng các đồng bào dân tộc thiểu số giữ an
ninh quốc phòng, đảm bảo ổn định chính trị, thực hiện tốt an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội và quốc phòng toàn dân.
2) Những giải pháp thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt
Nam.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, đặc biệt là đối với dân tộc thiểu
số. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền và Nhân dân trong thực
hiện công tác dân tộc; hiểu rõ vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn của vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi cũng như các chính sách dân tộc nhất quán của
Đảng và Nhà nước.
6
Chủ nghĩa xã hội khoa học

- Xây dựng cơ chế chính sách, giải pháp ưu tiên huy động các nguồn lực (vốn
ODA, vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài) để thực hiện các mục tiêu
Chiến lược công tác dân tộc đề ra. Nghiên cứu các chính sách ưu đãi để huy động
các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính vi mô trong việc triển khai các gói
tín dụng, bảo hiểm vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, phát huy ý chí nỗ lực
thoát nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan, trong đó
sớm xây dựng và ban hành Luật Dân tộc để đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và nhiệm vụ công tác dân tộc trong giai
đoạn mới.
- Đề xuất các chính sách đặc thù để khuyến khích, thu hút và hỗ trợ các tổ chức, cá
nhân đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi. Phát triển sản xuất hàng hoá phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân
tộc. Khuyến khích đồng bào các dân tộc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa
phương, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021 - 2030, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra.
- Xây dựng cơ chế huy động nguồn lực, đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP) trong
phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi,
hệ thống thông tin liên lạc, các cơ sở giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học

7
Chủ nghĩa xã hội khoa học

2. Khoa Khoa học xã hội, Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa
học.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 10 NQ/CP-2022, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
4. Kết quả toàn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Tổng cục thống kê,
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/11/ket-qua-toan-bo-
tong-dieu-tra-dan-so-va-nha-o-nam-2019/
5. Đại gia đình các dân tộc Việt Nam, Trang tin điện tử Ủy ban Dân tộc,
http://web.cema.gov.vn/modules.php?name=Content&mcid=122#:~:text=Do
%20nh%E1%BB%AFng%20nguy%C3%AAn%20nh%C3%A2n%20l
%E1%BB%8Bch,%2C%20v%C3%B9ng%20xa%2C%20v%C3%B9ng
%20cao.
6. Đặc điểm của dân tộc Việt Nam hiện nay, Nguyễn Văn Phi,
https://luathoangphi.vn/dac-diem-cua-dan-toc-viet-nam-hien-nay/.

You might also like