You are on page 1of 5

Trương Tấn Lộc STT: 32

THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
1. Phân tích cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin
a. Khái niệm dân tộc
Dân tộc là sản phẩm của một quá trình lâu dài trong xã hội loài người. Trước khi
loài người xuất hiện, đã có nhiều hình thức cộng đồng khác nhau, từ thấp đến cao như
thị tộc, bộ lạc và bộ tộc. Đến nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau, trong đó có hai cách hiểu thông dụng nhất.
Thứ nhất, dân tộc là một cộng đồng người có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ
riêng và đặc điểm văn hóa riêng, có mối liên hệ chặt chẽ và lâu dài, hình thành sau bộ
lạc, bộ tộc. Với cách hiểu đầu tiên, dân tộc là một bộ phận của quốc gia - quốc gia
nhiều dân tộc.
Thứ hai, dân tộc là sự thống nhất về lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế, ngôn ngữ
chung. Ngoài ra dân tộc còn là một cộng đồng người gắn kết nhau bởi lợi ích chính trị,
kinh tế, truyền thống, văn hóa và truyền thống chiến đấu trong quá trình lịch sử lâu dài
dựng nước và giữ nước. Với cách hiểu dân tộc theo nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân
dân của quốc gia đó - quốc gia dân tộc.
b. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin:
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin gồm có ba nội dung chủ yếu: các
dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc có quyền tự quyết; đoàn kết giai cấp công
nhân các dân tộc trong cuộc đấu tranh xoá bỏ áp bức dân tộc và xây dựng mối quan hệ
giữa các dân tộc.[1]
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
Đây là phần nội rất quan trọng của cương lĩnh. Bình đẳng giữa các dân tộc, đặt lên
đầu tiên là xóa bỏ tình trạng dân tộc này áp đặt ách nô lệ cho dân tộc khác trên cơ sở
loại bỏ các vấn nạn giai cấp này áp bức giai cấp khác. Tiến thêm một bước nữa dần
dần khắc phục tình trạng bất bình đẳng trong sự phát triển của các dân tộc và tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhóm dân tộc kém phát triển, với sự nỗ lực của chính mình kết
hợp sự giúp đỡ của các dân tộc anh em để chuyển mình vươn lên hết tốc lực trên con
đường tiến bộ. Các dân tộc bình đẳng toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,...
thực hiện một cách đíc thực trong cuộc sống.
- Các dân tộc có quyền tự quyết
Quyền tự quyết là khi mỗi quốc gia tự kiểm soát vận mệnh của mình. Nói cách
khác, quyền quyết định chế độ chính trị - xã hội và con đường phát triển của dân tộc
mình; quyền tự do độc lập về chính trị được phân tách thành một quốc gia dân tộc độc
lập vì lợi ích của các dân tộc, quyền tự nguyện liên kết với các dân tộc khác trên cơ sở
bình đẳng, cùng có lợi để có sức mạnh chống lại nguy cơ ngoại xâm, giữ vững độc lập,
chủ quyền, có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển quốc gia, dân tộc.
Đối với quyền dân tộc tự quyết, phải đứng vững lập trường của giai cấp công nhân
và ủng hộ các phong trào đấu tranh tiến bộ theo giai cấp công nhân và quyền lợi chính
đáng của người lao động. Kiên quyết đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn của các
thế lực đế quốc, can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước với chiêu bài “dân tộc tự
quyết”.
- Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc trong cuộc đấu tranh xoá bỏ áp bức
dân tộc và xây dựng mối quan hệ mới giữa các dân tộc.
Đây là tư tưởng cơ bản về cương lĩnh dân tộc của Đảng cộng sản. Ở đây phản ánh
tính chất quốc tế của phong trào lao động, phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng dân
tộc và giải phóng giai cấp. Nó đảm cho phong trào dân tộc có đủ sức mạnh để chiến
thắng. Thực hiện quyền bình đẳng và quyền dân tộc tự quyết phụ thuộc vào sự đoàn
kết, thống nhất của giai cấp công nhân các dân tộc của mỗi quốc gia và của toàn thế
giới. Chỉ khi đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân mới làm quyền bình
đẳng và quyền tự quyết được thực hiện đúng đắn, khắc phục thái độ kỳ thị và thù hằn
dân tộc. Kể từ đó đoàn kết nhân dân lao động các dân tộc trong cuộc đấu tranh giành
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Do đó, nội dung của đoàn kết giai cầp công
nhân các dân tộc được đề cập trong cương lĩnh không chỉ là một lời kêu gọi mà còn là
một giải pháp bảo đảm sự hiệu quả việc thực hiện quyền bình đẳng và quyền tự quyết
của dân tộc. Nội dung đó có vai trò liên kết ba nội dung của cương lĩnh thành một tổng
thể. Sự đoàn kết của giai cấp công nhân các dân tộc là biểu hiện thực sự của lòng yêu
nước mà ngày nay, nó trở nên cực kỳ mạnh mẽ. Nội dung ấy phù hợp với tinh thần
quốc tế chân chính với tiếng nói kêu gọi tất cả các dân tộc, quốc tế sát lại gần nhau.
Như vậy, những thăng trầm của lịch sử loài người đã không làm bác bỏ cương lĩnh
dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, ngược lại, thực tế lịch sử đã đem đến những sự
kiện để xác nhận tính đúng đắn của cương lĩnh và yêu cầu áp dụng cương lĩnh đó thích
ứng với điều kiện lịch sử cụ thể của từng dân tộc, từng quốc gia trong thời đại ngày
nay.
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một bộ phận trong cương
lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp; là cơ sở lý luận của đường lối chính sách
dân tộc của các Đảng cộng sản và Nhà nước ở các quốc đang quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.[1]
2. Đặc điểm dân tộc Việt Nam
Do những yếu tố đặc thù của nền kinh tế trồng lúa nước, một kết cấu công xã
nông thôn bền chặt sớm xuất hiện. Đồng thời trải qua lịch sử liên tục chống ngoại
xâm mạnh hơn mình gấp nhiều lần, dân tộc ta đã được hình thành rất sớm và trở
thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế độ phong kiến. Những điều
kiện trên đã tạo cho cộng đồng dân tộc Việt Nam có những đặc trưng nổi bật là:
a. Chênh lệch dân số giữa các dân tộc
Đại gia đình Việt Nam thống nhất có 54 dân tộc anh em, dân số giữa các dân tộc
không đồng đều. Dân tộc Kinh chiếm 87% dân số, còn lại là các dân tộc thiểu số sống
rải rác trên khắp cả nước. Mười dân tộc có dân số từ dưới 1 triệu đến 100.000 người
là: Tày, Nùng, Thái, Mường, Khmer, Mông, Dao, Giarai, Bana, Êđê; 20 dân tộc có dân
số dưới 100.000 người, 16 dân tộc có dân số dưới 10.000 người đến 1.000 người; 6
dân tộc có dân số dưới 1.000 người (Cống, Sila, Pupéo, Romm, Ơ Đu, Brâu). Cộng
đồng các dân tộc Việt Nam hiện nay là kết quả của quá trình hình thành và phát triển
lâu đời.[2].
b. Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau
Việt Nam là nơi chuyển cư của nhiều dân tộc trong khu vực Đông Nam Á. Do tính
chất thay đổi đó, bản đồ cư trú của các dân tộc bị phân tán, rải rác nên các dân tộc Việt
Nam không có lãnh thổ dân tộc riêng. Vì vậy, ở Việt Nam không có dân tộc nào chung
sống tập trung và duy nhất trên một địa bàn. Mặt khác, chức năng này tạo điều kiện
thuận lợi cho các dân tộc nâng cao hiểu biết lẫn nhau, mở rộng giao lưu, giúp các dân
tộc hòa thuận với nhau, cùng nhau phát triển một nền văn hóa thống nhất trong đa
dạng và sáng tạo. Mặt khác, do nhiều dân tộc sống xen kẽ nên dễ tạo kẽ hở gây mâu
thuẫn, xung đột, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc để can thiệp vào chính trị,
an ninh quốc gia.[3]
c. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến
lược quan trọng
Các dân tộc thiểu số tuy ít nhưng sinh sống trên các địa bàn chiếm vị trí chiến lược
quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế. Các dân tộc
thiểu số đông dân nhất: Tày, Thái, Mường, Khmer, Hoa, Nùng, H’Mông, Dao, Gia
Rai, Ê đê, Ba Na, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai ... Đa số các dân tộc này sống ở miền Bắc,
Tây Nguyên, miền Trung, miền núi và vùng sâu, vùng xa của Đồng bằng sông Cửu
Long. Cuối cùng là hơn 300 người thuộc các dân tộc Brâu, Ơ Đu, Rơ Ma. Các dân tộc
thiểu số đang sinh sống trên địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh
tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế.[2]
d. Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế- xã hội không đều
nhau
Các dân tộc ở nước ta cũng có sự khác biệt đáng kể về trình độ phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội. Về mặt xã hội, trình độ tổ chức sống và các mối quan hệ xã hội của
các dân tộc thiểu số là khác nhau. Từ quan điểm kinh tế, các dân tộc thiểu số Việt Nam
có thể được phân loại dựa trên các trình độ phát triển rất khác nhau. Một số dân tộc
duy trì nền kinh tế chiếm đoạt, dựa vào khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy
nhiên, đa số các dân tộc Việt Nam đang chuyển đổi sang phương thức sản xuất tiên
tiến, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ví dụ về kỹ thuât canh tác: Bà con dân
tộc miền núi thì kỹ thuật canh tác thô sơ, chủ yếu dựa vào sức người là chính, địa hình
đồi núi khó áp dụng những tiến bộ khoa học kỉ thuật. Cư dân ở khu vực đồng bằng đã
vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra năng suất lao động cao [4].Về văn hóa,
trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật của nhiều dân tộc thiểu số còn thấp. Thực hiện
bình đẳng dân tộc đòi hỏi phải giảm dần và xóa bỏ khoảng cách phát triển giữa các
dân tộc về kinh tế, văn hóa và xã hội. Đây là một nội dung quan trọng của chủ trương,
chính sách của Việt Nam đối với sự phát triển nhanh và bền vững của các dân tộc thiểu
số.[3]
e. Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời trong cộng
đồng dân tộc - quốc gia thống nhất
Đặc điểm này được hình thành do đòi hỏi của quá trình cải tạo tự nhiên và nhu cầu
đoàn kết cùng nhau đánh giặc ngoại xâm nên dân tộc Việt Nam được hình thành rất
sớm và tạo ra sự gắn kết cao độ giữa các dân tộc ta. Đoàn kết dân tộc đã trở thành
truyền thống quý báu của các dân tộc Việt Nam. Đây là một trong những nhân tố,
động lực quyết định mọi thắng lợi của dân tộc trong thời đại lịch sử; đánh bại tất cả
quân xâm lược để giành độc lập dân tộc và thống nhất. Ngày nay, đồng bào dân tộc
thiểu số và đa số đều phát huy nội lực, giữ vững và phát huy truyền thống đại đoàn kết
toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi các chiến lược xây dựng và bảo vệ quê hương Việt
Nam, cần phải nỗ lực hết sức để phá vỡ hành động và những âm mưu chia rẽ, phá hoại
khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch.[3]
f. Các dân tộc Việt Nam có chung tình yêu nước nồng nàn
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã trở thành sức mạnh, được minh chứng trong
công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương và xây dựng đất nước qua hàng
nghìn năm lịch sử. Thực tế cho thấy, chỉ có lòng yêu nước mới có thể là ngọn cờ đoàn
kết anh em dân tộc của cộng đồng Việt Nam. Lòng yêu nước đã quy tụ các bộ phận
dân cư về nhiều mặt như trình độ phát triển, nơi ở, điều kiện môi trường sinh thái,
ngôn ngữ, tín ngưỡng tôn giáo và những nét riêng, văn hóa… đoàn kết vì sự nghiệp
phát triển đất nước, nơi anh em có thể chung sống.[1]
g. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng , góp phần tạo nên sự phong phú , đa
dạng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất
Văn hoá Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạng. Từ cơ tầng văn hoá Đông Nam
Á thời tối cổ, thời tiền sử trên dải đất Việt Nam hiện nay xuất hiện ba nền văn hoá:
Đông Sơn (ở châu thổ Bắc Bộ), Sa Huỳnh (Trung Bộ), Đồng Nai (Nam Bộ). Thời sơ
sử và sang thiên niên kỷ đầu Công nguyên, lịch sử đã đưa ba nền văn hoá này đến ba
số phận khác nhau; ở châu thổ Bắc Bộ bị sự thống trị của phong kiến Trung Quốc hơn
1000 năm, ở duyên hải Trung Bộ là văn hoá Champa, ở Nam Bộ là văn hoá Óc Eo, để
rồi hoà trộn trong nền văn hoá Việt Nam, tạo ra sự đa dạng trong sự thống nhất.[4]
Nền văn hóa Đông Sơn: Ra đời là kết quả của sự hội tụ của nhiều văn hoá rực rỡ
trước văn hoá Đông Sơn thuộc thời đại đồng thau, trong quá trình chiếm lĩnh vùng
đồng bằng các con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, chủ yếu là lưu vực sông Hồng.
Nền văn hóa Sa Huỳnh: là một nền văn hóa được xác định ở vào khoảng 1000 năm
TCN đến cuối thế kỷ thứ II. Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về
văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Óc Eo, tạo
thành tam giác văn hóa Việt.
Văn hóa Đồng Nai: phát triển trong thiên niên kỷ I,II trước Công Nguyên đã được
nhìn nhận như bước mở đầu cho truyền thống văn hóa bản địa ở Nam Bộ với bản sắc
riêng và sức sống mãnh liệt.[4]
Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán với những giá trị và sắc thái văn hóa
riêng:
Người Chăm ở Duyên hải miền Trung có đền thờ, chạm khắc trên đá và bia ký trên
đá.
Người Khơme Nam Bộ: một kho tàng lớn về văn học Phật giáo, điêu khắc, kiến
trúc Phật giáo, các ngôi chùa là trung tâm văn hóa và nhiều lễ hội độc đáo.
Người Tày – Thái : Ở vùng núi phía bắc cao có những nếp sàn nhà và một kho
tàng văn học dân gian đa dạng ...
Mặc dù có những sắc thái riêng biệt nhưng các dân tộc Việt Nam có chung những
yếu tố văn hóa. Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng bản sắc văn hóa riêng và quyền tự
do tôn giáo của mỗi dân tộc.[4]
3. Chính sách của Đảng và Nhà nước
Trước tiên, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về thực hiện
chính sách dân tộc cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân về các nghị quyết của Đảng về
vấn đề dân tộc.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh giảm nghèo bền vững ở các vùng có đồng bào dân tộc
thiểu số sinh sống. Huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế phù hợp với đặc
điểm, điều kiện của từng vùng, địa phương, bảo đảm đồng bào các dân tộc thiểu số có
thể khai thác tài sản của địa phương để làm giàu cho gia đình và xã hội. . Xây dựng cơ
sở hạ tầng, trước mắt là giao thông nông thôn, thủy lợi, nước sinh hoạt, điện chiếu
sáng và các công trình phúc lợi công cộng khác. Phát triển nông, lâm nghiệp công
nghệ cao, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Khai thác
tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, khoáng sản, danh lam thắng cảnh, thế mạnh của
từng địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội.
Ba là, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc nói chung,
của từng dân tộc nói riêng. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng làng văn hóa, gia đình văn
hóa; xây dựng và đầu tư trang bị cho các trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Tổ chức
nhiều hoạt động lễ hội văn hóa nhằm nâng cao đời sống tinh thần của đồng bào các
dân tộc. Thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong xây
dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở, đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở.
Thứ tư, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và đẩy mạnh xây dựng quy chế dân
chủ ở cơ sở. Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số,
trong đó ưu tiên đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ cho con em đồng bào dân tộc thiểu
số tại chỗ, đồng thời phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong những
người có uy tín tham gia. trong công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, tham gia
công tác xóa đói giảm nghèo, kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính sách dân tộc.
[5].

Tài liệu tham khảo


[1]. Giáo trình môn chủ nghĩa xã hội khoa học
[2]. https://luathoangphi.vn/dac-diem-cua-dan-toc-viet-nam-hien-nay#/:~:text=D
%C3%A2n%20t%E1%BB%99c%20l%C3%A0%20c%E1%BB%99ng
%20%C4%91%E1%BB%93ng,t%C3%AAn%20g%E1%BB%8Di%20c%E1%BB
%A7a%20d%C3%A2n%20t%E1%BB%99c.
[3]. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thuong-mai/tu-tuong-ho-
chi-minh/dac-diem-dan-toc-viet-nam/17843709
[4]. http://daibansamac.blogspot.com/2012/05/ac-iem-cac-dan-toc-viet-nam.html
[5]. https://tinhuyquangtri.vn/mot-so-giai-phap-nham-thuc-hien-tot-chinh-sach-dan-
toc-trong-tinh-hinh-moi

You might also like